watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thanh Cung Mười Ba Triều-Hồi 159 - tác giả Hứa Tiếu Thiên Hứa Tiếu Thiên

Hứa Tiếu Thiên

Hồi 159

Tác giả: Hứa Tiếu Thiên

Qua ngày hôm sau, Lại bộ chiếu lệ đương nhiên, sau khi bổ Từ Thành làm đạo đài, phải dẫn vào triều để bệ kiến Hoàng thượng.

Hôm đó, Từ Thành ăn mặc chỉnh tề, thân đeo trào châu xủng xoảng bước vào, đứng đợi ở thiện điện (điện ở bên cạnh).

Lý Liên Anh đích thân cũng đi theo Từ Thành để chỉ vẽ cho Thành những lễ lạy khi gặp hoàng đế, và cách đối đáp lúc hoàng đế truyền hỏi.

Thành đương nhiên lúc này phải lưu tâm đến cực độ để nhớ cho thật kỹ. Không dám quên sót một chi tiết nhỏ nào.

Chẳng bao lâu, nội giám đưa thánh dụ ra, truyền lệnh cho Thiểm Trung đạo Từ Thành vào điện Dưỡng Tâm để kiến giá Thành nhân được chỉ, lật đật chạy tới điện Dưỡng Tâm.

Vừa bước vào trong, Thành nhìn lên điện thấy hai bên nội giám đứng thành hàng, chiếc rèm châu cuộn cao lên mài trên cao và sau đó, một người mặc y thường toàn màu vàng.

Từ Thành lúc này đứng quá xa, cho nên hình người mặc quần áo vàng, chỉ thấy lờ mờ không rõ. Nhưng Thành yên trí rằng đó chính là hoàng thượng của y.

Thành bỗng tự nhiên thấy lòng hoảng sợ, đôi chân run lên từng chập. Nhưng lúc này không phải là lúc lo lắng rụt rè nữa! Thế là Thành cắn răng quyết chữ liều, vội tiến lên vài bước để khấu kiến.

Thành làm Tam quy cửu khấu xong, liền nằm mọp trên mặt đất, chờ đợi thánh chỉ với đôi lời khuyến khích, để rồi sau đó tạ ơn mà lui ra.

Theo cựu chế của các triều đại trước thì chỉ có bấy nhiêu đó là xong! Lý Liên Anh đã chỉ dạy đúng như vậy cho Thành, nên Thành lấy làm yên tâm lắm, chỉ còn đợi mỗi một việc là lát nữa ra khỏi điện nhận đủ những lời chúc mừng của các bạn đồng liêu.

Giữa lúc Thành yên trí như thế và tỏ vẻ phây phây đắc ý, bỗng từ phía trên cao có tiếng vọng xuống:

- Ngươi là Từ Thành phải không?

Thành nghe tiếng hỏi, giật mình đánh thót một cái. Như một luồng điện vụt qua, hắn thầm nghĩ: Lý Liên Anh chưa từng bảo hắn chuyện bệ kiến rồi đối thoại bao giờ. Ấy thé mà lần này lại khác. Lỡ ra mà khi hoàng thượng hỏi, không đáp được thì thật hỏng bét! Nghĩ tới đây Thành đâm hoảng lớn, cảm thấy nguy là khác. Bởi thế, Thành quýnh quýnh mãi mới nói lên được có mỗi một tiếng "dạ"!

Từ phía trên, lại có tiếng buông xuống hỏi:

- Từ Thành! Trước đây ngươi làm nghề gì?

Thành đến lúc này lại càng hoảng! Ấp úng mãi, Thành mới mở được miệng, tâu lên:

- Nô tài bán đồ gỗ!

Quang Tự hoàng đế vừa nghe xong, quát rầm lên:

- Đã là thằng lái gỗ, tại sao ngươi không ngồi cưa cây đếm tiền mà lại đòi đi làm quan?

Thành càng hoàng nữa! Thành biết không thể nói dối, đành tâu thẳng ra:

- Thần thực không dám nói dối bệ hạ! Làm ăn buôn bán đâu có lời lãi bằng làm quan! Ấy chỉ vì thế mà thần muốn đi làm quan!

Quang Tự hoàng đế giận lắm, hỏi thêm:

- Người đi làm quan, muốn được lời lãi bao nhiêu?

Thành nằm phủ phục trên mặt đất, dập đầu xuống sàn nhà đến cốp một cái, mở miệng run run tâu:

- Nô tài chỉ cần lời được ba chục vạn quan tiền là đủ rồi!

Quang Tự hoàng đế quát hỏi thêm:

- Ngươi có biết tiền lương của một người đạo đài là bao nhiêu không?

Thành run bắn người lên, ấp úng tâu:

- Nô tài nghe nói làm quan mà nhờ vào lương thì chỉ có chết đói. Lúc làm quan, sẽ có bách tính đem đến phụng kính…

Nói đến đây, Thành thấy bọn nội giám ném cho hắn một tờ giấy và một cây bút. Rồi lại cũng tiếng quát hỏi khi nãy vọng xuống bảo hắn khai ngay thân thế.

Nghe lời phán này, Thành tự cảm thấy mắt hoa đầu váng, hồn phách như bay tận nơi đâu. Thành không dám khai rằng mình không biết chữ, tay cầm cây viết lông cán trúc, xem nặng đến ngàn cân không thể nào cất lên nổi, còn đầu thì vẫn úp sát xuống nền điện, không đám ngẩng lên.

Mấy tên nội giám đứng cạnh, lên tiếng giục. Thật đáng thương cho Thành, mồ hôi chảy xuống như tắm, quần áo ướt sũng như vừa mới ngoi từ dưới sông lên!

Thành ghì cây bút mãi một lúc lâu, mới vạch xong được có mỗi một nửa chữ Từ, nét xiêu bên này, nét vẹo bên kia, nhìn mãi chẳng giống chữ gì!

Bọn nội giám cầm nửa chữ Từ dâng lên. Người ta chỉ nghe tiếng cười nhạt và giọng nói mai mỉa của Quang Tự hoàng đế hắt mạnh vào mặt Thành:

- Ngay đến cả cái tên mình cũng không viết nổi, mà ngươi dám nghĩ tới chuyện làm quan để xoay tiền? Nếu cho ngươi đi làm quan, thì rồi đây ngươi cũng chỉ là một tên tham quan ô lại hại dân hại nước mà thôi! Cút ngay! Cút ngay đi cho rảnh mắt ta!

Bọn nội giám được lệnh, chạy lại nắm ngay lấy tóc Thành kéo xềnh xệch ra ngoài như kéo một con heo, miệng lẩm bẩm rủa:

- Thằng bỏ mẹ! Chạy lẹ đi, không thì khốn kiếp đó, con ơi!

Tử Thành thấy có người xách bổng mình lên, lại có những lời lẽ như trên cảm thấy nhẹ hắn đi, gượng đứng dậy, lùi ra sau vài bước, rồi ôm đầu vun vút chạy ra y như một con chuột bị mèo đuổi.

Phía ngoài cổng, bọn thái giám đồng đảng với Lý Liên Anh vội chạy tới săn tin. Thành cúi gầm mặt xuống, cặp mắt lạc hẳn đi, nói một cách vô cùng thiểu não:

- Trăm sự nhờ Lý tổng quản cả thôi! Cái đầu lâu này mà còn thực cũng là chuyện lạ!

Bọn thái giám vội hỏi cớ sự, Thành liền kể lể từ đầu đến cuối chuyện vào bệ kiến của minh cho cả bọn nghe.

Câu chuyện Từ Thành về sau trở thành một trò cười cho thiên hạ, nhưng khi đến tai Lý Liên Anh, thì hắn lấy làm lạ lắm! Hắn tự nhủ ngày thường nếu có bọn ngoại quan được vào bệ kiến, thì hoàng thượng cũng chỉ hỏi qua loa nảo nhân tình, nào phong tục, hoặc nếu có viên quan nào mới bổ thì ngài cũng chỉ ban vài lời khuyên nhủ cổ lệ, chứ tuyệt nhiên chẳng hỏi tới chuyện nọ chuyện kia. Ấy thế mà nay Từ Thành vào bệ kiến, lại bị ngài lục vấn về tài năng học thức, thì nhất định phải có kẻ phá hoại, chẳng còn gì phải nghi ngờ nữa.

Nghĩ vậy xong, Lý Liên Anh vội đi ngay đêm đó tới nha môn Bộ lại để dò tin. Tại nơi đậy, Anh được thêm nhiều chi tiết khác: số là Từ Thành đã bị gạch tên, và bị thay thế do một tên người họ Lý, mà người vận động cho Lý chẳng phải ai xa lạ, chính là Văn Đình Thức.

Lý Liên Anh nghe được tin trên, trong lòng đã rõ chín, mười phần: Hắn nghiến răng ken két rủa Văn Đình Thức:

- Thằng khốn kiếp Văn Đình Thức! Mi đừng có ỷ đệ tử của mi làm đến quý phi mà phách lác! Việc này thế nào mi lại chả theo cửa ngõ của lưỡng phi Trân, Cẩn mà chạy chọt?

Hắn bèn tức khắc tìm cô em gái tính kế. Anh bảo cô em gái bịa đại ra câu chuyện như sau để rỉ tai Tây thái hậu:

- Trân, Cẩn lưỡng phi can thiệp vào ngoại chính (việc chính trị bên ngoài). Vì sư phó của hai nàng là Văn Đình Thức chủ trương quyết liệt chống Nhật, cho nên mới bảo hai nàng nằm bên trong to nhỏ ngày đêm cám dỗ hoàng đế, khiến ngài đâm ra cao hứng, gọi ngay Lý Hồng Chương chuẩn bị chiến tranh, đến nỗi về sau táng sử nhục quốc! Trân, Cẩn hai phi hành động như thế đâu có tốt gì!

Đáng thương cho hai nàng phi Trân, Cẩn vô cớ bị đánh không còn biết kêu vào đâu. May nhờ có Quang Tự hoàng đế cầu xin mãi mới được tha chết, chỉ còn bị giam cầm nơi lãnh cung.

Thủ đoạn của Lý Liên Anh kể cũng gọi được là hiểm độc, lợi hại! Nhưng Anh có lẽ không biết rằng vì Trân, Cần hai phi bị tù đày cầm cố, khiến Quang Tự hoàng đế lủi thủi quạnh hiu, không thiết tiêu khiển nơi đâu, ngài đã dậm chân nghiến răng bao lần, giận thù hắn đến tận xương tuỷ.

Có một hôm Quang Tự hoàng đế vừa mới nói chuyện với Khấu Liên Tài về việc Trân, Cẩn hai phi, bỗng có một tên tiểu thái giám ba chân bốn căng chạy tới. Hắn muốn nói mà như bị đứt hơi, không nói được ra lời!

Hoàng đế thấy tình hình có vẻ quái lạ, biết thế nào cũng có chuyện khác thường xảy ra, bất giác cả kinh, trống ngực đập kêu thình thịch. Ngài gặng hỏi tên tiểu thái giám ba lần chỉ thấy hắn chỉ vào phía dưới một bức hoạ vẽ tay, cố cho ngài chú ý tới hai chữ "Thái hậu!".

Đức Tông hoàng đế biết rằng Thái hậu có chuyện gì xảy ra rồi bèn vội đứng dậy chạy gấp vào cung. Bước chân vào hậu cung, hoàng đế chỉ thấy Lý Liên Anh cùng bọn Lý cô nương, Giao Tố Quân, Thọ Xương công chúa đang đứng thành hàng phía trước giường của Thái hậu, còn bà thì đang tựa nghiêng bên cạnh giường, sắc mặt vàng bệch ra như sáp ong, miệng ngậm tăm chẳng nói chẳng rằng.

Hoàng đế bước lại gần thỉnh an. Thái hậu gật đầu vài cái, rồi vẫy tay bảo nhà vua lui, ngài chẳng hiểu ra sao, đành lủi thủi quay ra. Sau đó dò mãi tên nội giám trực nhật, ngài mới biết đêm qua, thái hậu bỗng nhiên kêu đau bụng, đau suốt mãi đến sáng sớm mà vẫn không dứt. Lý Liên Anh vội xin phép chạy đi gọi ngự y để chẩn trị, nhưng thái hậu quyết ý không cho. Về sau, đau quá không chịu nổi, Thái hậu lúc đó mới chịu.

Bắt mạch chẩn bệnh một lúc lâu, viên ngự y nhíu đôi lông mày vẻ ngại ngùng, lo lắng, ngập ngừng tâu:

- Bệnh này thực hết sức lạ! Hạ thần chẳng dám nói thẳng. Bởi vì rằng với tuổi của Thái hậu hiện nay, thì quyết không thể có cái bệnh này được!

Lý Liên Anh đứng một bên, nghe nói vậy, sợ viên ngự y nói toạc sự thật ra, vội quát báo:

- Thôi, khỏi phải nói nhiều! Bệnh của thái hậu, ai chả biết chỉ tại lao tâm lao lực gây ra khiến khí huyết suy nhược đó thôi! Ngươi làm ngự y há lại không biết bệnh như vậy sao?

Viên ngự y được lời Anh mớm cho, mừng quá, vội dạ, dạ lên mấy tiếng rồi nói tiếp:

- Quả đúng như lời Lý tổng quản đã nói!

Nói đoạn, viên ngự y đưa bút giấy ra, kê ngay một đơn thuốc bổ huyết, lạy tạ rồi bước ra ngoài.

Tên thái giám có việc phải đi, đo đó cũng không biết câu chuyện về sau ra sao. Mãi tới phiên trực sau, hắn mới biết Thái hậu đã hết đau bụng và lúc đó mới cho tên tiểu thái giám đi triệu hoàng đế tới.

Khổ cái tên tiểu thái giám chạy tới triệu lại không mở miệng nói được lời nào, khiến cho Quang Tự hoàng đế vò đầu bứt tóc mãi mà vẫn không đoán ra được chuyện gì!

Nhưng sau khi nghe tên thái giám kể lại đầu đuôi cặn kẽ, Quang Tự hoàng đế đã rõ được chín phần mười câu chuyện, nhất là hiểu được cái căn bệnh khó nói của Thái hậu, hoàng đế thở dài, quay về cung, kể hết mọi chuyện cho Khấu Liên Tài nghe.

Thì giờ thấm thoắt thoi đưa, chẳng mấy chốc đã tới tháng mười. Ngày lễ vạn thọ của thái hậu đã trước mắt. Mặc dầu đã có một tờ chiếu ban xuống cho thần dân đình chỉ cuộc lễ khánh chúc, nhưng thực ra, đó chỉ là một cái cớ để che mắt thiên hạ mà thôi!

Cái trò vải thưa che mắt thánh đó, vốn là trò quá quen với bọn quan trường. Nói rằng không làm lễ vạn thọ, chính lại là nói tổ chức ngày khánh chúc đó. Đối với quan trường xưa nay, ai lạ gì cái trò tiều ấy!

Thực thế, đến ngày vạn thọ, nào đèn nào đuốc rực rỡ huy hoàng, treo khắp kinh thành: Người ta liệu còn có nhớ đến tờ chiếu ngày nọ?

Ba ngày trước lễ vạn thọ, trước cũng như sau Di Hoà viên, bốn bề đều xinh tươi rực rỡ như hoa như gấm. Cách vườn hai mươi dặm chu vi, rồi Vạn Thọ sơn, rồi Côn Minh hồ, tất cả đều kết hoa, treo trướng buông màn, đủ ngũ sắc lóng la lóng lánh.

Đến ngày lễ vạn thọ, Lão Phật gia dậy thật sớm, mình mặc một bộ thọ phục thêu long phụng. Lý Liên Anh, Giao Tố Quân, cùng với các phúc tấn, vợ thân vương hầu hạ hai bên chuẩn bị sẵn sàng loan giá kéo thẳng tới vườn Di Hoà.

Chẳng mấy chốc, loan giá tới cửa vườn. Bọn thân vương như Đông vương, Cung vương, Khánh vương suất lãnh đủ các đại thần Hán, Mãn quỳ sẵn tại trước cửa từ trước để đón giá.

Loan giá tiến vào vườn. Bọn thân vương lại nhất loạt theo sau vào. Chiếc ngai báu đã đặt sẵn trên điện Bái Vân để thái hậu lên ngồi mà chịu lễ mừng thọ.

Nói đến điện đình rộng lớn nhất trong Di Hoà viên phải nói tới điện Bái Vân. Trên điện có treo một đôi câu đối. Tạm dịch:

"Muôn hốt tình sơn chầu Bắc đẩu

Cửu hoa tiên nhạc gảy nam huân"

Chỉ cần nghe qua cái giọng lưỡi trong câu đối, mọi người đều có thể biết đây là nơi nào và để làm gì rồi!

Có lẽ trong lúc loan giá của Thái hậu lên đường ra đi thì Quang Tự hoàng đế và hoàng hậu cũng sửa soạn xa giá tới Di Hoà viên mừng thọ. Tiếp sau đó, hai nàng Cẩn, Trân phi cũng kịp tới để bái thọ.

Nguyên lai hai phi Trân, Cẩn bị giam trong lãnh cung, chưa mãn hạn, nhưng Quang Tự hoàng đế thừa dịp vạn thọ, cầu xin Thái hậu gia ân đại xá cho hai nàng. Bởi thế, hai nàng mới được tới để dập đầu lạy chúc. Cuối cùng, đến bọn phúc tấn, cách cách lần lượt kéo tới và nhất nhất quỳ lạy dập đầu để mừng thọ.

Cuộc chúc thọ vừa xong, Tây thái hậu truyền dụ: Cho phép thân vương, đại thần, phúc tấn, cách cách đi chơi trong vườn một ngày, đồng thời cho ăn yến bày tại đại viện, vừa ăn vừa xem hát.

Thật là một ngày náo nhiệt chưa từng có! Đời sau có người đặt mấy bài Từ để ca tụng cảnh hoa lệ của Di Hoà viên. Tạm dịch:

Bóng rèm song biếc lạnh như băng.

Trăng sàng rọi bên rèm.

Xuân tươi vân còn đó!

Ao chum thuở nọ hỏi tìm đâu?

Khách (chim) lẻ kêu sầu.

Khách nào đuổi áng mây trôi?

Uyên ương sao nhác?

Bướm nỡ thờ ơ!

Hăm bốn cầu kia, địch chửa nghe.

Nhi nữ sau buồn thương.

Tỉnh chửa? Sao chửa tinh?

Nhiều ít giận tang thương

Việc qua buồn biết mấy?

Triều trước phồn hoa thấy nữa đâu?

Mây buồn tan tác bao la

Trời xa, nhìn càng dương

Hoa lệ thăm thẳm viện đình

Hoa đào trong ngõ xóm

Hoa sen còn nở trên ao

Một tràng địch Khương bi thiết!

Thuở trước phong lưu

Càng nói càng đau cảnh đoạn trường

Sân khấu rạp hát trong Di Hoà viên có đến năm tầng tù thấp lên cao. Tầng thứ nhì dùng để diễn những tuồng thần kỳ quỷ quái!

Bởi thế hai tầng được bố trí gần giống như những nơi thần từ phật tự.

Tầng thứ nhất giống như các loại sân khấu tại rạp hát thông thường, có vẻ bảnh bao hơn một chút thế thôi. Tầng thứ ba phía trên chuyên dùng để sửa soạn màn cảnh. Trên tầng thứ tư có một ít bàn ghế, gương kính, bố trí đủ mọi đồ cần thiết cho đào kép trang điểm chuẩn bị lên sân khấu đóng tuồng. Còn tầng thứ năm, đó là tầng dùng để cúng kiếng thần Phật.

Hai bên sân khấu có hai dãy phòng, dùng làm chỗ ngồi cho bọn vương công đại thần được ân hưởng cho xem hát.

Đối diện sân khấu là một căn nhà ba gian cao hơn một trượng, đó là nơi dành riêng cho Hiếu Khâm hoàng hậu ngồi xem hát.

Bên cạnh có hai căn phòng để nghỉ ngơi, đặt một cái giường dài. Mỗi lần thái hậu tới xem hát, tuỳ ý muốn ngồi thì ngồi, muốn nằm thì nằm, thực vô cùng thoải mái!

Ngày vạn thọ, những đào kép nổi danh khắp vùng Bắc Kinh, Thiên Tân như Đàm Khiếu Thiên, Uông Quế Phân v.v… đều được gọi vào.

Trời tối, khắp vườn Di Hoà đèn đuốc sáng choang chẳng khác chi lúc ban ngày. Tây thái hậu và hoàng đế (Quang Tự) cùng ngồi trên đại viện để xem hát. Hai bên ngồi đông đủ nào thân vương, nào phúc tấn, nào cách cách, nào nội giám thân tín…
Thanh Cung Mười Ba Triều
Tập 1 - Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55 & 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Tập II - Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 151
Hồi 152
Hồi 153
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160
Hồi 161
Hồi 162
Hồi 163
Hồi 164
Hồi 165
Hồi 166
Hồi 167
Hồi 168
Hồi 169
Hồi 170
Hồi 171
Hồi 172