Truyện 9
Tác giả: Ngô Nguyên Phi
Ngày xưa có một hàn sĩ đến kinh để ứng thí. Trong lúc đợi đến ngày thi chàng tạm ngụ tại một quán rộng rãi bề thế. Nhà quán thấy chàng túng thiếu tiền liền cho ra ngủ ngoài chuồng ngựa. Một hôm chàng đi thi về ghé lại chuồng ngựa bỗng thấy cháy bùng bùng phía trước, chàng hàn sĩ vừa kêu vừa cứu lửa, vừa chạy tìm đồ dập lửa. Lửa cháy gây thiệt hại cho quán khá nhiều. Chủ quán dẫn chàng lên cáo quan, nói:
- Gã thư sinh này xin ngụ nhà tôi, hắn không có tiền bạc gì nên tôi không cho ngụ trong nhà, cũng không nỡ đuổi nó, chỉ cho nó ở tạm chuồng ngựa mà không tính tiền. Vì thế nó đâm ra oán
hận đốt nhà tôi để trả thù!
Án quan hỏi:
- Việc gã thư sinh này đốt nhà mụ, có ai thấy, có ai làm chứng?
Mụ quán nói:
- Bẩm quan, trưa vắng ít khách vãng lai, nhưng chính mắt tôi thấy hắn đốt nhà xong, miệng thì hô "lửa cháy", chân thì chạy tìm chỗ trốn.
Lúc ấy quan án nghĩ thầm: "Có lý nào mụ quán đặt điều để hại gã này? Vì mụ cho hắn ngủ ngoài chuồng ngựa, không tính tiền, vậy là người tốt rồi". Án quan tin lời mụ không cần nghe lời biện bạch của gã thư sinh. Án quan bắt chàng bỏ tù.Hai năm sau mãn án, chàng ghé lại kinh hỏi thăm thì biết tin mình đậu. Nhưng vì không có mặt mình lúc đó để điện thí, thì cầm bằng công cốc. Chàng buồn và hận. Hàn sĩ kia kiếm đâu được bộ áo nho sinh lịch sự, chàng ghé lại quán quầng ra sau chuồng ngựa bật lửa đốt nhà kho rồi chạy ra phía trước, vờ như thực khách mới bước vào quán. Chàng vừa gọi thức ăn vừa đưa mắt nhìn khói phía sau cuốn lên ngùn ngụt... rồi mới hô hoán lên: "Cháy nhà... Cháy nhà", rồi cũng chạy đi tìm gàu múc nước dội lửa. Mọi người xúm lại dập tắt ngọn lửa. Chủ quán dường như không nhớ mặt chàng.
Hàn sĩ bỏ đi, còn càm ràm mấy tiếng:
- Ôi cuộc đời! Kẻ có công thì bắt bỏ tù, còn người có tội được thưởng!...
LỜI BÀN:
Chàng thư sinh có vẻ như cay cú với cuộc đời. Xét ra mụ quán không có gì độc ác, vì nóng ruột mà thiển cận mới đổ oan cho chàng. Ngày xưa, bậc quân tử không mấy khi biện bạch nỗi oan khúc của mình. Hoặc có biện bạch mà người ta không nghe thì họ cũng không thèm oán hận. Xét cho kỹ, oán hận cũng không lợi gì.
Nhà Phật nói: "Nỗi oan không nên biện bạch. Vì biện bạch thì không hỉ xả". Nhưng tác giả của bài "Nơi chuồng ngựa" có một ý khác. Ý tác giả muốn nói, người đời thường hay lầm lẫn, hay có
những phán đoán chủ quan. Kẻ có công đáng ra phải được thưởng, người có tội phải bị trừng trị. Ở đây thì ngược lại. Để được công bình, xét công và tội của một người, kẻ có trách nhiệm xét việc không nên xét một cách võ đoán.
Ngày xưa có một hàn sĩ đến kinh để ứng thí. Trong lúc đợi đến ngày thi chàng tạm ngụ tại một quán rộng rãi bề thế. Nhà quán thấy chàng túng thiếu tiền liền cho ra ngủ ngoài chuồng ngựa. Một hôm chàng đi thi về ghé lại chuồng ngựa bỗng thấy cháy bùng bùng phía trước, chàng hàn sĩ vừa kêu vừa cứu lửa, vừa chạy tìm đồ dập lửa. Lửa cháy gây thiệt hại cho quán khá nhiều. Chủ quán dẫn chàng lên cáo quan, nói:
- Gã thư sinh này xin ngụ nhà tôi, hắn không có tiền bạc gì nên tôi không cho ngụ trong nhà, cũng không nỡ đuổi nó, chỉ cho nó ở tạm chuồng ngựa mà không tính tiền. Vì thế nó đâm ra oán
hận đốt nhà tôi để trả thù!
Án quan hỏi:
- Việc gã thư sinh này đốt nhà mụ, có ai thấy, có ai làm chứng?
Mụ quán nói:
- Bẩm quan, trưa vắng ít khách vãng lai, nhưng chính mắt tôi thấy hắn đốt nhà xong, miệng thì hô "lửa cháy", chân thì chạy tìm chỗ trốn.
Lúc ấy quan án nghĩ thầm: "Có lý nào mụ quán đặt điều để hại gã này? Vì mụ cho hắn ngủ ngoài chuồng ngựa, không tính tiền, vậy là người tốt rồi". Án quan tin lời mụ không cần nghe lời biện bạch của gã thư sinh. Án quan bắt chàng bỏ tù.Hai năm sau mãn án, chàng ghé lại kinh hỏi thăm thì biết tin mình đậu. Nhưng vì không có mặt mình lúc đó để điện thí, thì cầm bằng công cốc. Chàng buồn và hận. Hàn sĩ kia kiếm đâu được bộ áo nho sinh lịch sự, chàng ghé lại quán quầng ra sau chuồng ngựa bật lửa đốt nhà kho rồi chạy ra phía trước, vờ như thực khách mới bước vào quán. Chàng vừa gọi thức ăn vừa đưa mắt nhìn khói phía sau cuốn lên ngùn ngụt... rồi mới hô hoán lên: "Cháy nhà... Cháy nhà", rồi cũng chạy đi tìm gàu múc nước dội lửa. Mọi người xúm lại dập tắt ngọn lửa. Chủ quán dường như không nhớ mặt chàng.
Hàn sĩ bỏ đi, còn càm ràm mấy tiếng:
- Ôi cuộc đời! Kẻ có công thì bắt bỏ tù, còn người có tội được thưởng!...
LỜI BÀN:
Chàng thư sinh có vẻ như cay cú với cuộc đời. Xét ra mụ quán không có gì độc ác, vì nóng ruột mà thiển cận mới đổ oan cho chàng. Ngày xưa, bậc quân tử không mấy khi biện bạch nỗi oan khúc của mình. Hoặc có biện bạch mà người ta không nghe thì họ cũng không thèm oán hận. Xét cho kỹ, oán hận cũng không lợi gì.
Nhà Phật nói: "Nỗi oan không nên biện bạch. Vì biện bạch thì không hỉ xả". Nhưng tác giả của bài "Nơi chuồng ngựa" có một ý khác. Ý tác giả muốn nói, người đời thường hay lầm lẫn, hay có
những phán đoán chủ quan. Kẻ có công đáng ra phải được thưởng, người có tội phải bị trừng trị. Ở đây thì ngược lại. Để được công bình, xét công và tội của một người, kẻ có trách nhiệm xét việc không nên xét một cách võ đoán.