NGÀY CỦA NỘI
Tác giả: Kim Hài
Trong khoảng khắc, tôi đã bước qua cổng ngôi nhà cũ kỹ. Hai cái cột cổng rêu phong như chưa bao giờ được quét vôi sửa chữa kể từ ngày tôi rời bỏ quê hương cách đây 20 năm. Mái ngói miếng còn, miếng vỡ. Độc nhất trên nóc cao bên phải, chỗ mà ngày xưa một tổ ong yên vị hằng mấy năm trời, được che chắn bằng một miếng tôn xỉn màu không phản chiếu nổi chút ánh sáng mặt trời. Mảnh vườn nhỏ lưa thưa. Không còn trồng cúc hoặc thược dược dù bây giờ đang là cuối năm. Cây mai già ở mái hiên trước chỉ còn sót lại dấu tích của hàng gạch thẻ xây bao quanh gốc.
Tôi nhìn thấy ngay nội đang ngồi yên lặng trên chiếc ghế mây. Mái tóc trắng lên trong nắng chiều.
- Nội.
Tôi la lên như hồi còn trẻ dại. Đôi mắt bạc màu nhấp nháy nhìn tôi chăm chú, rồi nội nói như những lần ngày xưa, khi tôi từ nhà mình qua nội để chờ xin một cái bánh ít hoặc dăm đồng bạc mới ăn quà.
- Con Thu hả? Mới qua?
Tôi đến bên nội, mắt rưng rưng:
- Lâu quá con mới về thăm nội.
Nội nhìn tôi, nhìn chiếc valy đầy bụi, rồi như chợt nhớ, nội nắm tay tôi dục dặc:
- Lớn quá ,nội nhìn không ra . Mệt không? Vô cất đồ. Cô Uùt đi xóm chút về. Cất đồ rồi ra kể chuyện nhà cho Nội nghe.
Nội lục tìm gì đó trong túi áo. Hay đó là thói quen mỗi khi gặp cháu. Tìm cho nó một cái kẹo, hoặc cái bánh, hoặc đồng bạc keng. Tôi ước gì giá như mình nhỏ lại, được có cái cảm giác háo hức nôn nả chờ đợi phép lạ hiện ra từ chiếc túi áo bà ba lớn tướng của nội.
Lúc tôi từ nhà trong bước ra, nội đã pha sẳn ấm trà nóng hổi. Mùi lá chè tươi ngào ngạt vị chát ngọt ngào. Tôi đưa biếu nội gói mứt sen mua từ thành phố. Nội cười:
- Răng nội chừ yếu lắm rồi.
Nội nếm thử một hạt, trệu trạo. Tôi hối hận tại sao không nghĩ ra là nội không còn khoẻ như trước. Giá như tôi mua mấy phong bánh đậu xanh ướt thì hay biết mấy.
Nội hỏi đủ thứ chuyện. Tôi kể sơ lược chuyện ba mẹ, nhà cửa, những chuyện mà chắc có nghe hết nội cũng không hình dung nổi. Nội nói:
- Nội không hiểu sao ba mẹ con lại bỏ nước ra đi. Mà rồi tại sao con ở lại?
Tôi cố lái câu chuyện sang một huớng khác. Bởi đối với tôi, đây cũng là câu chuyện không vui vẻ gì. Tôi kết luận :
- Nội ơi ,nhưng có đi xa mới biết nhớ quê hương, mới thấy quê hương mình là đẹp, là cần thiết. Nội có diễm phúc chưa bao gời rời khỏi làng quê, Nội chưa hiểu hết cái buồn khổ của kẻ xa quê hương đâu nội à. Thế nào rồi ba mẹ con cũng tìm về mà.
Nội không nói gì chỉ nhìn đăm đăm lên những ngọn cây cao. Tôi cũng im lặng. Lòng mông lung.
Chiều dần xuống trong khu vườn yên ắng. Những hàng cây trở nên rất lạ mà cũng rất quen. Tôi cố phân tích những cảm giác của mình để có thể hiểu đuợc nội hơn, để có thể an ủi được nội hơn. Có người cha nào mà không đau lòng khi vĩnh viễn không thể nào hy vọng thấy lại con mình. Có cha mẹ nào mà không đứt ruột khi phải từ chối sống chung với những người thân ruột thịt mình. Nhưng nội vẫn ngồi đó, an nhiên, tự tại. Còn tôi, tôi chấp nhận ở lại và tôi chưa phải là người già. Nỗi buồn nỗi đau của tôi rất khác và chóng qua. Nhưng với nội, giữa sự cô đơn vây bủa, giữa cái thinh lặng của miền quê mà thời gian như dài ra và chùng lại, tôi không thể biết được, và không thể nào an ủi nội được.
- Con có nhìn thấy gì không?
Nội đưa ngón tay run run chỉ lên cao. Bầu trời cuối năm thật đẹp. Những màng mây rải rác, dồn từng cụm nhỏ. Cụm dày, cụm mỏng, lướt thướt biến đổi và kéo nhau trôi dài trên nền trời xanh biển. Giọng nói nội bỗng nhiên thay đổi, nhịp điệu nhanh và sôi nổi không ngờ:
- Con nhìn kỹ đi, mây trời biến hoá. Nội nhìn thấy rồi. Kìa, một người gánh lúa đi như chạy giữa hai bờ đê. Phía bên kia là đồng lúa trĩu nặng. Nọ là những bụi tre ,có một ông lão nông vác cày. Con coi, cái ao phía trái đám mây lớn đó giống cái ao sau nhà mình chưa? Cũng có một cây đa con bên cạnh.
Tôi cố nhìn lên đám mây, tưởng tượng các hình người. Nhưng trí tượng tượng của tôi cứ bị xoá đi bởi các lo nghĩ khác. Tôi không có kiên nhẫn để hình dung ra mọi người mọi vật.
Nội như biết được, nheo mắt nhìn tôi. Cái nhìn trẻ trung đến không ngờ.
- Ờ mà con làm sao mường tượng ra khi không được gắn bó với cuộc sống ở đây để các hình ảnh này in vào tâm trí. Có thể con sẽ thấy cái xe hơi, cái nhà lầu, phố xá chăng? Nhìn thử xem .
Rồi nội lại mỉm cười nói tiếp,vẻ khoan dung :
- Chắc cháu cũng chẳng thấy đâu. Bởi những thứ ấy chỉ gợi sự ham muốn, chứ đâu thấm vào được trái tim.
Tôi không thể không hiểu lời Nội. Thứ tình quê chan chứa đích thực phải phát xuất từ trái tim, phải tích luỹ từ máu huyết, từ hạt lúa, hàng tre ,từ những gì thân thương nhất quanh mình. Không có nó ,tình quê chỉ là thứ tình hời hợt trên đầu môi chót lưỡi mà thôi.
Tôi cảm thấy xấu hổ cho mình. Gục đầu lên thành ghế nội ngồi, Tôi cố nhìn theo những bóng mây không hình thù đang đuổi theo ánh hoàng hôn. Tiếng nội đều đều:
Bây giờ không hiểu tại sao, nội đâm nhớ lại thời tuổi nhỏ của nội lạ lùng Nội nhớ cả những buổi tối nằm ngoài vườn, ngửa đầu lên trời đếm sao. Hết đếm sao lại cố gắng phân biệt tiếng ểnh ương, tiếng dế, tiếng côn trùng để xem chúng chia nhau chỗ ở như thế nào trong vườn. Những buổi sáng , nội nằm dài trên lưng trâu, cố nhìn cho được trên đầu tàn cây , những ngọn lá đuổi gió như mặt sông. Rồi những buổi bơi lặn dò dòng nước chảy trên sông nhà .Từng khoảng đời ẩn hiện như mới đâu đây. Sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào nội cũng hình dung rồi nhớ lại. Có lẽ nội sắp về với tổ tiên rồi.
Khi nói như vậy , gương mặt nội trẻ ra khiến tôi trả lời một cách tự nhiên;
- Nội còn sống lâu lắm nội ơi.
- Nhưng nội không tiếc đâu. Những giờ phút, những cảm giác sung sướng nhất của ngày xưa, nội đều có dịp sống lại được hết. Đôi khi nội con hửi được mùi phân trâu đốt rầy hồi đó nữa.
- Thiệt không nội? (Tôi buột miệng hỏi)
Nội vẫn thản nhiên:
- Chứ sao! Làng xóm mình nè, ruộng đất mình nè. Ngày qua ngày, thiên nhiên, thời tiết tạo nhiều dịp để nội sống lại như in cảnh hồi xưa.
Tôi không tin lắm. Nhưng tại sao tôi lại không tin ? Nhìn nội tôi biết nội nói thật.
- Bởi vậy, nội tiếc cho ba mẹ con, cho nhiều người khác.Lúc nhớ quê, lúc muốn sống lại giai đoạn hạnh phúc nhất, sung sướng nhất thì chẳng thể có cơ hội. Tiếc thiệt.
- Tiếc thiệt.
Tôi lẩm nhẩm một mình và đột nhiên thấy bâng khuâng như vừa biết mình đã đánh mất một thứ gì đó rất quý giá, rất quan trọng trong cuộc đời. Tôi cố lần nữa nhìn lên bầu trời cao, nhưng những đám mây đã hòa quyện với bóng đêm và ngàn ngàn ngôi sao nhấp nháy xa lạ. Suốt đời, tôi chỉ thấy toàn ánh đèn điện. Tôi cố gắng lắng nghe trong đêm, cố phân biệt đâu là tiếng côn trùng, đâu là tiếng dế, nhưng đôi tai quá quen với nhưng âm thanh điện tử nên khó lòng. Tôi bất lực thèm dáng ngồi tỉnh tại, vẻ mặt như ôm cả bầu trời đất đai, vạn vật trong vòng tay của nội. Ước gì lúc về già, tôi cũng được như nội. Ước gì ba mẹ tôi có được sự bình yên như nội. Tôi nói với nội điều đó. Nội cười trong bóng tốâi:
- Còn quá sớm để con thích thú cảnh già. Đối với nội, đó chỉ là chuyện thường ngày, có gì đáng quan tâm đâu. thôi, tối rồi, ta vào ăn cơm đi.
Tôi đứng lên đỡ nội vào nhà. Nhưng dưới tấm thân gầy, tôi cảm nhận được một sức mạnh bí ẩn tiềm tàng trong nội. Tôi tựa vào nội. Nội vòng tay qua vai tôi. Và tôi cảm thấy một niềm an bình kỳ lạ lan toả khắp người.
Trong khoảng khắc, tôi đã bước qua cổng ngôi nhà cũ kỹ. Hai cái cột cổng rêu phong như chưa bao giờ được quét vôi sửa chữa kể từ ngày tôi rời bỏ quê hương cách đây 20 năm. Mái ngói miếng còn, miếng vỡ. Độc nhất trên nóc cao bên phải, chỗ mà ngày xưa một tổ ong yên vị hằng mấy năm trời, được che chắn bằng một miếng tôn xỉn màu không phản chiếu nổi chút ánh sáng mặt trời. Mảnh vườn nhỏ lưa thưa. Không còn trồng cúc hoặc thược dược dù bây giờ đang là cuối năm. Cây mai già ở mái hiên trước chỉ còn sót lại dấu tích của hàng gạch thẻ xây bao quanh gốc.
Tôi nhìn thấy ngay nội đang ngồi yên lặng trên chiếc ghế mây. Mái tóc trắng lên trong nắng chiều.
- Nội.
Tôi la lên như hồi còn trẻ dại. Đôi mắt bạc màu nhấp nháy nhìn tôi chăm chú, rồi nội nói như những lần ngày xưa, khi tôi từ nhà mình qua nội để chờ xin một cái bánh ít hoặc dăm đồng bạc mới ăn quà.
- Con Thu hả? Mới qua?
Tôi đến bên nội, mắt rưng rưng:
- Lâu quá con mới về thăm nội.
Nội nhìn tôi, nhìn chiếc valy đầy bụi, rồi như chợt nhớ, nội nắm tay tôi dục dặc:
- Lớn quá ,nội nhìn không ra . Mệt không? Vô cất đồ. Cô Uùt đi xóm chút về. Cất đồ rồi ra kể chuyện nhà cho Nội nghe.
Nội lục tìm gì đó trong túi áo. Hay đó là thói quen mỗi khi gặp cháu. Tìm cho nó một cái kẹo, hoặc cái bánh, hoặc đồng bạc keng. Tôi ước gì giá như mình nhỏ lại, được có cái cảm giác háo hức nôn nả chờ đợi phép lạ hiện ra từ chiếc túi áo bà ba lớn tướng của nội.
Lúc tôi từ nhà trong bước ra, nội đã pha sẳn ấm trà nóng hổi. Mùi lá chè tươi ngào ngạt vị chát ngọt ngào. Tôi đưa biếu nội gói mứt sen mua từ thành phố. Nội cười:
- Răng nội chừ yếu lắm rồi.
Nội nếm thử một hạt, trệu trạo. Tôi hối hận tại sao không nghĩ ra là nội không còn khoẻ như trước. Giá như tôi mua mấy phong bánh đậu xanh ướt thì hay biết mấy.
Nội hỏi đủ thứ chuyện. Tôi kể sơ lược chuyện ba mẹ, nhà cửa, những chuyện mà chắc có nghe hết nội cũng không hình dung nổi. Nội nói:
- Nội không hiểu sao ba mẹ con lại bỏ nước ra đi. Mà rồi tại sao con ở lại?
Tôi cố lái câu chuyện sang một huớng khác. Bởi đối với tôi, đây cũng là câu chuyện không vui vẻ gì. Tôi kết luận :
- Nội ơi ,nhưng có đi xa mới biết nhớ quê hương, mới thấy quê hương mình là đẹp, là cần thiết. Nội có diễm phúc chưa bao gời rời khỏi làng quê, Nội chưa hiểu hết cái buồn khổ của kẻ xa quê hương đâu nội à. Thế nào rồi ba mẹ con cũng tìm về mà.
Nội không nói gì chỉ nhìn đăm đăm lên những ngọn cây cao. Tôi cũng im lặng. Lòng mông lung.
Chiều dần xuống trong khu vườn yên ắng. Những hàng cây trở nên rất lạ mà cũng rất quen. Tôi cố phân tích những cảm giác của mình để có thể hiểu đuợc nội hơn, để có thể an ủi được nội hơn. Có người cha nào mà không đau lòng khi vĩnh viễn không thể nào hy vọng thấy lại con mình. Có cha mẹ nào mà không đứt ruột khi phải từ chối sống chung với những người thân ruột thịt mình. Nhưng nội vẫn ngồi đó, an nhiên, tự tại. Còn tôi, tôi chấp nhận ở lại và tôi chưa phải là người già. Nỗi buồn nỗi đau của tôi rất khác và chóng qua. Nhưng với nội, giữa sự cô đơn vây bủa, giữa cái thinh lặng của miền quê mà thời gian như dài ra và chùng lại, tôi không thể biết được, và không thể nào an ủi nội được.
- Con có nhìn thấy gì không?
Nội đưa ngón tay run run chỉ lên cao. Bầu trời cuối năm thật đẹp. Những màng mây rải rác, dồn từng cụm nhỏ. Cụm dày, cụm mỏng, lướt thướt biến đổi và kéo nhau trôi dài trên nền trời xanh biển. Giọng nói nội bỗng nhiên thay đổi, nhịp điệu nhanh và sôi nổi không ngờ:
- Con nhìn kỹ đi, mây trời biến hoá. Nội nhìn thấy rồi. Kìa, một người gánh lúa đi như chạy giữa hai bờ đê. Phía bên kia là đồng lúa trĩu nặng. Nọ là những bụi tre ,có một ông lão nông vác cày. Con coi, cái ao phía trái đám mây lớn đó giống cái ao sau nhà mình chưa? Cũng có một cây đa con bên cạnh.
Tôi cố nhìn lên đám mây, tưởng tượng các hình người. Nhưng trí tượng tượng của tôi cứ bị xoá đi bởi các lo nghĩ khác. Tôi không có kiên nhẫn để hình dung ra mọi người mọi vật.
Nội như biết được, nheo mắt nhìn tôi. Cái nhìn trẻ trung đến không ngờ.
- Ờ mà con làm sao mường tượng ra khi không được gắn bó với cuộc sống ở đây để các hình ảnh này in vào tâm trí. Có thể con sẽ thấy cái xe hơi, cái nhà lầu, phố xá chăng? Nhìn thử xem .
Rồi nội lại mỉm cười nói tiếp,vẻ khoan dung :
- Chắc cháu cũng chẳng thấy đâu. Bởi những thứ ấy chỉ gợi sự ham muốn, chứ đâu thấm vào được trái tim.
Tôi không thể không hiểu lời Nội. Thứ tình quê chan chứa đích thực phải phát xuất từ trái tim, phải tích luỹ từ máu huyết, từ hạt lúa, hàng tre ,từ những gì thân thương nhất quanh mình. Không có nó ,tình quê chỉ là thứ tình hời hợt trên đầu môi chót lưỡi mà thôi.
Tôi cảm thấy xấu hổ cho mình. Gục đầu lên thành ghế nội ngồi, Tôi cố nhìn theo những bóng mây không hình thù đang đuổi theo ánh hoàng hôn. Tiếng nội đều đều:
Bây giờ không hiểu tại sao, nội đâm nhớ lại thời tuổi nhỏ của nội lạ lùng Nội nhớ cả những buổi tối nằm ngoài vườn, ngửa đầu lên trời đếm sao. Hết đếm sao lại cố gắng phân biệt tiếng ểnh ương, tiếng dế, tiếng côn trùng để xem chúng chia nhau chỗ ở như thế nào trong vườn. Những buổi sáng , nội nằm dài trên lưng trâu, cố nhìn cho được trên đầu tàn cây , những ngọn lá đuổi gió như mặt sông. Rồi những buổi bơi lặn dò dòng nước chảy trên sông nhà .Từng khoảng đời ẩn hiện như mới đâu đây. Sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào nội cũng hình dung rồi nhớ lại. Có lẽ nội sắp về với tổ tiên rồi.
Khi nói như vậy , gương mặt nội trẻ ra khiến tôi trả lời một cách tự nhiên;
- Nội còn sống lâu lắm nội ơi.
- Nhưng nội không tiếc đâu. Những giờ phút, những cảm giác sung sướng nhất của ngày xưa, nội đều có dịp sống lại được hết. Đôi khi nội con hửi được mùi phân trâu đốt rầy hồi đó nữa.
- Thiệt không nội? (Tôi buột miệng hỏi)
Nội vẫn thản nhiên:
- Chứ sao! Làng xóm mình nè, ruộng đất mình nè. Ngày qua ngày, thiên nhiên, thời tiết tạo nhiều dịp để nội sống lại như in cảnh hồi xưa.
Tôi không tin lắm. Nhưng tại sao tôi lại không tin ? Nhìn nội tôi biết nội nói thật.
- Bởi vậy, nội tiếc cho ba mẹ con, cho nhiều người khác.Lúc nhớ quê, lúc muốn sống lại giai đoạn hạnh phúc nhất, sung sướng nhất thì chẳng thể có cơ hội. Tiếc thiệt.
- Tiếc thiệt.
Tôi lẩm nhẩm một mình và đột nhiên thấy bâng khuâng như vừa biết mình đã đánh mất một thứ gì đó rất quý giá, rất quan trọng trong cuộc đời. Tôi cố lần nữa nhìn lên bầu trời cao, nhưng những đám mây đã hòa quyện với bóng đêm và ngàn ngàn ngôi sao nhấp nháy xa lạ. Suốt đời, tôi chỉ thấy toàn ánh đèn điện. Tôi cố gắng lắng nghe trong đêm, cố phân biệt đâu là tiếng côn trùng, đâu là tiếng dế, nhưng đôi tai quá quen với nhưng âm thanh điện tử nên khó lòng. Tôi bất lực thèm dáng ngồi tỉnh tại, vẻ mặt như ôm cả bầu trời đất đai, vạn vật trong vòng tay của nội. Ước gì lúc về già, tôi cũng được như nội. Ước gì ba mẹ tôi có được sự bình yên như nội. Tôi nói với nội điều đó. Nội cười trong bóng tốâi:
- Còn quá sớm để con thích thú cảnh già. Đối với nội, đó chỉ là chuyện thường ngày, có gì đáng quan tâm đâu. thôi, tối rồi, ta vào ăn cơm đi.
Tôi đứng lên đỡ nội vào nhà. Nhưng dưới tấm thân gầy, tôi cảm nhận được một sức mạnh bí ẩn tiềm tàng trong nội. Tôi tựa vào nội. Nội vòng tay qua vai tôi. Và tôi cảm thấy một niềm an bình kỳ lạ lan toả khắp người.