watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Báu Vật Của Đời-Chương 2 (tiếp) - tác giả Mạc Ngôn Mạc Ngôn

Mạc Ngôn

Chương 2 (tiếp)

Tác giả: Mạc Ngôn

3
Mùa đông năm nay đã tới gần, mẹ mặc chiếc áo bông bọc lụa xanh của bà nội. Chiếc áo được may nhân dịp bà nội sáu mươi tuổi, nhờ một bà con cháu đầy đàn trong thôn, may giúp. Giờ đây nó trở thành áo rét của mẹ. Bà nội đã mất khả năng nói năng, hành động, đánh bạn với lừa ngựa ở chái tây. ở hai vạt trước của chiếc áo bông, mẹ khoét hai lỗ hình tròn để hai vú lộ ra ngoài, tiện cho tôi bú tí bất cứ lúc nào. Cái ngày thu phẫn nộ ấy, đôi vú của mẹ bị chà đạp, nhưng tai họa rồi cũng qua đi, bầu vú chân chính thì không thể bị hủy hoại, giống như có những người trẻ mãi, xanh tươi mãi mãi như cây tùng. Để che gió lạnh, giữ cho vú được ấm, mẹ đính hai miếng vải đỏ trước hai lỗ như rèm che. Phát minh của mẹ trở thành truyền thống, đến nay vẫn thịnh hành ở Cao Mật, có điều, bây giờ hai lỗ thật tròn, vải rèm càng mềm mại, hơn nữa còn thêu một bông hoa trên đó.
Trang phục mùa đông của Kim Đồng là một cái túi rất bền bằng vải bạt, có thể thắt miệng túi lại bằng một sợi dây. Thân túi đính hai quai thật chắc, quàng đuổi cặp vú của mẹ. Khi cho tôi bú, mẹ thót bụng lại, xoay cái túi ra trước ngực. Trong túi, tôi chuyển từ tư thế đứng sang tư thế quì là đầu tôi ngang tầm ngực mẹ, tôi chỉ việc ngoẹo đầu sang trái là ngoạm được đầu vú phải, ngoẹo đầu sang phải là bập được vào đầu vú trái, sang trái sang phải đều gặp nguồn sữa. Nhưng cái túi cũng có điều bất tiện. Tay tôi bị vướng, khiến tôi mất thói quen thường ngày: miệng ngậm bầu này thì một tay bảo vệ bầu kia. Quyền được bú tí của chị Tám đã bị tôi tước đoạt hoàn toàn. Hễ chị sán lại gần là tôi tay cấu chân đạp, khiến chị khóc suốt. Bây giờ chị sống bằng cháo. Thấy vậy, các chị đều rất không bằng lòng. Do vậy, cả một mùa đông dài đặc và khắc nghiệt, tôi luôn luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi ti sữa. Khi ngậm vú trái, toàn bộ tinh thần tôi tập trung chú ý bầu vú bên phải, luôn cảm thấy những bàn tay lông lá đột nhiên thò vào lỗ thủng, bắt bầu vú đem đi. Vì lo sợ như vậy, tôi liên tục đổi bên, vừa mút cho chảy sữa ở bầu trái, tôi đã lập tức chuyển sang bầu phải. Mẹ đoán ra tâm trạng tôi, thơm tôi bằng cặp môi lạnh ngắt, nói khẽ:
- Kim Đồng, con cưng của mẹ. Sữa mẹ chỉ dành cho con, không ai cướp được của con!
Mẹ nói vậy khiến tôi đỡ lo nhưng vẫn không thể yên tâm hoàn toàn, tôi vẫn cảm thấy luôn luôn có những bàn tay lông lá rập rình bên vú mẹ.
Một buổi sáng, tuyết rơi nhẹ, mẹ mặc chiếc áo bông có khoét lỗ, địu Kim Đồng cuộn tròn trong cái túi ám áp trên lưng, chỉ huy các chị khuân củ cải vào hầm. Tôi không quan tâm củ cải từ đâu tới mà chỉ để ý hình dáng của chúng. Đầu nhọn, thân phình to đột ngột của chúng khiến tôi nghĩ đến bầu vú. Từ đó, trong ký ức về vú, ngoại trừ những bầu hồ lô bóng loáng, ngoại trừ con chim câu trắng mềm mại, đã có thêm hình ảnh những củ cải đỏ Chúng có màu sắc riêng, thần thái riêng và độ ấm riêng, tất cả đều có hình dáng như bầu vú, đều tượng trưng cho bầu vú trong bất cứ thời tiết nào, hoàn cảnh nào.
Bầu trời hết hùng sáng lại u ám, tuyết nhẹ lúc rơi lúc dừng. Các chị mặc quần áo mỏng, co ro trước gió bấc. Chị Cả chịu trách nhiệm nhặt củ cải từ trong sọt ra, chị Hai và chị Ba chịu trách nhiệm bê đến cửa hầm, chị Tư và chị Năm san đều củ cải trong hầm, chị Sáu và chị Bảy thì không làm gì. Chị Tám không có khả năng lao động, một mình trên giường trầm tư mặc tưởng. Chị Sáu mỗi lần bê bốn củ, chị Bảy mỗi lần bê hai củ. Mẹ và Kim Đồng đi lại trong khoảng từ đống củ cải đến cửa hầm, sai phái, rầy la các chị và than vãn. Những lời ca cám của mẹ, tựu trung xoay quanh trung tâm tư tưởng sau đây: cuộc sống gian truân, phải cố mà làm việc mới có thể vượt qua. Các chị có thái độ tiêu cực khi mẹ ra lệnh, bất mãn khi nghe mẹ than thở. Các chị thờ ở trước những lời than vãn của mẹ. Đến nay tôi vẫn không hiểu vì sao nhà tôi bỗng có nhiều củ cải đến thế! Sau này tôi mới rõ vì sao mẹ tôi dự trữ củ cải nhiều đến như vậy cho mùa đông năm ấy.
Công việc khuân vác sắp kết thúc, mặt đất chỉ còn lại một số củ vặn vẹo như những bầu vú dị dạng. Mẹ khom người quì trước cửa hầm, thò tay xuống lôi chị Tưởng Đệ và Phán Đệ lên. Trong quá trình đó, tôi bị hai lần chổng ngược, từ dưới nách mẹ tôi trông thấy mờ ảo những bông tuyết trắng. Cuối cùng, mẹ bê một cái ang sứt miệng, trong ang chất đầy những bông gòn và vỏ hến, đậy miệng hầm lại. Các chị xếp thành một hàng ngang đứng sát tường áp mái, như đang chờ lệnh mới. Mẹ lại than thở:
- Lấy gì may áo bông cho các con bây giờ?
Chị Ba nói:
- Mua bông, mua vải.
Mẹ nói:
- Chỉ có vậy thì hỏi các con làm gì? Mẹ nói là kiếm đâu ra tiền?
Chị Hai tỏ vẻ không bằng lòng, nói:
- Bán mẹ con con lừa đi!
Mẹ cắt ngang:
- Bán lừa và la đi thì sang xuân cày ruộng bằng gì?
Chị Cả Lai Đệ trước sau giữ thái độ im lặng. Mẹ liếc sang phía chị, chị cúi gằm xuống. Mẹ lo ngại nhìn chị, nói:
- Ngày mai, con và Chiêu Đệ dắt con la ra chợ mà bán?
Chị năm Phán Đệ thét lên, giọng the thé:
- Con la vẫn còn bú sữa mẹ. Sao nhà mình không bán thóc đi! Thóc nhà mình nhiều như thế cơ mà! Mẹ liếc sang chái đông, cửa buồng khép hờ, trên sợi dây thép căng ngang cửa sổ có đôi tất của Đội trưởng Sa Nguyệt Lượng. Con la lon ton chạy ra sân, nó cùng ngày tháng năm sinh với tôi, cũng như tôi, nó là con đực. Tôi vẫn còn đứng trong túi vải bạt trên lưng mẹ, nó đã cao bằng mẹ nó rồi.
- Vậy đấy, ngày mai bán con la đi! - Mẹ vừa nói vừa đi vào trong buồng. Có tiếng gọi sang sảng từ phía sau lưng chúng tôi:
- Mẹ nuôi ơi!
Sa Nguyệt Lượng mất tăm đã ba ngày, nay trở lại nhà tôi dắt theo con lừa đen của anh ta. Trên lưng lừa là hai bọc to tướng bằng vải hoa căng phồng, tù kẽ hở lộ ra những màu sắc rực rỡ.
- Mẹ nuôi ơi!
Anh ta tỏ vẻ thân thiện. Mẹ quay lại, nhìn khuôn mặt xương xương đen nhẻm với nụ cười ngọng nghịu của anh ta, nói dứt khoát:
- Sa Đội trưởng, tôi đã nói nhiều lần rồi, tôi không phải là mẹ nuôi của anh!
Sa Nguyệt Lượng không nao núng, nói:
- Không phải mẹ nuôi? Còn hơn cả mẹ nuôi nữa kìa! Mẹ nuôi không ưng tôi, nhưng tôi một lòng hiếu thuận với mẹ!
Nói rồi, anh ta gọi hai đội viên du kích vào đỡ hai bọc vải xuống, bảo họ dắt lừa về nhà thờ. Tôi cũng nhìn con lừa đực của Sa Nguyệt Lượng bằng cặp mắt căm giận. Nó hếch mũi lên, ngửi cái mùi tỏa ra từ con lừa cái nhà tôi. Sa Nguyệt Lượng cởi cái bọc, cầm lên một chiếc áo khoác băng lông cáo, giơ ra dưới tuyết. Sức nóng tỏa ra từ chiếc áo khiến những bông tuyết nhẹ tan thành nước cách cái áo một thước.
- Mẹ nuôi ơi! Sa Nguyệt Lượng cầm áo lại gần mẹ. - Mẹ nuôi ơi, đây là chút lòng hiếu thảo của tôi!
Mẹ vội vã né tránh, nhưng không tránh được, kết cục là chiếc áo khoác lên người. Mặt tôi tối sầm, mùi lông cáo và mùi long não khiến tôi nghẹt thở. Khi tôi lại thấy ánh sáng, sân nhà tôi đã trở thành một thế giới động vật: Chị cả Lai Đệ khoác chiếc áo lông tử điêu, cổ quấn khăn lông chồn còn nguyên hai mặt lóng lánh. Chị hai Chiêu Đệ khoác chiếc áo bằng lông điêu thử. Chị ba Lãnh Đệ khoác chiếc áo lông gấu đen. Chị tư Tưởng Đệ khoác chiếc áo da màu vàng rơm. Chị năm Phán Đệ khoác chiếc áo bằng lông sói đốm. Chị sáu Niệm Đệ khoác chiếc áo lông cừu. Chị bảy Cầu Đệ khoác chiếc áo bằng lông thỏ trắng. Chiếc áo khoác lông cáo của mẹ rơi xuống đất. Mẹ quát:
- Cởi hết ra cho tôi, cởi hết ra!
Các chị hầu như không nghe mẹ nói gì, đầu ngọ nguậy trong cổ áo, hai tay vuốt ve thân áo. Qua nét mặt, thấy rõ các chị như mụ đi vì ngạc nhiên và vui sướng, vui sướng trong ngạc nhiên. Mẹ run lên, thều thào:
- Chúng mày điên cả rồi hay sao?
Sa Nguyệt Lượng cầm lên hai chiếc áo khoác nhỏ cuối cùng, dùng tay phủi nhẹ mặt ngoài áo bóng như lụa, nền nâu điểm hoa đen, xúc động nói:
- Mẹ nuôi ơi, đây là da con mèo rừng, cả vùng Cao Mật chỉ có hai con. Cha con lão Cảnh Thuyên phải bỏ ra gần ba năm mới tóm được chúng. Đây là da con mèo rừng đực, đây là da con mèo rừng cái. Các em đã trông thấy con mèo rừng bao giờ chưa?
Anh ta đưa mắt nhìn một lượt các chị, không ai trả lời. Anh ta giảng giải cho các chị như một giáo viên tiểu học: Mèo rùng giống như con mèo nhưng lớn hơn nhiều, giống con báo nhưng nhỏ hơn báo, biết trèo cây, biết bơi, một cú nhảy cao một trượng, có thể bắt chim trên ngọn cây. Loài này chẳng khác yêu tinh. Hai con mèo rừng vùng Cao Mật này sống trong các hang bãi tha ma, bắt được chúng còn khó hon lên trời, nhưng cuối cùng đã tóm được. Mẹ nuôi ơi, hai chiếc áo này tôi tặng hai em Kim Đồng và Ngọc Nữ.
Anh ta vừa nói vừa vắt hai chiếc áo may bằng da con mèo rừng biết trèo cây, biết bơi, nhảy cao một trượng, lên cánh tay mẹ. Rồi cúi nhặt chiếc áo lông cáo đỏ như lửa, rũ bụi, cũng vắt lên tay mẹ, nói một câu khiến người cảm động:
- Mẹ nuôi ơi, hãy nể mặt tôi.
Đêm hôm ấy, mẹ chốt cửa buồng chính, gọi chị Lai Đệ sang buồng chúng tôi. Mẹ đặt tôi và Ngọc Nữ nằm sóng đôi trên đầu giường. Tôi giơ tay cào một cái vào mặt chị Tám. Chị khóc, co người lại một góc. Mẹ không kịp ngó đến chúng tôi. Mẹ quay lại chốt cửa buồng. Chị Cả khoác chiếc áo lông chồn, quấn chiếc khăn lông cáo của chị, dè dặt nhưng ương bướng đứng bên giường. Mẹ gác một chân lên giường, rút chiếc trâm sau gáy khêu bấc đèn. ánh đèn bùng lên. Mẹ ngồi xếp thẻ trên giường hỏi chị Cả, giọng mỉa mai:
- Thưa tiểu thư, tiểu thư ngồi xuống đi, đừng sợ làm bẩn chiếc áo da của tiểu thư!
Mặt chị Cả đỏ ửng, chị chành môi, ngồi xuống chiếc ghế băng cạnh giường. Con cáo của chị vênh cái mõm lên ở giữa ngực chị, hai mắt lấp lánh.
Ngoài sân là thế giới của Sa Nguyệt Lượng. Từ khi anh ta dọn đến ở chái đông nhà tôi, cái cổng lớn không bao giờ khép chặt. Đêm nay, ở chái đông càng ồn ào, ánh đèn măng-sông sáng trắng, xuyên qua giấy dán cửa sổ, soi sáng cả ngoài sân. Tuyết bay trong ánh đỡn. Trong sân, tiếng chân đi nhộn nhịp, cánh cổng kêu ken két, vó ngựa vang lên từng chặp trong ngõ. Trong gian chái vang lên tiếng cười ầm ĩ và thô lỗ. Những trò đố vui, nào là Đào viên kết nghĩa, nào là năm ông trạng nguyên, nào là tám đóa hoa mai, tám chú ngựa... Mùi cá thịt thơm lừng khiến sáu chị tập trung tại cửa sổ buồng phía đông thèm rỏ đãi. Mắt mẹ như tóe lửa, nhìn chị Cả không chớp. Chị Cả ngang ngạnh nhìn lại mẹ, hai luồng mắt gặp nhau, cùng tóe lửa xanh.
- Mày nghĩ như thế nào? Mẹ hỏi.
Chị Cả vuốt những chỗ lông xù ở đuôi khăn lông cáo, hỏi lại:
- Mẹ hỏi gì cơ?
Mẹ nói:
- Đừng có giả vờ!
Chị Cả nói:
- Mẹ, con không hiểu ý mẹ?
Mẹ đổi giọng rầu rĩ, nói:
- Lai Đệ, con có chín chị em, con là lớn, nếu xảy ra chuyện gì thì biết dựa vào ai?
Chị đứng phắt dậy, giọng xúc động chưa bao giờ thấy ở chị:
- Mẹ, mẹ còn muốn gì ở con? Trong trái tim mẹ chỉ có Kim Đồng, còn lũ con gái chúng con không bằng bãi cứt chó!
Mẹ nói:
- Con dùng nghĩ sai về mẹ. Kim Đồng là vàng, các con ít ra cũng là bạc, sao lại có thể không bằng bãi cứt chó? Đêm nay, mẹ con mình có gì cứ nói thẳng với nhau. Cái anh chàng Sa Nguyệt Lượng ấy chẳng khác cáo đến chúc Tết gà, tâm địa chẳng có gì tốt. Nó đang câu con đấy!
Chị Cả cúi đầu, vuốt ve cái đuôi con cáo, nước mắt đột nhiên ứa ra, chị nói:
- Mẹ, lấy được người như vậy là con mãn nguyện lắm rồi!
Mẹ như bị điện giật, nói:
- Lai Đệ, con lấy ai mẹ cũng đồng ý, nhưng đừng lấy Sa Nguyệt Lượng!
Chị Cả hỏi: - Vì sao hả mẹ?
Mẹ nói: - Chẳng vì sao cả!
Chị Cả với giọng day nghiến, không phù hợp chút nào với cái tuổi của chị:
- Tôi làm thân trâu ngựa cho nhà Thượng Quan đủ quá rồi!
Giọng gay gắt của chị khiến mẹ giật thót. Mẹ đưa mắt dò xét nhìn khuôn mặt đỏ gay vì giận của chị, rồi lại nhìn bàn tay nắm chặt đuôi con cáo của chị. Mẹ sờ soạng bên cạnh tôi, vớ được cái chổi quét giường giơ cao lên:
- Mày đổ đốn rồi! Tao thì đánh chết mày!
Mẹ nhảy xuống đất, giơ chổi vụt vào đầu chị Cả, chị giơ đầu ra, không tránh né cũng không chống lại. Tay mẹ dùng lại giữa chừng, khi hạ xuống thì đã mềm nhũn. Mẹ vút cây chổi, ôm vai chị mà khóc:
- Lai Đệ, ta với thằng Lượng không đi cùng đường. Mẹ không muốn nhìn thấy con gái của mẹ nhảy vào lửa!...
Chị Cả cũng nức nở khóc.
Cuối cùng, khóc đã chán, mẹ dùng mu bàn tay lau nước mắt, van nài:
- Lai Đệ, con hứa với mẹ đi, không quan hệ với thằng ấy nữa!
Nhưng chị Cả thì rất kiên quyết, nói:
- Mẹ cho con được làm theo ý mình. Con cũng muốn cho gia đình mình được tốt đẹp!
Chị liếc nhìn chiếc áo khoác bằng lông cáo và hai chiếc áo bằng da mèo rừng ở trên giường. Mẹ cũng kiên quyết:
- Ngày mai phải cởi hết những thứ ấy ra!
Chị Cả nói:
- Mẹ nỡ lòng nào nhìn các em con bị chết cóng!
Mẹ nói:
- Cái thằng buôn áo lông chết tiệt!
Chị Cả rút then cửa đi thẳng về buồng của chị, không ngoái lại.
Mẹ ủ rũ ngồi xuống mép giường, thở gấp.
Lúc này tiếng chân lạch bạch của Sa Nguyệt Lượng đã tới bên cửa sổ. Lưỡi líu, môi tê dại, anh ta cũng định từ tốn gõ cửa, nhẹ nhàng nói với mẹ về chuyện hôn nhân đại sự, nhưng rượu đã làm tê liệt thần kinh khiến cử chỉ phản lại ý muốn của anh ta. Anh ta gõ mạnh đến nỗi cửa sổ rung lên thủng cả giấy dán, gió lạnh từ sân lọt vào, hơi rượu từ miệng anh ta cũng lọt vào. Với giọng lè nhè dáng ghét đồng thời cũng đáng yêu của thằng say, anh ta gào lên:
- Mẹ ơi!
Mẹ nhổm dậy trên giường, ngớ ra một thoáng rồi kéo tôi lùi xa cửa sổ. Sa Nguyệt Lượng nói:
- Mẹ, chuyện vợ chồng giữa tôi và Lai Đệ thì khi nào tổ chức?... Tôi sốt ruột lắm rồi
Mẹ nghiến rằng, nói:
- Anh Lượng, cóc ghẻ muốn ăn thịt ngỗng trời, có mà năm mơ!
Sa Nguyệt Lượng nói:
- Mẹ nói vậy là thế nào?
Mẹ nói:
- Ta bảo anh nằm mơ!
Sa Nguyệt Lượng chợt tỉnh rượu, nói rành rẽ:
- Mẹ nuôi ơi, Sa Nguyệt Lượng này chưa bao giờ hạ mình xin xỏ ai!
Mẹ nói:
- Ai bảo anh xin mà xin!
Sa Nguyệt Lượng nói: - Mẹ nuôi ơi, Sa Nguyệt Lương này định làm gì là làm bằng được.
Mẹ nói: - Vậy anh hãy giết tôi đi đã.
Sa Nguyệt Lượng cười:
- Tôi định lấy con gái thì làm sao lại giết mẹ vợ.
Mẹ nói:
- Vậy đến mạt kiếp anh cũng không lấy được
Sa Nguyệt Lượng nói:
- Con gái lớn rồi, mẹ cứ ý mình sao được? Mẹ vợ ơi, chúng tôi bỏ đi cho mà xem!
Sa Nguyệt Lượng vừa cười vừa đi tới buồng phía đông, chọc thủng giấy dán cửa sổ, tung nắm kẹo to tướng vào trong, nói to:
- Các dì ơi, có anh rể của các dì đây, ngọt bùi ta sẽ có nhau!...
Đêm ấy Sa Nguyệt Lượng không ngủ, đi lại suốt đêm trong sân, chốc lại ho, chốc lại huýt sáo miệng. Tài nghệ xuất sắc, anh ta nhại được giọng mười mấy loại chim. Ngoài chuyện ho, huýt sáo, anh ta còn hát các tích tuồng cũ và cả những bài ca chống Nhật đang lưu hành, với giọng to hết cỡ. Lúc thì mắng Trần Sĩ Mỹ tại phủ Khai Phong, lúc lại hươi đao chém đầu quân giặc. Để đề phòng người hùng chống Nhật, tình duyên bị ngáng trở xông vào buồng, mẹ chèn cửa bằng cây chống, bễ thổi lửa, rương quần áo, gạch vỡ... Mẹ cho tôi vào túi, địu trên lưng, tay cầm dao phay đi đi lại lại trong nhà, từ buồng tây sang buồng đông. Các chị không ai cởi bỏ áo khoác, ngồi ôm nhau, mồ hôi lấm tấm trên mũi, rồi ngủ thiếp đi trong tiếng ồn đủ loại do Sa Nguyệt Lượng gây ra. Nước dãi của chị Cầu Đệ làm ướt áo lông sói của chị hai Chiêu Đệ. Chị sáu Niệm Đệ như con cừu non, rúc vào chiếc áo lông gấu của chị ba Lãnh Đệ.
Giờ dây nghĩ lại, tôi thấy cuộc đấu với Sa Nguyệt Lượng, mẹ đã thua ngay từ đầu. Sa Nguyệt Lượng dùng lông thú thuần phục các chị tôi, thành lập một mặt trận thống nhất rộng rãi, mẹ tôi mất quần chúng, bị cô lập.
Ngày hôm sau, mẹ địu tôi trên lưng, chạy như bay đến nhà ông Ba Phàn giải thích ngắn gọn: Để trả ơn Tôn Đại Cô đã đỡ đẻ cho, mẹ gả Lai Đệ cho thằng câm lớn, người hùng cầm nhuyễn đao chiến đấu với bầy quạ. Nói dứt khoát ngày thứ nhất chạm ngõ, ngày thứ hai đưa sính lễ, ngày thứ ba làm lễ thành hôn.
Ba Phàn cứ ngẩn ra mà nghe. Mẹ nói:
- Chú ơi, chú đừng căn vặn làm gì, rượu biếu chú, con đã chuẩn bị xong rồi!
Ba Phàn hỏi:
- Làm mối ngược à?
Mẹ bảo:
- Ngược!
Ba Phàn lại hỏi:
- Vì sao phải làm thế?
Mẹ nói:
- Chú ơi! Xin chú đừng hỏi. Chú bảo thằng câm trưa nay đem lễ đến.
Ba Phàn nói:
- Nhà nó có gì đâu?
Mẹ nói:
- Có gì đem nấy.
Chúng tôi chạy về nhà, dọc đường tim mẹ giật thon thót, vô cùng lo lắng. Mẹ linh cảm không sai. Vừa vào sân đã thấy một lô động vật: chồn, gấu đen, sói đốm, cừu, thỏ trắng... đang nhảy múa, chỉ không thấy tử điêu. Tử điêu trên cổ quấn con chồn đang ngồi trên bao lúa mạch ngắm viên đội trưởng du kích. Hắn ngồi lau súng, lau hồ lô trên đệm của hắn.
Mẹ kéo Lai Đệ đứng dậy, lạnh nhạt bảo Sa Nguyệt Lượng:
- Anh đội trưởng, nó đã có chủ rồi! Các anh là đội quân chống Nhật, chắc không dụ dỗ gái có chồng chứ?
Sa Nguyệt Lượng bình tĩnh nói:
- Điều này thì bác khỏi bận tâm.
Mẹ lôi chị Lai Đệ về căn buồng phía đông. Gần trưa, thằng câm lớn xách một con thỏ đến nhà tôi. Hắn mặc chiếc áo chẽn hở cả bụng, tay áo dài đến khuỷu, lộ hai bắp tay vạm vỡ. Cúc áo đứt sạch, hắn khép hai vạt bằng sợi dây thừng. Hắn cúi rạp chào mẹ, nụ cười ngơ ngẩn trên khuôn mặt. Hắn đưa con thỏ cho mẹ bằng cả hai tay. Ba Phàn cùng đến với thằng câm, nói:
- Chị Thọ Hỉ, tôi đã làm như lời chị dặn.
Mẹ bàng hoàng nhìn con thỏ rừng miệng còn dính máu.
- Chú ơi, trưa nay chú ở lại, anh câm cũng ở lại đây.
Mẹ chỉ vào thằng câm nói:
- Củ cải ninh thịt thỏ, coi như lễ đính hôn cho bọn trẻ!
Trong căn buồng phía đông, tiếng khóc của chị Lai Đệ chợt vỡ ra. Lúc đầu khóc ti tỉ như trẻ con, vài phút sau chuyển thành tiếng gào thét, xen lẫn những câu chửi tục kinh khủng. Rồi mươi phút sau chỉ là tiếng gào khan, không có nước mắt.
Chị Lai Đệ ngồi bệt xuống đất bẩn trong buồng, quên phắt đang mặc chiếc áo quí. Mắt chị ráo hoảnh, miệng há ra như một cái giếng cạn, tiếng gào khan từ đó bật ra. Sáu chị khác của tôi cố ghìm giọng nức nở, nước mắt lăn trên áo lông gấu, nhảy trên áo lông chồn, lấp lánh trên áo lông sói, thấm vào áo lông cừu, dây bẩn áo lông thỏ.
Ba Phàn thò đầu vào buồng đông, mắt trợn trùng như gặp ma, môi run bần bật. Ông đi giật lùi ra giữa nhà rồi loạng choạng bỏ chạy.
Thằng câm lớn của nhà họ Tôn đứng giữa nhà tôi ngó ngang ngó dọc, trên khuôn mặt hắn, ngoài nụ cười ngớ ngẩn, còn gợn lên nét suy tư khó bề đoán trước, sự hoang văng như hóa thạch và một nỗi đau tê buốt. Sau này tôi còn chứng kiến vẻ mặt đáng sợ khi hắn nổi giận.
Mẹ lấy sợi dây thép nhỏ xâu miệng con thỏ rồi treo dưới mái hiên. Mẹ coi như không nghe thấy tiếng gầm của chị Cả, coi như không nhìn thấy nét mặt cổ quái của thằng câm. Mẹ cầm con dao gỉ, sút mẻ, lột da con thỏ. Sa Nguyệt Lượng khoác súng từ buồng đông đi ra, mẹ không ngoái lại, nói với giọng lạnh nhạt:
- Anh Đội, đứa lớn nhà tôi hôm nay đính hôn, con thỏ này là ăn lễ hỏi.
Sa Nguyệt Lông cười:
- Lễ hậu hĩ quá nhỉ!
Mẹ cắt phần đầu con thỏ, nói:
- Nó hôm nay đính hôn, mai đưa đồ cưới, ngày kia làm lễ thành thân!
Mẹ quay lại nhìn chằm chằm vào Sa Nguyệt Lượng, nói:
- Đừng quên uống rượu mừng đấy!
Sa Nguyệt Lượng nói: - Quên thế nào được!
Nói xong, hắn khoác súng lên vai, miệng huýt sáo lanh lảnh, bước ra cổng.
Mẹ tiếp tục lột da con thỏ, nhưng không còn hào húng như trước. Mẹ treo con thỏ trên khung cửa, địu tôi đi vào trong nhà. Trên bàn có mấy củ cải to. Mẹ cầm dao đến gần, củ cải không phản ứng gì, năm im chờ đợi. Mẹ quát to:
- Lai Đệ, ân oán cũng thể mẹ con, mày cứ oán tao đi!
Nói xong câu dữ dằn đó, mẹ ôm mặt khóc không thành tiếng, đôi vai run bần bật, nước mắt chảy ràn rụa. Mẹ bắt đầu bổ củ cải. Một nhát bổ xuống, củ cải bửa làm hai, lại một nhát nữa, củ cải bửa làm tư. Bổ liên tiếp, động tác của mẹ ngày càng nhanh, ngày càng điệu nghệ. Củ cải bị băm nhỏ đầy bàn. Mẹ lại giơ cao còn dao lần nữa, nhưng động tác hạ xuống thì cực kỳ nhẹ nhàng. Con dao rời khỏi tay, nằm trên đống củ cải đã băm nhỏ, mùi hăng hắc tỏa ra khắp căn buồng.
Thằng câm giơ ngón tay cái lén tỏ ý khâm phục mẹ, miệng lắp bắp để bổ sung cho động tác. Mẹ kéo vạt áo lau nước mắt, bảo thằng câm:
- Anh về đi!
Thằng câm hoa tay, tung chân đá vào khoảng không. Mẹ cao giọng, chỉ về phía nhà hắn, quát to:
- Anh về đi, tôi bảo anh về đi!
Thằng câm hiểu ra. Hắn làm ngoáo ộp một cái với tôi như trẻ con, hàng ria đen nhánh trên cái môi dầy. Hắn làm bộ rất chuẩn xác động tác trèo cây, mô phỏng động tác tóm được con chim đang quẫy. Hắn cười, chỉ vào tôi, lại chỉ vào trái tim hắn.
Mẹ lại chỉ,về hướng nhà. Hắn ngẩn người, gục gặc đầu ra vẻ hiểu, rồi quì trước mặt mẹ - mẹ vội né sang một bên - hắn hướng về cái bàn để củ cải, dập đầu một cái thật kêu rồi vênh váo bước ra cổng.
Đêm ấy, mẹ mệt mỏi ngủ thiếp đi. Tỉnh dậy, đếm đủ tám mươi tám con thỏ béo mũm mĩm treo đây trên cây ngô đồng, cây hương xuân và cây hạnh trong sân.
Mẹ vịn khung cửa, từ từ ngồi xuống.
Thượng Quan Lai Đệ mười tám tuổi, mặc chiếc áo lông tử điêu, cổ quàng khăn lông chồn, đã bỏ đi cùng với Đội trưởng Sa Nguyệt Lượng từ đêm. Tám mươi tám con thỏ là sính lễ nộp cho mẹ, và cũng là cách ra oai của Sa Nguyệt Lương đối với mẹ. Chị Cả bỏ theo trai, chị Hai, chị Ba, chị Tư là đồng lõa. Sự việc.xảy ra khi đã quá nửa đêm như sau: Khi mẹ mệt mỏi hắt hơi thì chị Năm, chị Sáu chị Bảy đi vào giấc ngủ. Chị Hai nhổm dậy, chân trần, mò mẫm tháo gỡ những chướng ngại vật mà mẹ dựng sau cửa, chị Ba chị Tư kéo hai cánh cửa cho mở ra.
Lúc chiều tối, Sa Nguyệt Lượng đã đổ đầu vào cột cửa, cửa mở không một tiếng kêu. Dưới ánh trăng bàng bạc của nửa đêm về sáng, chị em ôm nhau từ biệt. Sa Nguyệt Lượng nhìn những con thỏ treo trên cây, cười thầm. Ngày thứ ba là ngày thằng câm và chị Cả làm lễ thành hôn. Mẹ bình tĩnh ngồi khâu vá trên giường. Gần trưa, không chờ đợi được nữa, thằng câm mò đến. Hắn dùng điệu bộ và cả nét mặt để đòi người. Mẹ bước ra sân, chỉ sang buồng phía đông, rồi chỉ lên cây treo đầy những còn thỏ đã đông cúng. Mẹ không nói câu nào, nhưng thằng câm hiểu hết.
Vào lúc hoàng hôn, cả nhà tôi đang ngồi trên giường ăn cháo mạch, bỗng có tiếng đập cổng đánh rầm. Chị Hai đút cơm cho bà nội ở chái tây hớt hải chạy vào, gọi:
- Mẹ, hỏng to rồi! Anh em nhà thằng câm đến đấy. Đem theo cả chó. Các chị hoảng sợ. Mẹ ngồi im như một tảng đá, dùng thìa đút cháo mạch cho chị Tám. Khi chị Tám đã no, mẹ bắt đầu nhai củ cải rau ráu. Trông mẹ thảnh thơi như một con thỏ cái có chửa. Tiếng ồn ngoài cổng bỗng lắng xuống. Khoảng hút tàn diếu thuốc, ba bóng đen vọt qua bức tường vây phía nam, nơi mặt tường rất thấp. Ba anh em nhà câm đến rồi Cùng vọt vào sân là ba con chó đen bóng như sơn then. Chúng như ba đạo hắc quang bay vào sân, không một tiếng động. Dưới ráng chiều đỏ rực, ba anh em nhà câm và ba con chó đứng yên trong khoảnh khắc y hệt một nhóm tượng. Thằng câm lớn tay cầm thanh nhuyễn đao Miến Điện ánh thép sắc lạnh. Thằng Hai câm chống thanh yêu đao. Thằng ba câm kéo lê thanh phác đao cán dài có tua đỏ. Trên vai đứa nào cũng khoác một bọc nhỏ bằng vải hoa nền xanh hoa trắng, hình như chúng sắp đi xa. Các chị sợ đến nghẹt thở, còn mẹ thì vẫn thản nhiên như không, húp cháo sùm sụp. Đột nhiên, thằng câm lớn gầm lên một tiếng, Hai câm và Ba câm cũng gầm theo, những con chó cũng lên tiếng sủa. Nước bọt bắn ra từ miệng người và mõm chó như những con trùng nhỏ, lấp lánh trong ánh hoàng hôn. Tiếp đó, thằng câm lớn biểu diễn dao pháp, giống như hôm đánh nhau với dàn quạ trong buổi tang lễ trên cánh đồng lúa mạch. Trong cái buổi hoàng hôn chớm đông xa xăm ấy, ánh đao loang loáng trong sân nhà tôi, ba thằng đàn ông hung hãn như ba con chó săn, liên tiếp nhảy vọt lên, vươn dài thân như tấm thép, chém nát những con thỏ treo trên cành cây. Những con chó của chúng gâu gâu mừng rỡ, lắc lắc cái đầu to bự giăng xé những xác con thỏ, thịt bay tứ tung. Ba thằng câm sát phạt chán chê, đứa nào đứa ấy tỏ vẻ thỏa mãn. Sân nhà tôi trở thành lò sát sinh. Mấy con thỏ chỉ còn cái đầu treo lủng lẳng trên cây như những quả khô. Những thằng câm cùng với mấy con chó diệu võ dương oai mấy vòng quanh sân, rồi cũng như khi đến, chúng vượt tường, mất hút trong màn đêm mờ ảo.
Mẹ bưng bát cháo, cười nhạt. Nụ cười đặc biệt của mẹ khắc sâu trong đầu tôi.
4
Người phụ nữ già đi bắt đầu từ cặp vú, cặp vú già đi bắt đầu từ đầu vú. Vì chuyện chị Lai Đê bỏ theo trai, hai đầu vú của mẹ vốn dĩ ngỏng lên thì nay rũ xuống như bông kê chín. Đồng thời, màu phấn hồng cũng chuyển sang màu đỏ sậm. Những ngày ấy lượng sữa ít đi, mùi vị cũng kém phần thơm ngọt, trong vị sữa nhàn nhạt có mùi của gỗ mục. May mà cùng với thời gian tâm trạng mẹ có khá hơn, nhất là sau khi mẹ ăn con lươn to bự, đầu vú dần dà lại ngỏng lên, màu đỏ sậm cũng nhạt đi, lượng sữa trở lại như hồi mùa thu, trong sữa đã có nhiều vị sắt, ngoại trừ có vị tanh tanh, chất lượng sữa cao hơn trước. Điều không yên tâm là, lần suy yếu này để lại một nếp hằn giữa đầu và bầu vú như trang giấy bị gập, tuy đã được vuốt phẳng, nhưng nếp gấp không mất đi. Biến cố này là tiếng chuông cảnh tỉnh cho tôi, dựa vào bản năng, có lẽ là trời xui khiến vậy tôi phải thay đổi thái độ đối với bầu vú, phải trân trọng chúng, phải coi chúng như vật dễ vỡ mà nhẹ chân nhẹ tay.
Mùa đông năm nay lạnh kinh khủng. Nhờ có nửa gian buồng lúa mạch và một hầm củ cải, chúng tôi sống yên ổn cho đến khi sang xuân. Trong những ngày rét buốt nhất của mùa đông, tuyết rơi dầy đặc lấp kín cửa ra vào, đè gãy những cành cây trong vườn. Chúng tôi mặc áo lông của Sa Nguyệt Lượng cho, ngồi quây quần xung quanh mẹ, mơ màng trong trạng thái ngủ đông.
Một hôm, mặt trời ló ra, tuyết tan, những cột băng treo dưới mái hiên, những con chim sẻ từ chỗ nấp chui ra, nhảy nhót trên cành đầy tuyết. Chúng tôi bừng tỉnh sau thời kỳ ngủ đông. Chúng tôi đã trải qua nhiều ngày đun tuyết lấy nước, vài trăm lần ăn một món củ cải đun bằng nước tuyết, khiến các chị ớn đến tận cổ. Chị hai Chiêu Đệ là người đầu tiên đề xuất đi lấy nước sông về ăn, vì tuyết năm nay có mùi tanh của máu, nếu không sẽ mắc bệnh mà không biết, ngay cả Kim Đồng chỉ ăn toàn sữa mẹ cũng không thoát. Chị Chiêu Đệ nghiễm nhiên thay thế vị trí của chị cả Lai Đệ. Chiêu Đệ có cặp môi đỏ mọng, giọng nói hơi rè cực kỳ hấp dẫn. Lời chị như mệnh lệnh, vì từ đầu mùa đông đến giờ chị cáng đáng toàn bộ chuyện ăn uống. Mẹ như một con bò cái bị thương, lúc nào cũng nơm nớp, đôi khi lại bao dạn hẳn lên, khoác chiếc áo quí phái lên người, ngồi trên giường sửa sang lại dáng vóc, quan tâm tới lượng và chất của sữa.
- Từ hôm nay trở đi lấy nước sông về mà dùng?
Chị Hai nhìn mẹ, nói bằng một giọng không dễ bác bỏ. Mẹ không phản úng gì. Chị ba Lãnh Đệ cau mày nhận xét cái mùi khó chịu của củ cải nấu bằng nước tuyết. Một lần nữa, chị lại dề xuất chuyện bán con la để lấy tiền mua thịt. Mẹ giễu cợt
- Băng tuyết thế này thì bán con la ở đâu?
Chị Ba nói:
- Vậy chúng ta đi săn thỏ rừng, trời đất này thỏ bị cóng không chạy được.
Mặt me đột nhiên đổi sắc:
- Các con hãy nhớ, cho đến khi chết, đừng để mẹ trông thấy thỏ rừng!
Thật ra, trong mùa đông khắc nghiệt, rất nhiều gia đình đi bắt thỏ về ăn thịt. Những con thỏ béo núc bò lê trong tuyết chứ không chạy, ngay các bà bó chân cũng bắt được. Mùa đông năm ấy là thời kỳ hoàng kim của cáo lông đỏ và cáo cỏ. Do chiến tranh, súng săn bị đủ các loại du kích tịch thu, người trong thôn không còn vũ khí. Cũng do chiến tranh, tình cảm thôn xóm bị tổn thương, nên giữa mùa săn cáo lấy lông, lũ cáo không lo bị giết hại như những năm trước. Trong những đêm dài, chúng thỏa sức vờn nhau trong đầm lầy, cáo cái có chửa nhiều hơn mức bình thường. Những tiếng hú thê thảm của chúng khiến người ta lo ngay ngáy.
Chị Ba và chị Tư khiêng thùng gỗ, chị Hai vác cái choòng ra bờ sông Thuồng Luồng. Qua nhà Tôn Đại Cô, ngó vào trong: mảnh sân hoang vắng, không một chút hơi hướng của con người. Đàn quạ đậu trên tường, cảnh tượng ồn ào trước dây của nhà họ Tôn một đi không trở lại những thằng câm cũng không biết lưu lạc đến phương nào. Các chị lội tuyết đến bắp chân, lần xuống mép nước. Mấy con mèo hoang nấp trong bụi tầm xuân nhìn các chị. Mặt trời chếch hướng đông nam, ánh nắng xiên xiên xuống lòng son, sáng lóa mắt. Băng gần bờ có màu trắng, dẫm lên có tiếng lạo xạo như bánh đa vỡ. Băng ở giữa dòng có màu xanh nhạt, rắn và trơn. Các chị loạng choạng trên băng, chị Tư ngã một cái. Chị Ba kéo chị Tư dậy, cũng ngã luôn. Đòn gánh, thùng gỗ và choòng kêu loảng xoảng trên băng, các chị cười rũ.
Chị Hai chọn chỗ sạch nhất, bắt đầu đục băng. Chiếc choàng to tướng tù thời cụ tổ để lại, nặng nề giáng xuống mặt băng, tiếng đục băng nhọn sắc như xé màng nhĩ, vọng tới tận cửa sổ nhà tôi, giấy dán cửa kêu lục bục. Mẹ vuốt ve mái tóc vàng trên đầu tôi, lông mèo rừng trên người tôi, nói:
- Kim Đồng, Kim Đồng, các chị đi phá băng, đục một lỗ to tướng, khiêng về thùng nước uống, đổ ra nửa thùng cá. Chị Tám khoác áo chẽn bằng lông con mèo rừng ngồi thu lu ở góc giường, mỉm cười vụng về, như một pho tượng Quan âm nhỏ. Chị Hai đục một nhát, mặt băng xuất hiện một điểm trắng bằng hạt hạnh đào. Vài hạt băng bám trên choòng. Chị lại giơ choòng lên, lúc lên thì găng gượng, thả xuống thì lẩy bẩy, mặt băng lại xuất hiện một điểm trắng, cách điểm trắng thứ nhất một thước. Khi mặt băng xuất hiện vài chục điểm trắng, chị Hai đã thở hồng hộc, thở ra từng luồng hơi trắng. Cố giơ cái choòng lên, chị đã kiệt súc ngã gục trên băng, mặt trắng nhợt, đôi môi mọng tím tái, mắt mờ đi, mồ hôi lấm tấm trên mũi.
Giữa lúc các chị tuyệt vọng gom nhặt thùng gỗ và đòn gánh để về nhà, chuẩn bị đun chảy tuyết lấy nước thổi cơm trưa, hơn chục cỗ xe trượt rẽ sương mù chạy như bay trên sông tới chỗ các chị. Vì mặt băng phản chiếu ánh nắng hắt trời, họ lại từ hướng đông nam chạy tới, nên chị Hai cho rằng họ từ trên trời theo tia nắng xuống trần gian. Kim quang chói lọi, nhanh như chớp giật vó ngựa cuồn cuộn, ánh bạc sáng ngời, móng sắt băm trên mặt băng ròn rã. Một mảnh băng bắn vào má chị Hai. Chị ngớ ra, quên cả né tránh. Ngựa lượn một vòng quanh các chị rồi dừng lại. Lúc này, các chị mới thấy rõ các xe trượt đều sơn màu hoàng hạnh phu một lớp dày đầu ngô đồng trông như kính màu. Mỗi cỗ xe có bốn người, đều đội mũ lông chồn. Râu, lông mày, lông mi bám đầy tuyết, miệng mũi phả ra từng làn hơi nóng hổi. Những con ngựa xinh đẹp, cẳng chân đều mọc lông dài. Qua dáng vẻ ung dung của bầy ngựa, chị Hai đoán chúng là giống ngựa Mông Cổ trong truyền thuyết. Một người cao lớn từ trên xe trượt nhảy xuống. Anh ta mặc chiếc áo bằng da dê thuộc không cài khuy, để lộ chiếc trấn thủ bằng da báo, cài sau thắt lưng da to bản,là khẩu súng lục kiểu cối xay và một chiếc búa có cán ngắn.
Chỉ mỗi anh ta không đội mũ lông, nhưng lại dội chiếc mũ ba cạnh bằng nỉ. Hai tai đeo chụp tai chống lạnh bằng da thỏ. Anh ta hỏi:
- Các cô nhà Thượng Quan đấy phải không?
Người này là ông Hai nhà Phúc Sinh Đường.
- Các cô ra đây làm gì? Anh ta hỏi.
Không đợi trả lời, anh ta tự giải đáp:
- à! Đục băng? Công việc này đâu phải của đàn bà con gái!
Anh ta gọi những người trên xe:
- Xuống cả đây! Giúp các cô hàng xóm một tí. Cũng là để ngựa Mông Cổ của ta uống nước!
Mấy chục người trên xe đều xuống. Họ ho, khạc nhổ. Vài người ngồi xổm rút búa ở thắt lưng chém băng chan chát, mảnh băng bay tung tóe. Đã xuất hiện mấy vết nút trắng trên mặt băng. Một người râu quai nón, lấy ngón tay gại gại lưỡi búa, nói:
- Tư Mã đại ca, thế này thì đến đêm cũng không được một lỗ!
Tư Mã Khố ngồi xuống rút búa ra chém thử vài nhát, chửi:
- Mẹ kiếp, rắn như thép ấy!
Râu quai nón nói:
- Đại ca, chúng ta mỗi người đái một bãi, nó sẽ tan!
Tư Mã Khố chửi:
- Nói năng cái con c. gì thế!
Nhưng ngay sau đó, anh ta vui vẻ hắn lên, vỗ mông đánh đét một cái, anh ta nhăn mặt vì vết thương ở mông chưa lành hẳn, nói:
- Có cách rồi! Kỹ sư Khương đâu rồi, lại đây?
Một người dong dỏng cao, có tên là kỹ sư Khương bước tới. Anh ta nhìn Tư Mã Khố không nói gì, nhưng qua nét mặt chừng tỏ anh ta sẵn sàng chờ sai bảo.
- Cái trò của anh có thủng được băng không?
Kỹ sư Thương cười khinh khỉnh, giong the thé như giọng đàn bà, nói:
- Dễ như đập trứng bằng búa đanh?
Tư Mã Khố phấn khởi, nói:
- Vậy thì mau lên, khoét cho tôi tám tám sáu mươi tư cái lỗ, để bà con nông dân được nhờ. Các cô ơi, đừng về vội - Anh ta bảo các chị.
Kỹ sư Thương mở gói vải bạt trên xe trượt thứ ba, lấy ra một khối sắt có hình dáng quả đạn pháo. Rất thành thạo, anh ta rũ tung cuộn ghen bọc vỏ đỏ, lắp một đầu ống ghen vào đầu khối sắt. Anh ta nhìn đồng hồ tròn trên đầu khối sắt. Chiếc kim nhỏ trên đồng hồ lắc lư. Cuối cùng, anh ta đeo găng tay bằng vải bạt, cầm lên một vật tựa khẩu súng hơi, lắp hai đầu ống ghen vào bóp thử, lập tức một luồng khí phụt ra. Trợ thủ của anh ta, một cậu bé quá lắm chỉ mười lăm tuổi, người gầy nhom, quẹt diêm châm vào luồng khí. Ngọn lửa xanh, to bằng con nhộng, lập tức bùng lên, réo ù ù. Anh ta sai cậu bé lại chỗ cỗ xe trượt, điểu chỉnh cái nút trên đầu khối sắt, ngọn lửa xanh lập tức sáng trắng, chói hơn ánh sáng mặt trời. Kỹ sư Khương tay cầm cái gọi là đồ chơi đó, nhìn Tư Mã Khố, chờ đợi.
Tư Mã Khố nheo mắt, đẩy lòng bàn tay ra phía trước, hô to:
- Cắt!
Kỹ sư Thương xịt ngọn lửa xuống mặt băng. Một làn khói trắng bốc lên cao khoảng một thước cùng với tiếng nước rót rách. Cánh tay anh ta điều khiển cổ tay, cổ tay điều khiển súng phun lửa. Súng phun lửa phụt ra ngọn lửa trắng, cắt một đường tròn trên mặt băng. Anh ta ngẩng lên nói:
- Cắt được một lỗ rồi!
Tư Mã Khố chưa tin, cúi xuống nhìn, quả nhiên băng đã bị cắt một tảng bằng cái mâm, nước sông tràn lên từ vết cắt. Kỹ sư Thường dùng lửa cắt thêm hai nhát hình chữ thập, khối băng bị cắt làm tư. Anh ta dùng chân ấn khối băng xuống, nó bị nước sông cuốn đi. Một cái lỗ hiện ra, nước sông tràn lên. Giỏi thật! Tư Mã Khố khen, những người xung quanh cũng nhìn anh kỹ sư bằng con mắt thán phục. Tư Mã Khố nói:
- Cắt tiếp!
Kỹ sư Khương giở tuyệt chiêu ra, cắt mấy chục cái lỗ trên băng dày nửa thước. Có lỗ hình tròn, có lỗ hình vuông, lỗ hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bát giác, hình hoa mai... y hệt một giáo trình hình học. Tư Mã Khố nói:
- Kỹ sư Khương này, đây là chiến công đầu của anh sau khi rời khỏi túp lều tranh. Lên xe, các bạn ơi! Chập tối phải tới cầu sắt! Phải, cho ngựa uống nước ở sông Thuồng Luồng!
Họ lôi ngựa đến mương nước bên hố băng. Nhân khi đó, Tư Mã Khố hỏi chị Hai:
- Cô là thứ hai phải không? Cô về nói lại với mẹ, rằng một ngày nào đó, tôi đập tan cái thằng Sa Nguyệt Lượng chó đẻ ấy! Tôi sẽ cướp lại chị Cả của cô trao trả thằng câm lớn!
- Ông có biết chị em hiện giờ ở đâu không? - Chị Hai mạnh dạn hỏi.
Tư Mã Khố nói:
- Buôn bán thuốc phiện cùng Sa Nguyệt Lượng, mẹ kiếp, bọn Hỏa-mai đốn mạt.
Chị Hai không dám hỏi thêm, chỉ đứng nhìn Tư Mã Khố trèo lên xe trượt. Mười hai cỗ xe thành hàng dọc, lướt như tên bắn về hướng tây, mất hút sau khúc ngoặt của sông Thuồng Luồng.
Các chị mê mẩn trước quang cảnh kỳ lạ đó, phấn chấn đến nỗi quên cả rét, đi xem lần lượt cái lỗ, từ tam giác đến hình trụ, từ hình trụ đến hình vuông, từ hình vuông đến hình chữ nhật. Nước sông từ lỗ tràn lên thấm ướt giày của các chị, chỉ một loáng đã đông lại thành băng. Làn hơi tưới mát của dòng sông ùa lên miệng lỗ khiến lòng dạ lâng lâng. Chị Hai, chị Ba và chị Tư đều rất ngưỡng mộ Tư Mã Khố. Do chị Cả đã nêu gương, trong đầu chị Hai một ý nghĩ thoáng qua: Lấy Tư Mã Khố. Hình như có tiếng ai đó cảnh cáo chị: Tư Mã Khố đã có ba vợ.... Vậy thì chị làm vợ thứ tư? Tất nhiên đó là chuyện về sau này. Chị Tưởng Đệ hốt hoảng kêu:
- Chị ơi, cây thịt kia kìa!
Cái mà chị Tư gọi là cây thịt là con lệch, một loại lươn to bự. Nó vụng về quẫy khúc, từ dưới đáy sông nổi lên. Cái đầu gần giống đầu rắn, to bằng nắm tay, hai mắt tối sầm khiến người ta nghĩ đến sự thâm hiểm của loài rắn. Nó ló đầu sát mặt nước, mũi sủi bong bóng. Chị Hai kêu lên:
- Một con lệch bự!
Và chị vung đòn gánh nhằm đầu con lệch bổ một nhát. Móc sắt ở đầu đòn gánh kêu lanh canh, nước bắn tung tóe. Con lệch chìm xuống nhưng lập tức nổi lên, một bên mắt dập nát. Chị Hai dùng đòn gánh đánh tiếp. Con lệch đuối sức dần, đờ ra. Chị Hai quẳng đòn gánh, tóm lấy đầu con lệch lôi lên. Lên khỏi mặt nước, con lệch đông cứng lại như một cây thịt. Chị Hai bảo chị Ba và chị Tư khiêng thùng nước, còn chị thì tay cầm choòng, tay kéo lê con lệch, mãi mới về đến nhà.
Mẹ dùng cưa cắt bỏ đuôi, chia phần thân làm mười tám khúc. Mỗi khúc khi rơi xuống đất, vang lên một tiếng bịch. Dùng nước sông Thuồng Luồng nấu lệch của sông Thuồng Luồng thơm ngon không thể tả. Từ hôm đó, hai bầu vú mẹ hồi xuân, dù rằng, như trên đã từng nói, vết hằn như nếp gấp tờ giấy vẫn còn.
Và cũng trong cái đêm ăn canh lệch thơm bổ ấy, mẹ thấy trong lòng khoan khoái, gương mặt hiền từ như Đức Mẹ, như Quan âm Bồ Tát. Các chị quây quần xung quanh, nghe mẹ kể chuyện vùng Cao Mật. Đêm xuân ấm áp, nhi nữ tình thương. Gió vi vu trơn theo lòng sông Thuồng Luồng, thổi vào ống khói như thổi sáo. Cây trong vươn rũ băng lắc rắc. Rèm băng dưới mái hiên rớt xuống tảng đá dùng để giặt quần áo vỡ vụn, vang lên một tiếng khô khốc.
Mẹ kể, những năm thời Hàn Phong triều Thanh, vùng này chưa có người đến định cư. Mùa hè, mùa thu, người ta đến đánh cá, hái thuốc, chăn dê cừu. Tại sao gọi là Đại Lan? Vì đây là nơi đàn cừu nghỉ đêm.Những người chăn cừu dùng cành cây quây thành chuồng, nhốt đàn cừu lại, chuồng kiểu ấy, người ta gọi là đại lan. Mùa đông, người ta đến đây săn cáo, chồn, nhưng nghe nói họ đều chết bất đắc kỳ tử, không chết cóng trong tuyết thì cũng mắc những bệnh quái gở. Về sau, cũng không rõ năm nào tháng nào, có một người to khỏe, chân tay vạm vỡ, gan cóc tía. Người ấy chính là Tư Mã Răng-To, ông nội của anh em Tư Mã Đình và Tư Mã Khố. Răng-To là biệt hiệu của ông ta, tên thật thì không ai biết. Biệt hiệu là Răng-To nhưng răng cửa thì không còn chiếc nào, khi nói cứ uôm uôm, phát âm không rõ. Răng-To dựng một túp lều bên bờ sông, sống nhờ ngọn lao cá và khẩu súng săn. Thời bấy giờ cá nhiều vô kể, ngoài sông, trong rạch, trong đầm, nửa là cá, nửa là nước. Mùa hè năm ấy, Răng-To ngồi lao cá bên bờ sông, trông thấy một cái chum lớn từ thượng lưu trôi xuống. Ông giỏi bơi lội, có thể lặn dưới nước bằng thời gian hút tàn điếu thuốc. Ông nhảy xuống sông lôi cái chum vào bờ. Trong chum là một cô gái mù.
Chúng tôi nhìn chăm chăm vào Ngọc Nữ. Chị ngoẹo đầu, dỏng tai nghe, mạch máu trên vành tai rõ mồn một.
Cô gái đó cực kỳ xinh đẹp, nếu không bị mù, thì nên lấy vua, trở thành hoàng hậu. Về sau, cô gái mù sinh được một người con trai thì chết. Răng-To nuôi thằng nhỏ bằng canh cá, đặt tên là Tư Mã Ông, chính là cha đẻ của Tư Mã Đình và Tư Mã Khố bây giờ.
Tiếp theo, mẹ kể về lịch sử di dân đến quê hương đông bắc này, kể về ông thợ rèn - cụ tổ của chúng tôi - và tình thân hữu của cụ với Tư Mã Răng-To; kể về Nghĩa Hòa Quyền khuấy đảo miền đông bắc, kể về trận ác chiến cười nôn ruột ở Bãi-Cát-Dài phía tây thôn, giữa một bên là cụ tổ chúng tôi và Tư Mã Răng-To với một bên là người Đức, cho rằng quân Đức không có đầu gối, chân thẳng đuột không gập lại được. Còn nói quân Đức ưa sạch, rất sợ dính phân vào người, hễ dính phân là nôn oẹ cho đến chết. Lại nói bọn Tây đầu là con chiên. Chiên thì sợ hổ báo lang sói. Thế là hai vị tiên phong trong công cuộc khai phá vùng đông bắc, tụ tập một số bợm rượu, con bạc, du đãng... Tất nhiên họ đều là những kẻ không sợ chết, võ nghệ siêu quần, thành lập đội hổ Lang. Tư mã Răng-To và cụ tổ Thượng Quan Đẩu cùng đội Hổ Lang dụ quân Đức tới Bãi-Cát-Dài, nghĩ rằng chúng sẽ sa lầy vì chân chúng thẳng đuỗn như cây củi. Rồi đội Hổ Lang rung cây để những bọc phân rơi tung tóe lên đầu quân giặc, khiến chúng lợm giọng mà chết. Để chuẩn bị cho trận này, Răng-To và cụ tổ Thông Quan Đẩu bỏ ra một tháng gom nhặt phân người bỏ vào lọ đem đến Bãi-Cát-Dài. Họ đã biến nơi sực nức hương thơm của hoa hòe thành nơi xú uế không thể chịu nổi, khiến hàng ngàn vạn con ong mật bị sặc mùi thối mà chết.
Cũng trong cái đêm tuyệt diệu ấy, chúng tôi mê mẩn với lịch sử đầy hấp dẫn của vùng Cao Mật. Khi chúng tôi đang tưởng tượng ông Răng-To và cụ tổ Thượng Quan Đẩu với trận địa phân của hai vị, thì cháu đích tôn của ông Răng-To là Tư Mã Khố đang ở cách chúng tôi ba mươi dặm, dưới cây cầu đường sắt bắc qua sông Thuồng Luồng, viết trang sử mới cho vùng Cao Mật.
Con đường sắt Giao Đông-Tế Nam này do Đức xây dựng, các anh hùng hào kiệt của đội Hố Lang anh dũng chiến đấu, dùng những chiến thuật chưa từng thấy tự cổ chí kim, kéo dài thời han hoàn thành con đường. Nhưng rốt cuộc cũng không ngăn được con đường xẻ đôi cái bụng mềm mại của vùng Cao Mật, mà nói như Tư Mã Ông thì là: Mẹ kiếp, chẳng khác rạch một nhát dao lên bụng mẹ vợ mình! Con rồng khổng lồ bằng thép nhả khói, trườn qua vùng Cao Mật như dán trên ngực chúng tôi. Giờ đây, con đường này thuộc quyền quân Nhật, chở đi than và bông của chúng tôi, chở đến là vũ khí đạn được mà cuối cùng là để giáng lên đầu chúng tôi. Hành động phá cầu đường sắt của Tư Mã Khố, có thể nói là tiếp tục ý chí của ông nội anh ta, phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương, có điều, thủ đoạn cao cường hơn tổ tiên mà thôi.
Sao Hôm đã ngả về tây, vầng trăng lưỡi liềm gác trên ngọn cây. Gió tây hoành hành trên sông, rít ù ù qua những thanh sắt trên cầu. Đêm ấy lạnh kinh khủng, băng trên sông nứt toác thành từng vệt. Tiếng băng vỡ còn ròn hơn tiếng súng. Cỗ xe trượt của Tư Mã Khố dùng lại chỗ bờ sông dưới chân cầu. Anh ta nhảy xuống trước, cảm thấy mông đau như bị mèo cắn. Trên trời là ánh sao yếu ớt, dưới đất là ánh sáng mờ mờ của dòng sông, khoảng giữa là màn đen giơ tay không nhìn thấy ngón. Tư Mã Khố vỗ tay một cái, xung quanh đáp lại tiếng vỗ tay rời rạc. Đêm đen thần bí khiến họ bị kích động, phấn chấn đến căng thẳng. Sau này người ta hỏi tâm trạng trước khi phá cầu như thế nào, Tư Mã Khố trả lời: Vui lắm, vui như Tết.
Các đội viên nắm tay nhau lần xuống chân cầu. Tư Mã Khố mò mẫm trèo lên trụ, rút búa ở thắt lưng chém một nhát vào dầm cầu. Lưỡi búa tóe lửa, Tư Mã Khố chửi:
- Đ. bà nó, toàn sắt là sắt!
Một ánh sao sa rạch dứt bầu trời, kéo theo một cái đuôi dài, ngọn lửa màu lam tuyệt đẹp khiến trời đất. bùng lên trong khoảnh khắc. Nhân lúc sao đổi ngôi, Tư Mã Khố trông rõ mố cầu bằng bê tông và những thanh sắt ngang dọc. Anh ta gọi:
- Kỹ sư Khương, lên đây!
Mọi người đùn kỹ sư Thương trèo lên mố cầu, tiếp theo là cậu thiếu niên trợ thủ của anh ta. Những cục băng trên cầu nhiều như nấm. Tư Mã Khố giơ tay kéo cậu nhỏ thì bị trượt chân, khi cậu ta gượng lại được trên mố thì Tư Mã Khố rớt xuống đất, máu tóe ra từ chỗ mông bị thương thấm đẫm băng vải.
- ối mẹ ơi! - Anh ta kêu - Đau quá, mẹ ơi!
Các đội viên chạy đến nâng anh ta dậy. Anh ta tiếp tục kêu đau, giọng oang oang lan đi rất xa. Một đội viên khuyên:
- Nhịn đau một tí, đại ca, kẻo lộ mất!
Nghe nói vậy, Tư Mã Khố mới chịu im, người cứ run bần bật, ra lệnh:
- Kỹ sư Khương, cắt mau lên, cắt vài thanh rồi rút. Đ. mẹ thằng Sa Nguyệt Lượng, cho mình thuốc mà càng đắp càng đau?
Một đội viên nói:
- Đại ca bị trúng gian kế rồi!
- Lẽ nào cậu không biết câu có bệnh thì vái tứ phương hay sao? Tư Mã Khố cãi.
Đội viên ấy lại nói:
- Đại ca ráng chịu vậy. Về nhà tôi sẽ chữa cho, bị bỏng thì chỉ mỡ con hoan mới khỏi, bôi đâu khỏi đấy!
Một chùm nửa xanh bùng lên giữa các thanh dầm cầu, sáng chói, mắt chảy nước. Vòm cầu, mố cầu, dầm cầu, các thanh giằng, áo khoác da chó và mũ lông chồn, xe trượt màu vàng, ngựa Mông Cổ, tất cả rõ mồn một, sợi lông rơi trên băng cũng có thể nhìn thấy. Hai người, kỹ sư Phương và cậu giúp việc, leo lên dầm cầu như khỉ, dùng súng phun lửa cắt dầm cầu, khói trắng bốc trên mặt dầm thép, mùi kỳ lạ của thép bị nung chảy lan tỏa mặt sông. Tư Mã Khố ngây ra mà nhìn những tia lửa hồ quang, quên cả chỗ đau ở mông, lửa hàn ăn vào thép như tằm ăn dâu, chỉ một lát, một thanh dầm đã gục xuống, gác chênh chếch trên lớp băng dày.
- Cắt nữa đi! Tư Mã Khố quát to.
Công bằng mà nói, nếu như trước đó tin tức mà họ nhận được là chính xác, thì trận đánh bằng phân và nước tiểu chắc chắn là thắng. Mẹ nói, sau khi thất bại, đội Hổ Lang có mở cuộc điều tra nửa công khai nửa bí mật kéo dài đến nửa năm, thăm dò hàng nghìn người, cuối cùng mới biết đích xác người đầu tiên nhận được cái tin bậy bạ lính Đức không có đầu gối, dính phân là chết, lại chính là Đội trưởng Răng-To, mà người cung cấp tin này lại là Tư Mã Ông, thằng con trai ăn chơi đàng điếm, con của bà mù. Người điều tra lôi Tư Mã Ông ra khỏi chăn của một con điếm, hỏi nguồn tin do ai cung cấp. Hắn nói do Nhất Phẩm Hồng, cô điếm ở Lầu-quên-buôn nói với hắn. Người điều tra hỏi Nhất Phẩm Hồng, cô bảo cô không bao giờ nói như thế. Cô nói, cô đã tiếp tất cả kỹ sư và binh lính Đức trong đội đo đạc, từng bị đầu gối của chúng dằn nát đùi, làm sao có thế cái tin bậy bạ ấy lại từ miệng cô nói ra? Đầu mối đến đây thì bị đứt, các đội viên thoát chết của đội Hổ Lang trở về với nghề cũ của mình, ai đánh cá thì đi đánh cá, ai cày ruộng thì về cày ruộng. Mẹ nói rằng, chồng của dì chúng tôi là Vu-Bàn-Vả khi ấy là một thanh niên cường tráng, tuy không tham gia đội Hổ Lang, nhưng có dự trận đánh phân và nước tiểu, cõng ba vò phân trên cây gậy. Ông kể, khi quân Đức qua cầu, Răng-To bắn về phía chúng một phát hỏa mai, Thượng Quan Đẩu bắn một phát súng săn, rồi dẫn toàn đội rút về Bãi-Cát-Dài. Bọn lính Đức đầu đội mũ đen cắm lông chim năm màu, mình mặc áo màu xanh lục đầy cúc đồng, quần bó ống màu trắng, chân vừa thon vừa dài, khi chạy không co gối, quả nhiên trông như không có đầu gối. Rút đến chân Bãi-Cát-Dài, toàn đội dàn hàng ngang mà chửi, chửi có vần có vè, đều do ông giáo trường tư thục Trần Đằng Giao soạn thảo. Đội Hổ Lang dàn trận chửi, bọn lính Đức nhất loạt quì một chân xuống. Sao bảo bọn Đức không biết quì? Ông chú dượng chúng tôi băn khoăn thầm nghĩ. Mẹ nói, ông chưa hiểu nếp tẻ ra sao, đã thấy những cụm khói trắng tỏa ra từ đầu nòng súng của bọn Đức, tiếp đó là hàng loạt tiếng nổ, vài đội viên của đội Hổ Lang đang chửi bỗng ngã gục, trên người chảy máu. Thấy tình thế bất lọi, Răng-To vội ra lệnh khênh những xác chết về phía sau Bãi-Cát-Dài. Cát lún sâu đến bắp chân, họ đang nghĩ đến chuyện bọn Đức không có đầu gối. Lính Đức rượt theo có thể trông rõ đầu gối to tướng hằn lên trong quần.
Chúng chạy trong cát không vất vả như các đội viên đội Hổ Lang. Các đội viên hoang mang, Răng-To cũng dâm hoảng nhưng nói cứng:
- Đừng sợ, anh em ơi, cát không vùi chúng nó, thì ta đã có chiêu khác!
Đúng khi ấy, bọn Đức vượt được bãi cát, xông vào rừng cây hòe. Cụ tổ nhà mình hô: Giật! Mấy chục đội viên cầm lấy đầu thừng giấu trong cát giật mạnh, những chum lọ đựng cứt đái treo lẫn trong những cụm hoa hòe ào ào trút xuống trên đầu trên người bọn Đức như mua, vài chum buộc không chặt rơi trúng đầu một tên Đức chết tại chỗ. Bọn Đức kêu rầm trời, xách súng bỏ chạy tán loạn. Chú dượng tôi nói, giá như dội Hổ Lang thừa thắng xông lên thì chẳng khác mãnh hổ xông vào đàn dê, tám mươi tên lính Đức chắc chắn không một tên sống sót. Đăng này các ông tướng lại cứ đứng đực ra mà vỗ tay hoan hô, mà cười hể hả, để mặc bọn Đức rút về mé sông. Chúng nhảy ào xuống nước, tắm gội thật sạch cứt đái trên người, rồi nâng súng bắn từng loạt. Một viên đạn xuyên từ miệng ra sau gáy ông Răng-To, ông chết ngay lập tức, không kêu được tiếng nào. Bọn Đức đốt trụi vùng Cao Mật. Viên Thế Khải đem quân đến bắt sống cụ tổ Thượng Quan Đẩu. Để hù dọa mọi người, chúng áp dụng hình phạt cực kỳ thảm khốc đối với cụ tổ dưới cây liễu cổ thụ giữa thôn: đi chân trần trên lưỡi mai nung đỏ. Hôm thi hành án, cả vùng Cao Mật rung động, người đến chứng kiến có cả hàng ngàn, dì chúng tôi cũng có mặt. Dì kể, bọn quan lại cho xếp đá để dặt trên đó mười tám cái lưỡi mai, chất củi ở dưới đốt cho lưỡi mai đỏ lên. Rồi bọn đao phủ dẫn cụ tổ đến, bắt đi trên lưỡi mai đỏ rục bằng chân trần. Bàn chân cụ tổ cháy khét lẹt, khiến dì tôi chóng mặt mấy ngày liền. Dì tôi kể rằng, Thượng Quan Đẩu không hổ danh là thợ rèn, xương đồng da sắt, hình phạt thảm khốc như vậy, tuy có khóc, có gào, nhưng tuyệt nhiên không một lời van xin. Cụ đi lại hai lượt trên lưỡi mai, đôi bàn chân không còn ra hình thù gì nữa... Sau đó, bọn quan lại giết chết cụ tổ, chặt lấy đầu đem đi triển lãm tại thủ phủ Tế Nam.
- Đại ca, hòm hòm rồi đấy - Anh đội viên hứa sẽ dùng mỡ con hoan chữa bỏng cho Tư Mã Khố, bảo với Tư Mã Khố như vậy - chuyến tầu trước lúc trời sáng sắp đến rồi.
Dưới chân cầu đã có hàng chục thanh sắt nằm ngổn ngang, tia lửa tràng xanh vẫn đang hoạt động phía trên.
- Mẹ kiếp! - Tư Mã Khố nói - Chúng tưởng bở! Cậu có đảm bảo cầu sẽ gục không?
- Đại ca, cắt nữa thì tầu chưa đến, cầu đã gục!
- Vậy thì thôi, kỹ sư Khương, kỹ sư Khương, xuống đi! - Tư Mã Khố nói to - Các cậu đỡ hai hảo hán này xuống, thưởng cho mỗi người một chai rượu!
Những tia lửa tắt phụt. Các đội viên đỡ kỹ sư Thương và cậu giúp việc xuống, dìu lại chỗ xe trượt. Trước khi trời sáng, gió ngừng thổi, trời càng lạnh, như cắt da cắt thịt. Những con ngựa Mông Cổ kéo xe trượt, mò mẫm đi trong bóng đêm. Chùng hai dặm, Tư Mã Khố ra lệnh dừng lại. Anh ta nói:
- Vất vả cả một đêm, xem cho đã mắt!
Khi mặt trời vừa ló thì đoàn tầu đến. Khúc sông hừng sáng. Cây cối hai bên bờ lấp lánh ánh vàng, ánh bạc. Chiếc cầu nằm im. Tư Mã Khố luôn xoa tay tỏ vẻ sốt ruột, miệng lẩm bẩm chửi tục. Con tầu đồ sộ oai phong lẫm liệt trườn tới, gần tới cầu kéo một hồi còi vang dội. Đầu tầu nhả khói đen, phụt hơi trắng giữa khoảng cách các bánh, tiếng va đập khiến người rừng mình, rung cả mặt băng trên sông. Các đội viên thấp thỏm nhìn đoàn tầu. Ngựa Mông Cổ cụp tai ra phía sau, áp sát tận bờm. Đoàn tầu ngất ngưởng trườn lên cầu, thô bạo và man rợ. Chiếc cầu vẫn uy nghi, không hề rung chuyển. Trong một thoáng, Tư Mã Khố và các đội viên mặt trắng bệch, nhưng chỉ một giây sau đó, họ đã nhay cỡn trên băng mà hoan hô. Người to miệng nhất là Tu Mã Khố, nhảy lên cao nhất cũng là Tư Mã Khố, mặc dù vết thương ở mông quả thật trầm trọng. Chiếc cầu chỉ trong một giây rụng xuống cùng với tà vẹt, đường ray, đá dăm, bê tông và cái đầu tầu. Đầu tầu dập vào mố cầu, mố cầu đổ theo, sau đó mới nghe một tiếng ầm dinh tai nhúc óc, rồi sau đó mới thấy đất đá, những mẩu tà vẹt, những mẩu sắt cong queo, và những mảnh băng tung lên cao mấy chục trượng, loang loáng trong nắng sớm. Rồi tiếp đó là mấy chục toa chở đầy hàng tông vào nhau, toa rơi xuống sông, toa đổ kềnh bên đường ray, tiếng ầm ầm không dứt bắt đầu từ toa chở thuốc nổ rồi lan sang các toa chở đạn được. Băng trên sông nứt vỡ, nước sông trào lên, trong nước có tôm cá, có cả những con cua mai màu xanh. Một cẳng chân người còn nguyên cả giày ủng văng trúng đầu con ngựa Mông Cổ. Con ngựa bị choáng, hai chân khuỵu xuống mặt băng, ướt đẫm cả một mảng lông. Một bánh tầu nặng dễ hàng tấn văng xuống làm tung lên một cột nước toàn là đất bùn. Những tiếng nổ đanh làm cho Tư Mã Khố ù đặc cả hai tai, anh ta trông thấy lũ ngựa Mông Cổ chạy tán loạn cùng với những cỗ xe trượt chẳng khác những con nhặng bị ngắt đầu, các đội viên hoặc đứng hoặc ngồi, cứ ngẩn ra mà nhìn, có người chảy cả máu tai. Tư Mã Khố gào lên, chính anh ta cũng không nghe thấy tiếng của mình. Các đội viên há miệng, hình như cũng đang kêu lên, nhưng chính họ cũng không nghe thấy tiếng của họ.
Tư Mã Khố rất vất vả mới đưa được chiếc xe trượt của anh ta trở lại chỗ cắt băng hôm qua. Chị Hai dẫn chị Ba, chị Tư lại ra chỗ đó lấy nước bắt cá. Những cái lỗ băng hôm qua, chỉ qua một đêm đã bị lấp kín, băng dày một móng tay. Chị Hai dùng choòng ngắn dập vỡ băng. Đội quân của Tư Mã Khố đã rút hết về đây, những con ngựa Mông Cổ tranh nhau uống nước. Vài phút sau khi uống no, những con ngựa chân lẩy bẩy ngã vật xuống, chỉ lát sau tất cả đều chết. Nước lạnh khiến những lá phổi nở hết cỡ của chúng bị vỡ.
Sáng sớm hôm đó, toàn bộ sinh linh vùng Cao Mật: người, lừa ngựa, trâu bò, gà chó, ngan ngỗng... ngay cả những con rắn đang ngủ đông trong hang, đều cảm nhận được tiếng nổ khủng khiếp từ phía tây nam dội tới. Những con rắn tưởng đó là sấm mùa xuân, tranh nhau bò ra khỏi hang, chết cóng hết ở ngoài đồng. Tư Mã Khố dẫn các đội viên về thôn để chấn chỉnh đội ngũ, chửi họ bằng tất cả những câu tục tĩu nhất của Trung Quốc, nhưng họ chẳng nghe thấy gì cả, còn tưởng rằng đang được biểu dương vì trông thấy nét mặt dương dương tự đắc của anh ta khi chửi. Ba cô vợ của Tư Mã Khố thi nhau đưa ra bài thuốc gia truyền của mình, chữa bỏng và chữa cóng ở mông cho anh chồng chung. Thường là cô vợ cả vừa dán miếng cao lên mông chồng, cô vợ hai đã bê lại một chậu nước thuốc, sắc từ hơn chục vị thuốc quí lột bỏ cao dán, rửa mông sạch sẽ, cô vợ ba đã lập tức đem tới thuốc bột tinh chế từ lá trắc bách diệp, đông thanh căn, trứng gà, râu chuột xù... Liên tục như vậy, khiến cái mông của Tư Mã Khố hết khô lại ướt, hết ướt lại khô, vết thương mới đỡ lên vết thương cũ, đến nỗi Tư Mã Khố phải mặc luôn quần vào, thắt hai thắt lưng, trông thấy bóng ba cô vợ là cầm ngay lấy búa hoặc lên cò súng. Vết thương ở mông chưa khỏi, nhưng thính lực thì đã khôi phục.
Khi tai đã nghe được, thì câu đầu tiên là câu chửi của anh trai:
- Mày là đồ chó chết! Cả thôn sẽ bị tai họa vì mày, cứ đấy mà xem?
Tư Mã Khố giơ bàn tay nhỏ nhắn nhưng mũm mĩm như bàn tay anh trai, nắm lấy cằm Tư Mã Đình. Anh ta nhìn mấy sợi râu trê trên mép anh trai, những sợi râu quăn queo vàng ệch và những vết nứt nẻ trên môi, lắc đầu thương hại:
- Tôi và anh đều là hạt giống của cha, chửi tôi tức là chửi anh, anh cứ chửi đi, chửi cho đã!
Nói xong bỏ tay ra.
Tư Mã Đình cứng họng, nhìn từ sau lưng thân hình to lớn của em trai, lắc đầu tỏ vẻ bất lực. Lão cầm thanh la, bước ra khỏi nhà, lóng ngóng trèo lên tháp canh, ngóng về hướng tây bắc.
Tư Mã Khố dẫn các đội viên trở lại chỗ cầu sắt một lần nữa lôi về những thanh đường ray cong queo, một bánh tầu hỏa còn nguyên sơn đỏ, và một đống đồng nát sắt vụn, bày ra trước cổng chính của giáo đường để khoe với bà con nông dân. Hai bên mép sùi bọt, anh ta kể đi kể lại anh ta đã phá cầu, lật đổ đoàn tàu của quân Nhật như thế nào, mỗi lần kể lại thêm những tình tiết mới, càng kể càng phong phú, càng thú vị, đến nỗi về sau không kém chuyện Phong Thần. Chị hai Chiêu Đệ trở thành thính giả trung thành của anh ta, lúc đầu là thính giả sau trở thành nhân chứng của vũ khí mới, rồi cuối cùng là người tham gia vào việc phá cầu, y như chị cùng Tư Mã Khố trèo lên mố cầu, rồi cùng bị ngã, khi Tư Mã Khố đau ở chỗ mông thì chị cũng cắn răng, như là chị cũng đau ở mông.
Đúng như mẹ nói, đàn ông nhà Tư Mã ai cũng điên điên khùng khùng. Cô gái mù trong chum, xinh đẹp vô cùng nhưng hai mắt thong manh, khi nói không ai hiểu là nói gì, không những không nghe rõ lời, mà cũng không hiểu ý tứ ra sao? Cô không phải là hồ ly tinh hiện hình thì cũng là bệnh tâm thần! Bạn thử nghĩ, con cháu của người đàn bà như vậy, làm sao bình thường được. Mẹ cũng nhận ra nỗi lòng của Chiêu Đệ, dự cảm sẽ tái diễn chuyện như Lai Đệ. Mẹ lo lắng nhìn rất lâu vào ánh mắt háo hức đáng ngại trong con mắt đen láy cùng với cặp môi đỏ mọng như thèm khát của chị. Đâu phải là một cô gái mới mười bảy tuổi? Rõ ràng là một con bò cái tơ đang động đực? Mẹ nói:
- Chiêu Đệ, con gái của mẹ, con đã làm là bao?
Chị mở to cặp mắt, cãi:
- Bằng tuổi con, mẹ đã lấy bố con rồi! Mẹ còn kể, năm mười sáu tuổi, dì đã đẻ sinh đôi, cả hai đứa trẻ đều rất mập.
Đến nước này thì mẹ cũng đành lắc đầu thở dài. Nhưng chị Hai vẫn dấn tới:
- Con biết mẹ đình nói anh ta đã có ba vợ. Con sẽ làm vợ thứ tư. Con biết mẹ định nói anh ta nhiều tuổi hơn mẹ. Con với anh ta không cùng họ, càng không phải đồng tông, chẳng phải cái gì hết!
Mẹ từ bỏ quyền quản chế chị Hai, mặc chị muốn làm gì thì làm. Bề ngoài mẹ tỏ ra bình tĩnh, nhưng qua mùi vị của sữa, tôi biết trong lòng mẹ đang nổi gió. Trong những ngày chị Hai cặp kè với Tư Mã Khố, mẹ cùng sáu chị khác của tôi đào một đường hầm từ hầm củ cải thông ra bên ngoài bức tường phía nam, chỗ có một đống rơm rạ. Đất đào lên, phần thì đổ xuống hố phân, phần thì rải trong chuồng lừa, còn phần lớn thì đổ xuống giếng cạn chỗ cây rơm.
Tết Nguyên đán bình yên trôi qua. Trong đêm nguyên tiêu, mẹ địu tôi trên lưng, dẫn sáu chị ra phố xem đỡn. Trong thôn, nhà nào cũng treo đèn, nhưng đều là đỡn nhỏ, chỉ có nhà Phúc Sinh Đường treo hai chiếc đèn lồng to bằng hai cái ang đụng nước ở hai bên cổng, bên trong là hai cây nến to hơn bắp tay tôi, ánh nến lung linh, đẹp mắt. Chị Hai đi đâu, mẹ cũng không hỏi. Chị đã trở thành chiến sĩ du kích của gia đình tôi, có khi ba ngày không về nhà, có khi về bất chợt. Trong đêm trừ tịch, chúng tôi đang chuẩn bị đốt pháo mừng thần tài, chị khoác chiếc áo choàng đen trở về. Chị cố ý khoe chiếc thắt lưng da ôm chặt vòng eo và khẩu súng lục kiểu cối xay nặng chĩu, sáng ngời ánh thép. Mẹ nói mỉa:
- Không ngờ nhà Thượng Quan lại nảy nòi một con ngựa vía.
Nói rồi mẹ chau mày ủ rũ. Chị Hai lại cười, một nụ cười thiếu nữ, khiến mẹ cảm thấy còn có cơ cứu vãn bước đường sai lầm của chị. Thế là mẹ bảo:
- Chiêu Đệ, mẹ không bằng lòng cho con làm vợ bé Tư Mã Khố!
Chiêu Đệ cười nhạt, cái cười cay độc của đàn bà, niềm hy vọng vừa nhen lên trong mẹ, lập tức tắt ngấm.
Ngày mồng một tết, mẹ đến nhà dì chúc tết, nhắc đến chuyện Lai Đệ và Chiêu Đệ. Dì là một người từng trải. Dì nói:
- Chuyện bọn con gái cứ phải để vậy thôi. Với lại chị có hai con rể như Tư Mã Khố và Sa Nguyệt Lượng thì còn lo nỗi gì? Chúng là hai con đại bàng!
Mẹ nói:
- Cháu chỉ sợ chúng nó không được chết trên giường!
Bà dì nói:
- Chết trên giường phần lớn là đồ bị thịt!
Mẹ còn định ca cẩm, nhưng bà dì sốt ruột, xua tay như đuổi ruồi không cho mẹ nói tiếp. Bà nói:
- Cho dì xem thằng cu nào!
Mẹ bế tôi ra khỏi túi đặt trên giường. Tôi sợ hãi nhìn khuôn mặt nhỏ bé, đầy vết nhăn và cặp mắt xanh tinh tường nằm giữa hai hốc mắt của bà. Lông mày thì không có, trái lại, quanh viền mắt lại đầy những lông mi màu vàng. Bà giơ bàn tay khô khỏng xoa đầu tôi, kéo tai tôi bóp nhẹ mũi tôi, thậm chí thọc tay vào giữa hai dùi sờ chim tôi. Tôi rất ghét cái lối sờ soạng có tính chất hạ nhục ấy, cố bò ra mép giường. Bà túm lấy tôi, quát to:
- Thằng con lai, đứng lên xem nào!
Mẹ nói:
- Dì ơi, nó mới được bảy tháng, đứng lên thế nào được?
Bà nói:
- Tao lúc bảy tháng đã ra ổ gà lấy trứng cho bà ngoại rồi!
- Dì ơi đó là dì, dì không phải con người bình thường!
Bà nói:
- Thằng nhỏ này, ta thấy cũng không phải là người bình thường! Tiếc cái ông Malôa quá!
Mẹ đỏ mặt, rồi tái nhợt. Tôi bò đến bên cửa sổ, bám gờ cửa đứng lên. Bà dì vỗ tay:
- Xem kìa, ta bảo nó đứng dậy là nó đứng dậy. Quay lại đây, thằng con lai.
- Dì ơi, nó tên là Kim Đồng, sao dì cứ gọi là thằng con lai?
- Con lai hay không, chỉ có mẹ nó biết, phải không, cô cháu ruột của ta! Với lại ta thích gọi thằng con lai, thằng nước, thằng súc sinh, thỏ con... đều là gọi yêu. Thằng con lai, lại đây.
Tôi quay lại, hai chân lẩy bẩy, nhìn mẹ nước mắt đầm đìa. - Kim Đồng, con yêu của mẹ! - Mẹ giơ hai tay gọi tôi.
Tôi nhào vào lòng mẹ. Tôi biết đi rồi. Mẹ ôm chặt tôi, lẩm bẩm:
- Con trai tôi biết đi rồi!
Bà dì giọng nghiêm trang, nói:
- Con cái như đàn chim, khi chúng đã biết bay thì có giữ cũng chẳng giữ nổi. Cháu thế nào? Ta nói là họ chết cả rồi, cháu sống ra sao?.
Mẹ nói:
- Cháu sống được.
Bà dì cao giọng, nói:
- Được hay không là ở chỗ khi có chuyện thì phải nghĩ rộng trên trời dưới biển, chí ít cũng phải ngang tầm quả núi, đừng tự mình làm khổ mình. Cháu có hiểu ý ta không?
Mẹ nói:
- Cháu hiểu.
Khi cáo từ ra về, bà dì hỏi:
- Mẹ chồng cháu còn sống không?
Mẹ nói:
- Còn sống, giường cứt chiếu đái trong chuồng lừa!
Bà dì nói:
- Cả đời hung hăng, ai ngờ đến nông nỗi ấy!
Nếu không có buổi trao đổi riêng tư hôm mồng một tết, thì tôi chưa thể bảy tháng đã biết đi, mẹ cũng khó mà vui vẻ dẫn chúng tôi đi xem đèn ngoài phố, chúng tôi chỉ ăn một cái tết nguyên tiêu vô vị, và như vậy lịch sử của gia đình tôi không phải như bây giờ. Người trên đường nườm nượp, nhưng hầu như toàn những khuôn mặt không quen. Một không khí đoàn kết yên vui giữa mọi người. Trẻ con dốt pháo chuột, len lỏi trong đám đông. Chúng tôi dừng lại trước cổng nhà Phúc Sinh Đường, ngắm nhìn hai quả đèn lồng to như hai chum nước treo hai bên cổng. ánh đèn rạng rỡ chiếu sáng tấm biển Phúc Sinh Đường. Cổng nhà Phúc Sinh Đường mở rộng, khoảng sân hun hút đèn nến sáng.trưng, tiếng ồn ào rộ lên từng đợt. Rất đông người tụ tập ngoài cổng, khoanh tay đứng im như đang chờ đợi. Chị Ba vốn lắm lời, hỏi người bên cạnh:
- Bác ơi, sắp phát chẩn hả bác?
Người đó không biết trả lời ra sao, chỉ lắc đầu. Một người đứng phía sau nói:
- Cô bé, làm gì có chuyện phát chẩn? Chị Hai quay lại hỏi:
- Không phải phát chẩn thì có chuyện gì vậy?.
Người kia nói:
- Diễn kịch hiện đại, nghe đâu có nghệ sĩ xuất sắc từ Tế Nam về biểu diễn.
Chị Hai còn định hỏi nữa, nhưng mẹ véo cho chị một cái, nên thôi.
Rồi, bốn người từ bên trong nhà Tư Mã đi ra, trên tay cầm bốn cây sào dài, đầu sào treo bốn vật đen sì, phun lửa chói mắt, sáng như ban ngày, không, sáng hơn ban ngày. Trên tháp chuông cách nhà Tư Mã không xa, đàn bồ câu bay tán loạn, vụt qua vùng sáng rồi mất hút vào màn đêm. Trong đám đông có người xuýt xoa đèn khí. Từ đó, chúng tôi mới biết, ngoài đèn đầu lạc, đèn đầu hỏa, đèn huỳnh quang, còn có đèn khí sáng nhức mắt. Bốn đại hán đen nhẻm chia nhau đứng thành một hình vuông trước cổng chẳng khác bốn cây cột nhà cháy. Trong cổng lại có mấy người khênh ra một tấm chiếu cói cuộn thành hình ống. Họ dặt cuộn chiếu xuống khoảnh đất hình vuông giữa bốn người kia, cơi dây buộc, tấm chiếu tự động mở ra. Họ cúi xuống túm lấy góc chiếu, còn hai chân thì đi chuyển những buộc ngắn mà nhanh. Do nhịp bước nhanh và ánh sáng những cây đèn quá mãnh liệt, nên chúng tôi bị hiện tượng lưu ảnh trong mắt, nhìn người nào cũng có ít nhất là bốn chân, giữa hai chân còn có luồng ánh sáng trong suốt và chằng chịt như mạng nhện, thành thử trông như họ đang giẫy giụa trong một cái mạng nhện khổng lồ. Trải chiếu xong, họ chào khán giả bằng điệu bộ của phường tuồng, mặt người nào cũng hóa trang thành một loại thú: báo, hươu sao, mèo rừng, có người hóa trang thành con hoan, một loại chồn khuôn mặt rằn ri, chuyên ăn vụng đồ cúng trong miếu. Chào xong, họ rút lui theo vũ điệu ương ca, hai bước tiến một bước lùi, vào trong sân nhà Phúc Sinh Đường.
Trong tiếng réo ù ù của đèn khí đốt, chúng tôi im lặng chờ đợi, chiếc chiếu mới tinh cũng đang chờ đợi. Bốn đại hán đen nhẻm, đã biến thành bốn tượng đá, tay giơ cao bốn cây đèn khí đốt. Một hồi não bạt rung lên, chúng tôi vô cùng náo nức, mọi ánh mắt đều nhìn vào trong cổng. Tôi có cảm tưởng chờ đợi đã nửa đời người mới thấy ông chủ Phúc Sinh Đường, Trưởng trấn Đại Lan, đương kim Trưởng An ninh thị trấn Tư Mã Đình với bộ mặt âu sầu bước ra. Lão xách trên tay chiếc thanh la méo mó vì bị gõ hàng tỉ lần, đi vòng quanh sân khấu một cách gượng gạo rồi dừng lại ở giữa chiếu, nói với khán giả:
- Các vị hương đảng, các cụ ông cụ bà, các bác các chú, các anh các chị, các cô các dì và các em! Anh em Tư Mã tôi đánh sập cầu, diệt đoàn tàu, tin thắng trận bay đi muôn ngả! Xa gần đều hỉ hả, quà tặng thư khen chất đầy nhà. Để ăn mừng thắng lợi vĩ đại này, anh em tôi có mời một ban hát về biểu diễn. Họ sắp sửa phấn son trình diện, diễn tích mới để giáo dục chung, ăn tết vui chớ quên chống Nhật, quyết đánh Nhật gìn giữ quê hương! Tư Mã Đình là đấng nam nhi, không chịu làm tay sai cho giặc. ới bà con, người Trung Quốc chúng ta, không bao giờ làm tay sai cho giặc!
Nói xong những lời có vần có vè ấy, Tư Mã Đình cúi chào, xách thanh la chạy vào va phải những người đang đi ra: một cây nhị, một cây sáo ngang, một cây tì bà. Các nhạc công này nách kẹp nhạc cụ, tay cầm ghế đẩu, tiến ra sân khấu.
Các nhạc công ngồi bên cạnh chiếc chiếu, so dây tưng tửng, lấy độ cao của sáo làm chuẩn. Cao thì hạ thấp, thấp thì tăng cao. Thống nhất giữa nhị, sáo và tì bà xong, họ dạo một đoạn tay ba, rồi dừng lại, chờ đợi. Rồi trống, thanh la, não bạt, phách kéo ra, ngồi đối diện với các nhạc công rồi tấu lên một hồi đinh tai nhức óc. Tiếng thanh la nhát gừng, tiếng trống điểm, tì bà, nhị, sáo cùng nổi lên, níu chân chúng tôi lại không cho bỏ đi, giữ hồn chúng tôi lại không cho nghĩ sang chuyện khác. Làn điệu lê thê, ai oán bi lụy, lúc thì nức nở, lúc não nuột. Đó là khúc gì nhỉ? Đó là một làn điệu vùng Cao Mật với giọng rướn cao, tục gọi là đóng cọc vợ. Điệu này mà hát lên là đảo lộn cương thường, nghe điệu này là quên cha quên mẹ. Thế là, cùng với tiếng phách, người nghe chân gõ nhịp, môi mấp máy và con tim thì lồng lên. Sự chờ đợi của chúng tôi căng thẳng như dây cung kéo hết cỡ... Một giọng rướn cao, lúc sắp kết thúc lại tăng lên một cung bậc nữa, vút tận trời xanh. Em là thiếu nữ dịu dàng... này... Trong dư âm của tiếng hát lả lơi, chị Hai Chiêu Đệ đầu cài bông hồng nhưng, mặc áo cài cúc lệch màu xanh sĩ lâm, quần chùng, giày thêu, tay trái khoác làn, tay phải cầm dùi gõ, bước đi như lưu thủy, từ trong cổng lướt ra sân khấu. Chị dừng lại giữa chiếu, ngay dưới ánh đèn, chào khán giả. Không phải lông mày mà là vầng trăng lưỡi liềm, mắt sắc như nước, mũi dọc dừa, cặp môi mọng, đỏ hơn hoa anh đào tháng Năm. Một khoảng im lặng, hàng vạn cặp mắt nhìn không chớp, hàng vạn trái tim ngừng đập, nín thở, rồi tất cả bật ra lời tán thưởng. Tiếp đó, chị Hai nhún chân nghiêng mình đảo một vòng quanh sân khấu, thân hình lả lướt như cây liễu bên hồ, chân bước nhẹ nhàng như rắn mạch tiêu trên ngọn lúa. Tối hôm đó tuy trời không gió, nhưng rất lạnh, chị Hai mặc bộ đồ mỏng, mẹ kinh ngạc khi nhận ra rằng, từ sau ngày ăn thịt con lệch, cơ thể chị Hai rất phát triển, hai trái lê đầy đặn và rất đẹp trước ngực, kế thừa truyền thống vú to mông nây của nhà Thượng Quan. Chị Hai dạo một vòng, hơi thở bình thường, thần sắc không thay đổi, hát tiếp câu thứ hai:.. kết duyên cùng anh hùng Tư Mã Khố. Câu này đều đều, không có đoạn vút lên cao, nhưng tác động thì lại ghê gớm. Khán giả thì thầm hỏi nhau:
- Con nhà ai thế!
- Con gái nhà Thượng Quan đấy!
- Con gái nhà Thượng Quan chẳng phải đã bỏ nhà đi theo đội trưởng Đội Hỏa-Mai rồi sao?
- Đây là đứa thứ hai.
- Làm vợ bé Tư Mã Khố từ hồi nào vậy?
- Đ. mẹ các vị, đây là diễn kịch! - Đ. mẹ các vị, câm mồm!
Chị ba Lãnh Đệ và các chị gào lên để thanh minh cho chị Hai. Đám đông tạm thời im lặng.
Chồng tôi là chuyên gia phá cầu. Tết Đoan dương dùng rượu đánh hỏa công, cầu Thuồng Luồng lửa xanh trùm kín, bọn giặc lùn kêu mẹ khóc cha! Mông bị thương chàng không bỏ cuộc, đêm hôm qua mưa gió đầy trời, chàng lại phá sập đường sắt....
Tiếp theo, chị Hai làm động tác đục băng, giặt giũ quần áo. Chị giả vờ xuýt xoa vì rét, chẳng khác chiếc lá khô còn vương trên cành giữa mùa đông. Khán giả như bị nhập cuộc, người thì xuýt xoa than thở, kẻ lau nước mắt. Đột nhiên, chị Hai đứng vụt dậy nhìn về phương xa...
Hướng tây nam tiếng nổ vang trời, ánh lửa hồng rừng rựectrong đêm, nhất định là chúng tôi đã thắng, lũ giặc lùn đi chầu Diêm vương. Tôi trở về nhanh tay hầm rượu, vặt con gà làm một bát ninh....
Rồi chị Hai làm bộ thu dọn quần áo, hát tiếp: Ngẩng lên nhìn, gặp một con lang.... Những người khênh chiếu khi nãy mặt vẽ rằn ri, lộn vòng tròn ra sân khấu, vây quanh chị Hai, người cào người cấu, chẳng khác nào bốn con mèo vây quanh một con chuột. Người mặt vẽ sọc như con hoan hát giọng quái gở: đội trưởng Kaxi chính là ta, ta đang tìm cô gái mặt hoa. Nghe nơi đây người đẹp đầy đường, ngước mắt nhìn gặp ngay một ả Nương tử ơi, xin hãy dừng chân, theo ta về cùng nhau hưởng phúc. Liền sau đó, bốn người áp sát chị Hai. Chị Hai cứng người lại thẳng như một khúc gỗ, bốn tên giặc Nhật nâng chị cao quá đầu, đi vòng quanh chiếu. Thanh la não bạt dồn dập như giông bão. Khán giả kích động sán lại gần. Mẹ quát to:
- Để con gái tôi xuống - vừa quát vừa xông lên sân khấu.
Tôi đứng thẳng hai chân trong túi, có cảm giác giống như sau này tôi cưỡi ngựa. Mẹ giơ hai tay như chim ưng sắp vồ con thỏ, ghì chặt hai chân đội trưởng Kaxi. Hắn kêu lên đau đớn rồi bỏ tay ra. Ba tên kia cũng rụt tay về. Chị Hai ngã thẳng cẳng trên chiếu, ba người kia bỏ chạy. Mẹ tôi ngồi lên bụng Kaxi, cào xé mặt anh ta. Chị Hai kéo tay mẹ, lớn tiếng trách:
- Mẹ ơi, đây là diễn kịch, không phải thật!
Có mấy người chạy ra, gỡ Kaxi khỏi tay mẹ. Đội trưởng Kaxi mặt đầy máu, bỏ chạy vào trong cổng. Mẹ thở hồng hộc, vẫn chưa hết giận, nói:
- Dám hà hiếp con gái ta nữa thôi?
Chị Hai nổi cáu:
- Mẹ, kịch hay thế mà mẹ phá đám.
Mẹ bảo:
- Chiêu Đệ, về nhà đi con, con không nên diễn loại kịch này.
Mẹ giơ tay kéo chi Hai Chị gạt tay mẹ ra, rầu rĩ:
- Mẹ đừng bêu xấu con ở chỗ này! Mẹ nói:
- Chính con bêu xấu mẹ! Về nhà!
Chị Hai nói:
- Con không về.
Lúc này Tư Mã Khố hát giọng nam cao bước ra: Đánh sập cầu, ta thúc ngựa trở về.... Anh ta đi ủng, dội mũ lính, tay cầm roi da, xuống ngựa - con tuấn mã tưởng tượng - chân di chuyển, người nhấp nhô như sóng, hai tay giữ dây cương vô hình, làm bộ phi ngựa. Chiêng trống rầm trời, đàn sáo réo rắt, nhất là cây sáo ngang khiến người tâm thần mê mẩn, không phải vì kinh sợ, mà vì sức truyền cảm. Tư Mã Khố mặt đanh lại, hát tiếp: Trên đê chợt nghe tiếng ồn ào, ra roi thúc ngựa đến xem sao?.. Hồ cầm mô phỏng tiếng vó ngựa, cộp cộp... cộp cộp... Lòng như lửa dốt, ngựa ruổi như bay, một bước gộp nửa, ba bước gộp hai... Chiêng trống càng gấp, đánh gót, nhích chân, đại bàng nghiêng cánh, trâu già vận hơi, sư tử hí cầu... Tư Mã Khố biểu diễn toàn bộ những tuyệt kỹ của anh ta, khó mà nghĩ rằng mông đít anh ta đang dán miếng cao nặng nửa cân.
Chị Hai sốt ruột đẩy mẹ ra. Mẹ vẫn chửi sơi sơi nhưng đã lui về chỗ cũ. Ba diễn viên sắm vai lính Nhật lách vào giữa lại định nâng chị Hai lên. Đội trưởng Kaxi đã mất tăm, ba người còn lại đành phải hai người khênh đằng đầu, một người khênh hai chân, mái tóc hoa râm của anh ta kẹp giữa hai chân chị Hai trông thật ngộ, khán giả cười rũ. Cái đầu kẹp giữa hai chân nháy mắt nhíu mày, khán giả càng cười, lại càng nhíu mày nháy mắt. Tư Mã Khố tỏ vẻ không bằng lòng, nhưng vẫn hát tiếp: Chợt nghe tiếng người huyên náo, giặc Nhật kia giở thói ngông cuồng, không kể hiểm nguy ta liều xông tới làm điệu bộ túm tay.
- Dừng ngay! Tư Mã Khố túm tóc trên cái đầu kẹp giữa hai chân chị Hai, quát to. Tiếp đó là cảnh đấu võ, vốn là bốn đấu một, nay chỉ còn ba đấu một. Sau một trận đánh xáp lá cà, Tư Mã Khố đã đánh bại quân Nhật, cứu thoát vợ. Giặc Nhật quì trên chiếu, Tư Mã Khố dắt tay chị Hai trong tiếng nhạc tung bừng phấn khởi đi vào trong cổng. Sau đó bốn người cầm đèn khí đốt đột nhiên sống lại, vác sào chạy vào trong, ánh sáng không còn nữa, trước mắt chúng tôi là màn đêm đen kịt.
Sáng sóm hôm sau, quân Nhật chính cống bao vây thôn. Tiếng súng, tiếng pháo, tiếng ngựa hí lôi chúng tôi ra khỏi giấc ngủ. Mẹ bế tôi dẫn bảy chị xuống hầm, bò một đoạn tối tăm ướt át và lạnh, đến chỗ hầm rộng. Mẹ thắp đèn. ánh đèn vàng vọt, chúng tôi ngồi trên cỏ khô, lắng nghe động tĩnh bên trên. Không rõ thời gian đã trôi đi bao lâu, có tiếng thở phì phò ở đoạn hầm phía trước. Mẹ cầm lấy cái kìm rèn sắt, thổi tắt ngọn đèn trong hốc vách hầm. Trong hầm lập tức tối đen. Tôi khóc, mẹ nhét đầu vú vào miệng tôi. Tôi cảm thấy đầu vú của mẹ lạnh ngắt và cúng, mất hẳn tính đàn hồi, còn có vị vừa mặn vừa đắng.
Tiếng thở ngày càng gần, mẹ giơ cao chiếc kìm. Khi đó tôi nghe rõ tiếng chị Hai đã lạc cả giọng:
- Mẹ ơi, mẹ đừng đánh, con dây mà!...
Mẹ thở ra một hơi, hai tay cầm kìm buông thõng:
- Chiêu Đệ, con làm mẹ sợ chết khiếp - mẹ nói.
- Mẹ thắp đèn lên đi, phía sau còn có người - chị Hai nói.
Mẹ rất vất vả mới thắp được đèn lên. ánh đèn vàng vọt lại chiếu sáng căn hầm. Chúng tôi nhìn chị Hai lấm bùn từ đầu đến chân. Trên má chị có một vết máu, trong tay ôm một cái bọc. - Bọc gì đấy? Mẹ hoảng sợ, hỏi. Miệng chị Hai chợt méo xệch, nước mắt chảy trên khuôn mặt lem luốc:
- Mẹ ơi! chị nức nở, đây là con trai của bà Ba.
Mẹ sững người, nổi điên lên:
- ở đâu thì đem trả về đó!
Chị lết bằng đầu gối, ngửa mặt nhìn mẹ:
- Xin mẹ mở lòng từ bi, anh ấy bị giết cả nhà, chỉ còn mỗi hạt giống này....
Mẹ lật một góc cái bọc, lộ ra khuôn mặt choắt vừa gầy vừa đen của thằng nhỏ nhà Tư Mã. Nó đang ngủ say. Nó thở đều đều, miệng chóp chép như đang bú. Tôi căm thằng nhỏ quá đỗi. Tôi nhả đầu vú ra, gào thật to. Mẹ bịt miệng tôi bằng cái đầu vú càng đắng hơn.
- Mẹ có bằng lòng cho nó ở lại không? - Chị Hai hỏi.
Mẹ nhắm mắt, không trả lời.
Chị Hai dúi thằng nhỏ vào lòng chị Ba, quì xuống lạy mẹ một lạy, vừa khóc vừa nói:
- Mẹ ơi, con sống là người của người ta, chết là ma của người ta. Mẹ cứu thằng nhỏ này, suốt đời con không quên ơn đức của mẹ.
Chị Hai vùng dậy bò ra ngoài. Mẹ níu chị lại, hỏi:
- Mày đi đâu bây giờ?
Chị Hai nói:
- Mẹ ơi, chân anh ấy bị thương, hiện nấp ở chỗ cối xay bột. Con phải đi tìm anh ấy!
Lúc này, bên ngoài vọng lại tiếng chân ngựa và tiếng súng chói tai. Mẹ nghiêng người bịt lấy lối ra hầm củ cải, nói:
- Mẹ đồng ý với con bất cứ điều gì, nhưng không thể để con đến chỗ chết!
Chi Hai nói:
- Mẹ ơi, chân anh ấy máu cứ chảy mãi. Con không đến thì anh ấy sẽ chết. Anh ấy mà chết, thì con sống còn có ý nghĩa gì? Mẹ, mẹ cho con đi...
Mẹ kêu trời, nhưng sau đó im bặt.
Chị Hai nói:
- Mẹ, con gái mẹ xin lạy mẹ đây!
Chị quì xuống, dập đầu lạy, ấp mặt vào bắp chân mẹ một thoáng, rồi chị nhắc chân mẹ sang một bên, chui ra ngoài.



3
Mùa đông năm nay đã tới gần, mẹ mặc chiếc áo bông bọc lụa xanh của bà nội. Chiếc áo được may nhân dịp bà nội sáu mươi tuổi, nhờ một bà con cháu đầy đàn trong thôn, may giúp. Giờ đây nó trở thành áo rét của mẹ. Bà nội đã mất khả năng nói năng, hành động, đánh bạn với lừa ngựa ở chái tây. ở hai vạt trước của chiếc áo bông, mẹ khoét hai lỗ hình tròn để hai vú lộ ra ngoài, tiện cho tôi bú tí bất cứ lúc nào. Cái ngày thu phẫn nộ ấy, đôi vú của mẹ bị chà đạp, nhưng tai họa rồi cũng qua đi, bầu vú chân chính thì không thể bị hủy hoại, giống như có những người trẻ mãi, xanh tươi mãi mãi như cây tùng. Để che gió lạnh, giữ cho vú được ấm, mẹ đính hai miếng vải đỏ trước hai lỗ như rèm che. Phát minh của mẹ trở thành truyền thống, đến nay vẫn thịnh hành ở Cao Mật, có điều, bây giờ hai lỗ thật tròn, vải rèm càng mềm mại, hơn nữa còn thêu một bông hoa trên đó.

Trang phục mùa đông của Kim Đồng là một cái túi rất bền bằng vải bạt, có thể thắt miệng túi lại bằng một sợi dây. Thân túi đính hai quai thật chắc, quàng đuổi cặp vú của mẹ. Khi cho tôi bú, mẹ thót bụng lại, xoay cái túi ra trước ngực. Trong túi, tôi chuyển từ tư thế đứng sang tư thế quì là đầu tôi ngang tầm ngực mẹ, tôi chỉ việc ngoẹo đầu sang trái là ngoạm được đầu vú phải, ngoẹo đầu sang phải là bập được vào đầu vú trái, sang trái sang phải đều gặp nguồn sữa. Nhưng cái túi cũng có điều bất tiện. Tay tôi bị vướng, khiến tôi mất thói quen thường ngày: miệng ngậm bầu này thì một tay bảo vệ bầu kia. Quyền được bú tí của chị Tám đã bị tôi tước đoạt hoàn toàn. Hễ chị sán lại gần là tôi tay cấu chân đạp, khiến chị khóc suốt. Bây giờ chị sống bằng cháo. Thấy vậy, các chị đều rất không bằng lòng. Do vậy, cả một mùa đông dài đặc và khắc nghiệt, tôi luôn luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi ti sữa. Khi ngậm vú trái, toàn bộ tinh thần tôi tập trung chú ý bầu vú bên phải, luôn cảm thấy những bàn tay lông lá đột nhiên thò vào lỗ thủng, bắt bầu vú đem đi. Vì lo sợ như vậy, tôi liên tục đổi bên, vừa mút cho chảy sữa ở bầu trái, tôi đã lập tức chuyển sang bầu phải. Mẹ đoán ra tâm trạng tôi, thơm tôi bằng cặp môi lạnh ngắt, nói khẽ:

- Kim Đồng, con cưng của mẹ. Sữa mẹ chỉ dành cho con, không ai cướp được của con!

Mẹ nói vậy khiến tôi đỡ lo nhưng vẫn không thể yên tâm hoàn toàn, tôi vẫn cảm thấy luôn luôn có những bàn tay lông lá rập rình bên vú mẹ.

Một buổi sáng, tuyết rơi nhẹ, mẹ mặc chiếc áo bông có khoét lỗ, địu Kim Đồng cuộn tròn trong cái túi ám áp trên lưng, chỉ huy các chị khuân củ cải vào hầm. Tôi không quan tâm củ cải từ đâu tới mà chỉ để ý hình dáng của chúng. Đầu nhọn, thân phình to đột ngột của chúng khiến tôi nghĩ đến bầu vú. Từ đó, trong ký ức về vú, ngoại trừ những bầu hồ lô bóng loáng, ngoại trừ con chim câu trắng mềm mại, đã có thêm hình ảnh những củ cải đỏ Chúng có màu sắc riêng, thần thái riêng và độ ấm riêng, tất cả đều có hình dáng như bầu vú, đều tượng trưng cho bầu vú trong bất cứ thời tiết nào, hoàn cảnh nào.

Bầu trời hết hùng sáng lại u ám, tuyết nhẹ lúc rơi lúc dừng. Các chị mặc quần áo mỏng, co ro trước gió bấc. Chị Cả chịu trách nhiệm nhặt củ cải từ trong sọt ra, chị Hai và chị Ba chịu trách nhiệm bê đến cửa hầm, chị Tư và chị Năm san đều củ cải trong hầm, chị Sáu và chị Bảy thì không làm gì. Chị Tám không có khả năng lao động, một mình trên giường trầm tư mặc tưởng. Chị Sáu mỗi lần bê bốn củ, chị Bảy mỗi lần bê hai củ. Mẹ và Kim Đồng đi lại trong khoảng từ đống củ cải đến cửa hầm, sai phái, rầy la các chị và than vãn. Những lời ca cám của mẹ, tựu trung xoay quanh trung tâm tư tưởng sau đây: cuộc sống gian truân, phải cố mà làm việc mới có thể vượt qua. Các chị có thái độ tiêu cực khi mẹ ra lệnh, bất mãn khi nghe mẹ than thở. Các chị thờ ở trước những lời than vãn của mẹ. Đến nay tôi vẫn không hiểu vì sao nhà tôi bỗng có nhiều củ cải đến thế! Sau này tôi mới rõ vì sao mẹ tôi dự trữ củ cải nhiều đến như vậy cho mùa đông năm ấy.

Công việc khuân vác sắp kết thúc, mặt đất chỉ còn lại một số củ vặn vẹo như những bầu vú dị dạng. Mẹ khom người quì trước cửa hầm, thò tay xuống lôi chị Tưởng Đệ và Phán Đệ lên. Trong quá trình đó, tôi bị hai lần chổng ngược, từ dưới nách mẹ tôi trông thấy mờ ảo những bông tuyết trắng. Cuối cùng, mẹ bê một cái ang sứt miệng, trong ang chất đầy những bông gòn và vỏ hến, đậy miệng hầm lại. Các chị xếp thành một hàng ngang đứng sát tường áp mái, như đang chờ lệnh mới. Mẹ lại than thở:

- Lấy gì may áo bông cho các con bây giờ?

Chị Ba nói:

- Mua bông, mua vải.

Mẹ nói:

- Chỉ có vậy thì hỏi các con làm gì? Mẹ nói là kiếm đâu ra tiền?

Chị Hai tỏ vẻ không bằng lòng, nói:

- Bán mẹ con con lừa đi!

Mẹ cắt ngang:

- Bán lừa và la đi thì sang xuân cày ruộng bằng gì?

Chị Cả Lai Đệ trước sau giữ thái độ im lặng. Mẹ liếc sang phía chị, chị cúi gằm xuống. Mẹ lo ngại nhìn chị, nói:

- Ngày mai, con và Chiêu Đệ dắt con la ra chợ mà bán?

Chị năm Phán Đệ thét lên, giọng the thé:

- Con la vẫn còn bú sữa mẹ. Sao nhà mình không bán thóc đi! Thóc nhà mình nhiều như thế cơ mà! Mẹ liếc sang chái đông, cửa buồng khép hờ, trên sợi dây thép căng ngang cửa sổ có đôi tất của Đội trưởng Sa Nguyệt Lượng. Con la lon ton chạy ra sân, nó cùng ngày tháng năm sinh với tôi, cũng như tôi, nó là con đực. Tôi vẫn còn đứng trong túi vải bạt trên lưng mẹ, nó đã cao bằng mẹ nó rồi.

- Vậy đấy, ngày mai bán con la đi! - Mẹ vừa nói vừa đi vào trong buồng. Có tiếng gọi sang sảng từ phía sau lưng chúng tôi:

- Mẹ nuôi ơi!

Sa Nguyệt Lượng mất tăm đã ba ngày, nay trở lại nhà tôi dắt theo con lừa đen của anh ta. Trên lưng lừa là hai bọc to tướng bằng vải hoa căng phồng, tù kẽ hở lộ ra những màu sắc rực rỡ.

- Mẹ nuôi ơi!

Anh ta tỏ vẻ thân thiện. Mẹ quay lại, nhìn khuôn mặt xương xương đen nhẻm với nụ cười ngọng nghịu của anh ta, nói dứt khoát:

- Sa Đội trưởng, tôi đã nói nhiều lần rồi, tôi không phải là mẹ nuôi của anh!

Sa Nguyệt Lượng không nao núng, nói:

- Không phải mẹ nuôi? Còn hơn cả mẹ nuôi nữa kìa! Mẹ nuôi không ưng tôi, nhưng tôi một lòng hiếu thuận với mẹ!

Nói rồi, anh ta gọi hai đội viên du kích vào đỡ hai bọc vải xuống, bảo họ dắt lừa về nhà thờ. Tôi cũng nhìn con lừa đực của Sa Nguyệt Lượng bằng cặp mắt căm giận. Nó hếch mũi lên, ngửi cái mùi tỏa ra từ con lừa cái nhà tôi. Sa Nguyệt Lượng cởi cái bọc, cầm lên một chiếc áo khoác băng lông cáo, giơ ra dưới tuyết. Sức nóng tỏa ra từ chiếc áo khiến những bông tuyết nhẹ tan thành nước cách cái áo một thước.

- Mẹ nuôi ơi! Sa Nguyệt Lượng cầm áo lại gần mẹ. - Mẹ nuôi ơi, đây là chút lòng hiếu thảo của tôi!

Mẹ vội vã né tránh, nhưng không tránh được, kết cục là chiếc áo khoác lên người. Mặt tôi tối sầm, mùi lông cáo và mùi long não khiến tôi nghẹt thở. Khi tôi lại thấy ánh sáng, sân nhà tôi đã trở thành một thế giới động vật: Chị cả Lai Đệ khoác chiếc áo lông tử điêu, cổ quấn khăn lông chồn còn nguyên hai mặt lóng lánh. Chị hai Chiêu Đệ khoác chiếc áo bằng lông điêu thử. Chị ba Lãnh Đệ khoác chiếc áo lông gấu đen. Chị tư Tưởng Đệ khoác chiếc áo da màu vàng rơm. Chị năm Phán Đệ khoác chiếc áo bằng lông sói đốm. Chị sáu Niệm Đệ khoác chiếc áo lông cừu. Chị bảy Cầu Đệ khoác chiếc áo bằng lông thỏ trắng. Chiếc áo khoác lông cáo của mẹ rơi xuống đất. Mẹ quát:

- Cởi hết ra cho tôi, cởi hết ra!

Các chị hầu như không nghe mẹ nói gì, đầu ngọ nguậy trong cổ áo, hai tay vuốt ve thân áo. Qua nét mặt, thấy rõ các chị như mụ đi vì ngạc nhiên và vui sướng, vui sướng trong ngạc nhiên. Mẹ run lên, thều thào:

- Chúng mày điên cả rồi hay sao?

Sa Nguyệt Lượng cầm lên hai chiếc áo khoác nhỏ cuối cùng, dùng tay phủi nhẹ mặt ngoài áo bóng như lụa, nền nâu điểm hoa đen, xúc động nói:

- Mẹ nuôi ơi, đây là da con mèo rừng, cả vùng Cao Mật chỉ có hai con. Cha con lão Cảnh Thuyên phải bỏ ra gần ba năm mới tóm được chúng. Đây là da con mèo rừng đực, đây là da con mèo rừng cái. Các em đã trông thấy con mèo rừng bao giờ chưa?

Anh ta đưa mắt nhìn một lượt các chị, không ai trả lời. Anh ta giảng giải cho các chị như một giáo viên tiểu học: Mèo rùng giống như con mèo nhưng lớn hơn nhiều, giống con báo nhưng nhỏ hơn báo, biết trèo cây, biết bơi, một cú nhảy cao một trượng, có thể bắt chim trên ngọn cây. Loài này chẳng khác yêu tinh. Hai con mèo rừng vùng Cao Mật này sống trong các hang bãi tha ma, bắt được chúng còn khó hon lên trời, nhưng cuối cùng đã tóm được. Mẹ nuôi ơi, hai chiếc áo này tôi tặng hai em Kim Đồng và Ngọc Nữ.

Anh ta vừa nói vừa vắt hai chiếc áo may bằng da con mèo rừng biết trèo cây, biết bơi, nhảy cao một trượng, lên cánh tay mẹ. Rồi cúi nhặt chiếc áo lông cáo đỏ như lửa, rũ bụi, cũng vắt lên tay mẹ, nói một câu khiến người cảm động:

- Mẹ nuôi ơi, hãy nể mặt tôi.

Đêm hôm ấy, mẹ chốt cửa buồng chính, gọi chị Lai Đệ sang buồng chúng tôi. Mẹ đặt tôi và Ngọc Nữ nằm sóng đôi trên đầu giường. Tôi giơ tay cào một cái vào mặt chị Tám. Chị khóc, co người lại một góc. Mẹ không kịp ngó đến chúng tôi. Mẹ quay lại chốt cửa buồng. Chị Cả khoác chiếc áo lông chồn, quấn chiếc khăn lông cáo của chị, dè dặt nhưng ương bướng đứng bên giường. Mẹ gác một chân lên giường, rút chiếc trâm sau gáy khêu bấc đèn. ánh đèn bùng lên. Mẹ ngồi xếp thẻ trên giường hỏi chị Cả, giọng mỉa mai:

- Thưa tiểu thư, tiểu thư ngồi xuống đi, đừng sợ làm bẩn chiếc áo da của tiểu thư!

Mặt chị Cả đỏ ửng, chị chành môi, ngồi xuống chiếc ghế băng cạnh giường. Con cáo của chị vênh cái mõm lên ở giữa ngực chị, hai mắt lấp lánh.

Ngoài sân là thế giới của Sa Nguyệt Lượng. Từ khi anh ta dọn đến ở chái đông nhà tôi, cái cổng lớn không bao giờ khép chặt. Đêm nay, ở chái đông càng ồn ào, ánh đèn măng-sông sáng trắng, xuyên qua giấy dán cửa sổ, soi sáng cả ngoài sân. Tuyết bay trong ánh đỡn. Trong sân, tiếng chân đi nhộn nhịp, cánh cổng kêu ken két, vó ngựa vang lên từng chặp trong ngõ. Trong gian chái vang lên tiếng cười ầm ĩ và thô lỗ. Những trò đố vui, nào là Đào viên kết nghĩa, nào là năm ông trạng nguyên, nào là tám đóa hoa mai, tám chú ngựa... Mùi cá thịt thơm lừng khiến sáu chị tập trung tại cửa sổ buồng phía đông thèm rỏ đãi. Mắt mẹ như tóe lửa, nhìn chị Cả không chớp. Chị Cả ngang ngạnh nhìn lại mẹ, hai luồng mắt gặp nhau, cùng tóe lửa xanh.

- Mày nghĩ như thế nào? Mẹ hỏi.

Chị Cả vuốt những chỗ lông xù ở đuôi khăn lông cáo, hỏi lại:

- Mẹ hỏi gì cơ?

Mẹ nói:

- Đừng có giả vờ!

Chị Cả nói:

- Mẹ, con không hiểu ý mẹ?

Mẹ đổi giọng rầu rĩ, nói:

- Lai Đệ, con có chín chị em, con là lớn, nếu xảy ra chuyện gì thì biết dựa vào ai?

Chị đứng phắt dậy, giọng xúc động chưa bao giờ thấy ở chị:

- Mẹ, mẹ còn muốn gì ở con? Trong trái tim mẹ chỉ có Kim Đồng, còn lũ con gái chúng con không bằng bãi cứt chó!

Mẹ nói:

- Con dùng nghĩ sai về mẹ. Kim Đồng là vàng, các con ít ra cũng là bạc, sao lại có thể không bằng bãi cứt chó? Đêm nay, mẹ con mình có gì cứ nói thẳng với nhau. Cái anh chàng Sa Nguyệt Lượng ấy chẳng khác cáo đến chúc Tết gà, tâm địa chẳng có gì tốt. Nó đang câu con đấy!

Chị Cả cúi đầu, vuốt ve cái đuôi con cáo, nước mắt đột nhiên ứa ra, chị nói:

- Mẹ, lấy được người như vậy là con mãn nguyện lắm rồi!

Mẹ như bị điện giật, nói:

- Lai Đệ, con lấy ai mẹ cũng đồng ý, nhưng đừng lấy Sa Nguyệt Lượng!

Chị Cả hỏi: - Vì sao hả mẹ?

Mẹ nói: - Chẳng vì sao cả!

Chị Cả với giọng day nghiến, không phù hợp chút nào với cái tuổi của chị:

- Tôi làm thân trâu ngựa cho nhà Thượng Quan đủ quá rồi!

Giọng gay gắt của chị khiến mẹ giật thót. Mẹ đưa mắt dò xét nhìn khuôn mặt đỏ gay vì giận của chị, rồi lại nhìn bàn tay nắm chặt đuôi con cáo của chị. Mẹ sờ soạng bên cạnh tôi, vớ được cái chổi quét giường giơ cao lên:

- Mày đổ đốn rồi! Tao thì đánh chết mày!

Mẹ nhảy xuống đất, giơ chổi vụt vào đầu chị Cả, chị giơ đầu ra, không tránh né cũng không chống lại. Tay mẹ dùng lại giữa chừng, khi hạ xuống thì đã mềm nhũn. Mẹ vút cây chổi, ôm vai chị mà khóc:

- Lai Đệ, ta với thằng Lượng không đi cùng đường. Mẹ không muốn nhìn thấy con gái của mẹ nhảy vào lửa!...

Chị Cả cũng nức nở khóc.

Cuối cùng, khóc đã chán, mẹ dùng mu bàn tay lau nước mắt, van nài:

- Lai Đệ, con hứa với mẹ đi, không quan hệ với thằng ấy nữa!

Nhưng chị Cả thì rất kiên quyết, nói:

- Mẹ cho con được làm theo ý mình. Con cũng muốn cho gia đình mình được tốt đẹp!

Chị liếc nhìn chiếc áo khoác bằng lông cáo và hai chiếc áo bằng da mèo rừng ở trên giường. Mẹ cũng kiên quyết:

- Ngày mai phải cởi hết những thứ ấy ra!

Chị Cả nói:

- Mẹ nỡ lòng nào nhìn các em con bị chết cóng!

Mẹ nói:

- Cái thằng buôn áo lông chết tiệt!

Chị Cả rút then cửa đi thẳng về buồng của chị, không ngoái lại.

Mẹ ủ rũ ngồi xuống mép giường, thở gấp.

Lúc này tiếng chân lạch bạch của Sa Nguyệt Lượng đã tới bên cửa sổ. Lưỡi líu, môi tê dại, anh ta cũng định từ tốn gõ cửa, nhẹ nhàng nói với mẹ về chuyện hôn nhân đại sự, nhưng rượu đã làm tê liệt thần kinh khiến cử chỉ phản lại ý muốn của anh ta. Anh ta gõ mạnh đến nỗi cửa sổ rung lên thủng cả giấy dán, gió lạnh từ sân lọt vào, hơi rượu từ miệng anh ta cũng lọt vào. Với giọng lè nhè dáng ghét đồng thời cũng đáng yêu của thằng say, anh ta gào lên:

- Mẹ ơi!

Mẹ nhổm dậy trên giường, ngớ ra một thoáng rồi kéo tôi lùi xa cửa sổ. Sa Nguyệt Lượng nói:

- Mẹ, chuyện vợ chồng giữa tôi và Lai Đệ thì khi nào tổ chức?... Tôi sốt ruột lắm rồi

Mẹ nghiến rằng, nói:

- Anh Lượng, cóc ghẻ muốn ăn thịt ngỗng trời, có mà năm mơ!

Sa Nguyệt Lượng nói:

- Mẹ nói vậy là thế nào?

Mẹ nói:

- Ta bảo anh nằm mơ!

Sa Nguyệt Lượng chợt tỉnh rượu, nói rành rẽ:

- Mẹ nuôi ơi, Sa Nguyệt Lượng này chưa bao giờ hạ mình xin xỏ ai!

Mẹ nói:

- Ai bảo anh xin mà xin!

Sa Nguyệt Lượng nói: - Mẹ nuôi ơi, Sa Nguyệt Lương này định làm gì là làm bằng được.

Mẹ nói: - Vậy anh hãy giết tôi đi đã.

Sa Nguyệt Lượng cười:

- Tôi định lấy con gái thì làm sao lại giết mẹ vợ.

Mẹ nói:

- Vậy đến mạt kiếp anh cũng không lấy được

Sa Nguyệt Lượng nói:

- Con gái lớn rồi, mẹ cứ ý mình sao được? Mẹ vợ ơi, chúng tôi bỏ đi cho mà xem!

Sa Nguyệt Lượng vừa cười vừa đi tới buồng phía đông, chọc thủng giấy dán cửa sổ, tung nắm kẹo to tướng vào trong, nói to:

- Các dì ơi, có anh rể của các dì đây, ngọt bùi ta sẽ có nhau!...

Đêm ấy Sa Nguyệt Lượng không ngủ, đi lại suốt đêm trong sân, chốc lại ho, chốc lại huýt sáo miệng. Tài nghệ xuất sắc, anh ta nhại được giọng mười mấy loại chim. Ngoài chuyện ho, huýt sáo, anh ta còn hát các tích tuồng cũ và cả những bài ca chống Nhật đang lưu hành, với giọng to hết cỡ. Lúc thì mắng Trần Sĩ Mỹ tại phủ Khai Phong, lúc lại hươi đao chém đầu quân giặc. Để đề phòng người hùng chống Nhật, tình duyên bị ngáng trở xông vào buồng, mẹ chèn cửa bằng cây chống, bễ thổi lửa, rương quần áo, gạch vỡ... Mẹ cho tôi vào túi, địu trên lưng, tay cầm dao phay đi đi lại lại trong nhà, từ buồng tây sang buồng đông. Các chị không ai cởi bỏ áo khoác, ngồi ôm nhau, mồ hôi lấm tấm trên mũi, rồi ngủ thiếp đi trong tiếng ồn đủ loại do Sa Nguyệt Lượng gây ra. Nước dãi của chị Cầu Đệ làm ướt áo lông sói của chị hai Chiêu Đệ. Chị sáu Niệm Đệ như con cừu non, rúc vào chiếc áo lông gấu của chị ba Lãnh Đệ.

Giờ dây nghĩ lại, tôi thấy cuộc đấu với Sa Nguyệt Lượng, mẹ đã thua ngay từ đầu. Sa Nguyệt Lượng dùng lông thú thuần phục các chị tôi, thành lập một mặt trận thống nhất rộng rãi, mẹ tôi mất quần chúng, bị cô lập.

Ngày hôm sau, mẹ địu tôi trên lưng, chạy như bay đến nhà ông Ba Phàn giải thích ngắn gọn: Để trả ơn Tôn Đại Cô đã đỡ đẻ cho, mẹ gả Lai Đệ cho thằng câm lớn, người hùng cầm nhuyễn đao chiến đấu với bầy quạ. Nói dứt khoát ngày thứ nhất chạm ngõ, ngày thứ hai đưa sính lễ, ngày thứ ba làm lễ thành hôn.

Ba Phàn cứ ngẩn ra mà nghe. Mẹ nói:

- Chú ơi, chú đừng căn vặn làm gì, rượu biếu chú, con đã chuẩn bị xong rồi!

Ba Phàn hỏi:

- Làm mối ngược à?

Mẹ bảo:

- Ngược!

Ba Phàn lại hỏi:

- Vì sao phải làm thế?

Mẹ nói:

- Chú ơi! Xin chú đừng hỏi. Chú bảo thằng câm trưa nay đem lễ đến.

Ba Phàn nói:

- Nhà nó có gì đâu?

Mẹ nói:

- Có gì đem nấy.

Chúng tôi chạy về nhà, dọc đường tim mẹ giật thon thót, vô cùng lo lắng. Mẹ linh cảm không sai. Vừa vào sân đã thấy một lô động vật: chồn, gấu đen, sói đốm, cừu, thỏ trắng... đang nhảy múa, chỉ không thấy tử điêu. Tử điêu trên cổ quấn con chồn đang ngồi trên bao lúa mạch ngắm viên đội trưởng du kích. Hắn ngồi lau súng, lau hồ lô trên đệm của hắn.

Mẹ kéo Lai Đệ đứng dậy, lạnh nhạt bảo Sa Nguyệt Lượng:

- Anh đội trưởng, nó đã có chủ rồi! Các anh là đội quân chống Nhật, chắc không dụ dỗ gái có chồng chứ?

Sa Nguyệt Lượng bình tĩnh nói:

- Điều này thì bác khỏi bận tâm.

Mẹ lôi chị Lai Đệ về căn buồng phía đông. Gần trưa, thằng câm lớn xách một con thỏ đến nhà tôi. Hắn mặc chiếc áo chẽn hở cả bụng, tay áo dài đến khuỷu, lộ hai bắp tay vạm vỡ. Cúc áo đứt sạch, hắn khép hai vạt bằng sợi dây thừng. Hắn cúi rạp chào mẹ, nụ cười ngơ ngẩn trên khuôn mặt. Hắn đưa con thỏ cho mẹ bằng cả hai tay. Ba Phàn cùng đến với thằng câm, nói:

- Chị Thọ Hỉ, tôi đã làm như lời chị dặn.

Mẹ bàng hoàng nhìn con thỏ rừng miệng còn dính máu.

- Chú ơi, trưa nay chú ở lại, anh câm cũng ở lại đây.

Mẹ chỉ vào thằng câm nói:

- Củ cải ninh thịt thỏ, coi như lễ đính hôn cho bọn trẻ!

Trong căn buồng phía đông, tiếng khóc của chị Lai Đệ chợt vỡ ra. Lúc đầu khóc ti tỉ như trẻ con, vài phút sau chuyển thành tiếng gào thét, xen lẫn những câu chửi tục kinh khủng. Rồi mươi phút sau chỉ là tiếng gào khan, không có nước mắt.

Chị Lai Đệ ngồi bệt xuống đất bẩn trong buồng, quên phắt đang mặc chiếc áo quí. Mắt chị ráo hoảnh, miệng há ra như một cái giếng cạn, tiếng gào khan từ đó bật ra. Sáu chị khác của tôi cố ghìm giọng nức nở, nước mắt lăn trên áo lông gấu, nhảy trên áo lông chồn, lấp lánh trên áo lông sói, thấm vào áo lông cừu, dây bẩn áo lông thỏ.

Ba Phàn thò đầu vào buồng đông, mắt trợn trùng như gặp ma, môi run bần bật. Ông đi giật lùi ra giữa nhà rồi loạng choạng bỏ chạy.

Thằng câm lớn của nhà họ Tôn đứng giữa nhà tôi ngó ngang ngó dọc, trên khuôn mặt hắn, ngoài nụ cười ngớ ngẩn, còn gợn lên nét suy tư khó bề đoán trước, sự hoang văng như hóa thạch và một nỗi đau tê buốt. Sau này tôi còn chứng kiến vẻ mặt đáng sợ khi hắn nổi giận.

Mẹ lấy sợi dây thép nhỏ xâu miệng con thỏ rồi treo dưới mái hiên. Mẹ coi như không nghe thấy tiếng gầm của chị Cả, coi như không nhìn thấy nét mặt cổ quái của thằng câm. Mẹ cầm con dao gỉ, sút mẻ, lột da con thỏ. Sa Nguyệt Lượng khoác súng từ buồng đông đi ra, mẹ không ngoái lại, nói với giọng lạnh nhạt:

- Anh Đội, đứa lớn nhà tôi hôm nay đính hôn, con thỏ này là ăn lễ hỏi.

Sa Nguyệt Lông cười:

- Lễ hậu hĩ quá nhỉ!

Mẹ cắt phần đầu con thỏ, nói:

- Nó hôm nay đính hôn, mai đưa đồ cưới, ngày kia làm lễ thành thân!

Mẹ quay lại nhìn chằm chằm vào Sa Nguyệt Lượng, nói:

- Đừng quên uống rượu mừng đấy!

Sa Nguyệt Lượng nói: - Quên thế nào được!

Nói xong, hắn khoác súng lên vai, miệng huýt sáo lanh lảnh, bước ra cổng.

Mẹ tiếp tục lột da con thỏ, nhưng không còn hào húng như trước. Mẹ treo con thỏ trên khung cửa, địu tôi đi vào trong nhà. Trên bàn có mấy củ cải to. Mẹ cầm dao đến gần, củ cải không phản ứng gì, năm im chờ đợi. Mẹ quát to:

- Lai Đệ, ân oán cũng thể mẹ con, mày cứ oán tao đi!

Nói xong câu dữ dằn đó, mẹ ôm mặt khóc không thành tiếng, đôi vai run bần bật, nước mắt chảy ràn rụa. Mẹ bắt đầu bổ củ cải. Một nhát bổ xuống, củ cải bửa làm hai, lại một nhát nữa, củ cải bửa làm tư. Bổ liên tiếp, động tác của mẹ ngày càng nhanh, ngày càng điệu nghệ. Củ cải bị băm nhỏ đầy bàn. Mẹ lại giơ cao còn dao lần nữa, nhưng động tác hạ xuống thì cực kỳ nhẹ nhàng. Con dao rời khỏi tay, nằm trên đống củ cải đã băm nhỏ, mùi hăng hắc tỏa ra khắp căn buồng.

Thằng câm giơ ngón tay cái lén tỏ ý khâm phục mẹ, miệng lắp bắp để bổ sung cho động tác. Mẹ kéo vạt áo lau nước mắt, bảo thằng câm:

- Anh về đi!

Thằng câm hoa tay, tung chân đá vào khoảng không. Mẹ cao giọng, chỉ về phía nhà hắn, quát to:

- Anh về đi, tôi bảo anh về đi!

Thằng câm hiểu ra. Hắn làm ngoáo ộp một cái với tôi như trẻ con, hàng ria đen nhánh trên cái môi dầy. Hắn làm bộ rất chuẩn xác động tác trèo cây, mô phỏng động tác tóm được con chim đang quẫy. Hắn cười, chỉ vào tôi, lại chỉ vào trái tim hắn.

Mẹ lại chỉ,về hướng nhà. Hắn ngẩn người, gục gặc đầu ra vẻ hiểu, rồi quì trước mặt mẹ - mẹ vội né sang một bên - hắn hướng về cái bàn để củ cải, dập đầu một cái thật kêu rồi vênh váo bước ra cổng.

Đêm ấy, mẹ mệt mỏi ngủ thiếp đi. Tỉnh dậy, đếm đủ tám mươi tám con thỏ béo mũm mĩm treo đây trên cây ngô đồng, cây hương xuân và cây hạnh trong sân.

Mẹ vịn khung cửa, từ từ ngồi xuống.

Thượng Quan Lai Đệ mười tám tuổi, mặc chiếc áo lông tử điêu, cổ quàng khăn lông chồn, đã bỏ đi cùng với Đội trưởng Sa Nguyệt Lượng từ đêm. Tám mươi tám con thỏ là sính lễ nộp cho mẹ, và cũng là cách ra oai của Sa Nguyệt Lương đối với mẹ. Chị Cả bỏ theo trai, chị Hai, chị Ba, chị Tư là đồng lõa. Sự việc.xảy ra khi đã quá nửa đêm như sau: Khi mẹ mệt mỏi hắt hơi thì chị Năm, chị Sáu chị Bảy đi vào giấc ngủ. Chị Hai nhổm dậy, chân trần, mò mẫm tháo gỡ những chướng ngại vật mà mẹ dựng sau cửa, chị Ba chị Tư kéo hai cánh cửa cho mở ra.

Lúc chiều tối, Sa Nguyệt Lượng đã đổ đầu vào cột cửa, cửa mở không một tiếng kêu. Dưới ánh trăng bàng bạc của nửa đêm về sáng, chị em ôm nhau từ biệt. Sa Nguyệt Lượng nhìn những con thỏ treo trên cây, cười thầm. Ngày thứ ba là ngày thằng câm và chị Cả làm lễ thành hôn. Mẹ bình tĩnh ngồi khâu vá trên giường. Gần trưa, không chờ đợi được nữa, thằng câm mò đến. Hắn dùng điệu bộ và cả nét mặt để đòi người. Mẹ bước ra sân, chỉ sang buồng phía đông, rồi chỉ lên cây treo đầy những còn thỏ đã đông cúng. Mẹ không nói câu nào, nhưng thằng câm hiểu hết.

Vào lúc hoàng hôn, cả nhà tôi đang ngồi trên giường ăn cháo mạch, bỗng có tiếng đập cổng đánh rầm. Chị Hai đút cơm cho bà nội ở chái tây hớt hải chạy vào, gọi:

- Mẹ, hỏng to rồi! Anh em nhà thằng câm đến đấy. Đem theo cả chó. Các chị hoảng sợ. Mẹ ngồi im như một tảng đá, dùng thìa đút cháo mạch cho chị Tám. Khi chị Tám đã no, mẹ bắt đầu nhai củ cải rau ráu. Trông mẹ thảnh thơi như một con thỏ cái có chửa. Tiếng ồn ngoài cổng bỗng lắng xuống. Khoảng hút tàn diếu thuốc, ba bóng đen vọt qua bức tường vây phía nam, nơi mặt tường rất thấp. Ba anh em nhà câm đến rồi Cùng vọt vào sân là ba con chó đen bóng như sơn then. Chúng như ba đạo hắc quang bay vào sân, không một tiếng động. Dưới ráng chiều đỏ rực, ba anh em nhà câm và ba con chó đứng yên trong khoảnh khắc y hệt một nhóm tượng. Thằng câm lớn tay cầm thanh nhuyễn đao Miến Điện ánh thép sắc lạnh. Thằng Hai câm chống thanh yêu đao. Thằng ba câm kéo lê thanh phác đao cán dài có tua đỏ. Trên vai đứa nào cũng khoác một bọc nhỏ bằng vải hoa nền xanh hoa trắng, hình như chúng sắp đi xa. Các chị sợ đến nghẹt thở, còn mẹ thì vẫn thản nhiên như không, húp cháo sùm sụp. Đột nhiên, thằng câm lớn gầm lên một tiếng, Hai câm và Ba câm cũng gầm theo, những con chó cũng lên tiếng sủa. Nước bọt bắn ra từ miệng người và mõm chó như những con trùng nhỏ, lấp lánh trong ánh hoàng hôn. Tiếp đó, thằng câm lớn biểu diễn dao pháp, giống như hôm đánh nhau với dàn quạ trong buổi tang lễ trên cánh đồng lúa mạch. Trong cái buổi hoàng hôn chớm đông xa xăm ấy, ánh đao loang loáng trong sân nhà tôi, ba thằng đàn ông hung hãn như ba con chó săn, liên tiếp nhảy vọt lên, vươn dài thân như tấm thép, chém nát những con thỏ treo trên cành cây. Những con chó của chúng gâu gâu mừng rỡ, lắc lắc cái đầu to bự giăng xé những xác con thỏ, thịt bay tứ tung. Ba thằng câm sát phạt chán chê, đứa nào đứa ấy tỏ vẻ thỏa mãn. Sân nhà tôi trở thành lò sát sinh. Mấy con thỏ chỉ còn cái đầu treo lủng lẳng trên cây như những quả khô. Những thằng câm cùng với mấy con chó diệu võ dương oai mấy vòng quanh sân, rồi cũng như khi đến, chúng vượt tường, mất hút trong màn đêm mờ ảo.

Mẹ bưng bát cháo, cười nhạt. Nụ cười đặc biệt của mẹ khắc sâu trong đầu tôi.

4
Người phụ nữ già đi bắt đầu từ cặp vú, cặp vú già đi bắt đầu từ đầu vú. Vì chuyện chị Lai Đê bỏ theo trai, hai đầu vú của mẹ vốn dĩ ngỏng lên thì nay rũ xuống như bông kê chín. Đồng thời, màu phấn hồng cũng chuyển sang màu đỏ sậm. Những ngày ấy lượng sữa ít đi, mùi vị cũng kém phần thơm ngọt, trong vị sữa nhàn nhạt có mùi của gỗ mục. May mà cùng với thời gian tâm trạng mẹ có khá hơn, nhất là sau khi mẹ ăn con lươn to bự, đầu vú dần dà lại ngỏng lên, màu đỏ sậm cũng nhạt đi, lượng sữa trở lại như hồi mùa thu, trong sữa đã có nhiều vị sắt, ngoại trừ có vị tanh tanh, chất lượng sữa cao hơn trước. Điều không yên tâm là, lần suy yếu này để lại một nếp hằn giữa đầu và bầu vú như trang giấy bị gập, tuy đã được vuốt phẳng, nhưng nếp gấp không mất đi. Biến cố này là tiếng chuông cảnh tỉnh cho tôi, dựa vào bản năng, có lẽ là trời xui khiến vậy tôi phải thay đổi thái độ đối với bầu vú, phải trân trọng chúng, phải coi chúng như vật dễ vỡ mà nhẹ chân nhẹ tay.

Mùa đông năm nay lạnh kinh khủng. Nhờ có nửa gian buồng lúa mạch và một hầm củ cải, chúng tôi sống yên ổn cho đến khi sang xuân. Trong những ngày rét buốt nhất của mùa đông, tuyết rơi dầy đặc lấp kín cửa ra vào, đè gãy những cành cây trong vườn. Chúng tôi mặc áo lông của Sa Nguyệt Lượng cho, ngồi quây quần xung quanh mẹ, mơ màng trong trạng thái ngủ đông.

Một hôm, mặt trời ló ra, tuyết tan, những cột băng treo dưới mái hiên, những con chim sẻ từ chỗ nấp chui ra, nhảy nhót trên cành đầy tuyết. Chúng tôi bừng tỉnh sau thời kỳ ngủ đông. Chúng tôi đã trải qua nhiều ngày đun tuyết lấy nước, vài trăm lần ăn một món củ cải đun bằng nước tuyết, khiến các chị ớn đến tận cổ. Chị hai Chiêu Đệ là người đầu tiên đề xuất đi lấy nước sông về ăn, vì tuyết năm nay có mùi tanh của máu, nếu không sẽ mắc bệnh mà không biết, ngay cả Kim Đồng chỉ ăn toàn sữa mẹ cũng không thoát. Chị Chiêu Đệ nghiễm nhiên thay thế vị trí của chị cả Lai Đệ. Chiêu Đệ có cặp môi đỏ mọng, giọng nói hơi rè cực kỳ hấp dẫn. Lời chị như mệnh lệnh, vì từ đầu mùa đông đến giờ chị cáng đáng toàn bộ chuyện ăn uống. Mẹ như một con bò cái bị thương, lúc nào cũng nơm nớp, đôi khi lại bao dạn hẳn lên, khoác chiếc áo quí phái lên người, ngồi trên giường sửa sang lại dáng vóc, quan tâm tới lượng và chất của sữa.

- Từ hôm nay trở đi lấy nước sông về mà dùng?

Chị Hai nhìn mẹ, nói bằng một giọng không dễ bác bỏ. Mẹ không phản úng gì. Chị ba Lãnh Đệ cau mày nhận xét cái mùi khó chịu của củ cải nấu bằng nước tuyết. Một lần nữa, chị lại dề xuất chuyện bán con la để lấy tiền mua thịt. Mẹ giễu cợt

- Băng tuyết thế này thì bán con la ở đâu?

Chị Ba nói:

- Vậy chúng ta đi săn thỏ rừng, trời đất này thỏ bị cóng không chạy được.

Mặt me đột nhiên đổi sắc:

- Các con hãy nhớ, cho đến khi chết, đừng để mẹ trông thấy thỏ rừng!

Thật ra, trong mùa đông khắc nghiệt, rất nhiều gia đình đi bắt thỏ về ăn thịt. Những con thỏ béo núc bò lê trong tuyết chứ không chạy, ngay các bà bó chân cũng bắt được. Mùa đông năm ấy là thời kỳ hoàng kim của cáo lông đỏ và cáo cỏ. Do chiến tranh, súng săn bị đủ các loại du kích tịch thu, người trong thôn không còn vũ khí. Cũng do chiến tranh, tình cảm thôn xóm bị tổn thương, nên giữa mùa săn cáo lấy lông, lũ cáo không lo bị giết hại như những năm trước. Trong những đêm dài, chúng thỏa sức vờn nhau trong đầm lầy, cáo cái có chửa nhiều hơn mức bình thường. Những tiếng hú thê thảm của chúng khiến người ta lo ngay ngáy.

Chị Ba và chị Tư khiêng thùng gỗ, chị Hai vác cái choòng ra bờ sông Thuồng Luồng. Qua nhà Tôn Đại Cô, ngó vào trong: mảnh sân hoang vắng, không một chút hơi hướng của con người. Đàn quạ đậu trên tường, cảnh tượng ồn ào trước dây của nhà họ Tôn một đi không trở lại những thằng câm cũng không biết lưu lạc đến phương nào. Các chị lội tuyết đến bắp chân, lần xuống mép nước. Mấy con mèo hoang nấp trong bụi tầm xuân nhìn các chị. Mặt trời chếch hướng đông nam, ánh nắng xiên xiên xuống lòng son, sáng lóa mắt. Băng gần bờ có màu trắng, dẫm lên có tiếng lạo xạo như bánh đa vỡ. Băng ở giữa dòng có màu xanh nhạt, rắn và trơn. Các chị loạng choạng trên băng, chị Tư ngã một cái. Chị Ba kéo chị Tư dậy, cũng ngã luôn. Đòn gánh, thùng gỗ và choòng kêu loảng xoảng trên băng, các chị cười rũ.

Chị Hai chọn chỗ sạch nhất, bắt đầu đục băng. Chiếc choàng to tướng tù thời cụ tổ để lại, nặng nề giáng xuống mặt băng, tiếng đục băng nhọn sắc như xé màng nhĩ, vọng tới tận cửa sổ nhà tôi, giấy dán cửa kêu lục bục. Mẹ vuốt ve mái tóc vàng trên đầu tôi, lông mèo rừng trên người tôi, nói:

- Kim Đồng, Kim Đồng, các chị đi phá băng, đục một lỗ to tướng, khiêng về thùng nước uống, đổ ra nửa thùng cá. Chị Tám khoác áo chẽn bằng lông con mèo rừng ngồi thu lu ở góc giường, mỉm cười vụng về, như một pho tượng Quan âm nhỏ. Chị Hai đục một nhát, mặt băng xuất hiện một điểm trắng bằng hạt hạnh đào. Vài hạt băng bám trên choòng. Chị lại giơ choòng lên, lúc lên thì găng gượng, thả xuống thì lẩy bẩy, mặt băng lại xuất hiện một điểm trắng, cách điểm trắng thứ nhất một thước. Khi mặt băng xuất hiện vài chục điểm trắng, chị Hai đã thở hồng hộc, thở ra từng luồng hơi trắng. Cố giơ cái choòng lên, chị đã kiệt súc ngã gục trên băng, mặt trắng nhợt, đôi môi mọng tím tái, mắt mờ đi, mồ hôi lấm tấm trên mũi.

Giữa lúc các chị tuyệt vọng gom nhặt thùng gỗ và đòn gánh để về nhà, chuẩn bị đun chảy tuyết lấy nước thổi cơm trưa, hơn chục cỗ xe trượt rẽ sương mù chạy như bay trên sông tới chỗ các chị. Vì mặt băng phản chiếu ánh nắng hắt trời, họ lại từ hướng đông nam chạy tới, nên chị Hai cho rằng họ từ trên trời theo tia nắng xuống trần gian. Kim quang chói lọi, nhanh như chớp giật vó ngựa cuồn cuộn, ánh bạc sáng ngời, móng sắt băm trên mặt băng ròn rã. Một mảnh băng bắn vào má chị Hai. Chị ngớ ra, quên cả né tránh. Ngựa lượn một vòng quanh các chị rồi dừng lại. Lúc này, các chị mới thấy rõ các xe trượt đều sơn màu hoàng hạnh phu một lớp dày đầu ngô đồng trông như kính màu. Mỗi cỗ xe có bốn người, đều đội mũ lông chồn. Râu, lông mày, lông mi bám đầy tuyết, miệng mũi phả ra từng làn hơi nóng hổi. Những con ngựa xinh đẹp, cẳng chân đều mọc lông dài. Qua dáng vẻ ung dung của bầy ngựa, chị Hai đoán chúng là giống ngựa Mông Cổ trong truyền thuyết. Một người cao lớn từ trên xe trượt nhảy xuống. Anh ta mặc chiếc áo bằng da dê thuộc không cài khuy, để lộ chiếc trấn thủ bằng da báo, cài sau thắt lưng da to bản,là khẩu súng lục kiểu cối xay và một chiếc búa có cán ngắn.

Chỉ mỗi anh ta không đội mũ lông, nhưng lại dội chiếc mũ ba cạnh bằng nỉ. Hai tai đeo chụp tai chống lạnh bằng da thỏ. Anh ta hỏi:

- Các cô nhà Thượng Quan đấy phải không?

Người này là ông Hai nhà Phúc Sinh Đường.

- Các cô ra đây làm gì? Anh ta hỏi.

Không đợi trả lời, anh ta tự giải đáp:

- à! Đục băng? Công việc này đâu phải của đàn bà con gái!

Anh ta gọi những người trên xe:

- Xuống cả đây! Giúp các cô hàng xóm một tí. Cũng là để ngựa Mông Cổ của ta uống nước!

Mấy chục người trên xe đều xuống. Họ ho, khạc nhổ. Vài người ngồi xổm rút búa ở thắt lưng chém băng chan chát, mảnh băng bay tung tóe. Đã xuất hiện mấy vết nút trắng trên mặt băng. Một người râu quai nón, lấy ngón tay gại gại lưỡi búa, nói:

- Tư Mã đại ca, thế này thì đến đêm cũng không được một lỗ!

Tư Mã Khố ngồi xuống rút búa ra chém thử vài nhát, chửi:

- Mẹ kiếp, rắn như thép ấy!

Râu quai nón nói:

- Đại ca, chúng ta mỗi người đái một bãi, nó sẽ tan!

Tư Mã Khố chửi:

- Nói năng cái con c. gì thế!

Nhưng ngay sau đó, anh ta vui vẻ hắn lên, vỗ mông đánh đét một cái, anh ta nhăn mặt vì vết thương ở mông chưa lành hẳn, nói:

- Có cách rồi! Kỹ sư Khương đâu rồi, lại đây?

Một người dong dỏng cao, có tên là kỹ sư Khương bước tới. Anh ta nhìn Tư Mã Khố không nói gì, nhưng qua nét mặt chừng tỏ anh ta sẵn sàng chờ sai bảo.

- Cái trò của anh có thủng được băng không?

Kỹ sư Thương cười khinh khỉnh, giong the thé như giọng đàn bà, nói:

- Dễ như đập trứng bằng búa đanh?

Tư Mã Khố phấn khởi, nói:

- Vậy thì mau lên, khoét cho tôi tám tám sáu mươi tư cái lỗ, để bà con nông dân được nhờ. Các cô ơi, đừng về vội - Anh ta bảo các chị.

Kỹ sư Thương mở gói vải bạt trên xe trượt thứ ba, lấy ra một khối sắt có hình dáng quả đạn pháo. Rất thành thạo, anh ta rũ tung cuộn ghen bọc vỏ đỏ, lắp một đầu ống ghen vào đầu khối sắt. Anh ta nhìn đồng hồ tròn trên đầu khối sắt. Chiếc kim nhỏ trên đồng hồ lắc lư. Cuối cùng, anh ta đeo găng tay bằng vải bạt, cầm lên một vật tựa khẩu súng hơi, lắp hai đầu ống ghen vào bóp thử, lập tức một luồng khí phụt ra. Trợ thủ của anh ta, một cậu bé quá lắm chỉ mười lăm tuổi, người gầy nhom, quẹt diêm châm vào luồng khí. Ngọn lửa xanh, to bằng con nhộng, lập tức bùng lên, réo ù ù. Anh ta sai cậu bé lại chỗ cỗ xe trượt, điểu chỉnh cái nút trên đầu khối sắt, ngọn lửa xanh lập tức sáng trắng, chói hơn ánh sáng mặt trời. Kỹ sư Khương tay cầm cái gọi là đồ chơi đó, nhìn Tư Mã Khố, chờ đợi.

Tư Mã Khố nheo mắt, đẩy lòng bàn tay ra phía trước, hô to:

- Cắt!

Kỹ sư Thương xịt ngọn lửa xuống mặt băng. Một làn khói trắng bốc lên cao khoảng một thước cùng với tiếng nước rót rách. Cánh tay anh ta điều khiển cổ tay, cổ tay điều khiển súng phun lửa. Súng phun lửa phụt ra ngọn lửa trắng, cắt một đường tròn trên mặt băng. Anh ta ngẩng lên nói:

- Cắt được một lỗ rồi!

Tư Mã Khố chưa tin, cúi xuống nhìn, quả nhiên băng đã bị cắt một tảng bằng cái mâm, nước sông tràn lên từ vết cắt. Kỹ sư Thường dùng lửa cắt thêm hai nhát hình chữ thập, khối băng bị cắt làm tư. Anh ta dùng chân ấn khối băng xuống, nó bị nước sông cuốn đi. Một cái lỗ hiện ra, nước sông tràn lên. Giỏi thật! Tư Mã Khố khen, những người xung quanh cũng nhìn anh kỹ sư bằng con mắt thán phục. Tư Mã Khố nói:

- Cắt tiếp!

Kỹ sư Khương giở tuyệt chiêu ra, cắt mấy chục cái lỗ trên băng dày nửa thước. Có lỗ hình tròn, có lỗ hình vuông, lỗ hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bát giác, hình hoa mai... y hệt một giáo trình hình học. Tư Mã Khố nói:

- Kỹ sư Khương này, đây là chiến công đầu của anh sau khi rời khỏi túp lều tranh. Lên xe, các bạn ơi! Chập tối phải tới cầu sắt! Phải, cho ngựa uống nước ở sông Thuồng Luồng!

Họ lôi ngựa đến mương nước bên hố băng. Nhân khi đó, Tư Mã Khố hỏi chị Hai:

- Cô là thứ hai phải không? Cô về nói lại với mẹ, rằng một ngày nào đó, tôi đập tan cái thằng Sa Nguyệt Lượng chó đẻ ấy! Tôi sẽ cướp lại chị Cả của cô trao trả thằng câm lớn!

- Ông có biết chị em hiện giờ ở đâu không? - Chị Hai mạnh dạn hỏi.

Tư Mã Khố nói:

- Buôn bán thuốc phiện cùng Sa Nguyệt Lượng, mẹ kiếp, bọn Hỏa-mai đốn mạt.

Chị Hai không dám hỏi thêm, chỉ đứng nhìn Tư Mã Khố trèo lên xe trượt. Mười hai cỗ xe thành hàng dọc, lướt như tên bắn về hướng tây, mất hút sau khúc ngoặt của sông Thuồng Luồng.

Các chị mê mẩn trước quang cảnh kỳ lạ đó, phấn chấn đến nỗi quên cả rét, đi xem lần lượt cái lỗ, từ tam giác đến hình trụ, từ hình trụ đến hình vuông, từ hình vuông đến hình chữ nhật. Nước sông từ lỗ tràn lên thấm ướt giày của các chị, chỉ một loáng đã đông lại thành băng. Làn hơi tưới mát của dòng sông ùa lên miệng lỗ khiến lòng dạ lâng lâng. Chị Hai, chị Ba và chị Tư đều rất ngưỡng mộ Tư Mã Khố. Do chị Cả đã nêu gương, trong đầu chị Hai một ý nghĩ thoáng qua: Lấy Tư Mã Khố. Hình như có tiếng ai đó cảnh cáo chị: Tư Mã Khố đã có ba vợ.... Vậy thì chị làm vợ thứ tư? Tất nhiên đó là chuyện về sau này. Chị Tưởng Đệ hốt hoảng kêu:

- Chị ơi, cây thịt kia kìa!

Cái mà chị Tư gọi là cây thịt là con lệch, một loại lươn to bự. Nó vụng về quẫy khúc, từ dưới đáy sông nổi lên. Cái đầu gần giống đầu rắn, to bằng nắm tay, hai mắt tối sầm khiến người ta nghĩ đến sự thâm hiểm của loài rắn. Nó ló đầu sát mặt nước, mũi sủi bong bóng. Chị Hai kêu lên:

- Một con lệch bự!

Và chị vung đòn gánh nhằm đầu con lệch bổ một nhát. Móc sắt ở đầu đòn gánh kêu lanh canh, nước bắn tung tóe. Con lệch chìm xuống nhưng lập tức nổi lên, một bên mắt dập nát. Chị Hai dùng đòn gánh đánh tiếp. Con lệch đuối sức dần, đờ ra. Chị Hai quẳng đòn gánh, tóm lấy đầu con lệch lôi lên. Lên khỏi mặt nước, con lệch đông cứng lại như một cây thịt. Chị Hai bảo chị Ba và chị Tư khiêng thùng nước, còn chị thì tay cầm choòng, tay kéo lê con lệch, mãi mới về đến nhà.

Mẹ dùng cưa cắt bỏ đuôi, chia phần thân làm mười tám khúc. Mỗi khúc khi rơi xuống đất, vang lên một tiếng bịch. Dùng nước sông Thuồng Luồng nấu lệch của sông Thuồng Luồng thơm ngon không thể tả. Từ hôm đó, hai bầu vú mẹ hồi xuân, dù rằng, như trên đã từng nói, vết hằn như nếp gấp tờ giấy vẫn còn.

Và cũng trong cái đêm ăn canh lệch thơm bổ ấy, mẹ thấy trong lòng khoan khoái, gương mặt hiền từ như Đức Mẹ, như Quan âm Bồ Tát. Các chị quây quần xung quanh, nghe mẹ kể chuyện vùng Cao Mật. Đêm xuân ấm áp, nhi nữ tình thương. Gió vi vu trơn theo lòng sông Thuồng Luồng, thổi vào ống khói như thổi sáo. Cây trong vươn rũ băng lắc rắc. Rèm băng dưới mái hiên rớt xuống tảng đá dùng để giặt quần áo vỡ vụn, vang lên một tiếng khô khốc.

Mẹ kể, những năm thời Hàn Phong triều Thanh, vùng này chưa có người đến định cư. Mùa hè, mùa thu, người ta đến đánh cá, hái thuốc, chăn dê cừu. Tại sao gọi là Đại Lan? Vì đây là nơi đàn cừu nghỉ đêm.Những người chăn cừu dùng cành cây quây thành chuồng, nhốt đàn cừu lại, chuồng kiểu ấy, người ta gọi là đại lan. Mùa đông, người ta đến đây săn cáo, chồn, nhưng nghe nói họ đều chết bất đắc kỳ tử, không chết cóng trong tuyết thì cũng mắc những bệnh quái gở. Về sau, cũng không rõ năm nào tháng nào, có một người to khỏe, chân tay vạm vỡ, gan cóc tía. Người ấy chính là Tư Mã Răng-To, ông nội của anh em Tư Mã Đình và Tư Mã Khố. Răng-To là biệt hiệu của ông ta, tên thật thì không ai biết. Biệt hiệu là Răng-To nhưng răng cửa thì không còn chiếc nào, khi nói cứ uôm uôm, phát âm không rõ. Răng-To dựng một túp lều bên bờ sông, sống nhờ ngọn lao cá và khẩu súng săn. Thời bấy giờ cá nhiều vô kể, ngoài sông, trong rạch, trong đầm, nửa là cá, nửa là nước. Mùa hè năm ấy, Răng-To ngồi lao cá bên bờ sông, trông thấy một cái chum lớn từ thượng lưu trôi xuống. Ông giỏi bơi lội, có thể lặn dưới nước bằng thời gian hút tàn điếu thuốc. Ông nhảy xuống sông lôi cái chum vào bờ. Trong chum là một cô gái mù.

Chúng tôi nhìn chăm chăm vào Ngọc Nữ. Chị ngoẹo đầu, dỏng tai nghe, mạch máu trên vành tai rõ mồn một.

Cô gái đó cực kỳ xinh đẹp, nếu không bị mù, thì nên lấy vua, trở thành hoàng hậu. Về sau, cô gái mù sinh được một người con trai thì chết. Răng-To nuôi thằng nhỏ bằng canh cá, đặt tên là Tư Mã Ông, chính là cha đẻ của Tư Mã Đình và Tư Mã Khố bây giờ.

Tiếp theo, mẹ kể về lịch sử di dân đến quê hương đông bắc này, kể về ông thợ rèn - cụ tổ của chúng tôi - và tình thân hữu của cụ với Tư Mã Răng-To; kể về Nghĩa Hòa Quyền khuấy đảo miền đông bắc, kể về trận ác chiến cười nôn ruột ở Bãi-Cát-Dài phía tây thôn, giữa một bên là cụ tổ chúng tôi và Tư Mã Răng-To với một bên là người Đức, cho rằng quân Đức không có đầu gối, chân thẳng đuột không gập lại được. Còn nói quân Đức ưa sạch, rất sợ dính phân vào người, hễ dính phân là nôn oẹ cho đến chết. Lại nói bọn Tây đầu là con chiên. Chiên thì sợ hổ báo lang sói. Thế là hai vị tiên phong trong công cuộc khai phá vùng đông bắc, tụ tập một số bợm rượu, con bạc, du đãng... Tất nhiên họ đều là những kẻ không sợ chết, võ nghệ siêu quần, thành lập đội hổ Lang. Tư mã Răng-To và cụ tổ Thượng Quan Đẩu cùng đội Hổ Lang dụ quân Đức tới Bãi-Cát-Dài, nghĩ rằng chúng sẽ sa lầy vì chân chúng thẳng đuỗn như cây củi. Rồi đội Hổ Lang rung cây để những bọc phân rơi tung tóe lên đầu quân giặc, khiến chúng lợm giọng mà chết. Để chuẩn bị cho trận này, Răng-To và cụ tổ Thông Quan Đẩu bỏ ra một tháng gom nhặt phân người bỏ vào lọ đem đến Bãi-Cát-Dài. Họ đã biến nơi sực nức hương thơm của hoa hòe thành nơi xú uế không thể chịu nổi, khiến hàng ngàn vạn con ong mật bị sặc mùi thối mà chết.

Cũng trong cái đêm tuyệt diệu ấy, chúng tôi mê mẩn với lịch sử đầy hấp dẫn của vùng Cao Mật. Khi chúng tôi đang tưởng tượng ông Răng-To và cụ tổ Thượng Quan Đẩu với trận địa phân của hai vị, thì cháu đích tôn của ông Răng-To là Tư Mã Khố đang ở cách chúng tôi ba mươi dặm, dưới cây cầu đường sắt bắc qua sông Thuồng Luồng, viết trang sử mới cho vùng Cao Mật.

Con đường sắt Giao Đông-Tế Nam này do Đức xây dựng, các anh hùng hào kiệt của đội Hố Lang anh dũng chiến đấu, dùng những chiến thuật chưa từng thấy tự cổ chí kim, kéo dài thời han hoàn thành con đường. Nhưng rốt cuộc cũng không ngăn được con đường xẻ đôi cái bụng mềm mại của vùng Cao Mật, mà nói như Tư Mã Ông thì là: Mẹ kiếp, chẳng khác rạch một nhát dao lên bụng mẹ vợ mình! Con rồng khổng lồ bằng thép nhả khói, trườn qua vùng Cao Mật như dán trên ngực chúng tôi. Giờ đây, con đường này thuộc quyền quân Nhật, chở đi than và bông của chúng tôi, chở đến là vũ khí đạn được mà cuối cùng là để giáng lên đầu chúng tôi. Hành động phá cầu đường sắt của Tư Mã Khố, có thể nói là tiếp tục ý chí của ông nội anh ta, phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương, có điều, thủ đoạn cao cường hơn tổ tiên mà thôi.

Sao Hôm đã ngả về tây, vầng trăng lưỡi liềm gác trên ngọn cây. Gió tây hoành hành trên sông, rít ù ù qua những thanh sắt trên cầu. Đêm ấy lạnh kinh khủng, băng trên sông nứt toác thành từng vệt. Tiếng băng vỡ còn ròn hơn tiếng súng. Cỗ xe trượt của Tư Mã Khố dùng lại chỗ bờ sông dưới chân cầu. Anh ta nhảy xuống trước, cảm thấy mông đau như bị mèo cắn. Trên trời là ánh sao yếu ớt, dưới đất là ánh sáng mờ mờ của dòng sông, khoảng giữa là màn đen giơ tay không nhìn thấy ngón. Tư Mã Khố vỗ tay một cái, xung quanh đáp lại tiếng vỗ tay rời rạc. Đêm đen thần bí khiến họ bị kích động, phấn chấn đến căng thẳng. Sau này người ta hỏi tâm trạng trước khi phá cầu như thế nào, Tư Mã Khố trả lời: Vui lắm, vui như Tết.

Các đội viên nắm tay nhau lần xuống chân cầu. Tư Mã Khố mò mẫm trèo lên trụ, rút búa ở thắt lưng chém một nhát vào dầm cầu. Lưỡi búa tóe lửa, Tư Mã Khố chửi:

- Đ. bà nó, toàn sắt là sắt!

Một ánh sao sa rạch dứt bầu trời, kéo theo một cái đuôi dài, ngọn lửa màu lam tuyệt đẹp khiến trời đất. bùng lên trong khoảnh khắc. Nhân lúc sao đổi ngôi, Tư Mã Khố trông rõ mố cầu bằng bê tông và những thanh sắt ngang dọc. Anh ta gọi:

- Kỹ sư Khương, lên đây!

Mọi người đùn kỹ sư Thương trèo lên mố cầu, tiếp theo là cậu thiếu niên trợ thủ của anh ta. Những cục băng trên cầu nhiều như nấm. Tư Mã Khố giơ tay kéo cậu nhỏ thì bị trượt chân, khi cậu ta gượng lại được trên mố thì Tư Mã Khố rớt xuống đất, máu tóe ra từ chỗ mông bị thương thấm đẫm băng vải.

- ối mẹ ơi! - Anh ta kêu - Đau quá, mẹ ơi!

Các đội viên chạy đến nâng anh ta dậy. Anh ta tiếp tục kêu đau, giọng oang oang lan đi rất xa. Một đội viên khuyên:

- Nhịn đau một tí, đại ca, kẻo lộ mất!

Nghe nói vậy, Tư Mã Khố mới chịu im, người cứ run bần bật, ra lệnh:

- Kỹ sư Khương, cắt mau lên, cắt vài thanh rồi rút. Đ. mẹ thằng Sa Nguyệt Lượng, cho mình thuốc mà càng đắp càng đau?

Một đội viên nói:

- Đại ca bị trúng gian kế rồi!

- Lẽ nào cậu không biết câu có bệnh thì vái tứ phương hay sao? Tư Mã Khố cãi.

Đội viên ấy lại nói:

- Đại ca ráng chịu vậy. Về nhà tôi sẽ chữa cho, bị bỏng thì chỉ mỡ con hoan mới khỏi, bôi đâu khỏi đấy!

Một chùm nửa xanh bùng lên giữa các thanh dầm cầu, sáng chói, mắt chảy nước. Vòm cầu, mố cầu, dầm cầu, các thanh giằng, áo khoác da chó và mũ lông chồn, xe trượt màu vàng, ngựa Mông Cổ, tất cả rõ mồn một, sợi lông rơi trên băng cũng có thể nhìn thấy. Hai người, kỹ sư Phương và cậu giúp việc, leo lên dầm cầu như khỉ, dùng súng phun lửa cắt dầm cầu, khói trắng bốc trên mặt dầm thép, mùi kỳ lạ của thép bị nung chảy lan tỏa mặt sông. Tư Mã Khố ngây ra mà nhìn những tia lửa hồ quang, quên cả chỗ đau ở mông, lửa hàn ăn vào thép như tằm ăn dâu, chỉ một lát, một thanh dầm đã gục xuống, gác chênh chếch trên lớp băng dày.

- Cắt nữa đi! Tư Mã Khố quát to.

Công bằng mà nói, nếu như trước đó tin tức mà họ nhận được là chính xác, thì trận đánh bằng phân và nước tiểu chắc chắn là thắng. Mẹ nói, sau khi thất bại, đội Hổ Lang có mở cuộc điều tra nửa công khai nửa bí mật kéo dài đến nửa năm, thăm dò hàng nghìn người, cuối cùng mới biết đích xác người đầu tiên nhận được cái tin bậy bạ lính Đức không có đầu gối, dính phân là chết, lại chính là Đội trưởng Răng-To, mà người cung cấp tin này lại là Tư Mã Ông, thằng con trai ăn chơi đàng điếm, con của bà mù. Người điều tra lôi Tư Mã Ông ra khỏi chăn của một con điếm, hỏi nguồn tin do ai cung cấp. Hắn nói do Nhất Phẩm Hồng, cô điếm ở Lầu-quên-buôn nói với hắn. Người điều tra hỏi Nhất Phẩm Hồng, cô bảo cô không bao giờ nói như thế. Cô nói, cô đã tiếp tất cả kỹ sư và binh lính Đức trong đội đo đạc, từng bị đầu gối của chúng dằn nát đùi, làm sao có thế cái tin bậy bạ ấy lại từ miệng cô nói ra? Đầu mối đến đây thì bị đứt, các đội viên thoát chết của đội Hổ Lang trở về với nghề cũ của mình, ai đánh cá thì đi đánh cá, ai cày ruộng thì về cày ruộng. Mẹ nói rằng, chồng của dì chúng tôi là Vu-Bàn-Vả khi ấy là một thanh niên cường tráng, tuy không tham gia đội Hổ Lang, nhưng có dự trận đánh phân và nước tiểu, cõng ba vò phân trên cây gậy. Ông kể, khi quân Đức qua cầu, Răng-To bắn về phía chúng một phát hỏa mai, Thượng Quan Đẩu bắn một phát súng săn, rồi dẫn toàn đội rút về Bãi-Cát-Dài. Bọn lính Đức đầu đội mũ đen cắm lông chim năm màu, mình mặc áo màu xanh lục đầy cúc đồng, quần bó ống màu trắng, chân vừa thon vừa dài, khi chạy không co gối, quả nhiên trông như không có đầu gối. Rút đến chân Bãi-Cát-Dài, toàn đội dàn hàng ngang mà chửi, chửi có vần có vè, đều do ông giáo trường tư thục Trần Đằng Giao soạn thảo. Đội Hổ Lang dàn trận chửi, bọn lính Đức nhất loạt quì một chân xuống. Sao bảo bọn Đức không biết quì? Ông chú dượng chúng tôi băn khoăn thầm nghĩ. Mẹ nói, ông chưa hiểu nếp tẻ ra sao, đã thấy những cụm khói trắng tỏa ra từ đầu nòng súng của bọn Đức, tiếp đó là hàng loạt tiếng nổ, vài đội viên của đội Hổ Lang đang chửi bỗng ngã gục, trên người chảy máu. Thấy tình thế bất lọi, Răng-To vội ra lệnh khênh những xác chết về phía sau Bãi-Cát-Dài. Cát lún sâu đến bắp chân, họ đang nghĩ đến chuyện bọn Đức không có đầu gối. Lính Đức rượt theo có thể trông rõ đầu gối to tướng hằn lên trong quần.

Chúng chạy trong cát không vất vả như các đội viên đội Hổ Lang. Các đội viên hoang mang, Răng-To cũng dâm hoảng nhưng nói cứng:

- Đừng sợ, anh em ơi, cát không vùi chúng nó, thì ta đã có chiêu khác!

Đúng khi ấy, bọn Đức vượt được bãi cát, xông vào rừng cây hòe. Cụ tổ nhà mình hô: Giật! Mấy chục đội viên cầm lấy đầu thừng giấu trong cát giật mạnh, những chum lọ đựng cứt đái treo lẫn trong những cụm hoa hòe ào ào trút xuống trên đầu trên người bọn Đức như mua, vài chum buộc không chặt rơi trúng đầu một tên Đức chết tại chỗ. Bọn Đức kêu rầm trời, xách súng bỏ chạy tán loạn. Chú dượng tôi nói, giá như dội Hổ Lang thừa thắng xông lên thì chẳng khác mãnh hổ xông vào đàn dê, tám mươi tên lính Đức chắc chắn không một tên sống sót. Đăng này các ông tướng lại cứ đứng đực ra mà vỗ tay hoan hô, mà cười hể hả, để mặc bọn Đức rút về mé sông. Chúng nhảy ào xuống nước, tắm gội thật sạch cứt đái trên người, rồi nâng súng bắn từng loạt. Một viên đạn xuyên từ miệng ra sau gáy ông Răng-To, ông chết ngay lập tức, không kêu được tiếng nào. Bọn Đức đốt trụi vùng Cao Mật. Viên Thế Khải đem quân đến bắt sống cụ tổ Thượng Quan Đẩu. Để hù dọa mọi người, chúng áp dụng hình phạt cực kỳ thảm khốc đối với cụ tổ dưới cây liễu cổ thụ giữa thôn: đi chân trần trên lưỡi mai nung đỏ. Hôm thi hành án, cả vùng Cao Mật rung động, người đến chứng kiến có cả hàng ngàn, dì chúng tôi cũng có mặt. Dì kể, bọn quan lại cho xếp đá để dặt trên đó mười tám cái lưỡi mai, chất củi ở dưới đốt cho lưỡi mai đỏ lên. Rồi bọn đao phủ dẫn cụ tổ đến, bắt đi trên lưỡi mai đỏ rục bằng chân trần. Bàn chân cụ tổ cháy khét lẹt, khiến dì tôi chóng mặt mấy ngày liền. Dì tôi kể rằng, Thượng Quan Đẩu không hổ danh là thợ rèn, xương đồng da sắt, hình phạt thảm khốc như vậy, tuy có khóc, có gào, nhưng tuyệt nhiên không một lời van xin. Cụ đi lại hai lượt trên lưỡi mai, đôi bàn chân không còn ra hình thù gì nữa... Sau đó, bọn quan lại giết chết cụ tổ, chặt lấy đầu đem đi triển lãm tại thủ phủ Tế Nam.

- Đại ca, hòm hòm rồi đấy - Anh đội viên hứa sẽ dùng mỡ con hoan chữa bỏng cho Tư Mã Khố, bảo với Tư Mã Khố như vậy - chuyến tầu trước lúc trời sáng sắp đến rồi.

Dưới chân cầu đã có hàng chục thanh sắt nằm ngổn ngang, tia lửa tràng xanh vẫn đang hoạt động phía trên.

- Mẹ kiếp! - Tư Mã Khố nói - Chúng tưởng bở! Cậu có đảm bảo cầu sẽ gục không?

- Đại ca, cắt nữa thì tầu chưa đến, cầu đã gục!

- Vậy thì thôi, kỹ sư Khương, kỹ sư Khương, xuống đi! - Tư Mã Khố nói to - Các cậu đỡ hai hảo hán này xuống, thưởng cho mỗi người một chai rượu!

Những tia lửa tắt phụt. Các đội viên đỡ kỹ sư Thương và cậu giúp việc xuống, dìu lại chỗ xe trượt. Trước khi trời sáng, gió ngừng thổi, trời càng lạnh, như cắt da cắt thịt. Những con ngựa Mông Cổ kéo xe trượt, mò mẫm đi trong bóng đêm. Chùng hai dặm, Tư Mã Khố ra lệnh dừng lại. Anh ta nói:

- Vất vả cả một đêm, xem cho đã mắt!

Khi mặt trời vừa ló thì đoàn tầu đến. Khúc sông hừng sáng. Cây cối hai bên bờ lấp lánh ánh vàng, ánh bạc. Chiếc cầu nằm im. Tư Mã Khố luôn xoa tay tỏ vẻ sốt ruột, miệng lẩm bẩm chửi tục. Con tầu đồ sộ oai phong lẫm liệt trườn tới, gần tới cầu kéo một hồi còi vang dội. Đầu tầu nhả khói đen, phụt hơi trắng giữa khoảng cách các bánh, tiếng va đập khiến người rừng mình, rung cả mặt băng trên sông. Các đội viên thấp thỏm nhìn đoàn tầu. Ngựa Mông Cổ cụp tai ra phía sau, áp sát tận bờm. Đoàn tầu ngất ngưởng trườn lên cầu, thô bạo và man rợ. Chiếc cầu vẫn uy nghi, không hề rung chuyển. Trong một thoáng, Tư Mã Khố và các đội viên mặt trắng bệch, nhưng chỉ một giây sau đó, họ đã nhay cỡn trên băng mà hoan hô. Người to miệng nhất là Tu Mã Khố, nhảy lên cao nhất cũng là Tư Mã Khố, mặc dù vết thương ở mông quả thật trầm trọng. Chiếc cầu chỉ trong một giây rụng xuống cùng với tà vẹt, đường ray, đá dăm, bê tông và cái đầu tầu. Đầu tầu dập vào mố cầu, mố cầu đổ theo, sau đó mới nghe một tiếng ầm dinh tai nhúc óc, rồi sau đó mới thấy đất đá, những mẩu tà vẹt, những mẩu sắt cong queo, và những mảnh băng tung lên cao mấy chục trượng, loang loáng trong nắng sớm. Rồi tiếp đó là mấy chục toa chở đầy hàng tông vào nhau, toa rơi xuống sông, toa đổ kềnh bên đường ray, tiếng ầm ầm không dứt bắt đầu từ toa chở thuốc nổ rồi lan sang các toa chở đạn được. Băng trên sông nứt vỡ, nước sông trào lên, trong nước có tôm cá, có cả những con cua mai màu xanh. Một cẳng chân người còn nguyên cả giày ủng văng trúng đầu con ngựa Mông Cổ. Con ngựa bị choáng, hai chân khuỵu xuống mặt băng, ướt đẫm cả một mảng lông. Một bánh tầu nặng dễ hàng tấn văng xuống làm tung lên một cột nước toàn là đất bùn. Những tiếng nổ đanh làm cho Tư Mã Khố ù đặc cả hai tai, anh ta trông thấy lũ ngựa Mông Cổ chạy tán loạn cùng với những cỗ xe trượt chẳng khác những con nhặng bị ngắt đầu, các đội viên hoặc đứng hoặc ngồi, cứ ngẩn ra mà nhìn, có người chảy cả máu tai. Tư Mã Khố gào lên, chính anh ta cũng không nghe thấy tiếng của mình. Các đội viên há miệng, hình như cũng đang kêu lên, nhưng chính họ cũng không nghe thấy tiếng của họ.

Tư Mã Khố rất vất vả mới đưa được chiếc xe trượt của anh ta trở lại chỗ cắt băng hôm qua. Chị Hai dẫn chị Ba, chị Tư lại ra chỗ đó lấy nước bắt cá. Những cái lỗ băng hôm qua, chỉ qua một đêm đã bị lấp kín, băng dày một móng tay. Chị Hai dùng choòng ngắn dập vỡ băng. Đội quân của Tư Mã Khố đã rút hết về đây, những con ngựa Mông Cổ tranh nhau uống nước. Vài phút sau khi uống no, những con ngựa chân lẩy bẩy ngã vật xuống, chỉ lát sau tất cả đều chết. Nước lạnh khiến những lá phổi nở hết cỡ của chúng bị vỡ.

Sáng sớm hôm đó, toàn bộ sinh linh vùng Cao Mật: người, lừa ngựa, trâu bò, gà chó, ngan ngỗng... ngay cả những con rắn đang ngủ đông trong hang, đều cảm nhận được tiếng nổ khủng khiếp từ phía tây nam dội tới. Những con rắn tưởng đó là sấm mùa xuân, tranh nhau bò ra khỏi hang, chết cóng hết ở ngoài đồng. Tư Mã Khố dẫn các đội viên về thôn để chấn chỉnh đội ngũ, chửi họ bằng tất cả những câu tục tĩu nhất của Trung Quốc, nhưng họ chẳng nghe thấy gì cả, còn tưởng rằng đang được biểu dương vì trông thấy nét mặt dương dương tự đắc của anh ta khi chửi. Ba cô vợ của Tư Mã Khố thi nhau đưa ra bài thuốc gia truyền của mình, chữa bỏng và chữa cóng ở mông cho anh chồng chung. Thường là cô vợ cả vừa dán miếng cao lên mông chồng, cô vợ hai đã bê lại một chậu nước thuốc, sắc từ hơn chục vị thuốc quí lột bỏ cao dán, rửa mông sạch sẽ, cô vợ ba đã lập tức đem tới thuốc bột tinh chế từ lá trắc bách diệp, đông thanh căn, trứng gà, râu chuột xù... Liên tục như vậy, khiến cái mông của Tư Mã Khố hết khô lại ướt, hết ướt lại khô, vết thương mới đỡ lên vết thương cũ, đến nỗi Tư Mã Khố phải mặc luôn quần vào, thắt hai thắt lưng, trông thấy bóng ba cô vợ là cầm ngay lấy búa hoặc lên cò súng. Vết thương ở mông chưa khỏi, nhưng thính lực thì đã khôi phục.

Khi tai đã nghe được, thì câu đầu tiên là câu chửi của anh trai:

- Mày là đồ chó chết! Cả thôn sẽ bị tai họa vì mày, cứ đấy mà xem?

Tư Mã Khố giơ bàn tay nhỏ nhắn nhưng mũm mĩm như bàn tay anh trai, nắm lấy cằm Tư Mã Đình. Anh ta nhìn mấy sợi râu trê trên mép anh trai, những sợi râu quăn queo vàng ệch và những vết nứt nẻ trên môi, lắc đầu thương hại:

- Tôi và anh đều là hạt giống của cha, chửi tôi tức là chửi anh, anh cứ chửi đi, chửi cho đã!

Nói xong bỏ tay ra.

Tư Mã Đình cứng họng, nhìn từ sau lưng thân hình to lớn của em trai, lắc đầu tỏ vẻ bất lực. Lão cầm thanh la, bước ra khỏi nhà, lóng ngóng trèo lên tháp canh, ngóng về hướng tây bắc.

Tư Mã Khố dẫn các đội viên trở lại chỗ cầu sắt một lần nữa lôi về những thanh đường ray cong queo, một bánh tầu hỏa còn nguyên sơn đỏ, và một đống đồng nát sắt vụn, bày ra trước cổng chính của giáo đường để khoe với bà con nông dân. Hai bên mép sùi bọt, anh ta kể đi kể lại anh ta đã phá cầu, lật đổ đoàn tàu của quân Nhật như thế nào, mỗi lần kể lại thêm những tình tiết mới, càng kể càng phong phú, càng thú vị, đến nỗi về sau không kém chuyện Phong Thần. Chị hai Chiêu Đệ trở thành thính giả trung thành của anh ta, lúc đầu là thính giả sau trở thành nhân chứng của vũ khí mới, rồi cuối cùng là người tham gia vào việc phá cầu, y như chị cùng Tư Mã Khố trèo lên mố cầu, rồi cùng bị ngã, khi Tư Mã Khố đau ở chỗ mông thì chị cũng cắn răng, như là chị cũng đau ở mông.

Đúng như mẹ nói, đàn ông nhà Tư Mã ai cũng điên điên khùng khùng. Cô gái mù trong chum, xinh đẹp vô cùng nhưng hai mắt thong manh, khi nói không ai hiểu là nói gì, không những không nghe rõ lời, mà cũng không hiểu ý tứ ra sao? Cô không phải là hồ ly tinh hiện hình thì cũng là bệnh tâm thần! Bạn thử nghĩ, con cháu của người đàn bà như vậy, làm sao bình thường được. Mẹ cũng nhận ra nỗi lòng của Chiêu Đệ, dự cảm sẽ tái diễn chuyện như Lai Đệ. Mẹ lo lắng nhìn rất lâu vào ánh mắt háo hức đáng ngại trong con mắt đen láy cùng với cặp môi đỏ mọng như thèm khát của chị. Đâu phải là một cô gái mới mười bảy tuổi? Rõ ràng là một con bò cái tơ đang động đực? Mẹ nói:

- Chiêu Đệ, con gái của mẹ, con đã làm là bao?

Chị mở to cặp mắt, cãi:

- Bằng tuổi con, mẹ đã lấy bố con rồi! Mẹ còn kể, năm mười sáu tuổi, dì đã đẻ sinh đôi, cả hai đứa trẻ đều rất mập.

Đến nước này thì mẹ cũng đành lắc đầu thở dài. Nhưng chị Hai vẫn dấn tới:

- Con biết mẹ đình nói anh ta đã có ba vợ. Con sẽ làm vợ thứ tư. Con biết mẹ định nói anh ta nhiều tuổi hơn mẹ. Con với anh ta không cùng họ, càng không phải đồng tông, chẳng phải cái gì hết!

Mẹ từ bỏ quyền quản chế chị Hai, mặc chị muốn làm gì thì làm. Bề ngoài mẹ tỏ ra bình tĩnh, nhưng qua mùi vị của sữa, tôi biết trong lòng mẹ đang nổi gió. Trong những ngày chị Hai cặp kè với Tư Mã Khố, mẹ cùng sáu chị khác của tôi đào một đường hầm từ hầm củ cải thông ra bên ngoài bức tường phía nam, chỗ có một đống rơm rạ. Đất đào lên, phần thì đổ xuống hố phân, phần thì rải trong chuồng lừa, còn phần lớn thì đổ xuống giếng cạn chỗ cây rơm.

Tết Nguyên đán bình yên trôi qua. Trong đêm nguyên tiêu, mẹ địu tôi trên lưng, dẫn sáu chị ra phố xem đỡn. Trong thôn, nhà nào cũng treo đèn, nhưng đều là đỡn nhỏ, chỉ có nhà Phúc Sinh Đường treo hai chiếc đèn lồng to bằng hai cái ang đụng nước ở hai bên cổng, bên trong là hai cây nến to hơn bắp tay tôi, ánh nến lung linh, đẹp mắt. Chị Hai đi đâu, mẹ cũng không hỏi. Chị đã trở thành chiến sĩ du kích của gia đình tôi, có khi ba ngày không về nhà, có khi về bất chợt. Trong đêm trừ tịch, chúng tôi đang chuẩn bị đốt pháo mừng thần tài, chị khoác chiếc áo choàng đen trở về. Chị cố ý khoe chiếc thắt lưng da ôm chặt vòng eo và khẩu súng lục kiểu cối xay nặng chĩu, sáng ngời ánh thép. Mẹ nói mỉa:

- Không ngờ nhà Thượng Quan lại nảy nòi một con ngựa vía.

Nói rồi mẹ chau mày ủ rũ. Chị Hai lại cười, một nụ cười thiếu nữ, khiến mẹ cảm thấy còn có cơ cứu vãn bước đường sai lầm của chị. Thế là mẹ bảo:

- Chiêu Đệ, mẹ không bằng lòng cho con làm vợ bé Tư Mã Khố!

Chiêu Đệ cười nhạt, cái cười cay độc của đàn bà, niềm hy vọng vừa nhen lên trong mẹ, lập tức tắt ngấm.

Ngày mồng một tết, mẹ đến nhà dì chúc tết, nhắc đến chuyện Lai Đệ và Chiêu Đệ. Dì là một người từng trải. Dì nói:

- Chuyện bọn con gái cứ phải để vậy thôi. Với lại chị có hai con rể như Tư Mã Khố và Sa Nguyệt Lượng thì còn lo nỗi gì? Chúng là hai con đại bàng!

Mẹ nói:

- Cháu chỉ sợ chúng nó không được chết trên giường!

Bà dì nói:

- Chết trên giường phần lớn là đồ bị thịt!

Mẹ còn định ca cẩm, nhưng bà dì sốt ruột, xua tay như đuổi ruồi không cho mẹ nói tiếp. Bà nói:

- Cho dì xem thằng cu nào!

Mẹ bế tôi ra khỏi túi đặt trên giường. Tôi sợ hãi nhìn khuôn mặt nhỏ bé, đầy vết nhăn và cặp mắt xanh tinh tường nằm giữa hai hốc mắt của bà. Lông mày thì không có, trái lại, quanh viền mắt lại đầy những lông mi màu vàng. Bà giơ bàn tay khô khỏng xoa đầu tôi, kéo tai tôi bóp nhẹ mũi tôi, thậm chí thọc tay vào giữa hai dùi sờ chim tôi. Tôi rất ghét cái lối sờ soạng có tính chất hạ nhục ấy, cố bò ra mép giường. Bà túm lấy tôi, quát to:

- Thằng con lai, đứng lên xem nào!

Mẹ nói:

- Dì ơi, nó mới được bảy tháng, đứng lên thế nào được?

Bà nói:

- Tao lúc bảy tháng đã ra ổ gà lấy trứng cho bà ngoại rồi!

- Dì ơi đó là dì, dì không phải con người bình thường!

Bà nói:

- Thằng nhỏ này, ta thấy cũng không phải là người bình thường! Tiếc cái ông Malôa quá!

Mẹ đỏ mặt, rồi tái nhợt. Tôi bò đến bên cửa sổ, bám gờ cửa đứng lên. Bà dì vỗ tay:

- Xem kìa, ta bảo nó đứng dậy là nó đứng dậy. Quay lại đây, thằng con lai.

- Dì ơi, nó tên là Kim Đồng, sao dì cứ gọi là thằng con lai?

- Con lai hay không, chỉ có mẹ nó biết, phải không, cô cháu ruột của ta! Với lại ta thích gọi thằng con lai, thằng nước, thằng súc sinh, thỏ con... đều là gọi yêu. Thằng con lai, lại đây.

Tôi quay lại, hai chân lẩy bẩy, nhìn mẹ nước mắt đầm đìa. - Kim Đồng, con yêu của mẹ! - Mẹ giơ hai tay gọi tôi.

Tôi nhào vào lòng mẹ. Tôi biết đi rồi. Mẹ ôm chặt tôi, lẩm bẩm:

- Con trai tôi biết đi rồi!

Bà dì giọng nghiêm trang, nói:

- Con cái như đàn chim, khi chúng đã biết bay thì có giữ cũng chẳng giữ nổi. Cháu thế nào? Ta nói là họ chết cả rồi, cháu sống ra sao?.

Mẹ nói:

- Cháu sống được.

Bà dì cao giọng, nói:

- Được hay không là ở chỗ khi có chuyện thì phải nghĩ rộng trên trời dưới biển, chí ít cũng phải ngang tầm quả núi, đừng tự mình làm khổ mình. Cháu có hiểu ý ta không?

Mẹ nói:

- Cháu hiểu.

Khi cáo từ ra về, bà dì hỏi:

- Mẹ chồng cháu còn sống không?

Mẹ nói:

- Còn sống, giường cứt chiếu đái trong chuồng lừa!

Bà dì nói:

- Cả đời hung hăng, ai ngờ đến nông nỗi ấy!

Nếu không có buổi trao đổi riêng tư hôm mồng một tết, thì tôi chưa thể bảy tháng đã biết đi, mẹ cũng khó mà vui vẻ dẫn chúng tôi đi xem đèn ngoài phố, chúng tôi chỉ ăn một cái tết nguyên tiêu vô vị, và như vậy lịch sử của gia đình tôi không phải như bây giờ. Người trên đường nườm nượp, nhưng hầu như toàn những khuôn mặt không quen. Một không khí đoàn kết yên vui giữa mọi người. Trẻ con dốt pháo chuột, len lỏi trong đám đông. Chúng tôi dừng lại trước cổng nhà Phúc Sinh Đường, ngắm nhìn hai quả đèn lồng to như hai chum nước treo hai bên cổng. ánh đèn rạng rỡ chiếu sáng tấm biển Phúc Sinh Đường. Cổng nhà Phúc Sinh Đường mở rộng, khoảng sân hun hút đèn nến sáng.trưng, tiếng ồn ào rộ lên từng đợt. Rất đông người tụ tập ngoài cổng, khoanh tay đứng im như đang chờ đợi. Chị Ba vốn lắm lời, hỏi người bên cạnh:

- Bác ơi, sắp phát chẩn hả bác?

Người đó không biết trả lời ra sao, chỉ lắc đầu. Một người đứng phía sau nói:

- Cô bé, làm gì có chuyện phát chẩn? Chị Hai quay lại hỏi:

- Không phải phát chẩn thì có chuyện gì vậy?.

Người kia nói:

- Diễn kịch hiện đại, nghe đâu có nghệ sĩ xuất sắc từ Tế Nam về biểu diễn.

Chị Hai còn định hỏi nữa, nhưng mẹ véo cho chị một cái, nên thôi.

Rồi, bốn người từ bên trong nhà Tư Mã đi ra, trên tay cầm bốn cây sào dài, đầu sào treo bốn vật đen sì, phun lửa chói mắt, sáng như ban ngày, không, sáng hơn ban ngày. Trên tháp chuông cách nhà Tư Mã không xa, đàn bồ câu bay tán loạn, vụt qua vùng sáng rồi mất hút vào màn đêm. Trong đám đông có người xuýt xoa đèn khí. Từ đó, chúng tôi mới biết, ngoài đèn đầu lạc, đèn đầu hỏa, đèn huỳnh quang, còn có đèn khí sáng nhức mắt. Bốn đại hán đen nhẻm chia nhau đứng thành một hình vuông trước cổng chẳng khác bốn cây cột nhà cháy. Trong cổng lại có mấy người khênh ra một tấm chiếu cói cuộn thành hình ống. Họ dặt cuộn chiếu xuống khoảnh đất hình vuông giữa bốn người kia, cơi dây buộc, tấm chiếu tự động mở ra. Họ cúi xuống túm lấy góc chiếu, còn hai chân thì đi chuyển những buộc ngắn mà nhanh. Do nhịp bước nhanh và ánh sáng những cây đèn quá mãnh liệt, nên chúng tôi bị hiện tượng lưu ảnh trong mắt, nhìn người nào cũng có ít nhất là bốn chân, giữa hai chân còn có luồng ánh sáng trong suốt và chằng chịt như mạng nhện, thành thử trông như họ đang giẫy giụa trong một cái mạng nhện khổng lồ. Trải chiếu xong, họ chào khán giả bằng điệu bộ của phường tuồng, mặt người nào cũng hóa trang thành một loại thú: báo, hươu sao, mèo rừng, có người hóa trang thành con hoan, một loại chồn khuôn mặt rằn ri, chuyên ăn vụng đồ cúng trong miếu. Chào xong, họ rút lui theo vũ điệu ương ca, hai bước tiến một bước lùi, vào trong sân nhà Phúc Sinh Đường.

Trong tiếng réo ù ù của đèn khí đốt, chúng tôi im lặng chờ đợi, chiếc chiếu mới tinh cũng đang chờ đợi. Bốn đại hán đen nhẻm, đã biến thành bốn tượng đá, tay giơ cao bốn cây đèn khí đốt. Một hồi não bạt rung lên, chúng tôi vô cùng náo nức, mọi ánh mắt đều nhìn vào trong cổng. Tôi có cảm tưởng chờ đợi đã nửa đời người mới thấy ông chủ Phúc Sinh Đường, Trưởng trấn Đại Lan, đương kim Trưởng An ninh thị trấn Tư Mã Đình với bộ mặt âu sầu bước ra. Lão xách trên tay chiếc thanh la méo mó vì bị gõ hàng tỉ lần, đi vòng quanh sân khấu một cách gượng gạo rồi dừng lại ở giữa chiếu, nói với khán giả:

- Các vị hương đảng, các cụ ông cụ bà, các bác các chú, các anh các chị, các cô các dì và các em! Anh em Tư Mã tôi đánh sập cầu, diệt đoàn tàu, tin thắng trận bay đi muôn ngả! Xa gần đều hỉ hả, quà tặng thư khen chất đầy nhà. Để ăn mừng thắng lợi vĩ đại này, anh em tôi có mời một ban hát về biểu diễn. Họ sắp sửa phấn son trình diện, diễn tích mới để giáo dục chung, ăn tết vui chớ quên chống Nhật, quyết đánh Nhật gìn giữ quê hương! Tư Mã Đình là đấng nam nhi, không chịu làm tay sai cho giặc. ới bà con, người Trung Quốc chúng ta, không bao giờ làm tay sai cho giặc!

Nói xong những lời có vần có vè ấy, Tư Mã Đình cúi chào, xách thanh la chạy vào va phải những người đang đi ra: một cây nhị, một cây sáo ngang, một cây tì bà. Các nhạc công này nách kẹp nhạc cụ, tay cầm ghế đẩu, tiến ra sân khấu.

Các nhạc công ngồi bên cạnh chiếc chiếu, so dây tưng tửng, lấy độ cao của sáo làm chuẩn. Cao thì hạ thấp, thấp thì tăng cao. Thống nhất giữa nhị, sáo và tì bà xong, họ dạo một đoạn tay ba, rồi dừng lại, chờ đợi. Rồi trống, thanh la, não bạt, phách kéo ra, ngồi đối diện với các nhạc công rồi tấu lên một hồi đinh tai nhức óc. Tiếng thanh la nhát gừng, tiếng trống điểm, tì bà, nhị, sáo cùng nổi lên, níu chân chúng tôi lại không cho bỏ đi, giữ hồn chúng tôi lại không cho nghĩ sang chuyện khác. Làn điệu lê thê, ai oán bi lụy, lúc thì nức nở, lúc não nuột. Đó là khúc gì nhỉ? Đó là một làn điệu vùng Cao Mật với giọng rướn cao, tục gọi là đóng cọc vợ. Điệu này mà hát lên là đảo lộn cương thường, nghe điệu này là quên cha quên mẹ. Thế là, cùng với tiếng phách, người nghe chân gõ nhịp, môi mấp máy và con tim thì lồng lên. Sự chờ đợi của chúng tôi căng thẳng như dây cung kéo hết cỡ... Một giọng rướn cao, lúc sắp kết thúc lại tăng lên một cung bậc nữa, vút tận trời xanh. Em là thiếu nữ dịu dàng... này... Trong dư âm của tiếng hát lả lơi, chị Hai Chiêu Đệ đầu cài bông hồng nhưng, mặc áo cài cúc lệch màu xanh sĩ lâm, quần chùng, giày thêu, tay trái khoác làn, tay phải cầm dùi gõ, bước đi như lưu thủy, từ trong cổng lướt ra sân khấu. Chị dừng lại giữa chiếu, ngay dưới ánh đèn, chào khán giả. Không phải lông mày mà là vầng trăng lưỡi liềm, mắt sắc như nước, mũi dọc dừa, cặp môi mọng, đỏ hơn hoa anh đào tháng Năm. Một khoảng im lặng, hàng vạn cặp mắt nhìn không chớp, hàng vạn trái tim ngừng đập, nín thở, rồi tất cả bật ra lời tán thưởng. Tiếp đó, chị Hai nhún chân nghiêng mình đảo một vòng quanh sân khấu, thân hình lả lướt như cây liễu bên hồ, chân bước nhẹ nhàng như rắn mạch tiêu trên ngọn lúa. Tối hôm đó tuy trời không gió, nhưng rất lạnh, chị Hai mặc bộ đồ mỏng, mẹ kinh ngạc khi nhận ra rằng, từ sau ngày ăn thịt con lệch, cơ thể chị Hai rất phát triển, hai trái lê đầy đặn và rất đẹp trước ngực, kế thừa truyền thống vú to mông nây của nhà Thượng Quan. Chị Hai dạo một vòng, hơi thở bình thường, thần sắc không thay đổi, hát tiếp câu thứ hai:.. kết duyên cùng anh hùng Tư Mã Khố. Câu này đều đều, không có đoạn vút lên cao, nhưng tác động thì lại ghê gớm. Khán giả thì thầm hỏi nhau:

- Con nhà ai thế!

- Con gái nhà Thượng Quan đấy!

- Con gái nhà Thượng Quan chẳng phải đã bỏ nhà đi theo đội trưởng Đội Hỏa-Mai rồi sao?

- Đây là đứa thứ hai.

- Làm vợ bé Tư Mã Khố từ hồi nào vậy?

- Đ. mẹ các vị, đây là diễn kịch! - Đ. mẹ các vị, câm mồm!

Chị ba Lãnh Đệ và các chị gào lên để thanh minh cho chị Hai. Đám đông tạm thời im lặng.

Chồng tôi là chuyên gia phá cầu. Tết Đoan dương dùng rượu đánh hỏa công, cầu Thuồng Luồng lửa xanh trùm kín, bọn giặc lùn kêu mẹ khóc cha! Mông bị thương chàng không bỏ cuộc, đêm hôm qua mưa gió đầy trời, chàng lại phá sập đường sắt....

Tiếp theo, chị Hai làm động tác đục băng, giặt giũ quần áo. Chị giả vờ xuýt xoa vì rét, chẳng khác chiếc lá khô còn vương trên cành giữa mùa đông. Khán giả như bị nhập cuộc, người thì xuýt xoa than thở, kẻ lau nước mắt. Đột nhiên, chị Hai đứng vụt dậy nhìn về phương xa...

Hướng tây nam tiếng nổ vang trời, ánh lửa hồng rừng rựectrong đêm, nhất định là chúng tôi đã thắng, lũ giặc lùn đi chầu Diêm vương. Tôi trở về nhanh tay hầm rượu, vặt con gà làm một bát ninh....

Rồi chị Hai làm bộ thu dọn quần áo, hát tiếp: Ngẩng lên nhìn, gặp một con lang.... Những người khênh chiếu khi nãy mặt vẽ rằn ri, lộn vòng tròn ra sân khấu, vây quanh chị Hai, người cào người cấu, chẳng khác nào bốn con mèo vây quanh một con chuột. Người mặt vẽ sọc như con hoan hát giọng quái gở: đội trưởng Kaxi chính là ta, ta đang tìm cô gái mặt hoa. Nghe nơi đây người đẹp đầy đường, ngước mắt nhìn gặp ngay một ả Nương tử ơi, xin hãy dừng chân, theo ta về cùng nhau hưởng phúc. Liền sau đó, bốn người áp sát chị Hai. Chị Hai cứng người lại thẳng như một khúc gỗ, bốn tên giặc Nhật nâng chị cao quá đầu, đi vòng quanh chiếu. Thanh la não bạt dồn dập như giông bão. Khán giả kích động sán lại gần. Mẹ quát to:

- Để con gái tôi xuống - vừa quát vừa xông lên sân khấu.

Tôi đứng thẳng hai chân trong túi, có cảm giác giống như sau này tôi cưỡi ngựa. Mẹ giơ hai tay như chim ưng sắp vồ con thỏ, ghì chặt hai chân đội trưởng Kaxi. Hắn kêu lên đau đớn rồi bỏ tay ra. Ba tên kia cũng rụt tay về. Chị Hai ngã thẳng cẳng trên chiếu, ba người kia bỏ chạy. Mẹ tôi ngồi lên bụng Kaxi, cào xé mặt anh ta. Chị Hai kéo tay mẹ, lớn tiếng trách:

- Mẹ ơi, đây là diễn kịch, không phải thật!

Có mấy người chạy ra, gỡ Kaxi khỏi tay mẹ. Đội trưởng Kaxi mặt đầy máu, bỏ chạy vào trong cổng. Mẹ thở hồng hộc, vẫn chưa hết giận, nói:

- Dám hà hiếp con gái ta nữa thôi?

Chị Hai nổi cáu:

- Mẹ, kịch hay thế mà mẹ phá đám.

Mẹ bảo:

- Chiêu Đệ, về nhà đi con, con không nên diễn loại kịch này.

Mẹ giơ tay kéo chi Hai Chị gạt tay mẹ ra, rầu rĩ:

- Mẹ đừng bêu xấu con ở chỗ này! Mẹ nói:

- Chính con bêu xấu mẹ! Về nhà!

Chị Hai nói:

- Con không về.

Lúc này Tư Mã Khố hát giọng nam cao bước ra: Đánh sập cầu, ta thúc ngựa trở về.... Anh ta đi ủng, dội mũ lính, tay cầm roi da, xuống ngựa - con tuấn mã tưởng tượng - chân di chuyển, người nhấp nhô như sóng, hai tay giữ dây cương vô hình, làm bộ phi ngựa. Chiêng trống rầm trời, đàn sáo réo rắt, nhất là cây sáo ngang khiến người tâm thần mê mẩn, không phải vì kinh sợ, mà vì sức truyền cảm. Tư Mã Khố mặt đanh lại, hát tiếp: Trên đê chợt nghe tiếng ồn ào, ra roi thúc ngựa đến xem sao?.. Hồ cầm mô phỏng tiếng vó ngựa, cộp cộp... cộp cộp... Lòng như lửa dốt, ngựa ruổi như bay, một bước gộp nửa, ba bước gộp hai... Chiêng trống càng gấp, đánh gót, nhích chân, đại bàng nghiêng cánh, trâu già vận hơi, sư tử hí cầu... Tư Mã Khố biểu diễn toàn bộ những tuyệt kỹ của anh ta, khó mà nghĩ rằng mông đít anh ta đang dán miếng cao nặng nửa cân.

Chị Hai sốt ruột đẩy mẹ ra. Mẹ vẫn chửi sơi sơi nhưng đã lui về chỗ cũ. Ba diễn viên sắm vai lính Nhật lách vào giữa lại định nâng chị Hai lên. Đội trưởng Kaxi đã mất tăm, ba người còn lại đành phải hai người khênh đằng đầu, một người khênh hai chân, mái tóc hoa râm của anh ta kẹp giữa hai chân chị Hai trông thật ngộ, khán giả cười rũ. Cái đầu kẹp giữa hai chân nháy mắt nhíu mày, khán giả càng cười, lại càng nhíu mày nháy mắt. Tư Mã Khố tỏ vẻ không bằng lòng, nhưng vẫn hát tiếp: Chợt nghe tiếng người huyên náo, giặc Nhật kia giở thói ngông cuồng, không kể hiểm nguy ta liều xông tới làm điệu bộ túm tay.

- Dừng ngay! Tư Mã Khố túm tóc trên cái đầu kẹp giữa hai chân chị Hai, quát to. Tiếp đó là cảnh đấu võ, vốn là bốn đấu một, nay chỉ còn ba đấu một. Sau một trận đánh xáp lá cà, Tư Mã Khố đã đánh bại quân Nhật, cứu thoát vợ. Giặc Nhật quì trên chiếu, Tư Mã Khố dắt tay chị Hai trong tiếng nhạc tung bừng phấn khởi đi vào trong cổng. Sau đó bốn người cầm đèn khí đốt đột nhiên sống lại, vác sào chạy vào trong, ánh sáng không còn nữa, trước mắt chúng tôi là màn đêm đen kịt.

Sáng sóm hôm sau, quân Nhật chính cống bao vây thôn. Tiếng súng, tiếng pháo, tiếng ngựa hí lôi chúng tôi ra khỏi giấc ngủ. Mẹ bế tôi dẫn bảy chị xuống hầm, bò một đoạn tối tăm ướt át và lạnh, đến chỗ hầm rộng. Mẹ thắp đèn. ánh đèn vàng vọt, chúng tôi ngồi trên cỏ khô, lắng nghe động tĩnh bên trên. Không rõ thời gian đã trôi đi bao lâu, có tiếng thở phì phò ở đoạn hầm phía trước. Mẹ cầm lấy cái kìm rèn sắt, thổi tắt ngọn đèn trong hốc vách hầm. Trong hầm lập tức tối đen. Tôi khóc, mẹ nhét đầu vú vào miệng tôi. Tôi cảm thấy đầu vú của mẹ lạnh ngắt và cúng, mất hẳn tính đàn hồi, còn có vị vừa mặn vừa đắng.

Tiếng thở ngày càng gần, mẹ giơ cao chiếc kìm. Khi đó tôi nghe rõ tiếng chị Hai đã lạc cả giọng:

- Mẹ ơi, mẹ đừng đánh, con dây mà!...

Mẹ thở ra một hơi, hai tay cầm kìm buông thõng:

- Chiêu Đệ, con làm mẹ sợ chết khiếp - mẹ nói.

- Mẹ thắp đèn lên đi, phía sau còn có người - chị Hai nói.

Mẹ rất vất vả mới thắp được đèn lên. ánh đèn vàng vọt lại chiếu sáng căn hầm. Chúng tôi nhìn chị Hai lấm bùn từ đầu đến chân. Trên má chị có một vết máu, trong tay ôm một cái bọc. - Bọc gì đấy? Mẹ hoảng sợ, hỏi. Miệng chị Hai chợt méo xệch, nước mắt chảy trên khuôn mặt lem luốc:

- Mẹ ơi! chị nức nở, đây là con trai của bà Ba.

Mẹ sững người, nổi điên lên:

- ở đâu thì đem trả về đó!

Chị lết bằng đầu gối, ngửa mặt nhìn mẹ:

- Xin mẹ mở lòng từ bi, anh ấy bị giết cả nhà, chỉ còn mỗi hạt giống này....

Mẹ lật một góc cái bọc, lộ ra khuôn mặt choắt vừa gầy vừa đen của thằng nhỏ nhà Tư Mã. Nó đang ngủ say. Nó thở đều đều, miệng chóp chép như đang bú. Tôi căm thằng nhỏ quá đỗi. Tôi nhả đầu vú ra, gào thật to. Mẹ bịt miệng tôi bằng cái đầu vú càng đắng hơn.

- Mẹ có bằng lòng cho nó ở lại không? - Chị Hai hỏi.

Mẹ nhắm mắt, không trả lời.

Chị Hai dúi thằng nhỏ vào lòng chị Ba, quì xuống lạy mẹ một lạy, vừa khóc vừa nói:

- Mẹ ơi, con sống là người của người ta, chết là ma của người ta. Mẹ cứu thằng nhỏ này, suốt đời con không quên ơn đức của mẹ.

Chị Hai vùng dậy bò ra ngoài. Mẹ níu chị lại, hỏi:

- Mày đi đâu bây giờ?

Chị Hai nói:

- Mẹ ơi, chân anh ấy bị thương, hiện nấp ở chỗ cối xay bột. Con phải đi tìm anh ấy!

Lúc này, bên ngoài vọng lại tiếng chân ngựa và tiếng súng chói tai. Mẹ nghiêng người bịt lấy lối ra hầm củ cải, nói:

- Mẹ đồng ý với con bất cứ điều gì, nhưng không thể để con đến chỗ chết!

Chi Hai nói:

- Mẹ ơi, chân anh ấy máu cứ chảy mãi. Con không đến thì anh ấy sẽ chết. Anh ấy mà chết, thì con sống còn có ý nghĩa gì? Mẹ, mẹ cho con đi...

Mẹ kêu trời, nhưng sau đó im bặt.

Chị Hai nói:

- Mẹ, con gái mẹ xin lạy mẹ đây!

Chị quì xuống, dập đầu lạy, ấp mặt vào bắp chân mẹ một thoáng, rồi chị nhắc chân mẹ sang một bên, chui ra ngoài.
Báu Vật Của Đời
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 1(tiếp)
Chương 2
Chương 2 (tiếp)
Chương 2 (tiếp)
Chương 2 (tiếp)
Chương 2 (tiếp)
Chương 3
Chương 3 (tiếp)
Chương 3 (tiếp)
Chương 3 (tiếp)
Chương 4
Chương 4(tiếp)
Chương 4(tiếp)
Chương 4(tiếp)
Chương 5
Chương 5(tiếp)
Chương 5(tiếp)
Chương 5(tiếp)
Chương 6
Chương 6(tiếp)
Chương 6(tiếp)
Chương 6(tiếp)
Chương 6(tiếp)
Chương 7
Chương 7
Chương 7
Chương 8 Viết thêm
Chương 8 Viết thêm