Truyện 29
Tác giả: Ngô Nguyên Phi
Câu Tiễn ở Ngô ba năm có bậc hiền tài là Phạm Lãi giúp sức, vua tôi là những tù nhân của Ngô chịu muôn ngàn cay đắng, nay được vua Ngô tha về. Câu Tiễn về lại Cối Khê, trăm quan ra đón, vua tôi gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Câu Tiễn thẹn sự bại nhục của mình liền quyết chí canh tân đất nước và trả mối thù vong quốc đó.
Phạm Lãi xây lại thành Cối Khê thật kiên cố rộng trên 50 dặm, bọc cả núi Cối Khê vào bên trong, mặt Đông Bắc thành chừa trống, phao tin đó là con đường đi cống (thật ra đó là con đừng
chiến lược để ngày sau tiến binh diệt Ngô). Câu Tiễn cho tuyển tân binh, luyện quân đội, nuôi già, dạy trẻ, cứu nghèo trăm họ yên vui. Câu Tiễn sợ mình quên đi cái thù nước Ngô nên treo quả mật bên cạnh chỗ ngồi, thỉnh thoảng nếm vào để nghe vị đắng của nó mà nhớ! Tự tay ông thảo Bộ luật Hôn Nhân: "Thanh niên không được lấy vợ già. Ông già không được lấy vợ trẻ. Trai hai mươi tuổi không chịu cưới vợ, gái mười bảy tuổi không chịu lấy chồng thì bắt tội cha mẹ. Đàn bà gần đến ngày sinh phải báo cho quan biết, quan sai lương y đến nhà chăm sóc (nếu sinh nam thì thưởng bầu rượu và con chó, sinh gái thì được thưởng bầu rượu và con heo). Sinh ba con trở lên, quan nuôi hai, gia đình chỉ nuôi một". Vua nghe nhà nào có người chết thì thân hành đi đám ma. Mỗi khi đi đâu vua cũng mang theo cơm, hễ gặp trẻ nhỏ thì cho ăn, hỏi tên và làm quen với nó. Đến ngày mùa, vua vẫn cày bừa trồng trọt, còn phu nhân thì dệt cửi, may vá, ăn mặc tiết kiệm, miễn thuế cho dân trong bảy năm. Vua không quên đem lễ vật viếng thăm vua Ngô (để Ngô khỏi nghi). Vua Ngô tin tấm lòng thành của Câu Tiễn nên phong thêm đất cho Việt rộng hơn 800 dặm. Bên Ngô, Phù Sai nghe lời Bá Phỉ cho xây Đài Cô Tô thật nguy nga tráng lệ. Vua Ngô yết bảng: "Cần tìm thứ gỗ quý". Văn Chủng nghe được liền vào báo với Câu Tiễn:
- Thần có 7 kế phá Ngô:
1) Chịu tốn tài vật để vua tôi nước Ngô khỏi nghi.
2) Xuất của kho mua lúa và cỏ để Ngô thiếu lương thực cho người, thiếu cỏ cho ngựa.
3) Chọn mỹ nữ dâng vua Ngô để mua hoặc.
4) Chọn thợ khéo và gỗ tốt cho vua Ngô xây lâu đài.
5) Ngầm vận động kẻ gian thần của Ngô làm nước Ngô rối loạn.
6) Ly gián trung thần để Ngô suy.
7) Tích của, luyện quân chuẩn bị đánh Ngô.
Câu Tiễn nghe theo bảy điều đó. Nhà vua ra lệnh cho người vào rừng tìm hai cây gỗ quý gọi là Thần mộc, lớn hai mươi ôm, cao 50 trượng cho người đem sang nước Ngô biếu, vua Ngô rất mừng. Vua Ngô truyền xẻ gỗ cất lâu đài Cô Tô cao 300 trượng rộng 84 trượng. Trèo lên đài trông xa 200 dặm! Trăm họ lao dịch ngày đêm suốt năm năm chết rất nhiều. Câu Tiễn cho người tìm được hai mỹ nhân là Trịnh Đán và Tây Thi (Tây Thi là một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Hoa), mọi người tranh nhau đi xem người đẹp. Ai muốn xem thì bỏ vào công quỹ một đồng. Trong ba ngày số tiền thu đầy kho. Các đại nhạc sư chuyên cần dạy hai người biết múa hát, rồi đem dâng lên vua Ngô. Câu Tiễn cho người sang Ngô vay lúa về phát không cho dân, năm sau ông chọn giống lúa tốt đem luộc đi, rồi phơi thật khô trả lại cho vua Ngô. Vua Ngô thấy giống tốt cho trăm họ gieo giống đó, lúa không mọc, nước Ngô mất mùa, Ngũ Tử Tư ra sức khuyên can những điều thất chính của vua Ngô, nhưng vua không nghe, cũng bởi bị Bá Phỉ bịt mắt. Câu Tiễn cho người rước người Xử Nữ ở Nam Lâm về dạy kiếm cho quân đội Việt. Bà dạy trong một năm, phép đánh kiếm của quân Việt thành thục. Câu Tiễn cho rước cung sư Trần Âm về dạy cung pháp cho quân đội. Quân đội nước Việt thành hùng cường vào cuối thời Xuân Thu... không bao lâu Việt diệt Ngô và làm bá chủ thiên hạ, dẫn chư hầu vào triều tôn Chu.
LỜI BÀN:
Đây là đoạn văn kiểu mẫu thuật lại một sự nỗ lực của một ông vua đã từng bại trận và mất nước. Về nội trị, ông soạn thảo một bộ luật mới về Hôn Nhân, cốt làm sao cho nước mau đông dân, để bù vào sự thiếu hụt dân số do chiến tranh trước đây và cũng để dự bị vào công việc quốc phòng. Ông làm gương cho mọi người chăm lo lao động, sản suất để nước được hùng cường. Một bản kế hoạch do Văn Chủng soạn thảo gồm bảy điều với nội dung làm giàu cho dân giàu nước mạnh và nước địch ngày càng suy thoái. Bất chấp mọi thủ đoạn, bằng cách nào mặc, lòng ông quyết đưa nước Việt lên hàng đại cường quốc. Điều muốn nói ở đây, ông vua không còn là "đệ nhất công dân", ông tự coi mình là một thường dân như mọi người dân khác, mỗi khi ra ngoài không có tiền hô hậu ủng, không có tiệc tùng tốn kém, ông vẫn cày bừa gieo cấy, trồng trọt như một nông dân chuyên nghiệp, chứ không phải "đặt viên đá đầu tiên" để làm kiểng. Guơng xây dựng nước của Câu Tiễn là một trong những hình ảnh sống động, bi tráng, oanh liệt nhất của Trung Hoa trong 25 thế kỉ qua.
Câu Tiễn ở Ngô ba năm có bậc hiền tài là Phạm Lãi giúp sức, vua tôi là những tù nhân của Ngô chịu muôn ngàn cay đắng, nay được vua Ngô tha về. Câu Tiễn về lại Cối Khê, trăm quan ra đón, vua tôi gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Câu Tiễn thẹn sự bại nhục của mình liền quyết chí canh tân đất nước và trả mối thù vong quốc đó.
Phạm Lãi xây lại thành Cối Khê thật kiên cố rộng trên 50 dặm, bọc cả núi Cối Khê vào bên trong, mặt Đông Bắc thành chừa trống, phao tin đó là con đường đi cống (thật ra đó là con đừng
chiến lược để ngày sau tiến binh diệt Ngô). Câu Tiễn cho tuyển tân binh, luyện quân đội, nuôi già, dạy trẻ, cứu nghèo trăm họ yên vui. Câu Tiễn sợ mình quên đi cái thù nước Ngô nên treo quả mật bên cạnh chỗ ngồi, thỉnh thoảng nếm vào để nghe vị đắng của nó mà nhớ! Tự tay ông thảo Bộ luật Hôn Nhân: "Thanh niên không được lấy vợ già. Ông già không được lấy vợ trẻ. Trai hai mươi tuổi không chịu cưới vợ, gái mười bảy tuổi không chịu lấy chồng thì bắt tội cha mẹ. Đàn bà gần đến ngày sinh phải báo cho quan biết, quan sai lương y đến nhà chăm sóc (nếu sinh nam thì thưởng bầu rượu và con chó, sinh gái thì được thưởng bầu rượu và con heo). Sinh ba con trở lên, quan nuôi hai, gia đình chỉ nuôi một". Vua nghe nhà nào có người chết thì thân hành đi đám ma. Mỗi khi đi đâu vua cũng mang theo cơm, hễ gặp trẻ nhỏ thì cho ăn, hỏi tên và làm quen với nó. Đến ngày mùa, vua vẫn cày bừa trồng trọt, còn phu nhân thì dệt cửi, may vá, ăn mặc tiết kiệm, miễn thuế cho dân trong bảy năm. Vua không quên đem lễ vật viếng thăm vua Ngô (để Ngô khỏi nghi). Vua Ngô tin tấm lòng thành của Câu Tiễn nên phong thêm đất cho Việt rộng hơn 800 dặm. Bên Ngô, Phù Sai nghe lời Bá Phỉ cho xây Đài Cô Tô thật nguy nga tráng lệ. Vua Ngô yết bảng: "Cần tìm thứ gỗ quý". Văn Chủng nghe được liền vào báo với Câu Tiễn:
- Thần có 7 kế phá Ngô:
1) Chịu tốn tài vật để vua tôi nước Ngô khỏi nghi.
2) Xuất của kho mua lúa và cỏ để Ngô thiếu lương thực cho người, thiếu cỏ cho ngựa.
3) Chọn mỹ nữ dâng vua Ngô để mua hoặc.
4) Chọn thợ khéo và gỗ tốt cho vua Ngô xây lâu đài.
5) Ngầm vận động kẻ gian thần của Ngô làm nước Ngô rối loạn.
6) Ly gián trung thần để Ngô suy.
7) Tích của, luyện quân chuẩn bị đánh Ngô.
Câu Tiễn nghe theo bảy điều đó. Nhà vua ra lệnh cho người vào rừng tìm hai cây gỗ quý gọi là Thần mộc, lớn hai mươi ôm, cao 50 trượng cho người đem sang nước Ngô biếu, vua Ngô rất mừng. Vua Ngô truyền xẻ gỗ cất lâu đài Cô Tô cao 300 trượng rộng 84 trượng. Trèo lên đài trông xa 200 dặm! Trăm họ lao dịch ngày đêm suốt năm năm chết rất nhiều. Câu Tiễn cho người tìm được hai mỹ nhân là Trịnh Đán và Tây Thi (Tây Thi là một trong tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Hoa), mọi người tranh nhau đi xem người đẹp. Ai muốn xem thì bỏ vào công quỹ một đồng. Trong ba ngày số tiền thu đầy kho. Các đại nhạc sư chuyên cần dạy hai người biết múa hát, rồi đem dâng lên vua Ngô. Câu Tiễn cho người sang Ngô vay lúa về phát không cho dân, năm sau ông chọn giống lúa tốt đem luộc đi, rồi phơi thật khô trả lại cho vua Ngô. Vua Ngô thấy giống tốt cho trăm họ gieo giống đó, lúa không mọc, nước Ngô mất mùa, Ngũ Tử Tư ra sức khuyên can những điều thất chính của vua Ngô, nhưng vua không nghe, cũng bởi bị Bá Phỉ bịt mắt. Câu Tiễn cho người rước người Xử Nữ ở Nam Lâm về dạy kiếm cho quân đội Việt. Bà dạy trong một năm, phép đánh kiếm của quân Việt thành thục. Câu Tiễn cho rước cung sư Trần Âm về dạy cung pháp cho quân đội. Quân đội nước Việt thành hùng cường vào cuối thời Xuân Thu... không bao lâu Việt diệt Ngô và làm bá chủ thiên hạ, dẫn chư hầu vào triều tôn Chu.
LỜI BÀN:
Đây là đoạn văn kiểu mẫu thuật lại một sự nỗ lực của một ông vua đã từng bại trận và mất nước. Về nội trị, ông soạn thảo một bộ luật mới về Hôn Nhân, cốt làm sao cho nước mau đông dân, để bù vào sự thiếu hụt dân số do chiến tranh trước đây và cũng để dự bị vào công việc quốc phòng. Ông làm gương cho mọi người chăm lo lao động, sản suất để nước được hùng cường. Một bản kế hoạch do Văn Chủng soạn thảo gồm bảy điều với nội dung làm giàu cho dân giàu nước mạnh và nước địch ngày càng suy thoái. Bất chấp mọi thủ đoạn, bằng cách nào mặc, lòng ông quyết đưa nước Việt lên hàng đại cường quốc. Điều muốn nói ở đây, ông vua không còn là "đệ nhất công dân", ông tự coi mình là một thường dân như mọi người dân khác, mỗi khi ra ngoài không có tiền hô hậu ủng, không có tiệc tùng tốn kém, ông vẫn cày bừa gieo cấy, trồng trọt như một nông dân chuyên nghiệp, chứ không phải "đặt viên đá đầu tiên" để làm kiểng. Guơng xây dựng nước của Câu Tiễn là một trong những hình ảnh sống động, bi tráng, oanh liệt nhất của Trung Hoa trong 25 thế kỉ qua.