watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nhan sắc và tâm hồn-NHƯ GIẤC MƠ QUA - tác giả Kim Hài Kim Hài

Kim Hài

NHƯ GIẤC MƠ QUA

Tác giả: Kim Hài

Huyền giữ chặt nếp váy lo lắng nhìn trời. Cơn mưa rào cuối thu đang vật vã bời bời trên những ngọn cây cao. Mặt lộ tràn ngập nước mưa sâu cở chừng nửa bánh xe. Không một chiếc Honda nào dám vượt qua con sông cạn bất đắc dĩ này, kể cả những chiếc Honda ôm đang cần khách.
Chuông đồng hồ gỏ 6 tiếng nhặt khoan. Một chiếc xích lô chạy qua, lạnh lùng vượt đi trước cái vẩy tay của Huyền.
- Lại nghe chửi đến sướng lỗ tai.
Huyền lẩm bẩm một mình, cố dùng hơi đẩy mạnh sự lo âu, căng thẳng ra khỏi lồng ngực. Huyền mới kiếm được việc làm nửa tháng nay sau một năm vất vả vác đơn hết công sở này đến công sở nọ. Tốt nghiệp lớp 12, thi rớt đại học, bố bị tai nạn chết, mẹ buôn bán lặt vặt không đủ nuôi đàn con 4 đứa. Huyền đành bỏ học kiếm tiền nuôi gia đình. Những ngày đầu còn tin tưởng háo hức, Huyền mong kiếm được một chân thư ký cho một công ty hay một cơ sở, xí nghiệp nào đó. Đi mòn guốc, chạm phải những lời từ chối liên miên, Huyền thất vọng chỉ còn ước ao sao kiếm được một chân bán hàng hoặc bảo mẫu nhà trẻ. Nhưng cuối cùng, vẫn chẳng có được một lời hứa hẹn chắc chắn nào. Cảnh nhà ngày càng cùng quẫn đến nỗi khi Huyền nhận lời làm cho một tiệm cà phê video, mẹ Huyền nuốt nước mắt làm thinh. Được nửa năm, ông chủ tiệm cà phê đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, sang cửa tiệm cho một người khác. Quán cà phê biến thành quán karaoke. Bà chủ tiệm đề nghị Huyền ở lại làm cho họ, nhưng Huyền từ chối ngay:
- Dạ, cháu không quen với cách bán hàng này, nhất là cháu không có năng khiếu hát hò.
Bà chủ tiệm giảng giải:
- Mấy em đâu cần biết hát, chỉ cần trẻ, tươi cười. Mình ngồi phục vụ họ thôi. Tỉ như họ bảo thay băng thì mình thay băng, kêu mua thuốc thì mình mua thuốc, mua nước. Khi họ không biết bài hát đó, mình hát cho họ nghe, hoặc hát theo bè với họ. Dễ mà lịch sự hơn bia ôm. Chị làm ăn đàng hoàng .
Huyền vẫn lắc đầu. Nhưng thêm một năm mòn chân xin việc, Huyền nản lòng. Tại sao những kẻ muốn lao động chân chính, muốn đổ mồ hôi để đổi lấy bát cơm thì không có được việc làm, không đủ cơm ăn, áo mặc? Còn những kẻ sa đoạ, ăn chơi, sống trên lưng người khác thì dư thừa tiền bạc để nghĩ ra đủ thứ trò.
Nỗi cay đắng, căm phẫn của Huyền không biến đổi được tình hình. Để cuối cùng, Huyền theo một đứa bạn chấp nhận làm cho một cửa hàng karaoke.
Nửa tháng trời làm việc cực nhọc, ăn mặc như những nàng công chúa phương tây, đẩy đưa khách để họ bằng lòng, cho hoa hồng hậu hỉnh. Huyền cay đắng thấy mình càng ngày càng trở nên quen dần với lối làm việc mới, điều mà trước đây, Huyền nghĩ rằng đến chết cũng không thể nào quen được. Mẹ vẫn im lặng buồn buồn. Sức bà cạn kiệt, không làm được gì giúp con, chỉ lo lắng theo dõi từng hành vi cử động của con khi Huyền về tới nhà. Bà muốn biết rằng Huyền, đứa con gái tội nghiệp của bà vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng đứa em gái của Huyền có vẽ nghi ngờ và đe chị:
- Chị chỉ đón khách vào hát karaoke chứ không làm gì khác nữa chứ?
- Thì công việc chỉ có vậy thôi.
- Em nghe nói còn có karaoke ôm nữa. Chị hãy coi chừng. Nếu người quen bắt gặp thì ê mặt.
- Làm gì có ôm iết ở đây. Chị chẳng làm gì xấu, chỉ muốn đủ tiền nuôi các em ăn học thôi.
Huyền đã nói dối em. Nhưng biết làm sao được. Nàng không thể đẩy họ đi, vì mọi người khách đều là một phần trong số lương của Huyền. Nàng căm ghét và khinh bỉ họ. Những kẻ đốt tiền cho những thú vui hạ cấp. Họ không coi trọng nhân phẩm người phụ nữ, không nghĩ đến những đứa con gái của họ bằng tuổi Huyền, không để ý tới mái tóc điểm bạc khả kính của họ. Vì vậy, chính họ đã tự dìm nhân phẩm của họ xuống tận đất đen. Huyền coi khinh họ.
- Mưa to quá, cả đêm nay chưa chắc nước rút hết.
Tiếng người nam nói bâng quơ bên cạnh làm Huyền giật mình thoát khỏi giòng suy nghĩ. Một thanh niên quần áo công nhân đang đứng bên thềm. Chiếc xe gắn máy cũ mèm ở sát cạnh. Thấy Huyền nhìn sang, người thanh niên mỉm cười lập lại:
- Mưa to quá ,đuờng ngập lụt kiểu này có tạnh mưa cũng chưa đi được.
Đồng cảm với nỗi lo lắng bị trễ giờ làm việc, Huyền gật đầu:
- Tôi cũng nghĩ vậy. Mưa mãi chẳng thấy ngớt. Chán quá.
Anh thanh niên chỉ những lỗ ga nghẹt đầy rác ở gần đó nói, giọng bực tức:
- Tất cả do một phần hệ thống cống thoát nước dở quá, lại thêm dân chúng không biết giữ vệ sinh, đổ rác bừa bãi, cống nghẹt nước không có đường thoát …
Huyền thấy có lý:
- Đường nhiều ổ gà, đào lên lắp xuống làm hư đường. Với lại đến cả trăm năm rồi mà con đuờng này vẫn chưa đuợc tu bổ, trong khi nhà dân đổ nền, lấn cống, bảo sao không ngập lụt được.
Câu chuyện xoay dần từ đường xá, cầu cống đến tình trạng xã hội, rồi xoay sang đề tài phim ảnh, tiểu thuyết. Nội dung không sâu nhưng cả hai có thể nói với nhau, tạo nên bầu không khí giao lưu ấm áp, làm quên mất cơn mưa đang dai dẳng ngoài trời.
Khi câu chuyện bắt đầu xoay quanh đến tình trạng cá nhân thì cơn mưa dịu bớt. Nước vẫn cuồn cuộn trên đường, nhưng xe cộ đã bắt đầu qua lại
- Nói chuyện nãy giờ mà tôi quên tự giới thiệu. Tôi là Nam, công nhân nhà máy Ba son. Thợ cơ khí. Còn cô, chắc cô đi sinh nhật bạn phải không nên mới ăn mặc đẹp như vậy. Giờ thì lỡ tiệc rồi. Cả tôi cũng trễ ca, hẳn bị giũa lắm đây.
Huyền lúng túng:
- Dạ … tôi là Huyền … dạ … chết, trễ rồi, tôi phải về.
Nam mau mắn:
- Để tôi đưa cô về nhà, xe này ngó bụi vậy chớ khoẻ lắm. Lau bugi khô, mồi tí xăng là chạy liền. Nhưng chờ khoảng 10 phút để nước rút xuống một chút cho chắc ăn.
Hơn lúc nào hết Huyền mong có một chiếc xích lô ngang qua. Nhưng không thấy. Trong lúc đó, Nam loay hoay lau chùi xe, mồi xăng, đạp thử. Tiếng xe nổ giòn, mùi khói xe hăng hắc. Nam tắt máy, chùi tay, vui vẻ nói:
- Vậy là xong, cô chờ chút tôi đưa cô về. Quen nhau, coi như bạn, cô đừng ngại. Nói thiệt với cô, làm ở Ba son riết tôi chẳng có bạn gái, chung quanh toàn con trai không à. Có được một người bạn gái để nói chuyện thật là quí. Tôi là công nhân nên không văn vẻ màu mè, cô thông cảm. Cô có muốn làm bạn với tôi không?
Mắt Nam sáng lên ánh chân thực. Người thanh niên này bộc trực và mau mắn. Huyền nghĩ như vậy và tự nhiên lòng cũng dịu đi. Một niềm vui trong sáng, lạ lẫm ,tràn ngập lòng Huyền, nàng nhìn Nam nhẹ nhè gật đầu:
Nam cười phô hàm răng trắng khoẻ. Đôi tay to bè đưa ra:
- Bắt tay cô làm quen. Mình là bạn.
Bàn tay bắt chặt chẽ, ấp áp dù thô nhám. Huyền chợt có cảm giác như đây là bạn học cũ rất thân từ lâu rồi.
Nam nhanh nhẹn dắt xe và đạp số. Tiếng xe nổ dòn. Huyền ngồi lên yên xe và lắng nghe cảm giác lần đầu tiên trong đời ngồi trên yên sau của xe một người bạn khác phái.
- Nhà Huyền ở đường nào?
Câu nói của Nam đánh thức Huyền ra khỏi cơn mộng. Đến đâu? Đêm nay, cũng như mọi ngày, Huyền có một địa chỉ, nhưng làm sao Huyền có thể đọc tên cái địa chỉ đó.
Tiếng Nam giục giã, và Huyền nghe giọng mình khản đặc khi nói số nhà, tên đường với ba, năm cái suyệt. Con đường ở đâu đó khá gần.
- A, đây rồi.
Huyền kéo nhẹ áo Nam.
- Để Huyền xuống đây, Nam đi làm đi, bữa nào rãnh, Huyền sẽ đến chỗ Nam làm liên hệ.
Nam cười:
- Nam cũng đang vội. Thôi Huyền về, nhớ liên hệ, gọi theo số điện thoại Ba son, hỏi Nam cơ khí ai cũng biết. Ngày chẳn mình làm ca đêm.
Khi Nam vọt xe đi, Huyền rời rã không còn muốn đến chỗ làm. Một sự chán nản bỗng chiếm ngự cả tâm hồn lẫn thể xác, Huyền ngoắc một chiếc xích lô. Trên xe, Huyền ngồi im cố nhớ lại buổi gặp mặt bất ngờ vừa qua. Buổi gặp gỡ đối với Huyền như một giấc mơ, một giấc mơ đã có trong trí tưởng của Huyền từ thời nào rất xa, thưở học trò mộng mơ, lãng mạn.
Giờ đây, Huyền biết là mình chẳng thể có đủ can đảm để nói rõ về mình cho Nam biết. Và như vậy, tình bạn mơ ước đó vẫn chưa thể có được. Đến khi nào đối mặt nhau mà không còn mặc cảm lo âu? Huyền không biết, Huyền ngã người ra nệm xe ép hai bàn tay vào má. Lòng bàn tay nóng rần như còn vương hơi ấm của cái bắt tay từ giã. Huyền đã tiếp xúc rất nhiều bàn tay nhạt nhẽo, tham lam, ti tiện khi làm việc, mỗi lần như vậy, Huyền muốn nhúng cả đôi tay vào thuốc tẩy để rửa nó. Còn giờ đây, Huyền ước mong sao cảm giác vững vàng, nồng ấm của đôi bàn tay Nam thô nhám sẽ mãi mãi không phai. Mọi chuyện cứ như một giấc mơ tuyệt vời mà Huyền hằng ao ước ,cầu xin trong suốt những tháng năm thiếu nữ .Chỉ có điều khác với giấc mơ là Huyền đã chạm được vào bàn tay mơ ước đó và chút hơi ấm sót lại nầy lạ lùng thay đang nhen nhóm trong Huyền niềm hy vọng và sức mạnh để cưởng lại lực xoáy của cuộc sống khó khăn nầy .
Chiếc xe xích lô đưa Huyền ngược về với phố đèn màu .Nhưng Huyền không lưu ý và cũng không sợ hãi nữa ,bởi Huyền đang lờ mờ hiểu ra mình sẽ phải mất gì và được gì khi tự thực hiện cho bằng được uớc mơ đẹp đẽ nhất của mình.
KIM – HÀI.



Huyền giữ chặt nếp váy lo lắng nhìn trời. Cơn mưa rào cuối thu đang vật vã bời bời trên những ngọn cây cao. Mặt lộ tràn ngập nước mưa sâu cở chừng nửa bánh xe. Không một chiếc Honda nào dám vượt qua con sông cạn bất đắc dĩ này, kể cả những chiếc Honda ôm đang cần khách.
Chuông đồng hồ gỏ 6 tiếng nhặt khoan. Một chiếc xích lô chạy qua, lạnh lùng vượt đi trước cái vẩy tay của Huyền.
- Lại nghe chửi đến sướng lỗ tai.
Huyền lẩm bẩm một mình, cố dùng hơi đẩy mạnh sự lo âu, căng thẳng ra khỏi lồng ngực. Huyền mới kiếm được việc làm nửa tháng nay sau một năm vất vả vác đơn hết công sở này đến công sở nọ. Tốt nghiệp lớp 12, thi rớt đại học, bố bị tai nạn chết, mẹ buôn bán lặt vặt không đủ nuôi đàn con 4 đứa. Huyền đành bỏ học kiếm tiền nuôi gia đình. Những ngày đầu còn tin tưởng háo hức, Huyền mong kiếm được một chân thư ký cho một công ty hay một cơ sở, xí nghiệp nào đó. Đi mòn guốc, chạm phải những lời từ chối liên miên, Huyền thất vọng chỉ còn ước ao sao kiếm được một chân bán hàng hoặc bảo mẫu nhà trẻ. Nhưng cuối cùng, vẫn chẳng có được một lời hứa hẹn chắc chắn nào. Cảnh nhà ngày càng cùng quẫn đến nỗi khi Huyền nhận lời làm cho một tiệm cà phê video, mẹ Huyền nuốt nước mắt làm thinh. Được nửa năm, ông chủ tiệm cà phê đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, sang cửa tiệm cho một người khác. Quán cà phê biến thành quán karaoke. Bà chủ tiệm đề nghị Huyền ở lại làm cho họ, nhưng Huyền từ chối ngay:
- Dạ, cháu không quen với cách bán hàng này, nhất là cháu không có năng khiếu hát hò.
Bà chủ tiệm giảng giải:
- Mấy em đâu cần biết hát, chỉ cần trẻ, tươi cười. Mình ngồi phục vụ họ thôi. Tỉ như họ bảo thay băng thì mình thay băng, kêu mua thuốc thì mình mua thuốc, mua nước. Khi họ không biết bài hát đó, mình hát cho họ nghe, hoặc hát theo bè với họ. Dễ mà lịch sự hơn bia ôm. Chị làm ăn đàng hoàng .
Huyền vẫn lắc đầu. Nhưng thêm một năm mòn chân xin việc, Huyền nản lòng. Tại sao những kẻ muốn lao động chân chính, muốn đổ mồ hôi để đổi lấy bát cơm thì không có được việc làm, không đủ cơm ăn, áo mặc? Còn những kẻ sa đoạ, ăn chơi, sống trên lưng người khác thì dư thừa tiền bạc để nghĩ ra đủ thứ trò.
Nỗi cay đắng, căm phẫn của Huyền không biến đổi được tình hình. Để cuối cùng, Huyền theo một đứa bạn chấp nhận làm cho một cửa hàng karaoke.
Nửa tháng trời làm việc cực nhọc, ăn mặc như những nàng công chúa phương tây, đẩy đưa khách để họ bằng lòng, cho hoa hồng hậu hỉnh. Huyền cay đắng thấy mình càng ngày càng trở nên quen dần với lối làm việc mới, điều mà trước đây, Huyền nghĩ rằng đến chết cũng không thể nào quen được. Mẹ vẫn im lặng buồn buồn. Sức bà cạn kiệt, không làm được gì giúp con, chỉ lo lắng theo dõi từng hành vi cử động của con khi Huyền về tới nhà. Bà muốn biết rằng Huyền, đứa con gái tội nghiệp của bà vẫn còn nguyên vẹn. Nhưng đứa em gái của Huyền có vẽ nghi ngờ và đe chị:
- Chị chỉ đón khách vào hát karaoke chứ không làm gì khác nữa chứ?
- Thì công việc chỉ có vậy thôi.
- Em nghe nói còn có karaoke ôm nữa. Chị hãy coi chừng. Nếu người quen bắt gặp thì ê mặt.
- Làm gì có ôm iết ở đây. Chị chẳng làm gì xấu, chỉ muốn đủ tiền nuôi các em ăn học thôi.
Huyền đã nói dối em. Nhưng biết làm sao được. Nàng không thể đẩy họ đi, vì mọi người khách đều là một phần trong số lương của Huyền. Nàng căm ghét và khinh bỉ họ. Những kẻ đốt tiền cho những thú vui hạ cấp. Họ không coi trọng nhân phẩm người phụ nữ, không nghĩ đến những đứa con gái của họ bằng tuổi Huyền, không để ý tới mái tóc điểm bạc khả kính của họ. Vì vậy, chính họ đã tự dìm nhân phẩm của họ xuống tận đất đen. Huyền coi khinh họ.
- Mưa to quá, cả đêm nay chưa chắc nước rút hết.
Tiếng người nam nói bâng quơ bên cạnh làm Huyền giật mình thoát khỏi giòng suy nghĩ. Một thanh niên quần áo công nhân đang đứng bên thềm. Chiếc xe gắn máy cũ mèm ở sát cạnh. Thấy Huyền nhìn sang, người thanh niên mỉm cười lập lại:
- Mưa to quá ,đuờng ngập lụt kiểu này có tạnh mưa cũng chưa đi được.
Đồng cảm với nỗi lo lắng bị trễ giờ làm việc, Huyền gật đầu:
- Tôi cũng nghĩ vậy. Mưa mãi chẳng thấy ngớt. Chán quá.
Anh thanh niên chỉ những lỗ ga nghẹt đầy rác ở gần đó nói, giọng bực tức:
- Tất cả do một phần hệ thống cống thoát nước dở quá, lại thêm dân chúng không biết giữ vệ sinh, đổ rác bừa bãi, cống nghẹt nước không có đường thoát …
Huyền thấy có lý:
- Đường nhiều ổ gà, đào lên lắp xuống làm hư đường. Với lại đến cả trăm năm rồi mà con đuờng này vẫn chưa đuợc tu bổ, trong khi nhà dân đổ nền, lấn cống, bảo sao không ngập lụt được.
Câu chuyện xoay dần từ đường xá, cầu cống đến tình trạng xã hội, rồi xoay sang đề tài phim ảnh, tiểu thuyết. Nội dung không sâu nhưng cả hai có thể nói với nhau, tạo nên bầu không khí giao lưu ấm áp, làm quên mất cơn mưa đang dai dẳng ngoài trời.
Khi câu chuyện bắt đầu xoay quanh đến tình trạng cá nhân thì cơn mưa dịu bớt. Nước vẫn cuồn cuộn trên đường, nhưng xe cộ đã bắt đầu qua lại
- Nói chuyện nãy giờ mà tôi quên tự giới thiệu. Tôi là Nam, công nhân nhà máy Ba son. Thợ cơ khí. Còn cô, chắc cô đi sinh nhật bạn phải không nên mới ăn mặc đẹp như vậy. Giờ thì lỡ tiệc rồi. Cả tôi cũng trễ ca, hẳn bị giũa lắm đây.
Huyền lúng túng:
- Dạ … tôi là Huyền … dạ … chết, trễ rồi, tôi phải về.
Nam mau mắn:
- Để tôi đưa cô về nhà, xe này ngó bụi vậy chớ khoẻ lắm. Lau bugi khô, mồi tí xăng là chạy liền. Nhưng chờ khoảng 10 phút để nước rút xuống một chút cho chắc ăn.
Hơn lúc nào hết Huyền mong có một chiếc xích lô ngang qua. Nhưng không thấy. Trong lúc đó, Nam loay hoay lau chùi xe, mồi xăng, đạp thử. Tiếng xe nổ giòn, mùi khói xe hăng hắc. Nam tắt máy, chùi tay, vui vẻ nói:
- Vậy là xong, cô chờ chút tôi đưa cô về. Quen nhau, coi như bạn, cô đừng ngại. Nói thiệt với cô, làm ở Ba son riết tôi chẳng có bạn gái, chung quanh toàn con trai không à. Có được một người bạn gái để nói chuyện thật là quí. Tôi là công nhân nên không văn vẻ màu mè, cô thông cảm. Cô có muốn làm bạn với tôi không?
Mắt Nam sáng lên ánh chân thực. Người thanh niên này bộc trực và mau mắn. Huyền nghĩ như vậy và tự nhiên lòng cũng dịu đi. Một niềm vui trong sáng, lạ lẫm ,tràn ngập lòng Huyền, nàng nhìn Nam nhẹ nhè gật đầu:
Nam cười phô hàm răng trắng khoẻ. Đôi tay to bè đưa ra:
- Bắt tay cô làm quen. Mình là bạn.
Bàn tay bắt chặt chẽ, ấp áp dù thô nhám. Huyền chợt có cảm giác như đây là bạn học cũ rất thân từ lâu rồi.
Nam nhanh nhẹn dắt xe và đạp số. Tiếng xe nổ dòn. Huyền ngồi lên yên xe và lắng nghe cảm giác lần đầu tiên trong đời ngồi trên yên sau của xe một người bạn khác phái.
- Nhà Huyền ở đường nào?
Câu nói của Nam đánh thức Huyền ra khỏi cơn mộng. Đến đâu? Đêm nay, cũng như mọi ngày, Huyền có một địa chỉ, nhưng làm sao Huyền có thể đọc tên cái địa chỉ đó.
Tiếng Nam giục giã, và Huyền nghe giọng mình khản đặc khi nói số nhà, tên đường với ba, năm cái suyệt. Con đường ở đâu đó khá gần.
- A, đây rồi.
Huyền kéo nhẹ áo Nam.
- Để Huyền xuống đây, Nam đi làm đi, bữa nào rãnh, Huyền sẽ đến chỗ Nam làm liên hệ.
Nam cười:
- Nam cũng đang vội. Thôi Huyền về, nhớ liên hệ, gọi theo số điện thoại Ba son, hỏi Nam cơ khí ai cũng biết. Ngày chẳn mình làm ca đêm.
Khi Nam vọt xe đi, Huyền rời rã không còn muốn đến chỗ làm. Một sự chán nản bỗng chiếm ngự cả tâm hồn lẫn thể xác, Huyền ngoắc một chiếc xích lô. Trên xe, Huyền ngồi im cố nhớ lại buổi gặp mặt bất ngờ vừa qua. Buổi gặp gỡ đối với Huyền như một giấc mơ, một giấc mơ đã có trong trí tưởng của Huyền từ thời nào rất xa, thưở học trò mộng mơ, lãng mạn.
Giờ đây, Huyền biết là mình chẳng thể có đủ can đảm để nói rõ về mình cho Nam biết. Và như vậy, tình bạn mơ ước đó vẫn chưa thể có được. Đến khi nào đối mặt nhau mà không còn mặc cảm lo âu? Huyền không biết, Huyền ngã người ra nệm xe ép hai bàn tay vào má. Lòng bàn tay nóng rần như còn vương hơi ấm của cái bắt tay từ giã. Huyền đã tiếp xúc rất nhiều bàn tay nhạt nhẽo, tham lam, ti tiện khi làm việc, mỗi lần như vậy, Huyền muốn nhúng cả đôi tay vào thuốc tẩy để rửa nó. Còn giờ đây, Huyền ước mong sao cảm giác vững vàng, nồng ấm của đôi bàn tay Nam thô nhám sẽ mãi mãi không phai. Mọi chuyện cứ như một giấc mơ tuyệt vời mà Huyền hằng ao ước ,cầu xin trong suốt những tháng năm thiếu nữ .Chỉ có điều khác với giấc mơ là Huyền đã chạm được vào bàn tay mơ ước đó và chút hơi ấm sót lại nầy lạ lùng thay đang nhen nhóm trong Huyền niềm hy vọng và sức mạnh để cưởng lại lực xoáy của cuộc sống khó khăn nầy .
Chiếc xe xích lô đưa Huyền ngược về với phố đèn màu .Nhưng Huyền không lưu ý và cũng không sợ hãi nữa ,bởi Huyền đang lờ mờ hiểu ra mình sẽ phải mất gì và được gì khi tự thực hiện cho bằng được uớc mơ đẹp đẽ nhất của mình.

KIM – HÀI.
Nhan sắc và tâm hồn
NGƯỜI ĐÀN BÀ CHIỀU 30 TẾT
THƯƠNG NHỚ NGẬM NGÙI
NGÀY CỦA NỘI
MỘT LẦN TRỞ LẠI
QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG
BÓNG NGÀY QUA
ĐIỀU KHÔNG THỂ NÓI
NHƯ GIẤC MƠ QUA
TRẦM CẢM
TÔI ƠI ĐỪNG TUYỆT VỌNG *
CHÂN HẠNH PHÚC
NHAN SẮC VÀ TÂM HỒN
ĐÊM 30 NGHE KHÚC VỌNG PHU
KHÚC DẠO CUỐI