watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Báu Vật Của Đời-Chương 8 Viết thêm - tác giả Mạc Ngôn Mạc Ngôn

Mạc Ngôn

Chương 8 Viết thêm

Tác giả: Mạc Ngôn

1
Chị Tám ơi, mỗi khi nghĩ đến chị là lòng em lại quặn đau, nước mắt như mưa. Chị là chị em cùng bào thai thân thiết nhất của em, là cây cỏ dại đẹp nhất vùng Cao Mật, không ai đẹp bằng chị. Vậy mà từ trước tới nay em coi như không có chị. Chị như một vật thừa, lặng lẽ ngồi một xó. Chị chết rồi, em mới thấy chị sáng giá, lảm nhảm những lời vô nghĩa để tưởng nhớ chị. Mái tóc bạch kim của chị óng như tơ dù có những còn chấy ký sinh ở đó. Mắt chị trong như pha lê mặc dù chị bị mù. Đôi môi chị đỏ mọng như mào gà trống. Đôi vú chị như cặp vó trắng của con ngựa hồng. Chị sợ trầm mình trong chum nước thì phiền hà cho mẹ. Chị sợ chết tại nhà thì hủy hoại thanh danh nhà Thượng Quan. Do vậy chị ra sông tự tận. Kỳ thực thanh danh nhà Thượng Quan thì... Người ta có câu Nghèo như ăn mày thì không thể nghèo hơn, quá nhiều chấy thì không còn thấy ngứa, ai chê trách chị chết trong chum hay chết ngoài sông. Chị dò dẫm bước ra khỏi nhà. Ngôi nhà này đã từng lui tới các anh hùng hào kiệt, từng vào ra những kẻ vô lại, du côn. Ngôi nhà này đã cũ nát quá sức tưởng tượng, chim én lặng lẽ thò mỏ ra với anh dưới mái hiên, những lời không thành tiếng của nó là lời chào hỏi qua bộ lông bóng mượt màu lam ngọc trên cánh én. Chim én ơi, tôi muốn ra bờ sông, én có vui lòng cùng đi với tôi không? Thế là từng đàn chim én đau xót nhào lộn trên đầu anh.
Gió Nam lùa trong ngõ hẹp, đó là một mùa xuân đói khát, xác người chết trong đống cỏ bốc mùi thối. Chị sở dĩ chưa bị chết đói là nhờ mẹ dùng dạ dày và thực quản làm túi đựng, lấy trộm lương thực đem về. Tại xưởng xay bột của Tư Mã Khố, công xã nhân dân tập trung một số phụ nữ đến đẩy cối, cung cấp bột cho công nhân xây dụng thủy điện Hiệp Sơn. Người điều hành công việc này có hỗn danh là Mặt Rỗ, tên thật là gì không ai biết. Anh ta là một phế binh, tóc mai trắng như cước, khuôn mặt hồng hào, khí sắc rất tốt. Anh ta cầm roi da đứng gác ở cổng nhà xưởng, hứng lên thì đi dạo bên trong một vòng. Cánh phụ nữ mỉm cười vờ vịt với anh ta, tán tỉnh anh ta bằng những lời đường mật: Anh Rỗ ơi, anh quả thật có tấm lòng Bồ Tát. Không, ta không phải Bồ Tát, mà là sáng mắt sáng lòng, kẻ nào bắt chước mấy con lừa ăn vụng lương thực, thì đừng trách cây roi của ta vô tình! Cô vợ góa của nhà họ Thôi bây giờ thì đã già. Cô dụ anh Rỗ bằng cặp vú đã xệ. Chú Rỗ ơi, chú Rỗ, ra chỗ chuồng ngựa, cháu có chuyện quan trọng muốn bàn với chú. Trước kia, cô vợ góa nhà họ Thôi là bồ của Tư Mã Khố, giờ đây hiến thân cho anh Rỗ chẳng khác đem mỡ đến miệng mèo. Cánh phụ nữ tranh thủ thời cơ lấy trộm đậu hạt và lúa mạch nhét đầy các túi, ống quần, bít tất, thậm chí cả trong quần lót. Nhưng những trò vặt ấy làm sao qua được cặp mắt tinh tường của Mặt Rỗ. Lúc tan tầm, anh ta bắt bỏ hết ra và vung roi cứ nhằm lưng các bà các cô mà vụt.
- Ăn cắp này! Cho mày ăn cắp này!
Mỗi roi là một lằn máu, đám phụ nữ kêu khóc vang trời, quì la liệt dưới đất. Cô vợ góa nhà họ Thôi mất công toi, không lay chuyển được lập trường Mặt Rỗ. Anh ta bảo:
- Công là công, tư là tư, không vì tư mà rối loạn phép công.
Đám phụ nữ không dám giắt trộm vào người, mà chỉ dám ăn vụng mỗi khi Mặt Rỗ sơ ý, gặp đậu ăn đậu, gặp cao lương ăn cao lương, gặp tiểu mạch ăn tiểu mạch. Khi ăn vụng còn không dám nhai vì tiếng nhai ròn như pháo tép. Nuốt chủng thôi, nuốt chửng còn dễ hơn ăn cắp. Hai thằng trời đánh nhà họ Tư Mã làm sao mua về những thớt cối lớn đến như thế, y như những quả núi nhỏ. Đám phụ nữ trách móc, rạp mình xuống mà kéo cối, kịch kịch kịch kịch lúc nhanh lúc chậm, mồ hôi ròng ròng, bụng sôi ùng ục đầy những hơi là hơi, bụng trương lên, không dám đánh trung tiện nếu Mặt Rỗ có ở đấy. Mũi Mặt Rỗ thính như chó nghiệp vụ, ngửi mùi rắm là đoán ra ngay người nào ăn vụng thứ gì.
Bột chảy rào rào trông như những hạt tuyết khô, tuyết vàng có, tuyết đỏ có, tuyết năm màu trộn lẫn nước mắt các bà mẹ. Chai nổi cộm trên vai các bà, chai ở bàn chân cứng như móng guốc sức vật, nỗi khổ của các bà ngang với nỗi đau của cây thánh giá! Nhưng vào cái năm ấy, tình hình như thế là còn khá. Mặt Rỗ nói:
- Các mẹ đừng chửi tôi vô lương tâm, các bà ở xưởng bột Sơn Đồn còn phải đeo rọ miệng kia. Quả vậy, nếu không làm lừa kéo cối xay thì chị Tám đã chết đói từ lâu, khỏi phải nhảy xuống sông tự vẫn, Hàn Vẹt cũng chết đói từ lâu, mấy chục năm sau khỏi có cái Trung tâm nuôi chim Phương Đông, mẹ cả đời ngay thẳng cũng không khỏi trở thành tên trộm vặt! Hôm ấy trời oi bức, mẹ về nhà bị nôn. Đến đêm thì trời mưa to, sáng ra, mẹ trông thấy Hàn Vẹt nhặt những hạt đậu lên ăn. Mẹ chợt nảy ra một ý, từ đó trở đi, mỗi khi gần tan tầm là mẹ nhân lúc tranh tối tranh sáng, bốc lương thực mà nuốt như điên, dạ dày căng phồng, cổ họng thẳng đuỗn. Mẹ quì xuống bên chiếc bồn gỗ đầy nước lã mà nôn, lương thực, lương thực quí như vàng, thứ lương thực đáng ghét ấy trộn lẫn với những tia máu và dịch vị dạ dày, cứ thế mà ọe ra. Thực ra, lương thực xưa nay vốn rất quí, mẹ vĩnh viễn là con người vĩ đại, cách thức mẹ lấy trộm lương thực cũng độc nhất vô nhị trên đời, kẻ trộm mà như mẹ cũng sáng giá lắm. Mỗi khi nghĩ đến cái cảnh mẹ quì xuống nôn thốc nôn tháo cho bằng hết lương thực ra bồn, là tôi lại ứa nước mắt và thấy máu trong người sôi sục, rất muốn làm nên sự nghiệp hiển hách để đền đáp công ơn mẹ. Chỉ tiếc là Thượng Quan Kim Đồng tôi suốt đời treo tư tưởng của mình trên đầu vú mà lênh phênh đây đó, y hệt chiếc lục lạc vàng chóe. Chị Tám bị dày vò vì tiếng nôn ọe của mẹ, tuy mù cả hai mắt, nhưng hình ảnh của mẹ, chị còn thấy rõ hon tôi. Mẹ ơi mẹ, chị sụt sịt khóc, áp vầng trán mịn màng vào bức tường đen nhẻm, chị nghe thấy lương thực rơi lõm bõm xuống bồn nước, thánh thót nhưng không vui tai, chúng như phát đạn ghém bắn vào củ cải đỏ, trái tim chị Tám chính là củ cải đỏ ấy. Lần đầu tiên mẹ ọe lương thực, chị Tám còn tưởng rằng mẹ bị ốm. Chị lần ra sân, đau xót gọi:
- Mẹ ơi, mẹ làm sao thế?
Mẹ không còn thì giờ để trả lời chị, tiếp tục ngoáy chiếc đũa vào trong họng để nôn. Chị giơ nắm tay mềm mại đấm lưng cho mẹ, cảm thấy quần áo mẹ ướt sũng vì mồ hôi, chị ngửi thấy một mùi tanh kinh người trên mình mẹ. Một luồng hơi nóng xông thẳng vào đáy mắt, thế là chị trông thấy rõ ràng người mẹ gập lại như con tôm. Mẹ quì gối xuống đất, hai tay vịn mép bồn, hai vai nhô lên, cổ vươn ra rồi rụt lại, ôi cái đẹp đáng sợ, cái đẹp rùng rợn, ôi một hình ảnh trang nghiêm? Cùng với tiếng nôn ọe như tiếng sấm, người mẹ lúc thì co rúm lại, lúc mềm oặt ra như nắm bùn nhão, cái thứ lương thực chết tiệt ấy quí như vàng ngọc châu báu, từng hạt từng hạt rơi xuống bồn... Sau đó, dưới ánh sao mờ ảo, mẹ thò tay vào trong bồn khoắng từng vốc lương thực - hôm ấy là đậu hoàn - trong tay, bóp mạnh rồi từ từ nhả ra để từng hạt tròn xoay, vàng rộm, rơi lả tả xuống nước. Mẹ cứ lặp lại mãi một động tác ấy Mùi nước lạnh trong bồn bị bàn tay thô ráp của mẹ khuấy động, mùi đậu hoàn xộc vào mũi, mùi tanh tanh của máu như hàng loạt mũi tên xông thẳng vào tim chị. Chị sắp sửa òa khóc thì gương mặt mẹ tươi tắn như đóa hoa quì dưới ánh sáng mặt trời ghé sát chị và giọng mẹ như muôn vỡ ra:
- Con ơi, mẹ con ta được cứu sống!
Lời mẹ khiến chị ứa nước mắt, trước mắt chị lại là màn đêm đen kịt! Đêm ấy, mẹ lấy nước lã rửa sạch chỗ đậu hoàn ở trong bồn, lợi dụng tối trời không ai nhìn thấy khói, mẹ ninh một nồi đậu. Mùi đậu chín như một trận cuồng phong đánh thức Hàn Vẹt. Nó dụi mắt, liếm môi, hỏi:
- Ngoại ơi, mùi gì thế hở ngoại?
Chị Tám khi ấy đã là một thanh nữ ngoài hai mươi tuổi rồi, chị không đành lòng ăn đậu nhưng không sao chống lại được, từ lâu lắm rồi, dạ dày chị chưa hề biết mùi vị của lương thực! Ăn miếng đầu tiên chị còn áy náy, sau đó thì chị chẳng kịp suy nghĩ gì nữa. Từ đó, chị mong mẹ về nhà nôn ra lương thực, lại sợ mẹ về nôn ra lương thực. Dạ dày mẹ đã trở thành cái túi chỉ cần cúi xuống là dốc ngược ra, khỏi cần ngoáy họng cho buồn nôn. Hàn Vẹt béo ra, da dẻ chị cũng có vẻ mỡ màng, nhưng mẹ thì gầy đi, dạ dày mẹ không lưu giữ được bất cứ cái gì nữa. Một hôm, Mặt Rỗ đến nhà. Chị Tám ngửi thấy mùi mồ hôi của hắn đã biết hắn không phải người tử tế. Mặt Rỗ cật vấn chị:
- Cô ăn cái gì mà béo tốt thế?
Chị không nói gì, bảo vệ bí mật cho mẹ. Mặt Rỗ sục sạo hồi lâu ngoài sân, cuối cùng giận dữ bỏ đi.
Chị bảo mẹ:
- Mẹ dừng lấy nữa!
Mẹ nói: - Mẹ đã quyết rồi, mẹ không thể nhìn các con chết đói!
Về sau, không phải hôm nào mẹ cũng ăn trộm được lương thực đem về. Mẹ nói rằng, Mặt Rỗ đã bắt những người kéo cối đeo rọ vào miệng. Rọ đan bằng nhành liễu, hình dáng như chiếc bánh màn thầu, chụp kín cả mũi lẫn miệng, bốn sợi dây buộc ra sau ót. Khi đeo rọ, Mặt Rỗ đích thân đeo cho từng người. Hắn phát minh ra loại nút đặc biệt, người khác không thắt và cũng không cởi được Sau khi đeo rọ, muốn ăn vụng lương thực là điều không dễ dàng chút nào.
Vào cái mùa xuân đói khát ấy, cảnh tượng ở xưởng xay bột nhà Tư Mã thật kỳ quặc. Một đoàn phụ nữ gầy như que củi, đầu bù tóc rối, mặt xanh nanh vàng, miệng đeo rọ đan bằng nhành liễu, vai khoác dây thừng, tay chống gậy giữ thăng bằng, gò người mà kéo thớt cối xay nặng chịch, mỗi bước đi lại rướn cổ ra, mổ hôi đầm đìa, hơi thở hổn hển, mùi lương thực kích thích họ nổi da gà. Tiếng cối quay lộc cộc ngắt quãng như tiếng sấm xa. Mặt Rỗ tay cầm roi mây lượn lờ quanh các cối xay, cái chân cụt khiến người hắn giật cục khi đi lại. Hắn nửa đùa nửa thật phát vào mông các bà các cô, nói rằng phải nghiêm chỉnh, không được lãn công, không được lấy cắp. Cô vợ góa nhà họ Thôi bảo:
- Anh Mặt Rỗ ơi, con lừa kéo cối xong còn được nắm cỏ khô, một muôi đậu đen, huống hồ chúng tôi là con người!
Mặt Rỗ bảo:
- Các người cũng là con người sao? Đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không phải đàn bà!
Cô vợ góa họ Thôi bảo:
- Chúng tôi đói.
Mặt Rỗ bảo:
- Đói sao được các người! Có điều, các bà đã nói vậy, ta cũng đánh liều phạm sai lầm một lần, chiều nay thưởng cho mỗi người một cân đậu vàng đem về nấu mà ăn. Nhưng bà lão nhà Thượng Quan thủ đoạn cao cường thì chắc không cần lấy thưởng! - Mặt Rỗ làm ra vẻ đã biết tỏng mọi sự - Bà là cao thủ trong chuyện này, nhưng nể mặt con rể bà là Lỗ Lập Nhân, tôi tha cho bà. Năm xưa, ông ấy còn là thủ trưởng của tôi kia đấy?
Chị Tám, bình tâm mà xét, thật ra Mặt Rỗ cũng không phải kẻ xấu, cái ác của anh ra biểu hiện ra ngoài, cái thiện anh ta giấu bên trong. Nghe nói trong những năm tôi đi tù, anh ta đã mấy bận giúp đỡ mẹ. Mẹ cõng sọt trên lưng đi khắp hang cùng ngõ hẻm nhặt phế liệu. Một bận mẹ gặp mưa đá, cục đá to bằng quả trúng gà khiến mẹ mê man bất tỉnh, may được Mặt Rỗ cõng về túp lều dưới chân tháp. Mặt Rỗ khi đó là nhân viên tuần tra của thôn, tay cầm ngọn dáo dạo khắp xó xỉnh, lớ ngớ thế nào bị ngã xuống khe. Anh ta chết, khi mọi người phát hiện ra thì chim ung đã mổ mất cả hai mắt, cái oai lúc sinh thời không hiểu bay đi đâu?
Chị Tám đi theo con hẻm mà bây giờ đã bị san phẳng, ngập ngùng đi lên hướng bắc, bao nhiêu chuyện cũ trở lại trong đầu chị. Chị không có mắt mà nhìn rõ thế thái nhân tình. Người ta nói rằng, người mù lòng dạ sáng như gương. Chị mới hai mươi tuổi mà đã ít lời, hướng về nội tâm, lúc nào cũng xem xét lại con người của mình. Ăn không đủ no thì chị nghĩ rằng chị là gánh nặng của cả nhà. Chị mặc quần áo cũ vì mọi người cho rằng mắt chị có sáng đâu mà biết được mới cũ! Thực ra, người mù cũng rất thích cái đẹp. Những cái đẹp trong tâm hồn chị, bọn phàm phu tục tử không bao giờ nhìn thấy. Chị bước trong con hẻm đã từng diễn ra bao chuyện bi hài, mùi vị của lịch sử xộc lên mũi, tiếng nói của lịch sử ồ ạt như triều dâng. Vó ngựa quân Nhật, vó ngựa của đội súng săn, vó la của Tư Mã Khố, vó nào cũng lấp lánh hào quang, vó nào cũng một phong cách. Bao nhiêu là âm thanh vương vấn trên ngọn cây. Ngôi nhà của Tôn Câm không có người ở, không sửa chữa nên đổ nát từ lâu, chỉ còn lại bức trong đất gần kề chân đê. Dựa vào khứu giác, chị nhằm rất chuẩn bụi cỏ dại giữa vườn rau bỏ hoang mà lần tới, ngắt một bông diếp dại. Bông hoa màu vàng, mùi rất thơm. Chị đưa lên mũi ngửi hồi lâu, bỏ vào miệng nhai rồi nuốt. Chị Tám cũng bí ẩn như người phụ nữ mù trong chum do trận lụt đưa tới. Người phụ nữ ấy đẻ ra Tư Mã Khố, một con người lạ lùng quái gở. Bà ta ngồi chum mà đến, cưỡi gió bay đi, sống không ai thấy mặt, chết không ai thấy xác, lai lịch hoàn toàn tịt mít, không ai đoán nổi.
Chị Tám trèo lên đê rồi lần xuống mép nước. Nước trong vắt, trong đầu chị mở ra một màu xanh lưu ly. Làn gió mát thổi bay tà áo chị, chim én và ong mật bay lượn trên sông, những bụng ong đầy lông tơ và cánh én mát lanh lướt trên da thịt chị. Chị nín thở lắng nghe những tia nắng xuyên vào lòng nước, chỉ sợ làm kinh động giấc mộng mùa xuân. Chị lặng lẽ ngồi xuống mép nước, nhúng cả mười ngón tay xuống để cảm nhận sự dịu dàng và nghiêm túc của dòng nước. Vài con cá nhỏ nhả bong bóng ở chỗ nước nông, những con cua đang bò trên bãi. Trong đầu chị thoáng hiện ra chiếc thuyền buồm với cánh buồm vá chằng chịt, mái chèo khua nước rào rào vẩn cả bùn dưới đáy sông. Những người đàn ông trên thuyền mặc quần vải bạt màu vàng, hát những bài dân ca buồn nẫu ruột rồi xa dần. Chị khoan khoái rút tay lên để những giọt nước trên tay rơi trở lại dòng sông, âm hưởng vang lên gấp mười lần. Chị vục nước rửa mặt sạch sẽ rồi hát khe khẽ: Mẹ ơi mẹ nỡ lòng nào, gả con cho chú bán dầu, mẹ ơi!... Các chị tôi đều biết hát bài dân ca buồn buồn đó... Nhưng trong một truyện cổ nổi tiếng Chàng bán dầu chiếm ả hoa khôi thì chàng bán dầu là con người đa tình và rất mực hiếu nghĩa, có thể thấy thằng bán dầu đó không phải chàng bán dầu trong bài dân ca. ở thôn quê có một loại chim cộc đuôi rất xấu, có tên là Chàng bán dầu. Chàng bán dầu mà các chị hát có lẽ là loại chim này. Chị Tám vừa hát khe khẽ, vừa cởi bỏ quần áo mỏng manh trên người vắt lên cành liễu. Thân hình chị đẹp tới mức khuynh quốc khuynh thành. Cái đẹp của chị liên quan nhiều hơn đến yếu tố giống lai. Những người nấp trong rặng liễu nhìn trộm thân hình chị hôm đó chắc chắn là chết không nhắm mắt, có điều nhìn thấy cảnh đó rồi thì chết cũng cam lòng. Vì người đẹp mà chết, cái chết nặng tựa Thái Sơn!
Cái đẹp của chị Tám không qua tô điểm, đẹp tự nhiên, chị chưa hề biết thế nào là trang điểm, càng không biết uốn éo điệu đàng. Chị là khối tuyết trên đỉnh núi ở châu Nam cực, không hề vẩn bụi. Trong ngọc trắng ngà, hoa nhường nguyệt thẹn, một cái đẹp đích thực. Rồi, miệng vẫn hát, chị lần từng bước ra giữa sông. Nước ngập chân chị, ngập bụng chị, ngập hai gò vú. Đàn cá nhỏ vui vẻ và cảm động đụng vào đầu vú chị. Hai gò vú làm sáng bừng mặt nước? Nước ngập hai vai, làm rối mớ tóc dài của chị. Chị vẫn tiếp tục tiến lên rồi đột nhiên biến mất. Chị trông thấy ở dưới nước một cảnh tượng lạ lùng mà trên trần thế không bao giờ thấy: đàn cá rực rỡ nhào lộn chào đón chị, có nước rậm rạp vui mừng ngả nghiêng, đáy sông mở tiệc dài mươi dặm, quỳnh tương ngọc dịch, sơn hào hải vị, mùi thơm theo dòng chảy ra đại dương, đại dương trở nên thơm ngát. Giờ đây tôi mới hiểu, cô Natasa mà tôi si mê thuở thiếu thời, chính là cái bóng của chị.
Mẹ đi dọc theo đê, vừa đi vừa khóc, tay ôm bộ quần áo chị bỏ lại. Những năm tháng ấy, chết người là chuyện bình thường, vài người khuyên nhủ qua loa, mẹ cũng nhân đó mà nín khóc. Mẹ ngồi trên bờ sông thẫn thờ nhìn dòng nước lạnh ngắt, lẩm bẩm:
- Con nhỏ thấu hiểu mọi nhẽ, nó không muốn là gánh nặng cho mình nên mới tìm đến cái chết! Con ơi, cả đời con chưa bao giờ được hưởng phúc, dù chỉ bằng hạt vừng!...
Mặt Rỗ cầm chiếc rọ lên, cười cười, bảo mẹ:
- Nhà Thượng Quan, đeo vào!
Mẹ lắc đầu, nói:
- Anh Rỗ này, tôi chết thì thôi, không đeo nó nữa!
Mặt Rỗ nói: - Đây là nội qui!
Mẹ cầm chiếc rọ, rồi nhẹ nhàng quẳng xuống đất, nói:
- Anh Rỗ, làm ơn đừng ép tôi!
Mặt Rỗ hỏi: - Nhà Thượng Quan, bà dùng cách gì che được mắt tôi thế!
Mẹ vốc liền mấy vốc đậu vàng trong lòng cối, ngửa cổ nuốt chửng rồi cúi xuống nôn tất cả ra.
Nôn xong, nước mắt ràn rụa, mẹ nói:
- Tôi định cứu con tôi, không ngờ lại đẩy nó đến chỗ chết!
Mặt Rỗ nói:
- Bà quả không vừa? Không làm thế nữa thì tất cả chuyện cũ coi như bỏ qua. Mặt Rỗ tôi cũng do cha mẹ sinh ra cả thôi!
2
Đội áp giải đã mất đội trưởng khi dẫn giải Bác-bít và Thượng Quan Niệm Đệ qua vùng núi non đầm lầy thì xảy ra một cuộc tao ngộ chiến với quân địch. Lúc này đêm đã khuya, mưa như trút, chớp xanh lè soi sáng những vườn nho mênh mông. Hai bên chạm trán, đầu tiên là vài ánh đèn pin lóe lên, tiếp theo là một tia chớp sáng rực, soi rõ khuôn mặt trắng bệch đầy khiếp hãi, tiếp đó là đêm tối mênh mông. Hai bên ngớ ra một thoáng rồi mới nổ súng, người dính đạn ngã lăn ra, kêu la inh ỏi. Lưỡi lửa đỏ phun ra từ đầu nòng, tiếng nổ chát chúa, mùi thuốc súng khét lẹt, chẳng khác tiếng nổ và mùi củi thông cháy. Trong lúc nguy cấp, Niệm Đệ bị ai đó đẩy một cái, ngã dúi xuống một gốc nho, đầu đập vào chiếc trụ đá, mắt nảy đom đóm. Cô nghe thấy Bác-bít kêu lên câu gì đó, rồi trong ánh chớp và tiếng sấm ùng oàng, cô trông thấy anh ta chạy dềnh dàng như một con lừa ngù xuẩn, hai chân dẫm bành bạch, bùn bắn tung tóe, đầu ngẩng cao, tóc dựng như bờm ngựa. Một đội viên kêu lên:
- Tù binh chạy mất rồi!
Đạn bay chíu chíu xung quanh Bác-bít, một viên hình như bắn trúng anh ta, chị Bảy trông thấy anh ta ngã chúi xuống. Mấy đội viên áp giải xông lên, một loạt đạn bắn vỗ mặt quật ngã tất cả, người thì thủng bụng, người gãy lưng. Chị Bảy gào lên:
- Bác-bít!
Chị cho rằng Bác-bít đã chết
Nhưng anh ta chưa chết, anh ta vùng dậy, nhảy qua trụ dàn nho rồi mất hút trong màn đêm. Trong chớp giật liên hồi, chị Bảy trông thấy những tay nho xoắn như lò xo rung rinh dưới mưa. Hai bên bắn nhau một chập nữa rồi rút. Sự việc xảy ra nhanh như gió và kết thúc cũng nhanh như gió, nhanh như chưa từng xảy ra. Nhưng qua không khí ẩm ướt và mùi thuốc súng khét lẹt, chị Bảy biết rằng cuộc chiến đấu đã xảy ra và đã kết thúc. Chị nằm thu mình dưới gốc nho rất lâu, không dám động cựa, nghe tiếng mưa rơi trên lá, nghe tiếng con dế bị sấm chớp đuổi ra khỏi hang, tiếng gầm gào của nước lũ xa xa. Một con ve sầu giật mình bay lên rồi đập phải thân cây trước mặt rơi như một hòn sỏi. Làn gió nhẹ từ dưới khe thổi tới, làm rụng những hạt nước mưa đọng trên lá dọc theo con đường nó đi qua. Những quả nho đang độ lơn sai lúc líu, tỏa mùi chát của quả xanh. Chị Bảy chưa chui ra khỏi gốc nho, nhưng đã bắt đầu tìm kiếm anh chồng tóc vàng Bác-bít. Chị gọi khe khẽ vì sợ đánh động bọn có súng. Gọi mãi, nhưng chỉ có tiếng mưa rả rích trả lời. Thế là chị bắt đầu gào thật to:
- Bác-bít, Bác-bít, Bácbít!
Gọi ba câu Bác-bít, nước mắt đã đầm đìa. Chị bổ nhào khắp cánh đồng nho. Cánh đồng này cung cấp nguyên liệu cho nhà máy rượu vang đầu tiên của Trung Quốc. Lúc này, Tư Mã Khố đã trở lại vùng Cao Mật sau khi trốn thoát bằng cách nhảy xuống sông Thuồng Luồng, đang bẻ đưa hấu trong ruộng của lão ba Vuông. Còn ở chỗ vực của sông Thuồng Luồng, phía hạ lưu những con nhệch hung hãn đang rỉa xác đội trưởng đội áp giải. Chị Bảy chốc chốc lại vấp phải xác người. Qua ánh chớp, chị trông thấy máu tươi đang bò trên mặt đất đã no nước, mùi tanh lợm xộc lên mũi, thần kinh căng thẳng như có con gõ kiến liên tục mổ vào đầu! Chị hốt hoảng chạy như điên, vừa chạy vừa gào khóc, vấp ngã dúi dụi, nước đọng trên lá nho rơi lộp bộp. Giày dép đã tuột mất tự lúc nào, hai bàn chân trần rớm máu tay sút sẹo mà không cảm thấy đau. Một bên vú đã bị trọng thương. Cặp vú chị đẹp tuyệt trần, như hai cái âu bằng pha lê úp sấp. Đẹp như vậy mà bị tổn thương, khiến tôi vô cùng xót xa. Anh chàng Bác-bít chết tiệt đã cao chạy xa bay, hơn nữa, đã đi là đi biệt, không một tin tức. Mấy chục năm sau, những lời đồn thổi về anh ta đã khơi lại nỗi đau và rất phiền phức cho chúng tôi. Thằng chó đó còn sống hay đã chết thì chỉ có trời mới biết! Cuối cùng, chị Bảy bị kiệt sức, nằm mê man trong đồng nho, nói rằng mê man, nhưng thực ra chị vẫn còn đôi chút cảm giác, chị vẫn còn cảm nhận được hơi lạnh của đất, nước rớt trên mặt, vẫn nghe thấy tiếng gầm gào của nước lũ và tiếng ếch nhái ộp oạp, cảm nhận được cái đau nhục thể râm ran toàn thân và nỗi đau tinh thần khiến chị ứa nước mắt.
Trời rạng sáng, sương mù lớn như mưa phùn, sấm chớp đã im hơi lặng tiếng, không còn soi sáng cho trời đất. Nét mặt nhợt nhạt, chị Bảy định nhổm dậy, nhưng chị kinh ngạc nhận ra rằng, cơ thể không theo sự sai khiến của chị nữa. Tất cả cứng đờ ra, chỉ còn trái tim là sống nhưng đau như muốn vỡ. Đất trời cô quạnh, chỉ còn tiếng mưa rào và tiếng lũ réo ầm ầm, thảng hoặc xen vào tiếng gáy quái đản của chú gà trống choai, khiến người nghe bủn rủn chân tay. Sau đó, vùng đông rực cháy, nhuốm hồng nửa bầu trời, ánh sáng ban mai đỏ như máu, sương mù nhớp nháp bắt đầu ngưng kết, lăn từng giọt xuống chỗ trũng. Nắng sớm màu da cam lọt qua kẽ lá nho, rọi lên người chị Bảy, mơn trớn cơ thể đã mất hết cảm giác của chị. Trong lòng chị Bảy như có cỗ xe chạy hết tốc lực, chị nhìn bầu trời đang chuyển dần sang màu hoa hồng. Trăm mối tơ vò, đầm đìa nước mắt! Chị khóc nức nở, rơi bao nhiêu là nước mắt và cảm thấy trong lòng nguôi ngoai đôi chút. Chị rất mong Bác-bít trở lại tìm chị, thậm chí đã tưởng tượng ra Bác-bít đang lom khom vạch cây rẽ lá, vỗ tay gọi khẽ tên chị. Nhưng mặt trời đã lên cao ba con sào mà vẫn không trông thấy bóng dáng Bác-bít đâu cả. Một con sâu nho y hệt con hổ vằn nằm chềnh ềnh ở cuống lá, ngẩng cao cái đầu gân guốc đầy góc cạnh, ỉa cứt xanh xuống mặt chị Bảy. Tởm quá, và sợ nữa! Chị nhớ lời dạy của người xưa là dùng bao giờ trồng nho trong sân nhà, vì sâu nho - con sâu béo núc có vằn như vằn hổ nên gọi là Sâu Hổ- hay trêu ghẹo phụ nữ. Người nào bị nó trêu ghẹo sẽ đẻ ra toàn là nho. Thế là chị lại nhớ tới mẹ. Mỗi khi kể về con sâu hổ này, thường là nét mặt cực kỳ nghiêm túc, làm như mẹ tận mắt chứng kiến câu chuyện xảy ra từ đầu đến đuôi. Mẹ kể, có một cô bị sâu hổ tròng ghẹo, bụng to như cái chum, hai sợi râu của nó thò ra ngoài lỗ mũi cô ta. Các chị sợ rúm người lại, ôm lấy nhau thật chặt như đàn chim non trước cơn gió lạnh. Con sâu hổ ngó xuống chị Bảy. Nó cong cái đuôi tẽ làm hai như chục nhảy xuống. Chị nhắm tịt mắt lại cố nhích ra xa. ánh nắng mặt trời bắt đầu hun đốt, mặt đất bốc hơi hầm hập. Chị Bảy mồ hôi đầm đìa, nước trong người thoát ra cùng với mồ hôi. Chị ngạc nhiên vui mừng khi thấy các cảm giác đã được khôi phục. Cuối cùng, chị vịn dây nho đứng lên. Chị Bảy lại bắt đầu tìm kiếm Bác-bít, liên tục bảy ngày bảy đêm, đói thì ăn cỏ dại, khát thì uống nước khe, bất chấp khả năng có thể bị những con sâu tròng ghẹo, chị len lỏi khắp cánh đồng nho, quần áo bị gai cào rách bươm, hai bàn chân tóe máu, trên người đầy những vết muỗi cắn. Chị đã thực sự trở thành người rừng gớm ghiếc! Đến chiều tối ngày thứ tám, chị hoàn toàn tuyệt vọng.
ở bên rìa cánh đồng, chị ngửi thấy mùi thối rữa của xác chết, chị nôn thốc nôn tháo. Phía tây, mặt trời đỏ rục lẩn vào đám mây khổng lồ định đốt cháy đám mây, nhưng lại bị đám mây dìm chết. Không khí ngưng đọng đến nghẹt thở, ruồi muỗi sà vào mặt. Đó là triệu chứng sắp mưa to. Chị Bảy thất thểu đi về phía thôn để trú mưa. Đầu thôn có một ngôi nhà chơ vơ một mình. ánh đèn leo lét khiến lòng chị ấm lại. Rất nhiều chuyện cổ tích đã nảy sinh từ những ngôi nhà như thế này, chuyện ma, chuyên trộm cướp, chuyện hiệp khách. Trong đầu chị đầy ắp những chuyện loại ấy. Chị mong gặp một bà già ngồi quay sợi bên ánh đèn leo lét. Bà cụ tóc trắng như bông, mặt mờ, miệng móm, tay như que củi, cử động chậm chạp, bụng dạ hiền lành. Bà đang đun một nối cháo. Chị Bảy nghĩ vậy, liền nghe thấy tiếng xa quay và ngửi thấy mùi cháo. Chị gõ cửa chứ không chọc thung giấy dán cửa sổ như trong chuyện cổ tích để nhìn trộm vào trong nhà.
Trong nhà đèn tắt phụt. Tiếng cuốc kêu không nghỉ ngoài vạt hướng dương. Chị Bảy lại gõ cửa, một giọng nữ hỏi khẽ:
- Ai đấy?
- Bác ơi, bác làm ơn! - Chị Bảy nài nỉ - Cháu đang lâm nạn!...
Trong nhà vẫn lặng im, chị Bảy kiên nhẫn chờ đợi. Cánh cửa hé mở, một bóng xám ló ra.
Dẫn chị Bảy vào trong nhà là một phụ nữ, chị ta rờ rẫm tìm đá lửa đập cạch cạch, tia lửa bén vào bùi nhùi. Chị thổi cho lửa bùng lên rồi châm vào ngọn đèn dầu. Qua ánh đèn vàng vọt, chị Bảy nhận ra chị ta rất trẻ và khỏe mạnh, da đen giòn. Chị Đen đội khăn chít ngang, mũi giày buộc mẩu vải trắng, đây là dấu hiệu của người vừa chết chồng. Trong lòng chị Bảy bỗng trào lên niềm thương cảm của những ngồi đồng bệnh tương liên, không đợi chị ta hỏi han, chị Bảy đã nước mắt lã chã, quì sụp kể lể:
- Chị ơi, chị hãy thương em, đã bảy ngày nay em chưa có chút gì vào bụng!
Chị Đen kinh ngạc phướn cặp lông mày cong vút, những nét thông cảm còn đọng mãi trên mặt chị y như nhưng gợn sóng trên mặt đầm trước làn gió nhẹ. Chị thêm nước vào nồi, bỏ thêm củi vào lò rồi lấy ra. mấy chiếc quần áo, bảo chị Bảy:
- Đừng ngại bẩn, mặc vào đi! Quần áo chị Bảy đã rách tã như xơ mướp, hở cả da thịt. Khi chị trút bỏ bộ quần áo trên người, mặc dù thương tích đầy mình và bê bết bùn đất, nhưng tấm thân ngà ngọc vẫn hiện ra lồ lộ. Đương nhiên, cái hấp dẫn nhất, khiến người ta hâm mộ và ghen tị nhất vẫn là cặp vú thanh tú của chị Bảy. Chị cảm thấy ngượng trước cái nhìn của chị Đen, nên vội quay đi mặc quần áo vào, bộ quần áo đàn ông, có mùi ẩm mốc. Chị Đen ngồi đun bếp, ánh lửa nhảy nhót trên mặt chị. Chị Bảy cảm thấy trong cặp mắt sâu lắng của người đàn bà da đen nhẻm kia ẩn chứa nhiều điều bí mật.
Vừa ăn bát cháo rau nóng hổi, chị Bảy kể hết, không giấu điều gì, về thân thế và hoàn cảnh của mình. Nước mặt chị rơi xuống bát cháo, khi chị thuật lại bảy ngày bảy đêm liền đạp lên chông gai đi tìm chồng. Người đàn bà kia như cảm động về chuyện của chị. Chị ta rơm rớm nước mắt, hơi thở dồn dập, tay cầm que củi đang cháy vẽ rất nhiều vòng tròn trên mặt đất.
Bên ngoài trời lại đổ mưa, mùi không khí ẩm ướt xộc vào trong nhà. Dầu đã gần cạn, một mùi quái gở lan khắp gian nhà, ngọn lửa tàn trong lò lóe lên lần cuối trước khi tắt hẳn, soi rõ hàm ràng trắng nhởn của chị ta. Chị Bảy liền nghĩ tới con hồ ly, chợt có ý nghĩ rằng người đàn bà này là do hồ ly tinh biến thành. Ngôi nhà chơ vơ bên ngoài thôn, một đêm vừa mưa vừa gió, một kẻ hoạn nạn, chính là không khí và hoàn cảnh sản sinh ra hồ ly tinh. Nghĩ vây, chị phát hiện cái mũi của người đàn bà dài ra như bằng cao su, mắt và lông mày nhòe dần đi, trên người mọc đầy lông. Chị Bảy suýt kêu thét lên. Người đàn bà thở dài, nói:
- Khuya rồi, đi ngủ thôi! - Nói rồi chị ta đứng lên, chỉ vào đống rơm ở xó nhà - Cô ngủ tạm một đêm vậy!
Chị Bảy chui vào ổ rơm, cảm thấy sung sướng vô cùng, chăn bông gối đệm cũng không dễ chịu bằng ổ rơm. Rất nhanh, chị đi vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau, khi chị Bảy tỉnh dậy thì đã thấy người đàn bà ngồi thẫn thờ trên ngưỡng cửa. Chị ta mặc chiếc áo tơi rộng, đầu đội nón lá như những người câu cá bên sông. Chị ta nhìn chị Bảy nở một nụ cười hờ htĩng, hỏi:
- Dậy rồi đấy à? Chị Bảy cảm thấy ngượng vì dậy muộn.
Người đàn bà nói:
- Đi, tôi đưa cô đi xem cái này? Nói rồi chị ta đứng dậy đi luôn, không ngoảnh lại. Chị Bảy rất phân vân nhưng vẫn đi theo người đàn bà. Ra khỏi nhà là cánh đồng, cao lương chính vụ đang phát triển như vũ bão. Người đàn bà bước nhanh, xuyên qua những luống hoa màu rẽ sang cánh đồng nho rồi chui vào một vạt rừng rậm rạp. Đây là khu lăng mộ, cây cối um tùm trên gò cao đây đó là những bông hoa nhỏ màu trắng. Chị Bảy không còn lòng dạ ngắm cảnh, trong lòng thấp thỏm, lại bắt đầu nghi ngờ người đàn bà là con hồ ly tinh, thậm chí còn trông thấy cái đuôi của chị ta đội vạt áo sau lên.
Khi trèo lên đỉnh gò, chị Bảy nhận ra phía trước mặt là biển Bột Hải xanh biếc, những ngọn sóng bạc dồn đuổi nhau chạy vào bờ. Cánh đồng nho tuyệt đẹp liền kề với bãi cát. Biển cả khiến chị Bảy sũng sờ. Chị không nghĩ rằng biển lại là như vậy, nhưng buộc phải thừa nhận biển là như vậy. Không để cho chị suy nghĩ, người đàn bà cắm cúi đi nhanh hơn. Lưng chừng gò có một bụi quán mộc che khuất một cửa han, mùi hôi thối từ trong hang bốc ra. Chị Bảy nghĩ, chắc là hang hồ ly đây rồi. Người đàn bà ra hiệu cho chị chui vào hang. Chị Bảy đánh bạo chui vào.
Bác-bít bị thương đang ẩn trong hang.
Vợ chồng vừa gặp nhau vừa ngạc nhiên vừa mừng, nhưng sau đó kết cục không đẹp chút nào. Đúng lúc vợ chồng Bác-bít đang ôm nhau, người đàn bà đứng phía sau cho nổ liền ba quả lựu đạn, cả ba đều chết.
Cái hang không lớn, người ta lấp nó lại thay vì đắp phần mộ cho ba người.
3
- Mụ già, mụ đừng cho tôi sợ mụ, tôi đập chết mụ là vì mụ đáng chết. Đòi tôi đã nếm đủ cay đắng của nhà Thượng Quan, tôi chẳng nợ gì mụ. Tôi đốt cho mụ một đinh vàng, mụ đầu thai ở đâu thì đi mà đầu thai, hóa kiếp ở đâu thì đi mà hóa kiếp dừng lang thang ở Cao Mật này làm gì! Tôi nói mụ đã nghe rõ chưa hở mụ già?...
Mẹ quì trước mộ Bà Lã, vừa đốt tiền giấy vừa khấn. Mẹ ra mộ đốt vàng mã cho Bà Lã vì ba đêm liền, mẹ mơ thấy bà đầu đầy máu, đứng trước giuờng. Mẹ vô cùng hoảng sợ nhưng cố nén, lên tiếng trách bà Lã:
- Bà về đây làm gì?
Bà Lã không trả lời, chớp chóp cặp mắt lồi như mắt bướm, thè lưỡi liếm môi, cái lưỡi đỏ chót, rất linh hoạt, không ăn nhập với khuôn mặt đờ đẫn. Mẹ bảo:
- Bà cút đi, cút đi!
Bà nội chậm rãi cúi xuống, giơ cánh tay xanh lè với những móng tay rất dài, vuốt đầu bọn trẻ trên giường. Mẹ hốt hoảng định vùng dậy, nhưng chân tay không thể cử động như bị trói chặt. Kim Đồng bị tiếng la thất thanh của mẹ đánh thức dậy. Anh lay vai mẹ. Mẹ thét lên một tiếng rồi nhổm dậy thở hồng hộc, mồ hôi đầm đìa, hồi lâu mới nói:
- Sợ quá! Mẹ nghe thấy tiếng củi nổ lép bép trong lò.
Kim Đồng hỏi:
- Có chuyện gì vậy mẹ? Mẹ im lặng không nói gì Kim Đồng cũng nghe thấy tiếng củi nổ trong lò. Ngọn lửa đốt vàng mã sáng lên trong đêm tối, tàn giấy theo khói bay lên, lên mãi rồi mất hút trong đêm đen. Mẹ lấy que củi cời cho cháy hết, nhưng hình như không thể cháy hết. Mẹ nói cứng để cho đỡ sợ, nhưng sống lưng cứ lạnh toát. Con cú mèo nức nở trên ngọn thông, đôi cánh dày loang trắng trong đêm. Từng đốm lửa lân tinh chập chờn giữa đám cỏ khô ngoài nghĩa trang. Màn đêm và đường chân trời đột nhiên khép lại, thế là lửa lân tinh sáng rực lên, đêm càng tối hơn, thâm nghiêm hơn, những ngôi sao đặc biệt tỏa sáng. Đoàn tầu kéo còi chạy qua, mẹ cảm thấy đất dưới chân rung chuyển hồi lâu. Đoàn tầu làm cho mẹ đỡ sợ ma. Mẹ đứng lên định ra về thì nghe sau lưng có tiếng cười nhạt: Hề hề! Tóc gáy dựng đứng, giọng cười sao mà quen thuộc. Đó chính là tiếng cười nhạt của bà nội đêm đêm vang lên trong ổ rơm ở chỗ cối xay bột! Mẹ quýnh lên, vãi đái ra quần, khuỷu tay tróc cả da, vừa lăn vừa chạy ra khỏi khu mộ. Quang cảnh bà nội bị đập chết hiện rõ mồn một trong đầu mẹ, lâu rồi mà mới như ngày hôm qua.
Khi đó mẹ đang lê đôi chân phù nề quét dọn phân dê ngoài sân, chợt nghe thấy tiếng hét thất thanh ở gian giữa. Mẹ vút chổi chạy vào, trông thấy bà hai tay ôm eo Ngọc Nữ, còn cái miệng móm thì ngoạm chặt vành tai Ngọc Nữ mà nhai hay là cắn gì đó. Có thể khi đó ánh mắt bà nội đầy vẻ hiền từ. Có thể bà đang hôn cháu gái? Mẹ lật đi lật lại vấn đề, những tiếng gào của Ngọc Nữ đã thổi bùng nỗi căm giận của mẹ đối với bà nội, oán mới thù xưa khiến mẹ nghẹt thở! Mẹ nhớ mẹ đã chửi: Quân súc sinh! Rồi nhào tới kéo Ngọc Nữ ra khỏi tay bà. Nhưng những ngón tay bà nội móc vào nhau như vuốt chim ưng không sao gỡ ra được. Ngọc Nữ kêu thét như lợn bị chọc tiết, bà nội vẫn cắn chặt tai chị, nhai sồn sột như nhai miếng thịt dai ngoách. Mẹ bỏ Ngọc Nữ, đấm liên hồi vào bả vai bà nội, áo trên vai bà rách bung từng mảnh, tay mẹ chạm vào làn da sù sì như da cóc của bà. Mẹ giật mình vội rụt tay lại. Mẹ lại túm tóc bà nội, nhưng vừa chạm vào, tóc bà đã bung ra từng mảng, lộ ra cái đầu trọc lốc. Mẹ cuống lên chạy vòng quanh trong khi Ngọc Nữ khóc đã khản cổ, người mềm nhũn. Chính lúc đó chiếc chày cán bột từ sau chum lăn ra, linh hoạt như một sinh vật, tự động nhảy lên tay mẹ. Chiếc chày bằng gỗ táo nhẵn bóng vì đã qua rất nhiều bàn tay thô ráp của các thế hệ nhà Thượng Quan. Còn nhớ năm xưa chiếc chày này đã nện vỡ đầu mẹ. Trời đất xoay vần, tôn ti điên đảo, cầm cái chày trong tay, mẹ cảm thấy sao mà trúng ý mẹ. Vậy là mẹ giơ cái chày lên giáng một nhát giữa đỉnh đầu trọc lốc của bà nội. Đây là lần đầu tiên mẹ hành hung và cũng là lần đầu tiên mẹ nghe tiếng động quái gở của chiếc chày đập vào sọ người. Bụp? Một tiếng động ghê răng, đừng đục. Mẹ cảm thấy chiếc chày trong tay bật trở lại một cái, cái sọ lõm xuống một lỗ hình tròn như nện trên cục bột nhão. Chỉ một nhát ấy thôi, bà nội co rúm lại, cái đầu nặng nề chống lại trong một thoáng rồi ngoáy đảo lia lịa. Ngọc Nữ bị thân hình đồ sộ của bà nội đè lên, gần như nghẹt thở. Mẹ vẫn vung chày dập lia lịa xuống cái đầu đã nát bét, càng dập càng hăng, càng đập càng nhanh nhẹn, khí thế càng hùng dũng, cứ mỗi lần vung lên hạ xuống mẹ lại rủa: Đồ khốn nạn? Đồ súc sinh! Mụ cũng có ngày hôm nay? Từ khi về nhà mụ ta đã nếm đủ điều cay đắng! Mụ bắt ta ăn cơm thừa canh cặn, mặc như con ăn mày, không coi ta như con người? Mụ đã dùng cái chày này đánh ta vỡ đầu, mụ dùng kìm nung do kẹp đùi ta! Mụ xúi giục con trai mụ hành hạ ta. Đến bữa ăn mụ giăng lấy bát ta, chửi ta chỉ biết đẻ con gái, khiến dòng họ nhà Thượng Quan tuyệt đường hương hỏa, không cho ta ăn! Mụ hắt bát cháo nóng bỏng vào mặt ta, mụ là đồ cay nghiệt, mụ đâu có biết con trai mụ là một con la? Cả nhà mụ đã dồn ta đến bước đường cùng, chổng mông lên như một con chó cái mà xin giống của người khác! Ta nhục nhã ê chề, chịu đủ tội mà con người không đáng chịu. Mụ là cái đồ súc sinh!
Cái chày cùng với nỗi oán hận chất chứa suốt mấy chục năm, trút xuống đầu bà nội như mưa. Bà nội mềm nhũn ra, chỉ còn là một đống thịt thối hoắc, từng đàn giòi và chấy tranh nhau rời khỏi cơ thể bà ta. Đầu nứt toác, óc văng tung tóe, mùi tanh tưởi xông lên nồng nặc. Mẹ gỡ từng ngón tay như vuốt diều hâu của bà, giải cứu cho Ngọc Nữ chỉ còn thở thoi thóp. Vành tai chị chỉ còn là một đám bầy nhầy như một lát khoai thối.



1
Chị Tám ơi, mỗi khi nghĩ đến chị là lòng em lại quặn đau, nước mắt như mưa. Chị là chị em cùng bào thai thân thiết nhất của em, là cây cỏ dại đẹp nhất vùng Cao Mật, không ai đẹp bằng chị. Vậy mà từ trước tới nay em coi như không có chị. Chị như một vật thừa, lặng lẽ ngồi một xó. Chị chết rồi, em mới thấy chị sáng giá, lảm nhảm những lời vô nghĩa để tưởng nhớ chị. Mái tóc bạch kim của chị óng như tơ dù có những còn chấy ký sinh ở đó. Mắt chị trong như pha lê mặc dù chị bị mù. Đôi môi chị đỏ mọng như mào gà trống. Đôi vú chị như cặp vó trắng của con ngựa hồng. Chị sợ trầm mình trong chum nước thì phiền hà cho mẹ. Chị sợ chết tại nhà thì hủy hoại thanh danh nhà Thượng Quan. Do vậy chị ra sông tự tận. Kỳ thực thanh danh nhà Thượng Quan thì... Người ta có câu Nghèo như ăn mày thì không thể nghèo hơn, quá nhiều chấy thì không còn thấy ngứa, ai chê trách chị chết trong chum hay chết ngoài sông. Chị dò dẫm bước ra khỏi nhà. Ngôi nhà này đã từng lui tới các anh hùng hào kiệt, từng vào ra những kẻ vô lại, du côn. Ngôi nhà này đã cũ nát quá sức tưởng tượng, chim én lặng lẽ thò mỏ ra với anh dưới mái hiên, những lời không thành tiếng của nó là lời chào hỏi qua bộ lông bóng mượt màu lam ngọc trên cánh én. Chim én ơi, tôi muốn ra bờ sông, én có vui lòng cùng đi với tôi không? Thế là từng đàn chim én đau xót nhào lộn trên đầu anh.

Gió Nam lùa trong ngõ hẹp, đó là một mùa xuân đói khát, xác người chết trong đống cỏ bốc mùi thối. Chị sở dĩ chưa bị chết đói là nhờ mẹ dùng dạ dày và thực quản làm túi đựng, lấy trộm lương thực đem về. Tại xưởng xay bột của Tư Mã Khố, công xã nhân dân tập trung một số phụ nữ đến đẩy cối, cung cấp bột cho công nhân xây dụng thủy điện Hiệp Sơn. Người điều hành công việc này có hỗn danh là Mặt Rỗ, tên thật là gì không ai biết. Anh ta là một phế binh, tóc mai trắng như cước, khuôn mặt hồng hào, khí sắc rất tốt. Anh ta cầm roi da đứng gác ở cổng nhà xưởng, hứng lên thì đi dạo bên trong một vòng. Cánh phụ nữ mỉm cười vờ vịt với anh ta, tán tỉnh anh ta bằng những lời đường mật: Anh Rỗ ơi, anh quả thật có tấm lòng Bồ Tát. Không, ta không phải Bồ Tát, mà là sáng mắt sáng lòng, kẻ nào bắt chước mấy con lừa ăn vụng lương thực, thì đừng trách cây roi của ta vô tình! Cô vợ góa của nhà họ Thôi bây giờ thì đã già. Cô dụ anh Rỗ bằng cặp vú đã xệ. Chú Rỗ ơi, chú Rỗ, ra chỗ chuồng ngựa, cháu có chuyện quan trọng muốn bàn với chú. Trước kia, cô vợ góa nhà họ Thôi là bồ của Tư Mã Khố, giờ đây hiến thân cho anh Rỗ chẳng khác đem mỡ đến miệng mèo. Cánh phụ nữ tranh thủ thời cơ lấy trộm đậu hạt và lúa mạch nhét đầy các túi, ống quần, bít tất, thậm chí cả trong quần lót. Nhưng những trò vặt ấy làm sao qua được cặp mắt tinh tường của Mặt Rỗ. Lúc tan tầm, anh ta bắt bỏ hết ra và vung roi cứ nhằm lưng các bà các cô mà vụt.

- Ăn cắp này! Cho mày ăn cắp này!

Mỗi roi là một lằn máu, đám phụ nữ kêu khóc vang trời, quì la liệt dưới đất. Cô vợ góa nhà họ Thôi mất công toi, không lay chuyển được lập trường Mặt Rỗ. Anh ta bảo:

- Công là công, tư là tư, không vì tư mà rối loạn phép công.

Đám phụ nữ không dám giắt trộm vào người, mà chỉ dám ăn vụng mỗi khi Mặt Rỗ sơ ý, gặp đậu ăn đậu, gặp cao lương ăn cao lương, gặp tiểu mạch ăn tiểu mạch. Khi ăn vụng còn không dám nhai vì tiếng nhai ròn như pháo tép. Nuốt chủng thôi, nuốt chửng còn dễ hơn ăn cắp. Hai thằng trời đánh nhà họ Tư Mã làm sao mua về những thớt cối lớn đến như thế, y như những quả núi nhỏ. Đám phụ nữ trách móc, rạp mình xuống mà kéo cối, kịch kịch kịch kịch lúc nhanh lúc chậm, mồ hôi ròng ròng, bụng sôi ùng ục đầy những hơi là hơi, bụng trương lên, không dám đánh trung tiện nếu Mặt Rỗ có ở đấy. Mũi Mặt Rỗ thính như chó nghiệp vụ, ngửi mùi rắm là đoán ra ngay người nào ăn vụng thứ gì.

Bột chảy rào rào trông như những hạt tuyết khô, tuyết vàng có, tuyết đỏ có, tuyết năm màu trộn lẫn nước mắt các bà mẹ. Chai nổi cộm trên vai các bà, chai ở bàn chân cứng như móng guốc sức vật, nỗi khổ của các bà ngang với nỗi đau của cây thánh giá! Nhưng vào cái năm ấy, tình hình như thế là còn khá. Mặt Rỗ nói:

- Các mẹ đừng chửi tôi vô lương tâm, các bà ở xưởng bột Sơn Đồn còn phải đeo rọ miệng kia. Quả vậy, nếu không làm lừa kéo cối xay thì chị Tám đã chết đói từ lâu, khỏi phải nhảy xuống sông tự vẫn, Hàn Vẹt cũng chết đói từ lâu, mấy chục năm sau khỏi có cái Trung tâm nuôi chim Phương Đông, mẹ cả đời ngay thẳng cũng không khỏi trở thành tên trộm vặt! Hôm ấy trời oi bức, mẹ về nhà bị nôn. Đến đêm thì trời mưa to, sáng ra, mẹ trông thấy Hàn Vẹt nhặt những hạt đậu lên ăn. Mẹ chợt nảy ra một ý, từ đó trở đi, mỗi khi gần tan tầm là mẹ nhân lúc tranh tối tranh sáng, bốc lương thực mà nuốt như điên, dạ dày căng phồng, cổ họng thẳng đuỗn. Mẹ quì xuống bên chiếc bồn gỗ đầy nước lã mà nôn, lương thực, lương thực quí như vàng, thứ lương thực đáng ghét ấy trộn lẫn với những tia máu và dịch vị dạ dày, cứ thế mà ọe ra. Thực ra, lương thực xưa nay vốn rất quí, mẹ vĩnh viễn là con người vĩ đại, cách thức mẹ lấy trộm lương thực cũng độc nhất vô nhị trên đời, kẻ trộm mà như mẹ cũng sáng giá lắm. Mỗi khi nghĩ đến cái cảnh mẹ quì xuống nôn thốc nôn tháo cho bằng hết lương thực ra bồn, là tôi lại ứa nước mắt và thấy máu trong người sôi sục, rất muốn làm nên sự nghiệp hiển hách để đền đáp công ơn mẹ. Chỉ tiếc là Thượng Quan Kim Đồng tôi suốt đời treo tư tưởng của mình trên đầu vú mà lênh phênh đây đó, y hệt chiếc lục lạc vàng chóe. Chị Tám bị dày vò vì tiếng nôn ọe của mẹ, tuy mù cả hai mắt, nhưng hình ảnh của mẹ, chị còn thấy rõ hon tôi. Mẹ ơi mẹ, chị sụt sịt khóc, áp vầng trán mịn màng vào bức tường đen nhẻm, chị nghe thấy lương thực rơi lõm bõm xuống bồn nước, thánh thót nhưng không vui tai, chúng như phát đạn ghém bắn vào củ cải đỏ, trái tim chị Tám chính là củ cải đỏ ấy. Lần đầu tiên mẹ ọe lương thực, chị Tám còn tưởng rằng mẹ bị ốm. Chị lần ra sân, đau xót gọi:

- Mẹ ơi, mẹ làm sao thế?

Mẹ không còn thì giờ để trả lời chị, tiếp tục ngoáy chiếc đũa vào trong họng để nôn. Chị giơ nắm tay mềm mại đấm lưng cho mẹ, cảm thấy quần áo mẹ ướt sũng vì mồ hôi, chị ngửi thấy một mùi tanh kinh người trên mình mẹ. Một luồng hơi nóng xông thẳng vào đáy mắt, thế là chị trông thấy rõ ràng người mẹ gập lại như con tôm. Mẹ quì gối xuống đất, hai tay vịn mép bồn, hai vai nhô lên, cổ vươn ra rồi rụt lại, ôi cái đẹp đáng sợ, cái đẹp rùng rợn, ôi một hình ảnh trang nghiêm? Cùng với tiếng nôn ọe như tiếng sấm, người mẹ lúc thì co rúm lại, lúc mềm oặt ra như nắm bùn nhão, cái thứ lương thực chết tiệt ấy quí như vàng ngọc châu báu, từng hạt từng hạt rơi xuống bồn... Sau đó, dưới ánh sao mờ ảo, mẹ thò tay vào trong bồn khoắng từng vốc lương thực - hôm ấy là đậu hoàn - trong tay, bóp mạnh rồi từ từ nhả ra để từng hạt tròn xoay, vàng rộm, rơi lả tả xuống nước. Mẹ cứ lặp lại mãi một động tác ấy Mùi nước lạnh trong bồn bị bàn tay thô ráp của mẹ khuấy động, mùi đậu hoàn xộc vào mũi, mùi tanh tanh của máu như hàng loạt mũi tên xông thẳng vào tim chị. Chị sắp sửa òa khóc thì gương mặt mẹ tươi tắn như đóa hoa quì dưới ánh sáng mặt trời ghé sát chị và giọng mẹ như muôn vỡ ra:

- Con ơi, mẹ con ta được cứu sống!

Lời mẹ khiến chị ứa nước mắt, trước mắt chị lại là màn đêm đen kịt! Đêm ấy, mẹ lấy nước lã rửa sạch chỗ đậu hoàn ở trong bồn, lợi dụng tối trời không ai nhìn thấy khói, mẹ ninh một nồi đậu. Mùi đậu chín như một trận cuồng phong đánh thức Hàn Vẹt. Nó dụi mắt, liếm môi, hỏi:

- Ngoại ơi, mùi gì thế hở ngoại?

Chị Tám khi ấy đã là một thanh nữ ngoài hai mươi tuổi rồi, chị không đành lòng ăn đậu nhưng không sao chống lại được, từ lâu lắm rồi, dạ dày chị chưa hề biết mùi vị của lương thực! Ăn miếng đầu tiên chị còn áy náy, sau đó thì chị chẳng kịp suy nghĩ gì nữa. Từ đó, chị mong mẹ về nhà nôn ra lương thực, lại sợ mẹ về nôn ra lương thực. Dạ dày mẹ đã trở thành cái túi chỉ cần cúi xuống là dốc ngược ra, khỏi cần ngoáy họng cho buồn nôn. Hàn Vẹt béo ra, da dẻ chị cũng có vẻ mỡ màng, nhưng mẹ thì gầy đi, dạ dày mẹ không lưu giữ được bất cứ cái gì nữa. Một hôm, Mặt Rỗ đến nhà. Chị Tám ngửi thấy mùi mồ hôi của hắn đã biết hắn không phải người tử tế. Mặt Rỗ cật vấn chị:

- Cô ăn cái gì mà béo tốt thế?

Chị không nói gì, bảo vệ bí mật cho mẹ. Mặt Rỗ sục sạo hồi lâu ngoài sân, cuối cùng giận dữ bỏ đi.

Chị bảo mẹ:

- Mẹ dừng lấy nữa!

Mẹ nói: - Mẹ đã quyết rồi, mẹ không thể nhìn các con chết đói!

Về sau, không phải hôm nào mẹ cũng ăn trộm được lương thực đem về. Mẹ nói rằng, Mặt Rỗ đã bắt những người kéo cối đeo rọ vào miệng. Rọ đan bằng nhành liễu, hình dáng như chiếc bánh màn thầu, chụp kín cả mũi lẫn miệng, bốn sợi dây buộc ra sau ót. Khi đeo rọ, Mặt Rỗ đích thân đeo cho từng người. Hắn phát minh ra loại nút đặc biệt, người khác không thắt và cũng không cởi được Sau khi đeo rọ, muốn ăn vụng lương thực là điều không dễ dàng chút nào.

Vào cái mùa xuân đói khát ấy, cảnh tượng ở xưởng xay bột nhà Tư Mã thật kỳ quặc. Một đoàn phụ nữ gầy như que củi, đầu bù tóc rối, mặt xanh nanh vàng, miệng đeo rọ đan bằng nhành liễu, vai khoác dây thừng, tay chống gậy giữ thăng bằng, gò người mà kéo thớt cối xay nặng chịch, mỗi bước đi lại rướn cổ ra, mổ hôi đầm đìa, hơi thở hổn hển, mùi lương thực kích thích họ nổi da gà. Tiếng cối quay lộc cộc ngắt quãng như tiếng sấm xa. Mặt Rỗ tay cầm roi mây lượn lờ quanh các cối xay, cái chân cụt khiến người hắn giật cục khi đi lại. Hắn nửa đùa nửa thật phát vào mông các bà các cô, nói rằng phải nghiêm chỉnh, không được lãn công, không được lấy cắp. Cô vợ góa nhà họ Thôi bảo:

- Anh Mặt Rỗ ơi, con lừa kéo cối xong còn được nắm cỏ khô, một muôi đậu đen, huống hồ chúng tôi là con người!

Mặt Rỗ bảo:

- Các người cũng là con người sao? Đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không phải đàn bà!

Cô vợ góa họ Thôi bảo:

- Chúng tôi đói.

Mặt Rỗ bảo:

- Đói sao được các người! Có điều, các bà đã nói vậy, ta cũng đánh liều phạm sai lầm một lần, chiều nay thưởng cho mỗi người một cân đậu vàng đem về nấu mà ăn. Nhưng bà lão nhà Thượng Quan thủ đoạn cao cường thì chắc không cần lấy thưởng! - Mặt Rỗ làm ra vẻ đã biết tỏng mọi sự - Bà là cao thủ trong chuyện này, nhưng nể mặt con rể bà là Lỗ Lập Nhân, tôi tha cho bà. Năm xưa, ông ấy còn là thủ trưởng của tôi kia đấy?

Chị Tám, bình tâm mà xét, thật ra Mặt Rỗ cũng không phải kẻ xấu, cái ác của anh ra biểu hiện ra ngoài, cái thiện anh ta giấu bên trong. Nghe nói trong những năm tôi đi tù, anh ta đã mấy bận giúp đỡ mẹ. Mẹ cõng sọt trên lưng đi khắp hang cùng ngõ hẻm nhặt phế liệu. Một bận mẹ gặp mưa đá, cục đá to bằng quả trúng gà khiến mẹ mê man bất tỉnh, may được Mặt Rỗ cõng về túp lều dưới chân tháp. Mặt Rỗ khi đó là nhân viên tuần tra của thôn, tay cầm ngọn dáo dạo khắp xó xỉnh, lớ ngớ thế nào bị ngã xuống khe. Anh ta chết, khi mọi người phát hiện ra thì chim ung đã mổ mất cả hai mắt, cái oai lúc sinh thời không hiểu bay đi đâu?

Chị Tám đi theo con hẻm mà bây giờ đã bị san phẳng, ngập ngùng đi lên hướng bắc, bao nhiêu chuyện cũ trở lại trong đầu chị. Chị không có mắt mà nhìn rõ thế thái nhân tình. Người ta nói rằng, người mù lòng dạ sáng như gương. Chị mới hai mươi tuổi mà đã ít lời, hướng về nội tâm, lúc nào cũng xem xét lại con người của mình. Ăn không đủ no thì chị nghĩ rằng chị là gánh nặng của cả nhà. Chị mặc quần áo cũ vì mọi người cho rằng mắt chị có sáng đâu mà biết được mới cũ! Thực ra, người mù cũng rất thích cái đẹp. Những cái đẹp trong tâm hồn chị, bọn phàm phu tục tử không bao giờ nhìn thấy. Chị bước trong con hẻm đã từng diễn ra bao chuyện bi hài, mùi vị của lịch sử xộc lên mũi, tiếng nói của lịch sử ồ ạt như triều dâng. Vó ngựa quân Nhật, vó ngựa của đội súng săn, vó la của Tư Mã Khố, vó nào cũng lấp lánh hào quang, vó nào cũng một phong cách. Bao nhiêu là âm thanh vương vấn trên ngọn cây. Ngôi nhà của Tôn Câm không có người ở, không sửa chữa nên đổ nát từ lâu, chỉ còn lại bức trong đất gần kề chân đê. Dựa vào khứu giác, chị nhằm rất chuẩn bụi cỏ dại giữa vườn rau bỏ hoang mà lần tới, ngắt một bông diếp dại. Bông hoa màu vàng, mùi rất thơm. Chị đưa lên mũi ngửi hồi lâu, bỏ vào miệng nhai rồi nuốt. Chị Tám cũng bí ẩn như người phụ nữ mù trong chum do trận lụt đưa tới. Người phụ nữ ấy đẻ ra Tư Mã Khố, một con người lạ lùng quái gở. Bà ta ngồi chum mà đến, cưỡi gió bay đi, sống không ai thấy mặt, chết không ai thấy xác, lai lịch hoàn toàn tịt mít, không ai đoán nổi.

Chị Tám trèo lên đê rồi lần xuống mép nước. Nước trong vắt, trong đầu chị mở ra một màu xanh lưu ly. Làn gió mát thổi bay tà áo chị, chim én và ong mật bay lượn trên sông, những bụng ong đầy lông tơ và cánh én mát lanh lướt trên da thịt chị. Chị nín thở lắng nghe những tia nắng xuyên vào lòng nước, chỉ sợ làm kinh động giấc mộng mùa xuân. Chị lặng lẽ ngồi xuống mép nước, nhúng cả mười ngón tay xuống để cảm nhận sự dịu dàng và nghiêm túc của dòng nước. Vài con cá nhỏ nhả bong bóng ở chỗ nước nông, những con cua đang bò trên bãi. Trong đầu chị thoáng hiện ra chiếc thuyền buồm với cánh buồm vá chằng chịt, mái chèo khua nước rào rào vẩn cả bùn dưới đáy sông. Những người đàn ông trên thuyền mặc quần vải bạt màu vàng, hát những bài dân ca buồn nẫu ruột rồi xa dần. Chị khoan khoái rút tay lên để những giọt nước trên tay rơi trở lại dòng sông, âm hưởng vang lên gấp mười lần. Chị vục nước rửa mặt sạch sẽ rồi hát khe khẽ: Mẹ ơi mẹ nỡ lòng nào, gả con cho chú bán dầu, mẹ ơi!... Các chị tôi đều biết hát bài dân ca buồn buồn đó... Nhưng trong một truyện cổ nổi tiếng Chàng bán dầu chiếm ả hoa khôi thì chàng bán dầu là con người đa tình và rất mực hiếu nghĩa, có thể thấy thằng bán dầu đó không phải chàng bán dầu trong bài dân ca. ở thôn quê có một loại chim cộc đuôi rất xấu, có tên là Chàng bán dầu. Chàng bán dầu mà các chị hát có lẽ là loại chim này. Chị Tám vừa hát khe khẽ, vừa cởi bỏ quần áo mỏng manh trên người vắt lên cành liễu. Thân hình chị đẹp tới mức khuynh quốc khuynh thành. Cái đẹp của chị liên quan nhiều hơn đến yếu tố giống lai. Những người nấp trong rặng liễu nhìn trộm thân hình chị hôm đó chắc chắn là chết không nhắm mắt, có điều nhìn thấy cảnh đó rồi thì chết cũng cam lòng. Vì người đẹp mà chết, cái chết nặng tựa Thái Sơn!

Cái đẹp của chị Tám không qua tô điểm, đẹp tự nhiên, chị chưa hề biết thế nào là trang điểm, càng không biết uốn éo điệu đàng. Chị là khối tuyết trên đỉnh núi ở châu Nam cực, không hề vẩn bụi. Trong ngọc trắng ngà, hoa nhường nguyệt thẹn, một cái đẹp đích thực. Rồi, miệng vẫn hát, chị lần từng bước ra giữa sông. Nước ngập chân chị, ngập bụng chị, ngập hai gò vú. Đàn cá nhỏ vui vẻ và cảm động đụng vào đầu vú chị. Hai gò vú làm sáng bừng mặt nước? Nước ngập hai vai, làm rối mớ tóc dài của chị. Chị vẫn tiếp tục tiến lên rồi đột nhiên biến mất. Chị trông thấy ở dưới nước một cảnh tượng lạ lùng mà trên trần thế không bao giờ thấy: đàn cá rực rỡ nhào lộn chào đón chị, có nước rậm rạp vui mừng ngả nghiêng, đáy sông mở tiệc dài mươi dặm, quỳnh tương ngọc dịch, sơn hào hải vị, mùi thơm theo dòng chảy ra đại dương, đại dương trở nên thơm ngát. Giờ đây tôi mới hiểu, cô Natasa mà tôi si mê thuở thiếu thời, chính là cái bóng của chị.

Mẹ đi dọc theo đê, vừa đi vừa khóc, tay ôm bộ quần áo chị bỏ lại. Những năm tháng ấy, chết người là chuyện bình thường, vài người khuyên nhủ qua loa, mẹ cũng nhân đó mà nín khóc. Mẹ ngồi trên bờ sông thẫn thờ nhìn dòng nước lạnh ngắt, lẩm bẩm:

- Con nhỏ thấu hiểu mọi nhẽ, nó không muốn là gánh nặng cho mình nên mới tìm đến cái chết! Con ơi, cả đời con chưa bao giờ được hưởng phúc, dù chỉ bằng hạt vừng!...

Mặt Rỗ cầm chiếc rọ lên, cười cười, bảo mẹ:

- Nhà Thượng Quan, đeo vào!

Mẹ lắc đầu, nói:

- Anh Rỗ này, tôi chết thì thôi, không đeo nó nữa!

Mặt Rỗ nói: - Đây là nội qui!

Mẹ cầm chiếc rọ, rồi nhẹ nhàng quẳng xuống đất, nói:

- Anh Rỗ, làm ơn đừng ép tôi!

Mặt Rỗ hỏi: - Nhà Thượng Quan, bà dùng cách gì che được mắt tôi thế!

Mẹ vốc liền mấy vốc đậu vàng trong lòng cối, ngửa cổ nuốt chửng rồi cúi xuống nôn tất cả ra.

Nôn xong, nước mắt ràn rụa, mẹ nói:

- Tôi định cứu con tôi, không ngờ lại đẩy nó đến chỗ chết!

Mặt Rỗ nói:

- Bà quả không vừa? Không làm thế nữa thì tất cả chuyện cũ coi như bỏ qua. Mặt Rỗ tôi cũng do cha mẹ sinh ra cả thôi!

2
Đội áp giải đã mất đội trưởng khi dẫn giải Bác-bít và Thượng Quan Niệm Đệ qua vùng núi non đầm lầy thì xảy ra một cuộc tao ngộ chiến với quân địch. Lúc này đêm đã khuya, mưa như trút, chớp xanh lè soi sáng những vườn nho mênh mông. Hai bên chạm trán, đầu tiên là vài ánh đèn pin lóe lên, tiếp theo là một tia chớp sáng rực, soi rõ khuôn mặt trắng bệch đầy khiếp hãi, tiếp đó là đêm tối mênh mông. Hai bên ngớ ra một thoáng rồi mới nổ súng, người dính đạn ngã lăn ra, kêu la inh ỏi. Lưỡi lửa đỏ phun ra từ đầu nòng, tiếng nổ chát chúa, mùi thuốc súng khét lẹt, chẳng khác tiếng nổ và mùi củi thông cháy. Trong lúc nguy cấp, Niệm Đệ bị ai đó đẩy một cái, ngã dúi xuống một gốc nho, đầu đập vào chiếc trụ đá, mắt nảy đom đóm. Cô nghe thấy Bác-bít kêu lên câu gì đó, rồi trong ánh chớp và tiếng sấm ùng oàng, cô trông thấy anh ta chạy dềnh dàng như một con lừa ngù xuẩn, hai chân dẫm bành bạch, bùn bắn tung tóe, đầu ngẩng cao, tóc dựng như bờm ngựa. Một đội viên kêu lên:

- Tù binh chạy mất rồi!

Đạn bay chíu chíu xung quanh Bác-bít, một viên hình như bắn trúng anh ta, chị Bảy trông thấy anh ta ngã chúi xuống. Mấy đội viên áp giải xông lên, một loạt đạn bắn vỗ mặt quật ngã tất cả, người thì thủng bụng, người gãy lưng. Chị Bảy gào lên:

- Bác-bít!

Chị cho rằng Bác-bít đã chết

Nhưng anh ta chưa chết, anh ta vùng dậy, nhảy qua trụ dàn nho rồi mất hút trong màn đêm. Trong chớp giật liên hồi, chị Bảy trông thấy những tay nho xoắn như lò xo rung rinh dưới mưa. Hai bên bắn nhau một chập nữa rồi rút. Sự việc xảy ra nhanh như gió và kết thúc cũng nhanh như gió, nhanh như chưa từng xảy ra. Nhưng qua không khí ẩm ướt và mùi thuốc súng khét lẹt, chị Bảy biết rằng cuộc chiến đấu đã xảy ra và đã kết thúc. Chị nằm thu mình dưới gốc nho rất lâu, không dám động cựa, nghe tiếng mưa rơi trên lá, nghe tiếng con dế bị sấm chớp đuổi ra khỏi hang, tiếng gầm gào của nước lũ xa xa. Một con ve sầu giật mình bay lên rồi đập phải thân cây trước mặt rơi như một hòn sỏi. Làn gió nhẹ từ dưới khe thổi tới, làm rụng những hạt nước mưa đọng trên lá dọc theo con đường nó đi qua. Những quả nho đang độ lơn sai lúc líu, tỏa mùi chát của quả xanh. Chị Bảy chưa chui ra khỏi gốc nho, nhưng đã bắt đầu tìm kiếm anh chồng tóc vàng Bác-bít. Chị gọi khe khẽ vì sợ đánh động bọn có súng. Gọi mãi, nhưng chỉ có tiếng mưa rả rích trả lời. Thế là chị bắt đầu gào thật to:

- Bác-bít, Bác-bít, Bácbít!

Gọi ba câu Bác-bít, nước mắt đã đầm đìa. Chị bổ nhào khắp cánh đồng nho. Cánh đồng này cung cấp nguyên liệu cho nhà máy rượu vang đầu tiên của Trung Quốc. Lúc này, Tư Mã Khố đã trở lại vùng Cao Mật sau khi trốn thoát bằng cách nhảy xuống sông Thuồng Luồng, đang bẻ đưa hấu trong ruộng của lão ba Vuông. Còn ở chỗ vực của sông Thuồng Luồng, phía hạ lưu những con nhệch hung hãn đang rỉa xác đội trưởng đội áp giải. Chị Bảy chốc chốc lại vấp phải xác người. Qua ánh chớp, chị trông thấy máu tươi đang bò trên mặt đất đã no nước, mùi tanh lợm xộc lên mũi, thần kinh căng thẳng như có con gõ kiến liên tục mổ vào đầu! Chị hốt hoảng chạy như điên, vừa chạy vừa gào khóc, vấp ngã dúi dụi, nước đọng trên lá nho rơi lộp bộp. Giày dép đã tuột mất tự lúc nào, hai bàn chân trần rớm máu tay sút sẹo mà không cảm thấy đau. Một bên vú đã bị trọng thương. Cặp vú chị đẹp tuyệt trần, như hai cái âu bằng pha lê úp sấp. Đẹp như vậy mà bị tổn thương, khiến tôi vô cùng xót xa. Anh chàng Bác-bít chết tiệt đã cao chạy xa bay, hơn nữa, đã đi là đi biệt, không một tin tức. Mấy chục năm sau, những lời đồn thổi về anh ta đã khơi lại nỗi đau và rất phiền phức cho chúng tôi. Thằng chó đó còn sống hay đã chết thì chỉ có trời mới biết! Cuối cùng, chị Bảy bị kiệt sức, nằm mê man trong đồng nho, nói rằng mê man, nhưng thực ra chị vẫn còn đôi chút cảm giác, chị vẫn còn cảm nhận được hơi lạnh của đất, nước rớt trên mặt, vẫn nghe thấy tiếng gầm gào của nước lũ và tiếng ếch nhái ộp oạp, cảm nhận được cái đau nhục thể râm ran toàn thân và nỗi đau tinh thần khiến chị ứa nước mắt.

Trời rạng sáng, sương mù lớn như mưa phùn, sấm chớp đã im hơi lặng tiếng, không còn soi sáng cho trời đất. Nét mặt nhợt nhạt, chị Bảy định nhổm dậy, nhưng chị kinh ngạc nhận ra rằng, cơ thể không theo sự sai khiến của chị nữa. Tất cả cứng đờ ra, chỉ còn trái tim là sống nhưng đau như muốn vỡ. Đất trời cô quạnh, chỉ còn tiếng mưa rào và tiếng lũ réo ầm ầm, thảng hoặc xen vào tiếng gáy quái đản của chú gà trống choai, khiến người nghe bủn rủn chân tay. Sau đó, vùng đông rực cháy, nhuốm hồng nửa bầu trời, ánh sáng ban mai đỏ như máu, sương mù nhớp nháp bắt đầu ngưng kết, lăn từng giọt xuống chỗ trũng. Nắng sớm màu da cam lọt qua kẽ lá nho, rọi lên người chị Bảy, mơn trớn cơ thể đã mất hết cảm giác của chị. Trong lòng chị Bảy như có cỗ xe chạy hết tốc lực, chị nhìn bầu trời đang chuyển dần sang màu hoa hồng. Trăm mối tơ vò, đầm đìa nước mắt! Chị khóc nức nở, rơi bao nhiêu là nước mắt và cảm thấy trong lòng nguôi ngoai đôi chút. Chị rất mong Bác-bít trở lại tìm chị, thậm chí đã tưởng tượng ra Bác-bít đang lom khom vạch cây rẽ lá, vỗ tay gọi khẽ tên chị. Nhưng mặt trời đã lên cao ba con sào mà vẫn không trông thấy bóng dáng Bác-bít đâu cả. Một con sâu nho y hệt con hổ vằn nằm chềnh ềnh ở cuống lá, ngẩng cao cái đầu gân guốc đầy góc cạnh, ỉa cứt xanh xuống mặt chị Bảy. Tởm quá, và sợ nữa! Chị nhớ lời dạy của người xưa là dùng bao giờ trồng nho trong sân nhà, vì sâu nho - con sâu béo núc có vằn như vằn hổ nên gọi là Sâu Hổ- hay trêu ghẹo phụ nữ. Người nào bị nó trêu ghẹo sẽ đẻ ra toàn là nho. Thế là chị lại nhớ tới mẹ. Mỗi khi kể về con sâu hổ này, thường là nét mặt cực kỳ nghiêm túc, làm như mẹ tận mắt chứng kiến câu chuyện xảy ra từ đầu đến đuôi. Mẹ kể, có một cô bị sâu hổ tròng ghẹo, bụng to như cái chum, hai sợi râu của nó thò ra ngoài lỗ mũi cô ta. Các chị sợ rúm người lại, ôm lấy nhau thật chặt như đàn chim non trước cơn gió lạnh. Con sâu hổ ngó xuống chị Bảy. Nó cong cái đuôi tẽ làm hai như chục nhảy xuống. Chị nhắm tịt mắt lại cố nhích ra xa. ánh nắng mặt trời bắt đầu hun đốt, mặt đất bốc hơi hầm hập. Chị Bảy mồ hôi đầm đìa, nước trong người thoát ra cùng với mồ hôi. Chị ngạc nhiên vui mừng khi thấy các cảm giác đã được khôi phục. Cuối cùng, chị vịn dây nho đứng lên. Chị Bảy lại bắt đầu tìm kiếm Bác-bít, liên tục bảy ngày bảy đêm, đói thì ăn cỏ dại, khát thì uống nước khe, bất chấp khả năng có thể bị những con sâu tròng ghẹo, chị len lỏi khắp cánh đồng nho, quần áo bị gai cào rách bươm, hai bàn chân tóe máu, trên người đầy những vết muỗi cắn. Chị đã thực sự trở thành người rừng gớm ghiếc! Đến chiều tối ngày thứ tám, chị hoàn toàn tuyệt vọng.

ở bên rìa cánh đồng, chị ngửi thấy mùi thối rữa của xác chết, chị nôn thốc nôn tháo. Phía tây, mặt trời đỏ rục lẩn vào đám mây khổng lồ định đốt cháy đám mây, nhưng lại bị đám mây dìm chết. Không khí ngưng đọng đến nghẹt thở, ruồi muỗi sà vào mặt. Đó là triệu chứng sắp mưa to. Chị Bảy thất thểu đi về phía thôn để trú mưa. Đầu thôn có một ngôi nhà chơ vơ một mình. ánh đèn leo lét khiến lòng chị ấm lại. Rất nhiều chuyện cổ tích đã nảy sinh từ những ngôi nhà như thế này, chuyện ma, chuyên trộm cướp, chuyện hiệp khách. Trong đầu chị đầy ắp những chuyện loại ấy. Chị mong gặp một bà già ngồi quay sợi bên ánh đèn leo lét. Bà cụ tóc trắng như bông, mặt mờ, miệng móm, tay như que củi, cử động chậm chạp, bụng dạ hiền lành. Bà đang đun một nối cháo. Chị Bảy nghĩ vậy, liền nghe thấy tiếng xa quay và ngửi thấy mùi cháo. Chị gõ cửa chứ không chọc thung giấy dán cửa sổ như trong chuyện cổ tích để nhìn trộm vào trong nhà.

Trong nhà đèn tắt phụt. Tiếng cuốc kêu không nghỉ ngoài vạt hướng dương. Chị Bảy lại gõ cửa, một giọng nữ hỏi khẽ:

- Ai đấy?

- Bác ơi, bác làm ơn! - Chị Bảy nài nỉ - Cháu đang lâm nạn!...

Trong nhà vẫn lặng im, chị Bảy kiên nhẫn chờ đợi. Cánh cửa hé mở, một bóng xám ló ra.

Dẫn chị Bảy vào trong nhà là một phụ nữ, chị ta rờ rẫm tìm đá lửa đập cạch cạch, tia lửa bén vào bùi nhùi. Chị thổi cho lửa bùng lên rồi châm vào ngọn đèn dầu. Qua ánh đèn vàng vọt, chị Bảy nhận ra chị ta rất trẻ và khỏe mạnh, da đen giòn. Chị Đen đội khăn chít ngang, mũi giày buộc mẩu vải trắng, đây là dấu hiệu của người vừa chết chồng. Trong lòng chị Bảy bỗng trào lên niềm thương cảm của những ngồi đồng bệnh tương liên, không đợi chị ta hỏi han, chị Bảy đã nước mắt lã chã, quì sụp kể lể:

- Chị ơi, chị hãy thương em, đã bảy ngày nay em chưa có chút gì vào bụng!

Chị Đen kinh ngạc phướn cặp lông mày cong vút, những nét thông cảm còn đọng mãi trên mặt chị y như nhưng gợn sóng trên mặt đầm trước làn gió nhẹ. Chị thêm nước vào nồi, bỏ thêm củi vào lò rồi lấy ra. mấy chiếc quần áo, bảo chị Bảy:

- Đừng ngại bẩn, mặc vào đi! Quần áo chị Bảy đã rách tã như xơ mướp, hở cả da thịt. Khi chị trút bỏ bộ quần áo trên người, mặc dù thương tích đầy mình và bê bết bùn đất, nhưng tấm thân ngà ngọc vẫn hiện ra lồ lộ. Đương nhiên, cái hấp dẫn nhất, khiến người ta hâm mộ và ghen tị nhất vẫn là cặp vú thanh tú của chị Bảy. Chị cảm thấy ngượng trước cái nhìn của chị Đen, nên vội quay đi mặc quần áo vào, bộ quần áo đàn ông, có mùi ẩm mốc. Chị Đen ngồi đun bếp, ánh lửa nhảy nhót trên mặt chị. Chị Bảy cảm thấy trong cặp mắt sâu lắng của người đàn bà da đen nhẻm kia ẩn chứa nhiều điều bí mật.

Vừa ăn bát cháo rau nóng hổi, chị Bảy kể hết, không giấu điều gì, về thân thế và hoàn cảnh của mình. Nước mặt chị rơi xuống bát cháo, khi chị thuật lại bảy ngày bảy đêm liền đạp lên chông gai đi tìm chồng. Người đàn bà kia như cảm động về chuyện của chị. Chị ta rơm rớm nước mắt, hơi thở dồn dập, tay cầm que củi đang cháy vẽ rất nhiều vòng tròn trên mặt đất.

Bên ngoài trời lại đổ mưa, mùi không khí ẩm ướt xộc vào trong nhà. Dầu đã gần cạn, một mùi quái gở lan khắp gian nhà, ngọn lửa tàn trong lò lóe lên lần cuối trước khi tắt hẳn, soi rõ hàm ràng trắng nhởn của chị ta. Chị Bảy liền nghĩ tới con hồ ly, chợt có ý nghĩ rằng người đàn bà này là do hồ ly tinh biến thành. Ngôi nhà chơ vơ bên ngoài thôn, một đêm vừa mưa vừa gió, một kẻ hoạn nạn, chính là không khí và hoàn cảnh sản sinh ra hồ ly tinh. Nghĩ vây, chị phát hiện cái mũi của người đàn bà dài ra như bằng cao su, mắt và lông mày nhòe dần đi, trên người mọc đầy lông. Chị Bảy suýt kêu thét lên. Người đàn bà thở dài, nói:

- Khuya rồi, đi ngủ thôi! - Nói rồi chị ta đứng lên, chỉ vào đống rơm ở xó nhà - Cô ngủ tạm một đêm vậy!

Chị Bảy chui vào ổ rơm, cảm thấy sung sướng vô cùng, chăn bông gối đệm cũng không dễ chịu bằng ổ rơm. Rất nhanh, chị đi vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, khi chị Bảy tỉnh dậy thì đã thấy người đàn bà ngồi thẫn thờ trên ngưỡng cửa. Chị ta mặc chiếc áo tơi rộng, đầu đội nón lá như những người câu cá bên sông. Chị ta nhìn chị Bảy nở một nụ cười hờ htĩng, hỏi:

- Dậy rồi đấy à? Chị Bảy cảm thấy ngượng vì dậy muộn.

Người đàn bà nói:

- Đi, tôi đưa cô đi xem cái này? Nói rồi chị ta đứng dậy đi luôn, không ngoảnh lại. Chị Bảy rất phân vân nhưng vẫn đi theo người đàn bà. Ra khỏi nhà là cánh đồng, cao lương chính vụ đang phát triển như vũ bão. Người đàn bà bước nhanh, xuyên qua những luống hoa màu rẽ sang cánh đồng nho rồi chui vào một vạt rừng rậm rạp. Đây là khu lăng mộ, cây cối um tùm trên gò cao đây đó là những bông hoa nhỏ màu trắng. Chị Bảy không còn lòng dạ ngắm cảnh, trong lòng thấp thỏm, lại bắt đầu nghi ngờ người đàn bà là con hồ ly tinh, thậm chí còn trông thấy cái đuôi của chị ta đội vạt áo sau lên.

Khi trèo lên đỉnh gò, chị Bảy nhận ra phía trước mặt là biển Bột Hải xanh biếc, những ngọn sóng bạc dồn đuổi nhau chạy vào bờ. Cánh đồng nho tuyệt đẹp liền kề với bãi cát. Biển cả khiến chị Bảy sũng sờ. Chị không nghĩ rằng biển lại là như vậy, nhưng buộc phải thừa nhận biển là như vậy. Không để cho chị suy nghĩ, người đàn bà cắm cúi đi nhanh hơn. Lưng chừng gò có một bụi quán mộc che khuất một cửa han, mùi hôi thối từ trong hang bốc ra. Chị Bảy nghĩ, chắc là hang hồ ly đây rồi. Người đàn bà ra hiệu cho chị chui vào hang. Chị Bảy đánh bạo chui vào.

Bác-bít bị thương đang ẩn trong hang.

Vợ chồng vừa gặp nhau vừa ngạc nhiên vừa mừng, nhưng sau đó kết cục không đẹp chút nào. Đúng lúc vợ chồng Bác-bít đang ôm nhau, người đàn bà đứng phía sau cho nổ liền ba quả lựu đạn, cả ba đều chết.

Cái hang không lớn, người ta lấp nó lại thay vì đắp phần mộ cho ba người.

3
- Mụ già, mụ đừng cho tôi sợ mụ, tôi đập chết mụ là vì mụ đáng chết. Đòi tôi đã nếm đủ cay đắng của nhà Thượng Quan, tôi chẳng nợ gì mụ. Tôi đốt cho mụ một đinh vàng, mụ đầu thai ở đâu thì đi mà đầu thai, hóa kiếp ở đâu thì đi mà hóa kiếp dừng lang thang ở Cao Mật này làm gì! Tôi nói mụ đã nghe rõ chưa hở mụ già?...

Mẹ quì trước mộ Bà Lã, vừa đốt tiền giấy vừa khấn. Mẹ ra mộ đốt vàng mã cho Bà Lã vì ba đêm liền, mẹ mơ thấy bà đầu đầy máu, đứng trước giuờng. Mẹ vô cùng hoảng sợ nhưng cố nén, lên tiếng trách bà Lã:

- Bà về đây làm gì?

Bà Lã không trả lời, chớp chóp cặp mắt lồi như mắt bướm, thè lưỡi liếm môi, cái lưỡi đỏ chót, rất linh hoạt, không ăn nhập với khuôn mặt đờ đẫn. Mẹ bảo:

- Bà cút đi, cút đi!

Bà nội chậm rãi cúi xuống, giơ cánh tay xanh lè với những móng tay rất dài, vuốt đầu bọn trẻ trên giường. Mẹ hốt hoảng định vùng dậy, nhưng chân tay không thể cử động như bị trói chặt. Kim Đồng bị tiếng la thất thanh của mẹ đánh thức dậy. Anh lay vai mẹ. Mẹ thét lên một tiếng rồi nhổm dậy thở hồng hộc, mồ hôi đầm đìa, hồi lâu mới nói:

- Sợ quá! Mẹ nghe thấy tiếng củi nổ lép bép trong lò.

Kim Đồng hỏi:

- Có chuyện gì vậy mẹ? Mẹ im lặng không nói gì Kim Đồng cũng nghe thấy tiếng củi nổ trong lò. Ngọn lửa đốt vàng mã sáng lên trong đêm tối, tàn giấy theo khói bay lên, lên mãi rồi mất hút trong đêm đen. Mẹ lấy que củi cời cho cháy hết, nhưng hình như không thể cháy hết. Mẹ nói cứng để cho đỡ sợ, nhưng sống lưng cứ lạnh toát. Con cú mèo nức nở trên ngọn thông, đôi cánh dày loang trắng trong đêm. Từng đốm lửa lân tinh chập chờn giữa đám cỏ khô ngoài nghĩa trang. Màn đêm và đường chân trời đột nhiên khép lại, thế là lửa lân tinh sáng rực lên, đêm càng tối hơn, thâm nghiêm hơn, những ngôi sao đặc biệt tỏa sáng. Đoàn tầu kéo còi chạy qua, mẹ cảm thấy đất dưới chân rung chuyển hồi lâu. Đoàn tầu làm cho mẹ đỡ sợ ma. Mẹ đứng lên định ra về thì nghe sau lưng có tiếng cười nhạt: Hề hề! Tóc gáy dựng đứng, giọng cười sao mà quen thuộc. Đó chính là tiếng cười nhạt của bà nội đêm đêm vang lên trong ổ rơm ở chỗ cối xay bột! Mẹ quýnh lên, vãi đái ra quần, khuỷu tay tróc cả da, vừa lăn vừa chạy ra khỏi khu mộ. Quang cảnh bà nội bị đập chết hiện rõ mồn một trong đầu mẹ, lâu rồi mà mới như ngày hôm qua.

Khi đó mẹ đang lê đôi chân phù nề quét dọn phân dê ngoài sân, chợt nghe thấy tiếng hét thất thanh ở gian giữa. Mẹ vút chổi chạy vào, trông thấy bà hai tay ôm eo Ngọc Nữ, còn cái miệng móm thì ngoạm chặt vành tai Ngọc Nữ mà nhai hay là cắn gì đó. Có thể khi đó ánh mắt bà nội đầy vẻ hiền từ. Có thể bà đang hôn cháu gái? Mẹ lật đi lật lại vấn đề, những tiếng gào của Ngọc Nữ đã thổi bùng nỗi căm giận của mẹ đối với bà nội, oán mới thù xưa khiến mẹ nghẹt thở! Mẹ nhớ mẹ đã chửi: Quân súc sinh! Rồi nhào tới kéo Ngọc Nữ ra khỏi tay bà. Nhưng những ngón tay bà nội móc vào nhau như vuốt chim ưng không sao gỡ ra được. Ngọc Nữ kêu thét như lợn bị chọc tiết, bà nội vẫn cắn chặt tai chị, nhai sồn sột như nhai miếng thịt dai ngoách. Mẹ bỏ Ngọc Nữ, đấm liên hồi vào bả vai bà nội, áo trên vai bà rách bung từng mảnh, tay mẹ chạm vào làn da sù sì như da cóc của bà. Mẹ giật mình vội rụt tay lại. Mẹ lại túm tóc bà nội, nhưng vừa chạm vào, tóc bà đã bung ra từng mảng, lộ ra cái đầu trọc lốc. Mẹ cuống lên chạy vòng quanh trong khi Ngọc Nữ khóc đã khản cổ, người mềm nhũn. Chính lúc đó chiếc chày cán bột từ sau chum lăn ra, linh hoạt như một sinh vật, tự động nhảy lên tay mẹ. Chiếc chày bằng gỗ táo nhẵn bóng vì đã qua rất nhiều bàn tay thô ráp của các thế hệ nhà Thượng Quan. Còn nhớ năm xưa chiếc chày này đã nện vỡ đầu mẹ. Trời đất xoay vần, tôn ti điên đảo, cầm cái chày trong tay, mẹ cảm thấy sao mà trúng ý mẹ. Vậy là mẹ giơ cái chày lên giáng một nhát giữa đỉnh đầu trọc lốc của bà nội. Đây là lần đầu tiên mẹ hành hung và cũng là lần đầu tiên mẹ nghe tiếng động quái gở của chiếc chày đập vào sọ người. Bụp? Một tiếng động ghê răng, đừng đục. Mẹ cảm thấy chiếc chày trong tay bật trở lại một cái, cái sọ lõm xuống một lỗ hình tròn như nện trên cục bột nhão. Chỉ một nhát ấy thôi, bà nội co rúm lại, cái đầu nặng nề chống lại trong một thoáng rồi ngoáy đảo lia lịa. Ngọc Nữ bị thân hình đồ sộ của bà nội đè lên, gần như nghẹt thở. Mẹ vẫn vung chày dập lia lịa xuống cái đầu đã nát bét, càng dập càng hăng, càng đập càng nhanh nhẹn, khí thế càng hùng dũng, cứ mỗi lần vung lên hạ xuống mẹ lại rủa: Đồ khốn nạn? Đồ súc sinh! Mụ cũng có ngày hôm nay? Từ khi về nhà mụ ta đã nếm đủ điều cay đắng! Mụ bắt ta ăn cơm thừa canh cặn, mặc như con ăn mày, không coi ta như con người? Mụ đã dùng cái chày này đánh ta vỡ đầu, mụ dùng kìm nung do kẹp đùi ta! Mụ xúi giục con trai mụ hành hạ ta. Đến bữa ăn mụ giăng lấy bát ta, chửi ta chỉ biết đẻ con gái, khiến dòng họ nhà Thượng Quan tuyệt đường hương hỏa, không cho ta ăn! Mụ hắt bát cháo nóng bỏng vào mặt ta, mụ là đồ cay nghiệt, mụ đâu có biết con trai mụ là một con la? Cả nhà mụ đã dồn ta đến bước đường cùng, chổng mông lên như một con chó cái mà xin giống của người khác! Ta nhục nhã ê chề, chịu đủ tội mà con người không đáng chịu. Mụ là cái đồ súc sinh!

Cái chày cùng với nỗi oán hận chất chứa suốt mấy chục năm, trút xuống đầu bà nội như mưa. Bà nội mềm nhũn ra, chỉ còn là một đống thịt thối hoắc, từng đàn giòi và chấy tranh nhau rời khỏi cơ thể bà ta. Đầu nứt toác, óc văng tung tóe, mùi tanh tưởi xông lên nồng nặc. Mẹ gỡ từng ngón tay như vuốt diều hâu của bà, giải cứu cho Ngọc Nữ chỉ còn thở thoi thóp. Vành tai chị chỉ còn là một đám bầy nhầy như một lát khoai thối.
Báu Vật Của Đời
Lời giới thiệu
Chương 1
Chương 1(tiếp)
Chương 2
Chương 2 (tiếp)
Chương 2 (tiếp)
Chương 2 (tiếp)
Chương 2 (tiếp)
Chương 3
Chương 3 (tiếp)
Chương 3 (tiếp)
Chương 3 (tiếp)
Chương 4
Chương 4(tiếp)
Chương 4(tiếp)
Chương 4(tiếp)
Chương 5
Chương 5(tiếp)
Chương 5(tiếp)
Chương 5(tiếp)
Chương 6
Chương 6(tiếp)
Chương 6(tiếp)
Chương 6(tiếp)
Chương 6(tiếp)
Chương 7
Chương 7
Chương 7
Chương 8 Viết thêm
Chương 8 Viết thêm