Chương 8
Tác giả: Nghiêm Lệ Quân
Trời vừa nhá nhem thì trời kéo mây đen. Sắp mưa, thấy có gió lạnh , ông sáu Long liền thả con Nương xuống ván, định ra đóng cửa trước lại, nhưng ông mới được mấy bước thì chợt thấy một bóng người thoăn thoắt đi vào sân.
Ông dừng lại bên ngưỡng cửa nheo mắt theo dõi bóng người lạ, bổng ông cất tiếng hỏi lớn :
- Ai đó ?
Giọng đàn ông đáp:
- Tôi ... Tôi về đây anh sáu.
Ông sáu Long bước thẳng ra thềm :
- Tôi là ai ?
Người đàn ông đáp nhanh :
- Ba Đông .
Ông sáu Long thảnh thốt :
- Trời ơi! Dượng bảy về đó hả ?
Dượng ba Đông đã đến trước mặt ông sáu Long với nét mặt vui mừng, nhưng nét mặt vui mừng vụt tắt ngay :
- Tôi mới về anh sáu à .
Và ba Đông đổi sang giọng xúc động:
- Vợ chồng thằng Luông chết mà tôi đâu có hay.
Ông sáu Long nắm cánh tay người em rể của ông kéo vô nhà, vừa hỏi :
- Ai cho dượng hay vợ chồng thằng Luông chết?
Ông Ba Đông nhìn sang cái bàn thờ kê bên cánh trái mà trên đó có một cây nhang mới cháy. Đôi mắt ông ứa lệ, giọng ông ngẹn ngào :
- Đâu có ai cho hay. Tôi về tới xóm trên , người ta kêu lại hỏi thăm , rồi người ta nói tôi mới biết ....
Nghe con Nương ư ê bên ván , ông ba Đông nghoảnh lại chợt thấy con Nương ông hỏi:
- Ủa ! Con ai vầy nè?
Ông sáu Long bước lại ẵm con Nương:
- Con thằng Cung .
Ông ba Đông nhẹ cau mày:
- Hai Cung mà mà...
Ông sáu Long vội đõ lời :
- Hai Cung mà nó chém vợ nó chết đó.
Ông ba đông thở dài:
- Ý hị ... ! Tôi cũng mới nghe người ta nói đó. Rồi bây giờ anh phải nuôi con nhỏ này dùm nó?
Ông sáu Long kẽ gật :
- Nó gửi gấm cho tôi thì tôi phải nuôi.
Ông ba Đông bẹo cằm con Nương :
- Con nhỏ thấy dể thương quá chớ.
Rồi ba Đông trở lại hỏi thăm gia đình anh vợ :
- Vợ chồng thằng Luông đau làm sao mà mất vậy ? Vợ chồng nó mất hôm nào.
Ông sáu Long ngồi lại kể hết chuyện nhà cho ông ba Đông nghe. Nghe đến đâu , ba Đông cau mày , tắc lưỡi đến đó. Sau đó ông sáu Long hỏi:
- Dượng về một mình, không có cô bảy với thằng Hải, con Hớn về hay sao?
Ba Đông lắc đầu:
- Không có. Mẹ nó bận bán buôn. Còn thằng Hải với con Hớn thì đi học. Thằng Hải lúc này cũng lo sửa sọan thi ( đích lôm) đó.
Không biết (đích lôm) là cỡ bậc nào, ông sáu Long cũng tấm tắc khen :
- Ý ! Thằng Hài học giỏi dữ vậy sao , dượng bảy ?
Ông ba Đông tiếp tục khoe con:
- Dạ ... Thằng Hơn của tôi cũng đi học rồi đó anh.
Ông sáu Long tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Nó nhỏ xíu, mới năm sáu tuổi gì đó mà học được sao ?
Ông ba Đông gật lia:
- Được chớ, nó học cũng khá lắm à anh, qua tới vần ngược rồi đó, nó đồ coi cũng được lắm.
- Dượng cũng còn làm chổ cũ ha ?
- Còn, hãng mới cho lên lương. Bây giờ, tôi được bảy trăm một tháng lận anh.
Ông sáu Long tắc lưỡi :
- Như vậy là dượng có phước quá rồi. Cô bảy buôn bán phụ thêm với dượng nữa. Còn con cái thì đứa nào cũng có học hành hẳn hoi. Có mình tôi , tới ngày đầu hai thứ tóc rồi mà tôi còn lận đận như vầy.
Ông ba Đông lấy làm sung sướng:
- Đó là số phận của mình anh à
Ông sáu Long rót trà ra chén:
- Uống nước đi dượng bảy.
-Dạ , anh để tôi.
Ông sáu Long phân trần :
- Vì nhà đơn chiếc quá , nên hôm vợ chồng thằng Luông chết, tôi không biết làm sao cho cô bảy dượng bảy hay được. Lối xóm thì cũng không ai biết nhà dượng , thành ra tôi không biết nhờ ai .
Ông ba Đông đưa mắt kiểm điểm quanh trong nhà, vừa hỏi :
- Bây giờ có một mình anh chèo queo như vầy?
Ông sáu Long quay mặt vào bóng tối:
- Đầu đuôi có mình thằng Luông ... Vợ chồng nó bỏ tôi mà đi hết ...
Lời ông sáu Long tắt nghẽn tại đó.
Nhìn vào nét đau khổ của người anh vợ mình , ba Đông phải xót xa trong lòng:
- Rồi lúc này rẩy nương anh phải làm hết ?
Ông sáu Long lắc đầu:
- Tôi bỏ phế đó. Rầu quá, tôi không làm gì được hết dượng à . từ hôm chôn cất yên mồ, yên mả cho vợ chồng thằng Luông rồi , nói đúng ra , tôi nhờ bà con cô bác ở đây, người ta thương mình , người ta giúp đỡ đủ thứ hết .
Ba Đông lặng người suy nghĩ một hồi, đoạn hỏi :
- Hay là anh lên Sài gòn ở với vợ chồng tôi, anh chịu hôn? khi mình hữu sự là có anh có em .
Nghe em rể của mình bảo vậy , ông sáu Long thầm nghĩ, ở với em út thì đuợc yên ổn thân già rồi, nhưng biết đâu sự sống bòn bám của ông qua năm này, tháng nọ, e làm cho em rể của ông bực lòng.
Ông ái ngại lắc đầu :
- Tôi không thể bỏ đất này được đâu dượng. Sống chết gì tôi cũng ở đây.
Ba Đông hớp một ngụm trà, đoạn nói:
- Điền sản gì ở đây mà anh tiếc, anh nuối? anh ở đơn độc một mình như vậy, rủi đau ốm nữa đêm, nữa hôm , rồi biết trông cậy ai.
Ông sáu Long đáp nhanh:
- Thì có lối xóm.
Ba Đông phân bày :
- Tôi nói anh nghe. Nếu lối xóm người ta thương tưởng đến anh, thì họ chỉ chạy tới chạy lui , giúp đỡ chút gì đó thôi, chớ người ta đâu có hết lòng như em út, bà con của anh được. Rồi anh còn con nhỏ xíu đây nữa nè. Khổ cho anh lắm chớ phải chơi sao. Anh nghĩ kỹ coi tôi nói có phải hôn .
Ông sáu Long khẽ vuốt tóc con Nương , vừa ra dáng trầm ngâm. Ông còn do dự vì ông còn bận bịu chút con Nương đó. Phải chi một mình ông thì ông tính toán rất dể dàng. Ông vẩn biết rằng ông không thể nhờ cậy hàng xóm mãi được, nhưng đi theo em ruột,em rể của ông, thì chẳng khác nào ông chất thêm gánh nặng cho vợ chồng ba Đông.
Thấy anh mình chưa nói sao hết, ông Ba Đông liền tiếp:
- Anh sợ vợ chồng tôi nuôi anh không nổi hay sao?
Ông sáu Long chậm rải :
- Không phải tôi sợ cô dượng nó không đủ sức nuôi tôi, nhưng mà ...
Đoán biết ông sáu Long sắp nói gì rồi , ba Đông vội đón lời:
- Tôi hiểu ý anh rồi. Không phải tôi đi khoe giàu với anh. Nói đúng ra thì hai đưá tôi cũng đủ ăn, đủ mặc. Vợ chồng tôi có thể bảo bọc anh tới suốt đời . Thí dụ như anh lên trển , anh muốn đi làm kiếm tiền để dành hậu thân, thì tôi kiếm chổ cho anh làm .
Ông sáu Long phì cười:
- Sức tôi mà làm cái gì? Bụng thì dốt đặc, không có một chữ nhứt một , Còn làm thuê làm mướn thì làm không nổi . Đất Sài Gòn mà đâu dể lượm tiền . Ở đây , dầu sao đi nữa cũng không đói .
Ba Đông nhẹ cau mày:
- Vậy rồi, anh ở với vợ chồng tôi, anh không đi làm được, anh lại đói hay sao?
- Đã biết vậy, nhưng mà thôi dượng à . Để tôi ở dưới nầy cũng không đến nỗi nào đâu. Lâu lâu cô dượng có rảnh về thăm tôi.
Ba Đông hạ thấp giọng:
- Tôi thấy không được, Nếu anh không chịu đi thì tôi về trển biểu má bày trẻ xuống , chừng nó triệt anh, thì anh cũng phải đi hà. Anh coi, ở đây còn ai nữa mà anh bỏ không được
Hai người lại lặng im. Ba Đông ngồi nhắm nháp đến gần cạn chén trà, rồi thình lình ông hỏi :
- Như lên trên có công ăn việc làm liền, anh có chịu đi hôn?
Giọng ông sáu Long hàm nhiều buồn nản:
- Trong tay không nghề nghiệp mà dể gì.
Ba Đông nhìn thẳng ông sáu Long:
- Anh làm cu li được hôn?
Ông sáu Long ngơ ngác:
- Làm cu li là làm cái gì?
Ba Đông giảng giải :
- Quét tước, dọn dẹp đồ trong sở vậy đó.
Ông sáu Long hỏi nhanh:
- Làm cu li ở đâu?
Ba Đông đáp :
- Tôi mới nhớ lại, bây giờ trong chổ hảng tôi làm , người ta đang cần mướn thêm hai người cu li nữa, một người coi mấy kho, một người lo văn phòng. Nếu anh chịu đi , chắc chắn là tôi đem anh vô được liền.
Ông sáu Long ra dáng suy tính , chưa đáp sao hết.
Ba Đông tiếp hỏi:
- Sao? Ý anh thế nào.
- Làm như vậy có được lâu bền hay không?
- Hãng còn là mình còn làm.
Ông sáu Long đả hơi mừng thầm , ông phăn hỏi :
- Mình chuyên môn có quét dọn không ha.
Ba Đông nhẹ gật :
- Bao nhiêu công việc đó thôi, xong việc thì mình nghĩ, không có phải nặng nhọc chi hết . Phải chi làm lon ton như tôi, là phải chạy lăng xăng tối ngày.
Ông sáu Long vẫn còn do dự:
- Mấy chổ như vậy cũng cầu mà làm. Dượng cũng biết, bỏ ruộng rẩy ra, tôi đâu có biết làm gì khác. Nhưng...
Ba Đông cười bực, chận lời ông sáu Long:
- Anh lại còn nhưng, còn nhị nữa! Tôi đã biểu anh cứ bỏ mẹ cái đất này đi.
Ông sáu Long nói nhỏ:
- Còn mồ mả ông bà, mồ mả vợ chồng thằng Luông .
Ba Đông nói nhanh:
- Vài tháng anh về thăm một lần, không được hay sao? Nói như anh rồi mấy người còn bận bịu mồ mả ông bà nơi xứ sở, là không đi tha phương lập nghiệp được, đời đời kiếp kiếp phải ở giữ ba cái mồ mả đó.
Ông sáu Long cúi xuống hôn nhẹ lên tóc bé Nương:
- Con nhỏ này trói tay, trói chưn tôi nữa đây nè. Tôi đi làm rồi bỏ nó cho ai ?
Ba Đông cười khì:
- Tưởng gì! Anh đi làm thì bỏ nó ở nhà chơi với mấy đứa nhỏ tôi, Cơm nước, tắm rửa là có nhà tôi lo.
- Báo thêm cho cô bảy nó nữa.
Ba Đông nhẹ cau mày :
- Gì mà báo, anh? Anh cứ nghe tôi, chừng nào tôi trở lên , anh theo tôi luôn . Trong nhà này , anh coi có cái gì đáng thì lấy đi, còn cái gì không đem theo được, anh kêu hàng xóm cho họ.
Ông sáu Long đắn đo:
- Để coi ...
Ba Đông tự bưng bình rót thêm trà vào chén, vừa nói:
- Còn để coi gì nữa anh.
Ông sáu Long đứng lên :
- Để mai rồi sẽ hay.
Ba Đông chép miệng :
- Mai đây rồi anh còn tính tới tính lui nữa.
Ông sáu Long phân bua:
- Nếu có đi theo dượng lên trển thì cũng phải chờ qua cái tuần trăm ngày cho vợ chồng thằng Luông rồi tôi mới có thể đi đuợc . Bỏ phế hết , tội nghiệp vợ chồng nó.
Ba Đông buông xuôi:
- Ừ, anh tính như vậy cũng được. Để tôi liệu tới chừng đó, thì tôi biểu má bầy trẻ về rước anh lên.
Nói dứt lời, ba Đông cũng đứng dậy, rồi tiến từng bước chậm đến trước bàn thờ vợ chồng tư Luông . Ông đứng lại lặng nhìn khói hương đang tỏa lên như để tưởng nhớ đến hình bóng người quá cố.
Trong lúc đó, ông sáu Long nhìn theo sau lưng người em rể mình mà lấy làm bối rối , bối rối vì ông biết Ba Đông chưa có hột cơm chiều trong bụng .
Ngoài trời bắt đầu tí tách đổ mưa.