watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mây Gió Đổi Thay-Chương 12 - tác giả Lương Phụng Nghi Lương Phụng Nghi

Lương Phụng Nghi

Chương 12

Tác giả: Lương Phụng Nghi

Tôi không đáp, bởi vì lời đáp chân thật sẽ khiến anh ta giật mình và không tin được. Từ sau khi không có anh ta và gia đình, tôi đã thay xương đổi thịt, thành một con người đường đường chính chính, đầu đội trời, chân đạp đất - một người mới có xương có thịt. Và từ sau khi tái sinh, giữa tôi và Cẩm Xương chẳng còn chút gì nối nhau, đã tháo bỏ tất cả. Tôi cũng chẳng hề mộng mơ nghĩ tưởng, nếu như Cẩm Xương nghĩ là tôi còn mơ tới anh ta, tới mái ấm gia đình trước kia thì rõ là quá đỗi đáng thương.
– Uất Văn, luật sư Thang đã làm xong các giấy tờ ...
– Tôi biết, tôi đã ký và gởi về Hương Cảng rồi.
– Nhưng anh lại chưa ký ...
Tôi yên lặng nghe anh nói:
– Anh muốn nói với em, sự việc xảy ra là do anh sai, nhưng sai một lần, không thể lại sai tiếp. Anh không thể ly hôn bỏ rơi em, sau này em sống ra sao, há không phải anh càng nặng tội lắm sao?
– Chẳng cần phải lo lắng như thế!
– Đã qua nửa đời rồi, hà tất phải gây thêm rắc rối?
– Còn Uất Chân? Anh đối với nó thế nào?
– Cô ấy cứng cỏi hơn em.
– Do đó mà anh nghĩ nó chịu được đau khổ?
– Cô ấy, ít ra có khổ cũng không đến đỗi chết, còn em, em hiểu cho!
– Ai lại không hiểu. Anh yên tâm đi.
– Uất Văn, em đã tức giận mấy tháng nay rồi, chẳng cần phải kéo dài thêm nữa! Anh ... muốn em trở về! Chúng ta bắt đầu làm lại – Bắt đầu thế nào? Tôi chia đối với em gái tôi sao?
– Uất Văn, anh ... với Uất Chân đâu có chỗ nào hợp nhau! Lúc đầu ... lúc đầu đâu phải như vậy ...
Cẩm Xương ôm lấy đầu, anh bối rối, tiếng nói khản lại.
– Uất Văn, em không thể chỉ trách anh, chính em cũng có trách nhiệm đấy!
Đi mòn gót giày, đến đây gặp tôi lại giữ nguyên lấy lòng tự tôn sau một hồi cố gắng kiềm chế.
– Trong cuộc sống đầy khó khăn nguy hiểm, anh đã chống đỡ mười mấy năm nay, những gian nguy chịu đựng anh không hề nói với em lời nào; nói ra, em lo lắng thì anh càng gánh nặng!
Tôi chú ý lắng nghe, thì ra , đã coi như không có mình mà lại trở thành gánh nặng cho người.
– Trong công việc chỉ một mình anh đương đầu đối phó, không dám mong chờ có kẻ tri âm; sống dưới một mái nhà mà anh thành ra cô đơn vắng vẻ.
Lòng tôi thật lặng lẽ:
– Vậy tôi có lỗi với anh?
– Anh biết bao hy vọng có người hiểu và trao đổi với anh, nó sẽ giúp anh nhiều, điều đó khiến anh hiểu ra rằng làm người không chỉ là chi ra mà còn phải thu vào.
– Và Uất Chân đã đến?
– Cô ấy cũng đi làm, nghĩa là cũng lăn lộn trong đời như anh, do đó bọn anh như những người bạn cùng nhau chiến đấu, hai bên hiểu nhau, thông cảm nhau ... nhận ra là ...
– Nhận ra là cùng có nhu cầu.- Tôi thay anh nói cho trọn câu.
– Đấy chỉ là sự khích động trong nhất thời. Ấy chỉ vì anh và em xa cách nhau, nhưng cũng không phải trong một đêm mà thành ... Anh thật chẳng biết phải giải thích sao nữa!
– Không cần giải thích. Sự tình đã xảy ra rồi, tôi thừa nhận mỗi bên đều có trách nhiệm! Yên tâm, anh không phải một mình làm tội nhân muôn đời đâu!
Cẩm Xương ngẩng đầu lên, đôi mắt đỏ hoe, tiến đến nắm tay tôi.
– Hãy theo anh trở về. Chúng ta sẽ sống như trước kia, hoặc sẽ tốt hơn.
Tôi đứng lên, rụt tay lại.
– Trách nhiệm lỗi lầm đã phân chia, tôi không thoái thác, nhưng đừng có trông chờ tôi trở lại xây dựng gia đình!
– Tại sao?
– Nói anh chẳng tin đâu.
– Tại sao? Nói anh nghe! – Cẩm Xương cơ hồ gầm lên Tôi từ chỗ chết sống lại và ngày nay tôi sống vui vẻ hơn khi xưa, nhưng tôi chỉ ôn tồn nói:
– Tôi bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại, không muốn thay đổi!
– Từ rày về sau?
– Đúng! Non sông dễ đổi, bản tính khó dời!
Đối với một người đàn ông mà mình đã kiên quyết từ bỏ thì bận lòng phiền trách làm gì? Trên con đương xa lạ, mạnh ai người đó đi.
Từ ngàn dặm xa xôi, anh đến đây cũng chỉ vì muốn cân bằng lòng oán giận.
Trong cuộc sống ai không trải qua điều gian nan đau khổ? Kẻ nào có tư cách luận bàn sự nan giải của anh ta hẳn phải vượt quá mọi nỗi bi thương của người khác? Sự khổ đau, khoái lạc của người đời thì của ai người đó biết- mãi mãi là như thế! Anh ta tự khẳng định cái khổ đau của mình là đặc biệt và muốn người khác đồng tình, lượng thứ cho hành vi sai phạm của mình để lương tâm có phần yên ổn; và tôi phải rộng lượng khoan dung để làm cho anh được tốt lành trọn vẹn!
Còn giờ phút này đây, nếu phải buông lời mắng nhiếc, quở trách Cẩm Xương là bất nhân bất nghĩa thì Đoàn Uất Văn này không bao giờ!
Vụ ngoại tình động trời xảy ra đã đánh thức tôi, trái lại, nó khiến cho Cẩm Xương tự trách mình mà không lý giải nổi điều sâu xa, khó hiểu. Anh ta muốn ngoi lên muốn thoát ra khỏi tối tăm thì cũng ra tay níu kéo lấy một lần cho trọn tình nghĩa mười mấy năm nay, có thế thì mới dứt đi duyên nợ.
– Uất Văn, em đã nghĩ kỹ chưa?
– Nghĩ kỹ rồi!
– Từ nay trở đi, em muốn cô độc trong cuộc đời sao?
– Tôi biết anh đã cố gắng hết sức để thay đổi, nhưng tôi đã có sự chọn lựa rồi, xin cảm ơn anh!
– Được! Em hãy giữ gìn sức khỏe!
Cẩm Xương đã thực sự đạt được điều cần thiết của anh ta. Anh ra đi, anh ly dị một cách chính đáng. Từ đây, trách nhiệm cô khổ cứ đổ lên tôi, còn anh thì vô tội nhẹ nhàng.
Tôi nhìn anh đi xa.
Ôi! Đoàn Uất Văn, tại sao ngươi ngu muội đến thế? Gần 20 năm ngươi mới biết tình nghĩa nó vốn bạc bẽo, lạnh lùng như vậy!
Còn Đoàn Uất Chân đơn thân lặng lẽ, tình cảm không nơi ký thác song cũng chẳng nên mềm lòng trượng nghĩa mà vất đi hết bản lãnh cứng cỏi của mình.
Đêm ấy, tôi lên giường đọc sách một lúc rồi ngủ thật ngon!
Trước nay tôi đều nhờ đọc sách mà ý chí mạnh thêm, tôi luyện lòng nhẫn nại, đối với mọi chuyện đều bình tĩnh xem xét.
Chuông điện thoại reo, Bái Bái gọi:
– Mẹ, mẹ đã quyết định rồi sao?
– Ừ! Con đã gặp cha rồi à?
– À! Con muốn đi với cha sang Mỹ một chuyến.
– Để làm gì?
– Cha mong con sẽ đổi trường!
Lòng tôi lại thở dài.
– Mẹ thấy sao?
– Cha thay mẹ sắp đặt cho con vào đại học Harvard đấy!
– Cũng chưa được mà!
Trên đời này tôi chẳng có gì, sau này phải tự tay xoay trở; vậy có ai dám tin đời này kiếp này tôi sẽ làm nên được điều gì?
Mây gió luân lưu thay đổi. Ngày mai, mong rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn hôm nay!
Quả nhiên, đúng như mọi dự liệu, luật sư Thang Cung Khiêm điện thoại đến tôi, nói đã tiếp xúc với luật sự đại diện của Vương Cẩm Xương, đã đồng ý với điều kiện ly hôn- căn nhà ở Bão Mã, Cẩm Xương theo giá thị trường trả lại tôi phân nửa là 150 vạn đồng Hương Cảng, trừ tiền nợ ngân hàng Hằng Mậu, tôi còn lại 10 vạn đồng Canada.
Đương nhiên là tôi thở phào nhẹ nhõm!
Tôi chờ vợ chồng Vi Địch đi làm về, gấp rút bàn với họ tìm một địa điểm tại đại lộ Kiên- Tỉ để kinh doanh thức ăn Trung Quốc và bán các thứ linh tinh khác.
– Tất nhiên là bán sĩ. – Vi Địch nói.
– Bán sỉ?
– Trân Ni sẽ giúp chị tìm địa điểm! Tôi sẽ soạn giấy giới thiệu đến các siêu thị, làm thực phẩm đông lạnh họ sẽ dễ tiêu thụ.
Tôi không thể tin.
Nhưng nhất định phải thực hiện từng bước một.
Nội trong tuần, tôi đã có một địa điểm tại đại lộ Jian-bi cách nhà độ 5 phút đi bộ, cửa hàng nằm trên đường phía Tây vào thị trấn. Trước và sau giờ làm việc độ nửa tiếng, tôi bán rất đắt các thức ăn đựng trong hộp, hình thức giống như cơm hộp ở Nhật và Hương Cảng. Người nước ngoài rất thích.
Tiệm tuy có ba cô gái phụ việc nhưng tôi cũng không ngơi tay. Không chỉ bận rộn ở cửa hàng, tôi còn đem việc về nhà làm đến đêm. Tôi thấy các tiệm bánh Pisa phục vụ người ăn tối, có xe mang tới tận nhà liền quyết định thúc đẩy việc kinh doanh phát triển hơn.
Cửa hàng đóng lúc 9 giờ tối. Tôi mang hóa đơn, sổ sách về nhà kiểm tra việc mua bán. Việc cũng chẳng khó, tôi đã qua đại học, đã có tập luyện, chỉ cần quyết tâm ôn lại cho thuần thục là được. Sách vở chỉ là lý luận, do đó tôi cần thời gian và thực tế để thực hiện công việc của mình. Tôi nghĩ, thay vì ở nhà xem xét hóa đơn, chứng từ, tôi sẽ ở lại cửa hàng, mở cửa bán suốt đêm, vậy phải cần mua xe và thuê tài xế.
Ngày nào cũng lao động đến đêm khuya khiến không chỉ ê ẩm cả sống lưng, hai tay tôi còn đau nhức đến không xòe ra được.
Nhưng, trên đời này, làm việc có khổ sở mòn mỏi đến đâu mà tâm hồn được yên ổn thì cũng mãn nguyện rồi!
Tôi không ngờ rằng mình lại có tinh thần và thể lực mạnh mẽ đến thế.
Hiện tại, cuộc sống của tôi không có vui chơi mà chỉ có làm lụng. Tiền bạc không có chi ra, mà chỉ có thu vào, và tâm hồn tôi không còn xao động, nó đã bình tĩnh yên xuôi.
Nói rõ ra, tuy tôi chưa hả lòng hả dạ, nhưng đã hết thương tâm - đấy là sự thực chắc chắn vậy.
Có phải tôi cứ kéo dài cuộc sống như thế mà không có mục đích?
Không. Tôi biết mình có mục đích.
Tôi muốn làm hết sức mình để hoàn toàn đứng vững, không bị người lợi dụng và hãm hại.
Nói khác đi, tôi phải hết sức gian khổ phấn đấu cho trọn phần đời còn lại của tôi - đến chết mới thôi.
Trên đời, không ai hoàn toàn tránh được mọi bức hại, nhưng người ta có thể tự mình làm giảm đi những thiệt thòi, nguy hiểm đó.
Tôi phải từng giờ từng phút làm tăng thêm tiền bạc để tự vệ, kể cả học vấn, trí thức, sự tu dưỡng, các mối quan hệ, địa vị, thế lực, của cải và cả sức khỏe!
Tôi không định nghỉ ngơi cho đến khi nắp quan tài đậy lại!
Tối hôm ấy, mở ra xem các giấy báo, thư tín, tôi nhận được tờ thư:
Uất Văn! Mẹ biết con giận mẹ! Từ bé, con là đứa con gái ngoan ngoãn vâng lời, lẽ ra mẹ phải thương con nhất mới phải, đằng này mẹ lại thương yêu Uất Chân hơn, điều đó làm cho con ấm ức, nỗi ấm ức chồng chất lâu ngày đột nhiên khiến con thấy mình cao cả, vĩ đại. Nếu đã vậy thì thực dễ sinh ra ảo tưởng, tự cảm thấy mình nhịn được những điều không thể nhịn, hợp tình hợp lý, một khi tỏ lộ ra thì khiến cho người ta thấy khó chịu.
Đấy là thư của mẹ tôi. Tôi lạnh lùng thở dài và đọc tiếp:
Mẹ biết con đứng ra trả nợ cho con rể Trương Trọng Hiên, quả là một điều hết sức. Khổ nạn của con vì việc đó thật không tưởng tượng được.Nhưng con cũng đừng quên, đó là do mẹ nhìn lầm người chứ không có ý hãm hại con. Làm mẹ, dù có thiên lệch thế nào, mẹ cũng không phải là không thương con.
Sau khi sự việc xảy ra, con lại không hề viết cho mẹ chữ nào. Mọi thứ, Uất Chân đều lo cho mẹ, ngay cả Cẩm Xương cũng giúp mẹ. Từ rày về sau, con không nhận mẹ nữa sao? Con cho đó là đúng sao? Uất Văn, hãy để chuyện đã qua cho nó qua! Mẹ đến Vancouver ở với con ít lâu được không? Hai mẹ con ta sẽ có thời gian hiểu nhau hơn.
Gần đây, mẹ đến ở với Uất Chân! Địa chỉ và số điện thoại không thay đổi.
Mẹ chờ thư hoặc điện thoại của con.
Mẹ của con.
Tôi đọc xong thư, xếp lạ i, cất vào đáy tủ.
Nếu như lúc tôi trở về Hương Cảng lo chuyện nợ nần mà bà đừng bỏ trốn về quê, chỉ cần nói nhẹ tôi một tiếng xin lỗi là tôi tuyệt đối không nhận là bà có lỗi.
Còn nay thì khỏi phải nói nhiều.
Sống sống chết chết của tôi, từ lâu đã là chuyện của một cá nhân tôi thôi.
Buổi chiều, vợ chồng Vi Địch đi làm về, họ cao hứng xông ngay vào “phòng thức ăn đầy nước mắt” của tôi.
Vi Địch vừa thấy tôi đã ngạc nhiên:
– Trời! Chị gầy quá!- Vi Địch nhìn tôi từ đầu đến chân.
– Nhưng lại rất xinh đẹp, trước ống kính càng tuyệt.- Trân Ni cười nói.
– Cái gì? Cô cậu ...
Đưa chị lên làm minh tinh tiểu xí nghiệp của Vancouver đấy!
– A! Đừng có nói năng loạn xị!
Cả hai cùng kêu lên:
– Chính xác là vậy đó!
Một khách hàng quảng cáo của Vi Địch muốn thực hiện một tiết mục đặc biệt trên truyền hình. Đối tượng phải là một di dân ngoại tịch, từ tay trắng làm nên sự nghiệp trong tỉnh Columbia, nhằm khuyến khích và giúp đỡ, do đó Vi Địch xác định tôi là thích hợp nhất.
Tôi nghe nói quýnh quáng cả tay chân, từ trước đến giờ tôi chưa hề chường mặt ra trước công chúng bao giờ!
Vi Địch và Trân Ni, mỗi người nắm lấy một tay tôi, nghiêm chỉnh hỏi:
– Thời gian không có nhiều, chị quyết định nhanh lên, có đi hay không?
Tôi mở to mắt, máu trong người chảy mạnh, dần dần nóng lên:
– Được, tôi đi.
Trước ống kính truyền hình, tôi rất căng thẳng, sau đó tôi lần lượt thuật lại từ lúc mới đến Vancouver buôn bán, trong tay chỉ có va li quần áo.
Gặp lại Vi Địch , anh ta kêu lên:
– Trời đất! Không ngờ chị buông khăn áo nấu ăn lại trở thành minh tinh điện ảnh.
Hẳn nhiên lời Vi Địch nói quá, nhưng khi đi ra khỏi cổng, tôi lại thấy rất vui.
Một năm qua, tôi đã gầy đi nhiều, eo đã nhỏ lại như thời trẻ, may mà da thịt không vì gầy mà nhão ra, trái lại, sự làm lụng, hoạt động giúp cho da thịt săn chắc, mượt mà, cảm giác rất dễ chịu.
Trong “phòng thức ăn đầy nước mắt”, tôi rất tự tin khi trả lời phỏng vấn:
– Tại sao thức ăn bà làm ra lại có cái tên lạ lùng đó?
– Bởi vì tôi vừa rơi nước mắt, vừa phấn đấu không ngừng nghỉ.
– Bà có thể kể lại chuyện của bà cho mọi người biết không?
– Được chứ.
Chuyện của tôi là chuyện riêng tư, chỉ nên để đến đêm hôm mộng mị, còn kể ra trước mọi người, theo lý thật không nên.
Thế nhưng ngày nay tôi đã sống lại, đối với mọi việc trước kia nó trở thành liều thuốc kích thích tinh thần và tình cảm của tôi, nhân đấy mà tôi cất đi được khối nặng trịch trong lòng.
Đối với kẻ nào để cho nỗi đau thương thành độc dược ngấm sâu vào cơ thể, tất sẽ thành phế nhân tàn tạ.
Tôi may mắn không để cho điều đó xảy ra.
Quả nhiên, tiết mục trên truyền hình đã gây được tiếng vang. Sau khi phát hành, rất nhiều điện thoại, thư từ gửi đến tôi. Những phụ nữ bị bỏ rơi, bị người thân hãm hại đang lưu lạc xứ người đều rất đồng tình với tôi. Thế là tôi mau chóng trở thành đối tượng phỏng vấn của các báo, tạp chí. Tạp chí phụ nữ phái cả nhóm nhiếp ảnh đến chụp ảnh quá trình tôi làm thức ăn. Anh thợ cả giải thích:
– Thưa bà Đoàn, chúng tôi hy vọng sẽ chọn ra được tấm ảnh đẹp làm bìa tạp chí. Bà đừng căng thẳng, cứ coi như không có chúng tôi, chỉ tập trung tinh thần làm thức ăn. Nếu như bà thể hiện được tâm trạng phù hợp với thức ăn đầy nước mắt thì càng gây được xúc động cho người xem.
Từ khi quay trở lại Canada, tôi đã cố gắng đè nén tình cảm, mỗi khi nghĩ đến chuyện đã qua, tôi lập tức tìm cách xua đi; bởi vì sự hồi tưởng, ngoại trừ là thống khổ thì chẳng còn có gì.
Còn giờ đây, theo lời đạo diễn, tôi vừa nhào nặn bột mì, vừa để tâm hồn dạt về quá khứ, bắt gặp hình ảnh đau thương vụn vằn hiện về trong trí nhớ.
Tôi như quay về ngôi nhà cũ trong đêm khuya:
Căn phòng khách vắng người, đứng trước phòng ngủ, tai nghe tiếng nói êm ái dịu dàng, những âm thanh mơ hồ vọng lại và lòng đau tan nát! Đến khi đối diện với viên quan thuế vụ Canada, ngồi trước lãnh đạo ngân hàng Hắng Mậu, gương mặt tôi đâm ra bơ phờ, đờ đẫn- Chẳng còn sinh khí, hết cả nước mắt, hết nơi nương tựa, chỉ còn là sự sống hèn mọn chờ nghe cắt xén, phán quyết. Và đêm Hương Giang cảnh trời tuyệt đẹp, tôi ngồi trên bãi biển, thấy những cánh tay bẩn thỉu vồ chụp lấy tôi, không chỉ có gã bụi đời lang bạt, mà cả người thân của mình. Tôi vè khách sạn, đắm mình trong máu lệ đến không còn đứng lên nổi!
Nước mắt chảy xuống – cũng như lần đầu làm thức ăn, từng giọt lệ rơi rơi xuống khối bột mì ...
Chỉ một lần đó, nước mắt chẳng còn chảy dài.
Tờ tạp chí phụ nữ lưu hành khắp Canada, hình bìa in rõ giọt nước mắt long lanh trong mắt người phụ nữ Trung Quốc đang gắng gượng vì sinh mệnh và sự nghiệp ...
Vợ chồng Vi Địch càng giúp tôi, họ cùng các bạn đã tích cực giới thiệu, truyền bá. Lợi dụng di dân sang Canada ngày càng nhiều, họ nêu bật hình tượng một phụ nữ gặp hoàn cảnh thảm thương, phối hợp với tình cảm, nhân đức của người bản xứ khiến mọi người sinh thiện cảm ủng hộ. Dùng thức ăn của tôi, họ thấy mình vừa hành thiện, vừa ăn ngon. Nhân đó mà công việc của tôi ngày càng phát triển.
– Thưa bà Đoàn, bà không nên bỏ qua cơ hội quá tốt này. Nếu chỉ dựa vào lực lượng của riêng bà, bà không thể khai thác “phòng điểm tâm nước mắt” hết được, nhưng nếu hợp tác với chúng tôi, sự nghiệp bà sẽ lên đến tột đỉnh!
Đấy là kế hoạch của các tập đoàn đến gợi ý hợp tác với tôi.
Sự thành - bại, khổ - vui, tan - hợp của con người đều diễn ra chóng vánh.
Từ sau khi tiết mục phỏng vấn tôi phát trên truyền hình, phòng điểm tâm nhỏ bé của tôi đã không ngừng bành trướng.
Để áp ứng đủ đơn đặt hàng của siêu thị, vợ chồng Vi Địch và chị Cầu phải liên lạc với vài cửa hàng nấu ăn, liên tục chế biến thực phẩm theo hướng dẫn của tôi, sau đó chuyển đến xưởng làm lạnh của một người Hoa họ Mạch xử lý.
Sau này, muốn đáp ứng kịp thời tất phải hợp tác với một tập đoàn thực phẩm nào đó.
Muốn phát triển phải hợp tác. Họ đã có sẵn quy mô, đầy đủ công cụ và nhân lực sản xuất thực phẩm cũng như kế hoạch quản lý, tiêu thụ. Còn danh tiếng thức ăn của tôi mới xuất hiện ồn ào trên thị trường, chưa thể nào có đủ thời gian, kinh nghiệm, tiền bạc để thành lập xưởng quy mô được. Do đó mà đành đem cờ hiệu của mình cắm lên lãnh địa của người khác.
Tôi tiến hành bàn bạc cùng các tập đoàn thực phẩm, tôi giao cho họ bản hiệu “Điểm tâm nước mắt”, họ sẽ chế biến, tiêu thụ, quản lý. Tôi chỉ hưởng phần trăm theo lợi tức. Đương nhiên, tôi cũng có trách nhiệm là thiết kế, thay đổi các món ăn. Điều ấy không khó, một mai có cùng đường thì tôi có thể sử dụng các tác phẩm của những người chưa thành danh, gán vào đó nhãn hiệu sáng tác của Đoàn Uất Văn. Ngày nay, các nghệ thuật gia thành danh đèu nhờ tay người khác mà làm tăng sản phẩm, huống hồ là hàng hóa mua bán. Điều quan trọng là sản phẩm chiếm được cảm tình của các bà nội trợ qua hình ảnh quảng cáo.
Chí hướng công danh, sự nghiệp, người người đều mơ ước, mong cầu, nói khó thì nó khó, nói dễ thì dễ, chỉ cần miệt mài đeo đuổi tất cũng sẽ đến.
Đó là thời gian chiến đấu sinh tử của tôi, chỉ có thành công chứ không thể thất bại, mà thành công là xác định trình độ của mình. Tôi nghĩ, không thể để thời cơ mất đi, nếu như tôi thỏa mãn với hiện trạng và dừng lại ở giai đoạn đó thì kể như tôi mất hết!
Đã là người trong đời tất phải hiểu cuộc chiến sinh tồn không bao giờ dừng nghỉ! Lãnh địa chiếm cứ nào cũng có lúc thay đổi, sự nghiệp nào không tiến ắt cũng phải lùi! Những kẻ hợp tác có lúc cũng sẽ chẳng để tôi yên; vận mệnh may mắn không bảo đảm cho tôi mãi được. Do đó, tôi đã từ chối đề nghị hợp tác của các tập đoàn thực phẩm. Đơn giản là, điều kiện tuy ưu đãi nhưng tôi có cảm giác không an toàn, đem bảng vàng trên tay mình bán cho người khác, đến một lúc thế thời thay đổi, họ sẽ xô tôi ra khỏi lãnh địa của họ.
Từng thưởng thức hương vị bị hất cẳng của cô em Uất Chân, tôi cần phải tạo cho mình thế đứng vững vàng, không để cho người ta lại xô lần nữa!
Tôi không phải là không nôn nóng, bởi vì nếu không có giải quyết, hàng sẽ không đủ cung ứng, như vậy người tiêu dùng dần dần quên đi - thế là mất hết!
Trước mắt, tôi đang chờ vào xưởng thực phẩm không lớn lắm của một người Hoa Kiều là Mạch Triệu Cơ. Mạch có quan hệ thân thuộc với Chị Cầu, mọi người gọi ông là chú Cơ.
Tôi đến xưởng thực phẩm của ông hỏi ý kiến.
Chú Cơ bình tĩnh nghe tôi trình bày cặn kẽ, ông nhìn tôi chăm chú, hỏi:
– Cô không đồng ý một việc phi thường sao?
– Bởi vì sinh mạng không thể nói trong một sớm, một việc phi thường thì chẳng bảo đảm gì. Huống hồ, tiền kiếm ra tiền, sau cái phi thường còn có cái hay khác, tôi không muốn buông bỏ nó.
– Cơ hội không thể bỏ qua. – Chú Cơ do dự. - Hiện trên tay cô không có nhiều tiền, nếu muốn khỏe khoắn thì đem nhãn hiệu của mình bán đi, cô sẽ sống yên ổn đến hết đời!
Tôi làm thinh, đứng lên từ biệt. Vừa đưa tay đẩy cổng thì ông gọi lại:
– Uất Văn! Cô hãy nán thêm một chút đi!
Tôi trở vào ngồi lại.
– Uất Văn, chúng ta là những người trôi dạt gặp nhau, quen ít hiểu nhiều. Cô đến gặp tôi, khiến tôi rất cảm khái! Người Trung Quốc lưu lạc sang xứ người làm ăn sinh sống, nói khổ thì rất khổ, phải miệt mài làm việc cả đời, may mắn lắm là cuối đời được an cư lạc nghiệp mà thôi, có may mắn thành đạt thì người phương Tây cũng lườm mình. Nếu như người chúng ta làm được việc lớn lao thì mình cũng thật hả dạ. Đó là ý của tôi.
Tôi chú ý nghe ông nói:
– Uất Văn, vấn đề khó khăn của cô cũng có cách giải quyết đấy. Cô có bằng lòng mua lại xưởng thực phẩm của tôi để chế tạo “thức ăn nước mắt” của cô không? Như vậy, sau này cơ ngơi có lớn hay nhỏ là tùy ở cô đấy.
Tôi không ngờ mình lại gặp may mắn như vậy. Tôi hỏi chú Cơ:
– Chú nói thật chứ?
Chú Cơ gật đầu.
– Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo! Đời nối tiếp của tôi chỉ có mặt mày Trung Quốc, còn lòng dạ thì chẳng còn chi quốc gia, dân tộc. Tôi từng trải 40 năm, thấy lợi là làm, đấy cũng chỉ vì sống qua ngày. Nhưng muốn vượt quá tầm, làm hãnh diện cho người Trung Quốc, tôi chỉ thấy có cô là được! Thiên thời địa lợi cô đều có, còn tôi sẽ vì nhân hòa mà giúp cô một phen!
– Chú Cơ. – Tôi rất cảm động. Chỉ quen biết không bao lâu mà ông ra tay giúp tôi, hy sinh đi phương tiện cá nhân mình! Tôi dằn đi cảm xúc, nói:
– Trên thương trường chỉ nói chuyện mua bán, chú định giá bao nhiêu?
– Không nhiều, không ít. Căn cứ theo giá trị thực tế của công ty, tôi sẽ nhượng lại cô giá hợp lý.
– Được, tôi sẽ tính toán.
– Có điều này có thể giúp tôi, chúng ta làm giấy tờ mua bán sẽ ghi rõ việc mua bán theo từng giai đoạn, nghĩa là không buộc cô phải trả ngay một lúc, cô chỉ phải trả từng đợt đến hết thôi.
Quả là điều kiện rất ưu đãi.
Thế nhưng vẫn còn có vấn đề.
Tiền bạc tôi có giới hạn, không đủ để ứng trả đợt thứ nhất. Nếu qua được cửa ải này thì tôi tin mọi việc sẽ thuận lợi.
Muốn thực hiện chỉ còn cách nhờ người.
Tôi đi đến ngân hàng.
Nhưng thật thất vọng. Số tiền họ cho vay có hạn, tiền lời lại cao quá. Tôi đến ngân hàng Hương Cảng, hy vọng họ sẽ chiếu cố đến thương nhân Trung Quốc.
Và thật khả quan, giám đốc Đỗ - ít ra cũng là người Trung Quốc, ông hứa sẽ ráng giúp tôi, nhưng cũng phải bàn với các ủy viên cho vay mới quyết định được.
Giám đốc Đỗ ân cần đưa tôi ra cổng. Tôi vừa quay lưng lại đụng nhằm một người.
– Xin lỗi!- Tôi vội lùi lại và nhìn người khách rất quen biết.
Người đàn bà cũng lùi lại và trố mắt nhìn tôi.
– Chao ôi!- Cả hai cùng kêu lên.
– Thật là khéo, bà đến Canada!- Tôi nói.
Giám đốc Đỗ rất cung kính, nói:
– Cô Đoàn, cô quen biết bà Thi đây sao?
Bà Thi Gia Ký liền vui vẻ, nói:
– Chúng tôi là bạn cũ!
Trái lại tôi rất ngượng.
– Bà ở Vancouver à? – Tôi hỏi để che giấu đi vẻ bối rối.
– Không, tôi định cư ở Toronto, vừa muốn về Hương Cảng nghỉ hè, trên đường qua đây tôi chỉ nán lại buổi sáng thôi. May mắn gặp nhau ở đây, chúng ta tìm quán uống cà phê đi!
Trên đời, chẳng có bạn bè vĩnh viễn, cũng chẳng có kẻ thù muôn năm.
Chúng tôi tại sao không thể giao du nhau chứ?
Hai người đàn bà ngồi trong quán, có vẻ xúc động.
– Từ khi chia tay tại sân golf tại Hương Cảng, thật cũng chẳng biết đã bao lâu.
Bà Thi Gia Ký mở lời.
– Chẳng đến 10 năm, chuyện con người đã mấy lần thay đổi!
– Nói tôi nghe, gương mặt rơi lệ trên tờ tạp chí phụ nữ có phải là cô không?
Tôi lại quên mất tên tiếng Hoa của cô!
– Bà đã xem qua rồi à?
– Tôi vừa đọc trên máy bay từ Toronto đến Vancouver. – Bà Thi nhìn tôi khẽ thở dài. – Tôi đọc chuyện của cô, thật là hiếm!
– Bị dồn lên lưng cọp mà thôi!
– Cũng không thể nói vậy, thực ra, chúng ta ít có sự lựa chọn!
Chúng ta?
– Tôi với Thi Gia Ký đã ly hôn rồi, cô biết chứ?
– Tin sau cùng tôi biết là ông bà đang làm thủ tục!
Con người và sự vật trên đời lắm những điều huyền diệu. Trước đây không lâu, hai người đàn bà này đối đáp nhau vấn đề hôn nhân trên nguyên tắc đối lập, tư tưởng phân chia; nay thì cùng thong thả chung bàn.
– Bạn Mạnh Thính Đồng của cô đã được hài lòng, cô ta kết hôn rồi! Rốt cùng cũng được thể, hôn lễ cử hành đơn giản.
– Người bạn của bà, là ... - Tôi đã quên mất tên.
– Bà Phương Tín Sinh à?
– Vâng, bà ấy khỏe chứ?
Tôi cố ý nhắc đến bà Thi để bà đừng nhắc đến Mạnh Thính Đồng.
– Phương Tín Sinh làm việc cho Thi Gia Ký. - Lời nói bà Thi ôn hòa, điều này thật lạ, nó khác với lúc trước nhiều. – Cho nên bà Phương Tín Sinh ngày nay đương nhiên là bạn với Mạnh Thính Đồng.
Chúng tôi nhìn nhau hiểu ý, cùng nhắm ngụm cà phê.
– Giờ đây, hễ đến sinh nhật Thính Đồng là bà ấy mang hoa hồng đến. – Và bà Thi thực tình giải thích - Chẳng qua là bà ấy chỉ giúp cho chồng một tay, không hề trách cứ bà ấy, cứ coi như là người tùy thời vậy thôi!
Tôi rất vui vì sự độ lượng của bà Thi, chỉ có người trong cảnh mới hiểu, huống gì cả hai cũng từng là bạn.Do đó, tôi cũng giải thích như bà.
– Thính Đồng không ngu quá đâu. Trước kia, bà Phương hay phê bình Thính Đồng, cô ta đều biết cả. Nhưng nay thì không thể không chấp nhận người quay về với mình. Trong việc làm ăn, ai lại chẳng cần trợ giúp, ai lại chẳng vì sự an lạc của mình mà cố nuốt đi tức giận.
Chúng tôi nhìn nhau cười. Sự tình đã đến dường ấy thì còn nói chi khí tiết?
Thế thời đổi thay đến đỗi chúng tôi lại thành một đôi.
Tôi bạo dạn, hỏi:
– Chúng ta đã là người cùng hội, thời gian sau ly hôn chắc khó chịu?
– Khó chịu chết đi! Xuân qua Thu lại, chẳng có ai cùng mình, cô biết thời gian thế nào không?
– Ân hận rồi à?
– Ít thôi. Nhưng nói nếu chẳng ly hôn thì cũng ân hận.
– Xưa kia khi đi làm thuyết khách, không ngờ hôn nhân của chính mình cũng chẳng hay gì.
Tôi cười chính mình. Không phải là báo ứng hay sao? Mạnh Thính Đồng sau này có thể lấy tình yêu hoàn trả tình yêu, sự báo ứng sẽ ngọt như đường. Bà Phương Tín Sinh đang ở cạnh Thính Đồng chắc là đang cười nhạo tôi.
– Cô chẳng hề khuyên tôi ly hôn!
– Đấy chẳng qua muốn dìm xuống trước phải nâng lên, lấy hư làm thực mà thôi. Thực ra, tôi chẳng cả quyết gì, chỉ hù dọa bà thôi!
– Rất phục cô đã không nói rõ ra hết, nhân đáy mà tôi tìm ra lối thoát. Còn cô thì đã tự mình hay biết, hẳn nhiên, đạo hạnh của cô hơn tôi nhiều.
– Hy vọng đạo hạnh cao hay thấp, khi thành chánh quả thì cũng như bà vậy!
– Nó gần gần như vậy! Cô hiện nay rất xuất sắc đấy!
– Còn chưa được vậy đâu!
Bà Thi thích thú nhìn tôi.
– Người đã ngả chẳng còn sợ đau, cô lại tiếp tục chịu đựng khổ não. Tôi thật kính phục.
– Bà cũng vậy chứ gì?
– Không vậy đâu. Tôi khổ ít hơn cô, ít ra, sau khi ly hôn tôi còn có nhiều tiền để sống! Cha tôi là chủ tịch ngân hàng Hằng Mậu.
Nghe đến ngân hàng Hằng Mậu, tôi giật mình. Bà Thi nhìn thấy, nói:
– Tôi có nghe nói cô đã trả nợ thay con rể Trương Trọng Hiên, người trong ngân hàng đều phục cô. Nói thực, 200 vạn là con số nhỏ, năm đó nếu cô không tự động trở về Hương Cảng thì Hằng Mậu cũng phải thu xếp chuyện đó. Kiện tụng chỉ làm cho hao tài, tốn sức, lợi bất cập hại, cho nên tránh được thì tránh.
Họ gởi giấy báo cũng chỉ là thủ tục, đâu có ngờ cô trở về và là một phụ nữ kiệt xuất, đứng ra nhận lãnh trách nhiệm trả nợ cho người trong khi gia đình đang nổi đầy bão tố!
– Cảm ơn bà quá khen, làm vậy là công đức đấy! Chẳng qua mình vô tâm trồng liễu, liễu lại thành rừng!
– Tôi ngàn vạn lần không như cô. Thời gian đó tôi theo con gái đến định cư ở Toronto, thay đổi hoàn cảnh để trị liệu đau thương. Nhưng thời gian thừa thãi quá, tôi tham gia vào công việc ngân hàng với cha tôi để cho qua đi ngày tháng.
– Bà đang công tác sao?
– Việc cũng bình thường, lúc nãy gặp giám đốc Đỗ cũng là đồng nghiệp. Ông ấy quản lý tín dụng chi nhánh Vancouver, còn tôi trông coi ở Toronto. Năm trước, ngân hàng Hằng Mậu liên doanh với ngân hàng Xương Thâmh mua cổ phần của ngân hàng Canada, cô biết việc đó chứ?
– Có nghe qua. – Lòng tôi chợt nghĩ – có nên mở lời cầu cạnh.
– Cô làm ăn với ông Đỗ à?
– Lúc nãy tôi đến đây hỏi vay tiền.
– Được không?
– Chờ trả lời sau.
– Mong là được.
Tôi kể rõ công việc cho bà nghe.
– Có chí tất thành. – Bà Thi nâng ly cà phê uống. Chúng tôi cùng nhau cười và uống cạn.
Mây Gió Đổi Thay
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13