watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Sống nhờ-Chương 4 - tác giả Mạnh Phú Tư Mạnh Phú Tư

Mạnh Phú Tư

Chương 4

Tác giả: Mạnh Phú Tư

Tôi đã mười một tuổi. Tôi đã phải xa mẹ tôi vừa đúng năm năm. Sự thực, trong cái thời kỳ đó tôi cũng đã được gặp mẹ tôi một lần. Cứ mỗi khi nhớ lại cái cuộc gặp gỡ ấy, tôi thấy lòng buồn rất khó nói. Và tôi tưởng như tất cả châu báu trên đời này cũng không thể nào xứng được với một chút lòng yêu của người mẹ. Ai còn nhớ rõ được những cảm giác của mình khi còn nhỏ tựa cửa ngóng mẹ đi chợ về, hoặc phải xa mẹ trong ít ngày vì một cuộc du lịch, hay dăm bẩy tháng bởi lẽ phải tựu trường thì mới hiểu được cái khổ của một đứa trẻ bồ côi từ thuở lọt lòng và phải sống xa hẳn mẹ ngay từ khi bắt đầu cảm biết được tình thương yêu của người mẹ góa. Cái hồi tôi được gặp me tôi lần thứ nhất sau khi mẹ tôi đi lấy chồng, tôi hãy còn ở với chú hai tôi. Lúc đó là buổi chiều. Mặt trời đã tắt hẳn, bầu trời ngù ngờ ngả màu đen. Bà tôi nhát một, quét sân. Trong mọi gian nhà vang vang lên những tiếng muỗi kêu. Một đàn dơi bay liệng trên trời. Tôi mắc một sợi gai mây vào đầu một cây sào, khua giữa trời. Con nào ông bay vướng phải đau cánh, rơi xuống. Tôi bắt được tới ba bốn con; sợi gai mây bị gẫy. Đàn dơi hãy còn nhiều. Tôi vội vàng chạy ra bờ rào sau nhà để tìm một sợi gai khác. Giữa lúc đang sột soạt ở bờ rào tôi nghe thấy tiếng chân lội dưới ruộng nước, ngoài bờ rào
-vì bờ rào chắn khu vườn với ruộng ngoài đồng. Tôi vội cất tiếng hỏi:
-Ai? Bỗng một tiếng đàn bà hỏi lại ngay:
-Dần đấy phải không... Tôi còn đang ngạc nhiên, lại một câu tiếp ngay:
-U đây mà... Tôi choáng váng cả người, không sao tin được câu đó. Hai mẹ con tuy mới xa nhau mà tôi đã không nhận ngay được giọng nói của mẹ tôi, cái giọng nói dìu dịu tôi đã được nghe trong mấy năm và từ khi phải xa mẹ tôi vẫn thường muốn cố nhớ lại. Nhưng cứ luôn luôn phải nghe những lời mắng mỏ của các người trong nhà, dần dần cái giọng đó cũng thay đổi rồi mất hẳn trong trí nhớ tôi. Tôi không hề giữ được một chút dư vang nào của cái giọng ấy. Tôi nhìn qua một lỗ hổng con. Khi nhận rõ mẹ tôi, tôi cuống cuồng tìm một lối đi. Tôi đâm cả vào bờ rào gai góc, bị sây sát cũng không biết đau nữa. Tôi chạy ngược chạy xuôi mà không tìm được một lối ra. Tôi hét lên:
-U! U ơi! Rồi tôi khóc. Mẹ tôi bảo tôi:
-Khẽ chứ! Bà với chú mà biết thì khổ cả mẹ cả con đấy. Mẹ tôi bảo tôi ra lối cổng; tôi vừa định làm theo, mẹ tôi lại gọi giật lại:
-Thôi, đứng đây vậy con ạ. Ra cổng bà và chú biết mất. Nói xong, mẹ tôi khẽ đưa một tay qua hàng rào, ấn sang bên phải, ấn sang bên trái. Qua cái lỗ hổng đó, hai mẹ con tôi nói chuyện với nhau. Mẹ tôi đưa tay ra cho tôi. Hai mẹ con tôi nắm chặt lấy cổ tay nhau. Mẹ tôi như cố kéo tôi ra ngoài hàng rào, trái lại, tôi lại muốn lôi mẹ tôi vào trong khu vườn. Hai mẹ con cứ yên lặng như thế một lúc lâu chẳng biết nói gì với nhau. Trời ơi! Nói sao được cái sung sướng của tôi, cái cảm giác đê mê của tôi lúc bấy giờ. Tất cả mười ngón tay nhỏ bé của tôi ôm chặt lấy cổ tay mẹ tôi. Cái êm dịu trên da thịt của một người mẹ còn trẻ đến nay tôi mới lại được biết đến. Cái bàn tay dăn deo của bà tôi không sao gây được cho tôi cái cảm giác đó. Tôi bóp chặt cổ tay mẹ tôi, tôi xoa xoa những đầu ngón tay, và cổ tay mẹ tôi. Và mẹ tôi cầm chẽn lấy cả một cánh tay tôi. Trời đã nhá nhem tối. Tôi cố sức trợn hai mắt để nhìn mẹ tôi, nhưng tôi không nhận được rõ. Tôi kéo gần, kéo gần mãi mẹ tôi tới hàng rào. Nét mặt mẹ tôi vẫn lờ mờ trong bóng chiều. Mẹ tôi cũng cố nhìn tận mặt tôi, nhưng rồi mẹ tôi buông tay tôi ra mà sờ sờ trên đầu tôi, trên má tôi. Tôi yên lặng ngồi để mẹ tôi vuốt ve như thế. Tôi sung sướng quá đến nghẹn ngào trong cổ. Tôi nhìn mặt mẹ tôi, lờ mờ y như qua một miếng vải đen mỏng bị người ta phủ lên mà tôi đã thấy cái ngày cô tôi chết. Tôi chỉ thấy được rằng mẹ tôi sắn quần lên tới đầu gối để lội dưới ruộng bùn một tay giữ chiếc thúng con trên cạnh sườn. Mẹ tôi khẽ hỏi tôi:
-Bây giờ con lại ở với chú hai à? Trước khi tới tìm tôi, có lẽ mẹ tôi đã dò hỏi những người hàng xóm và đã biết rằng tôi không còn ở chung với cả hai chú như trước nữa. Và không biết làm thế nào để được gặp tôi, mẹ tôi đã trốn lánh xuống góc ruộng bùn đó và gắng công chờ ở đấy. Tôi không hiểu vì lẽ gì mẹ tôi lại tới tìm tôi ở chỗ đó, và thực là một sự bất ngờ đã dun dủi tôi ra khu vườn vào cái giờ đó. Có lẽ Trời Phật đã thương đến hai mẹ con tôi mà xui khiến cả hai để được gặp nhau. Thấy tôi không trả lời, mẹ tôi lại hỏi thêm:
-Sao không ở với bà nữa? Tất cả những nỗi đau khổ tôi đã phải cam chịu dồn dập trở lại trí nhớ tôi, tôi sụt sịt khóc không nói ra tiếng. Tôi đưa một cánh tay lên gạt những hạt nước mắt và một tay tôi vẫn giữ cổ tay mẹ tôi. Lúc đó tôi cũng thấy mẹ tôi thầm khóc ở ngoài hàng rào. Mẹ tôi gióng một bảo tôi:
-U về từ chiều, tới đây tìm con ngay... Cái câu nói hơi vu vơ đó hình như chỉ là một câu nói mở đầu, chờ cho hết cơn khóc, rồi mẹ tôi sẽ kể lể những gì với tôi. Nhưng câu vừa nói ngừng trên môi, mẹ tôi lại khóc to hơn và tôi cũng khóc to hơn. Cả hai cùng khóc trong một lúc khá lâu, rồi mẹ tôi lại cố trấn tĩnh bảo tôi:
-Các chú có yêu con không? Tôi trả lời một câu không ăn nhịp gì tới câu hỏi của mẹ tôi:
-U cho con đi với... Mẹ tôi thở dài:
-Rõ khổ con tôi. U có ngờ đâu. Trời tối cứ thẫm thẫm mãi. Cả hai mẹ con tôi đều gần bị xóa nhòe trong ban đêm. Tay tôi vẫn cố nắm cổ tay mẹ tôi. Mẹ tôi khẽ cựa tay:
-Buông tay u ra. U lấy cho cái này. Tay tôi vừa rời khỏi cổ tay mẹ tôi thì tôi lại vội vàng quờ quờ trong bóng tối để giữ lại cái cổ tay thân yêu tôi vừa buông ra. Tôi kêu thét lên:
-U, u ơi! U đừng đi nữa.
-Không, u đây mà, u có đi đâu đâu... Rồi một cánh tay xua xua trong đêm tối, quờ vào người tôi, tôi vội nắm lấy. Một vật gì trong tay mẹ tôi.
-Bánh u mua cho con đấy.
Tôi vẫn giữ chặt tay mẹ tôi; tôi đưa tay khác lên để cầm lấy tấm bánh. Giữa lúc đó một tiếng chân người huỳnh huỵch từ đằng xa lại. Nhanh như chớp, người ta túm lấy tôi và quát:
-Muốn sống thì về ngay nhà. Tôi nhận thấy tiếng chú hai tôi. Tôi khóc thét lên và càng bóp chặt lấy tay mẹ tôi, tôi kêu lớn:
-U ơi! U ơi là u ơi!
-U với con gì? Cái con đĩ ấy mà mày cũng còn nhận là mẹ được à... Chú tôi cầm một cánh tay tôi giựt thật mạnh tôi buông tay mẹ tôi ra và ngã đánh
“ự” trên mặt đất. ở ngoài hàng rào mẹ tôi khóc rộ lên:
-Giời ơi! Thế thì con tôi đến chết mất. Chú tôi ném một hòn đất qua hàng rào:
-Xéo ngay! Cái quân đánh đĩ... Đừng có bén mảng tới vườn tới ngõ nhà tao mà nhục... Tôi nằm lả trên mặt đất nhưng vẫn nghe rõ tiếng mẹ tôi khóc và tiếng bì bõm mỗi lúc một xa, lội trong ruộng bùn. Chú tôi không hiểu tôi đau đớn ra sao cứ gắng sức lôi tôi từ vườn về nhà, vừa lôi vừa quát:
-Muốn sống thì về đây! Mẹ con mày tình tự gì với nhau? Chú tôi tát tôi một cái và quát to hơn:
-Tình tự những gì? Nói đi! Tao biết hết cả rồi! Mẹ mày đến từ bao giờ, tao cũng bắt được rồi kia mà. Tôi vẫn yên lặng, chú tôi hét lên:
-Nói, không thì ông giết! Mẹ với con gì mà lẩn núp, y như giai với gái. Tôi nấc lên khóc. Từ ngày nhiều người chê mẹ tôi bỏ con đi theo giai, tôi đã mang máng biết đôi chút về điều đó, và cái câu cuối cùng của chú tôi đối với tôi ở vào lúc đó nó mới khắc nghiệt, đau đớn cho tôi làm sao? Tôi vừa khóc vừa kêu:
-Bà ơi, bà... Bà tôi gắt:
-Bà với cháu gì! Mày còn thiết đến cái con mẹ mày thì mày đi mà theo mẹ mày. Nhà tao đây không có những cái hạng ấy! Cơn khóc lại càng nức nở hơn trước. Tôi khóc chán rồi tìm vào một góc buồng nằm kê đầu trên một hòn tảng ngủ. Bà nội tôi vẫn không đoái hỏi tôi nửa lời.
Sáng sớm hôm sau, vừa thức giấc, cái việc thứ nhất tôi làm là chạy ra khu vườn để tìm tấm bánh tối trước. Không phải chỉ có một tấm. Tất cả ba tấm bánh khách. Hai tấm có rắc vừng nhân đường. Một tấm màu trắng. Cả ba tấm gói trong một mảnh giấy báo cũ rất cẩn thận. Cái lỗ hổng tối trước vẫn còn nguyên đó. Tôi ngồi xệp trên một mô đất, ăn mấy tấm bánh, thỉnh thoảng lại cúi nhìn ra ngoài, hy vọng rằng mẹ tôi sẽ trở lại chỗ đó.
Ba bốn tấm bánh tôi cố dè dặt ăn từng tý một. Lần thứ nhất tôi được ăn những tấm bánh như thế. Hết cái thứ nhất tiếp đến cái thứ nhì; tôi vẫn còn dè dặt từng miếng con con một và nhai rất cẩn thận. Khi tới chiếc bánh thứ ba tôi bỗng có ý nghĩ sẽ để dành lại cho mẹ tôi một cái. Chiếc bánh tôi dành lại là chiếc bánh màu trắng có vẽ đầu một người đàn bà Tàu sắc đo đỏ. Chiếc bánh xinh xắn quá, tôi ngắm nghía hết mặt trái sang mặt phải. Tôi ấp chiếc bánh trên ngực, rồi gói vào mảnh giấy báo. Chẳng hiểu tại sao tôi lại cứ tin rằng thế nào mẹ tôi cũng sẽ trở lại đó vì đã có tôi ngồi chờ. Chốc chốc tôi lại ngó qua cái lỗ hổng và tôi lắng tai nghe xem có tiếng lội lõm bõm trong ruộng bùn chăng. Không một dấu hiệu gì. Ngồi mân mê mãi, tôi lại giở chiếc bánh ra. Tôi cắn một miếng, thêm một miếng, thêm một miếng nữa cho tới hết nửa tấm bánh. Tôi nhất định giữ lại một nửa còn lại, dành cho mẹ tôi và tôi sẽ bảo với mẹ tôi là một con chuột ở trong hàng rào đã ăn vụng mất một nửa.
Nhưng trong khi còn nghĩ xem cái lối nói dối ấy có xuôi không thì cũng như một con chuột tôi cắn nhấm tý một, tý một mẩu bánh còn lại. Nửa tấm bánh hết lúc nào không rõ. Miếng bánh cuối cùng tôi cố công nhai cho thực lâu, tôi thấy ngon ngon, khác hẳn những miếng bánh trước. Tôi không còn muốn ngồi lại đó nữa; tôi về nhà, hơi hối hận và không buồn lắm. Nghĩ đến cái tàn ác của chú tôi đã khiến hai mẹ con tôi phải vội xa nhau, tôi bắt chước một người đàn bà trong làng tìm một cây chuối non chặt ngọn mang cắm ngược lên rồi thắp hương cầu cho chú tôi chết. Tôi xuýt xoa khấn.
-Tôi lạy Trời, Trời bắt chú tôi chết đi. Lạy Trời, Trời cứ cho chim nó ỉa xuống đầu chú tôi... Nhưng chỉ một hai ngày tôi đã quên ngay được mối thù chú tôi. Tôi lại đi lang thang khắp làng. Tới đâu tôi cũng khoe với hết mọi người rằng mẹ tôi đã về thăm tôi và mua cả bánh cho tôi. Mỗi lần thấy một đứa trẻ đồng tuổi có quà cáp gì, tôi lại gạ gẫm nó:
-Cho tao ăn với, ngày mai u tao về có bánh tao chia cho.
-Mày cho tao nhiều cơ.
-ừ, một mình mày một cái. Nó chia quà của nó cho tôi. Đứa nào cũng bị tôi gạ ăn như thế. Hễ đứa nào từ chối và bảo tôi nói dối tôi lại chống chế ngay:
-Tao bảo mai nhưng ngày kia u tao mới về. Chờ mãi, mai, kia nhưng chẳng có gì, chúng tìm cách lảng xa tôi; tôi lại nói khéo với chúng:
-Vài ngày nữa thôi mà... cho tao ăn với.
Những câu nói dối đó có một hiệu lực là khiến tôi cứ dần dần tưởng rằng nay, mai, ngày kia hay vài ngày nữa mẹ tôi sẽ về với tôi thực. Tôi thành nhớ mẹ. Sau cái ngày gặp mẹ tôi được gần một tháng, tôi bèn viết cho mẹ tôi một lá thư. Cái ý định viết thư là của cháu một ông Lý Bá xui tôi. Nó đã học đến lớp mấy tôi không biết, nhưng tôi đã làm quen với nó vì một lần nó đánh đổi cho tôi một tờ báo cũ có tranh ảnh lấy một tờ giấy gói chè để làm giấy thẩm. Nó bảo tôi:
-Mày muốn nói gì với u mày thì để tao viết hộ...
-Viết hộ thế nào?
-Mày muốn nói những gì thì bảo tao, tao viết ra giấy.
-Nhưng viết gì?
-Viết gì thì mày đọc lấy.
-Tao chẳng đọc gì cả...
-Thế mày có muốn bảo u mày mua bánh cho mày không?
-Có chứ! Mua một thúng bánh.
-Một thúng nhiều quá!
-ừ để tao viết vào giấy bảo u mày rằng mày muốn mua một thúng bánh ngọt.
-Viết như thế được ư?
-Được chứ. U mày không xem được thì bảo ai xem hộ. Vì có chữ nhìn thì thấy ngay. Nó còn cắt nghĩa cho tôi nghe thế nào là vần bằng, vần trắc, thế nào là chữ a, chữ b. Tôi vẫn chẳng hiểu gì hết. Nó cứ chê dốt, nó nói tới đâu tôi cũng cứ gật đầu, hoặc ừ, hoặc phải. Rồi sau hết nó chạy về nhà lấy ra một mảnh giấy, một chiếc bút chì. Chúng tôi đưa nhau ra bờ giếng đầu làng. Nó nằm dài trên đất kề mảnh giấy vào rễ một cây đa. Tôi cũng nằm bên nó. Nó giục tôi:
-Mày muốn nói gì với u mày?
-Mày viết cho tao như thế này... Tôi liến thoắng đọc:
“Con khổ lắm, chú lớn đánh con, chú hai đánh con. U bảo u đi chơi mà lâu thế...” Thằng cháu cụ bá cáu quá, phát trên mông tôi.
-Cái con nhà này hay nhỉ? Đọc thong thả câu một thì người ta mới viết được chứ! Tôi ngừng một lúc. Nó nguệch ngoạc viết. Nhưng rồi tôi lại nhanh miệng đọc:
“Chú lớn đánh con đau quá, con phải khóc cả ngày, còn chú hai thì lại...” Nó lại quát tôi:
-Hãy còn nhanh quá! Nó chỉ tay vào mặt tôi và trợn mắt nói:
-Bao giờ tao bảo xong thì mới được đọc. Hễ đọc nhanh quá thì ông đánh chết... Con nhà này dốt lạ! Thế rồi từ đấy tôi hết sức thong thả đọc, nó hì hục viết. Cứ sau một câu nói xong rồi của nó tôi lại lên tiếng đọc. Sau cùng, nó bảo tôi thôi rồi nó đọc lại cho tôi nghe mấy câu gần như dưới đây:
“U ạ, chú lớn chửi con luôn, đánh con từ sáng đến tối, con ở với chú hai, chú hai cũng đánh con, cũng chửi con. Cả hai người cùng đánh bằng gậy và tát con bằng tay. Bà cũng yêu con, nhưng bà yêu in ít thôi. U bảo u đi chơi mà lâu lâu là ấy. Chú lớn, chú hai lại cả cái bà nào ở bên cạnh cũng bảo u đi theo giai. Bà thì bà lại cứ bảo con sao không theo cái con mẹ mày đi lấy chồng ấy.” Tất cả lá thư chỉ gồm được có thế hay chỉ hơn được một hai câu nữa mà thằng bạn của tôi đã viết kín đặc hai mặt một tờ giấy khá to có kẻ dòng hẳn hoi. Nó đọc lại cho tôi nghe, tôi lấy làm lạ và phục nó đã viết được những lời tôi trên giấy. Nhưng trong khi nó đọc thì tôi khóc. Nó bảo tôi:
-Khóc gì mà khóc!... Ai đánh mà khóc! Tao phát mày có hai cái khẽ thế mà cũng khóc. Tôi cố nín và bảo nó:
-Tao muốn đọc nữa mày viết.
-Thôi, thế cũng ối ra rồi. Hết giấy rồi còn đâu. Rồi nó ngạc nhiên, trố mắt nhìn tôi:
-kìa, thế mày không bảo u mày mua bánh ngọt à?
-ừ nhỉ! Thằng bạn tôi quay ngược tờ giấy lại, đút một đầu bút chì vào miệng, đùn nước bọt sấp cho thật ướt rồi lại cắm đầu viết. Tôi bảo nó:
-Mày viết là mua bánh trắng. Nó cặm cụi một lúc rồi đọc lại cho tôi nghe.
“U ơi, u mua cho con một thúng bánh ngọt trắng”. Lá thư viết xong, một điều làm cả hai chúng tôi đều ngơ ngác là làm thế nào để cho lá thư ấy đến tay mẹ tôi. Nó ngơ ngẩn một lúc rồi nhét lá thư vào tay tôi:
-Mày cứ cầm lấy rồi tao nghĩ cách bảo mày. Tôi theo lời nó gấp thật cẩn thận lá thư lại rồi buộc vào đầu khố như một người đàn bà buộc tiền. Người ta thường bảo với người yêu hoặc với một người thân mật nào rằng
“đây là một lá thư đượm nước mắt”. Cả đời tôi, tôi thú thực rằng từ khi có thể cầm được bút để viết thành lá thư, tôi chưa bao giờ đa tình cảm đến nỗi lá thư phải
“đượm nước mắt”, nhưng quả thực cái lá thư thứ nhất chủ ý để gửi cho mẹ tôi đã đượm nước mắt không biết bao lần. Tôi không muốn nói quá để cầu một chút lòng thương của các bạn. Từ khi có lá thư trong người, tôi càng nghĩ tới mẹ tôi. Tôi giở lá thư ra, tôi vờ như có thể đọc nổi những câu viết trong đó, và đọc thành tiếng những câu tôi ứng khẩu. Chẳng lần nào giống lần nào, nhưng bao giờ cũng chỉ là những câu than thở về nỗi khổ của tôi và mong mẹ tôi sớm về. Cứ mỗi lần tự đọc ứng khẩu cho mình như thế tôi cũng lại sụt sịt khóc, có khi vừa đọc vừa khóc. Nước mắt đã chảy đầy lá thư tới năm sáu lần. Nhưng lá thư thành thực tưới đầy những giọt nước mắt đau khổ của một đứa trẻ lên chín đó không tới tay mẹ nó. Lá thư cứ mở ra, gấp vào mãi mờ cả chữ rồi bị nát, rách thành từng mẩu con, tôi không còn thể giữ được nữa. Rồi từ đó tôi cứ ngóng trông hoài mãi, mẹ tôi vẫn không trở lại. Tôi nhớ tới hàng rào, nhớ tới cái lỗ hổng, tôi lại buồn buồn nghĩ tới người mẹ đã xa tôi. Nhưng rồi tôi lại được gặp mẹ tôi lần thứ hai nữa, và cũng là lần cuối cùng. Giữa năm tôi mười một tuổi. Nhưng lần thứ hai này, tôi đã thấy không biết bao nhiêu sự thay đổi về người mẹ yêu quý của tôi. Một buổi trưa, tôi chạy nhảy chán ngoài đồng, buộc miếng lá khoai con vào một đầu dây câu ngóe, rồi lúc trở về nhà ngồi nhặt cỏ may ở đầu hè. Bỗng có hai người đàn ông khênh một chiếc võng đay ruộm nâu, lẵng nhẵng dưới một cái gậy tre khá to phủ chiếu và bao gạo rách. Mấy người theo sau, rồi lại một người đàn bà ôm một bọc gì gần nơi ngực. Bà tôi, các cậu tôi vội vàng chạy ra xem. Một người đàn ông khá béo, khuôn mặt trên nhỏ dưới to trông như một quả đu đủ ăn mặc lôi thôi chạy lại gần bà tôi nói:
-Thưa bà, nhà con ở cữ đã được sáu bảy ngày rồi. Con định cho người về báo tin nhưng nhà neo người quá.
-Nhưng làm sao mà võng viếc lôi thôi lếch thếch thế kia?
-Thưa bà nhà con đẻ được hai ngày thì lên đậu. ở nhà con chả có ai, đưa cả hai mẹ con về đây để bà trông nom hộ. Bà tôi yên lặng chẳng nói gì. Nước mắt chảy ròng ròng trên đôi gò má; rồi bà tôi nấc lên:
-Rõ khổ con tôi. Tôi trố mắt nhìn mọi người rồi tớn tở chạy ngược chạy xuôi, xoăn xoe bên chiếc võng, hết cúi đầu lại nghển chân, cố tò mò nhìn xem trong chiếc võng có gì. Cậu tôi gắt lên:
-Mẹ mày đấy chứ ai mà phải dòm với giỏ. Nói xong câu ấy, cậu tôi quay lại trỏ vào tôi bảo người đàn ông bộ mặt đu đủ:
-Đấy, con riêng của cô nó đấy. Người đàn ông vội vàng lại gần tôi, cầm lấy tay tôi, tôi sợ quá cựa mạnh rồi chạy ra xa. Tôi nhìn vẻ mặt người đàn ông đó tôi đã có ác cảm ngay, và tôi lại ghét người đó hơn nữa khi chạy lại nắm tay tôi. Tôi vẫn còn nhớ rõ ràng cái bàn tay nắm tôi cứng cáp và ráp, mà lại bóp mạnh. Chính cái cảm giác ấy
-một cảm giác không có gì là êm dịu
-đã làm tôi không bao giờ muốn tới gần người đó mà về sau tôi mới biết chính là bố dượng tôi. Cả nhà ra chiều bận rộn thu xếp để kê riêng cho mẹ tôi một gian buồng nằm. Khi người ta bế mẹ tôi từ chiếc võng đặt trên giường tôi đã nhìn rõ được mặt mẹ tôi. Tôi rùng rợn đến phát sợ hãi khi thấy trên mặt không biết bao nhiêu mụn. Tôi không còn được ngắm màu da trắng trẻo và vẻ mặt hiền từ của mẹ tôi nữa. Tôi tưởng như tôi đang nhìn một người hề bôi nhọ mặt bằng các thứ màu trong bọn phường chèo vào những ngày làng có hội. Mẹ tôi cũng nhận thấy tôi; mẹ tôi khẽ nhếch mép cười ra vẻ sung sướng. Tôi sợ mẹ tôi, cứ lờ vờ bước một, bước một rồi trốn xa. Tôi muốn lánh mẹ tôi như lánh một người tai ác, ghê tởm. Nhưng cứ nhớ lại nụ cười yêu đương thầm kín kia của mẹ tôi, tôi lại thấy không đành lòng. Tôi có ý nghĩ như tôi đã phạm vào một tội gì. Tôi lại bén mảng tới gần mẹ tôi, nhưng hết thẩy mọi người lại gạt tôi ra và chắn lại ngay từ ngoài ngưỡng cửa buồng. Ai cũng bảo tôi:
-Vào đấy lây rồi mà chết! Tôi lại đành lủi thủi đi ra, và mỗi lần muốn nhìn mặt mẹ tôi, tôi lại nhắm một mắt rồi hiếng một mắt nhìn qua khe một chiếc liếp tre đan. Gian buồng kín mít, tối om, cố nhìn mãi cũng chỉ mờ mờ nhận thấy hình dáng mẹ tôi. Từ ngày có mẹ tôi về, tôi cũng trở lại ở với ông bà ngoại tôi, không lẩn núp ở nhà cậu mợ tôi nữa. Và tôi cũng bớt được cái tật lêu lổng khắp làng. Mẹ tôi ốm ròng rã bốn tháng. Người bố dượng tôi cứ cách chín mười ngày lại trở về thăm mẹ tôi. Lần nào cũng mua quà cho tôi, mua những chiếc bánh mà mẹ tôi đã giấu cho tôi một lần. Bánh thì tôi vẫn ăn, nhưng người dượng tôi vẫn ghét. Đứa con mới đẻ của mẹ tôi cũng là giai. Bà tôi phải nuôi nó bằng sữa bò. Tôi chẳng hiểu tại sao cả đứa em này tôi cũng đem lòng ghét. Lúc nào bà tôi bắt tôi bế nó tôi lại ngúng nguẩy từ chối rồi tìm đường lảng. Thấy nó được ăn sữa bò, tôi thèm thèm. Một hôm bát sữa pha xong để ở một góc chạn chờ cho nguội, tôi bắc một chiếc ghế rồi trèo lên chạn. Nhìn bát sữa tôi thèm đến nước bọt đầy mồm. Tôi nuốt ừng ực. Tôi thò tay cầm bát sữa rồi tôi lại rụt tay lại, nhìn quanh mình. Rồi bất giác tôi vội vàng vơ lấy bát sữa uống một hơi thẳng. Uống xong tôi lảng đi chơi suốt ngày. Chiều trở về, bà tôi hỏi sữa của em đâu, tôi chỉ ngơ ngác nhìn trời, nhìn cây cối quanh mình. Thỉnh thoảng tôi cũng lảng vảng bên đứa em. Càng nhìn nó tôi càng thấy ghét. Bực tức về nỗi chính tôi không hiểu vì lẽ gì tôi lại ghét nó. Hình như tại cái đầu nó to quá và nước da hơi đen. Tôi ghét nó đến nỗi một lần nó ốm, bà tôi sai tôi sắc thuốc cho nó. Mỗi chén thuốc chỉ lấy độ hơn một chén con. Tôi tin rằng thuốc mà pha nước lã vào uống sẽ chết ngay. Tôi múc gần nửa chén nước ao mang vào bếp. Tôi nhìn trước, nhìn sau, không thấy ai. Vừa định pha thuốc với nước thì “kịch” một tiếng trên mái nhà. Tôi giật mình đánh thót. Chén nước sánh ra ngoài gần nửa. Tôi vội đổ cả đi. Thầy nó cũng hay về thăm nó. Mỗi lần về lại mua cho nó mấy hộp sữa ăn dần. Lần nào cũng vậy về đến nơi, dượng tôi cũng vào thăm mẹ tôi về bệnh trạng một lúc rồi lại khề khà ngồi uống rượu với ông tôi và hai cậu tôi. Bao giờ có dượng tôi về cũng có những bữa cơm tụ họp như thế. Cũng có khi dượng tôi ở lại tới hai ba ngày. Rượu vào, dượng tôi nói to hơn hết cả nhà; giơ tay, giơ chân, vừa nói vừa đập xuống giường chan chát. Chuyện thì chỉ toàn chuyện ông quan này tốt, ông quan kia xấu. Chưa nói đã bẩm, bẩm tới hàng một thôi dài. Nhưng cũng có lúc lại giở cái giọng lè nhè tiếng nọ chặp tiếng kia nghe mãi không thấy hết một câu nói. Xong bữa nếu không tài bàn thì nằm quèo ngủ, ngáy đến vang nhà. Ngủ chán rồi lại dậy hút thuốc lá vặt; nói những chuyện đâu đâu. Bà tôi rất ghét cái tính khoác lác của dượng tôi. Hễ nói tới dượng tôi, bao giờ bà tôi cũng thêm câu:
-Rõ cái đồ một tấc đến giời! Bà tôi đã đặt cho dượng tôi cái biệt hiệu “con khướu già”, nghĩa là chỉ tỏn hót giỏi mà rút lại chẳng được việc gì. Bà tôi rất ghét người chàng rể đó, nhất là từ ngày dượng tôi đứng lên nhờ thế quan thầy của mình chạy cho cậu lớn tôi chân lý trưởng. Mất hơn hai trăm đồng mà cái chức đó lại sang tay người khác. Mỗi khi nhắc nhỏm đến cái chuyện mất tiền, bà tôi lại như nói một mình:
-Thế mà cứ làm ra dáng ta đây gần gũi quan, nói một tiếng là xong. Vì có câu chuyện ấy nên dượng tôi và cả mẹ tôi cũng không năng về thăm ông bà tôi. Cứ mỗi khi ngồi thơ thẩn một mình mà nghĩ đến mẹ tôi, bà tôi lại than thở:
-Nghĩ mà dại... Có con nên gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng bưng cho. Con bé đi lấy chồng hàng mấy dặm đường, hết sông nọ lại đò kia, quanh năm chỉ được về mấy ngày tết. Thỉnh thoảng có miếng gì ăn muốn mang cho con cũng chẳng còn ai đi cho... Từ khi có mẹ tôi về, dì tôi cũng bớt khắc nghiệt với tôi. Ngày ngày tôi ăn xong lại lang thang đi chơi, hoặc ngồi ngay ở cửa buồng mẹ tôi, hai cánh tay tỳ trên ngưỡng cửa, đầu ngó vào trong. Cái lần thứ nhất tôi ngồi như thế, mẹ tôi giơ tay vẫy vẫy tôi. Chỉ có một mình mẹ tôi trong buồng. Tôi vội vàng bước qua ngưỡng cửa. Nhưng khi tới gần mẹ tôi, tôi lại vội lùi ra, mẹ tôi nắm được tay tôi và lôi tôi lại. Nhìn thấy những mụn trên mặt mẹ tôi, tôi sợ quá kêu thét lên. Mẹ tôi giọng mệt nhọc:
-U đây mà, sao con ghét u thế! Rồi mẹ tôi sụt sùi khóc:
-Bây giờ con tôi nó không thiết gì đến tôi nữa. Tôi vội vàng đứng sát vào cạnh giường mẹ tôi, nhưng tôi nhìn ra một chỗ khác. Mẹ tôi sờ soạng đầu ngực tôi rồi thở hắt ra, nói một mình:
-Biết vậy thì mẹ cũng chẳng... Mẹ tôi không nói hết câu, buông tay tôi ra, lấy vạt áo lau nước mắt. Trong gian buồng âm u, nhìn thấy một người khác thường mà lại nghe những tiếng tỉ tê, thỉnh thoảng nấc lên rồi đứt đoạn, tôi sợ quá, thừa lúc ấy, trốn lánh ra ngoài. ông bà tôi cho mời gần hết các ông lang ở miền gần đó nhưng bệnh mẹ tôi vẫn không giảm. Sang tháng thứ tư thì đã quá nặng. Một ngày không ăn nổi vực bát cơm. Tóc mẹ tôi cứ rụng dần. Bà tôi túm những mớ tóc đó giắt lên mái nhà. Tôi kều xuống, cất vào một góc. Bao giờ có hàng đồng nát qua nhà, tôi lại mang tóc ra đổi lấy kẹo. Cứ hễ có tiếng rao:
“Ai tóc rối, đồng nát, đổi nồi ra...” Tôi lại cắm đầu chạy với những túm tóc của mẹ tôi trong tay. Cứ tùy theo nắm tóc to nhỏ, người hàng đồng nát quấn vào đầu một cái que cho tôi nhiều hay ít một thứ kẹo nấu ngờ ngờ đen ở một cái nồi đất. Cứ như thế rồi dần dần thành một cái lệ. Tôi không còn nghĩ tới mẹ tôi ốm đau ra sao, cứ sáng sáng ngồi dựa cửa chờ mớ tóc bà tôi mang giắt thực cao, nhưng thế nào tôi cũng cời ra được. Bà tôi mắng tôi:
-Con với cái gì cái của này... ai lại mang tóc mẹ đi đổi lấy kẹo mà ăn bao giờ. Tôi không để ý tới những câu mắng mỏ ấy. Cứ bao giờ ngoài đường có tiếng rao:
“Ai tóc rối đồng nát...” mà tôi không tìm được một sợi tóc nào của mẹ tôi, tôi lại bực bội, chỉ muốn khóc. Cứ như thế cho tới một hôm tôi đang ngồi mong ngóng mớ tóc thấy bà tôi ở trong buồng đi ra. Tôi đang sung sướng nhìn hai bàn tay bà tôi thì bỗng bà tôi khóc lên:
-ối con ơi là con ơi! Con đi đâu mà con bỏ mẹ. Bà tôi ngừng khóc gọi rầm nhà:
-ông ơi, chúng mày ơi, mẹ thằng Dần chết rồi. Mọi người nhớn nhác chạy vào buồng mẹ tôi. Dì tôi, cậu tôi, mợ tôi và cả ông tôi cũng khóc. Dì tôi khóc to hơn cả:
-ối chị ơi là chị ơi! Sao chị không sống lại để cho có chị có em chị ơi. Tôi nghe cái giọng khóc của dì tôi, tôi buồn quá và thấy yêu yêu dì tôi, không còn thù ghét dì tôi như trước nữa. Tất cả tiếng khóc của mọi người làm vang cả gian buồng. Tôi cứ trơ trơ nhìn cái cảnh đó. Bà tôi vừa lau nước mắt vừa mắng tôi:
-Cái con nhà kia thực không còn biết gì! Mẹ mày chết rồi đấy, vác dao vác búa vào vạc lấy tóc đổi lấy kẹo mà ăn. Phen này thì bà cho mày đi đứng đường sớm. Tôi
“ực” lên một tiếng, rồi cũng khóc theo mọi người. Dì tôi khóc:
-Hờ chị ơi! Từ nay khuya sớm ai hầu hạ chị, chị ơi! Tôi cũng bắt chước khóc:
-Khóc là u. Tôi khóc chữa lại:
-Hờ u ơi! Từ nay khuya sớm u hầu hạ ai, u ơi là u ơi. Hai ngày sau, ông bà tôi làm ma cho mẹ tôi. Dượng tôi cũng về. Người ta làm một chiếc mũ chuối và một chiếc gậy treo ở đầu đòn. Đó là phần của em tôi. Người ta cũng để nó đưa mẹ tôi ra đồng bằng cách ẵm nó đi theo linh cữu. Còn tôi, người ta đội cho một cái mũ chuối và đưa cho một cái gậy tre non đẽo vuông. Thêm vào những vật đó là một bộ quần áo vải ta xổ gấu. Tôi đưa mẹ tôi tới nghĩa trang.
Cái chết của mẹ tôi thực đã gây cho bà ngoại tôi một nỗi đau đớn vô cùng. Cái cảnh một người bà già đã hấp hé miệng lỗ nuôi một đứa cháu mới nở còn đỏ hon hỏn thực đã nhiều lần khiến bà tôi phải chán nản đến nỗi ngày nào cũng ngồi khóc mẹ tôi:
-Mày đi vui thú đâu mà mày bỏ con mày lại cho tao. Giọng bà tôi lúc thì hạ thấp, lúc thì cất cao kéo dài dài. Chuyển từ tiếng nọ sang tiếng kia là những tiếng
“hờ, hờ... ờ... ờ”. Cái tiếng khóc ấy mà len thêm cái tiếng khóc lanh lảnh, the thé của đứa em nhỏ tôi nữa, nghe ra tôi không thể nào không nhớ đến mẹ tôi được. Tôi cố tưởng tượng lại nét mặt hiền từ và trắng trẻo của mẹ tôi. Nhưng bộ mặt đầy mụn đậu, trông ghê sợ của mẹ tôi vẫn lấn át cả trí nhớ tôi.
***
Mẹ tôi chết đã khiến hai gia đình nội ngoại tôi hòa thuận với nhau. Ngày mẹ tôi chết bà nội tôi và hai chú tôi cũng có mang lễ tới viếng. Và từ đó đã có sự thân thiện giữa hai gia đình. Riêng về phần bà nội tôi, từ ngày tôi về ở với gia đình bên ngoại, bà tôi cũng vẫn muốn săn sóc đến tôi. Trong khi tôi xa bà tôi, người vẫn sống như cũ, nghĩa là nay ở với con này, mai ở với con khác. Bà tôi cũng muốn qua lại thăm tôi, nhưng bà tôi vẫn e dè, giữ ý. Bà tôi vẫn thường nhớ tới tôi. Tôi biết rõ điều đó lắm, vì cứ mỗi ngày có phiên chợ làng mà gặp cô tôi ở chợ, bà tôi lại mua một nắm bỏng ngô, khoanh giò hay tấm bánh giầy gửi cô tôi mang về. Dần dần thành thói quen, cứ hễ cô tôi đi chợ về là tôi ra cổng đứng chờ. Cô tôi chưa tới nơi tôi đã đon đả chạy ra đón. Và cái câu hỏi đầu tiên của tôi vẫn là câu:
“Có quà của bà không cô?
“ Cô tôi đặt chiếc thúng xuống đất:
-Có đây. Cháu với chắt, chỉ mong quà thôi chứ chẳng còn thiết gì đến bà. Cô tôi nhìn tôi tận mặt:
-Hôm nào về chơi với bà một tý nhé, kẻo bà nhớ. Tôi gật gật dầu, cho xong chuyện, rồi hý hửng vơ lấy gói quà. Nhưng nói thế không hẳn là tôi đã quên bà tôi. Dù sao tôi cũng vẫn còn nhớ rằng bà tôi đã săn sóc tôi nhiều và cũng đã tỏ tình thương mến tôi khi tôi còn gần gũi bà tôi. Một lần tôi đã mon men tìm trở về nhà chú tôi để được gặp bà tôi. Nhưng cứ mon men ngoài cổng mãi không có một bóng người rồi tôi lại bỏ đi. Nhưng bây giờ thì hai nhà đã hòa hợp. Bà nội tôi thường hay lui tới thăm tôi. Chẳng bao giờ bà tôi quên không ấp ủ tôi trong lòng. Cái cảm giác êm dịu lúc hãy còn ở với bà tôi, tôi lại thấy rõ ràng và tôi lại thấy tôi gần gụi bà tôi ngay. Nhưng được như thế cũng mất đến mấy lần. Buổi thứ nhất bà tôi đến thăm tôi, chẳng hiểu vì lẽ gì -sợ hãi hay e thẹn? -Tôi không dám đến gần bà tôi. Bà tôi càng gọi, tôi càng tìm cách lánh xa. Thấy cái cảnh bà cháu đã cách biệt nhau đến như vậy, bà tôi tủi lòng như muốn khóc:
-Chẳng ra gì nó cũng là cháu, mình cũng là bà mà sao nó lại thế! Bà tôi nhìn bà ngoại tôi:
-Thôi, xin chào cụ. Lại chơi với cháu mà chẳng được gần cháu, tôi nghĩ nó thế nào ấy. Bà ngoại tôi có vẻ thương hại, níu áo bà tôi lại:
-Thì cụ hãy cứ ngồi đây, rồi tôi gọi cháu nó về. Câu nói dứt, bà ngoại tôi đưa tay vẫy tôi:
-Dần ơi! Lại đây với bà tý nào, chóng rồi bà cho quà. Tôi phân vân. Nhưng rồi tôi lại ngúng nguẩy đứng yên chỗ cũ. Cái thân mật giữa hai bà tôi lúc đó làm cho tôi khó chịu. Nhớ lại những lúc xảy ra bao nhiêu chuyện bất hòa giữa hai gia đình thì cảnh trìu mến đó lại càng khiến trí óc non nớt tôi phải băn khoăn. Khi bà nội tôi đã về, bà ngoại tôi lên tiếng mắng tôi:
-Cha bố mày chứ! Chẳng ra gì thì cũng là bà nuôi nấng mày từ thuở nhỏ mà mày lại không nhìn gì tới. Đến ngay bà nội mày mà mày cũng còn thế nữa là cái người bà ngoại như tao thì sau này còn hòng gì... Tôi tưởng rằng sau cái lần ấy thì chẳng bao giờ bà nội tôi trở lại thăm tôi nữa. Tôi nhớ tiếc và hình như cũng hơi hối hận đã trót thờ ơ với bà tôi. Nhưng bà tôi lại trở lại một lần thứ hai nữa. Lần này bà tôi mang theo một gói bánh rán mật. Bà tôi gọi tôi, giở gói bánh ra và như muốn dử dử tôi. Tôi không dám nói chắc là chính lòng hối hận đã thúc giục tôi tới gần bà tôi ngay, nhưng các bạn cũng đừng vội tin hẳn ở lòng tham muốn của tôi. Có lẽ cả đôi nhưng cũng chưa hẳn thế. Tôi chỉ còn biết rõ rằng khi tôi mon men tới gần bà nội tôi, bà ngoại tôi nói:
-Cha bố nó cháu! Chả lần này đã có gói quà đấy mà. Nghe câu ấy, tôi cũng thấy khó chịu trong lòng. Sau lần thứ hai này bà tôi tới thăm tôi luôn. Có khi có quà, nhưng cũng có lần chẳng có gì. Mặc lòng, tôi vẫn loanh quanh bên bà tôi. Hai bà rủ rỉ nói chuyện với nhau. Chuyện làm ăn, chuyện thương nhớ tôi. Cũng có lần bà nội tôi ẵm em bé trong lòng, hỏi chuyện nó. Những lúc ấy, tôi lại không muốn gần bà tôi nữa. Rồi một lần bà nội tôi ngỏ ý với bà ngoại tôi, muốn đón tôi về:
-Cụ đây thì đã có cháu bé, tôi ở đằng kia tiếng thế mà cứ lủi thủi một mình. Thôi thì cháu cũng là cháu cụ, nhưng xin cụ nhường cho tôi.
-Vâng, thì nào tôi có dám giữ cháu đâu. Cụ cứ đưa cháu về. Chẳng qua cháu ở với cụ hay ở với tôi cũng đến thế. Thỉnh thoảng cụ cho cháu lại đây chơi hay là tôi lại thăm cháu cũng được.
-Thôi, để tôi đưa cháu lại thì hơn. Cụ già hơn tôi nhiều, đi lại nó mệt người ra. Bắt đầu từ đó, tôi lại trở về với bà nội tôi hay nói cho đúng hơn với chú hai tôi. Bây giờ thì gia đình bên nội tôi đã có nhiều sự thay đổi. Bà tôi thấy chú tôi mỗi ngày một sa sút, người thì chỉ rượu, người thì chỉ rút bất(*). Cái tính mê rút bất đã khiến chú lớn tôi cứ luôn luôn xúc trộm thóc của vợ mang bán rất hạ cho hàng xóm. Mà con người kể cũng kỳ dị. Đã không đánh thì thôi chứ đã ngồi vào bàn bất là phải đánh to. Mà bao giờ cũng hì hục rút lấy mười mới bằng lòng, hay ít thì cũng phải chín nước mới chịu thôi. Chú tôi thường nói với mọi người trong bàn bất:
-Thằng này đánh bất mà mới bảy tám đã thôi là hèn. Đây không thèm chơi cái lối cò con ấy. Chú hai tôi cứ mỗi ngày một chai rượu. Uống suốt ngày. Đi mua đắt quá, chú tôi nấu lấy rồi giấu rượu sau vườn mà uống dần. Tất cả hai gia đình hai chú tôi vì vậy cứ sút dần, sút dần. Bà tôi bèn cố tìm cách gây dựng lại. Bề ngoài thì bà tôi vẫn ra dáng mặc kệ hai chú tôi, nhưng sự thực bao giờ bà tôi cũng lo nghĩ giữ gìn lấy cái cơ nghiệp ấy. Hễ nói với hai chú tôi bao giờ bà tôi cũng dằn vặt như dưới đây:
-Cho chúng mày đi đứng đường, đi cướp cháo lá đa. Tao già rồi tao chết, đứa nào có thân thì lo, hơi đâu mà tao cứ phải thu vén cho những cái quân phá gia ấy. Nhưng cứ mỗi lần rảnh việc mà thủ thỉ chuyện trò với bà lão hàng xóm bà tôi lại nói khác:
-Cụ ạ, còn tôi sống đây thì tôi cũng phải giữ gìn lấy nhà cửa, đất cát chứ! Của ông bà ông vải để lại cho đã không làm được sinh sôi nảy nở thì chớ, lại bán đi thì sao cho đành. Rồi người làng người nước người ta cười cho chứ. Bà tôi cầy cục đi xem bói rồi tìm thầy lấy hướng đất chạy cái mộ ông tôi từ giữa đồng tới gần ngõ ra vào. Bà tôi bỏ tiền ra làm lại cái nhà thờ cho thực tố hảo. Bà tôi tin rằng các chú tôi đã hư thân mất nết là chỉ bởi mồ mả các cụ trong nhà không trông nom được cẩn thận và các cụ không được thờ phụng cho xứng đáng. Tám gian nhà gỗ, nền gạch, tường vôi, bà tôi chịu hết mọi phí tổn, không hề bắt con nào đóng góp thêm. Đó là món tiền bà tôi tằn tiện từ mấy năm trước. Bà tôi nghĩ rằng nếu bắt đóng góp thì rồi mỗi khi có chuyện bất hòa, các con lại kể lể nhiều lời, chẳng qua chỉ làm tủi vong linh ông bà ông vải. Tám gian nhà, hai gian giữa đẹp nhất bà tôi giữ kê bàn thờ. Bác dâu tôi chiếm hai gian, hai chú tôi mỗi người hai gian. Bà tôi bắt chú hai tôi bán nhà đi để cùng về ở chung đụng như thế để mỗi người bảo ban, can ngăn nhau một tý.
Khi các chú tôi đã cùng về ở với nhau và bà tôi đã cho kê bàn thờ vào những gian nhà mới, bà tôi làm mấy mâm cúng rồi mời mấy người đứng tuổi trong họ đến ăn uống như để chứng thực cho cái lòng tận tâm của bà tôi đối với tổ tiên. Khi mọi người đã đến đông đủ và mấy mâm rượu đã bầy trên giường, bà tôi mặc chiếc áo vải đen mới, lấy ở hòm ra, còn đầy nếp, khép nép đứng trước mặt mọi người nói:
-Hôm nay nhân đổi chỗ ở cho các cụ đã quá tiên, nhà cháu có chén rượu nhạt mời các cụ xơi để mong cho gia đình nhà cháu được vui vẻ... Giàu nghèo ai an phận người ấy, nhà cháu góa bụa, gây dựng cho các con được thế này là quá lắm rồi. Về sau này nhà cháu qua đời đi, thì giữ được là nhất không thì nhà cháu cũng chả còn điều gì ân hận. Các cụ ngồi trên giường vừa lên chén, xuống chén đã cười giòn tiếng. Một cụ hạ chén:
-Tôi xin thay mặt tất cả bà con đây mà nói một vài lời. Như thế này là cụ đã hết lòng với các cụ nhà ta mà cũng là hết lòng với các con lắm rồi. Một người khác chen lời:
-Phải, làm mẹ như thế thì thực là đích đáng lắm rồi. Bữa rượu ra chiều vui vẻ, bà tôi có ý mãn nguyện. Ngày tôi theo bà tôi về gia đình bên nội, bà tôi và tôi ở với chú hai tôi. Muốn tránh cho hết mọi chuyện phiền phức bà tôi và tôi tuy ở chung nhưng không để cho chú thím tôi phải nuôi. Bà tôi có gạo riêng, và cứ mỗi bữa bà tôi gửi thím tôi một bát rưỡi, nhờ thổi chung vào một nồi và khi tới bữa thì cùng ăn. Cái cảnh góp gạo chung nồi này đã làm bà tôi phải phiền lòng. Bà tôi thường than vãn:
-Thà rằng riêng tây hẳn thì lại không sao, nó cứ dở dở dang dang thành ra mình lại thêm bực mình. Ngày nào cũng vậy, cứ đến lúc thổi cơm, bà tôi lại lấy chiếc rá đong cho tôi một bát rưỡi gạo, tôi mang đưa cho thím tôi. Bao giờ bà tôi cũng dặn thêm:
-Bảo với thím mày rằng đúng một bát rưỡi đấy kẻo lại tưởng tao bớt gạo. Hôm nào bà tôi vắng nhà thì bà tôi chỉ gửi gần một bát và bà tôi lại có một câu dặn khác:
-Nhớ bảo rằng chỉ có một mình mày thì bớt đi, mày có đi chơi đâu thì cũng nhớ bữa về mà gửi gạo, đừng có ăn rình nó, rồi nó diếc(*) đổ máu mắt ra đấy, con ạ. Hễ có ai mời bà tôi đi ăn giỗ thì bà tôi lại dắt tôi đi theo. Vào những bữa đó thì trừ hẳn gạo. Cứ ba hay bốn ngày thì hai bà cháu tôi lại ăn hết một thúng thóc con. Nếu thím tôi bận quá, không xay thóc hộ được thì hai bà cháu lại tay giã lấy gạo ăn. Chỉ độ chừng hơn chục đấu thóc mà hai bà cháu cặm cụi từ trưa cho đến tối mờ mới đâm xay xong. Bà tôi sàng được vài cái lại thấy đau lưng phải đi nằm nghỉ một lúc mới lại sàng tiếp được. Khi giã cũng vậy. Chỉ được độ chục chày, bà tôi lại ngồi bóp hai bên đầu gối.
Ngoài sự góp gạo, thỉnh thoảng bà tôi cũng đi chợ để mua thêm thức ăn với chú thím tôi. Những ngày có phiên chợ mà bà tôi đi chợ, không bao giờ tôi chịu ở nhà. Tôi cố theo bà tôi đi cho bằng được mới nghe. Bà tôi tậu được mấy thước ao để thả rau muống. Khi nào tiêu nhiều mà tiền bán rau không đủ, bà tôi lại kèm thêm nửa thúng thóc. Ra chợ, tôi chỉ quanh bên bà tôi, vì tôi rút rát mà lại thấy toàn người lạ. Bán hết rau, bà tôi mua cho một xu bánh đa vừng hay hai tấm bánh bèo. Tôi vừa ăn vừa bám vạt áo theo bà tôi. Từ hàng tôm, hàng cá sang hàng thừng, hàng thúng, rổ, tôi lẽo đẽo đi theo gần khắp chợ. Cứ sáng nào tôi thấy bà tôi đi tìm đòn gánh và thắt lưng gọn gàng là tôi biết ngay có phiên chợ Còn.
***
Cái hồi bỏ bà ngoại tôi để về ở với bà nội tôi là thời kỳ tôi được tự do hơn hết. Cả ngày tôi quấn quít bên bà tôi, tôi không còn phải là đứa cháu sống nhờ người chú nữa. Nhưng những ngày tự do ấy chưa được là bao thì chú tôi bắt tôi đi học quốc ngữ. ông giáo của làng mướn. Ai có con đi học mỗi năm phải đóng cho quỹ làng sáu đồng. Tất cả trường có chừng hơn ba chục học trò, từ đứa mới học vỡ lòng cho tới những đứa trẻ đã đọc nổi được một câu tiếng Pháp. Những trẻ trong làng phần nhiều là đi học muộn cả. Nhưng có lẽ chưa đứa nào muộn bằng tôi. Mười hai tuổi mới bắt đầu học a, b, c. Mỗi dòng chữ tôi gọi là một luống. Tôi nhớn nhất lớp. ông giáo Các dạy tôi đã bầu cho tôi làm trùm. Trường học có lẽ không phải là thế giới của tôi, nên khi bắt đầu đến trường tôi chỉ thu hình một góc sân và khi vào lớp tôi ngồi như một pho tượng đất đang nặn dở. Đứa nào cũng trố mắt nhìn tôi như thấy một con rắn hay con ếch ở lỗ chui ra. Mỗi lần ông giáo muốn mắng đứa nào lại lấy tôi ra làm gương:
-Xem thằng Dần kia, nó hiền lành thế chứ.
Nhưng những lời khen đó chưa kịp thấm thía vào óc, tôi đã thành một đứa trẻ khác. Tôi hợp được một bọn bốn năm đứa. Cứ đến giờ ra chơi chúng tôi len từ bờ rào nọ qua bờ rào kia rồi vào các vườn. ổi xanh, bưởi non, chúng tôi chẩy hết. ổi quả nào ăn được chia nhau, chia nhau từng miếng cắn một. Còn bưởi quả nào xanh quá chưa có múi chúng tôi mang nướng cho dẻo rồi đá bóng với nhau. Hôm nào chúng tôi cũng đến thực sớm xúm lại khênh hàng bàn dưới lên trên, mang hàng bàn trên xuống dưới. Cái bàn cái ghế nào sạch sẽ chúng tôi chọn về phần mình. Khi buổi học bắt đầu, chúng tôi khúc khích cười thầm với nhau vì đứa nào cũng thấy lạ chỗ. Nhưng dù thế mặc lòng tôi học cũng vẫn tấn tới. Một phần cũng ở chú hai tôi có biết quốc ngữ và bắt tôi học thêm ở nhà buổi tối. Cứ gà bắt đầu lên chuồng chú tôi sai tôi thắp đèn, bắt tôi nằm bò doài trên chiếc chiếu mà đọc. Tôi vừa ngủ gật vừa học, có khi ngủ quên bao giờ không biết. Chú tôi lại tát tôi một cái:
-Học đi chứ! Có hôm cả nhà đi ngủ được một giấc dài mà tôi vẫn còn phải nằm học.
***
Nhờ có sự săn sóc đó mà chưa đầy hai tháng tôi đã đọc và viết được quốc ngữ. Tôi bắt đầu học vần tây. Nhưng khi tôi bắt đầu học vần tây, ông giáo Các xin thôi để đưa vợ con về Hải Dương. Về ông giáo Các này tôi sẽ còn có dịp nói lại. Khi ông đã đưa vợ con đi rồi, làng lại mượn được một ông giáo khác thay ngay. ông này còn trẻ lắm, rất lười và phải cái tính hám chơi diều. Tôi chẳng hiểu ông dạy những đứa khác ra sao, nhưng riêng tôi, mỗi ngày ông chỉ viết cho hai tiếng chữ Pháp, kèm nghĩa: dưới mỗi chữ ông lại chua thêm cả đọc vần bằng quốc ngữ. Bài làm chỉ có viết tập và một cái tính cộng, một cái tính trừ. Chẳng bao giờ ông ta săn sóc đến ai. ông cứ đi đi lại lại giữa hai hàng ghế, tay cầm một cái thước kẻ, thỉnh thoảng gõ vào một cạnh bàn để giục học trò:
-Tách! Làm bài đi... Đủng đỉnh vài bước, hay độ hai vòng ông lại gõ:
-Cạch! Học đi! Tôi hay táy máy xé sách để gấp những chiếc thuyền hay những con chim. Cứ mỗi lần nghe tiếng thước gõ trên bàn, tôi lại giật mình đánh thót, vội vàng nhìn những vần quốc ngữ chua dưới mỗi chữ tây và kêu lên. Tôi đọc được thành tiếng mà không viết được thành chữ. Hay chỉ viết chữ tây theo vần quốc ngữ. Điều đó chú tôi cũng chẳng biết đâu. Vì chú tôi chưa hề học vần tây bao giờ, tôi lấy thế làm hãnh diện lắm. Tôi thường khoe với bà tôi:
-Bà ạ, cháu học giỏi hơn chú, cháu biết cả chữ tây rồi. Bà tôi ra ý hài lòng khen tôi:
-Thế thì còn gì bằng. ông giáo tôi, bao giờ cũng vậy, cứ về chiều là cho học trò về sớm. Hễ mặt trời đã ngả sau bụi tre và khu vườn đã bắt đầu có bóng mát, gió chiều đã bắt đầu thổi là ông ta cho học trò nghỉ, sai chúng tôi vác chiếc diều sáo bộ ba ra sau vườn. ông ta cầm dây, một đứa trong bọn chúng tôi đâm lên. Có khi chỉ một lèo là chiếc diều đã lên von vót. Những buổi ít gió phải lần lượt nhau đến toát mồ hôi mà đâm diều cho thầy giáo. Cứ một luồng gió bắt đầu thổi từ xa lại, là chúng tôi trịnh trọng nói:
-Thưa thầy, con đâm ạ.
-ừ đâm lên. Thế rồi ông giáo cắm đầu chạy chừng một đoạn dài. Nếu chiếc diều bổ xuống, lại phải bắt đầu lại cái cảnh trên đây.
Có hôm diều đã lên bổng rồi mà ông ta cũng vẫn còn chưa cho chúng tôi về. ông còn giữ lại để phòng nếu diều lệch lèo, ông ta lại kéo xuống chữa, bắt chúng tôi đâm lại. Bao giờ gió to ông lại giữ lâu hơn nữa; nếu diều bị đứt dây chúng tôi sẽ phải đi đuổi tìm lấy diều về. Những lúc rỗi rãi, chẳng bao giờ tôi thấy ông ta xem sách hay đọc báo, chỉ ngồi khoét miệng sáo. Cái tính ham mê này của ông giáo đã lan truyền sang tôi. Về nhà tôi bắt chước ông giáo làm một chiếc diều đeo màng vỏ tre. Tôi mơ ước có lấy một chiếc sáo mà không sao được. Đêm cứ đặt mình thiu thiu ngủ là tôi chỉ mơ thấy toàn những sáo diều. Những kiểu diều khác rất khó làm. Cái diều thứ nhất tôi làm ra là một chiếc diều cánh phản dài dằng dặc, phất giấy vàng. Tôi mang chiếc diều chạy rông khắp làng. Hai cánh không cân nhau không sao cất lên được. Tôi phá chiếc diều ấy đi, làm một chiếc khác. Thiếu giấy phất. Tôi nhớ ra rằng mỗi lần nhà có giỗ chú tôi lại rút ở một cái ống sơn ra một quáển sách nho nhỏ đóng bằng giấy bản. Tôi trèo ngay lên bàn thờ và tôi tìm thấy ngay cái ống đó. Tôi xé quáển sách nhỏ để phất chiếc diều của tôi. Giữa cái hôm tôi bắt đầu thử chiếc diều chú tôi bắt được. Tôi vừa đặt chiếc diều trên mặt đất và chỉ còn chờ luồng gió sẽ nhắc dây thì chú tôi trông thấy. Chú tôi cầm chiếc diều lên cao đọc trên những tờ giấy bẩn. Tôi vừa định chạy trốn, chú tôi đã giữ ngay lại được. Chú tôi quát:
-Mày giết người ta rồi Dần ạ. Ai lại lấy gia phả họ ra mà phất diều bao giờ ấy! Chú tôi lôi tôi về nhà, bẻ một cành soan to bằng cổ tay đánh tôi chín mười cái liền. Tôi đau quá nằm ngất ở một góc sân; chú tôi tưởng tôi đã chết sợ quá bỏ nhà đi mất gần hai ngày. Đến khi tôi cắp sách đi học mới dám trở về. ông giáo chơi diều này dạy tôi được chừng năm sáu tháng. Làng không bằng lòng mượn nữa, vì tính nết còn trẻ con quá. ông giáo thứ ba là ông Mẫn. ông này người ở Mai Phong. ông mở một trường tư ở ngoại ô. Giữa lúc ông còn đang ngồi nhìn bàn ghế để chờ học trò đến, người lý trưởng làng tôi nhờ người mách rồi đến đón ông ta về làng. ông bỏ trường của mình và nhận lời đi ngay. Mới ngoài ba mươi tuổi mà hôm về làng tôi ông đã mang theo bốn đứa con với một người vợ đang có thai. Hôm mới bắt đầu dạy chúng tôi, ông ta nói toàn bằng tiếng Pháp.
Chúng tôi và cả những người có con cho đi học đến xem ông ta giảng bài đều thán phục cả. Chúng tôi hỏi gì, ông ta cũng trả lời bằng tiếng Pháp. Các bài học và bài làm của ông ta ra chúng tôi không hiểu gì. Có nhiều đứa về phàn nàn với bố mẹ; mấy ông trong làng đã phải thân chinh đến trường nói khẽ với ông ta; lúc đó ông ta mới chịu dùng tiếng An Nam với bọn trẻ chúng tôi.
Tôi vừa học ông giáo này được ba tháng, ở làng trên nhà nước bổ một ông trợ giáo về, trông nom một trường sơ học, từ lớp năm đến lớp ba. Chú tôi bảo thầy giáo của nhà nước bổ về bao giờ cũng giỏi mà lại theo học không mất tiền; chú tôi bèn cho tôi lên làng trên học. Từ nhà tôi tới trường vừa đúng bốn cây số, lại phải qua một cái đò con. Cái tính hay đi của tôi, tôi vẫn chưa bỏ hẳn được; nên khi thấy chú tôi bảo cho lên làng trên học tôi không hề ngỏ lời từ chối. Vì trường học xa nên tôi đành phải sáng đi tối về. Hôm nào tôi cũng phải đi ngay từ lúc gà gáy, trời hãy còn lờ mờ tối. Cứ ăn vội vàng xong chừng hai, ba bát cơm tôi cắp sách vở ra đi. Bao giờ tôi dậy đi học bà tôi cũng cùng dậy với tôi. Bà tôi nắm cho tôi một nắm cơm bọc bằng chiếc bẹ mo với mấy con tôm kho hay một dúm muối vừng. Một tay cầm sách, một tay giữ nắm cơm trưa. Được ít lâu bà tôi thấy nắm cơm không tiện; bà tôi bèn điều đình với một bà lão bán hàng cơm ở ngay gần trường. Cứ mỗi bữa bán cho tôi ba xu, hai xu cơm và một xu cái ăn. Cứ tan buổi học sáng tôi cắp sách về đó, ăn cơm xong rồi gửi sách vở bà hàng, đi rủ mấy thằng bạn đánh đáo. Cũng có hôm chúng tôi hẹn nhau đến trường thực sớm, để khỏi phải đi tìm nhau. Bà cụ hàng cơm cũng là người tốt. Bà tôi đã hẹn với bà ta chỉ bán mỗi bữa ba xu thôi. Nhưng nhiều bữa tôi ăn mặn quá, cơm còn thức ăn hết. Tôi ngơ ngẩn ngồi nhìn bát cơm. Bà hàng giục tôi:
-ăn đi chứ.
-Thưa cụ, hết mất thức ăn rồi... Cháu xin thêm cụ cái gì... Bà ta lại gắp cho tôi mấy miếng khế hoặc múc cho tôi một thìa nước cá om. Hôm nào mà được đáo chưa về tới hàng tôi đã lắc lắc hai cái túi để khoe với bà hàng. Và cái bữa cơm hôm đó, ăn xong thế nào tôi cũng ăn thêm một hai chiếc kẹo lạc hoặc mấy quả chuối. Bà ta thấy tôi hay lêu lổng đánh khăng, đánh đáo, thỉnh thoảng lại nhẹ tiếng khuyên tôi:
-Này cậu ạ. Tôi bảo thực. Thấy bà cụ bảo cậu bồ côi, tôi cũng thương hại, coi cậu như cháu tôi; cậu nên chịu khó mà học, ăn xong thì ở trong quán mà viết lách hay xem sách, rồi ngày sau mà làm ông ký, ông phán chứ! Mặc dầu bà hàng khuyên răn, tôi vẫn cứ đi lêu lổng cho tới buổi học chiều.
Thằng bạn thân nhất của tôi là thằng Tùy. Nhưng không bao giờ tôi gọi nó bằng cái tên ấy. Nó lác mắt nên tôi chỉ gọi là thằng Lác. Trong mọi cuộc nô nghịch của tôi đều có thằng Lác chung đụng. Chúng tôi đưa nhau đi chơi cho tới khi nghe thấy trống trường đã đổ dồn, chúng tôi mới về, hấp tấp lấy sách vở rồi cắm đầu chạy một mạch cho tới trường. Tôi cho cái cảnh đi học này rất thú vị. Nhưng khổ nhất cho tôi là những ngày mùa đông. Tôi đi học, trời rét buốt, hai chân không giẫm trên con đường đất đầy sương; tôi rét run cả người; sương mù xuống che 147 148 Mạnh phú Tư Sống nhờ Prev Page 7 Next kín hết cả, không thể nào nhìn xa được. Bà tôi may cho một chiếc áo đụp cốt bông, ngoài bọc vải nhuộm bùn đen. Chiếc áo dày và nặng, nhưng cũng không đủ làm tôi bớt rét. Hôm nào có mưa phùn, gió bấc hoặc mưa to, tôi bó mấy quáển vở vào trong bụng cho khỏi ướt. Bà tôi phủ ngoài cho tôi một chiếc áo tơi lá gồi cắt ngắn, quàng qua đầu, qua hai mang tai rồi cuốn quanh cổ tôi bằng một chiếc khăn nhiễu tím đã cũ của bà tôi. Đội thêm một chiếc nón chóp nữa rồi cứ thế, tôi lủi thủi đi, quần sắn cao tới gần đầu gối. Nhìn thấy tôi ngoài gió rét như vậy, bà tôi lại thở dài:
-Rõ khổ! Học với hành, chẳng biết rồi có đỗ đạt gì không mà thực hơn người đi cày!
Từ ngày tôi lên làng trên học bà tôi phải chịu nhiều cái thiếu thốn vì tôi. Món tiền riêng của bà tôi, bà tôi đã bỏ ra làm nhà gần hết, còn bao nhiêu thỉnh thoảng lại phải bù cho chú lớn và chú hai tôi, tuy bà tôi vẫn phải góp gạo chung nồi. Chú hai tôi vẫn rượu chè, và chú lớn tôi vẫn cứ rút bất quanh năm. Thua nhiều đến nỗi phải bán cả ruộng. Hễ thấy ai nói đến chú tôi cờ bạc, bà tôi lại thở dài:
-Kệ đời nó. Dại thì chết đói! Nhưng cứ chú tôi bán ruộng, bà tôi lại ngấm ngầm chuộc về. Có đến mấy lần như thế. Mỗi lần bà tôi chuộc ruộng cho chú lớn, thì chú hai tôi lại tỵ nạnh về nỗi yêu con nọ ghét con kia. Bà tôi lại phải cho ngầm chú hai tôi vài chục đồng. Bà tôi cứ nghèo nghèo dần mãi. Và tôi cũng chịu thiệt thòi nhiều về cái nghèo đó. Chẳng bao giờ tôi có được bộ quần áo lành lặn để đi học. Đến nỗi đã có lần thiếu áo mặc, bà tôi chữa hai cái tay áo dài nâu bằng vải trắng. Tôi cũng cứ phải để như vậy mà mặc với một chiếc quần trắng rồi đi học. Một đứa cùng lớp, con một thày đồ ra vẻ giỏi chữ Hán đặt cho tôi cái tên: “Tứ túc mai hoa”. Tôi chẳng hiểu gì chỉ cười. Về sau nó nhìn vào mặt tôi, cắt nghĩa:
-Tứ túc mai hoa nghĩa là con chó có bốn chân cùng đốm trắng. Dốt lắm. ông không thèm nói dối đâu. Từ đấy, cứ mỗi lần phải nghe cái câu chế nhạo ấy tôi lại sụt sùi khóc. Tôi cảm rõ thấy cái nghèo nàn của một người đàn bà góa nuôi đứa cháu côi. Cái chuyện trên đây tôi vẫn giữ kín, trở về nhà tôi chẳng hề nói lại với ai. Chiều nào đi học về tôi cũng mang bao nhiêu chuyện ở trường ra kể cho bà tôi nghe, nào bài dài, nào thầy giáo bắt những ai quỳ, nhưng cái chuyện làm tôi đến phát khóc ấy tôi vẫn không hề đả động tới. Chiếc áo nâu hai tay trắng bệch ấy, phải chờ cho đến một ngày thứ năm, tôi được nghỉ ở nhà bà tôi mới mang ruộm nâu được. Nhưng màu sắc, vẫn khác nhau. Tôi lại cứ mặc nó đi học, rồi lại chờ cho đến ngày nghỉ chủ nhật bà tôi lại ruộm tiếp. Tôi cứ phải chờ đợi như vậy và chiếc áo cứ ruộm lại nghỉ như thế tới ba chủ nhật liền mới được đồng màu, lúc đó tôi mới tránh được cái câu chế nhạo “tứ túc mai hoa”.
Tôi học không được thông minh cho lắm; cũng không chăm nhưng cũng chẳng đến nỗi lười. Sau hai năm theo học ở trường làng trên tôi được lên lớp ba, vào thi Sơ học Yếu lược. Năm đó tôi đã gần mười lăm tuổi. Bà tôi cho tôi một món tiền ba đồng để lên tỉnh thi. Tôi nhập bọn với những người cùng trường, do thầy giáo dẫn đi. Lên tới tỉnh, mỗi người đều tới chỗ quen trọ. Còn trơ lại một mình tôi. Tôi phải lang thang đi tìm mãi mới được một hàng cơm, cả ăn và ở mỗi ngày năm hào. Cái cửa hàng ấy bán cơm cho những phu và các thợ thuyền. Hôm tôi tới trường thi tôi buồn quá khi thấy những học trò đi thi người nào cũng có người nhà đi theo giữ gìn cho từ tập giấy, lọ mực đến cái bút chì. Tôi thấy tôi trơ trọi quá. Chẳng hiểu tại sao cái cảm giác đó.
Sống nhờ
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5 (Chương kết)