Hồi 46
Tác giả: Hứa Tiếu Thiên
May được con a hoàn Khấu Khấu giữ lại kịp, nàng Đổng Tiểu Uyển chỉ ngất đi, lúc tỉnh lại, nàng thấy mình nằm trên một chiếc giường nệm gấm gối bông, con a hoàn Khấu Khấu ngồi ngay bên cạnh. Hỏi ra nàng mới biết đây là nơi tư thất của Hồng Thừa Trù. Nàng càng nghĩ tới chồng càng khóc lóc thảm thiết. Con a hoàn Khấu Khấu tái tam khuyên can và bảo nàng:
- Tớ thầy ta hiện nay đang chịu dưới thế lực của Hồng tặc, thiết tương ta nên nhẫn nại đợi chờ. Chủ nhân ở bên ngoài ắt tìm cách cứu bọn ta ra.
Đổng Tiểu Uyển chẳng còn cách gì khác đành phải nghe lời mà nhẫn tâm chờ đợi. Vết thương trên đầu nàng dần dần khỏi hẳn. Thế rồi một hôm, Hồng Thừa Trù uống rượu say nhớ tới nàng, liền cho gọi hai người lại. Trù bảo nàng:
- Mao công tử hiện bị giam trong lao. Độ bốn, năm hôm nữa quân binh sẽ giải đi kinh sư để chém. Ta có ý thương nàng, nên cho nàng biết tin đó. Giả thử nàng chịu cải giá lấy ta, ta sẽ bỏ hết việc trước, ngầm tha cho Mao công tử trốn đi. Lúc đó ta cũng sẽ bỏ quan để cùng nàng tận hưởng hạnh phúc.
Hồng tổng đốc nói còn chưa hết câu thì Đổng Tiểu Uyển đang ngồi dưới đất bỗng lấy tay chỉ mặt ông rồi vừa khóc vừa chửi bới om sòm. Nhưng Hồng tổng đốc đã không giận, trái lại còn cười hề hề bước lại gần giơ tay định nâng nàng dậy.
Chẳng ngờ Đổng Tiểu Uyển bất thần giáng thẳng cánh tát mạnh vào mặt ông đốp một cái chát chúa, vang động cả căn phòng.
Hồng Thừa Trù đau quá hoá giận, tay đập bàn, chân đá ghế, quát tháo, chửi bới um sùm, thậm chí văng tục nào là con khỉ, nào là đồ chết dẫm, nào là con khỉ gió… một hồi lâu rồi mới bỏ ra ngoài. Trù giận bảo đem giam nàng lại. Tức thì có tên xuẩn phụ bước ra, nắm lấy tớ thầy nàng Uyển lôi đi đường ngang lối dọc, mãi một lúc mới tới một căn tiểu lâu.
Chúng đẩy tớ thầy nàng Uyển vào trong rồi khoá chặt cửa.
Nàng Đổng Tiểu Uyển đã mấy lần muốn tìm cái chết cho yên chuyện nhưng đều bị Khấu Khấu cản ngăn và bảo:
- Chủ nhân hết sức cưng quý chủ mẫu. Nếu chủ mẫu chết đi khiến chủ nhân biết được tin này, e rằng chủ nhân cũng không thể sống được.
Lại nói sau khi Mao Sào Dân trốn khỏi nhà, bèn ở ngoài nghe ngóng tình hình, phong thanh được biết rằng mình bị tố cáo toa trữ đồ gian nên hoàng đế hạ chỉ tra xét bắt giữ để xử chém toàn gia. Dân lại được dư luận cho biết thêm rằng Giang Nam tổng đốc hoạ anh đồ hình mình yết thị khắp nơi để lùng bắt. Mao công tử dồn dập được những tin ghê khiếp, không biết chạy ngả nào. May thay, bạn bè của Dân có khắp nơi, cho nên khi chạy tới ẩn tại một người bạn quê quán ở Hấp huyện thì được người này tìm cách bố trí che chở hết sức chu đáo, cấn thận. Dân lại còn cho người tới Kim Lăng để nghe ngóng tin tức tại nha môn của quan tồng đốc. Lúc đó Dân mói vỡ lẽ ra rằng Hồng Thừa Trù chỉ vì muốn đoạt Đổng Tiểu Uyển mà gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi vừa qua. Dân căm phẫn đến cực độ. Dân đã tính tới Kim Lăng quyết sống chết một phen với Trù nhưng một người thị thiếp cố hết sức khuyên can. Người thị thiếp đó tên là Thái Nữ La, hôm đào nạn cũng cùng chạy với Dân. Thái Nữ La bảo Dân:
- Hiện nay, thế lực của Hồng tặc rất lớn. Chủ nhân tới Kim Lăng, tức là tự mình xông vào lưới rọ của chúng. Lúc đó, Uyển ty được tin lại chỉ thêm phiền lòng mà thôi. Thiếp hiện có một kế hoạch mới đây, không biết công tử có ai là người đầy tớ tâm phúc không?
Mao Sào Dân nghe hỏi, suy nghĩ một lát liền gật đầu bảo:
- Có! Có một tên gọi là Phùng Tiểu Ngũ. Mẹ hắn đã chết, chính Đổng Tiểu Uyển đã thấy hắn mua quan quách khâm liệm cho mẹ hắn. Đến khi Uyển lấy chồng về nhà ta thì Phùng Tiểu Ngũ cũng trở thành một đứa đầy tớ trong nhà. Hắn thường nói tới ân đức của Tiểu Uyển. Bởi vậy hắn thế nào cũng mong có dịp hy sinh để báo đức.
Thái Nữ La nghe đoạn, liền thì thầm bàn kế với Dân như vậy… như vậy… thế nào cũng cứu được Tiểu Uyển trở về. Dân nghe kế của Nã La, bèn trở về Thuỷ Hội Viên để tìm người đầy tớ cũ.
Những tay hảo hán giang hồ được tin cũng đều ngầm tới Thuỷ Hội Viên hỏi thăm Dân. Lúc đó Dân bèn nói cho mọi người nghe kế sách của Nữ La. Quả nhiên Phùng Tiểu Ngũ nhảy ra vỗ ngực nói:
- Dù có phải đạp lửa lội nước, tiểu nhân vẫn xin tình nguyện ra đi.
Ngoài Tiểu Ngũ ra cũng còn vài kẻ tình nguyện theo đi để hành sự, cũng lại có cả vài kẻ tình nguyện giúp đỡ tiền nong chi dụng. Riêng Dân cũng xuất ra đến một ngàn quan tiều giao cho Tiểu Ngũ và bao:
- Nha môn họ cần bao nhiêu tiền, ta cũng chịu, miễn là làm sao cho chủ mẫu của ngươi được cứu thoát trở về.
Bọn Tiểu Ngũ vâng dạ ra đi, chỉ chốc lát đã lẩn vào bóng sương mờ. Dân tính xong việc lại trở về huyện đợi tin.
Lại nói Phùng Tiểu Ngũ vốn là một tay hảo hán giang hồ cho nên bọn sai dịch nơi nha môn quan tổng đốc, kẻ nào cũng đều biết mặt. Bởi vậy, khi tới Kim Lăng Ngũ liền đặt một bữa tiệc cho mời bọn anh em nha lại tới nhậu. Rượu đến lúc ngà say. Ngũ bèn đứng dậy gục đầu lạy tất cả cử toạ một lạy, rồi đem câu chuyện chủ nhân mình bị Hồng tổng đốc phao vu tội danh và cưỡng đoạt người thiếp yêu kể lại một lượt cho mọi người nghe. Ngũ lại nói:
- Nay chủ nhân tôi xin đem ngàn vàng, mong cầu chư vị anh em giúp đỡ, lập kế sao cho chủ mẫu được cứu thoát trở về.
Bọn sai dịch nghe Ngũ nói xong, cúi đầu suy nghĩ để tìm kế. Bỗng có một tên công sai hốt hoảng chạy từ ngoài vào, hấp tấp bảo:
- Chư vị huynh đệ xin về ngay tức khắc. Đại nhân vừa tiếp được thượng dụ từ kinh lại, thôi thúc đại nhân phải lên đường lập tức về kinh, hiện đại nhân đã truyền lệnh xuống thu xếp hành lý để chín giờ đêm nay cấp tốc lên đường. Chư vị huynh đệ phải về ngay tức khắc mới được.
Mọi người nghe câu chuyện xáy ra đột ngột quá chỉ còn biết nhìn nhau, mặt mày ngơ ngác gần như mất hồn rồi lặng lẽ đứng lên tản mác chạy đi. Trong bọn, có một tên gọi là Lý Tam, vốn là người bạn chí thân của Ngũ, rất có nhiệt tâm đối với công việc của bạn, bèn bảo Tiểu Ngũ:
- Lão đệ hà tất phải lo buồn! Đêm nay vào lúc canh ba, lão đệ hãy đến chờ tại Mạt Lăng quan, đợi ngu huynh xem chủ mẫu của lão đệ ngồi trong chiếc nào sẽ báo cho lão đệ hay. Lão đệ nên ước hẹn thêm mấy vị huynh đệ nữa rồi nhân dịp xông lên mà cướp về.
Phùng Tiểu Ngũ y theo lời Lý Tam, đến chờ sẵn tại Mạt Lăng quan. Mãi đến lúc trời sắp sáng, Ngũ mới nghe tiếng bánh xe lăn rầm rầm trên mặt đường rồi sau đó thấy một đại đội người ngựa vượt qua: xe của Hồng tổng đốc thì đi đầu, còn phía sau lục tục kéo theo đến năm, sáu chục chiếc xe lớn có thân hình bảo hộ hai bên. Ngũ quan sát từ đầu chí cuối, khi đoàn xe còn có một đội kỵ binh trong có cả Lý Tam. Tam thấy Ngũ vội xòe bàn tay giơ lên ba lần rồi lại xòe thêm hai ngón tay nữa.
Phùng Tiểu Ngũ xem ám hiệu xong đoán biết Đổng Tiểu Uyển ở trong xe thứ mười bảy. Ngũ lặng lẽ theo phía sau đoàn xe. Bọn quan binh đều cưỡi ngựa. Tiểu Ngũ phải chạy bộ nên thở hổn hển, mệt muốn đứt hơi. May thay, bọn chúng áp tống khá nhiều phụ nữ trong xe nên thường thường phải dừng lại để nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Nhờ đó Ngũ không đến nỗi theo không kịp. Đi hết một chặng đường dài, lại qua thêm một trạm nghỉ, bọn binh sĩ từ đó đề phòng hết sức nghiêm cẩn. Ngũ chẳng biết cách nào để hạ thủ.
Vài ngày sau, đoàn xe đã tới địa đầu Hàn Câu, cách thôn Lục Dương chẳng xa là bao. Phùng Tiểu Ngũ vội trở về gọi mấy tay đầy tớ của Mao Sào Dân ngày trước rồi cùng đuổi theo mãi tới bến Thanh Giang. Nhưng đến đây, bọn Tiểu Ngũ ngạc nhiên vì không còn thấy Lý Tam ở trong bọn. Tìm cách dò la Ngũ mới biết rằng vì có việc khẩn yếu nên Hồng tổng đốc phải đem theo Lý Tam và cả bọn thân binh ngày đêm đi gấp về trước, bọ lại sau khả nhiều xe chở bọn phụ nữ cho bọn quân sĩ hộ tống từ từ về sau. Thực ra, đó chỉ là chuyện Hồng Thừa Trù vẽ ra để tránh tai mắt của thiên hạ mà thôi.
Phùng Tiểu Ngũ nghe tin, hết sức mừng rỡ đinh ninh rằng đây là một cơ hội tốt cho mình.
Đêm đó, Ngũ được tin chiếc xe thứ mười bảy cùng với các chiến khác đều vào nghỉ trọ trong Duyệt Lai khách điếm. Bọn phụ nữ đều nằm ngủ trong xe như cũ. Sang canh tư, Tiểu Ngũ ước hẹn với mấy tay đồng bọn, lặng lẽ bò lên nóc nhà. Bọn quan binh nhân vì không có mật quan tổng đốc nên tham ít chén rượu ngủ lăn như chết. Bọn Ngũ phi thân nhảy vào nội viện, nhận thấy chiếc xe mười bảy có bức rèm che màu phấn hồng. Bọn Ngũ vội nhảy lên xe, thác rộng bức rèm, quả nhiên thấy con a hoàn Khấu Khấu của Đống Tiểu Uyển đang nằm ngủ ngay của xe dưới ánh trăng mờ. Bọn Ngũ lúc đó cũng không còn nhiều thì giờ để nhìn kỹ, bèn giật lấy hai cái chăn cướp hai người trong xe, quấn chặt lại mở cửa tửu điếm, phi thân chạy như bay về phía trước. Hai người con gái trong chăn đang ngủ mê bỗng choàng tỉnh lại, kêu khóc inh ỏi. Bọn Ngũ một mặt chạy, một mặt vỗ vào chiếc chăn bảo:
- Đừng kêu? Bọn tôi đi cứu nàng về đây mà!
Điếm tiểu nhị cũng như bọn binh sĩ lúc đó đều giật mình tỉnh dậy hè nhau đuổi ra cửa, nhưng bọn Ngũ chạy đã xa rồi.
Bọn họ quay vào trong viện xem xét mới biết người con gái và tên a hoàng trong xe thứ mười bảy đã bị cướp đi mất.
Họ một mặt báo quan truy nã thủ phạm, một mặt hộ tống đoàn xe lên đường, ngày đêm đi gấp qua địa phận Sơn Đông rồi mấy ngày sau đã về tới Kinh sư.
Lại nói Phùng Tiểu Ngũ cướp được chủ mẫu và con a hoàn Khấu Khấu, chạy một mạch về tới nhà một người bạn, mở chăn ra xem, thì con a hoàn Khấu Khấu có đấy, nhưng còn cô gái kia nào phải chủ mẫu. Bọn Ngũ lấy làm lạ, hỏi ra mới được con a hoàn Khấu Khấu bảo:
- Chủ mẫu đi đường bị cảm mạo phong hàn nên mấy hôm trước đã đổi qua chiếc xe hồ luân ở sau dành riêng cho bệnh nhân.
Phùng Tiểu Ngũ lại hỏi:
- Thế cô gái này là ai?
- Thiếp vốn họ Kim, cũng là gái trong gia đình lương thiện, bị thủ hạ của Hồng tổng đốc bắt về nha môn làm thị thiếp. Nay túc hạ vì lầm đã mang được thiếp tới đây thì đó là đã cứu được mạng thiếp. Thiếp không còn nhà để về, vậy thiếp xin theo túc hạ về nhà, nguyện xin hầu hạ chủ nhân của túc hạ suốt đời.
Ngu thấy người con gái kia không phai là chủ mẫu của mình cho nên chẳng có tâm nào mà nói chuyện với nàng, Ngũ bèn cho đồng bọn đem Kim thị và Khấu Khấu về nhà mình rồi lại lên đường và đuổi theo đoàn xe lên kinh.
Khi tới Bắc Kinh, Phùng Tiểu Ngũ được tin Đổng Tiểu Uyển đang ở tại phủ đệ của Hồng Thừa Trù, nhưng vẫn chưa bị độc thủ của họ Hồng. Phủ đệ của họ Hồng trùng trùng điệp điệp, quân lính canh phòng nghiêm mật, bảo Ngũ hạ thủ làm sao cho được.
Cách ít hôm, Ngũ được tin của chủ nhân mình cho biết ông có một người bạn chí giao ở kinh sư tên gọi là Tào ngự sứ có thể đến đó cầu khẩn ông ta giúp đỡ. Ngũ y lời, vội đến nhà Tào ngự sử xin yết kiến. Ngũ đem hết những chuyện đã xảy ra kể cho quan ngự sử họ Tào nghe. Tào ngự sử cà giận nói:
- Đối với tên lão tặc họ Hồng này, ta không làm một bản tấu chướng tàu lên thì làm sao tỏ rõ được thủ đoạn của tay lão Tào này?
Nói xong Tào ngự sử bảo Tiểu Ngũ trở về viết ngay một tờ cáo trạng đề cho ông căn cứ vào đó mà xuất thủ. Tiểu Ngũ lãnh ý vội về, chạy cùng khắp nơi mất đến ba ngày mới tìm được một anh biết viết đơn kiện.
Không ngờ anh chàng này một khi được biết Ngũ định tố cáo đại học sĩ Hồng Thừa Trù thì giật mình đánh thót một cái. Hắn vốn quen Hồ Lão Cửu, một môn đinh trong phủ đại học sĩ. Bởi vậy một mặt hắn lờ đi như không biết gì, miễn cưỡng viết giùm tờ cáo trạng cho Ngũ nhưng mặt khác hắn báo ngầm vào trong phủ. Hồng Thừa Trù được tin một mặt sai người lấy một đỉnh vàng y thưởng cho anh chàng viết mướn, một mặt bàn tính với đám môn khách thủ hạ. Trong đám môn khách có một ngòi tên gọi Từ Cửu Như, bèn nghĩ giúp ông một kế đó là kế sét đánh chẳng kịp bưng tai, đem dâng ngay Đổng Tiểu Quyến vào cung.
Quả nhiên Thuận Trị hoàng đế vừa thấy nàng thì đã mê ngay. Tuy được vua yêu nhưng nàng Uyển không thể nào quên được Mao Sào Dân. Khi bệ kiến hoàng đế, bọn cung nữ bảo nàng quỳ xuống, nhưng nàng chỉ gục đầu nhỏ lệ khóc ròng.
Hoàng đế thấy nàng khóc lóc thật đáng thương bèn bảo bọn cung nữ đưa nàng qua biệt cung và dặn phái trông coi săn sóc chu đáo.
Đổng Tiểu Uyển ở lại biệt cung, được hết sức ưu đãi. Hoàng đế cung thường tới đó thăm nàng, dùng lời lẽ dịu ngọt an ủi ủi nàng. Dù hoàng đế có thiên ngôn, vạn ngữ, nào an ủi, nào khuyên bảo, nàng Tiểu Uyển cũng vẫn im lặng chẳng chút trả lời. Thế mà hoàng đế cũng chẳng giận, cứ ngồi một lúc rồi lại đi.
Tình trạng đó kéo dài đến mấy hôm, Đổng Tiểu Uyển tự nhủ răng vị hoàng đế này tính tốt chớ không xấu xa hung bạo.
Thế rồi lâu ngày vê sau, lòng nàng cũng vơi bớt sầu bi. Bọn cung nữ thấy nàng đã chịu nói năng trò chuyện, bèn hỏi thăm về lai lịch của nàng thì nàng kể hết cho họ nghe. Bọn cung nữ bảo nàng:
- Nếu vậy thì Hồng Thừa Trù chính là kẻ thù của nàng. Nàng có nghĩ đến chuyện báo thù hay không?
Đổng Tiểu Uyển nghiến răng tức giận nói:
- Kiếp này không trả được thù này thì kiếp sau tôi cũng phải trả cho bằng được.
Bọn cung nữ lại nói:
- Nếu nàng muốn báo thù thì điều thứ nhất nàng phải thuận lấy hoàng đế đã. Khi được ngài sủng ái rồi, nàng sẽ nhờ thế lực của hoàng đế mà báo thù riêng, như thế có phải thượng sách không.
Câu nói đó làm cho Đống Tiểu Uyển tỉnh ngộ. Nàng nghĩ: "Thân mình một khi đã lọt vào cung thì khó lòng thoát, chi bằng ta tương kế tựu kế, thay Mao công tử báo cái thù này". Quả nhiên chỉ mấy hôm sau Thuận Trị hoàng đế đã phong cho Tiểu Uyển làm Thục phi. Nhà vua sợ bên ngoài bàn tán cho rằng ngài lấy gái Hán làm phi tử, nên ngài đối tên họ nàng thành Đống Ngạc thị và gọi nàng là Đống Ngạc Phi.