watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tuyển tập Nguyễn Công Hoan-Đàn bà là giống yếu - tác giả Nguyễn Công Hoan Nguyễn Công Hoan

Nguyễn Công Hoan

Đàn bà là giống yếu

Tác giả: Nguyễn Công Hoan

Sau năm năm chuyên môn khao cứu các thớ thịt đàn ông, cái Bống đã biết đặt cái sắc đẹp của mình vào những công cuộc khai mỏ.
Quả tim nó chẳng phải là cái bắp thịt đỏ hỏn, thoi thóp, cảm động nữa. Quả tim nó đã biến thành một gian buồng nhỏ, bọc sắt, có ống thu lôi trong đó chứa chất biết bao nhiêu hy vọng của nhùng anh chàng dại dột, nhìn đời qua cứa số nhà trường, tay cắp sách miệng lầm nhấm, nhắc lại câu: Đàn bà là giống yếu.


Một hôm, trong rạp hát, giữa chốn tối tăm, nó đã mỉm cười, đem quả tim quý hoá đó, nùng nịu đặt vào lòng một quan phu goá vợ, mà một bước lên chức bà lớn nghênh ngang.
Hình như trời đã đặt một cái khuôn riêng để đúc nặn các người làm bà lớn. Nên chăng mấy chốc, bà phủ đã được đúng kiểu mẫu, chỉ riêng bộ mặt cũng đã long trọng. Người ta tương chiếc bánh dầy đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự, và ngay đầu quả chuối, nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo nhịp với cặp mắt híp, đưa quan ông vào chốn nát-bàn, thì ai cũng phải thấy một cái hố sâu thăm thẳm sâu như bụng dạ một người đàn bà. Song, quan ông lại có cái hình thể kháng hẳn. Vì ở người ngài cái gì cũng cong, từ cái sống mũi đên cái lương tâm, từ cái lưng đến cách sử kiện. Tuổi đã già mà ái tình còn trẻ. Ngài mua được người ngọc ở chốn thành thị về để hầu hạ sớm khuya, thì thoả chí lắm. Ngài quyêt từ nay không chê bai những món lê nhỏ quá, để làm sao có đủ tiền cho người yêu tiêu xài vung phí.
Thường, những buổi chiều tà, khi bức màn đen lóng lánh kim cương rủ xuồng để che kín vũ trụ, trong vườn hoa, trước tư thất quan ông quan bà nhỏ to trò chuyện như một cặp nhân tình.
- Thế nào? Mai là rằm rồi, bà đã sửa soạn ra đền chưa?
- Đã đem đầu vào làm tôi con Thánh thì tôi quên làm sao được. A, ông này, tháng hai Chính, tôi tống cố nó đi rồi. Ai lại cung văn mà toét mắt, bẩn như ma. Lắm khi nửa giá chầu, chán quá, tôi phải thăng ngay lập tức.
- Đuối nó đi, đến mai, lấy ai hát cho bà?
- Đã hơn nửa tháng nay, vợ lý trưởng sở tại đã cho gọi nhà phó Bái thay rồi. Thế mới gọi là cung văn chứ. Đàn ngọt, hát hay, lại nhanh nhầu, sáng sủa. Thằng này khoẻ mạnh, vạm vở, ăn nói có duyên, chứ chẳng hom hem như thằng chết giẫm trước đâu.
- Dễ thường tôi hom hem thế này, cũng là tuồng chết giẫm nhỉ?
- Chết nỗi! Ví mình với thằng cung văn! Sao ông dại dột thế! Thật từ ngày hầu hạ ông, tôi như người đi xa về được đến nhà. Chẳng cần phải lầu son, gác tía, tôi mới được mãn nguyện. Đời tôi chỉ mong có hai điều: Một quả tim và một túp lều tranh.
- Còn thiêu một cuộn giấy bạc nữa là ba mới đủ?
Quan ông vừa nói tiếp, vừa lả lơi cười, rồi ôm chầm lấy quan bà: Một con nhái bén bám vào một quả dưa chuột?
- Bà đừng giận nhé. Thế bà có yêu tôi không?
- Gớm nữa? Lẩn thẩn lắm? Đàn ông chỉ hay bịa ra những câu hỏi để đàn bà chúng tôi phải bịa ra những câu trả lời! Có! Rồi sao nữa?
Quan ông đứng dậy, cầm tay quan bà, dắt vào nhà, đóng cửa lại, qua bậc cửa buồng, gài then kỹ lưỡng. Rồi, dưới bộ ria mép như một cái mũ nồi úp chụp lấy cái miệng chúm chím, quan để nở ra một nụ cười móm.
- Rồi thì... Bà còn đợi gì nữa.
Quan bà õng ẹo, đưa cặp mắt lườm yêu chồng thỏ thẻ:
- Nhưng mà thế thì rét lắm.
Năm phút sau, dưới ánh đền treo trong phòng, hiện nguyên hình bộ phận một người như hồi sơ sinh của các bà mụ nặn.
Cứ thế, những cảnh nồng nàn yêu dấu của hai linh hồn sắp nguội, mỗi buổi chiều lại diễn ra, đến nỗi mấy con thạch sùng cũng phải đánh ghen mà tặc lưỡi.


Cứ thế, ngày giờ trôi qua đi, quan phủ say tít, không còn nghĩ lại quãng đời dĩ vãng vấy bùn của vợ nữa. Thời gian cùng một tay vẽ những vết nhăn trên trán người đời, lại đem khăn lau xoá hết những sự xấu xa ô uế trên mặt họ, để cho ai, tới lúc chết, cũng được anh em đọc điếu văn kể công trạng và đức tính lúc còn sống.
Đến một hôm giông tố.
Mưa đổ. Gió gào. Trời lạnh buốt. Quan lớn đi bắt xóc đĩa, mãi khuya bì bõm mới về tới dinh. Bước chân vào hiên nhà tư, quan sung sướng nghĩ tới cái giường đệm bông, cái lồng ấp thịt, thì lại quên hết nỗi khó nhọc xông pha. Mưa vẫn đổ. Gió vẫn gào.
Cơn dông mỗi lúc một dữ.
Bỗng một luồng gió đánh bật cánh cửa, tung ra ngoài một cái bóng đen, xô cái bóng nhanh tít ra phía vườn, bắn nó lần vào quãng tối tăm mờ mịt.


Hồn vía chưa đến nỗi lên mây, nên quan lên còn có can đảm chạy ngay vào trong nhà.
Buồng bà lớn còn hé mở, có ánh sáng chiếu ra. Quan vội vã đẩy cửa vào thì chao ôi! Cơn gió bên ngoài không ngờ mạnh đến thế. Nó chui khe cửa, làm tung cả chăn đệm trên giường, làm xổ cả tóc bà lớn, làm tốc cả áo quần bà lớn, để lại trên tấm thân ngà ngực có một chiếc áo sơ mi.


Bên ngoài, mưa vẫn đổ. Gió vần gào.


Dầu người đần độn đến đâu cũng đoán được tấn kịch vừa xảy ra trong buồng ấm cúng này, nữa là quan lớn “đèn trời soi xét”.
Quan chẳng còn nghĩ nỗi quần áo ướt, khuỳnh hai tay vào háng, trừng mắt nhìn vợ.
Khác hẳn những kẻ có tội, bà điềm nhiên, lên giường quấn chăn nằm ngủ.
Quan không sao ghìm được cơn thịnh nộ, áp lại gần chỉ ngón tay dăn deo, rít lên:
- A, ra con này giỏi thực. Mày không coi ông ra gì. Vắng mặt ông một tý, mày đã rước trai vào!
Bà đưa mắt nhìn ông một cách ngạo ngược, ngắt lời.
- Tiếc thay, ông biết chậm quá rồi, ông ạ. Bây giờ ông mới bắt được thì ông ngu quá. Đã hơn nửa tháng rồi kia mà!
- Mày trêu gan ông! Ông thì cho mày vào tù?
Bà ngồi nhổm dây, nhìn chính giữa mặt ông, cười rũ rượi:
- Úi chà! Dễ nhỉ! Xin quan lớn đừng lôi đình. Khỉ lắm!
- Ông thì bắt cả nhà mày cho mà xem. Nuôi ăn cho béo để giở quẻ.
- Ông nuôi tôi béo? Thế tôi có trả công ông không? Bên mua, bên bán, ông có quyền gì mà hạch? Ông nên biết, cái quyền tự do của tôi, ông đã cướp mất...
- Quyền tự do của mày? To nhỉ, ông có nhôt mày không cho mày ra ngoài đâu mà mày báo mất tự do?
- Phải, ông chẳng đóng cửa cấm tôi đi lại, song cái thân tôi, ông đã nhét nó vào trong bốn bức tường trát bằng giấy bạc trộn với cơm, ông có biết không?
- Ai bảo mày đâm đầu vào?
- Thế ra ông không cám ơn tôi đã cho ông biết những khoái lạc mãn kiếp ông cũng không biết à? Tôi đã mở đường mở lối cho ông đi, ông không biết còn toan giở mặt. Đồ vô ơn!
- Con bé này thực không coi ai ra gì nữa!
- Tôi đã bảo ông rằng, tôi cho ông lợi dụng tôi để chóng được thăng, ông không hiểu, thế thì tôi cũng phải lợi dụng ông. Ở đời này, ai không thừa cơ lợi dụng là khờ.
- Gớm thật! Mày dạy ông luân lý thế phải không?
- Tôi còn dạy ông hơn nữa. Ông đừng có lôi thôi vào tôi. Này, ngay bây giờ, tôi chạy ra trại cơ, trại lệ, ngoài phố, gõ cứa nhà từng đứa mà bảo: Dậy mà xem, bà phủ ngủ với trai ngay bên cạnh mũi quan phủ.
- Ông cấm mày nói!
- Cấm thế nào được? Tôi chỉ bán cho ông cái phiến thịt của tôi, chứ có bán đâu cái tự do?
Câu nói bướng bỉnh làm tắc cơn thịnh llộ của quan ông. Cái búi tóc bí mật sau gáy, giá biết cử động, chắc cũng phải xổ ra mà ngỏng lên trời, làm thành một cái dấu ngạc nhiên.
Bà lớn được thể nói tiếp:
- Cái sung sướng của tôi chi là cái vỏ, cũng như chiếc áo lụa mầu này, ai biết đâu gói chặt một tấm thân nát bét. Chữ “tử tế” của ông nêu lên cho mọi người, giá viết nó là “bắt bí”, mà đọc là “bóp nặn” thì đúng hơn. Tôi có nói. Rồi tôi đi khắp chỗ quen thuộc, bạn bè với ông, báo với họ rằng: Mười mấy lần, bà phủ ngủ với trai, ngay trong buồng quan phủ.
Câu sau cùng, bà thong thả dằn từng tiếng nghe chừng đã có công hiệu. Ông thì như bị từng ấy nhát búa nện vào chỗ yếu, vội vã sấn lại, lấy tay bịt miệng bà:
- Có khẽ chứ không?
- Việc gì phải nói khẽ? Người ta chỉ nói khẽ những điều nói dối, những câu ân ái thôi. Chứ những lời nói thực, phũ phàng, thì việc gì phải nói khẽ.
- Những bọn người nhà nó biết thì sao?
- Thì nó sẽ bảo ông là thằng mù, thằng ngốc.
- Nỡ nào bà để chúng nó chửi tôi?
- Tại ai? Ai giở mặt trước?
Quan ông đấu dịu:
- Trong lúc nóng nẩy, nghĩ càn, bà chấp làm gì!
- Ông đã biết lỗi rồi chứ?
- Vâng, thì biết lỗi.
- Chưa xong: ông phải chuộc lỗi mới được. Lấp mồm tôi ông phải kiếm cái nút.
- Bằng gì nào! Bằng giấy “đỉnh” nhé?
- Không thèm?
- Bằng kim cương nhé?
- Tôi thừa rồi.
- Bằng ngọc thạch nhé?
- Tôi chẳng thiếu!
- Thế biết bằng gì bây gìờ?
- Ông không đoán ra à? Ông không nhớ chủ nhật trước, đi chơi Hà Nội, tôi trỏ cho ông cái ô-tô “Fo” mà chê: “Vợ chồng lão phủ xoàng lắm” đấy à? Ấy, nút mồm đấy!
- Chết chửa? Bà điên rồi sao? Mong những cái ấy đào đâu ra?
- Đào trong ruột những thằng dân của ông, chứ còn ở đâu nữa? Ông quên rằng ô-tô của bọn các ông chẳng phải chạy bằng ét-xăng, mà chạy bằng mồ hôi nước mắt của dân đen à. Ông ngu lắm, hèn lắm?
- Chả hèn lại thua?
Nói xong, ông toan ôm lấy bà, nhưng lại bị hất ra:
- Gớm chết? Ướt như chuột thế này. Ông có ừ không đã?
- Thì ừ chứ sao!
- Được rồi. Nhưng hôm nay tôi hãy phạt ông đã. Ông để tôi một mình đêm nay. Thằng ranh ban nãy làm mình mệt lử ra... Chứ như ông ấy...
Nói xong, bà cầm tay quan ông dắt ra ngoài, đóng sập cửa lại. Bà còn văng vẳng nghe quan ông hỏi câu sau cùng:
- Gượm đã. Ban nãy bà bảo mười mấy lần?
- Mười bẩy lần.


Bà trả lời liều vậy. Chứ bà còn đương tưởng tượng đến cái xe hòm nó nhe bộ răng kền sáng nhoáng ở đằng mũi, để cười, cười ông sẽ đưa bà đến chỗ phú quý vinh hoa hơn...


2-1934
Tuyển tập Nguyễn Công Hoan
Tiểu sử
Nguyễn Công Hoan được tăng lương sau khi… tạ thế?
Ái tình tiểu thuyết
Anh xẩm
Bà chủ mất trộm
Bà lái đò
Biểu tình
Bố anh ấy chết
Cái lò gạch bí mật
Cái nạn ô-tô
Cái tết của những nhà đại văn hào
Cái thú tổ tôm
Cái ví ấy của ai
Cái vốn để sinh nhai
Cấm chợ
Cậu ấy may lắm đấy
Cây mít
Chiếc đèn pin
Lại chuyện con mèo
Hé! Hé! Hé!
Chính sách thân dân
Cho tròn bổn phận
Chuyện chó chết cái thâm ý của anh chàng sợ vợ
Chuyện của cô ấy
Cô Kếu, gái tân thời
Đàn bà là giống yếu