Truyện 26
Tác giả: Ngô Nguyên Phi
Tề Cảnh Công gởi thư mời Định Công nước Lỗ hội họp ở Giáp Cốc để bàn việc giảng hòa. LỗĐịnh Công chọn Khổng Tử làm tướng để đi hội họp. Khổng Tử nói:
- Đã có văn thì phải có võ, không thể thiếu một được. Xin
chúa công sai quan Tư Mã đem quân đi theo. Lê Di là đại phu nước Tề mưu kế xảo quyệt (thay chức cho Lư Khâu Cứ) bàn với Tề Cảnh Công:
- Mai khai hội chúa công nên cho tấu nhạc Đông Di. Lại cho 300 quân Đông Di giả làm nhạc công, nhân đó mà bắt vua quan nước Lỗ. Còn thần đem quân đánh đuổi quân Lỗ đóng bên ngoài lễ đài. Tề Cảnh Công nghe theo. Việc này vua Tề không cho Án Anh
biết. Ngày hòa hội, hai vua Tề, Lỗ gặp nhau trên đài. Tướng lễ của hai nước Án Anh và Khổng Tử cũng gặp nhau. Hai bên chào hỏi nhau theo nghi lễ. Tề Cảnh Công truyền đội nhạc Đông Di lên đài. Cả 300 tên cầm vũ mao kiếm kích lên đài miệng hét lý lô. Lỗ Định Công cả sợ. Liền đó, Khổng Tử tiến tới trước mặt Cảnh Công nói:
- Hai nước hội nhau để tỏ lòng giao hảo, nên dùng lễ nhạc Trung Hoa mới phải, sao nhà vua lại dùng thứ nhạc mọi rợ?
Án Anh không biết đó là kế của Lê Di, nên cũng nói:
- Lời Khổng Khâu nói đúng, xin chúa công bỏ nhạc ấy đi!
Tề Cảnh Công cả thẹn truyền đội nhạc rợ lui xuống. Lê Di ở dưới cả giận, kêu đội nhạc nước Tề dặn lại:
- Hễ khi hai vua và các quan dùng tiệc, các ngươi đồng thanh hát bài "Tệ Cẩu" và cho hòa nhạc.
Lê Di truyền đội nhạc lên đài, phường nhạc nhảy múa và hát những điệu dâm loạn. Khổng Tử nhìn Tề Cảnh Công nói:
- Những đứa thất phu dám cợt nhả vua chư hầu. Xin nhà vua sai Tư Mã nước Tề đem phép nước ra trị chúng. Tề Cảnh Công làm thinh, cho qua. Bọn con hát càng làm già tới. Khổng Tử nhìn xuống đài vẫy quan Tư Mã nước Lỗ bắt hai đứa nhạc trưởng đem xuống chém đầu. Đám nhạc sợ hãi bỏ chạy.
Khổng Tử nói:
- Hai nước đã giao hảo với nhau như anh em, thì Tư Mã của nước Lỗ cũng như Tư Mã của nước Tề.Nói rồi vua quan nước Lỗ ra về. Án Anh nói với Tề Cảnh
Công:
- Cuộc hòa hội này nước Tề đã thất lễ với Lỗ. Vậy thì hãy dùng thành tâm mà tạ lỗi, bằng cách đem ruộng Vấn Dương trả lại cho Lỗ. Tề Cảnh Công nghe theo.
LỜI BÀN:
Đoạn này có mấy phần chính:
- Khổng Tử nói: "Đã có văn thì phải có võ". Ý ông muốn nói, văn và võ phải song hành. Người đời xưa nói: "Tất tiên năng chiến, hậu năng hòa". Ý nghĩa thực tiễn của nó là trước nhất mình phải đủ khả năng chiến đấu, lúc đó bàn đến chuyện hòa, đối phương mới nghe. Nếu lực lượng đôi bên không cân sức, thì hiệp ước hòa bình sẽ là hiệp ước bất bình đẳng. - Nhạc trong vấn đề ngoại giao là nhạc trong nghi lễ. Điều ấy người Trung Hoa đã có trước đó hai ngàn năm. Và hôm nay mọi quốc gia trên thế giới cũng đều như vậy. Phần nhạc trong nghi lễ được xem là công pháp quốc tế. Tên Lê Di hiểm độc nhưng lại ngu dốt, vậy mà Tề Cảnh Công lại đi nghe theo lời hắn, chỉ làm trò cười cho vua quan nước Lỗ và người dân hai nước mà thôi.
- "Tệ Cẩu" là một bài dân ca rất phổ biến trong nước Tề và nước Lỗ cũng nhiều người biết. Nguyên nhân của nó là, nàng Tề Văn Khương (công nữ nước Tề) trước đây là loạn dâm với anh ruột là Chư Nhi, sau gả nàng cho công tử nước Lỗ nàng vẫn còn thông dâm với anh ruột, xúi anh ruột giết chồng mình, rồi cả hai cùng truy hoan ở nơi biên giới hai nước. Dân Tề thấy giận và thẹn bèn đặt ra bài "Tệ Cẩu" (Tệ như chó), thế mà Lê Di không biết nhục, Tề Cảnh Công không biết hổ thẹn còn bêu cái xấu của mình ra. Ngu dốt mà lên làm vua, ít nhất phải được vài ông quan giỏi và chân chính mới che đỡ nổi.
Tề Cảnh Công gởi thư mời Định Công nước Lỗ hội họp ở Giáp Cốc để bàn việc giảng hòa. LỗĐịnh Công chọn Khổng Tử làm tướng để đi hội họp. Khổng Tử nói:
- Đã có văn thì phải có võ, không thể thiếu một được. Xin
chúa công sai quan Tư Mã đem quân đi theo. Lê Di là đại phu nước Tề mưu kế xảo quyệt (thay chức cho Lư Khâu Cứ) bàn với Tề Cảnh Công:
- Mai khai hội chúa công nên cho tấu nhạc Đông Di. Lại cho 300 quân Đông Di giả làm nhạc công, nhân đó mà bắt vua quan nước Lỗ. Còn thần đem quân đánh đuổi quân Lỗ đóng bên ngoài lễ đài. Tề Cảnh Công nghe theo. Việc này vua Tề không cho Án Anh
biết. Ngày hòa hội, hai vua Tề, Lỗ gặp nhau trên đài. Tướng lễ của hai nước Án Anh và Khổng Tử cũng gặp nhau. Hai bên chào hỏi nhau theo nghi lễ. Tề Cảnh Công truyền đội nhạc Đông Di lên đài. Cả 300 tên cầm vũ mao kiếm kích lên đài miệng hét lý lô. Lỗ Định Công cả sợ. Liền đó, Khổng Tử tiến tới trước mặt Cảnh Công nói:
- Hai nước hội nhau để tỏ lòng giao hảo, nên dùng lễ nhạc Trung Hoa mới phải, sao nhà vua lại dùng thứ nhạc mọi rợ?
Án Anh không biết đó là kế của Lê Di, nên cũng nói:
- Lời Khổng Khâu nói đúng, xin chúa công bỏ nhạc ấy đi!
Tề Cảnh Công cả thẹn truyền đội nhạc rợ lui xuống. Lê Di ở dưới cả giận, kêu đội nhạc nước Tề dặn lại:
- Hễ khi hai vua và các quan dùng tiệc, các ngươi đồng thanh hát bài "Tệ Cẩu" và cho hòa nhạc.
Lê Di truyền đội nhạc lên đài, phường nhạc nhảy múa và hát những điệu dâm loạn. Khổng Tử nhìn Tề Cảnh Công nói:
- Những đứa thất phu dám cợt nhả vua chư hầu. Xin nhà vua sai Tư Mã nước Tề đem phép nước ra trị chúng. Tề Cảnh Công làm thinh, cho qua. Bọn con hát càng làm già tới. Khổng Tử nhìn xuống đài vẫy quan Tư Mã nước Lỗ bắt hai đứa nhạc trưởng đem xuống chém đầu. Đám nhạc sợ hãi bỏ chạy.
Khổng Tử nói:
- Hai nước đã giao hảo với nhau như anh em, thì Tư Mã của nước Lỗ cũng như Tư Mã của nước Tề.Nói rồi vua quan nước Lỗ ra về. Án Anh nói với Tề Cảnh
Công:
- Cuộc hòa hội này nước Tề đã thất lễ với Lỗ. Vậy thì hãy dùng thành tâm mà tạ lỗi, bằng cách đem ruộng Vấn Dương trả lại cho Lỗ. Tề Cảnh Công nghe theo.
LỜI BÀN:
Đoạn này có mấy phần chính:
- Khổng Tử nói: "Đã có văn thì phải có võ". Ý ông muốn nói, văn và võ phải song hành. Người đời xưa nói: "Tất tiên năng chiến, hậu năng hòa". Ý nghĩa thực tiễn của nó là trước nhất mình phải đủ khả năng chiến đấu, lúc đó bàn đến chuyện hòa, đối phương mới nghe. Nếu lực lượng đôi bên không cân sức, thì hiệp ước hòa bình sẽ là hiệp ước bất bình đẳng. - Nhạc trong vấn đề ngoại giao là nhạc trong nghi lễ. Điều ấy người Trung Hoa đã có trước đó hai ngàn năm. Và hôm nay mọi quốc gia trên thế giới cũng đều như vậy. Phần nhạc trong nghi lễ được xem là công pháp quốc tế. Tên Lê Di hiểm độc nhưng lại ngu dốt, vậy mà Tề Cảnh Công lại đi nghe theo lời hắn, chỉ làm trò cười cho vua quan nước Lỗ và người dân hai nước mà thôi.
- "Tệ Cẩu" là một bài dân ca rất phổ biến trong nước Tề và nước Lỗ cũng nhiều người biết. Nguyên nhân của nó là, nàng Tề Văn Khương (công nữ nước Tề) trước đây là loạn dâm với anh ruột là Chư Nhi, sau gả nàng cho công tử nước Lỗ nàng vẫn còn thông dâm với anh ruột, xúi anh ruột giết chồng mình, rồi cả hai cùng truy hoan ở nơi biên giới hai nước. Dân Tề thấy giận và thẹn bèn đặt ra bài "Tệ Cẩu" (Tệ như chó), thế mà Lê Di không biết nhục, Tề Cảnh Công không biết hổ thẹn còn bêu cái xấu của mình ra. Ngu dốt mà lên làm vua, ít nhất phải được vài ông quan giỏi và chân chính mới che đỡ nổi.