watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Vũ điệu quỷ-Chương 17 - tác giả Jonathan Kellerman Jonathan Kellerman

Jonathan Kellerman

Chương 17

Tác giả: Jonathan Kellerman

Biết được thông tin về vụ án mạng của Dawn Herbert và sở thích ăn cắp vặt của cô ta khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.

Tôi cho rằng cô ta đã lén rút bệnh án của Chad cho Laurence Ashmore. Nhưng điều gì xảy ra nếu cô ta tự mình làm việc đó bởi vì cô ta biết được vài điều có thể đe doạ gia đình nhà Jones và định lợi dụng kiếm lời?

Và giờ đây cô ta đã chết.

Tôi lái xe tới cửa hàng cá, mua một gói thực phẩm sạch. Tôi gọi nhờ một cuộc điện thoại nội hạt. Đứa trẻ sau quầy thanh toán suy nghĩ giây lát, nhìn lên công tơ tổng và nói:

- Đằng kia ạ - Nó chỉ vào cái đồng hồ quay số tự động màu đen cũ trên tường. Bên cạnh nó là bể nước mặn lớn - nhà của một con cá mập nhỏ. Hai con cá vàng quẫy trên mặt nước. Con cá mập lướt đi một cách bình yên. Đôi mắt nó màu xanh, trông rất đẹp.

Tôi gọi cho Trung tâm Parker. Người đàn ông trả lời điện thoại nói rằng Milo không ở đó và anh ta không biết khi nào anh ấy mới quay trở lại.

- Charlie đấy hả? - Tôi hỏi.

- Không.

Dập máy.

Tôi quay số nhà riêng của Milo. Đứa bé sau quầy thanh toán đang quan sát tôi. Tôi mỉm cười và dùng ngón cái làm dấu "một phút thôi nhé", trong khi chờ chuông reo.

Nghe thấy cái giọng điều tra của Peggy Lee, tôi bảo:

- Dawn Herbert bị giết vào tháng Ba. Có lẽ là ngày mồng chín tháng Ba, ở nơi nào đó trong thành phố, gần một câu lạc bộ nhạc rock. Vị thám tử đang triều tra vụ này tên là Ray Gomez . Tôi sẽ ở bệnh viện trong vòng một giờ nữa - có thể gọi loa nhắn tin cho tôi nếu muốn nói chuyện về vụ này.

Tôi gác máy và đi ra ngoài. Tôi tình cờ liếc mắt thấy vệt bọt di chuyển nên đi về phía bể cả. Hai con cá vàng đã biến mất.



Một phần hoàng hôn ở Hollywood là ngày nghỉ cuối tuần - yên tĩnh. Các ngân hàng và trung tâm giải trí phía trước bệnh viện Row đã bị đóng cửa, những gia đình nghèo nằm rải rác, trên vỉa hè đầy những kẻ lang thang. Xe cộ thưa thớt - hầu như cuối tuần những công nhân và khác du lịch đều rời tới Vine. Tôi lái xe tới cổng khu đỗ xe dành cho các bác sĩ chỉ mất chưa đầy nửa giờ đồng hồ. Bãi đỗ xe lại hoạt động đúng chức năng của nó. Còn nhiều chỗ đỗ xe.

Trước khi lái vào thành phố, tôi dừng xe, vào quán cà phê.

Lúc này là cuối giờ ăn trưa nhưng trong quán gần như vắng tanh. Dan Kornblatt đang lấy tiền lẻ từ quầy thanh toán khi tôi bước tới để trả tiền. Vị bác sĩ chuyên khoa tim mạch cầm chiếc tách nhựa có nắp. Cà phê nhỏ từng giọt xuống và chảy thành dòng xuống thành cốc như dòng suối nhỏ màu bùn. Bộ râu ghi đông của Kornblatt rủ xuống và trông anh ta có vẻ lo lắng. Anh ta cầm tiền lẻ đút vào túi và nhìn tôi, khẽ gật đầu.

- Này, Dan. Chuyện gì vậy?

Nụ cười của tôi dường như làm phiền anh ta.

- Đọc báo sáng nay chưa? - Anh ta hỏi tôi.

- Thực ra tôi mới chỉ lướt qua - Tôi đáp.

Anh ta liếc nhìn tôi. Hoàn toàn nổi cáu. Tôi cảm thấy như thể mình đã đưa ra đáp án sai trong kỳ thi vấn đáp.

- Thế thì tôi có thể nói được điều gì - Anh ta ngắt lời và bước đi.

Tôi trả tiền và băn khoăn không biết trên báo viết gì khiến anh say mê đến vậy. Tôi tìm xung quanh xem có tờ báo nào bỏ lại không, nhưng không có. Tôi nhắp hai ngụm cà phê, đặt tách xuống, và tới phòng đọc của thư viện. Giờ này thư viện chưa mở cửa.


Nhà của Chappy Ward vắng vẻ, các phòng khác đều khép cửa chỉ có phòng của Cassie mở. Các đèn đều tắt, những chiếc giường trống trtơn, bãi cỏ tràn ngập thuốc khử mùi hôi. Một người đàn ông trong bộ đồng phục bảo dưỡng màu vang đang hút bụi ở hành lang. Tiếng sáo điệu Vienne, chậm và não nùng.

Vicki Bottomley ngồi ở trạm trực đang đọc bệnh án. Chiếc mũ y tá của bà ta hơi lệch.

Tôi cất tiếng:

- Xin chào, có gì mới mẻ không?

Bà ta lắc đầu và đưa bệnh án cho tôi mà không ngước lên.
- Hãy tiếp tục và hoàn thành đi chứ - Tôi nói.

- Xong rồi - Bà ta phe phẩy cái bệnh án.

Tôi cầm lấy nhưng không mở ra xem. Đứng dựa vào bàn tiếp bệnh nhân, tôi nói:

- Cassie hôm nay ra sao rồi?

- Khá hơn chút ít.

Vẫn không nhìn tôi.

- Thế cô bé dậy vào lúc mấy giờ?

- Khoảng 9 giờ.

- Bố cô bé có mặt ở đây chưa?

- Tất cả đều ở đây - Bà ta đáp, vẫn cúi đầu xuống và chỉ vào bệnh án.

Tôi mở nó ra xem, chuyển tới trang của ngày hôm nay, và đọc những ghi chép tóm tắt của Al Macauley và của bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

Bà ta lấy vài mẫu đơn và bắt đầu ghi chép.

- Đợt lên cơn gần đây nhất của Cassie - Tôi nói - xem ra có vẻ nặng.

- Tôi chưa từng chứng kiến ca nào như thế.

Tôi đặt bệnh án và đứng đó. Cuối cùng bà ta cũng ngước lên. Cặp mắt xanh dương chớp nhanh.

- Bà đã chứng kiến nhiều ca động kinh ở trẻ em chưa? - Tôi hỏi.

- Rất nhiều. Khi tôi còn làm việc ở khoa Ung thư. Tôi chăm sóc bọn trẻ có những khối u não - Bà ta nhún vai.

- Tôi cũng từng làm việc ở khoa Ung thư. Cách đây nhiều năm rồi. Phục vụ cho tâm lý xã hội.

- Thế à.

Nói rồi bà ta quay trở lại với những mẫu đơn.

- Tốt - Tôi nói- ít ra thì Cassie có vẻ như không có cái u nào cả.

Không lời đáp.

- Bác sĩ Eves đã bảo tôi rằng cô ấy có ý định cho cô bé về nhà sớm.

- Thế sao?

- Tôi nghĩ tôi nên ra ngoài và tới nhà thăm cô bé.

Chiếc bút của bà ta vẫn di chuyển trên giấy.

- Bà vừa ở ngoài đó đúng không?

Bà ta không đáp.

Tôi lặp lại câu hỏi. Bà ta dừng bút và nhìn lên.

- Nếu tôi vừa ra ngoài, thì có gì sai không?

- Không, tôi chỉ...

- Anh vừa ba hoa rằng anh đang làm gì đó đúng không?

Bà ta đặt bút xuống và quay đi, trên môi là nụ cười thiển cận và tự mãn.

- Hay là anh đang kiểm tra tôi đấy? Có muốn biết tôi ra ngoài và làm gì với cô bé không?

Bà ta lùi về phía sau xa hơn, đôi mắt vẫn nhìn tôi và mỉm cười.

- Tại sao tôi phải nghĩ thế? - Tôi đáp.

- Bởi vì tôi biết cái cách mà anh nghĩ.

- Đó là một câu hỏi đơn giản thôi mà, thưa bà Vicki.

- Vâng, đúng. Đó là tất cả những gì xảy ra từ đầu đến giờ phải không? Tất cả những cú điện thoại rườm rà. Anh đang kiểm tra tôi xem tôi có giống vị y tá nọ ở New Jersey không chứ gì?

- Vị y tá kia như thế nào?

- Một người giết những đứa trẻ. Họ viết một cuốn sách về việc này và tivi cũng đã đưa tin.

- Bà cho rằng bà đang bị nghi ngờ à?

- Không phải tôi sao? Không phải là những y tá thì luôn bị khiển trách à?

- Thế vị y tá ở New Jersey bị khiển trách nhầm à?

Bà ta gượng cười nhăn nhó.

- Tôi mệt mỏi với trò chơi này lắm rồi - Bà ta đáp, đứng dậy và đẩy cái ghế đi - Với các anh mọi người luôn là những trò chơi phải không?

- Bà muốn nói tới các bác sĩ tâm thần à?

Bà ta khoanh tay trước ngực và lẩm bẩm điều gì đó. Sau đó quay lưng lại phía tôi.

- Vicki này?

Bà ta không đáp.

- Tất cả việc này là thế nào? - Tôi nói, cố gắng giữ giọng - Tôi đang tìm hiểu điều quái quỷ gì đang xảy ra với cô bé Cassie.

Bà ta giả vờ đọc bản tin sau này.

- Sự nghỉ ngơi tạm thời của chúng ta thế là quá nhiều rồi - Tôi nói.

- Đừng bận tâm - Bà ta đáp, quay mặt nhanh về phía tôi, lên giọng, chao chát và cáu kỉnh.

- Đừng bận tâm - Bà ta lặp lại - Tôi sẽ không theo cách của anh đâu. Anh muốn điều gì đó chỉ cần yêu cầu. Bởi vì anh là bác sĩ. Và tôi sẽ không làm gì giúp cô bé tội nghiệp đó nữa - trái lại với những gì mà anh nghĩ, tôi quan tâm tới con bé, thế đã được chưa? Sự thật là thậm chí tôi sẽ xuống phố và dùng cà phê với anh nếu đìêu đó khiến anh vừa ý và lưu tâm tới con bé. Tôi không phải là một người theo thuyết nam nữ bình quyền nghĩ rằng tôi chẳng biết làm việc gì ngoài việc tiêm thuốc vào người bọn trẻ. Nhưng đừng có giả vờ là bạn của tôi có được không? Hãy để hai chúng ta chỉ làm công việc của mình mà không cần ba hoa, và cứ tiếp tục theo cách vui vẻ đó có được không? Và để trả lời cho câu hỏi của anh, tôi ra ngoài, tới nhà con bé chính xác là hai lần, cách đây mấy tháng. Thế đã được chưa?
Bà ta đi tới cuối trạm đối diện, tìm kiếm các mẫu đơn khác, cầm lấy và bắt đầu đọc. Liếc nhìn tôi. Bà ta cần kính để đọc. Lại mỉm cười thiển cận và tự mãn.

Tôi nói:

- Có phải bà đã làm gì với cô bé không, bà Vicki?

Đôi tay bà ta giật một cái đột ngột, tờ giấy rơi xuống đất. Bà ta cúi xuống nhặt tờ giấy thì cái mũ lại rơi khỏi đầu. Cúi thêm lần nữa, bà ta nhặt mũ và đứng thẳng người lên. Nhìn kỹ, mắt bà ta trang điểm khá nhiều, nhưng một bên mắt lộ rất rõ những đốm đen.

Tôi đứng nguyên đó.

- Không.

Bà ta cố đáp nhẹ như tiếng thì thầm.

Đột nhiên có những bước chân đi đến khiến cả hai chúng tôi đều phải ngoái đầu. Người bảo dưỡng đi từ trong ra ngoài sảnh, tay kéo lê máy hút bụi. Anh ta là người Tây Ban Nha, đôi mắt già trước tuổi và có bộ ria kiểu Cantinflas.

- Còn làm gì nữa không nhỉ? - Anh ta hỏi.

- Không - Vicki đáp - Anh về được rồi.

Anh chàng ném cái nhìn về phía bà ta, một bên mắt nhướng lên rồi giật mạnh cái máy hút bụi kéo về phía những cánh cửa gỗ tếch. Vicki nhìn theo anh chàng, hai bàn tay đan bẻ vào nhau.

Khi anh chàng ra khỏi tầm nhìn, bà ta mới lên tiếng:

- Câu hỏi của anh thật là ghê tởm! Tại sao anh lại có những ý nghĩ xấu xa đó - Tại sao anh khăng khăng cho rằng ai đó đang làm chuyện gì với con bé chứ? Đơn giản là con bé bị ốm thôi anh ạ.

- Tất cả các triệu chứng chẳng phải cho thấy con bé đang mang thứ bệnh gì đó huyền bí sao?

- Tại sao lại không chứ? - Bà ta đáp - Tại sao không? Anh nên nhớ đây là bệnh viện. Đó cũng chính là lý do chúng tôi tới đây để làm việc - chăm sóc những đứa trẻ bị ốm. Đó là việc mà các bác sĩ thực sự đang làm - điều trị và chăm sóc cho bọn trẻ.

Tôi lặng im.

Hai cánh tay bà ta bắt đầu giơ lên nhưng bà ta cố gắng kìm lại, giống như đang cố chống lại người làm thôi miên. Trên đầu, bộ tóc cứng đơ của bà ta đã bung ra như cái mái vòm có lẽ vừa khít cái mũ.

Tôi nói:

- Thế thì các bác sĩ thực sự có vẻ không gặp nhiều may mắn, thưa bà?

Bà ta hít một hơi dài.

- Cái này gọi là trò chơi - Bà ta đáp bằng giọng thì thầm - Luôn luôn là trò chơi trong mắt của các anh.

- Có vẻ như bà biết khá nhiều về những người như chúng tôi đấy nhỉ.

Bà ta có vẻ giật mình, mắt đảo ngay ra chỗ khác. Mascara bắt đầu chảy khỏi các vị trí cần thiết, các đốt ngón tay trở nên xám xịt nhưng bà ta không hề nhận ra. Mắt bà ta lại nhìn chằm chằm trở lại tôi.

Tôi bắt đầu gặp ánh mắt ấy và hiểu nó có ý nghĩa gì.

Nụ cười tự mãn đã trở lại trên khuôn mặt bà ta.

- Còn gì quý anh đây muốn biết nữa không nhỉ? - Bà ta vừa nói vừa gỡ cái trâm cài tóc ra khỏi đầu và kẹp lại mái tóc đã điểm bạc của mình.

- Bà đã nói cho gia đình nhà Jones biết cảm nghĩ của bà đối với các bác sĩ trị liệu tâm thần chưa? - Tôi hỏi.

- Tôi luôn giữ những cảm nghĩ ấy cho riêng mình thưa anh. Tôi là người chỉ biết làm công tác chuyên môn thôi.

- Thế bà đã bảo với họ rằng ai đó đang nghi ngờ có chuyện mờ ám trong ca bệnh của con bé chưa?

- Tất nhiên là chưa. Tôi đã nói rồi, tôi chỉ biết làm tròn công tác chuyên môn thôi.

- Đúng vậy - Tôi nói - Chỉ là bà không thích các bác sĩ trị liệu. Có nhiều người đúng là toàn hứa suông thôi nhưng khi có việc thì họ chẳng bao giờ ra tay cả.

Nghe câu này, đầu bà ta liền giật mạnh một cái ra phía sau, cái mũ vì thế mà bật lên khiến bà ta phải vội đưa tay ra giữ lại.

- Anh chẳng biết gì về tôi cả - Bà ta nói - Anh không biết bất cứ điều gì về tôi cả.

- Đúng thế, thưa bà - Tôi đáp - Và chính điều đó lại tạo ra vấn đề cho Cassie.

- Thật là vớ vẩn...

- Bà Vicki ạ, thật ra thì thái độ của bà đang gây khó khăn cho việc điều trị của con bé. Thôi, chúng ta không bàn bạc vấn đề này ở đây nữa - Tôi chỉ tay về phía phòng y tá ở đằng sau bàn trực.

Bà ta lấy hai bàn tay vỗ mạnh vào hông nói:

- Sao phải vào đó?

- Để bàn bạc.

- Anh không có quyền.

- Thật ra, tôi có đấy thưa bà. Để tôi cho bà hay, lý do duy nhất bà còn được tham gia ca điều trị này là vì ý tốt của tôi đấy. Bác sĩ Eves rất ngưỡng mộ trình độ chuyên môn của bà, nhưng thái độ của bà lại đang làm cho cô ấy rất khó chịu.

- Đúng.

Tôi nhấc điện thoại lên.

- Hãy gọi cho cô ấy đi.

Bà ta hít một hơi dài, tay chạm vào chiếc mũ trên đầu, liếm môi.

- Vậy anh cần gì ở tôi? - Giọng bà ta nhún nhường.

- Không phải ở đây thưa bà - Tôi đáp - Hãy vào đó, thưa bà Vicki.

Bà ta bắt đầu phản đối, miệng không thốt lên lời, môi run run nhưng nhanh chóng đưa tay lên che đôi môi đó lại.

- Thôi, xin anh bỏ quá cho những gì không nên không phải. Tôi thành thật xin lỗi, được không?

Đôi mắt bà ta ánh lên vẻ đầy sợ sệt. Nhớ lại cảnh bà ta chứng kiến cái chết khủng khiếp của đứa con trai và cảm thấy có gì đó không đàng hoàng cho lắm nên tôi lắc đầu.

- Tôi hứa sẽ không gây khó dễ cho anh nữa - Bà ta đáp - Tôi hứa thật đấy. Anh đúng rồi. Lẽ ra tôi nên biết giữ mồm giữ miệng. Thật ra là tôi cũng rất lo cho con bé, giống như anh. Tôi sẽ cư xử tốt với anh. Thành thật xin lỗi anh. Tôi sẽ không tái phạm sai lầm này nữa....

- Xin mời bà Vicki - Tôi đáp dứt khoát và chỉ tay về phía căn phòng y tá.

- Tôi xin thề đấy. Hãy bỏ qua cho tôi đi.

Tôi vẫn cương quyết.

Bà ta đi về phía tôi, hai bàn tay nắm chặt như thể sẵn sàng tấn công. Nhưng rồi bà ta lại buông ra, quay trở lại và đi về phía căn phòng. Bà ta đi chậm, hai vai hạ thấp, gần như lết chân chứ không phải bước đi.

Trong căn phòng có một chiếc giường, một chiếc ghế và cái bàn uống cà phê. Cái điện thoại nằm trên bàn cạnh chiếc máy pha cà phê đã rút điện mà chắc là không sử dụng đến hay không được lau chùi trong một thời gian dài. Những tranh chó mèo được dán đầy lên tường bên trên dòng chữ "Chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo".

Tôi đóng cửa lại và ngồi lên chiếc giường gấp.

- Ở đây mùi quá - Bà ta buột miệng nói - Anh không có quyền - tôi sẽ gọi điện cho bác sĩ Eves.

Tôi cầm máy điện thoại lên, quay số tới tổng đài và xin số của Stephanie.

- Khoan đã anh - Bà ta nói - Xin cúp máy đi.

Tôi huỷ lời nhắn và đặt ống nghe vào vị trí. Bà ta xoay xoay rồi ngồi phịch xuống chiếc ghế, hai tay mân mê cái mũ, chân đặt cả xuống nền nhà. Tôi chợt phát hiện ra chi tiết mà tôi chưa từng thấy bao giờ: một bông cúc nhỏ được vẽ bằng sơn bóng trên tấm thẻ nhân viên mới của bà ta, chỉ là phía trên tấm hình chụp. Nước sơn bắt đầu bong ra và bông hoa như thể bị cắt nhỏ.

Bà ta đặt hai tay trong bọc. Trên khuôn mặt của bà ta lấp đầy là cái nhìn của kẻ đã bị kết án.

- Tôi có việc phải làm, còn phải thay những tấm khăn trải giường, kiểm tra để chắc chắn rằng khẩu phần ăn tối đã được bố trí đúng chưa - Bà ta nói.

- Vị y tá ở New Jersey đã dạy cho bà điều gì? - Tôi hỏi.

- Vẫn nói về việc đó sao?

Tôi chờ đợi câu trả lời.

- Chẳng có gì to tát cả, tôi từng nói với anh rồi đấy, có một cuốn sách, tôi đã đọc nó, tất cả chỉ có thế. Tôi không thích đọc những loại sách đó nhưng ai đấy đưa cho tôi, vì thế tôi đọc nó. Thế đã được chưa?

Bà ta cười, nhưng đột nhiên hai mắt lại đầy nước. Bà ta quệt mắt, cố gắng lau khô bằng những ngón tay. Tôi nhìn quanh phòng. Không có khăn giấy. Khăn tay của tôi sạch và tôi đưa nó cho bà ta.

Bà ta nhìn nó, lờ đi. Khuôn mặt bà ta chan chứa nước mắt, mascara chảy thành những vệt đen như vết mèo cào.

- Ai đưa cho bà cuốn sách đó? - Tôi hỏi.

Khuôn mặt lộ vẻ đau đớn của bà ta khiến tôi cảm thấy như thể mình đang đâm dao vào bà ta vậy.

- Tôi chẳng làm gì với Cassie cả. Hãy tin tôi.

- Được rồi. Vậy chính xác vị y tá này đã làm gì?

Đầu độc đứa bé bằng thuốc giảm đau Lidocaine. Nhưng bà ta không phải là y tá. Những y tá đều yêu mến bọn trẻ. Những y tá thực sự.

Hai mắt bà ta hướng về phía hình người ngộ nghĩnh dán trên tường và bà ta khóc mỗi lúc một to hơn.

Khi bà ta không khóc nữa, tôi lại đưa cho bà ta khăn tay của tôi. Bà giả vờ như không thấy.

- Anh muốn gì ở tôi?

- Sự thật.

- Về cái gì?

- Tất cả hành vi thù địch, chống đối của bà đối với tôi.

- Tôi đã nói rằng tôi xin lỗi anh về điều đó.

- Vicki, tôi không cần lời xin lỗi. Danh dự của tôi không là vấn đề và chúng ta không phải là những người bạn thân để nói chuyện dài dòng. Nhưng chúng ta phải có sự phối hợp tốt trong việc chăm sóc cho Cassie. Và hành vi của bà đi ngược lại với mong muốn ấy đấy.

- Tôi phản đối.

- Vicki, đúng đấy. Và tôi biết có thể bà có điều gì đó thù địch với các chuyên gia tâm lý, và tôi cho là họ đã phạm lỗi gì với bà chăng?

- Anh đang làm cái gì thế? Phân tích tôi đấy à?

- Nếu như đó là việc tôi cần làm.

- Thật không lịch sự một chút nào.

- Nếu bà còn muốn tham gia vào ca này, hãy nói rõ lý do . Chúa biết được việc này khó khăn như thế nào. Cassie trở nên ốm hơn sau mỗi lần bà đến. Không ai biết cái quái quỷ gì đang diễn ra. Cô bé lên cơn nhiều như bà thấy, việc này có thể nguy hiểm, đe doạ nghiêm trọng tới não bộ con bé. Chúng ta không thể trở nên mất trí bởi những chuyện cá nhân bẩn thỉu.

Đôi môi bà ta run lên và mấp máy.

- Ở đây không có bí mật nào cả, tôi xin thề.

- Xin lỗi. Ngoài cái miệng thô lỗ của tôi, bà còn chống đối tôi về điều gì không?

- Chẳng có gì cả.

- Thật vớ vẩn, bà Vicki ạ.

- Thật sự là không có.

- Bà không ưa các bác sĩ tâm thần, và trực giác của tôi mách bảo là bà có một lý do tốt đấy.

Bà ta ngồi xuống.

- Vậy sao?

Tôi gật đầu.

- Có nhiều kẻ xấu ngoài kia vui mừng lấy được tiền của bà mà không phải làm gì cho bà cả. Tôi không phải là một trong số họ nhưng tôi không mong bà tin tôi chỉ bằng việc nói với bà như vậy.

Bà ta mím chặt miệng lại rồi thả lỏng. Nếp nhăn ở môi trên bà ta hằn rõ. Khuôn mặt đầy nếp nhăn và vết bẩn cộng thêm sự mệt mỏi. Tôi cảm thấy mình như một nhà điều tra quan trọng.

- Mặt khác, có thể bà không hài lòng về tôi - những việc mà bà làm với Cassie chứng tỏ bà có mong muốn trở thành bà chủ.

- Hoàn toàn không phải thế.

- Vậy là cái gì hả bà Vicki?

Bà không trả lời. Nhìn xuống tay. Vẻ mặt của bà ta vô cảm nhưng nước mắt không ngừng tuôn rơi.

- Tại sao không công khai lý do nếu nó không liên quan gì tới Cassie, con bé sẽ không rời khỏi phòng này - Tôi nói.

Bà ta khịt mũi và kẹp tay vào đầu mũi.

Tôi tiến về phía trước và mềm giọng:

- Nghe này bà Vicki, đây không phải là một cuộc chạy đua đường dài. Tôi không bóc trần bà theo bất kỳ cách nào cả. Tôi chỉ muốn làm sạch bầu không khí - công việc bên ngoài, một sự tạm nghỉ thật sự.

- Sẽ không rời khỏi phòng này ư? Tôi đã từng nghe điều này rồi. (Nụ cười tự mãn của bà ta đã trở lại).

Chúng tôi nhìn nhau. Bà ta chớp mắt. Mắt tôi vẫn không đổi hướng.
Bất ngờ hai cánh tay của bà ta đưa về phía trước, hai bàn tay như cái kéo, giật lấy cái mũ khỏi tóc, quăng đi. Chiếc mũ rơi xuống nền nhà. Bà ta định nhặt nó lên nhưng lại thôi.

- Anh là đồ chết tiệt!

Đầu bà ta lúc này là một cái tổ chim.

Tôi gấp chiếc khăn tay lại và đặt lên đầu gối. Thật là một cậu bé gọn gàng, một nhà điều tra.

Bà đặt hai bàn tay lên thái dương.

Tôi đứng lên và đặt bàn tay lên vai bà ta, thầm nghĩ chắc là bà ta sẽ hất ra. Nhưng không.

- Tôi xin lỗi - Tôi nói.

Bà ta nức nở và bắt đầu nói. Tôi chẳng thể làm gì ngoài việc lắng nghe.



Bà ta chỉ nói một phần của câu chuyện. Trong khi cố gắng đấu tranh để giữ cho được lòng tự trọng, những vết thương cũ bị xé toạc.

Reggie ác độc lại biến thành cậu bé linh lợi với các rắc rối ở trường học.

- Reggie là đứa bé thông minh nhưng lại chẳng thể tìm thấy điều khiến nó hứng thú và đầu óc nó vẫn thường vẩn vơ khắp nơi.

Cậu bé trở nên quá hiếu động và dường như không thể ngồi yên được.

Nhiều năm phạm tội giảm xuống thành "vài vấn đề nhỏ".

Vicki càng nức nở. Lần này bà ta cầm lấy khăn tay của tôi.

Bà ta vừa khóc vừa kể về việc đứa con trai duy nhất của bà ta đã chết ở tuổi 19 sau một vụ tai nạn.

Bà yên lặng một lúc lâu, lau khô mắt rồi lau mặt.

Người chồng nghiện rượu được bầu là anh hùng lao động. Chết ở tuổi ba mươi tám, nạn nhân của nồng độ cholesteron cao.

- Ơn Chúa, chúng tôi đã sở hữu một ngôi nhà, ngoài ra Jimmy còn để lại cho mẹ con tôi một thứ giá trị hơn bất cứ thứ gì khác, đó là chiếc xe máy cũ hiệu Harley-Davidson. Ông ấy luôn luôn sửa chữa, chắp và chiếc xe ấy, thật nhếch nhác, bừa bộn. Ông ấy cõng Reggie trên lưng và chạy xe qua nhà hàng xom. Ông ấy thường gọi nó là "con lợn". Mãi tới khi Reggie lên bốn tuổi ông ấy mới nghĩ ra con lợn là gì.

Bà ta cười.

- Chiếc xe là thứ đầu tiên mà tôi đã bán đi, tôi không muốn Reggie có ý nghĩ rằng nó là tài sản thừa kế để lái ra ngoài đường và khoe khoang. Giống như cha nó. Vì vậy tôi đã bán nó cho một bác sĩ nơi tôi làm việc - ở tận Foothill General. Tôi đã làm việc ở đó từ trước khi sinh Reggie. Sau khi Jimmy chết, tôi phải trở lại đó.

Tôi nói:

- Khoa Nhi có phải không?

Bà ta gật đầu.

- Ở khu vực chung, họ không cho bọn trẻ ở đó. Tôi yêu trẻ con, nhưng tôi cần một nơi gần nhà để có thể gần Reggie - lúc đó thằng bé đã lên mười rồi nhưng vẫn không tự chăm sóc bản thân được. Tôi muốn ở nhà khi nó thức, nên tôi làm việc vào các buổi tối. Tôi thường cho nó đi ngủ lúc chín giờ tói, đợi cho tới khi nó buồn ngủ, tôi chợp mắt một lát khoảng một giờ, sau đó bỏ đi úc mười giờ bốn mươi lăm phút, vậy là tôi có thể vào ca làm lúc mười một giờ.

Bà ngừng lời đợi tôi phán xét.

Nhà điều tra không cưỡng bách.

- Nó toàn phải ở nhà một mình hàng đêm. Nhưng tôi cho rằng nó đang ngủ nên như thế cũng không sao. Bây giờ người ta gọi đó là latchkey (tự xoay sở khi ở nhà một mình). Tôi không còn lựa chọn nào khác - Tôi không có ai giúp đỡ. Không gia đình, không thể chăm sóc cho nó như trước đó. Anh chỉ có thể có được người trông trẻ con suốt đêm từ các trung tâm môi giới và họ thường lấy giá cao bằng tất cả số tiền mà tôi kiếm được.

Bà chấm chấm nhẹ vào mặt mình. Nhìn vào tấm áp phích lần nữa và lại nức nở:

- Tôi không bao giờ thôi lo lắng cho Reggie, nhưng khi lớn lên, nó buộc tội tôi là không quan tâm tới nó, nói tôi đã bỏ nó ở nhà bởi tôi không quan tâm tới nó. Nó thậm chí còn trách tôi về ivệc đã bán chiếc xe của bố nó - Tôi làm việc ấy thay vì những việc bần tiện khác bởi tôi hứng thú.

- Nuôi nấng một đứa trẻ một mình.

Tôi nói và lắc đầu với hy vọng thông cảm được với Vicki.

- Tôi thường lái xe nhanh về nhà lúc 7 giờ sáng, hy vọng thằng bé vẫn ngủ và tôi có thể đánh thức nó dậy và giả vờ như thể tôi đã ở bên nó suốt đêm. Ban đầu nó nghe theo nhưng dần dần nó hiểu ra và bắt đầu chống đối tôi. Giống như một trò chơi vậy - nó khoá trái cửa trong buồng tắm... - Bà bóp cái khăn tay và vẻ mặt tỏ ra ghê sợ.

- Thôi, tốt rồi, bà không cần phải...

- Anh chưa có con nên không hiểu đâu. Khi nó lớn hơn - trở thành một thiếu niên - nó ra ngoài cả đêm, chẳng gọi điện về, thỉnh thoảng còn đi cả hai ba ngày mới về. Khi tôi trừng phạt, nó trốn đi bất cứ lúc nào. Cho dù tôi cố gắng áp dụng hình phạt nào chăng nữa, nó chỉ cười. Khi tôi cố gắng nói chuyện với nó, nó cãi lại vào mặt tôi. Nó bảo tôi chỉ biết có công việc và luôn bỏ nó ở nhà một mình. Nó ăn miếng trả miếng, xúc phạm mẹ - "Mẹ ra ngoài và bây giờ con cũng phải ra ngoài". Nó chẳng bao giờ...

Bà ta lắc đầu, nói tiếp:

- Tôi không bao giờ dùng đòn roi, thậm chí là một roi... Các chuyên gia tâm lý các anh, các chuyên gia tư vấn, các chuyên gia đặc biệt, các anh đã đặt ra các cái tên đó. Tất cả mọi người đều là chuyên gia, trừ tôi. Bởi vì tôi có vấn đề phải không? Tất cả bọn họ đều chỉ giỏi khiển trách. Các chuyên gia thực sự ở lĩnh vực này. Không phải ai trong số chuyên gia các anh cũng có thể giúp con trai tôi - Nó không thể học được điều gì từ trường học. Nó học tập ngày một sa sút và tất cả những gì tôi có là sự trì hoãn. Cuối cùng, tôi đã mang nó tới một trong số các anh. Một anh hề đã làm tất cả mọi cách để đưa nó tới Encino.

Bà thốt ra một cái tên nào đó mà tôi không biết.

Tôi đáp:

- Tôi chưa bao giờ nghe về anh ta cả.

Bà đáp:

- Một phòng khám lớn, toàn hình ảnh núi non và những con búp bê nhỏ trên giá sách thay vì những quyển sách. Sáu mươi đôla cho một giờ, lúc ấy đó là một số tiền rất lớn. Đến bây giờ thì cũng... đặc biệt là là tổng thời gian lãng phí. Hai năm trời của những giả dối là những gì mà tôi nhận được.

- Thế bà tìm thấy anh ta ở đâu?

- Một bác sĩ ở Foothill giới thiệu cho tôi. Anh ta được giới thiệu là chuyên gia giỏi. Và ban đầu bản thân tôi cũng nghĩ anh ta thật tuyệt vời. Anh ta đã dành hai tuần cho Reggie, chẳng nói gì với tôi cả, sau đó gọi điện bảo tôi tới để trao đổi. Anh ta nói với tôi rằng vấn đề của Reggie nghiêm tọng bởi vì hoàn cảnh mà nó đã lớn lên. Anh ta nói sẽ phải mất một thời gian dài để chữa cho nó, nhưng anh ta sẽ cố gắng. Giá mà tôi đừng tạo ra các áp lực cho nó. Giá mà tôi tôn trọng thằng bé như một con người thực sự, tôn trọng những bí mật riêng tư của nó. Tôi hỏi trách nhiệm của tôi trong việc này là gì và anh ta trả lời tôi chỉ phải chi trả những hoá đơn và chuyên tâm vào công việc. Thế là tôi giao Reggie cho anh ta cùng với những bí mật của thằng bé. Hai năm tôi trả tiền cho kẻ lừa đảo đó và cuối cùng con trai tôi trở thành một đứa bé ghét mẹ của mình bởi tất cả những gì mà người đàn ông đó nhồi nhét vào đầu nó. Mãi sau này tôi mới phát hiện ra là anh ta lặp đi lặp lại những gì mà tôi đã kể cho anh ta nghe. Thổi phồng lên và càng làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn.
- Thế bà không phàn nàn gì sao?

- Tại sao? Tôi là người ngu ngốc, bởi đã tin vào hắn. Anh muốn biết tôi đã ngu ngốc thế nào không? Sau khi... sau khi Reggie... Sau khi nó có... Sau khi nó đi - Một năm sau, tôi tới một chỗ khác. Bởi vì người giám sát của tôi nghĩ tôi nên đi tới chỗ đó - không phải là cô ấy sẽ trả tiền cho việc ấy. Không phải là tôi không thực hiện đúng công việc của mình, bởi vì tôi... Nhưng tôi không thể nào ngủ, ăn uống và tận hưởng bất cứ thứ gì. Tôi như thể không phải là đang sống. Vì thế cô ấy giới thiệu cho tôi một bác sĩ khác Tôi cho rằng có lẽ một người phụ nữ sẽ phán xét cá tính tốt hơn... Người hay pha trò ở Beverly Hills. Một trăm hai mươi đô la một giờ. Lạm phát có đúng không? Không phải là giá trị gia tăng. Ban đầu nơi này có vẻ tốt hơn nhiều so với nơi đầu tiên. Yên tĩnh và lịch sự. Một quý ông thật sự. Và anh ta có vẻ hiểu biết. Tôi cảm thấy... nói chuyện với anh ta, tôi cảm thấy tốt hơn. Tôi đã bắt đầu có thể làm việc trở lại. Và sau đó...

Bà ta dừng lại, mím môi. Bà đổi hướng sự chú ý từ tôi sang những bức tường rồi tới sàn nhà, tới cái khăn tay. Bà nhìn chằm chằm vào chiếc khăn tay thấm đẫm nước mắt với vẻ ngạc nhiên và khiếp sợ.

Bà ta thả chiếc khăn rơi xuống như thể nó là vật bẩn thỉu, tội lỗi.

Bà nói:

- Thôi bỏ nó đi.

Tôi gật đầu.

Bà ta ném chiếc khăn tay vào tôi và tôi bắt lấy.

Bà ta cười:

- Baseball Bob.

Tôi để cái khăn tay lên mặt bàn, hỏi:

- Baseball Bob nghĩa là sao?

Bà ta nói che đỡ:

- Chúng tôi thường nói thế. Jimmy và tôi, cả Reggie nữa. Khi Reggie còn nhỏ. Khi ai là người bắt tốt thì sẽ là Baseball Bob - thật ngu ngốc.

- Trong gia đình của tôi nói như thế có nghĩa là "Bạn có thể tham gia vào đội chúng tôi".

- Vâng, tôi có nghe nói.

Chúng tôi ngồi xuống, yên lặng, chịu đựng nhau, giống như các võ sỹ đấm bốc ở hiệp thứ mười ba vậy.

- Đó là bí mật của tôi. Anh thấy vui chứ?

Chuông điện thoại reo. Tôi nhấc máy. Nhân viên tổng đài nói:

- Làm ơn cho gặp bác sĩ Delaware.

- Tôi đang có công chuyện.

- Có một cuộc điện thoại của ông từ vị bác sĩ tên Sturgis. Anh ta đã nhắn tin cho bác sĩ khoảng mười phút trước.

Vicki đứng lên.

Tôi ra hiệu cho bà đợi.

Tôi đáp:

- Hãy bảo với anh ta là tôi sẽ gọi lại sau.

Tôi gác máy. Vicki vẫn đứng đó.

- Đó là chuyên gia trị liệu thứ hai, anh ta lạm dụng bà có đúng không? - Tôi hỏi.

- Lạm dụng?

Từ đó dường như làm cho bà ta thích thú.

- Cái gì cơ? Giống như kiểu những đứa trẻ bị lạm dụng á?

- Phần nhiều vẫn là một thứ có đúng thế không? - Tôi nói.

- Phá vỡ một niềm tin phải không?

- Phá vỡ niềm tin? Thế còn việc thổi phồng nó lên thì sao? Nhưng cũng tốt thôi. Tôi cũng có được bài học từ những việc ấy - Nó làm tôi mạnh mẽ hơn. Bây giờ tôi có thể tự lo cho mình được.

- Bà ta cũng chưa bao giờ phàn nàn về anh ta phải không?

- Không, tôi đã nói với anh rồi, tôi thật ngốc nghếch.

- Tôi...

- Chắc chắn thế - Đó là tất cả những gì tôi cần, lời lẽ của anh chống lại tôi. Còn những ai mà tôi tiếp tục tin tưởng ư? Sau anh ta còn có vài luật sư can thiệp vào cuộc sống của tôi và đào xới cuộc đời tôi - Reggie có lẽ đã trở thành chuyên gia khi nói rằng tôi là một người mẹ nói dối và suy đồi đạo đức... Tôi muốn con trai tôi được nghỉ ngơi trong sự tĩnh lặng, được không? Thậm chí...

Bà đưa cánh tay ra, úp hai bàn tay vào nhau.

- Thậm chí là gì hả Vicki?

- Thậm chí là thằng bé chẳng bao giờ để tôi yên - Bà nói to hơn và loạng choạng vì quá kích động.

- Đến tận lúc chết Reggie vẫn trách tôi. Nó chẳng bao giờ từ bỏ cái cảm giác mà tay bác sĩ trị liệu đầu tiên đã nhồi nhét vào đầu nó. Tôi cũng là một người mẹ tồi. Tôi đã không bao giờ chăm sóc được cho nó cả. Tôi đã khiến nó không học bài, không làm bài tập về nhà. Tôi không ép nó tới trường học bởi vì tôi đếch cần. Thằng bé bảo tại vì tôi nên nó đã bỏ học và bắt đầu chạy theo những ảnh hưởng xấu và chính tôi là toàn bộ những điều xấu đó, một trăm và năm...

Bà cất tiếng cười khiến tôi dựng tóc gáy.

- Muốn nghe một vài điều bí mật nữa không? - loại mà anh và các đồng nghiệp của anh muốn nghe ấy? Reggie chính là người đưa cho tôi quyển sách viết về con mụ đáng ghét ở New Jersey ấy. Món quà cho tôi nhân "Ngày của Mẹ". Tất cả được gói vào một cái hộp nhỏ với những dải ruy băng và chữ "Mẹ". Bằng chữ in, bởi vì nó không thể viết chữ thảo được, nó không biết viết kiểu chữ ấy - thậm chí chữ in cũng uốn cong - giống như chữ của đứa trẻ mới học lớp một. Bao năm nó có bao giờ tặng quà cho tôi đâu. Nhưng rồi món quà đó cũng đến, được bọc cẩn thận, bên trong là một cuốn sách bìa cứng hẳn hỏi viết về những đứa trẻ bị chết. Tôi suýt nữa là ném cuốn sách đó đi, nhưng tôi đã đọc, để xem nó viết gì, xem biết đâu Reggie định nói cho tôi biết điều gì đó. Nhưng rốt cuộc chẳng biết thêm được gì, chỉ thấy toàn nhưng chuyện kinh tởm. Mụ đàn bà trong chuyện là một con quái vật. Không phải là y tá thật sự. Và một điều tôi biết - một điều chắc chắn, không cần phải có sự giúp đỡ của chuyên gia - đó là mụ đàn bà ấy chẳng có liên quan gì đến tôi cả, được chưa? Mụ ta và tôi thậm chí không sống cùng một hành tinh. Tôi chăm sóc cho những đứa bé khỏi ốm, và rất mát tay trong viêệ này. Tôi không bao giờ làm chúng tổn thương, đúng vậy không? Không bao giờ. Và phần còn lại của cuộc đời này, tôi sẽ dành để giúp đỡ những đứa trẻ yếu đuối kia.
Vũ điệu quỷ
Lời tác giả
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37 (Kết)