Kịch bản
Tác giả: Lê Minh Hà
Chủ nhật. Tháng mười. Nắng hanh. Và chưa rét. Trước cổng ngôi trường đẹp nhất Hà Nội, vốn là trường An - be - sa - ro xưa, tràn ngập xe và người. Hội trường. Một chiếc xe máy rà sát vỉa hè, tiếng xe nhưđược nén xuống, rất êm. Một cặp vợ chồng, kính trắng, mặc trang nhã, lịch sự.
Người chồng ngoáiđầu nhìn lại:
- Em về lớp em. Anh về lớp anh. Chiều hai đứa mình tự túc theo lớp. Tối lại ông bà đón con. Còn sớm thì cho conđi xem múa rối không phải tội. O. K?
Thiếu phụ ngước nhìn lên tầng hai, mỉm cười lơ đãng, gật đầu. Chiếc xe rồ máy lao qua cổng trường, để lại đằng sau một tiếng "vâng" nhỏđầy phấn khích.
Thiếu phụ xốc cái túi to thùng thình lên vai, bướcđi. Nếp váy rất mềm lẩn vào nhau theo mỗi bước chân làm cho dáng người béo lẳn của thiếu phụ trông dường như vẫn thanh mảnh.
Buổi trưa. Phần diễn văn thủ tục đã chấm dứt từ lâu. Các lớp học sinh mớiđã tan. Trường giờ chỉ còn toàn những học sinh cũ hẹn hò tụ tập. Không còn tiếng loa vang vang như hồi sáng. Thiếu phụ đi nhanh lên gác hai, về lớp cũ. Một hồi trốngđột ngột. Thiếu phụ giật mình, dừng bước, mỉm cười...
Hành lang gác hai đầy người. Những gương mặt già hơn tuổi. Những gương mặt trẻ hơn tuổi. Quen. Không quen. Bao nhiêu thế hệđã qua lại nơi này. Thiếu phụ dừng bước trước cửa một phòng học, nụ cười sáng rỡ:
- Ngà, Ngàơi! Hẹn mà sao lần chần giờ mới dẫn diệu tới?
- Lại đây! Lại đây! Lớp trưởng lạiđây!
Một dáng phụ nữ đẫyđà lao tới:
- Túi đẹp gớm! Mày mang gì góp với lớpđấy?
Thiếu phụ rút từ trong túi một hộp giấy sặc sỡ to như cái mâm nhỏ, cùng với con daoăn và cái búa:
- Kẹo. Ðặc sản của xứ Ngàn một đêm lẻ. Vừa đi Một Răng Một Rắc về. Nhưng phải ăn bằng cái này - Và thiếu phụ giơ cái búa lênđầu.
Tất cả cười rầm rĩ. Như thủa còn là học trò. Vẫn tiếng nói rổn rảng của người phụ nữ mập mạp:
- Ðã mời mẹ chồng xơi chưađấy? Kia kìa! Búa này dành cho kẻ kia chắc hợp!
Thiếu phụ nhìn về dãy bàn bên phải. Một người đàn ông ngồiđó. Lạ. Quen. Thiếu phụ cười hoang mang, tay vẫn giơ cái búa. Rồi bất chợt:
- Khưu Vũ. Trờiơi Vũ. Về lúc nào thế này?
Cặp kính thoắt cái loáng nước. Những tiếng cười vây lấy hai người. Người đàn bà gỡ kính, đưa tay về phía trước: Vũ... Khưu Vũ...
Hai người ngồi đối mặt qua cái bàn học. Giống hệt cái bàn học thủa nào. Dành cho năm nhân mạng. Sứt sát. Ðầy vết mực. Chồng chất những nét vẽ không còn rõ nét nào thuộc hình nào. Thiếu phụ nghiêng người, thò tay vào ngăn bàn rút ra một nắm giấy vo tròn. Cổ áo cắt hơi già tay kéođể lộ một khoảng thịt da nõn nà, uể oải và chắc là rất ấm.
- Vũ về khi nào? Bạn nào báo mà Vũ biết hôm nay hội trường?
- Một tuần rồi Ngà. Vũ xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Ðọc báo thấy mời học sinh về hội trường Vũ nhào ra ngay. Lúc nãy cứ ngóng Ngà. Chỉ sợ Ngà vắng mặt. Các bạn bảo Ngà hayđi lắm.
- Ngà mới ở Trung Cận Ðông về. Cái nghề này... Vừa phải qua qùa cho vợ sếp...
Thiếu phụđột nhiên ngừng bặt. Cười khỏa lấp:
- Ði rồi sao Vũ không có lấy một dòng? Về có thấy Hà Nội mình khác không?
- Khác. Ngày xưa phố phường xao xác dễ thương hơn. Trường mình cũng khác. Thiếu cây phượng cứ trống trống thế nào ấy!
Thiếu phụ ngẩngđầu, ngỡ ngàng, bối rối:
- ừ nhỉ. Ngà ở Hà Nội suốt mà cũng không biết. Lên cơ quan bao giờ cũng chọn đi quađường này. Nhưng chẳng bao giờ bước qua cổng trường.
Chị bạn mập mạp ngoảnh sang, lườm:
- Hội trường năm năm trước đã không còn cây phượng nữa rồi bà ạ. Bão làm trốc gốc. Hồi ấy mày đi làm tham tán ngồi chơi xơi nước ở xứ nào ấy, biết gì! ở trong một cái thành phố bé như cái lồng gà này mà cũng phải chờ có hội trường mới được nhìn thấyđủ mặt nhau. Rõ chán!
Ngườiđàn ông cười:
- Ngà biết không? Hồi xưa Vũ hay nhìn sang dãy Ngà, nhìn cành phượng chìa sát khung cửa. Vũ toàn thấy Ngà cũngđang lơ mơ nhìn ra ngoài. Có một lần Vũ thấy Ngà ngủ gật. Hình như cuối giờ kiểm tra hóa một tiết. Thật chưa thấy ai ngủ gật trong giờ kiểm tra như Ngà.
- Thật à? ừ, hồi đó Ngà thích nhìn cành phượng ấy lắm. Nó mới vạm vỡ làm sao! Lá lăn tăn lăn tăn. Chỉ nhìn lá cũng biết gió ngoài kia êm dịu đến chừng nào. Hoa thì mới đẹp chứ. Ðỏ sẫm chứ không hoe hoe như nhiều cây phượng ngoài phố. Ðẹp thế chỉ có mỗi cây phượng ở góc Ngô Quyền Lý Thường Kiệt, chỗ Thư viện khoa học ấy. Nhưng người ta chặt điđể xây nhà rồi.
Thiếu phụ thở ra thật dài. Cái "hồi đó" cách bây giờ mười bảy năm. Người đàn ông nói rất nhanh, nhưđùa:
- Ði rồi Vũ mới biết Vũ mê Ngà kinh khủng. Hồi đầu, lạ lùng là Vũ không nhớ ai ngoài Ngà. Mà trong cuốn sổ đó có bao nhiêu là nét chữ, bao nhiêu ảnh của các bạn. Toàn ảnh cười. Mỗi Ngà cho cái ảnh chụp làm hồ sơ thi đại học, trông rõ ra là "trưởng lớp".
(Người đàn bà thở mạnh, tháo kính ra lau rồi gài luôn vào cổ áo. Chỗ đó da thịt lộ ra thành hình chữ V. Chuyển cảnh. Sân khấu bài trí giống như một phòng học lúc vắng giáo viên. Học sinh chuyền tay nhau hồ sơ xin thiđại học. Cười ồn ào.)
Ngà: Vũ đưa đây. Ðưa đây thì tớđưa của tớ.
Vũ: Nhưng Ngà nóiđi. Ngà thi gì. Khối C hay khối A (1)?
Ngà: C. Nhưng đưa hồ sơ của Vũ đâyđã. Người ta biết rồi, Vũ thi khối A chứ gì?
Hai người nhoài qua khoảng trống giữa hai dãy bàn, trao cho nhau hồ sơ. Một lúc cả hai ngẩng
lên, mắt long lanh. Vũ kẹp một tờ giấy vào hồ sơ của Ngà và đưa trả. Ngà giở ra, đọc: "Vào ngoại giao bọn mình sẽ xin học cùng lớp nhé!", cười,đưa một ngón tay lên.
(Chuyển cảnh. Ngà đi học về, thấy Vũ đứng chờ ngoài ngõ. Trời đổi gió. Vũ mặc phong phanh, áo quần nhàu nát.)
Ngà: (hốt hoảng) Vũ! Sao Vũ còn ở đây. Nhà Vũđâu cả rồi?
Vũ: Dưới Hải Phòng. Hoãn. Vũ trốn mẹ nhảy tàu về đây. Ngàơi! Có cái này, Ngà viết ngay cho Vũ.
Ngà: Lưu niệm ư? Bây giờ mới tháng ba. (Muốn khóc.) Vũ vào nhàđi...
Vũ: Không! Ngà đi với Vũ bây giờđược không?
Vũ đỡ lấy chiếc xe đạp trong tay Ngà. Hai người đèo nhau đi. Tới cổng trường, Vũ dừng xe, nhìn. Ngà ngồi trước cổng trường,đặt cuốn sổ lên cặp viết luôn. Vũ cầm cuốn sổ, xé tan thành
từng tờ. Ngà kinh ngạc.
Vũ: Ngà này, bây giờ mình đến nhà bạn nào... nhà ai gần trường nhất nhỉ? Mình nhờ các bạn truyền cho nhau viết cho nhanh cho hết lớp. Bảo Vũ chuyển trường đột xuất. Chiều nay Vũ phải xuống Hải Phòng lại rồi. Ðêm nay Vũđi.
Ngà: (khóc) Dở dang hết cả. Cả Vũ. Cả mấy đứa nhà Vũ nữa. Thôi thì lý lịch không thi được ngoại giao thì thi trường khác. Có saođâu...
Vũ: Ba mẹ Vũ đã quyết rồi. Vũ làm sao ở lại... Ngà, đi thôi!
...
Tiếng cười xung quanh rộ lên làm thiếu phụ và người đàn ông giật mình. Một anh chàng mặt nhìnđã thấy nghịch ngầm bước tới:
- Trình lớp trưởng với lớp phó học tập, các bạn xa rời vị trí lãnh đạo nên bọn này thỉnh ý bí thư chi đoàn và quyết định hộ rồi. Bánh tôm Hồ Tây. "Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng...Chợt hoàng hôn về tự bao giờ...ờ...ờ" (2). Nhớ đấy nhé! Ðến chiều tối mới được giải tán. Bọn này thông báo kế hoạch của lớp hôm nay từ dầu giờ rồi. Ngà chạy sang lớp B làm đơn xin chồng giải quyếtđi.
Lúc cả lớp rầm rập kéo nhau xuống thang gác, ngườiđàn ông hỏi nhỏ:
- Ông xã Ngà cũng khóa mình à? Lớp B? Ai thế?
- Toản. Toản toán, lớp phó lớp B trước, Vũ nhớ không? Hồi học ở ngoại giao, Toản với Ngà cùng lớp.
Thiếu phụ ngước nhìn người đàn ông đi bên cạnh. Một cái gì như cayđắng len vào trong giọng nói của hai người.
- Sao Vũ về lại xuống sân bay Tân Sơn Nhất? Vũ có bà con ở Sài Gòn à? Hay về có chuyện giao dịch làmăn?
- Vũ mới tốt nghiệp. Vậy là chậm hơn Ngà cả mười mấy năm. Quy cố hương lần này là lầnđầu. Ba Vũ giờ ở Sài Gòn.
- Ba Vũ? Ngà tưởng... Ngà xin lỗi...
- Xin lỗi gì cơ? Ba mẹ Vũ độ ấy bán hết nhà cửa, Ngà biết đâu. Ba phải giải ngũ hồi ấy, nhưng ba không chịu đi. Ba giữ thằng Tùng ở lại. Nó khi ấy mới bốn tuổi, ba sợ... Rồi ba chuyển vào Sài Gòn, cũng có thêm hai đứa với bà bây giờ. Vũ về thăm ba, nhưng cũng định dò ý ba xem ba có cho thằng Tùng đi đoàn tụ không? Mẹ chỉ ngày đêm mong đón được nó đi cho nó học bênđó.
- Vũ học ngành gì?
- Ðiện toán. Mãi mới trở lại được với sự học hành. Hồi mới sang, bập bẹ được mấy tiếng Pháp là Vũ lao đi làm ngay đỡ mẹ. Ðến tận khi cái Hoài vàođại học.
- Mẹ Vũ giờ thế nào? Ngà nhớ cụ làm món thịt kho tàu ngon không chê vào đâu được. Miếng thịt nhừ mà vẫn nguyên hình, phải lấy thìa xúc. Thỉnh thoảng Ngà nổi hứng học cụ làm món đó, nhưng Toản chẳng bao giờ chờđược tới khi thịt nhừ.
- Toản thua Vũ rồi. Vũ giờ nấu ngon lắm. Có thể mở quán được. Làm phụ bếp quán Tàu gần mười năm đấy. Tối tối đều thế. Giúp mẹ nuôi mấy đứa. Rồi gửi về phụ ba nuôi thằng Tùng. Ngà đi nhiều nhưng chắc không biết dân mình sống ở nước ngoài thế nàođâu. Nói vậy thôi, nếu Vũ là Toản thì Vũ cũng sẽ không chờ...
Thiếu phụ liếc nhìn ngườiđàn ông rồi chuyển hướng câu chuyện:
- Vũ nhớ Thư không? Thư con trai, "anh" Thư ấy. Lớp mình hôm nay vắng mỗi Thư. Ngà học toán điểm cao thế nhưng Ngà biết là Ngà ngốc toán lắm, chẳng hiểu tại sao lại phải ngồi tính toán vẽ vời như thế. Nên kính nhi viễn chi ai giỏi toán như Vũ cho gọn. Chứ Thư, Thư "nể" Vũ kinh lắm nhé. Thư đủ điểmđi Nga, nhưng lại phải chuyển ngành. Mê toán mà lại phải học xã hội. Kêu chán suốt. Thư lấy chồng chậm. Nhưng bỏ nhanh. Ðến lúc cơ quan giảm biên Thư xin
đi phiên dịch xuất khẩu ở Nga. Lại lấy một anh chàng người Nga. Chắc sống không dễ dàng, chẳng thấy về. Vũ chán thật, thấy vắng bạn mà chả hỏi thăm gì cả.
Ngườiđàn ông tinh quái:
- Ngà trách gì Vũ đấy? Tình yêu học trò, tình yêu tam giác, tứ giác, tình yêuđuổi nhau... Thầy chủ nhiệm mình ngày trước toàn phòng chống chuyện ấy. Buồn cười.
- Tình yêuđuổi nhau nào? - Thiếu phụ phì cười - Có Thư ngốc cứ nhảy chachacha quanh Vũ mà Vũ làm bộ.
Bất chợt ngườiđàn ông dừng lại, nắm chặt tay thiếu phụ, hai cặp kính suýt chạm vào nhau:
- Có Ngà làm bộ ấy. Ngày ấy vờ không biết đã đành. Bao giờ Ngà hết tính ương? Giá ngày ấy Vũ không khổ vì bị coi là người Việt gốc... cây thì Toảnđừng hòng nhé!
Thiếu phụ hiểu phút này phải cười, cười to, Tiếng cười phá ra làm cả lớp ngoáiđầu nhìn lại.
Một người nói gì rồi tất cả cười rũ theo. Như vô cớ. Như chưa hề có tuổi mười bảy ấy. Như chưa hề có mười bảy năm qua. Như vẫn mùa thu xưa. Nắng hanh. Lá phượng vĩ lăn tăn. Gió bời bời trên phố. Tiếc một cái rùng mình khó hiểu. Tiếc những nhớ thương âm thầm. Người đàn ông lặng lẽ nhìn sang. Môi thiếu phụ run. Cánh mũi run. Mắt cận thị bỏ kính trong ngơ ngác.
***
Ðạo diễn buông tập bản thảo. Cáiđinh ghim long ra làm những tờ giấy rơi lả tả. Ðạo diễn với chén nước. Chè nguội ngắt, chát xít.
- Cái kịch bản này của ông khó nhằn đấy. Cứ lãng đãng, cứ bàng bạc thế nào ấy. Tôi nói thế có đúng cái hồn của ông không? Không có mâu thuẫn, không có cao trào, không có nút để mà thắt mà cởi. Dĩ nhiên vẫn có thể chọc cười khán giả bằng tình tiết cái búa. Thêm vài cảnh sinh hoạt lớp cũ nữa là ổn. Nhưng đó là những xen phụ, rất phụ. Diễn viên bây giờ nhiều cậu đóng vai hài rất giỏi. Nhưng vấn đề là làm sao thể hiệnđược cái ngập ngừng, cái bùi ngùi, cái uể oải,
cái chán nản mơ hồ, cái trong sáng rơi rớt, cái lãng đãng kia cơ. Mình chưa biết nhìn vào dàn diễn củađoàn nào...
Ðạo diễn lại với chén chè, nhấp giọng, nhăn mặt:
- Mà ông cũng rách việc bỏ mẹ. Kịch phải dựngđược thì mới là kịch chứ. Phải có doanh thu.
Vở này của ông có phải là vở "kỷ niệm" đâu mà hòng xin tài trợ. Tập mấy thángđể diễn vài suất thì tôi chúng nó cho tôi "nghỉ khỏe". Ông làm nhòe tất cả. Ðề tài lang bang: Về thăm quê cũ hay về thăm trường cũ? tình bạn hay tình yêu học trò vớ vẩn? Chẳng ra bi thảm. Chẳng ra bi
hài. Cứ xem mấy cái truyện bây giờ thì biết. Nếu chuyển thể thì rất dễ dựng. Rất dễ ăn. Cho một gã Việt kiều về thăm quê. Phải béo trắng, phải tiêu bằng "vé", gặp người yêu cũ vô tình hay cố tình thì người yêu cũng phải khổ sở nheo nhóc, trước "dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng" nay "tình trong như đã mặt ngoài còn e", mà là e thằng chồng vũ phu nào đó thôi. Rồi thì chia tay là anh ả phải nuối tiếc ra mặt, phải chán chườngđau xót vân vân...
Biên kịch ngồi lưng gù gù, mặt như nước rau muống luộcđể tủ lạnh, buông từng tiếng:
- Thì có thế tôi mới đưa ôngđọc trước. Nói thật, tôi ngán những trò ấy quá rồi. Cứ nống lên mà
bi hùng chán rồi quay ra bi thảm với bi hài. Rồi thể nào sân khấu kịch của các ông cũng rơi vào
cảnh cửa hàng mậu dịch tự hạch toán giống bọn chèo cải cách hồi nào. Mà rơi rồi đấy chứ không phải không đâu. Vọng cổ chẳng ra vọng cổ. Sử rầu chẳng ra sử rầu. Ca nhạc chẳng ra ca nhạc. Hát nhẹ, múa cũng nhẹ. Ăn chẳng có, mặc chẳng có mà qua rạp nào cũng thấy toàn những "Nàng Si Ta", với "Công chúa Ðuông Na Ly". Diễn viên hóa trang chẳng biết người của thời nào của bộ lạc nào. Ngay cả một vở như "Ngọc Hân công chúa". Mẹ... Nó lại cho Ngọc Hân gài cả một cành hoa nhựa Thái Lan bán đầy ở vỉa hè lênđầu.Y như món phở lạc bọn mình
ăn ở Nghệ An hồiđánh phá.
Ðạo diễnđột nhiên mỉm cười:
- Ði. Lên Nguyễn Hữu Huân kiếm tách cà phê. Cái tang chè nguội này tiêu diệt hết mọi ý tưởng sáng tạo của tôi ngay từ lúc nó còn chưa có.
Hai người đàn ông chụp cái mũ vải lên đầu, lừng lững ra khỏi nhà. Cậu con ông đạo diễn suốt buổi nửa nằm nửa ngồi trên giường nghe băng tiếng Anh qua cái Walkman thấy bố và kháchđi
bật dậy chào. Cậu lột cái Headfones khỏi đầu, lừ đừ ra chỗ đặt bàn ghế tiếp khách, vớ ấm rót cạn vào cái cốc thủy tinh to vật, ngửa cổ uống một hơi. Thấy tập bản thảo để cẩu thả, vương vãi trên mặt ghế, cậu nhặt lên, tiện tay xếp lại theo thứ tự. Nhan đề tập bản thảo làm cậu chú ý:
NHƯNG ÐẤY LÀ CUỘC ÐỜI
Cậu đọc một hơi. Vị chát của chè làm cậu cồn cào. Lúc cậuđọc xong, trời vẫn còn rất nắng.
Cậu con trai đứng dậy, tì người lên bậu cửa sổ. Bên dưới, đường phố thưa thớt người đi. Ve râm ran trên các vòm cây. "Ơ hay! Từ bao giờ mình thôi không để ý chờ tiếng veđầu tiên nữa nhỉ?"
Cậu đứng đó, lắng nghe tiếng ve ran, lắng nghe nỗi ngạc nhiên trong lòng mình.
Ông đạo diễnđẩy cửa bước vào bắt gặp thằng con trong trạng thái thộn ấy:
- Hà... Anh chàng lãng mạn! Mai thi phỏng?
- Vâng. Bố này, ve kêu từ hôm nào ấy nhỉ?
Rồi cậu con trai tự dưng nhớ ra:
- Thế cái kịch bản của chú "gì" bố có định dựng không? Con vừa xem. Lởm cởm thế nào ấy. Hay nhỉ! Chẳng lẽ đấy lại là cuộcđời?!
Ông đạo diễn không nhìn con, im lặng, lắc lắc cáiđầu bù xù trông phát ngốt. Mãi ông mới trả lời:
- Thếđấy!
Ông nói rất to. Và không để ý là thằng con đã lại chụp cái Headfones lên đầu.
Tháng 5. 1997