watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chữ Thời ( Triết Lý An Vi )-Chương XI - tác giả Kim Định Kim Định

Kim Định

Chương XI

Tác giả: Kim Định

1. Đông Phương có siêu hình chăng?
Đã một dạo người ta đặt vần đề Đông phương có siêu hình chăng, và những người muốn bảo vệ văn hóa Đông phương cố gắng chứng minh rằng Đông phương có siêu hình. Nhưng khi nghiên cứu lại vấn đề thì nhận ra biện hộ như thế là vô tình làm sứt mẻ nền móng triết lý Đông vì đã bằt nó bỏ nét đặc trưng của mình để khoác lấy màu sắc ngoại lai.
Điều đó có khi hay có khi dở. Trong trường hợp này thì quả là dở, vì tại sao Âu-Tây phải "có" siêu hình, nếu không phải vì những triết thuyết lý niệm đã chia cắt ra lý-giới với trần giới làm hai không còn liên hệ chi nữa. Vì thế bắt buộc phải có siêu hình như "có" avoir một cái gì bên ngoài mình. Đó gọi là nhị nguyên.
Ngược lại vũ trụ quan Viễn Đông thuộc nhất-nguyên lưỡng cực đạo nên Đạo học không nhằm đạt tới một đối-vật tự-tại bên ngoài con người, nhưng chính nó là một hành-vi có tính cách tâm linh thể-nhập nơi người hành Đạo: "Thánh nhân thể Đạo".
Ông Paul Mus đã gọi triết lý Việt Nam là nền siêu hình thấu nhập vào cơ cấu xã thôn (la métaphysique engagée). Nói câu đó thật là lột được tinh thần, vì Việt nho không có một nền siêu-hình ăn nhập vào hoạt động, vào hết mọi hành vi: siêu hình của hành, của ăn, của chơi, của nói, của cười… Quả thật đó là Hòa Thời tức siêu hình đã hòa hợp với triết thân, đã thể hiện vào người không còn đứng ngoài người như một vật thể: "la métaphysique cesse d'ètre un objet en soi pour s'incorporer à son possesseur". Đấy là hậu-quả nhất-nguyên không phải thứ nhất-nguyên độc-khối, nhưng là nhất nguyên lưỡng cực (bipolaire) mà sách Trung Dung bảo phải "chấp kỳ lưỡng đoan, dụng kỳ trung ư dân". Nhận cả hai đầu mối (dụng) nhưng quan trọng là chữ "kỳ trung" gặp nhiều lần trong Kinh Dịch cũng như ngũ kinh. Hễ hiểu được chữ kỳ trung (thể) thì hết lo lắng để "có" một siêu hình như Tây Âu.
Để dễ nhìn ra chỗ dị biệt Ấy, chúng ta đối chiếu Thể Dung với thuyết sự vật của Kant, và ta tạm ví Dụng với hiện tượng (phénomène) còn Thể thì như vật tư nội (noumène). Để cho thêm phần xác thiết chúng ta lại dùng tới lược-đồ và số độ của Hồng-Phạm đặng diễn đạt. Theo đó thì Dụng (phénomène) được biểu thị bằng số thành 6, 7, 8, 9, còn Thể (noumène) bằng số sinh 1, 2, 3, 4. Nếu cưỡng phải vẽ lại quá-trình diễn biến thì trước hết có vòng của các số sinh rồi đến vòng ngoài của số thành bao lấy vòng trong như hình bên: **
Tuy nhiên đó chưa phải là đồ-biểu chót. Trong đồ biểu chót thì không còn vòng trong vòng ngoài nữa: nhưng số của 2 vòng giao tham ăn ngoàm vào nhau như hình sau: **
4 - 9 2
?
3 - 5 - 7
? ?
1 - 6
Theo biểu đồ này chúng ta có thể nhận ra những điểm sau:
1. Số đất 2.4.6.8. chen kẽ với số trời 1.3.7.9..
2.Số sinh 1.2.3.4. chen kẽ với số thành 6.7.8.9.
3.Tuy xen kẽ nhưng vẫn có một tiết-điệu thứ lớp: những số lẽ chỉ được trấn giữ 4 hướng chính: đông, tây, nam, bắc. **
9
?
3 - 5 - 7
?
1
Còn số chẵn thì đất chấn đóng bốn phương: **
2
5
6
để làm nền tảng cho quá trình cá-biệt-hóa, hay là vật-chất-hóa là những cái theo quan niệm của ta không có ở nơi thần linh nên nói "Thần vô phương" tức là thần hay tượng thì dừng lại ở đợt Hướng là: **
9
?
3 - 5 - 7
?
1
mà không đi tới đợt phương là: **
Vì phương phải có thêm 4 ca và đã bị ngưng trệ thì hết biến hóa, không phải là Thần nữa; "Trệ vu nhất phương, tắc bất năng biến hóa, phi thần dã". Đó là những lối quảng diễn đừng nên hiểu kiểu hình học. Chẳng qua là nói lên sự giao thoa cần thiết của vòng trong vòng ngoài. Vòng trong nên hiểu là Đại ngã Tâm linh cùng với vũ trụ một thể không mốc giới, còn vòng ngoài nên hiểu là tiểu ngã tận cùng ở các giác quan lý trí. Lý tưởng là hai vòng hòa hợp giao thoa.
Nhân tiện ở đây cũng nên ghi câu nói trong hệ từ;"hình nhi thương giả vị chi Đạo, hình nhi giả vị chi khí" ** thì chữ thượng hạ ở đây không nên hiểu là trên hay dưới suông, nhưng phải nhớ hiểu thêm là chưa và đã. Là vì câu nói đó ở trong Kinh Dịch, nên phải bao hàm cả không cả thời để theo sát lối biến dịch của thời gian còn đang chuyển hóa, nếu nói trên dưới mà thôi tức là chỉ hiểu theo có không gian đã ứ đọng thì không đúng với đồng văn Kinh Dịch. Vậy phải hiểu khi chưa có hình (mới là vòng trong) thì là Đạo thể, hay gọi vắn tắt là Thể, khi đã mặc-hình (vòng ngoài) thì là khi-vật thể hay Dụng. Lại nữa nói chưa với đã ở đây chẳng qua là theo thứ -tự luận-lý trong tâm-thức mà nói, chứ nếu theo thứ tự hữu-thể thì chẳng có trước sau chi cả. Nhưng là cái gì đồng thời uyển-chuyển. Nếu ta lấy "Tứ tượng' làm cứ thì từ tứ tượng quay lên lưỡng-nghi cùng thái-cực ta sẽ gọi là linh-tượng hoặc thượng tượng, còn nếu từ tứ tượng quay xuống bát quái thì ta gọi là hình tượng hoặc hạ tượng. Linh tượng thì gọi là Đaọ, tượng trưng bằng tứ linh: long, li, qui, phượng, hoặc 4 chùm sao Chu tước, Thanh long, Huyền võ, Bạch hổ. Hình tượng thì gọi là hạ tượng hay là khí-vật, tức hiện-tượng đã có hình: như được biểu thị trong 8 quẻ: trời, đầm, lửa, sấm, gió, vật, núi, đất.
Trở lên là tóm lược lối biểu thị quan-niệm HòaThời bằng tượng và số. Đó không là một trò chơi lý trí, nhưng là một cách minh họa cái đạo lý "hợp ngoại nội" hoặc là "Thể Dụng nhất nguyên, hiển vi vô gián" **: Thể dụng cùng một gốc, cũng như hiển hiện với vi tế không có gián cách nhau. Vì không có gián cách, nên kông thể có siêu-hình như là một cái gì xa xôi, trái lại là không được lìa xa sự vật mà cầu đạo. Như câu nói của Hồ-nhũ-Phong:"Cố ly vật cầu Đạo giả, vọng nhi dĩ hỉ" ** lìa xa sự-vật mà cầu đạo là truyện hão huyền (Đại cương 145), và sẽ khó lòng nối lại được: "Phân biệt huyễn hóa chân thật bất năng hợp nhất". Đã không nối lại được thì khi muốn hành đạo chỉ còn duy linh "xuất thế", bởi coi thế giới này không có đạo, cho nên trở thành huyễn-hóa dơ bẩn. Còn người ở lại chỉ là duy-vật nhập thế ngập đầu ngập cổ trong cái đống vật chất ròng.
Cả hai thái độ cùng dựa trên sự phân-chia tuyệt đối theo siêu hình cũ. Chỉ khi nào người ta nhận ra được sư thực trong câu "nhân dân vật các hữu Thái cực": người người vật vật thảy đều có thái-cực, nghĩa là Đạo không xa vật, không xa người, thì lúc đó mới đi vào con đường xử thế: tu đạo ngay trong bản thân, ngay trong gia đình, ngay trong nước, vì trần gian đã là đạo rồi, khỏi cần tìm ở trên hay dưới xa xôi.
Và từ đó tu Đạo cũng là tu đời, tu đời cũng là tu Đạo và chính vì thế mà quan niệm Hòa Thời đã ghi được nhiều thành tích cải thiện đời sống nhân dân vượt xa nhiều nền siêu hình kia là nhờ coi "Vũ trụ tiện thị ngô tâm", cũng như "Ngô tâm tiện thị vũ trụ" chứ không còn chi biệt cách xa lạ: thời-gian không còn là cái chi bên ngoài, nhưng là hai sợi canh và chỉ dệt nên con người mà không thể chia lìa dù chỉ một giây "bất khả tu du lị dã". Từ đó con người được tắm nhuần trong linh thiêng: vì linh thiêng không còn là cái gì trên cao tắp tít mà cũng chỉ là chiều kích của người, của vật, của thời gian: tất cả gắn bó với nhau như xương với thịt, như hình thể với tinh thần. Con người được quan niệm như cơ cấu thời gian: có tỏa ra trong vật chất, đồng thời có vươn lên siêu-việt, nên siêu-việt đã được mang sẵng trong người mình, chỉ cần tìm cách phát hiện ra mà thôi. Và việc đó gọi là"minh minh đức": làm sáng tỏ cái đức sáng đã phú bẩm nơi con người, nhưng hiện chưa ý-thức được là tại bị che lấp đi, cần phải lột màn; dévoiler, tháo gỡ những cái che phủ xuống, thì "tam gia sẽ tương kiến" Tam Tài sẽ hội thông trong một tiết-nhịp linh diệu. Đó là ý-nghĩa tâm linh của Đông Phương, tuy rất cổ kính nhưng luôn luôn mới và có thể nói là nó đi đón trước cả triết lý hiện đại cũng như khoa học vi-thể vậy. Và như thế chúng ta nhận ra công việc của chúng ta không còn là nong nả để cho Việt-Nam "có" một nền siêu-hình, nhưng chính là gắng công nhận - thức lại nền đạo học tâm-linh cổ-truyền, làm sao cho những biểu-tượng xa xưa được phục sinh, để không phải là ôm một số biểu-tượng và chữ nghĩa mà khoe mã một cách vô vi vô duyên, nhưng là linh-động-hóa được chúng để phục-vụ-nhân-sinh trong giai đoạn mới đang đi lên này vậy.
2. Đời sống có ý nghĩa chi chăng?
Đó là câu hỏi đang được nói lên inh ỏi điếc tai và rất xa lạ với triết nho, vì nó không bận tâm với vấn đề như vậy. Người ta chỉ đặt ra ý hướng đời sống là khi nằm trong quan niệm lẻ tẻ phần mớ: có đây mà thiếu kia. Có khởi điểm nên cần đạt điểm. Nhưng nếu tất cả được bao trùm trong "Vũ trụ" vô thủy vô chung thì vấn đề không còn tính chất thúc bách nữa. Tuy nhiên vì hiện nay tiếp cận với các nền văn hóa thì chúng ta cũng nên bàn rộng tới đặng gỡ mối tơ vò.
Chúng ta hãy tóm tắt lại bài học trên kia về cá-biệt-hóa hầu rút ra vài ba hệ-luận trực tiếp. Để chống với duy-tâm đời là ảo mộng, ta cho rằng đời có thực và có giá trị chân xác. Tuy nhiên giá trị đó không phải là tuyệt đối như duy vật chủ trương, nhưng là giá trị tương đối; nghĩa là giá trị đó chỉ chân-thực khi qui chiếu vào trung tâm sáng tạo, đầy chất sinh sinh là suối nguồn mọi giá trị.
Đó là nguồn suối duy-nhất nên gọi là Thái-nhất theo nghĩa vô biên, nên không thể có một cá biệt hay một hiện tượng nào lọt ra bên ngoài vì đã là vô cùng còn đâu nữa là bên ngoài để có thể lọt. Cho nên hễ có là có trong vòng thái-nhất và "có" giá trị.
Cái hệ luận trực tiếp của chân lý trên là mọi hiện tượng mọi biến-cố đều có giá trị và đối với tôi cũng là một cá-biệt, một "thánh thể tinh khiết" nên cũng đầy giá trị. Tất cả những biến cố xa gần đều hỗ-tương tác-động vào tôi, và gây nên cho tôi một môi trường thuận lợi để tôi phát triển một tài năng riêng biệt, một tư thái đặc-thù khác hẳng với những trường hợp khác. Tất cả đều giao-hỗ cộng-tác vào sự làm tròn nhiệm vụ của tôi cho nên cái gì cũng có giá-trị, ấy là để nói theo kiểu có với không. Người xưa quen nói: "Thế thượng bất như ý sự: thập thường bát cửu": trên đời những chuyện xảy ra bất như ý có đến 8, 9 còn được như ý chỉ có 1, 2. Như vậy thì nghịch-cảnh nhiều hơn thuận-cảnh là chuyện rất thường tình trong thế gian.
Tại sao lại như thế?
Ít ra ta cũng thấy là mình có dịp phát-triển óc tinh anh tài khéo. Nếu ta gặp toàn thuận-cảnh thì có khi lý-trí, tài-cán suy-tư đã bị thui chột. Không nên nói đã sinh ra Gia-Cát sao còn sinh ra Chu-Du? Vì nếu không có Chu-Du hay Tào-Tháo… thì tài của Gia-Cát đã không có dịp phát triển đến đó. Đừng hỏi đã sinh nước sao còn sinh lửa. Thưa rằng nước không chỉ có dập tắt lửa nhưng cũng có thể được đung sôi do lửa. Sự kiện này, biến cố kia coi như chỉ có gây hại cho ta, nhưng thực ra nó cũng mang nhiều yếu-tố làm-ích cho ta. Làm ích hay di-hại là tùy theo cái nhìn của con người. Một hoàn cảnh đầy bất-công tham-nhũng có người chịu đựng vậy như một số mệnh, hoặc nói theo triết mới thì đó là "thân phận con người", cũng có thể hờn oán, thở-than, đổ-lỗi. Nhưng cũng có thể "bất oán thiên, bất vưu nhân" mà chỉ coi đó là môi-trường thuận-lợi để thử làm chiếu sáng lên một chút yêu-thương, một chút công-chính, coi đó như một sứ-mệnh, để rồi cải-thiện, để rồi biến-hóa trong tất cả cái mức độ có thể. Có khi sự khó khăn quá lớn làm thui chột hết tài cán, chẳng hạn hoàn cảnh nước nhà đã bóp chết từ trong trứng nước biết bao khả năng lẽ ra phải siêu tuyệt nếu gặp môi-trường thuận-lợi cho sự phát-triển. Nhưng nếu thế, thì lại mất tính-chất đặc-thù của nó. Ấy thế mà giá-trị của cá-biệt nằm ở chỗ đặc thù duy nhất và cứ đúng lý thì không nên so sánh, vì mỗi cái là một cá biệt, một trường hợp không giống cái kia, làm sao so sánh. Những tài năng thui chột đối với ta là thất bại, đối với Đại-toàn vũ-trụ thì có thể là những cung đàn dạo hoặc thử phím lên dây… Do đó chúng ta nên quan niệm tai ương như những thách đố của một hoàn-cảnh nhất định nào đó để ở đâu ta cũng an nhiên: "quân tử vô nhập nhi bất tự đắc yên" (Trung Dung 14). Nhất thứ khi ta nhớ rằng trong sự triển khai tài năng đó ta luôn luôn được dẫn đưa, được trợ giúp bởi một "quyền năng vô biên mà trên kia ta gọi là thể, là thái-nhất và nhiều khi để nói cho dễ hiểu ta gọi là Thiên-hựu, là thiên-thần bản mệnh, là vị tiên nữ bảo trợ v.v… Tất cả đều nói lên tính chất giao hỗ chứ không phải cô tịch, lẻ loi trong quá trình cá-biệt hóa này. Tư-tưởng đó dễ giúp ta an vui phó thác, không tiêu phí năng-lực vào việc than trời trách đất, đỗ lỗi cho người này nọ kia, nhưng dành trọn khối năng-lực vào sự "ở đi" cách hiệu-nghiệm hơn hết, khỏe khoắn an nhiên hơn hết.
Một điểm nữa cũng cần được lưu ý là chúng ta đang ở trong quá trình thời-gian hóa, nghĩa là chúng ta đang đóng vai lữ hành. Thực ra không phải chỉ có đóng vai kiểu làm trò, nhưng từ nội tại, từ trong bản chất tôi là một lữ hành, tôi mang trong bản-chất sử-tính nghĩa là tôi đang trở thành, kể cả bản-chất, cho tới sứ-mệnh của tôi, tất cả còn đang hình thành, đang đi tới chưa xong.
Tư tưởng này trái-ngược lại quan-niệm triết-học cho con người như đã làm xong, làm một lần rồi và cứ đọng lại mãi như thế qua muôn đời. Do đó thường hay căn-cứ trọn-vẹn trên lý-trí là tài-năng vốn cắt xén sự vật thành những khúc đặc, cố-định, cũng như y cứ trên hiện-tình coi như đã làm xong rồi tức là toàn bích, nên khi xét đoán đời sống thấy không hợp ý nghĩa mình nghĩ thì cho là phi lý. Con người thí dụ được quan-niệm như con vật có ý-thức có suy-luận, nay đột nhiên nhận ra mình bị vất ra đấy, ba-má sinh đại ra mình mà không hỏi ý kiến, sinh ra rồi tôi có thấy gì cần phải sinh ra đâu…
Je suis contingent.
Tu es contingent; et vous aussi
Tôi là thằng bất thiết. Nó cũng thế.
Cả các anh nữa toàn là một lũ bất-thiết. Tất cả tụi chúng nó cũng thế. Vậy tại sao lại sinh ra để làm cái chi nếu không là làm khổ nhau và mỗi người trở thành hỏa ngục cho lân nhân. Chi mà kì cục vậy? Đời phi lý như thế không buồn nôn sao? Đó là luận điệu chúng ta đã được nghe nhiều, chúng biểu lộ một não trạng bệnh hoạn (Đọc chẳng hạn Diel: La peur et l'angoisse và psychologie de Motivation…). Điều đáng nói là chúng được phát triển do những ông triết gia chủ-trương sử tính của con người. Thì trặt ra rằng các ông cóc có hiểu sử tính là cái mẹ ranh gì, nên mới căn cứ vào nụ để định giá hoa mà không nhận thức là nụ còn đang tiến tới hoa và đang hành trình về cái quả cũng như cái quả cũng đang hành trình một về cái khác, mà Viễn-Đông kêu là ngũ hành nghĩa là muốn nói tất cả còn đang hành hương về với Ngũ. Và Ngũ mới là cái toàn-diện cái toàn-thể. Nếu không qui chiếu vào cái toàn thể, thì những cá-biệt có còn nghĩa-lý chi đâu. Thiếu cái đại lý thì những cái tiểu-lý hết giá-trị. Những ông hiện sinh đả đảo duy lý lại rơi vào hố duy-lý nhị-nguyên, nghĩa là phân cách: phân lý-trí ra khỏi toàn bộ, thì tất phải cho là phi-lý có còn ăn thông với cái chi nữa mà có ý-nghĩa có giá-trị. Một lần nữa chúng ta nhận ra vấn-đề ý-nghĩa cuộc đời gắn liền với vấn đề định giá-trị của cá-biệt, cũng như vấn đề này gắn liền vào mối liên-hệ nhất-đa, Thể-Dụng.
Nếu xem hời hợt bên ngoài thì chỉ toàn thấy đa-tạp vô-lý, nhưng khi nhìn thấu cho tới tận bờ Nhất Thể hay là Toàn Thể thì sẽ thấy "mọi biến-cố đều có ích, mọi sự vật đều là thần tình đáng quý tôn, mọi ngày đều là lễ trọng, hết mọi người đều là linh-thiêng cao cả": Pour les philosophes toutes sont amicales et sacrées, tous les événements utiles, tous les jours sanctifiés, tous les hommes divins (Emerson et Nietzsche dans le gai savoir). Đó là tư tưởng hứng khởi cùng một loại với câu "quân tử thản đãng đãng": Không bận tâm với vấn đề đời sống có ý nghĩa hay không nhưng chỉ lo sống cho viễn mãn tròn đầy, sống như một cuộc ca vũ, có thể ói như cũa Hóa nhí đa hí lộng.
3. Rung rinh trước mũi Thiên Thai
"Ngày xưa" có ba triết gia cùng nhau lên thăm thượng giới. Tới nơi triết gia Tây Âu liền gõ cữa làm hiệu xin vào.
_ Thượng Đế hỏi ai?
_ Thưa có tôi đây, một trí thức muốn lên thăm cõi thiên thai, xin mở cửa cho tôi vào.
_ Trả lời: mới có trí thức đâu đã đủ, còn nhiều cái khác phải thức nữa mới vô được. Trên này không có những tiếng xin với muốn… Hãy trở lại địa cầu. Đây không có chỗ nào cho cái tôi hạn hẹp như vậy. Thế là cửa Thiên Thai vẫn đóng kín. Triết gia đành phải trở về trái đất ngồi vò đầu suy nghĩ mãi: tại sao trên trời không có chỗ cho tôi? Có cách nào đưa tôi vào trển được không? Hiện còn lý luận vì chưa tìm ra lời đáp.
Biết thế triết gia thứ hai lần đến gõ cửa phía Nam và Thượng Đế cũng hỏi ai?
_ Thưa chính là ngài đây mà?
_ Chính ta sao lại ở ngoài Ấy, liền mở cửa lôi tuột triết gia vào cung rồi đóng cửa cái phập.
Ở ngoài chỉ còn nghe láng máng một vài tiếng không không. Chả hiểu là không cái gì.
Thấy cớ sự của hai người trước như thế, triết gia thứ ba liền tiến đến cửa phía đông nam rồi không gõ cửa cũng không xưng danh hiệu chi hết chỉ lấy cây đàn Kinh ra gảy ba câu vọng cổ mùi, cửa trời liền mở, tự nhiên mở ra to hoác, các tiên thánh xúm nhau lại chung quanh để nghe và xem, không còn chỗ hở. Thấy vậy triết gia thêm hứng liền cất hát bài "gieo gặt" mọi người đều lên hứng. Khi hát tới câu.
"Rung rinh, rung rinh khi hai cái ví nó mới rung rinh… "
Thì tất cả thính giả đều rung rinh và tự nhiên làm thành vòng vũ ồ ạt đến nỗi mấy tiên nữ đang mải nguýt mấy tiên nam rung rinh hơi nhiều cũng bị kéo theo và rồi cũng múa như ai, trước còn tại chỗ và ở ngoài sau vào cả trong và vui chân đánh một vòng thiên thai, càng ca múa mọi người càng khoái đến nỗi đánh luôn một vòng trần thế nữa: đoàn ca vũ đi tới đâu tiếng hát giòn tan đến đó: từ hang cùng ngõ hẻm, ra cho tới chợ cùng quê, rồi khắp nước đâu đâu cũng nghe vang dội những tiếng "gánh, gánh, gánh. Gánh thóc về" gánh triết về! Đóng triết vào, thấm vào, thấm vào!
TÁI BÚT : Trong 4 chương sau chúng ta sẽ xem triết thấm vào đời sống như thế nào, chỉ đưa 4 mẫu hàng, lối sống, qui lịch, sứ mệnh và Thái Thất.
Chữ Thời ( Triết Lý An Vi )
Nội dung
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX
Chương X
Chương XI
Chương XII
Chương XIII
Chương XIV
Chương XV
Đoạn kết