watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Ba Lê - Mắt Biếc Môi Hồng-Chương VI - tác giả Người Thứ 8 Người Thứ 8

Người Thứ 8

Chương VI

Tác giả: Người Thứ 8

S Văn Bình vụt nhớ đến Bửu Khoa vì nhà bác học di truyền nổi danh này là chủ nhân của Diễm Hà. Ruột gan lộn lạo, chàng có linh tính là Bửu Khoa đang gặp chuyện chẳng lành. Và trong chớp mắt, chàng liên tưởng tới tòa nhà cổ xưa và hiu quạnh của Bửu Khoa. Chàng bỗng hối hận nghe lời Bửu Khoa, ra về bằng đường hầm để đến nỗi bị Song Ngư lừa bắt. Công tác của chàng tại Ba Lê chỉ có triễn vọng thành tựu nếu Bửu Khoa còn sống...



Khi Bửu Khoa dẫn chàng qua hầm rượu để đến cánh cửa sắt nghiến răng kèn kẹt trên bản lề rỉ sét, chàng nhận thấy ông ta có vẻ băn khoăn. Thật ra, ông ta không băn khoăn về những hiểm nguy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lúc ấy, mặt ông sa sầm vì ông mãi bận việc, quên cả cúng rượu cho vợ. Những thùng rượu vang nguyên chất từ thửa vườn nho nhà được gửi về cho ông mỗi năm 2 lần, và ông phải chăm nom hơn cả đàn bà có con mọn nữa. Lệ thường, rượu được chứa trong thùng gỗ, vì chất gỗ hợp với nó, nhưng Bửu Khoa lại đựng trong thùng bằng xi-măng, cách 6 tháng phải gạn lọc một lần để giữ trong trẻo.



Trước khi lên phòng, Bửu Khoa nán lại một lát trước cái hồ vuông đúc bê-tông ở góc hầm. Cái hồ này đựng thứ vang ngon nhất, và cũng là thứ vang mà sinh thời vợ ông ưa nhất, ông đã ngâm trong hồ một cái đũa lớn bằng gỗ sồi mạ bạc, một chất bạc riêng, tinh khiết. Gỗ sồi và chất bạc hút những hơi độc trong rượu, nó vừa sát trùng, làm rượu trong vắt, nó lại vừa gia tăng hương vị thơm ngon [1].



Ông tần ngần hồi lâu bên hồ rượu không chịu rời bước. Thần trí ông lâng lâng, ông lùi về dĩ vãng, vợ ông còn sống, những người cùng tuổi nàng đều còng lưng, bạc tóc, móm răng trong khi nàng vẫn trẻ, vẫn đẹp, vẫn hăng say yêu đương đến con gái đôi tám cũng thua. Nhờ nàng, ông đã đuổi được cái già sồng sộc. Nhưng định mạng ác nghiệt đã bắt nàng chết...



Bửu Khoa bần thần rút cây đũa gỗ sồi ra khỏi hồ rượu. Mùi thơm của rượu len vào mũi Bửu Khoa, ông ngây người như bị thôi miên. Vợ ông đã dạy ông phương pháp khử rượu vang bằng gỗ sồi và bạc nguyên chất này, và cũng chính vợ ông tự tay đẽo gọt cái đũa sồi cho ông. Ông đưa cái đũa gỗ lên miệng để nếm rượu.



Nhưng Bửu Khoa vội ngừng tay. Hồi nãy, ông cười Văn Bình vì chàng nói có tiếng chân người khả nghi. Hầm rượu này là một địa đạo bí mật được lấp chặc hai đầu bằng bê-tông, ngay cả viên chức sơ địa chất cũng không biết, ông không hề tiết lộ sự hiện diện của nó với ai, ngoại trừ chú Sáu được ông coi như con cháu trong nhà. Chú Sáu chỉ xuống hầm rượu mỗi khi ông yêu cầu. Vậy tiếng động ông vừa nghe do ai gây ra ?



Phải, ông vừa nghe lọt một tiếng động khá rõ. Đây không phải tiếng động của các súc vật nhỏ như mèo chuột, vả lại, hầm rượu được đóng kín như bưng, vị tất con dán cũng chui lọt qua khe cửa, huống hồ mèo chuột lớn chềnh ềnh.



Bửu Khoa có ấn tượng tiếng động này của người. Người lạ núp sau những phuy rượu đồ sộ ở bên trái, cách hồ xi- măng chừng 2 mét. Dường như người lạ vô ý chạm mũi giầy vào vỏ thùng không nên tiếng động vang dội khắp hầm. Nếu tường hầm và nền hầm không được lót bằng vật liệu hãm thanh tối tân thì tiếng động bất thường ấy đã đủ làm Bửu Khoa giật mình.



Bửu Khoa thụp xuống, thả cái đũa gỗ sồi vào hồ rượu nho, mắt đảo vòng 360 độ. Những cái kệ đựng đầy chai - chai không và chai chứa rượu - vẫn nằm bất động ngoan ngoãn. Không ai có thể ẩn náu dọc theo dãy kệ. Người lạ - nếu quả thật có người lạ đang rình rập Bửu Khoa - chỉ có thể thu hình sau đống phuy bầu dục...



Bửu Khoa thoáng nghe tiếng động khác ở sau lưng, ông quay phắt lại. Và ông nhận diện ra kẻ địch.



Nhà hầm nửa tối nửa sáng, song Bửu Khoa vẫn thấy rõ hàm răng bịt vàng chóe của địch. Không rõ cả hai hàm răng của hắn bị sâu ăn hay vì hắn thích bịt vàng để tăng thêm oai vệ. Chỉ biết là miệng hắn đầy vàng. Răng cửa vàng. Răng nanh vàng. Răng cấm vàng. Thậm chí tay, chân và cổ hắn cũng khoe vàng nữa. Đồng hồ vàng tay trái. Vòng vàng tay phải. Nhẫn vàng đủ kiểu, đủ cỡ, đeo đủ 10 ngón.



Đặc điểm thứ hai là sự vạm vỡ. Tên địch đang nhe hàm răng vàng rộm trước mặt ông còn vạm vỡ hơn tên địch bị Văn Bình hạ thủ hồi tối. Bửu Khoa không hiểu hắn lẻn xuống hầm rượu bằng cách nào. Vì cửa hầm luôn luôn được khóa chặt. Muốn đánh cắp chìa khóa phải mở được ngăn kéo. Ổ



khóa bàn giấy được liệt vào loại bất khả xâm phạm. Nhưng ai vào phòng ông và ăn cắp chìa khóa mới được chứ ?



Vì cửa phòng ông cũng khóa chặt, ông lại thiết trí một hệ thống canh phòng điện tử khá hữu hiệu.



Kẻ địch đang khuỳnh hai tay từ từ bước về phía Bửu Khoa. Giữa đống phuy gỗ và hồ rượu xi-măng là một lối đi khá rộng. Không đủ rộng bằng võ đài, nhưng cũng tạm đủ để tỉ thí võ thuật. Bửu Khoa không còn là thanh niên khí lực sung mãn như ngày xưa nữa, vì dẫu sao ông cũng xấp xỉ 80 tuồi, cái tuổi mắt mờ, chân chậm. Nên ông chưa tấn công vội. Ông cần quan sát kẻ địch trước khi xuống tay.



Thời thế đã biến ông thành nhà bác vật tiếng tăm lừng lẫy nên ngoài ông ra, không ai biết chàng thanh niên xứ Quảng lưu vong ngày xưa còn là con nhà võ có hạng. Tổ tiên ông từng giữ những binh chức quan trọng trong triều vua Nguyễn như quan tổng xuất và quan cai cơ, lại đã nhiều lần tiến đánh nước Chiêm nên học được những thế võ kỳ lạ. Nếu thanh niên Bửu Khoa không dính líu vào vụ khởi nghĩa thất bại của vua Duy Tân để phải bôn ba nước ngoài thì có lẽ ông đã theo nghề võ. Khi qua Âu Châu, ông vẫn tiếp tục trau dồi, công việc khoa học bộn bề không cho phép ông giành nhiều thời giờ cho võ đường nhưng ông không hề bỏ hẳn, mỗi tuần hai lần ông đến phòng tập quen ở gần nhà để ôn lại.



Vì vậy, bộ mã đồ sộ và hung hãn của kẻ địch đang nhe hàm răng vàng nham nhở không làm Nguyễn Phước Bửu Khoa run sợ. Về bề cao và bề ngang, ông thua hắn, song thớ thịt của ông còn rắn chắt.



Xương của ông cũng vị tất thua xương của kẻ địch. Ông lùi lại, dựa lưng vào hồ rượu xi-măng, ông lừ lừ nhìn kẻ địch mà không nói. Kẻ địch cười hô hố :

- Chào bác sĩ.

Bửu Khoa đáp :

- Không dám, chào ông. Hầm rượu này là nơi kín đáo nhất trong nhà tôi. Nếu ông cần gặp tôi, xin mời ông lên lầu.

- Dưới hầm tiện hơn. Vì tôi không thích gây tiếng động.

- Ông muốn gì ?

- Muốn bày tỏ thiện cảm với bác sĩ.

- Hừ... ông muốn lấy lòng tôi mà ông lại chặn tôi dưới hầm, mắt nguýt lườm, tay chân khuỳnh khuỳnh.

- Bác sĩ thông cảm, chúng tôi không còn cách nào khác.

- Nghĩa là ông định bắt cóc tôi ?

- Danh từ "bắt cóc" không đúng. Vì đã nói đến bắt cóc là có sự chuộc tiền. Tôi vâng lệnh thượng cấp đến đây để cung thỉnh bác sĩ.

- Cung thỉnh hay bắt cóc cũng chẳng khác nhau bao nhiêu. Thượng cấp của ông là ai ?

- Tôi không được phép tiết lộ.

- Vậy mời ông ra khỏi nhà này.

- Bác sĩ ức hiếp tôi quá. Nếu bác sĩ đòi biết, tôi chỉ có thể nói rằng thượng cấp của tôi là đồng nghiệp với những người muốn nhờ bác sĩ giúp đỡ.

- Ông cứ nói úp mở, tôi chẳng hiểu gì cả. Thượng cấp của ông nhờ tôi giúp đỡ chuyện gì ?

- Đại để cũng nhờ bác sĩ như người khác.

- Tôi không có thời giờ đứng đây chơi trò ú tim với ông. Ông muốn gì, cứ nói toạc ra.

- Muốn nhờ bác sĩ móc nối với Tô Lan.

- Tô Lan, Tô Lan, trời ơi, té ra các ông cũng nghe nói đến Tô Lan ư ? Nhưng các ông là ai ?

- Bác sĩ lập lại câu hỏi này là lần thứ hai. Và một lần nữa, tôi cũng xin lập lại là tôi không được phép tiết lộ. Bác sĩ là người ngây thơ hoặc cố ý ngây thơ nên mới không biết rằng nhiều cơ quan gián điệp đang bám sát hành tung của Tô Lan từng phút, từng giây, sau khi ông ta biệt tích ở phi trường.

- Tuy tôi là bạn của Tô Lan, tôi cũng chưa tìm ra ông ta tạm trú tại đâu. Nếu ông cần biết chỗ ở, tôi có thể hữu ích cho ông phần nào. Mời ông lên văn phòng, có lẽ Tô Lan đã gọi điện thoại cho nữ thư ký của tôi.

- Bác sĩ khôn lắm. Lừa tôi lên văn phòng để mở máy bắn đạn tê liệt hòng triệt hạ tôi ư ? Tôi nghe nói bác sĩ gắn hàng chục khẩu súng bí mật trên lầu, do đó tôi xuống dưới hầm chờ đợi tiện hơn. Bác sĩ có hai cô thư ký, họ chỉ làm việc ban ngày, giờ này có còn ai nữa đâu mà bác sĩ mời tôi ?

- Ông không tin tôi thì thôi. Nào, phiền ông xê ra cho tôi lên cầu thang.

- Bác sĩ phải đi theo tôi.

- Đi đâu ?

- Bác sĩ không có quyền chất vấn.

- Ông cũng không có quyền ra lệnh.

- Từ nãy đến giò tôi đã cố gắng giữ lễ độ với bác sĩ. Tôi là thằng nóng như lửa, trong đời tôi chưa hề nhẫn nhục như hôm nay...

- Hừ... kể về tính nóng, có lẽ tôi còn nóng hơn ông nhiều. Nếu ông khăng khăng đứng chắn đường, miễn cưỡng tôi phải đối phó.

- Bác sĩ già hơn cha tôi, xin bác sĩ suy nghĩ lại, đừng xô đẩy tôi vào tội bất kính với bậc trưởng thượng.

- Ông dọa đánh hả ? Mời ông, tuy đã già tôi vẫn chưa phải là đồ bỏ.

- Thưa bác sĩ, thượng cấp đã ban cho tôi một mệnh lệnh minh bạch, tôi phải hết sức khiêm tốn để cung thỉnh bác sĩ, nhưng trong trường hợp bác sĩ cương quyết từ chối, tôi phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết hầu để đảm bảo cho bác sĩ khỏi rơi vào tay kẻ khác.

- Nói trắng ra, nếu không bắt cóc được tôi, các ông sẽ thẳng tay giết tôi chết.

- Vâng, sự thật sống sượng là như vậy.

- Các ông đừng hòng.



Nói đoạn, Bửu Khoa xăm xăm bước về phía cầu thang xoắn ốc dẫn lên tầng trên. Nhưng gã đàn ông vạm vỡ đã vung cánh tay thép nguội ra chặn lại, giọng hắn chậm rãi song dứt khoát:

- Lần này là lần cuối, tôi kêu gọi sự sáng suốt của bác sĩ. Là chuyên viên lỗi lạc, bác sĩ sẽ được thượng cấp của tôi nể trọng và ưu đãi đặc biệt. Sự cứng đầu sẽ mang lại hậu quả tai hại.



Biết nói nữa cũng vô ích, Nguyễn phước Bửu Khoa bèn tung cước tấn công. Lợi dụng kẻ địch đứng gần, ông quét bàn chân ngang mặt đất theo thế tảo địa cước. Ngọn đá này từng được Bửu Khoa xài nhiều lần trong cuộc đời phiêu giạt ở Âu Châu. Người phương Tây thường to con, khi bị đá quét, họ khó giữ được mức quân bình. Người phương Tây lại sành võ Hồng Mao, chuyên dùng tay, ít chú trọng đến cặp giò nên luôn luôn bị cước pháp đánh bại.



Gia đình Bửu Khoa là một trong những gia đình giỏi cước pháp trong vùng Gò Nổi, thân phụ Bửu Khoa khét tiếng khắp nơi vì biết phối hợp môn đá của Thiếu Lâm quyền với môn đá của võ Bình Định. Đá đạp được chia ra 18 môn khác nhau, song gia đình Bửu Khoa lại chuyên về tiền cước, nghĩa là kỹ thuật đá về phía trước. Tiền cước được chia làm 9 thế, Bửu Khoa trội nhất về tạo địa cước, đá sát mặt đất và kim tiêu cước, đá bằng các đầu ngón chân.



Kẻ địch nặng hơn một tạ, trông như cái núi đứng sừng sững trước mặt, vậy mà cái đá bất thần của Bửu Khoa vẫn làm loạng choạng. Giá Bửu Khoa chưa xấp xỉ 80, đang ở vào thời 50, 60 cực thịnh, kẻ địch đã phải đo ván và còn lâu lắm mới bò dậy được. Tuổi tác chồng chất đã là giảm thiểu sức mạnh của ngọn cước tảo địa, Bửu Khoa vội vã bồi tiếp bằng ngọn kim tiêu cước.



Kẻ địch chỉ lảo đảo chứ sinh lực chưa bị thâm thủng, bởi vậy, sau vài giây đồng hồ bàng hoàng hắn đã phục hồi phong độ và vung trái đấm bồ tượng, choang vào đầu Bửu Khoa, ông né tránh lẹ làng, và chuyển sang đòn cánh tay. Song kẻ địch đã xấn lại, cùi trỏ kếch xù của hắn thúc mạnh giữa ngực ông, ông kêu hự một tiếng rồi ngã rạp vào cái hồ đựng rượu nho.



Ông chồm dậy, ôm ghì lấy kẻ địch, ông tin tưởng gân cốt ông còn khá kiên cố để chẹt họng đối phương. Nhưng kẻ địch đã hạ thêm một đòn đau nơi bả vai, và trong khi ông còn đờ đẫn dưới cú đấm trời giáng thì kẻ địch nâng đầu gối, khai triển hết sức lực của tuồi trẻ cường tráng, đánh thẳng vào ngực làm ông chúi thẳng xuống đất.



Giáo sư Nguyễn Phước Bửu Khoa nằm dài trên nền hầm, những chai rượu vang đặt trên kệ bị níu kéo, vỡ tan tành, chất rượu đỏ tía nhuộm đầy áo sơ-mi của ông, bốc mùi thơm ngào ngạt. Bửu Khoa là sâu rượu, ông có thể ngửi qua là biết tên rượu, nhưng đêm nay khứu giác của ông bỗng bị tê liệt.



Thân thể của ông cũng bị tê liệt.



Kẻ địch vẫn chưa chịu buông tha. Hắn ngó Bửu Khoa một giây rồi cúi xuống, dồn chân khí vào cạnh bàn tay, sửa soạn chặt atêmi. Atêmi này là đòn chết. Kẻ địch quyết giết chết Bửu Khoa cho bằng được.

Giây phút ngặt nghèo ấy chỉ có một người có thể cứu được Bửu Khoa. Người ấy là Văn Bình z.28.



* * *

Nhưng Văn Bình lại mắc kẹt với Song Ngư - Diễm Hà. Chàng có linh cảm là giáo sư Bửu Khoa gặp nạn. Tuy nhiên, tấm thân trần truồng của Diễm Hà phản chiếu trên mặt gương soi lại có mãnh lực ghê gớm bắt chàng quên hết...



Thần thiên lôi đánh ngang tai cũng vị tất làm Văn Bình thất điên bát đảo. Thế mà điều chàng vừa nhìn thấy lại làm chàng thất điên bát đảo.



Bộ ngực của Diễm Hà hoàn toàn là bộ ngực của đàn bà đẹp. No tròn. Khỏe mạnh. Cân đối. Hồng hào. Hoàn toàn là do thiên nhiên nhào nặn. Không có bàn tay thẩm mỹ dính vào. Nhưng bộ phận quan yếu khác của nàng lại là bộ phận của đàn ông. Đúng ra, nó không hẳn là của đàn ông, mà có tính chất bán nam bán nữ, gần giống hạng người hiđờra chàng từng gặp tại Án Độ [2].



Tất cả những ham muốn dâng ngùn ngụt trong lòng chàng bỗng xẹp xuống. Và nhường lối chọ sự căm hờn. Tự dưng chàng căm hờn xã hội loài người. Đang là người đàn bà tuyệt đẹp, Diễm Hà trở thành con số không vô nghĩa...



Trong buồng tắm, Diễm Hà đã xây lưng lại như cũ. Nàng bắt đầu lau khô bằng cái khăn bông lớn màu hồng. Cái khăn màu hồng tăng thêm giá trị của làn da trắng ngó sen và cái lưng tôm thon mỏng. Trời ơi.... nhìn từ sau lưng, nàng vẫn tỏa đầy hấp dẫn.



Tâm thần tê tái, Văn Bình rón rén trở lại giường nằm duỗi trên nệm, quay mặt vào tường. Chàng không phải chờ lâu, trong loáng mắt, nàng đã mặc xong quần áo. Nàng vừa xức thêm nước hoa thì phải, vì mùi thơm độc đáo của nước hoa Femme vây bọc lấy ngũ quan của chàng.



Chàng nghe tiếng Diễm Hà mở tủ, bê ra cái hộp vuông, bề ngoài như hộp đồ trang điểm. Cái hộp này có vẻ nặng, căn cứ vào tiếng động của nó trên mặt bàn. Diễm Hà loay hoay mở hộp, và lấy ra một số dụng cụ mà chàng không biết tên vì lẽ chàng không dám mở mắt, dẫu chỉ là mở hé. Chàng có cảm tưởng là giây phút quan trọng sắp đến.



Nàng kéo ghế lại sát giường. Nàng ngồi xuống, hơi thở nóng hổi của nàng phà vào mặt chàng. Hơi thở nóng hồi này khó thể là của đàn ông. Dĩ nhiên, hơi thở của đàn ông cũng chứa nhiệt lượng, song không phải là nhiệt lượng dễ chịu, tạo ra ngây ngất thích thú, như hơi thở của đàn bà...



Suýt nữa thì Văn Bình giật mình và đổi thế nằm. Vì Diễm Hà vừa trát lên mặt chàng một chất keo nhờn, đặc sệt. Chất keo này được đựng trong một cái hũ lớn bằng hộp sữa đặc có đường, nàng mở cái hộp giấy khác, rút ra một cây bút lông khác, gói kỹ trong giấy bóng kiếng. Nàng dúng bút lông vào hộp keo, quậy một lát cho đều, rồi phết keo thành một lớp mỏng từ cằm lên đến phần trên trán của Văn Bình. Diễm Hà là nghệ sĩ vĩ cầm có khác, ngón tay nàng cử động thoăn thoắt và tròn trịa trên da mặt Văn Bình như thể nàng đang bấm phím đàn vi-ô-lông.



Thoạt đầu, nàng phết keo thành đường dài từ dưới lên trên, sau đó nàng phết ngang từ trái sang phải. Văn Bình nằm yên cho Diễm Hà làm tình làm tội khuôn mặt khôi ngô. Chàng đã biết nàng phết keo như vậy với mục đích gì. Gần đây, giới điệp báo quốc tế sáng chế ra một phương pháp làm mặt người rất giản dị. Còn giản dị hơn cả phương pháp đúc mặt giả bằng chất nhựa dẻo porotherne thông dụng nữa. Người ta ngâm pha một loại keo dính, đem quét lên mặt thì trong vòng từ 3 đến 4 phút, nó sẽ cứng lại và in hẳn khuôn mặt người, chỉ cần đợi khô là gỡ ra. Lấy một ống thuốc xịt, trông hao hao như ống kem đánh răng, bóp nhẹ là nó xịt ra một chất thuốc nước. Xịt thuốc vào khuôn mặt vừa được gỡ ra, và trong khoảnh khắc sẽ hoàn thành được cái mặt nạ giống hệt mặt người mình muốn đội lốt. Đeo mặt nạ giả này vào giống như thật, phải chuyên viên tinh xảo mới có thể khám phá ra. Chất thuốc xịt gồm nhiều mầu khác nhau, vàng, trắng, nâu, đen và các mầu pha trộn, để thích hợp với các mầu da con người trên trái đất.



Tuy Diễm Hà khéo tay, đôi mắt và đầu mũi Văn Bình vẫn bị dính keo. Nàng dùng cây kềm nhỏ xíu nhổ những hột keo đặc ra khỏi da mặt chàng. Miệng nàng ghé sát miệng chàng, hơi thở thơm như có mùi kẹo va-ni. Văn Bình muốn nhỏm dậy ôm nàng hôn, mặc dầu chàng đã biết nàng chỉ là đàn bà 50 phần trăm.

Trong chốc lát, chất keo vàng đã phủ đầy mặt Văn Bình. Diễm Hà tẩn mẩn vuốt tóc và véo tai chàng để giết thời giờ. Nàng cười khúch khích một mình như cô gái dậy thì.



Chất keo dính vào da mặt chàng nhiều hơn chàng tưởng. Nhân viên trong Nha Chuyên Môn của sở cho biết, khi chất keo khô cứng, khuôn mặt được tháo rút dễ dàng, không sợ kéo theo lông măng, râu mép và tóc mai. Sự nhận định của hắn đã tỏ ra lạc quan quá mức. Chàng không dám nhăn nhó khi mấy sợi tóc mai của chàng được dính chặt vào khuôn mặt bằng keo bị Diễm Hà thản nhiên giật mạnh. Bình thường chàng đã kêu ai ái. Thế mà khi ấy chàng phải im phăng phắc.



Diễm Hà mang cái khuôn mặt bằng keo lại bàn trang điểm để xịt thuốc. Nàng có những động tác từ tốn nhưng chắc nịch, chứng tỏ nàng đã được huấn luyện chu đáo về kỹ thuật đúc mặt nạ giả. Mấy phút sau, một lớp da mỏng trông giống da người hiện lên trên khuôn mặt bằng keo. Diễm Hà lấy một ống xịt khác, nàng bơm thuốc vào phía sau mặt nạ, và kỳ lạ thay, lớp da mỏng từ từ rời khỏi khuôn mặt bằng keo.

Diễm Hà chỉ cần 5, 7 phút nữa để cặm lông mày giả, cạo gọt lại cho khít khao, vẽ tô một vài chỗ là mặt nạ hoàn thành. Người đàn ông nào dáng dấp hao hao giống Văn Bình đeo mặt nạ này vào sẽ biến thành Văn Bình thứ hai.

Diễm Hà nâng cái mặt nạ lên cao rồi phá lên cười khanh khách. Cười no nê xong, nàng cất mặt nạ vào một cái hộp giấy mỏng trước khi ngồi xuống âu yếm vuốt má Văn Bình.



Bỗng nhiên chàng không nghe thêm tiếng động nào nữa. Nàng ngồi bên giường, say sưa ngắm chàng, miệng câm như thóc. Rồi - điều Văn Bình không bao giờ ngờ tới - chàng cảm thấy nong nóng trên má.

Thì ra Diễm Hà khóc. Những giọt nước mắt nong nóng đua nhau rớt xuống mặt chàng.

Tại sao nàng khóc ?



Văn Bình không thể tiếp tục đóng trò bất tỉnh được nữa. Lòng chàng xao động khác thường. Ngay giây phút đáng nhớ này, Diễm Hà lại nắm tay chàng và cất tiếng gọi:

- Anh Văn Bình ơi ?



Văn Bình chỉ chờ có thế. Chàng choàng dậy, mắt mở thao láo nhìn nàng. Thấy chàng vụt tỉnh, trên môi lại điểm nụ cười quyến rũ, Diễm Hà hoảng hốt buông tay chàng ra, miệng há hốc, mắt chớp liên hồi, thái độ lính quýnh, nàng xô ghế, bước lùi, bước lùi đến khi nàng đụng chân bàn và ngã khuỵu xuống, vẻ sợ hãi ghê gớm hiện rõ trong tròng mắt đen láy của nàng. Nàng vịn mép bàn, đứng dậy lắp bắp :

- Ông... ông không bị bất tỉnh ?

Chàng lắc đầu :

- Không. Nếu bất tỉnh, tôi đã không nghe tiếng cô kêu.

Bàn tay ôm ngực như ngăn giữ trái tim xổng ra ngoài, Diễm Hà buông phịch xuống ghế, mặt tái nhợt:

- Nghĩa là ông vẫn tỉnh táo từ khi được chở về đây ?

Văn Bình cười duyên :

- Vâng, tôi vẫn tỉnh táo như cô vậy.

- Ông có phép kháng mê ?

- Không đâu. Khói mê quá ít nên tôi chỉ xây xẩm qua loa.

- Tôi đã bảo mà...

- Cô bảo sao ?

- Xin lỗi ông. Thấy ông đột ngột tỉnh dậy, tôi mất hẳn tinh thần. Đinh ninh ông mê man, tôi mới bộc lộ tâm sự của tôi. Ông chớ cười tôi nhé.

- Từ nhiều năm nay, người ta thường cho tôi là anh chàng lẻo mép, tôi không phủ nhận điều đó, nhưng đôi khi tôi lại hết sức thành thật. Như hiện thời... chẳng hiểu giờ này cô có tin tôi không...



Diễm Hà thở dài sườn sượt làm câu nói của Văn Bình bị cắt quãng. Chàng thấy mắt nàng vẫn in ngấn lệ. Dường như nàng có một tâm tư bí ẩn, nàng muốn nói mà không thể nói được.

Nàng vói lấy cái hộp đựng mặt nạ, đưa cho chàng, giọng buồn rầu :

- Em xin trả cho ông.

Văn Bình xua tay :

- Thôi, cô cứ giữ mà dùng.

- Em không cần đến cái này. Em chỉ làm theo mệnh lệnh của phó giám đốc trú sứ.

- MI-6 ?

- Vâng.

- Song Ngư ?

- Vâng. Song Ngư là phó giám đốc trú sứ MI-6 ở đây. Song Ngư cũng là đàn bà, song không phải em. Em chỉ là phụ tá của Song Ngư. Bọn nhân viên MI dẫn ông về đây đinh ninh Song Ngư là em vì lẽ phó giam đốc trú sứ Song Ngư thường đeo mạt nạ giống em.

- Song Ngư ra lệnh cho cô lừa bắt tôi để phết keo đúc mặt nạ với mục đích gì ?

- Song Ngư không nói rõ. Theo chỉ thị, em lấy khuôn mặt của ông xong xuôi, em phải chích thêm thuốc mê và nhốt ông trong phòng, đúng 24 giờ sau mới giải mê và trả tự do cho ông bằng cách lái xe đưa ông về chỗ cũ trên bờ hữu ngạn.

- Tại sao Song Ngư biết tôi xuống hầm rượu, và ra bằng lối sau để bố trí xe tắc xi ?

- Do em báo cáo. Em liên lạc với Song Ngư bằng máy vvalkie-talkie thiết trí bộ phận an toàn [3].

- Cô làm việc cho giáo sư Bửu Khoa lâu chưa ?

- Lâu rồi. Ngay sau khi em tốt nghiệp cử nhân Lý Hóa. Em vừa làm thư ký riêng cho Bửu Khoa vừa ghi thên học về di truyền học để dọn thi cấp bằng tiến sĩ. Nhưng em bỏ học vì công việc ở văn phòng quá bộn bề. vả lại, em giúp việc cho giáo sư Bửu Khoa còn học được nhiều hơn là cắp sách đến đại học đường. Năm nay, em 29 tuồi. Em bắt đầu về làm việc cho giáo sư từ năm em 22.

- Nghĩa là cô làm thư ký cho ông Bửu Khoa được 7 năm.

- Đúng ra 7 năm 10 tháng tròn.

- Và trong 7 năm 10 tháng tròn này cô đã cộng tác với Song Ngư và MI-6 ?

- Không. Em mới làm cho họ từ mấy tháng nay.

- Mấy tháng là bao nhiêu ?

- Khoảng 5 tháng.

- Do ai giới thiệu ?

- Chẳng có ai giới thiệu.



Diễm Hà lộ vẻ bối rối. Nàng cúi gằm mặt, gót giầy nàng day đi day lại trên nền phòng trải thảm len dầy sặc sở :

- Khó nói quá....



Văn Bình quan sát nàng từ đầu đến chân. Tấm thân đều đặn, nẩy nở cực độ như thế này mà là đàn ông thì cũng oái oăm thật... Giác quan thứ sáu vừa báo ngầm với chàng rằng Diễm Hà chưa hẳn là đàn ông, nàng còn là đàn bà...

Chàng bèn hỏi thẳng :

- Cô bị người ta săng ta ( Chantage)?

Diễm Hà giật bắn người:

- Vâng, vâng... thưa ông vâng.

- Săng ta về chuyện gì ? Chuyện riêng, chuyện gia đình, tiền bạc, danh dự, hay tình ái ?

- Khổ em quá, ông Văn Bình ơi !

- Cô Diễm Hà, chúng ta đều là người Việt, ngay sau khi gặp cô, tôi nhận thấy cô là người có dáng đi khoan thai, có luồng mắt nhìn thẳng như cô khó thể là nhân viên tình báo ngoại quốc. Tôi có linh tính là người ta lợi dụng một bí mật nào đó về đời cô để bắt chẹt. Cô đừng giấu diếm nữa. Trong khi cô tắm, tôi đã nhìn qua cửa hở, và...

- Trời ơi, ông đã nhìn qua khe cửa ư ? Trời ơi, em vẫn có thói quen, không khép cửa phòng. Nhưng ông làm cách nào nhìn thấy thân thể em được, vả lại...

- Tôi nhìn vào tấm gương... Tôi thú nhận là khi khám phá ra cô không phải là đàn bà chính cống, lòng tôi đã băn khoăn và phẫn nộ kinh khủng. Cô... bị như vậy từ hồi nhỏ ư ?

- Vâng, em đã đến khám nhiều y sĩ giải phẫu danh tiếng. Họ không bằng lòng mổ em, vì...

- Vì có mổ nữa cũng không biến đổi cô thành đàn bà ?

- Vâng. Lệ thường, chỉ những người có đầy đủ bộ phận cần thiết mới được giải phẫu đổi giống. Giải phẫu ở ngoài, chứ không phải giảu phẫu ở trong. Tuy nhiên, trường hợp của em cũng có nhiều hy vọng. Vì em không thiếu gì, ngoại trừ...



Diễm Hà lại nín lặng. Nàng ngưng nói là vì tuy nàng là khoa học gia, nàng vẫn không tìm được cách miêu tả nào thích hợp, khỏi phải dùng đến danh từ sống sượng. Văn Bình phải giục nàng :

- Cô nói đi. Tôi xin hứa giúp cô.

Diễm Hà thở dài:

- Em như con thú nằm trong lưới, càng cựa quậy mắt lưới càng cuộn chặt. Trong những năm đi học, em sống buồn tủi, buông xuôi, không màng tưởng đến gì cả. Đến khi em làm việc cho giáo sư Bửu Khoa, em bắt đầu tìm thấy niềm vui, và lần đầu tiên em biết yêu đời.

- Tại sao ?

- Vì giáo sư Bửu Khoa cho em biết những tiến bộ về khoa học di truyền có thể giúp em sửa chữa bộ phận sinh dục.

- Đó mới là hứa hẹn lý thuyết.

- Nhưng ít ra những điều được khám phá và chứng minh trong phòng thí nghiệm đã cho em thấy cái ngày em trở lại làm đàn bà cũng chẳng còn xa nữa. vả lại... đồng bệnh tương lân, em...



Một lần nữa Diễm Hà lại đỏ mặt. Lối đỏ mặt thẹn thò này chỉ có thể thấy được ở con gái, và con gái ngây thơ, chưa hề ngã vào vòng tay mơn trớn của đàn ông. Sự xấu hồ của Diễm Hà làm Văn Bình xao xuyến. Bỗng dưng chàng muốn ôm nàng hôn hít.



Nhưng chàng phải tìm cách tiếp tục gợi chuyện. Chàng nắm tay nàng :

- Giáo sư Bửu Khoa cũng...

Nàng gật đầu, mắt sáng rực, hơi thở nhẹ hẳn, như thể vừa được cất gánh nặng đè lên vai từ nhiều năm nay :

- Vâng, vâng, ông nói đúng, giáo sư Nguyễn Phước Bửu Khoa cũng lâm vào tình trạng bất bình thường như em.

- Yêu cầu cô giải thích rõ ràng hơn nữa. Theo chỗ tôi biết, ông Bửu Khoa đã từng có vợ, đã từng đi lại với rất nhiều người đàn bà.

- Đó là chuyện xảy ra trong quá khứ. Như ông đã biết, giáo sư Bửu Khoa đã lớn tuổi, ông đã lập gia đình, nhưng sau ngày vợ ông qui tiên, ông không tục huyền nữa vì lý do trục trặc sinh lý.

- Trục trặc từ khi nào ?

- Em không biết rõ. Nhưng có lẽ là trước khi em vào làm việc tại văn phòng...

- Xin phép cô để đặt một câu hỏi tò mò.

- Em đã đọc thấy câu hỏi tò mò này trong mắt ông, ông không nêu ra, em cũng giải thích. Vâng... em yêu ông Bửu Khoa và ông Bửu Khoa cũng yêu em.

- Yêu một cách không bình thường ?

- Vâng. Em quen ông Bửu Khoa cũng trong hoàn cảnh không bình thường, ông biết đền Panthéon chứ? Trước đây, ngày nào em cũng đến Panthéon nhưng không phải để viếng mộ các danh nhân nước Pháp, mà là ghé vào các tiệm nước ở phía sau, dọc con đường Mont St Geneviève, con đường ở trên ngọn đồi cao nhất khu tả ngạn. Có một tiệm nước dành riêng cho đàn bà con gái mắc bệnh đồng tình luyến ái. Em không phải là bệnh nhân đồng tình luyến ái, song sự khiếm khuyết của em đã xô đẩy em vào cuộc sống cô đơn nên em phải đến đó tìm vui. Và tình cờ em gặp giáo sư Bửu Khoa. Tình yêu giữa người đàn ông trục trặc sinh lý và người đàn bà không hẳn là đàn bà tất nhiên không thể giống như tình yêu nam nữ bình thường. Nhưng vì danh dự của Bửu Khoa, danh dự của riêng em, sự liên hệ thân thiết này được giữ kín. 7 năm trường trôi qua, không ai biết. Em đinh ninh được tiếp tục sống yên ổn, không ngờ... vâng, em không ngờ người ta đã phá rối, người ta buộc em phải tuân theo mạng lệnh của họ nếu không, những chuyện kín đáo giữa hai người sẽ được phanh phui trước thanh thiên bạch nhật.

- Cô chưa có chồng, Bửu Khoa hiện sống độc thân, họ dọa phanh phui thì mặc họ, việc gì cô sợ ?

- Hẳn ông đã biết, xã hội Pháp chưa tiến bộ bằng xã hội Bắc Âu hoặc Mỹ Châu, những liên lạc không bình thường giữa nam nữ còn bị liệt vào hàng tội lỗi. Vả lại, Bửu Khoa là nhà khoa học danh tiếng, được khắp thế giới kính nể, nếu sự đi lại giấu đút với em được tiết lộ thì Bửu Khoa sẽ khó giữ được can đảm và điềm tĩnh để sống. Hơn thế nữa, em là con nhà gia giáo. Song thân em còn sống ở Sàigòn, và có địa vị khá cao trong chính giới. Đó là lý do khiến em phải nhắm mắt làm việc cho Song Ngư.

- Cô dại quá. Dư luận sẽ không tin lời tố cáo của Song Ngư...

- Nếu Song Ngư chỉ nói suông thì em đã không sợ. Đằng này họ đã có ảnh...

- Ảnh chụp ?

- Vâng. Những tấm ảnh của Bửu Khoa và em, chụp lén trong phòng riêng. Chỉ một tấm được in trên báo cũng đủ uy tín cá nhân và công trình bác học của Bửu Khoa đi đời nhà ma...

- Ảnh thật ?

- Vâng. Ảnh thật trăm phần trăm. Cho đến bây giờ em vẫn chưa hiểu ai đã chụp được những bức hình này. Em quá yêu Bửu Khoa, em đành chịu khổ một mình, không dám nói cho Bửu Khoa biết, thế rồi em trở thành mật báo viên cho Song Ngư....

- Không lương ?

- Vâng, em không lấy lương vì em tiêu pha rất ít, số lương tháng của em đã quá đủ. Nhưng Song Ngư cứ ép em lãnh tiền, em từ chối không được. Chẳng qua người ta muốn siết chặt thòng lọng quanh cổ em.

- Ngoài cô ra, giáo sư Bửu Khoa có còn yêu ai nữa không ?

- Ông là đàn ông bình thường nên khó hiểu nỗi những day dứt của người đàn ông bất bình thường. Bửu Khoa bất bình thường về sinh lý, do đo luôn luôn thèm muốn, luôn luôn tìm kiếm những hò hẹn mới. Em không ghen vì em thông cảm hoàn cảnh của Bửu Khoa, vả lại, nếu em muốn ghen, em cũng không làm gì có quyền. Tình yêu giữa hai người chỉ là tình yêu lén lút, em không tự nhận và Bửu Khoa cũng không xác nhận em là ý trung nhân của Bửu Khoa. Cho dẫu em trở thành vợ Bửu Khoa nữa em cũng không ghen, vì... vì... em khỏi giải thích ông cũng đoán biết được.

- Nếu tôi không lầm, cô... Lệ Liên cũng có liên hệ mật thiết với Bửu Khoa...

- Như em đã nói, Bửu Khoa có rất nhiều bạn gái. Liên hệ của Lệ Liên rất mật thiết hơn vì ông ta gặp hàng ngày.

- Còn về vấn đề con cái ?

- Xin ông nhớ rằng giáo sư Bửu Khoa đã hoàn toàn bất lực.

- Nhưng đó không phải là lý do khiến ông ta không thể có con, phương chi ông ta lại là nhà di truyền học danh tiếng.

- Vâng... người ta có thể cấy tinh trùng. Theo chỗ em biết, Bửu Khoa chưa hề có đứa con nào như vậy ?

- Lệ Liên đã lập gia đình chưa ?

- Chưa. Cũng như em. Lệ Liên làm việc với giáo sư Bửu Khoa một thời gian khá lâu trước khi em tới. Tuy là người Pháp. Lệ Liên rất tốt. Khi nào cũng dễ thương. Em cần gì là Lệ Liên giúp ngay.

- Lệ Liên biết chuyện riêng giữa cô và giáo sư Bửu Khoa không ?

- Biết chứ. Biết, nhưng không nói. Cũng như em biết Bửu Khoa hẹn hò riêng với Lệ Liên mà em giả vờ không biết. Nhưng ông căn vặn em về Lệ Liên để làm gì ?

- Để tìm hiểu.

- Ông ngờ vực Lệ Liên phải không ? Nếu trong đầu ông có thoáng ngờ vực nào thì ông nên xua đuổi ngay. Em chưa thấy ai tốt bằng Lệ Liên.

- Chú Sáu có đáng tin cậy không ?

- Hừ... Bửu Khoa thương chú Sáu hơn hết.

Diễm Hà bỗng cúi mặt coi đồng hồ. Rồi nàng ngó quanh quất, vẻ băn khoăn. Văn Bình hỏi:

- Sắp đến giờ hẹn rồi ư ?

Diễm Hà giật mình :

- Vâng. Em sắp phải đến gặp Song Ngư để nộp cái mặt nạ.

Văn Bình nhún vai:

- Tôi đi cùng với cô.

- Không đưọc.

- Cô sợ Song Ngư ?

- Tổ chức tình báo Anh quốc lớn lắm, ở đâu họ cũng có nhân viên. Em phản phé, họ sẽ không tha.

- Cô vừa phanh phui hết cả với tôi. Thái độ này của cô, họ cũng sẽ không tha.

- Em cũng đành liều. Cho dẫu...



Thiếng nói của Diễm Hà bị vướng nghẽn trong cổ họng. Mặt nàng bỗng tái mét, môi nàng run bần bật như bệnh nhân bị phản ứng của thuốc trụ sinh pê-ni-xi-lin. Văn Bình nhận thấy sự biến đổi dung mạo này không hẳn do sợ hãi mà ra. Dường như một cơn bão ngầm ghê gớm vừa tận phá nội tâm nàng. Nàng đưa bàn tay lên ngực. Hai chân nàng xụm dần, xụm dần rồi Diễm Hà ngã phịch xuống đất.



Văn Bình vội chạy lại đỡ nàng. Song nàng đã gượng đứng dậy đưọc, tuy nhiên bàn tay nàng vẫn giữ bên tim. Chàng hỏi:

- Cô bị đau tim ?

Nàng lắc đầu, giọng yếu hẳn :

- Không. Điện... điện thoại vô tuyến...

- Điện thoại vô tuyến nào ?

- Bửu Khoa.



Diễm Hà chỉ ngón tay vào túi áo. Nàng mặc bộ đồ thời trang mới nhất trong mùa, gồm quần dài bó mông, xòe ống và áo dài đến nửa đùi, có bốn túi rộng. Túi áo nàng hơi cồm cộm.



Văn Bình chưa kịp lục túi áo nàng có gì thì nàng ú ớ mấy tiếng rồi ngã vùi lần nữa.



Chú thích:

1. Chất kim khí bạc này đuợc gọi là argénol. Giới làm rượu vang thường khử hơi bằng anhydride sulíureux. Hơi này khá độc, thế mà - các bạn biết không - riêng năm 1989, giới làm rượu ở Pháp đã xài đến 7.000 tạ anhydride sulíureux. Đã sợ uống rượu nho chưa ?

2. Xin đọc "Hận vàng Án Độ".

3. vvalkie-talkie xách tay gắn bộ phận an toàn này đã đựợc dùng tại Sàigòn. Đặc điểm của nó là giữa hai hay nhiều người có thể trò chuyện tự do, người lạ có bắt được luồng sóng điện cũng không hiểu được.
Ba Lê - Mắt Biếc Môi Hồng
Trước khi vào chuyện
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX
Chương X
Chương XI
Chương XII
Chương XII
Chương XIII
Chương XIV