watch sexy videos at nza-vids!

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: session_start(): ps_files_cleanup_dir: opendir(/var/lib/php/session) failed: Permission denied (13)

Filename: libraries/Session.php

Line Number: 141

Truyện ĐÊM THÁNH NHÂN-Chương 4 - tác giả NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH

NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH

Chương 4

Tác giả: NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH

Cho đến mãi sau này người ta cũng chẳng hiểu rõ vì sao ba ngày tết năm ấy lại bỗng dưng dở chứng mưa to gió lớn đến như vậy. Suốt cả tuần lễ giáp tết ngày nào cũng thế từ sáng tinh mơ tới chạng vạng trời đất lúc nào cũng âm âm u u mưa bay mờ mịt dịu dàng như khói như sương chẳng mấy lúc tạnh ráo. Tiết trời như vậy nên cỏ cây tha hồ đua nhau đâm chồi nẩy lộc mơn mởn. Đường sá đi lại bẩn thỉu nhớp nháp: Tiết xuân năm nay mới đích thực là tiết xuân.
Mưa bụi lây rây thế này, gió rét ngọt rét ngào thế này thì tha hồ mà gói bánh chưng mà xì sụp nấu nướng món nọ món kia chẳng sợ thiu thối. ấy vậy mà đêm 30 tết vừa gối sang giao thừa được vài phút trời bỗng đùng đùng chuyển gió rồi mưa bất chợt ập đến ào ào trút nước xuống như thác như lũ và cứ như thế mưa giây gió giật hết cả ngày mồng một kéo sang ngày mồng hai gần hết cả ngày mồng ba tết. Mưa gió to lắm dữ tợn lắm phũ phàng lắm mới kỳ lạ. Đúng cái phút giao thừa bác sĩ Cần cắm nén nhang lên cái bát hương trên bàn thờ mẹ tướng cướp Thạc gà gáy ông ngẩng lên rụng rời chân tay khi nhìn thấy từ đôi mắt buồn đến chết người của người thiếu phụ trẻ chết yểu rỏ ra những giọt đỏ ngầu như máu đúng cái lúc đó ngoài trời bỗng bật nhoáng lên làn chớp xanh lè rợn người và tiếng sấm gầm lên một tiếng như phát đại bác 155 ly nện thẳng vào ngôi nhà. Bác sĩ Cần rú lên hãi hùng quay mình lao vọt ra sân cắm đâu cắm cổ chạy thục mạng như bị ma đuổi. Cái cảnh bác sĩ Cần lúc này chẳng khác gì con chó già ghẻ lở cúp đuôi phóng chạy phát điên phát cuồng trong bóng đêm mà đằng sau là hàng tràng pháo tết đang đua nhau nổ đì đà đì đẹt tống tiễn hăm dọa, chế diễu. Ma đưa lối qủi dẫn đường dắt ông bác sĩ Cần tới đây thì cũng có lẽ ma qủy cũng bảo nhau xui nhau đồng loạt tống tiễn ông bác sĩ cút khỏi nơi đây Bác sĩ Cần cứ cắm đầu cắm cổ chạy như ma đuổi. Ông lội qua mương qua ngoi qua ruộng qua ao. Ông phóng qua những bờ cỏ lúp xúp sắc như dao. Ông nhẩy qua những cái hố đường kính tới 5 mét và có lúc còn lao cả ìng qua những bụi dâm bụt dày hàng thước tây. Bác sĩ Cần chỉ còn biết chạy chạy và chạy... Ông chạy mãi nhẩy mãi chạy mãi nhảy mãi chạy mãi cho đến lúc hai cẳng chân cứng lại có lẽ vì bị chuột rút rồi ông lăn đùng ra đất, sùi bọt mép và thiếp ngay vào một giấc ngủ mê mệt hoảng loạn.
Bác sĩ Cần không hề biết rằng cái nơi ông lăn đùng ra đấy là một bến tàu thủy bẩn thỉu ngay sát bờ một con sông nước mặn sóng gió cuồn cuộn. Ông ngủ lì bì, mộng mị loạn xạ hết ngày mồng một thông sang cả ngày mồng hai và sang đến ngày mồng ba. Ông chẳng còn biết nơi này là nơi nào. Chẳng hề nghe thấy tiếng sấm nổ ùng oàng cũng chẳng nghe thấy những tràng pháo ròn rã và cũng chẳng hay biết gì cơn mưa dữ dội đang trút nước xuống đầu xuống cố xuống mặt mũi chân tay ông rồi tạo thành những dòng nước đục ngầu chảy băng băng qua cái bến tàu đổ tháo xuống con sông đang cuộn sóng hung dữ.
Tới trưa ngày thứ 3 tức mồng ba tết thì có một người đàn ông mặc áo bạt mang ủng đội mũ cối đi tới đá khẽ vào mông ông bác sĩ.
Người đó kêu lên:
- Ô thì ra cái ông lão ăn mày ăn xin này chưa chết.
Bác sĩ Cần lồm cồm bò dậy, ngơ ngác. Người đàn ông cười hai hàm răng nhe ra trắng nhờn.
- Bố vẫn chưa nghẻo à. Nhầm!
Thấy ông bác sĩ run cầm cập. Người đàn ông khoát tay:
- Ta vào cái lều kia làm vài chén. Tôi mời bố.
Rồi người đàn ông đi trước, ông bác sĩ lập cập theo sau. Hai người chui vào một cái quán cóc đầy lá bánh và vỏ thuốc lá. Sau khi đã an tọa trên cái chõng ấm ướt mốc trắng người đàn ông móc trong áo bạt ra chai rượu trắng đặt xuống trước mặt bác sĩ Cần rồi bỏ cái mũ cối ra. Ria mép đen, mũi nở, miệng rộng có một đôi mắt rất tử tế, đàng hoàng. Mới nhìn qua cũng biết đây là một gã đàn ông bặm trợn dư thừa sức sóc. Anh ta cười rồi xòe bàn tay chỉ chai rượu.
- Bố làm một hớp trước đi. Mời bố. Cứ tự nhiên.
Bác sĩ Cần cầm cái chai lên tợp một hớp. Rượu cháy bỏng như cồn. Rượu vào đến đâu biết đến đấy, cổ nóng trước rồi thực quản, dạ dày nóng lên và sau đó là cả thân người như vừa được sưởi ấm. Người đàn ông cũng cầm chai rượu ngừa cổ làm một hớp ra hớp rồi lại cười.
- Sáng nay có việc đi qua đây tôi đã nhìn thấy bố nằm lù lù như đống giẻ rách tã tượi trong cơn mưa gió. Tôi ngỡ bố bét nhè ở đâu rồi tới đây ăn vạ. Mặc bố. Nhưng lúc quay về vẫn nhìn thấy bố thì tôi phát hoảng lên. Cứ ngỡ bố toi rồi.
Bác sĩ Cần ấp úng:
- Tôi ngủ quên.
Người đàn ông lắc đầu.
- Nếu trời không mưa gió thế này thì bố toi rồi. Bọn chó hoang ở cái bến này nó xé tan xác bố ra rồi.
Bác sĩ Cần rụt rè hỏi:
- ở đây lắm chó hoang lắm hả anh...
- Chắc chắn bố mới đến cái bến này lần đầu nên không biết người ta gọi cái bến này là bến chó.
- Tôi chưa tới đây bao giờ.
- Xem ra bố cũng là người ở đâu đó. Giọng của bố nghe không phải là người vùng biển rồi.
Thấy bác sĩ Cần ngồi im lúng túng. Người đàn ông ôn tồn:
- Bố ở bang nào. Bang trệt, bang cùi hay là bang rổ rá cạp lại.
Bác sĩ Cần thần mặt xót thầm trong lòng:
- Thì ra ta bây giờ là lão ăn mày ăn xin đích thực rồi.
Ông gật đầu ậm ừ. Người đàn ông dúi chai rượu vào tay ông hất đầu.
- Làm choác nữa đi.
Và anh ta tự giới thiệu:
- Bố chưa biết tôi là ai. Tôi là Mùi thuyền trưởng - Tôi tuổi Mùi - Mùi là con dê - Nhưng tôi lại là con cá ngạnh Mùi cá ngạnh. Tôi mời bố về nhà tôi ăn tết. Dù hôm nay cũng đã mồng ba rồi.
Mùi tợp một hớp rượu nữa rồi nghiêm giọng.
- Tôi mời bố chứ không phải rượu mời bố đâu. Vê ăn cái Tết với tôi cho vui.
Và anh ta trỏ con tàu khách nhỏ đang đậu dập dềnh ở nguy cạnh cây cầu gỗ xuống bến.
- Sáng nay tôi vừa ở Quảng Phú về đây. Trong ba trời mưa - chớ đi mồng bảy chớ về mồng ba. Tàu chỉ có bảy người khách. Nửa tiếng nữa tàu lại chạy từ cái bến chó này về Quảng Phú. Cho đến lúc này chỉ có ba người khách. Thêm bố là thứ tư. Chuyến này bố sẽ là khách qúy của Mùi thuyền trưởng. Không mất vé đâu.
Mùi cá ngạnh gật gù:
- Cái tuổi bố mà rơi vào cảnh đi ăn mày thì thật... ôi giời cơ hàn, cơ hàn. Tối nay tôi sẽ chiêu đãi bố bữa ngán. Bố đã ăn con ngán bao giờ chưa.
- Chưa.
- Vậy thì bố sẽ được xơi. Uống rượu với ngán thì chết mẹ nó con đời rồi. Chết luôn.
Mùi cá ngạnh bỗng bật cười phá lên. Đôi mắt anh ta mới lương thiện tử tế làm sao. Anh ta khoát tay rất dứt khoát:
- Nom bố sầu não ưu tư quá. Uống. Nhắm mắt là hết. Cười được thì cứ cười to. Cười to. Ngày mai trời lại sáng.
Mùi cá ngạnh tu rượu ừng ực. Đúng lúc đó con tàu dưới bến bỗng rúc lên hồi còi ò ò ò... nghe như con bò mẹ đang âu yếm gọi con bê trở về chuồng.
Ngoài trời lúc này mưa đã ngớt. Bác sĩ Cần theo Mùi cá ngạnh bước xuống con tàu nhỏ. Gió trên tàu giật đùng đùng như đập trống. Nhìn hút ra xa chỉ thấy ngàn ngàn con sóng bạc đầu đang chồm chồm bọt trắng xóa hung dữ. Thật đúng là cơn giận dữ của sông nước đã nổi. Tàu chỉ có 3 vị khách nhưng chất đúng một núi bao tải căng cứng. Trong bao tải có cái gì thì chỉ trời biết được. Ba người khách ba gã trai quần bò áo Natô tóc dài trùm gáy ngồi ngất ngưởng quanh một két bia vạn lực và nửa con dê quay chín vàng. Bọn họ đều trẻ chỉ trên dưới 30 tuổi, nhưng nom rõ vẻ phong trần từng trải của dân buôn lậu thứ thiệt. Một trong 3 gã đứng lên cúi chào Mùi cá ngạnh giọng sặc mùi bia.
- Mời đại ca tới ngồi uống với bọn em. Đang trông đại ca đỏ con mắt đây.
Mùi cá ngạnh lắc đầu trỏ bác sĩ Cần:
- Các chú cứ vui. Hôm nay tôi có khách.
Ba gã buôn nì nèo. Một tên cố dúi vào tay Mùi cá ngạnh bao ba số. Nhưng Mùi vẫn thẳng thừng lôi tay bác sĩ Cần đi vòng ra đuôi tàu rồi chui vào một cái buồng nhỏ bằng sắt nồng nặc mùi dầu máy. Cả hai đỡ nhau leo lên một cái giúờng cũng bằng sắt có bốn chân cao lêu đêu được bắt vít chặt xuống sàn tàu.
Mùi lôi ra một chai rượu trong vắt, hề hả:
- Uống bia chỉ tố tức đái hại thận. Đã uống thì phải uống rượu. Bố xem phim chưởng bộ có thấy bọn vô lâm vẫn gọi như thế nào không. Nào rượu. Thêm rượu. Tôi muốn uống rượu.
Cả hai cụng ly. Đồ nhắm là một đĩa đỉa biển phơi khô vừa thơm vừa khắm. Nửa chai rượu hết khá mau. Con tàu đã rời bến từ lúc nào cũng chẳng biết. Máy nổ làm tất cả các đồ vật kể cả cái giường sắt đều rung nhè nhẹ. Nhìn ra ngoài lỗ cửa sổ cũng bằng sắt hình tròn chỉ thấy nước trôi veo véo nhanh đến chóng mặt.
Mùi cá ngạnh đặt một tay lên vai ông bác sĩ. Cánh tay của anh ta rất có chưởng lực khiến ông thấy một bên vai đang bị ấn xuống rất mạnh. Mùi nói:
- Thoáng trông thì tưởng bố là láo ăn mày. Nhưng nhìn kỹ thì thấy bố giống một trí thức. Này tôi hỏi thật. Bố là ai vậy.
Bác sĩ Cần chống hai tay xuống chiếu, xưng danh. Mặt ông đỏ ửng vì rượu và cũng vì xấu hồ.
- Trương Vĩnh Cần, bác sĩ trông coi nhà xác. Đã bị đuổi khỏi biên chế. Nay là người tự do.
Mùi cá ngạnh cười hơ hớ:
- Tôi đoán có sai đâu. Trí thức. Trí thức các bố dù rúc ở chỗ nào cũng nhận ra ngay. Tôi rất kính trọng " giai cấp" trí thức. Nào uống. Mời bố.
Hai người lại nâng chén. Mùi cá ngạnh thân mật hỏi:
- Bố đừng giấu nhá. Có phải bố vừa trốn khỏi bệnh viện nhốt những người mắc bệnh tâm thần phân lập ra có đúng không. Nhận đi cho khỏe?
Bác sĩ Cần lắc đầu:
- Không phải. Tôi vừa ở tù ra. Tôi vừa đến nhà một anh bạn tù để đốt hộ anh ta nén nhang cắm lên bàn thờ mẹ anh ấy.
Rồi bác sĩ Cần thong thả rành rọt kể lại đầu đuôi mọi chuyện đã xẩy ra với ông trong mấy ngày. qua. Mùi cá ngạnh im lặng ngồi nghe rồi hạ đốp một câu.
- Nói phét. Ông trí thức nói phét. Nhưng mà tôi vẫn tin. Trên đời này có chuyện gì mà không có thể không xảy ra.
Một anh thợ máy lấp ló ngoài ô cửa sổ tròn định nói cái gì. Mùi cá ngạnh phất tay đuổi luôn. Rồi anh ta ngóc cổ ngồi chồm hỗm như cọp ngồi ỉa, hai mắt trừng trừng nhìn ông bác sĩ.
- Hạng người như thằng Thạc gà gáy là hạng người vứt đi. Chết nhục như con chó. Bố thương cảm cho nó là bố hỏng con y xê của bố rồi. Thế bố tưởng đời tôi may mắn lắm đấy à? Còn cơ hàn điêu đứng gấp vạn lần thằng Thạc gà gáy. Năm 76, tôi coi một trại tù toàn sĩ quan hạ sĩ quan ngụy từ cấp thượng sĩ đến trung tá nhốt ở ngoài đảo. Ngày quốc khánh bọn tù nhân dồng loạt nổi dậy cướp súng phá trại định cướp cả ca nô để vượt biển. Tất nhiên là cuối cùng chúng nó chỉ công cốc. Nhưng sau vụ đó tôi bị kỷ luật nặng. Giáng cấp từ trung úy xuống chuẩn úy và cho xuất ngũ về quê. Bố thấy đời tôi có cơ hàn không, khốn nạn không. Cái buổi sáng hôm đầu tiên về đến thị xã Quảng Phú, từ trên tàu bước xuống - cũng con tàu này đây, cõng cái ba lô con cóc lên vai tôi cứ đứng như ngỗng ỉa ở đầu cầu. Nhìn thiên hạ hò hét chạy đi chạy lại tíu tít như đàn mối vỡ tổ, tôi nghĩ thầm: Bỏ mẹ rồi. Hai bàn tay trắng. Không nghề không nghiệp mà lại rơi tũm vào cái đám đông láo nháo dữ dằn như tổ kiến lửa đóị khát kia thì đời mình toi là cái chắc. Toi đặc. Ra bã. Từ bến tàu tôi lê bước trở về ngôi nhà của tôi ngôi nhà ư. Bố láo - Làm sao mà có thể gọi là ngôi nhà được. Một túp lều tường toóc xi xiêu vẹo đội nón mái tôn khoác áo vỏ thùng phuy rách tã nom giống hệt lão bù nhìn đang qùi lạy trên băi biển toàn cứt. Chui vào nhà hạ ba lô xuống ngước nhìn lên đếm được một lẻ tám cái lỗ thung chói chang ánh mặt trời. Cúi mặt nhìn xuống đếm được một lẻ tám cái tổ bọ hung đùn lên thành đống. Mẹ tôi đang lọ mọ múc nước ở sân sau. Thấy có bóng người bà ngẩng lên hai mắt hấp ha hấp háy như mắt người lòa. Tôi cúi đầu chào thì bà khoát tay lạnh lùng bảo: " Tao đã nhận được giây thép của mày đánh về rồi Mùi ạ. Thì ra cuối cùng mày vẫn còn nghĩ đến con mụ già này. Con ơi là con. Khốn nạn. Cái nhà này may ra cũng còn chút ấm phúc rớt lại". Mẹ tôi là như vậy đấy cả đời tôi chưa bao giờ thấy bà khóc mà chỉ thấy bà vác dao chém người chỉ thấy bà cõng trên lưng những bao tái cá nặng hàng tạ chạy huỳnh huych như trâu lồng trên bãi chợ biển buổi chiều. Ngay từ hôm đầu trở về nhà tôi đã hiểu rất rõ cảnh ngộ của đời tôi. Ông bác sĩ thử nghĩ xem. Cái cảnh ngộ của đời tôi có chó đẻ không. Cái thằng tướng cướp Thạc gà gáy mà ông than khóc rỏ những giọt nước mắt kia là cái thá gì. Nó còn sướng gấp vạn lần tôi. Có đúng không nào? Nói đi.
Mùi cá ngạnh bốc một nắm đỉa biển bỏ vào mồm nhai rào rạo. Con tàu đã ra tới cửa sông.
*
Gió quạt ào ào quanh thân tàu như muốn nhai vụn tất cả. Bác sĩ Cần đã la đà. Đã bao nhiêu ngày đi như bị ma đuổi lại chẳng được ăn uống gì sức khỏe của ông đã giảm sút rõ rệt. Vì vậy uống mới vài ba chén là ông đã thấy sắp bị nốc-ao rồi. Hình như có một giun đũa to tướng đang ve vẩy ngoáy ngoáy cái đuôi nhờn nhờn ở cổ họng ông. Mùi cá ngạnh xốc ông bác sĩ lên. Cả hai lảo đảo leo ngược cái cầu thang sắt trơn như mỡ lên trên mặt boong tàu. Gió biển phả một thứ mùi vừa mặn vừa tanh nồng vào mắt vào mũi vào mồm vào họng bác sĩ Cần khiến ông hộc lên như bị trâu húc vào ngực chút nữa thì ông đã nôn thốc ra boong. Mùi cá ngạnh túm gáy dựng ông bác sĩ đứng thẳng người dậy như pho tượng. Hai bàn tay anh thuyền trưởng cứng hơn thép. Và câu chuyện về một cảnh đời chó đẻ như cơn gió dữ lại ào ào phả vào mặt bác sĩ Cần:
- Đúng một lẻ tám ngày đêm liền tôi cởi trần ngồi lỳ trên cái cối đá thủng ở đầu nhà nhìn ra ngoài biển. Một lẻ tám ngày đêm không ăn không ngủ và cũng chang thèm ỉa đái Hay nói đúng hơn là ngày thứ hai tôi chỉ chạy đi ỉa có một lần để tống ra một bãi cứt nhão nhoét to bằng bãi cứt trâu - một bãi cứt thối hoắc khắm lặm đến nỗi chó cũng phải nôn mửa không thèm ăn. Bãi cứt cuối cùng của đời thằng lính. Một lẻ tám ngày đêm tôi ngồi im lìm bất động giống hệt như cái cối đá thủng nhìn ra biển. Trước mặt tôi là bãi biển đầy cứt người và xa hơn là đại dương xanh ngắt mênh mông dào dạt tới tận chân trời.
Một lẻ tám ngày đêm đầu óc tôi rừng rực những ý nghĩ. Các nghề kiếm ăn lần lượt xếp hàng duyệt binh qua óc tôi. Đạp xích lô đội than buôn đồng đào vàng bán phở bán nước...
Những công việc đó thật dễ dàng so với sức vóc của tôi nhưng không thèm chơi vì đó chỉ là những việc tầm thường kiếm tiền qua ngày. Hay là đi buôn thuốc phiện buôn thuốc lá ngoại quá cảnh mua hai cái sọt đi buôn cứt người thậm chí đi trấn lột đi ăn cướp làm chủ nhà chứa... Đó là những việc kiếm nhiều tiền nhưng hèn hạ mà tôi thì không thể làm những việc hèn hạ bởi vì dù thế nào tôi cũng đã từng là một trung úy quản đốc một trại giam... Trong một lẻ tám ngày đêm đó hàng trăm hàng ngàn cái nghề tất nhiên là những cái nghề lao động chân tay cần sức vóc của bắp thịt cứ lần lượt diễu binh qua đầu óc tôi ấy vậy mà tôi vẫn chẳng lựa chọn được cái nghề nào. Bỗng chốc tôi giật mình cảm thấy nỗi cay cú nhục nhã của một thằng lính vừa xuất ngũ tuổi đã ngoài "băm" mới chỉ học lớp chín chẳng có lấy một cái bằng cấp nào trong tay bỗng dưng bị ném về quê bắt đầu tính kế sinh nhai cho suốt cả phần đời còn lại của mình. Mà chắc chắn là cái phần đời còn lại đó cũng chẳng ngắn ngủi gì. Ngồi chồm chỗm trên cái cối đá thủng cái đau cứ thấm vào tim vào óc tôi từng giờ từng phút từng ngày. Tôi đi bộ đội từ năm mươi tám tuổi. Và cứ thế kéo dài mười hai năm liền.
Tôi là một thằng lính chiến lọc lõi già dặn nhưng là một gã khờ khạo ngô nghê khi trở lại đóng vai một gã thường dân. Tôi đau lắm ông bác sĩ ạ. Đau như chó bị thiến. Thú thực với ông trí thức tôi đã khóc đấy. Tôi đă khóc trong một buổi chiều chạng vạng mưa bụi dăng dăng bay là là trên mặt biển đang chăng dệt màn tơ lụa mỏng cố may tấm áo khoác cho mặt nước. Chẳng nhẽ cuộc đời sắp tới của tôi nó cũng buồn và vớ vẩn như màn sương bụi vô nghĩa kia ư.
Gió vẫn ào ào quạt qua boong tàu. Những búi dây xích va đập loảng xoảng. Trời đã tối sập xuống. Biển và trời lẫn lộn đen kịt. Sóng réo lên sôi sục ở xung quanh mạn tàu. Con tàu ngả nghiêng lao đi phăm phăm như đang bị truy đuổi ráo riết. Mùi cá ngạnh bỗng đứng thẳng lên vung tay ném cái vỏ chai rỗng không về phía đuôi tàu và quát vào tai bác sĩ Cần: ông trí thức có nhìn thấy cái gì kia không.
"Cái gì?" Bác sĩ Cần cũng quát hỏi lại
" Đi với tôi" Mùi cá ngạnh lôi ông bác sĩ đi về phía đuôi con tàu. Một đàn đom đom nhung nhúc sáng loe lóe đang bay rối rít là là bám trên mặt nước sôi sục cuồn cuộn. "Cái gì vậy". Bác sĩ Cần trố mắt nhìn. Đàn đom đóm hay là một màn sao trời rớt xuống hay là hàng trăm vạn chỉ chít những mảnh gương vỡ "Không phải. Lân tinh đấy". Mùi cá ngạnh cười khà khà. "Lửa của nước đấy ông trí thức ạ Chắc là lần đầu tiên ông nhìn thấy có phải không. Sướng mắt chưa? ".
Và Mùi cá ngạnh lại thao thao kể tiếp.
Một lẻ tám ngày đêm tôi ngồi trên cái cối đá thủng nhìn ra biển. Sau lưng tôi là ngôi nhà tã nát xiêu vẹo với một bà mẹ già dở gàn dở điên. Một lẻ tám lần tôi nhìn thấy chiều tà chạng vạng buông xuống buồn đến ứa nước mắt. Một lẻ tám lần tôi ngồi tan biến vào bóng đêm tối đen ầm ầm tiếng sóng bể tiếng gió bể gầm đe dọa tuyệt vọng và cô độc sợ đến thắt cả ruột gan. Và cũng một lẻ tám lần hai mắt tôi mở to nhìn rõ ánh bình minh từ từ ló lên rạng rỡ, chói lọi ngời ngời trên biển quét sạch tất cả. Cứ như vậy ngày nối ngày đêm nối đêm lần lượt trôi qua, lạnh lùng kiên nhẫn sòng phẳng cho tới ngày cuối cùng là ngày thứ một lẻ tám thì tôi bỗng hiểu ra. Chà. Cái cuộc đời rối mù bát nháo hỗn độn này hóa ra dễ hiểu vô cùng. Nó giống hệt cái bãi biển kia và đại dương mênh mông xa tít dào dạt kia. Trước mũi là cứt đái bẩn thỉu khắm lặm nhưng xa hơn chỉ một chút xa hơn bao giờ cũng là biển xanh mênh mông trong sạch lúc nào cũng dào dạt dào dạt vỗ sóng tới tận chân trời. Có đúng như vậy không hở ông trí thức bác sĩ.
- Đúng rồi.
Bác sĩ Cần nhẩy thách lên gào to như một đứa trẻ được qua. Chỉ một chút nữa là ông văng xuống biển.
- Một lẻ tám buổi bình minh rạng sáng tôi đều nhìn thấy có một con tàu hăm hở lướt trên sóng cả ngoài khơi xa. Đứng trên bờ nhìn con tàu như con cá trắng đang bơi đi tìm mồi.
Toàn thân nó tắm trong ánh bình minh nên lúc nào cũng như tự phát ra ánh sáng vậy. Đẹp đến nhức cả rốn ông bác sĩ ạ. Được rồi, sáng mai tôi sẽ dựng ông dậy lôi ra bãi biển để ông được nhìn con tàu đang bơi trên biển cả và ông sẽ thấy hết vẻ tự do kiêu hùng của nó như thế nào.
- Vì thế mà anh quyết định trở thành thuyền trưởng.
- Đúng là tôi đã chọn cái công việc này. Nhưng để đạt được nó tôi đã phải cúi mặt xuống đi học 5 năm ở trường hàng hải đấy bố ạ.
Bác sĩ Cần đứng lên. Ông đã dã rượu. Vì lý do gì mà ông dã rượu thì có trời biết. Đây là lần đầu tiên sau hơn 20 năm tủi nhục đớn hèn ông phát lộ một cử chỉ cực kỳ trang trọng nghiêm túc. Ôm lấy Mùi cá ngạnh, hôn lên trán anh rồi ông bật khóc rưng rức. Nước mắt nước mũi nước dãi ông chảy lép nhép lên khắp mặt Mùi cá ngạnh. Ông thầm thì:
- Con trai của tôi... Các con ơi. Thạc gà gáy ơi Mùi cá ngạnh ơi...
Mùi cá ngạnh không đẩy bác sĩ Cần ra. Ông trí thức bác sĩ này "xưa" quá rồi". Mùi cá ngạnh nghĩ như vậy. Anh cười khà khà rồi xốc nách bác sĩ Cần lên dìu ông trở lại cái ca-bin thuyền trưởng ấm cúng ở tầng dưới gần đuôi tàu.
*
Đêm hôm đó khoảng 10 giờ thì Mùi cá ngạnh đưa bác sĩ Cần về ngôi nhà của anh. Từ bến tàu lên hai người đi qua một dãy phố biến nhộn nhạo sáng choang ứ phè hàng hóa tạp nham rồi rẽ vào một cái ngõ nhỏ lầy cát. Gia đình anh thuyền trưởng ở một căn phòng vuông vắn rộng khoảng 20 mét vuông có hai cửa sổ song sắt rất kiên cố. "Vợ chồng tôi mới dọn về đây được hai năm để tiện làm ăn Mùi cá ngạnh khoe như vậy. Đồ đạc trong nhà rất sơ sài chỉ có 2 cái giường gỗ, một bộ xa-lông cũ rích bằng gỗ. Một cái tủ ly cũng bằng gỗ. Trên nóc tủ có cắm cành đào và bày mâm cỗ tết đủ cả mấy hộp mứt dăm cái bánh chưng xanh. Bên cạnh còn đặt một cái ti vi màu của Nhật đen bóng mới tinh cực kỳ hiện đại. Sự hiện diện của cái ti vi sang trọng này trong căn phòng tồi tàn giữa đống đồ đạc cũ rích và mâm cỗ sơ sài chỉ làm nó trở nên kệch cỡm và đầy vẻ khả nghi. Kẻ xông ra đầu tiên chào đón Mùi cá ngạnh và bác sĩ Cần là một chú lợn khổng lồ mõm dài tai lớn lông trắng toát rất sạch sẽ. Tiếp đến một lũ trẻ con lít nhít bốn năm đứa đủ cả gái trai đứa nào cũng mập mạp mũm mĩm xúng xính áo mới, quần mới hai má đỏ hây hây. Và cuối cùng là một người đàn bà gày ốm, da trắng xanh có đôi mắt sáng long lanh nom lương thiện và tử tế hệt như đôi mắt của Mùi cá ngạnh. Thấy khách lạ con lợn khổng lồ chùi mõm xuống kêu ụt ịt ụt ịt. Lũ trẻ con thì chùn cả lại tròn xoe mắt. Còn người đàn bà thì đỏ mặt lúng túng xấu hố. Bác sĩ Cần lột ngay cái mũ lông ếch ki mô xứ tuyết xuống cúi đầu chào khiến chị càng lúng túng ngượng nghịu hơn. Mùi cá ngạnh quăng ngay cái mũ cối xuống giường cười hà hà, nói rất to:.
- Đây là vợ tôi. Đây là lũ con gà vịt của cái nhà này và đây là chú lợn I-oóc-sai người bạn lớn của gia đình tôi. Còn đây, tôi xin giới thiệu với cả nhà. Đây là ông bác sĩ tôi mời về ăn cái Tết vét với gia đình ta. Lũ trẻ con ồ cả lên. Con lợn khổng lồ ngoáy tít cái đuôi lũn cũn còn chị chủ nhà thì càng thêm đỏ mặt càng thêm lúng túng. Mùi cá ngạnh mời bác sĩ Cần ngồi xuống ghế. Anh thuyền trưởng bế lần lượt từng đứa trẻ lên và cũng lần lượt rỉ vào tai từng đứa một điều gì đó bí mật mà chỉ mình anh và lũ trẻ biết. Người đàn bà bưng tới bộ ấm chén sạch sẽ và rất kính trọng đặt xuống trươc mặt bác sĩ Cần. Mùi cá ngạnh cười thoải mái âu yếm cầm lấy tay vợ ngay trước mặt ông bác sĩ. Anh thuyền trưởng dịu dàng hỏi:
- Bây giờ em có thể mua cho anh vài con ngán được không.
Chị vợ se sẽ đáp lại:
- Giờ này tbì cũng khó đấy. Chợ tan lâu rồi.
- Thế à. Em thử cố tìm hộ anh.
Giọng chị vợ vẫn se sẽ:
- Để em chạy lại chỗ mấy bà buôn cá.
Nói xong chị quay ngoắt ra cửa rồi đi nhanh như luồng gió.
Bác sĩ Cần cởi xong cái áo thì đã thấy lũ trẻ con và chú lợn cũng lỉnh đi đâu hết cả. Căn phòng nhỏ trống trơn yên lặng. Mùi cá ngạnh rót nước ra mời bác sĩ Cần rồi vui vẻ:
- Mời bác sĩ uống tạm cốc chè nóng rồi ra sau nhà đi đái và rửa mặt.
Nhưng bác sĩ Cần không đi đái và cũng chẳng cần rửa mặt. Bê cốc nước nóng lên ông xuýt xoa chiêu từng ngụm nhỏ. Mắt ông lim dim. Lòng ông ấm áp và thanh thản quá. Mùi cá ngạnh đốt một nén nhang cắm lên bàn thờ rồi ngoái lại nói với bác sĩ Cần.
- Ông bác sĩ có mệt thì lăn ra giường cho giãn gân cốt. Vợ tôi giỏi lắm, nhanh lắm. Chỉ loáng nữa thôi là ta sẽ uống rượu với ngán.
Nở một nụ cười như thách thức. Anh thuyền trưởng hỏi:
- Đêm nay ta đấu rượu chứ ông bác sĩ?
Bác sĩ Cần gật đầu nhận lời. Ông tựa lưng vào ghế. Xương ông kêu răng rắc. Mùi cá ngạnh cười to ấn vào vai bác sĩ Cần giục ông lên giường. Bác sĩ Cần lắc đầu: "Tôi vừa ngủ thông hai ngày hai đêm rồi no mắt rồi". Vừa lúc đó chị vợ Mùi cá ngạnh cắp cái rổ chạy vào. Mặt chị tươi rói. Chị nói như khoe: Có ngán cho các ông uống rượu đây. Rồi chị biến ngay xuống cái bếp bé tí xíu ở ngay cạnh nhà. Anh thuyền trưởng khoái lắm co một chân lên nhẩy lò cò hét lên như đứa trẻ: "Vợ muôn năm. Vợ tôi muôn năm". Rồi anh xăng xái quét nhà trải chiếc chiếu hoa ra giữa nhà. "Uống rượu thì phải ngồi bệt mới thú". Mùi cá ngạnh nói như vậy. Và anh lại nở một nụ cười thách thức với bác sĩ Cần.
- Đêm nay ta quyết đấu ông bác sĩ nhé.
Uống rượu với ngán vào đêm mồng ba tết. Sướng rồi. Và không hiểu có phải vì thích thú quá hay không. Mùi cá ngạnh lắc lư cái đầu, tắc lưỡi tóp một cái rõ kêu và thốt lên.
- Phải uống. Uống thỏa thuê. Uống bằng thích. Đã uống là phải uống tới khi cho chó ăn chè. Đời là cái gì. Nhắm mắt là hết. Cười được là cứ cười to. Cười to! ngày mai trời lại sáng.
Trận quyết đấu giữa anh thuyền trưởng và ông bác sĩ bắt đầu từ 11 giờ 37 phút đêm ngày mồng ba tức là chỉ còn 23 phút nữa là bước sang ngày mồng 4 tết. Một mâm cơm rượu đủ hương vị ngày tết bày ngay ngắn trên chiếc chiếu. Có thịt gà chặt canh măng món thịt đông bát dưa góp và đĩa bánh chưng. Và đặc biệt còn có thêm một cái bát ô tô đựng 8 con ngán to tướng tất nhiên là đã được luộc chín. Lúc này lũ trẻ con gà vịt đã chui hết vào trong cái màn vải xô nhuộm xanh buông lùng bùng trên giường - chú lợn I-oóc-sai cũng đã ngáy khụt khịt ngon lành ở góc nhà. Chị vợ Mùi cá ngạnh bê một vò rượu to có nút lá chuối khô đặt xuống cạnh mâm lễ phép mời ông bác sĩ uống rượu rồi lặng lẽ chui nốt vào cái màn lùng bùng cùng với lũ trẻ. Xem ra thì chị cũng đã quá quen với những trận quyết đấu sống mái như thế này của ông chồng thuyền trưởng rồi Đây là lần đầu trong đời bác sĩ Cần ăn thịt con ngán vì vậy ông hơi giật mình khi thấy Mùi cá ngạnh thả vào bát của ông con vật có hình thù lạ mắt hay nói đúng hơn là nó chẳng có hình thù gì cả. Nó nhơn nhớt, đo đỏ nhầy nhầy như miếng thịt nhão. ở giữa cái miếng thịt đó lại thẩy ngồng lên một cái vòi trắng trông đến lạnh cả gáy. Mùi cá ngạnh đổ vào bát của ông bác sĩ một cốc rượu rồi nâng bát của mình lên và trịnh trọng:
- Mời bác sĩ. Bắt đầu.
Bác sĩ Cần cũng nâng cái bát của ông lên. Hai cái bát chạm vào nhau khá mạnh. Thấy Mùi cá ngạnh bỏ con ngán to tướng vào mồm, bác sĩ Cần cũng bỏ con ngán vào mồm. Thấy quai hàm Mùi cá ngạnh xiết mạnh. Ông cũng xiết mạnh quai hàm và ngay lập tức trong mồm ông nơi chân răng bỗng thấy ứa ra một thứ nước lờ lợ tanh tanh và lại hơi mằn mặn chua chua làm bác sĩ rùng mình mặt biến sắc. Mùi cá ngạnh hất đầu vào bát rượu ra hiệu uống ngay. Chính hớp rượu kịp thời ấy đã đấy luôn con ngán vừa bị cắn vỡ tuột vào cổ họng cứu giúp cho bác sĩ Cần thoát khỏi một cú nôn ọe là cái chắc. Bác sĩ Cần cúi mặt xuống uống tiếp một hớp rượu nữa. Lúc này ông mới nhận ra rượu trong bát đỏ hồng như pha máu. Ngay từ phút ấy bác sĩ Cần bỗng hiểu ngay được là trận quyết đấu này với ông quả là sẽ rất kinh tởm và ác liệt.
Mùi cá ngạnh cười rất to, vỗ vai bác sĩ Cần:
- Trước lạ sau quen. Ngán là thế. Bác sĩ đừng sợ. Miếng đầu con đầu thì ngại. Miếng thứ hai con thứ hai thì... ngon. Tới con thứ ba thì ối giời đất ơi. Tuyệt vời. Nhưng chỉ tới con thứ ba thôi. Hết con thứ 4 thì bắt đầu ngán. Chẳng mấy ai ăn tới con thứ 5. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi nó là con ngán chẳng chịu! Nhưng ta mới hết con thứ nhất. Nào... và anh thuyền trướng nháy mắt cười to.
- Mời bác sĩ, tiếp tục.
Lại một miếng thịt to tướng iầy nhầy nhơn nhớt hồng hồng ở giữa có cái vòi trắng ngổng lên, được bỏ vào bát của bác sĩ Cần. Đúng như anh thuyền trưởng đã nói. Đêm hôm đó, sau khi chén hết con ngán thứ 4, uống hết 4 bát rượu thì bác sĩ Cần ngán thực sự khi nhìn thấy trong cái bát ô tô còn xót lại hai cái con vật kinh dị còn chưa tách vỏ. Bác sĩ Cần đã bắt đầu thấy la đà. Phải công nhận là rượu hòa với thứ nước đỏ hồng hồng trong ruột gan con ngán tiết ra uống rất sướng. Bác sĩ Cần đã say la đà. Mùi cá ngạnh cũng đã say la đà. Đôi mắt tử tế lương thiện của anh đỏ quạch như mắt cá chày. Uống đến bát thứ 6 thì cả hai đấu sĩ đều nhổm cả lên, chống tay chồm chỗm như hai con cọp đang ngồi rình miếng vồ nhau. Lúc này đã hơn 2 giờ sáng. Căn phòng im phăng phắc. Thinh thoảng mới nghe thấy tiếng trẻ mê ớu ớ cựa quậy ở trên giường. Chú lợn I-oóc-sai đã vào sâu giấc ngủ nên không khụt khịt nữa mà thở phì phì như người. Mùi cá ngạnh nghiêng vò rót đầy bát rượu thứ 8 rồi chỉ tay vào cái màn đang buông lùng bùng bà:
- Ban nãy lúc mới bước vào đây nhìn thấy hai con mắt ông thô lố ra là tôi hiểu ngay cái điều làm ông nghi ngờ. Cả cái bày chim chích chòe sàn sàn đang ngáy kho kho trong cái mùng kia đếch có đứa nào do vợ chồng tôi đẻ ra đâu. Chúng nó là con thiên hạ đấy. Bày trẻ SOS đấy. Vợ tôi nhặt chúng nó về nuôi cho vui cửa vui nhà. Lũ trẻ con ăn tốn lắm ông bác sĩ ạ. Tới bữa cơm, chúng nó cứ ăn rào rào như tầm ăn rỗi. Ngồi nghe chúng nó ăn cũng sướng. Sướng. Cười to. Cười rõ to...
Bác sĩ Cần trợn mắt ề à hỏi lại:
- Tại sao vợ chồng lại không đẻ. Tịt mất rồi à Tại anh tại ả tại cả đôi bên.
Mùi cá ngạnh cười khà.
- Đố ông bác sĩ đấy.
- Đố à. Dễ quá. Đoán nhé. Tại cái cô ả ốm o xanh dớt kia. Trúng phóc chưa.
- Nhầm. Bác sĩ như ông - Vứt, vứt, vứt cho chó nó nhắm. Tại tôi đây này.
Mùi cá ngạnh phanh áo đập bồm bộp vào ngực.
- Tại tôi đấy ông bác sĩ ạ. Ông là bác sĩ ông thử căng mắt ra nhìn xuyên vào ruột gan tim phồi gân máu của tôi xem lục phủ ngũ tạng của tôi đang nhiễm cái gì không. Nhìn thử xem. Nhìn đi.
Bác sĩ Cần lắc đầu. Mùi cá ngạnh lại vỗ bồm bộp vào ngực. Anh bỗng đôi giọng hung dữ.
- Ông rõ là thứ bác sĩ quắng cho chó nó nhằn. Không nhìn thấy gì à. Chất độc. Chất độc màu da cam đấy. Cái thứ bột màu hồng hồng mùi vừa tanh lại vừa hắc vẫn được tưới như mưa từ trên trời xuống. Cấi thứ bột khốn nạn đểu giả ấy nó đã thấm vào lỗ chân lông của tôi, nó chui qua lỗ mồm qua lỗ mữi qua lỗ tai lỗ mắt tôi lúc nào tôi cũng chẳng hay, cái thứ bột mất dạy xỏ lá ấy nó đã ngấm vào gân vào xương vào tim vào phế vào máu tôi lúc nào tôi cũng chẳng rõ. Chỉ đến khi nó đột ngột hiện nguyên hình là một cái quái thai một tai hai mũi ba chân bốn tay tong teo co quắp nhớp nháp tởm lợm khung khiếp chui từ trong người vợ tôi ra ngoài trợn ngược hai con mắt trắng dã lồi hẳn lên như hai cái đít chén nhìn tôi thì tôi mới ngã ngửa người ra thế là đời tôi toi rồi. Toi đặc rồi ông bác sĩ ạ. Mùi cá ngạnh ngửa cổ dốc bát rượu thứ 10 vào mồm uống ừng ực một hơi. Rượu tràn qua mép xuống cổ xuống ngực. Đôi mắt cá chày của anh thuyền trưóng long lên hung dữ và đau đớn. Bác sĩ Cần ngọ nguậy vặn lưng vặn cổ. Lập tức Mùi cá ngạnh chĩa thẳng cái bát vào mặt ông bác sĩ. Anh cười nhạt, dữ dằn:
Ngồi im, ngồi im mà nghe tôi kể tiếp cái cuộc đời chó đẻ của tôi. Ngồi im. Tôi nói thật với ông bác sĩ nhé. Đời tôi khổ nhục cơ hàn gấp vạn lần cái thằng tướng cướp Thạc gà gáy con đẻ con nuôi hay là thứ con rơi con vãi con chết tiệt của ông. Tôi biết ông chính là bố đẻ của thằng tướng cướp Thạc gà gáy vừa bị xứ tử. Tôi biết. Ban nãy trên boong ông "sưa" ông đã ôm lấy tôi và rống lên. "Các con ơi... con trai ơi. Thạc gà gáy ơi". Có đúng không nào. Tôi biết ông chính là bố đẻ của cái thằng tướng cướp mất dạy vô ơn cướp công cha mẹ đã sinh nó ra làm người ấy. Tôi rất thông cảm với ông thương ông tôi muốn gánh đỡ cho ông một phần nỗi buồn đang đè nặng trong tim gan ông. Nào nốc nốt bát thứ mười đi bố trí thức bác sĩ. Nốc đi. Đừng ỉu. Đời là cái chó gì Nhắm mắt là hết. Cười được thì cứ cười to. Cười to. Ngày mai trời lại sáng. Bát rượu thứ 10 chảy ồng ộc vào cổ bác sĩ Cân. Đến lúc này thì rượu chẳng hơn gì nước lã. Ngửa mặt lên trần nhìn từng từng cái móc sắt to tướng treo quạt Mùi cá ngạnh khàn khàn tiếp tục kể - dường như anh đang kể cho chính cái móc sắt cong queo đó nghe cái phần cuối cùng bi thảm nhất cuộc đời chó đẻ của anh.
Sau khi tốt nghiệp lớp thuyền trưởng tôi được điều về làm thuyền trưởng con tàu này thay cho gã thuyền trưởng cũ tên là Đàm cối đá vừa bị tống vào tù vì tội chở lậu sáu tư tấn đồng. Đời tôi bắt đầu sang trang mới. Lúc này mẹ tôi đă chết. Tôi bán cái nhà tã rách ở ven biển đi và lấy vợ. Tôi lấy một cô gái bán cá mới mười bảy tuổi hai má đỏ như hai trái đào và có hai cái vú rất to. ở cái thị xã Quảng Phú này cứ một trăm cô gái thì chín chín cô làm nghề buôn cá. Mẹ tôi cũng là một người bán cá đấy. Vợ tôi vừa trẻ vừa khỏe vừa đẹp vừa vui tính, lại rất nhanh nhẹn ham làm. Vợ chồng tôi mua một cái nhà ba buồng ở ngay gần chợ trung tâm thị xã. Tiền mua nhà là tiền của vợ tôi đấy chứ tôi làm đếch gì có tiền. Ông bảo vớ được một người vợ như vậy thì đời tôi có lên tiên không. Chúng tôi sống với nhau khoái lắm. Sướng lắm, hả hê ấm cúng lắm. Sáng ra, năm giờ cá hai cùng dậy ăn xì xụp bát mì rồi vợ tôi vác bao tải cá to tướng năm bảy chục cân chạy ra chợ. Còn tôi thì khoác áo đi giầy mõm ngóe phóng thẳng xuống bến tàu. Đến chiều vào khoáng sáu giờ tôi ở bến tàu về nhà thì cũng là lúc vợ tôi ở chợ bon bon chạy về. Buổi sáng ra khỏi nhà túi rỗng. Buổi chiều về túi đứa nào cũng cộm những tiền là tiền. Ông bảo có sướng không há ông. Sướng quá đi chứ. Hạnh phúc là như thế chứ còn là gì nữa. Vợ chồng tôi yêu nhau lắm, hả hê lắm, bằng lòng nhau lắm. Ngày tháng dần trôi cái bụng của vợ tôi cũng to dần lên. Cuối năm thì cô ấy vỡ chum. Vốn là một người rất khỏe mạnh nên đến tháng thứ chín rồi bụng to vượt mặt rồi khệnh khạng lắm rồi mà cô ấy vẫn cứ băm băm chạy ngược chạy xuôi sáng bãi chiều chợ mua mua bán bán.
Thế rồi một buối chiều từ bến tàu về đến nhà tôi thấy nhà khóa cửa vợ tôi cũng chưa về. Đang ngơ ngác thì chị hàng xóm te tái chạy sang cười toét miệng khoe: Cô ấy dở dạ rồi. Dở dạ từ trưa. Đến nhà hộ sinh rồi. Bây giờ chú vào thì có khi cô ấy đẻ rồi đấy. Tôi quay gót phóng thẳng ngay tới cái nhà hộ sinh ở cuối phố biển. Cô ấy mặc một cái váy nhàu nát rộng thùng thình màu cháo gà đang đứng nhăn nhó ở trong phòng đợi lên bàn đẻ. Thấy tôi cô ấy kêu a lên một tiếng mừng rỡ rồi lò dò bước ra. Tôi cầm lấy tay vợ tôi âu yếm lau mồ hôi đang dịn ra trên trán của cô ấy rồi hỏi: Đau lắm hả. Vợ tôi lắc đầu gượng cười: Chỉ hơi tưng tức thôi anh ạ. Tôi nói: đố em con trai hay là con gái nào. Vợ tôi lại gượng cười rồi hỏi lại: "Đố anh đấy". " Chịu thôi. Không biết được". Tôi trả lời như vậy. Vợ tôi lại hỏi "anh thích trai hay gái". Tôi đáp luôn "thằng cu". Vợ tôi khẽ bấu vào tay tôi rồi thì thầm "Thằng cu đấy. Bà đỡ vừa bảo em đến lúc này chưa ra máu thì nhất định là thằng cu rồi". "nếu vậy thì... sướng! ". Tôi thích thú hả hê buông một câu như vậy. Nói chuyện với nhau thêm mươi phút vợ tôi bỗng còng lưng xuống hai tay ôm bụng. Mặt cô ấy nhợt ra. Rồi cô ấy bảo "Thằng cu nó sắp chui ra rồi đấy Em lên bàn đẻ đây". Cô ấy dúi vào tay tôi qua quít đang ăn dở rồi lò dò đi vào trong phòng đẻ. Tôi đứng ngoài chờ. Cái cảnh thằng đàn ông đứng ngoài phòng đợi chờ vợ đẻ như thế nào thì chắc ông chẳng còn lạ gi. Bồn chồn, lo lắng, khoái chí, sợ hãi, mơ mộng, thấp thỏng... Thôi thì nếm đủ hết cả mọi cảm giác. Tôi đi đi lại lại tới ngàn lần vạn lần quanh cái phòng chờ rộng hai chục mét vuông. Thời gian trôi chậm như ốc bò. Một tiếng, hai tiếng rồi ba tiếng, bốn tiếng. Hai cánh cửa phòng đẻ vẫn đóng chặt.
Đêm dần dần trôi qua. Thêm năm tiếng, sáu tiếng, bảy tiếng đồng hồ nữa. Tất cả các ông chồng kiên nhẫn nhất cùng cảnh với tôi đều đã bỏ về. Chỉ còn mình tôi nhất định tôi không chịu về. Làm sao mà về được hả ông. Tôi cứ đi đi lại lại tôi chờ đợi chờ đợi đi đi lại lại không biết bao nhiêu vạn lần triệu lần tỉ lần tới lúc mệt rũ người gục xuống cái ghế băng ngủ thiếp đi. Tôi đã ngủ một giấc rất say trong sự chờ đợi yên tâm thanh thản không mộng mị mê sảng. Khi tôi tỉnh giấc mở mặt ra thì cái cảm giác đầu tiên của tôi là thấy mình nằm trơ trọi cô độc lọt thỏm trong một bầu không khí im lặng mênh mông đến rợn người. Tôi nhổm phắt ngay khỏi cáí ghế băng và tự hỏi: Tại sao chung quanh lại im ắng đến như vậy nhỉ. Một cái nhà hộ sinh sao không nghe thấy tiếng trẻ con khóc không nghe thấy tiếng các sản phụ rên la không một bóng y tá hộ lý đi lại mà vắng vẻ im lặng như trong nhà mồ thế này. Giữa lúc bàng hoàng ớn lạnh như vậy thì tôi chợt nhìn thấy hai cánh cửa vào phòng đẻ từ từ mở ra. Hai cánh cửa từ từ tự động mở ra không một tiếng động. Không có bàn tay người mở. Từ trong phòng đẻ lừ lừ trôi ra một cái bàn đẻ trắng xóa khổng lồ đầm đìa máu người. Qùy trên cái bàn đẻ đó là vợ tôi tóc tai rũ rượi, mồm há ra tê cứng vì đã cấm khấu, toàn thân trần truồng, hai tay giơ cao, hai bầu vú căng phồng to như hai bình vôi đang tong tong rỏ những giọt sữa trắng ngần xuống một đứa hài nhi. Không. Đó không phải là một đứa hài nhi mà là một cái bọc lầy nhầy mang hình thù nửa người nửa sứa có hai con mắt to tướng trắng dã có một tai hai mũi, ba chân bốn tay lòng khòng nghoe nguẩy như bảy cái vòi bạch tuộc. Và thật là khủng khiếp, chính giữa cái đống chân tay đang mò mẫm quờ quạng ngọ nguậy đó lồi lên một cái chim bé tí xinh xắn đỏ hồng tươi roi rói của một thằng cu. Tôi không thét lên, không khóc, không rú lên như chó dại, không ngất đi. Nhưng tôi đã ngã qụi xuống, đập mặt xuống cái nền nhà lạnh giá khi nhìn thấy cái cảnh ấy. Ngay sáng hôm đó, tôi đã đón vợ và con tôi thằng cu con trai đầu lòng nối dõi của tôi ra khỏi nhà hộ sinh.
Mùi cá ngạnh đứng phắt lên, mắt vẫn trừng trừng nhìn cái móc sắt trên trần nhà một tay cầm chặt cái bát không, một tay bóp mạnh vỏ con ngán.
Anh thuyền trưởng đứng sừng sững vươn cao như pho tượng đồng đen. Bác sĩ Cần cũng đứng phắt lên. Ông đổ rượu ồng ộc vào cát bát trong tay anh thuyền trưởng. Bát rượu đầy trào sóng sánh. Bát rượu thứ 11. Bác sĩ Cần thét lên khê đặc:
- Thằng cháu nội qúy tử của ta đâu rồi. Nó đâu rồi. Nó đâu rồi.
Mùi cá ngạnh ngoảnh lại nhe răng cười. Hàm răng trắng nhớn.
- Một trăm linh tám ngày đêm vợ tôi đã bế nó ngồi trên cái giường kia. Một lẻ tám ngày đêm cô ấy đã ru hời ạ ời âu yếm hôn hít. Một lẻ tám ngày đêm liền dòng sứa trắng ngần không lúc nào ngừng cứ tong tong từ hai bầu vú của vợ tôi rỏ xuống thằng bé. Ông tưởng vợ chồng tôi hắt hủi thằng bé à. Nhầm. Làm sao chúng tôi lại có thể hắt hủi một đứa con khốn khổ tội nghiệp như thế. Một lẻ tám ngày đêm chúng tôi không cần tắm rữa cho nó bởi vì nước mắt của hai vợ chồng tôi chảy ra quá thừa thãi rửa sạch tất cả những nhớp nháp dơ dáy bám trên khắp cái thân hình quái vật dị dợm của nó. Nước mắt của vợ chồng tôi đã tắm rửa sạch sẽ cho thằng con trai đầu lòng của chúng tôi khiến cho cái hình hài của nó dù có quái đản xấu xí đến đâu nhưng vẫn có quyền bốc lên một thứ mùi thơm tho ngầy ngậy ngọt ngào trắng trong giống như tất cả những đứa trẻ sơ sinh khác ở trên đời này. Vợ chồng tôi đã thề với nhau là sẽ nuôi nó suốt đời nếu như...
Mùi cá ngạnh ngửa cổ uống ừng ực một hơi hết bát rượu rồi vung mạnh tay ném cái bát bay vút qua cửa sổ. Hai mắt anh thuyền trưởng bỗng đảo lia lịa. Một đám bọt trắng đùn ra từ khóe mép. Nuốt lại đám bọt vào mồm, Mùi cá ngạnh gầm gừ như sắp phát cơn dại.
- Tin vợ chồng tôi đẻ ra quái thai lan nhanh đi dữ dội như một cơn bão từ bể đông bất ngờ ập vào tràn qua thị xã. Dân tình cứ nháo cả lên như chạy loạn mới lạ chứ. Tổ sư cái đám đông khốn kiếp đó. Suốt cả ngày họ cứ rùng rùng kéo đến vây kín quanh nhà tôi tò mò. Đã một lẻ tám lần tôi vác xà beng lao ra văng vào giữa mặt cái đám đông đó. Và cũng đã một lẻ tám lần tôi chắp hai tay qùi xuống lạy cái đám đông đang xúm xít trước cửa nhà tôi họ vẫn chẳng chịu bỏ đi mà hình như mỗi ngày lại kéo đông hơn. Rồi đến một hôm hình như đó là hôm thứ một lẻ chín thì phải hai vợ chồng tôi đang ngồi ôm con trên giường thì có một chiếc ô tô in chứ thập đỏ có đèn xanh đèn tím ở trên nóc ve ve chạy tới đỗ xịch trước cổng nhà. Chín bác sĩ đeo kính mặc áo choàng trắng đeo khẩu trang trắng trịnh trọng bước vào. Cả chín người chào vợ chồng tôi rất lịch sự rồi đồng thanh đề nghị vợ chồng tôi cho họ được mang cái quái thai ấy đi. Vừa nghe tới đó vợ tôi đã rú lên nôn thốc ra một chén mật xanh trộn lẫn mật vàng. Còn tôi thì gân như tắc cổ chết sặc vì đờm và rãi đùn lên. Tất nhiên là vợ chồng tôi không bao giờ chịu trao cái quái thai cho họ. Dù thế nào nữa thì đó cũng là máu mủ của chúng tôi dù thế nào cũng phải quyết nuôi cháu đến cùng. Nhưng đau đớn thay được vài hôm sai thì cháu qua đời. Sau khi bàn bạc kỹ với nhau chúng tôi quyết định an táng cháu đúng như cách an táng một thuỷ thủ đang lênh đênh trên biển. Một buổi sáng tờ mờ sương khói bay đầy như ngày hôm nay vợ chồng tôi khua bát chạn khua bát khua xoong nổi ầm ĩ như đang rộn rịp chuẩn bị mờ đại tiệc trong bếp rồi tắt hết đèn, bọc thằng bé vào trong chăn len lén mở cửa sau, cắm đầu cắm cổ chạy một mạch xuống bến tàu. Để tránh khỏi bị nhận mặt, tôi đưa mẹ con cháu xuống một cái tàu kéo xà lan của một thằng bạn thân chuyên chở than đi Quảng Phú - Hòn Mối. Tàu ậm à ậm ì chạy 4 tiếng liền thì vượt ra khỏi phao số không hơn mười hai lý. Lúc này đã khoảng nửa đêm. Trời tối đen như mực. Chung quanh chỉ thấy rào rào tiếng sóng biển cuộn mình. Thằng bạn tôi áp sát vợ tôi để đề phòng, còn tôi bế cháu lên tàu đặt cái bọc chăn quấn cháu xuống cạnh ổ tời quấn cáp. Tôi vái cháu ba vái rồi than rằng: Hôm nay bố mẹ sẽ trả con về với biển nếu đúng là con có nguồn từ một loài cá bể nào đó thì bố mẹ xin trả con về lại với ông bà cụ kî tổ tiên của con.
Đẻ con ra để con phải mang một hình hài quái dị thế này lại không nuôi được con. Tội đó không phải là tội của bố mẹ đâu. Hãy hiểu cho lòng bố mẹ lúc nào cũng xót thương con.
Vái xong tôi nghiến răng tung cái bọc chăn xuống biển. Mặt biến đen ngòm lóe sáng đớp gọn lấy thằng bé như đớp một miếng mồi. Cũng lúc đó vợ tôi đứng ở dưới mạn tàu hét lên một tiếng rồi ngã ngồi phệt xuống. Và cũng từ cái phút đó trở đi, vĩnh viễn không bao giờ tôi thấy vợ tôi biết cười nữa. Cái vò rượu đã cạn đáy. Bác sĩ Cần và Mùi thuyền trưởng đã uống cạn bao nhiêu bát rượu. 14 bát, 15 bát hay là 20 bát. Ai mà đếm được. Rượu hết thì trận quyết đấu cũng tàn.
Hai đấu sĩ say mềm ôm nhau gục xuống sàn nhà. Không ai cho chó ăn chè. Trận đấu không có kẻ thua người thắng. Tới sáng hôm sau, chị vợ anh thuyền trưởng lùa đàn con dậy thì thấy cả hai nằm cong queo, phơi rốn lên trời há mồm ngáy o o hiền lành như hai đứa trẻ.
*
Bác sĩ Trương Vĩnh Cần tỉnh dậy thì đã gần 12 giờ. Gian phòng trống trơn vắng tanh vắng ngắt. Bọn trẻ con giống như đàn chim sẻ đã bay đi đâu cả. Thuyền trưởng Mùi cá ngạnh chắc đã xuống bến để kịp lái con tàu khách Quảng Phú - bến chó chạy chuyến 9 giờ 30 phút. Trưa xứ mỏ ngày mồng 4 tết đất trời uể oải nồng nặc mùi than trộn lẫn mùi cá biển tanh ngòm. Sóng biển ì ầm ì ầm dội vào bờ đều đều đơn điệu vô duyên. Nằm cong queo trên chiếc chiếu mới in chữ Hạnh phúc đỏ lòm trải giữa nền nhà, bác sĩ Cần nghe có tiếng thở dài buồn bã ở gần cửa sổ. Ông he hé mắt nhìn. Một người - đàn bà gày ốm đang ngồi cong lưng lúi húi may vá bên cái thúng đựng đầy quần áo cũ và giẻ rách. Tóc thị buông xõa trai dài thả xuống tận đất. Trong ánh sáng ảm đạm xanh nhợt của buổi trưa trời lạnh vừa ngớt trận mưa dài ngày. Thị ngồi đó nét mặt lặng im như mặt biển buổi sớm mai lưng còng xuống như dáng quá đồi cỏ may lúp xúp cây mua cây sim buồn bã trơ trọi nổi lên giữa cánh đồng bằng ven biến. Bác sĩ Cần dỏng tai nghe tiếng thở dài. Ông he hé ngắm nhìn cái thân hình gầy ốm cứng queo khổ hạnh của người đàn bà đang héo khô tàn tạ vì không được làm mẹ. Lòng ông bác sỹ se lại man mác buồn. Một nỗi buồn dịu dàng gần giống như nỗi buồn vô cớ nhưng nó cứ từ từ thấm sâu vào tim ông khiến ông ngạt thở như đang bị đè gối lên mặt.
Bác sĩ Cần cứ nằm như thế, cong queo co quắt trên chiếc chiếu hoa có in hai chữ Hạnh phúc đỏ lòm đít ông chổng vào tường, hai mắt he hé nhìn giống như con chó già đang nằm sưởi nắng trong một chiều mùa đông ảm đạm. Nỗi buồn thấm sâu vào tim rồi theo máu lan tỏa đi khắp cơ thể khiến chân tay ông rã rời đầu óc tê dại mụ mị đi như một kẻ đang ngấm dần một thứ độc được ác hiểm vô phương cứu chữa. Thời gian chầm chậm trôi qua và cái ánh sáng của ngày đông vàng vọt cứ lịm dân trên bậc. Cửa gỗ lim sần sùi nom uể oải và mệt mỏi như một con rết bị đập gẫy sống lưng đang cố giẫy giụa lết trên đường xa về tồ. Bác sĩ Cần. Cứ nằm như thế và người đàn bà cũng cứ ngồi như thế trơ trơ câm lặng và u sầu - một kẻ thì như cành củi mục vô hồn còn một người thì như hòn đất vô tri vô giác. Rồi đêm sập xuống lúc nào cũng không hay. Những cơn gió đất khó tính lạnh lẽo đột ngột đổi chiều nhường chỗ cho những cơn gió biển ầm ĩ phóng khoáng vô chủ. Không biết có phải vì cái hơi muối mặn của những cơn gió biển đã rửa độc trong cơ thể bác sĩ Cần hay là vì nỗi buồn trong tim đã tan rữa thành khí thoát ra khỏi cơ thể từ hàng triệu lỗ chân lông bay lên trời khiến chân tay bác sĩ Cần tự dưng động đậy ngọ nguậy được. Mừng như một kẻ vừa thoát chết chui từ dưới mộ lên ông bác sĩ khẽ rên lên vì sung sướng rồi cứ như vậy lẳng lặng bò giật lùi ra cửa. Khi trườn áp bụng qua bậc cửa gỗ lim sần sùi ngoảnh đầu nhìn lại ông bác sĩ vẫn nhìn. thấy bóng người đàn bà đang cúi đầu còng lưng lúi húi may vá bên cái thúng đen xì đựng quần áo rá ch. Một hồi còi tàu vắng lên từ bến ò ò ò... hệt như tiếng con bò mẹ gọi con về chuồng. Nghe tiếng còi tàu người đàn bà chậm rãi ngẩng đầu lên. Thị đang nghĩ gì. Thị đang nhớ tới ai. Tới người chồng đang lái tàu hay đang nhớ tới đứa bé quái thai chìm nghỉm dưới đáy biển. Bác sĩ Cần bỗng lạnh buốt sống lưng. Và cứ im lặng, nhứ vậy không một tiếng ho, không một lời chào ông bác sĩ lang lặng nhồm dậy bò bốn chân lui dần ra cái ngõ lầy lội đất cát rồi bò lần ra cái phố biển tìm lối xuống bến tàu.
Cũng may là buổi tối hôm đó điện bị cúp nên cả cái phố biển đầy phè hàng hóa tối om. Những ngọn đèn dầu lù mù thắp ở các quầy song không đủ hắt ánh sáng xuống lòng đường vì thế mà không ai để ý tới ông bác sĩ. Khoảng độ 8 giờ tối thì bác sĩ Cần mò được xuống cái bến tàu. Lúc đó con tàu từ bến chó trở về cũng vừa cặp bến đổ khách được mươi phút. Nấp sau một cái hòm gỗ to tướng cạnh cầu tàu bác sĩ Cần nhìn thấy cái đầu đội mũ cối của Mùi thuyền trưởng đang nghênh nghênh chen giữa đám đông hành khách lủng củng mũ nón quang gánh thùng sọt. Đợi cho Mùi cá ngạnh đi khuất hẳn rồi bác sĩ Cần mới đứng thẳng người lên. Ngó trước ngó sau một lúc thật an tâm chắc chắn rồi ông bác sĩ mới xốc lại cổ áo đi ra khỏi cái thùng gỗ và nhập ngay vào đám mấy mụ con buôn thuộc diện ưu tiên xuống trước đang chí chóe chen nhau khuân hàng xuống xí chỗ trên tàu. Bốn mươi phút sau, con tàu lại rống lên một hồi còi ò ò ò... rồi bật nồ máy rầm rầm từ từ xoay đầu nhổ nheo dời bến. Mười phút tiếp sau đó, khi con tàu đã xa bờ từ trong nhà xí cuối tàu, bác sĩ Cần chui ra và leo tót lên mặt boong. Ông tìm đến đúng cái chỗ hôm qua ông đã ngồi uống rượu với Mùi cá ngạnh. Rồi ông ngồi xuống, hai tay bấu vào một cuộn cáp bê bết dầu mỡ hắc ín, bác sĩ Cần mở to mắt trừng trừng nhìn lại phía sau. Trên bờ điện vẫn cúp và dãy phố biển vẫn tối om. Chắc giờ này Mùi eá ngạnh đã về tới nhà rồi. Trong tiếng ầ m ầm của máy nồ và tiếng sóng nước đang ào ạt đuổi theo đuôi tàu, bác sĩ Cần thở dài rồi khạc một bãi nước bọt to tướng đắng ngắt nồng nặc mùi rượu xuống đúng ngay cái đám bọt lân tinh trắng xóa đang nồ lép bép trên mặt sóng. "ông trí thức bác sĩ có biết cái gì đó không. Lửa cùa nước đấy. Hà hà hà... Lửa của nước đấy. Trong tiếng sóng gió gầm réo ào ào bỗng nhiên ông bác sĩ chợt nghe thấy có tiếng thuyền trưởng Mùi cá ngạnh vui vẻ thét lên như vậy.



Cho đến mãi sau này người ta cũng chẳng hiểu rõ vì sao ba ngày tết năm ấy lại bỗng dưng dở chứng mưa to gió lớn đến như vậy. Suốt cả tuần lễ giáp tết ngày nào cũng thế từ sáng tinh mơ tới chạng vạng trời đất lúc nào cũng âm âm u u mưa bay mờ mịt dịu dàng như khói như sương chẳng mấy lúc tạnh ráo. Tiết trời như vậy nên cỏ cây tha hồ đua nhau đâm chồi nẩy lộc mơn mởn. Đường sá đi lại bẩn thỉu nhớp nháp: Tiết xuân năm nay mới đích thực là tiết xuân.

Mưa bụi lây rây thế này, gió rét ngọt rét ngào thế này thì tha hồ mà gói bánh chưng mà xì sụp nấu nướng món nọ món kia chẳng sợ thiu thối. ấy vậy mà đêm 30 tết vừa gối sang giao thừa được vài phút trời bỗng đùng đùng chuyển gió rồi mưa bất chợt ập đến ào ào trút nước xuống như thác như lũ và cứ như thế mưa giây gió giật hết cả ngày mồng một kéo sang ngày mồng hai gần hết cả ngày mồng ba tết. Mưa gió to lắm dữ tợn lắm phũ phàng lắm mới kỳ lạ. Đúng cái phút giao thừa bác sĩ Cần cắm nén nhang lên cái bát hương trên bàn thờ mẹ tướng cướp Thạc gà gáy ông ngẩng lên rụng rời chân tay khi nhìn thấy từ đôi mắt buồn đến chết người của người thiếu phụ trẻ chết yểu rỏ ra những giọt đỏ ngầu như máu đúng cái lúc đó ngoài trời bỗng bật nhoáng lên làn chớp xanh lè rợn người và tiếng sấm gầm lên một tiếng như phát đại bác 155 ly nện thẳng vào ngôi nhà. Bác sĩ Cần rú lên hãi hùng quay mình lao vọt ra sân cắm đâu cắm cổ chạy thục mạng như bị ma đuổi. Cái cảnh bác sĩ Cần lúc này chẳng khác gì con chó già ghẻ lở cúp đuôi phóng chạy phát điên phát cuồng trong bóng đêm mà đằng sau là hàng tràng pháo tết đang đua nhau nổ đì đà đì đẹt tống tiễn hăm dọa, chế diễu. Ma đưa lối qủi dẫn đường dắt ông bác sĩ Cần tới đây thì cũng có lẽ ma qủy cũng bảo nhau xui nhau đồng loạt tống tiễn ông bác sĩ cút khỏi nơi đây Bác sĩ Cần cứ cắm đầu cắm cổ chạy như ma đuổi. Ông lội qua mương qua ngoi qua ruộng qua ao. Ông phóng qua những bờ cỏ lúp xúp sắc như dao. Ông nhẩy qua những cái hố đường kính tới 5 mét và có lúc còn lao cả ìng qua những bụi dâm bụt dày hàng thước tây. Bác sĩ Cần chỉ còn biết chạy chạy và chạy... Ông chạy mãi nhẩy mãi chạy mãi nhảy mãi chạy mãi cho đến lúc hai cẳng chân cứng lại có lẽ vì bị chuột rút rồi ông lăn đùng ra đất, sùi bọt mép và thiếp ngay vào một giấc ngủ mê mệt hoảng loạn.

Bác sĩ Cần không hề biết rằng cái nơi ông lăn đùng ra đấy là một bến tàu thủy bẩn thỉu ngay sát bờ một con sông nước mặn sóng gió cuồn cuộn. Ông ngủ lì bì, mộng mị loạn xạ hết ngày mồng một thông sang cả ngày mồng hai và sang đến ngày mồng ba. Ông chẳng còn biết nơi này là nơi nào. Chẳng hề nghe thấy tiếng sấm nổ ùng oàng cũng chẳng nghe thấy những tràng pháo ròn rã và cũng chẳng hay biết gì cơn mưa dữ dội đang trút nước xuống đầu xuống cố xuống mặt mũi chân tay ông rồi tạo thành những dòng nước đục ngầu chảy băng băng qua cái bến tàu đổ tháo xuống con sông đang cuộn sóng hung dữ.

Tới trưa ngày thứ 3 tức mồng ba tết thì có một người đàn ông mặc áo bạt mang ủng đội mũ cối đi tới đá khẽ vào mông ông bác sĩ.

Người đó kêu lên:

- Ô thì ra cái ông lão ăn mày ăn xin này chưa chết.

Bác sĩ Cần lồm cồm bò dậy, ngơ ngác. Người đàn ông cười hai hàm răng nhe ra trắng nhờn.

- Bố vẫn chưa nghẻo à. Nhầm!

Thấy ông bác sĩ run cầm cập. Người đàn ông khoát tay:

- Ta vào cái lều kia làm vài chén. Tôi mời bố.

Rồi người đàn ông đi trước, ông bác sĩ lập cập theo sau. Hai người chui vào một cái quán cóc đầy lá bánh và vỏ thuốc lá. Sau khi đã an tọa trên cái chõng ấm ướt mốc trắng người đàn ông móc trong áo bạt ra chai rượu trắng đặt xuống trước mặt bác sĩ Cần rồi bỏ cái mũ cối ra. Ria mép đen, mũi nở, miệng rộng có một đôi mắt rất tử tế, đàng hoàng. Mới nhìn qua cũng biết đây là một gã đàn ông bặm trợn dư thừa sức sóc. Anh ta cười rồi xòe bàn tay chỉ chai rượu.

- Bố làm một hớp trước đi. Mời bố. Cứ tự nhiên.

Bác sĩ Cần cầm cái chai lên tợp một hớp. Rượu cháy bỏng như cồn. Rượu vào đến đâu biết đến đấy, cổ nóng trước rồi thực quản, dạ dày nóng lên và sau đó là cả thân người như vừa được sưởi ấm. Người đàn ông cũng cầm chai rượu ngừa cổ làm một hớp ra hớp rồi lại cười.

- Sáng nay có việc đi qua đây tôi đã nhìn thấy bố nằm lù lù như đống giẻ rách tã tượi trong cơn mưa gió. Tôi ngỡ bố bét nhè ở đâu rồi tới đây ăn vạ. Mặc bố. Nhưng lúc quay về vẫn nhìn thấy bố thì tôi phát hoảng lên. Cứ ngỡ bố toi rồi.

Bác sĩ Cần ấp úng:

- Tôi ngủ quên.

Người đàn ông lắc đầu.

- Nếu trời không mưa gió thế này thì bố toi rồi. Bọn chó hoang ở cái bến này nó xé tan xác bố ra rồi.

Bác sĩ Cần rụt rè hỏi:

- ở đây lắm chó hoang lắm hả anh...

- Chắc chắn bố mới đến cái bến này lần đầu nên không biết người ta gọi cái bến này là bến chó.

- Tôi chưa tới đây bao giờ.

- Xem ra bố cũng là người ở đâu đó. Giọng của bố nghe không phải là người vùng biển rồi.

Thấy bác sĩ Cần ngồi im lúng túng. Người đàn ông ôn tồn:

- Bố ở bang nào. Bang trệt, bang cùi hay là bang rổ rá cạp lại.

Bác sĩ Cần thần mặt xót thầm trong lòng:

- Thì ra ta bây giờ là lão ăn mày ăn xin đích thực rồi.

Ông gật đầu ậm ừ. Người đàn ông dúi chai rượu vào tay ông hất đầu.

- Làm choác nữa đi.

Và anh ta tự giới thiệu:

- Bố chưa biết tôi là ai. Tôi là Mùi thuyền trưởng - Tôi tuổi Mùi - Mùi là con dê - Nhưng tôi lại là con cá ngạnh Mùi cá ngạnh. Tôi mời bố về nhà tôi ăn tết. Dù hôm nay cũng đã mồng ba rồi.

Mùi tợp một hớp rượu nữa rồi nghiêm giọng.

- Tôi mời bố chứ không phải rượu mời bố đâu. Vê ăn cái Tết với tôi cho vui.

Và anh ta trỏ con tàu khách nhỏ đang đậu dập dềnh ở nguy cạnh cây cầu gỗ xuống bến.

- Sáng nay tôi vừa ở Quảng Phú về đây. Trong ba trời mưa - chớ đi mồng bảy chớ về mồng ba. Tàu chỉ có bảy người khách. Nửa tiếng nữa tàu lại chạy từ cái bến chó này về Quảng Phú. Cho đến lúc này chỉ có ba người khách. Thêm bố là thứ tư. Chuyến này bố sẽ là khách qúy của Mùi thuyền trưởng. Không mất vé đâu.

Mùi cá ngạnh gật gù:

- Cái tuổi bố mà rơi vào cảnh đi ăn mày thì thật... ôi giời cơ hàn, cơ hàn. Tối nay tôi sẽ chiêu đãi bố bữa ngán. Bố đã ăn con ngán bao giờ chưa.

- Chưa.

- Vậy thì bố sẽ được xơi. Uống rượu với ngán thì chết mẹ nó con đời rồi. Chết luôn.

Mùi cá ngạnh bỗng bật cười phá lên. Đôi mắt anh ta mới lương thiện tử tế làm sao. Anh ta khoát tay rất dứt khoát:

- Nom bố sầu não ưu tư quá. Uống. Nhắm mắt là hết. Cười được thì cứ cười to. Cười to. Ngày mai trời lại sáng.

Mùi cá ngạnh tu rượu ừng ực. Đúng lúc đó con tàu dưới bến bỗng rúc lên hồi còi ò ò ò... nghe như con bò mẹ đang âu yếm gọi con bê trở về chuồng.

Ngoài trời lúc này mưa đã ngớt. Bác sĩ Cần theo Mùi cá ngạnh bước xuống con tàu nhỏ. Gió trên tàu giật đùng đùng như đập trống. Nhìn hút ra xa chỉ thấy ngàn ngàn con sóng bạc đầu đang chồm chồm bọt trắng xóa hung dữ. Thật đúng là cơn giận dữ của sông nước đã nổi. Tàu chỉ có 3 vị khách nhưng chất đúng một núi bao tải căng cứng. Trong bao tải có cái gì thì chỉ trời biết được. Ba người khách ba gã trai quần bò áo Natô tóc dài trùm gáy ngồi ngất ngưởng quanh một két bia vạn lực và nửa con dê quay chín vàng. Bọn họ đều trẻ chỉ trên dưới 30 tuổi, nhưng nom rõ vẻ phong trần từng trải của dân buôn lậu thứ thiệt. Một trong 3 gã đứng lên cúi chào Mùi cá ngạnh giọng sặc mùi bia.

- Mời đại ca tới ngồi uống với bọn em. Đang trông đại ca đỏ con mắt đây.

Mùi cá ngạnh lắc đầu trỏ bác sĩ Cần:

- Các chú cứ vui. Hôm nay tôi có khách.

Ba gã buôn nì nèo. Một tên cố dúi vào tay Mùi cá ngạnh bao ba số. Nhưng Mùi vẫn thẳng thừng lôi tay bác sĩ Cần đi vòng ra đuôi tàu rồi chui vào một cái buồng nhỏ bằng sắt nồng nặc mùi dầu máy. Cả hai đỡ nhau leo lên một cái giúờng cũng bằng sắt có bốn chân cao lêu đêu được bắt vít chặt xuống sàn tàu.

Mùi lôi ra một chai rượu trong vắt, hề hả:

- Uống bia chỉ tố tức đái hại thận. Đã uống thì phải uống rượu. Bố xem phim chưởng bộ có thấy bọn vô lâm vẫn gọi như thế nào không. Nào rượu. Thêm rượu. Tôi muốn uống rượu.

Cả hai cụng ly. Đồ nhắm là một đĩa đỉa biển phơi khô vừa thơm vừa khắm. Nửa chai rượu hết khá mau. Con tàu đã rời bến từ lúc nào cũng chẳng biết. Máy nổ làm tất cả các đồ vật kể cả cái giường sắt đều rung nhè nhẹ. Nhìn ra ngoài lỗ cửa sổ cũng bằng sắt hình tròn chỉ thấy nước trôi veo véo nhanh đến chóng mặt.

Mùi cá ngạnh đặt một tay lên vai ông bác sĩ. Cánh tay của anh ta rất có chưởng lực khiến ông thấy một bên vai đang bị ấn xuống rất mạnh. Mùi nói:

- Thoáng trông thì tưởng bố là láo ăn mày. Nhưng nhìn kỹ thì thấy bố giống một trí thức. Này tôi hỏi thật. Bố là ai vậy.

Bác sĩ Cần chống hai tay xuống chiếu, xưng danh. Mặt ông đỏ ửng vì rượu và cũng vì xấu hồ.

- Trương Vĩnh Cần, bác sĩ trông coi nhà xác. Đã bị đuổi khỏi biên chế. Nay là người tự do.

Mùi cá ngạnh cười hơ hớ:

- Tôi đoán có sai đâu. Trí thức. Trí thức các bố dù rúc ở chỗ nào cũng nhận ra ngay. Tôi rất kính trọng " giai cấp" trí thức. Nào uống. Mời bố.

Hai người lại nâng chén. Mùi cá ngạnh thân mật hỏi:

- Bố đừng giấu nhá. Có phải bố vừa trốn khỏi bệnh viện nhốt những người mắc bệnh tâm thần phân lập ra có đúng không. Nhận đi cho khỏe?

Bác sĩ Cần lắc đầu:

- Không phải. Tôi vừa ở tù ra. Tôi vừa đến nhà một anh bạn tù để đốt hộ anh ta nén nhang cắm lên bàn thờ mẹ anh ấy.

Rồi bác sĩ Cần thong thả rành rọt kể lại đầu đuôi mọi chuyện đã xẩy ra với ông trong mấy ngày. qua. Mùi cá ngạnh im lặng ngồi nghe rồi hạ đốp một câu.

- Nói phét. Ông trí thức nói phét. Nhưng mà tôi vẫn tin. Trên đời này có chuyện gì mà không có thể không xảy ra.

Một anh thợ máy lấp ló ngoài ô cửa sổ tròn định nói cái gì. Mùi cá ngạnh phất tay đuổi luôn. Rồi anh ta ngóc cổ ngồi chồm hỗm như cọp ngồi ỉa, hai mắt trừng trừng nhìn ông bác sĩ.

- Hạng người như thằng Thạc gà gáy là hạng người vứt đi. Chết nhục như con chó. Bố thương cảm cho nó là bố hỏng con y xê của bố rồi. Thế bố tưởng đời tôi may mắn lắm đấy à? Còn cơ hàn điêu đứng gấp vạn lần thằng Thạc gà gáy. Năm 76, tôi coi một trại tù toàn sĩ quan hạ sĩ quan ngụy từ cấp thượng sĩ đến trung tá nhốt ở ngoài đảo. Ngày quốc khánh bọn tù nhân dồng loạt nổi dậy cướp súng phá trại định cướp cả ca nô để vượt biển. Tất nhiên là cuối cùng chúng nó chỉ công cốc. Nhưng sau vụ đó tôi bị kỷ luật nặng. Giáng cấp từ trung úy xuống chuẩn úy và cho xuất ngũ về quê. Bố thấy đời tôi có cơ hàn không, khốn nạn không. Cái buổi sáng hôm đầu tiên về đến thị xã Quảng Phú, từ trên tàu bước xuống - cũng con tàu này đây, cõng cái ba lô con cóc lên vai tôi cứ đứng như ngỗng ỉa ở đầu cầu. Nhìn thiên hạ hò hét chạy đi chạy lại tíu tít như đàn mối vỡ tổ, tôi nghĩ thầm: Bỏ mẹ rồi. Hai bàn tay trắng. Không nghề không nghiệp mà lại rơi tũm vào cái đám đông láo nháo dữ dằn như tổ kiến lửa đóị khát kia thì đời mình toi là cái chắc. Toi đặc. Ra bã. Từ bến tàu tôi lê bước trở về ngôi nhà của tôi ngôi nhà ư. Bố láo - Làm sao mà có thể gọi là ngôi nhà được. Một túp lều tường toóc xi xiêu vẹo đội nón mái tôn khoác áo vỏ thùng phuy rách tã nom giống hệt lão bù nhìn đang qùi lạy trên băi biển toàn cứt. Chui vào nhà hạ ba lô xuống ngước nhìn lên đếm được một lẻ tám cái lỗ thung chói chang ánh mặt trời. Cúi mặt nhìn xuống đếm được một lẻ tám cái tổ bọ hung đùn lên thành đống. Mẹ tôi đang lọ mọ múc nước ở sân sau. Thấy có bóng người bà ngẩng lên hai mắt hấp ha hấp háy như mắt người lòa. Tôi cúi đầu chào thì bà khoát tay lạnh lùng bảo: " Tao đã nhận được giây thép của mày đánh về rồi Mùi ạ. Thì ra cuối cùng mày vẫn còn nghĩ đến con mụ già này. Con ơi là con. Khốn nạn. Cái nhà này may ra cũng còn chút ấm phúc rớt lại". Mẹ tôi là như vậy đấy cả đời tôi chưa bao giờ thấy bà khóc mà chỉ thấy bà vác dao chém người chỉ thấy bà cõng trên lưng những bao tái cá nặng hàng tạ chạy huỳnh huych như trâu lồng trên bãi chợ biển buổi chiều. Ngay từ hôm đầu trở về nhà tôi đã hiểu rất rõ cảnh ngộ của đời tôi. Ông bác sĩ thử nghĩ xem. Cái cảnh ngộ của đời tôi có chó đẻ không. Cái thằng tướng cướp Thạc gà gáy mà ông than khóc rỏ những giọt nước mắt kia là cái thá gì. Nó còn sướng gấp vạn lần tôi. Có đúng không nào? Nói đi.

Mùi cá ngạnh bốc một nắm đỉa biển bỏ vào mồm nhai rào rạo. Con tàu đã ra tới cửa sông.
*

Gió quạt ào ào quanh thân tàu như muốn nhai vụn tất cả. Bác sĩ Cần đã la đà. Đã bao nhiêu ngày đi như bị ma đuổi lại chẳng được ăn uống gì sức khỏe của ông đã giảm sút rõ rệt. Vì vậy uống mới vài ba chén là ông đã thấy sắp bị nốc-ao rồi. Hình như có một giun đũa to tướng đang ve vẩy ngoáy ngoáy cái đuôi nhờn nhờn ở cổ họng ông. Mùi cá ngạnh xốc ông bác sĩ lên. Cả hai lảo đảo leo ngược cái cầu thang sắt trơn như mỡ lên trên mặt boong tàu. Gió biển phả một thứ mùi vừa mặn vừa tanh nồng vào mắt vào mũi vào mồm vào họng bác sĩ Cần khiến ông hộc lên như bị trâu húc vào ngực chút nữa thì ông đã nôn thốc ra boong. Mùi cá ngạnh túm gáy dựng ông bác sĩ đứng thẳng người dậy như pho tượng. Hai bàn tay anh thuyền trưởng cứng hơn thép. Và câu chuyện về một cảnh đời chó đẻ như cơn gió dữ lại ào ào phả vào mặt bác sĩ Cần:

- Đúng một lẻ tám ngày đêm liền tôi cởi trần ngồi lỳ trên cái cối đá thủng ở đầu nhà nhìn ra ngoài biển. Một lẻ tám ngày đêm không ăn không ngủ và cũng chang thèm ỉa đái Hay nói đúng hơn là ngày thứ hai tôi chỉ chạy đi ỉa có một lần để tống ra một bãi cứt nhão nhoét to bằng bãi cứt trâu - một bãi cứt thối hoắc khắm lặm đến nỗi chó cũng phải nôn mửa không thèm ăn. Bãi cứt cuối cùng của đời thằng lính. Một lẻ tám ngày đêm tôi ngồi im lìm bất động giống hệt như cái cối đá thủng nhìn ra biển. Trước mặt tôi là bãi biển đầy cứt người và xa hơn là đại dương xanh ngắt mênh mông dào dạt tới tận chân trời.

Một lẻ tám ngày đêm đầu óc tôi rừng rực những ý nghĩ. Các nghề kiếm ăn lần lượt xếp hàng duyệt binh qua óc tôi. Đạp xích lô đội than buôn đồng đào vàng bán phở bán nước...

Những công việc đó thật dễ dàng so với sức vóc của tôi nhưng không thèm chơi vì đó chỉ là những việc tầm thường kiếm tiền qua ngày. Hay là đi buôn thuốc phiện buôn thuốc lá ngoại quá cảnh mua hai cái sọt đi buôn cứt người thậm chí đi trấn lột đi ăn cướp làm chủ nhà chứa... Đó là những việc kiếm nhiều tiền nhưng hèn hạ mà tôi thì không thể làm những việc hèn hạ bởi vì dù thế nào tôi cũng đã từng là một trung úy quản đốc một trại giam... Trong một lẻ tám ngày đêm đó hàng trăm hàng ngàn cái nghề tất nhiên là những cái nghề lao động chân tay cần sức vóc của bắp thịt cứ lần lượt diễu binh qua đầu óc tôi ấy vậy mà tôi vẫn chẳng lựa chọn được cái nghề nào. Bỗng chốc tôi giật mình cảm thấy nỗi cay cú nhục nhã của một thằng lính vừa xuất ngũ tuổi đã ngoài "băm" mới chỉ học lớp chín chẳng có lấy một cái bằng cấp nào trong tay bỗng dưng bị ném về quê bắt đầu tính kế sinh nhai cho suốt cả phần đời còn lại của mình. Mà chắc chắn là cái phần đời còn lại đó cũng chẳng ngắn ngủi gì. Ngồi chồm chỗm trên cái cối đá thủng cái đau cứ thấm vào tim vào óc tôi từng giờ từng phút từng ngày. Tôi đi bộ đội từ năm mươi tám tuổi. Và cứ thế kéo dài mười hai năm liền.

Tôi là một thằng lính chiến lọc lõi già dặn nhưng là một gã khờ khạo ngô nghê khi trở lại đóng vai một gã thường dân. Tôi đau lắm ông bác sĩ ạ. Đau như chó bị thiến. Thú thực với ông trí thức tôi đã khóc đấy. Tôi đă khóc trong một buổi chiều chạng vạng mưa bụi dăng dăng bay là là trên mặt biển đang chăng dệt màn tơ lụa mỏng cố may tấm áo khoác cho mặt nước. Chẳng nhẽ cuộc đời sắp tới của tôi nó cũng buồn và vớ vẩn như màn sương bụi vô nghĩa kia ư.

Gió vẫn ào ào quạt qua boong tàu. Những búi dây xích va đập loảng xoảng. Trời đã tối sập xuống. Biển và trời lẫn lộn đen kịt. Sóng réo lên sôi sục ở xung quanh mạn tàu. Con tàu ngả nghiêng lao đi phăm phăm như đang bị truy đuổi ráo riết. Mùi cá ngạnh bỗng đứng thẳng lên vung tay ném cái vỏ chai rỗng không về phía đuôi tàu và quát vào tai bác sĩ Cần: ông trí thức có nhìn thấy cái gì kia không.

"Cái gì?" Bác sĩ Cần cũng quát hỏi lại

" Đi với tôi" Mùi cá ngạnh lôi ông bác sĩ đi về phía đuôi con tàu. Một đàn đom đom nhung nhúc sáng loe lóe đang bay rối rít là là bám trên mặt nước sôi sục cuồn cuộn. "Cái gì vậy". Bác sĩ Cần trố mắt nhìn. Đàn đom đóm hay là một màn sao trời rớt xuống hay là hàng trăm vạn chỉ chít những mảnh gương vỡ "Không phải. Lân tinh đấy". Mùi cá ngạnh cười khà khà. "Lửa của nước đấy ông trí thức ạ Chắc là lần đầu tiên ông nhìn thấy có phải không. Sướng mắt chưa? ".

Và Mùi cá ngạnh lại thao thao kể tiếp.

Một lẻ tám ngày đêm tôi ngồi trên cái cối đá thủng nhìn ra biển. Sau lưng tôi là ngôi nhà tã nát xiêu vẹo với một bà mẹ già dở gàn dở điên. Một lẻ tám lần tôi nhìn thấy chiều tà chạng vạng buông xuống buồn đến ứa nước mắt. Một lẻ tám lần tôi ngồi tan biến vào bóng đêm tối đen ầm ầm tiếng sóng bể tiếng gió bể gầm đe dọa tuyệt vọng và cô độc sợ đến thắt cả ruột gan. Và cũng một lẻ tám lần hai mắt tôi mở to nhìn rõ ánh bình minh từ từ ló lên rạng rỡ, chói lọi ngời ngời trên biển quét sạch tất cả. Cứ như vậy ngày nối ngày đêm nối đêm lần lượt trôi qua, lạnh lùng kiên nhẫn sòng phẳng cho tới ngày cuối cùng là ngày thứ một lẻ tám thì tôi bỗng hiểu ra. Chà. Cái cuộc đời rối mù bát nháo hỗn độn này hóa ra dễ hiểu vô cùng. Nó giống hệt cái bãi biển kia và đại dương mênh mông xa tít dào dạt kia. Trước mũi là cứt đái bẩn thỉu khắm lặm nhưng xa hơn chỉ một chút xa hơn bao giờ cũng là biển xanh mênh mông trong sạch lúc nào cũng dào dạt dào dạt vỗ sóng tới tận chân trời. Có đúng như vậy không hở ông trí thức bác sĩ.

- Đúng rồi.

Bác sĩ Cần nhẩy thách lên gào to như một đứa trẻ được qua. Chỉ một chút nữa là ông văng xuống biển.

- Một lẻ tám buổi bình minh rạng sáng tôi đều nhìn thấy có một con tàu hăm hở lướt trên sóng cả ngoài khơi xa. Đứng trên bờ nhìn con tàu như con cá trắng đang bơi đi tìm mồi.

Toàn thân nó tắm trong ánh bình minh nên lúc nào cũng như tự phát ra ánh sáng vậy. Đẹp đến nhức cả rốn ông bác sĩ ạ. Được rồi, sáng mai tôi sẽ dựng ông dậy lôi ra bãi biển để ông được nhìn con tàu đang bơi trên biển cả và ông sẽ thấy hết vẻ tự do kiêu hùng của nó như thế nào.

- Vì thế mà anh quyết định trở thành thuyền trưởng.

- Đúng là tôi đã chọn cái công việc này. Nhưng để đạt được nó tôi đã phải cúi mặt xuống đi học 5 năm ở trường hàng hải đấy bố ạ.

Bác sĩ Cần đứng lên. Ông đã dã rượu. Vì lý do gì mà ông dã rượu thì có trời biết. Đây là lần đầu tiên sau hơn 20 năm tủi nhục đớn hèn ông phát lộ một cử chỉ cực kỳ trang trọng nghiêm túc. Ôm lấy Mùi cá ngạnh, hôn lên trán anh rồi ông bật khóc rưng rức. Nước mắt nước mũi nước dãi ông chảy lép nhép lên khắp mặt Mùi cá ngạnh. Ông thầm thì:

- Con trai của tôi... Các con ơi. Thạc gà gáy ơi Mùi cá ngạnh ơi...

Mùi cá ngạnh không đẩy bác sĩ Cần ra. Ông trí thức bác sĩ này "xưa" quá rồi". Mùi cá ngạnh nghĩ như vậy. Anh cười khà khà rồi xốc nách bác sĩ Cần lên dìu ông trở lại cái ca-bin thuyền trưởng ấm cúng ở tầng dưới gần đuôi tàu.

*

Đêm hôm đó khoảng 10 giờ thì Mùi cá ngạnh đưa bác sĩ Cần về ngôi nhà của anh. Từ bến tàu lên hai người đi qua một dãy phố biến nhộn nhạo sáng choang ứ phè hàng hóa tạp nham rồi rẽ vào một cái ngõ nhỏ lầy cát. Gia đình anh thuyền trưởng ở một căn phòng vuông vắn rộng khoảng 20 mét vuông có hai cửa sổ song sắt rất kiên cố. "Vợ chồng tôi mới dọn về đây được hai năm để tiện làm ăn Mùi cá ngạnh khoe như vậy. Đồ đạc trong nhà rất sơ sài chỉ có 2 cái giường gỗ, một bộ xa-lông cũ rích bằng gỗ. Một cái tủ ly cũng bằng gỗ. Trên nóc tủ có cắm cành đào và bày mâm cỗ tết đủ cả mấy hộp mứt dăm cái bánh chưng xanh. Bên cạnh còn đặt một cái ti vi màu của Nhật đen bóng mới tinh cực kỳ hiện đại. Sự hiện diện của cái ti vi sang trọng này trong căn phòng tồi tàn giữa đống đồ đạc cũ rích và mâm cỗ sơ sài chỉ làm nó trở nên kệch cỡm và đầy vẻ khả nghi. Kẻ xông ra đầu tiên chào đón Mùi cá ngạnh và bác sĩ Cần là một chú lợn khổng lồ mõm dài tai lớn lông trắng toát rất sạch sẽ. Tiếp đến một lũ trẻ con lít nhít bốn năm đứa đủ cả gái trai đứa nào cũng mập mạp mũm mĩm xúng xính áo mới, quần mới hai má đỏ hây hây. Và cuối cùng là một người đàn bà gày ốm, da trắng xanh có đôi mắt sáng long lanh nom lương thiện và tử tế hệt như đôi mắt của Mùi cá ngạnh. Thấy khách lạ con lợn khổng lồ chùi mõm xuống kêu ụt ịt ụt ịt. Lũ trẻ con thì chùn cả lại tròn xoe mắt. Còn người đàn bà thì đỏ mặt lúng túng xấu hố. Bác sĩ Cần lột ngay cái mũ lông ếch ki mô xứ tuyết xuống cúi đầu chào khiến chị càng lúng túng ngượng nghịu hơn. Mùi cá ngạnh quăng ngay cái mũ cối xuống giường cười hà hà, nói rất to:.

- Đây là vợ tôi. Đây là lũ con gà vịt của cái nhà này và đây là chú lợn I-oóc-sai người bạn lớn của gia đình tôi. Còn đây, tôi xin giới thiệu với cả nhà. Đây là ông bác sĩ tôi mời về ăn cái Tết vét với gia đình ta. Lũ trẻ con ồ cả lên. Con lợn khổng lồ ngoáy tít cái đuôi lũn cũn còn chị chủ nhà thì càng thêm đỏ mặt càng thêm lúng túng. Mùi cá ngạnh mời bác sĩ Cần ngồi xuống ghế. Anh thuyền trưởng bế lần lượt từng đứa trẻ lên và cũng lần lượt rỉ vào tai từng đứa một điều gì đó bí mật mà chỉ mình anh và lũ trẻ biết. Người đàn bà bưng tới bộ ấm chén sạch sẽ và rất kính trọng đặt xuống trươc mặt bác sĩ Cần. Mùi cá ngạnh cười thoải mái âu yếm cầm lấy tay vợ ngay trước mặt ông bác sĩ. Anh thuyền trưởng dịu dàng hỏi:

- Bây giờ em có thể mua cho anh vài con ngán được không.

Chị vợ se sẽ đáp lại:

- Giờ này tbì cũng khó đấy. Chợ tan lâu rồi.

- Thế à. Em thử cố tìm hộ anh.

Giọng chị vợ vẫn se sẽ:

- Để em chạy lại chỗ mấy bà buôn cá.

Nói xong chị quay ngoắt ra cửa rồi đi nhanh như luồng gió.

Bác sĩ Cần cởi xong cái áo thì đã thấy lũ trẻ con và chú lợn cũng lỉnh đi đâu hết cả. Căn phòng nhỏ trống trơn yên lặng. Mùi cá ngạnh rót nước ra mời bác sĩ Cần rồi vui vẻ:

- Mời bác sĩ uống tạm cốc chè nóng rồi ra sau nhà đi đái và rửa mặt.

Nhưng bác sĩ Cần không đi đái và cũng chẳng cần rửa mặt. Bê cốc nước nóng lên ông xuýt xoa chiêu từng ngụm nhỏ. Mắt ông lim dim. Lòng ông ấm áp và thanh thản quá. Mùi cá ngạnh đốt một nén nhang cắm lên bàn thờ rồi ngoái lại nói với bác sĩ Cần.

- Ông bác sĩ có mệt thì lăn ra giường cho giãn gân cốt. Vợ tôi giỏi lắm, nhanh lắm. Chỉ loáng nữa thôi là ta sẽ uống rượu với ngán.

Nở một nụ cười như thách thức. Anh thuyền trưởng hỏi:

- Đêm nay ta đấu rượu chứ ông bác sĩ?

Bác sĩ Cần gật đầu nhận lời. Ông tựa lưng vào ghế. Xương ông kêu răng rắc. Mùi cá ngạnh cười to ấn vào vai bác sĩ Cần giục ông lên giường. Bác sĩ Cần lắc đầu: "Tôi vừa ngủ thông hai ngày hai đêm rồi no mắt rồi". Vừa lúc đó chị vợ Mùi cá ngạnh cắp cái rổ chạy vào. Mặt chị tươi rói. Chị nói như khoe: Có ngán cho các ông uống rượu đây. Rồi chị biến ngay xuống cái bếp bé tí xíu ở ngay cạnh nhà. Anh thuyền trưởng khoái lắm co một chân lên nhẩy lò cò hét lên như đứa trẻ: "Vợ muôn năm. Vợ tôi muôn năm". Rồi anh xăng xái quét nhà trải chiếc chiếu hoa ra giữa nhà. "Uống rượu thì phải ngồi bệt mới thú". Mùi cá ngạnh nói như vậy. Và anh lại nở một nụ cười thách thức với bác sĩ Cần.

- Đêm nay ta quyết đấu ông bác sĩ nhé.

Uống rượu với ngán vào đêm mồng ba tết. Sướng rồi. Và không hiểu có phải vì thích thú quá hay không. Mùi cá ngạnh lắc lư cái đầu, tắc lưỡi tóp một cái rõ kêu và thốt lên.

- Phải uống. Uống thỏa thuê. Uống bằng thích. Đã uống là phải uống tới khi cho chó ăn chè. Đời là cái gì. Nhắm mắt là hết. Cười được là cứ cười to. Cười to! ngày mai trời lại sáng.

Trận quyết đấu giữa anh thuyền trưởng và ông bác sĩ bắt đầu từ 11 giờ 37 phút đêm ngày mồng ba tức là chỉ còn 23 phút nữa là bước sang ngày mồng 4 tết. Một mâm cơm rượu đủ hương vị ngày tết bày ngay ngắn trên chiếc chiếu. Có thịt gà chặt canh măng món thịt đông bát dưa góp và đĩa bánh chưng. Và đặc biệt còn có thêm một cái bát ô tô đựng 8 con ngán to tướng tất nhiên là đã được luộc chín. Lúc này lũ trẻ con gà vịt đã chui hết vào trong cái màn vải xô nhuộm xanh buông lùng bùng trên giường - chú lợn I-oóc-sai cũng đã ngáy khụt khịt ngon lành ở góc nhà. Chị vợ Mùi cá ngạnh bê một vò rượu to có nút lá chuối khô đặt xuống cạnh mâm lễ phép mời ông bác sĩ uống rượu rồi lặng lẽ chui nốt vào cái màn lùng bùng cùng với lũ trẻ. Xem ra thì chị cũng đã quá quen với những trận quyết đấu sống mái như thế này của ông chồng thuyền trưởng rồi Đây là lần đầu trong đời bác sĩ Cần ăn thịt con ngán vì vậy ông hơi giật mình khi thấy Mùi cá ngạnh thả vào bát của ông con vật có hình thù lạ mắt hay nói đúng hơn là nó chẳng có hình thù gì cả. Nó nhơn nhớt, đo đỏ nhầy nhầy như miếng thịt nhão. ở giữa cái miếng thịt đó lại thẩy ngồng lên một cái vòi trắng trông đến lạnh cả gáy. Mùi cá ngạnh đổ vào bát của ông bác sĩ một cốc rượu rồi nâng bát của mình lên và trịnh trọng:

- Mời bác sĩ. Bắt đầu.

Bác sĩ Cần cũng nâng cái bát của ông lên. Hai cái bát chạm vào nhau khá mạnh. Thấy Mùi cá ngạnh bỏ con ngán to tướng vào mồm, bác sĩ Cần cũng bỏ con ngán vào mồm. Thấy quai hàm Mùi cá ngạnh xiết mạnh. Ông cũng xiết mạnh quai hàm và ngay lập tức trong mồm ông nơi chân răng bỗng thấy ứa ra một thứ nước lờ lợ tanh tanh và lại hơi mằn mặn chua chua làm bác sĩ rùng mình mặt biến sắc. Mùi cá ngạnh hất đầu vào bát rượu ra hiệu uống ngay. Chính hớp rượu kịp thời ấy đã đấy luôn con ngán vừa bị cắn vỡ tuột vào cổ họng cứu giúp cho bác sĩ Cần thoát khỏi một cú nôn ọe là cái chắc. Bác sĩ Cần cúi mặt xuống uống tiếp một hớp rượu nữa. Lúc này ông mới nhận ra rượu trong bát đỏ hồng như pha máu. Ngay từ phút ấy bác sĩ Cần bỗng hiểu ngay được là trận quyết đấu này với ông quả là sẽ rất kinh tởm và ác liệt.
Mùi cá ngạnh cười rất to, vỗ vai bác sĩ Cần:

- Trước lạ sau quen. Ngán là thế. Bác sĩ đừng sợ. Miếng đầu con đầu thì ngại. Miếng thứ hai con thứ hai thì... ngon. Tới con thứ ba thì ối giời đất ơi. Tuyệt vời. Nhưng chỉ tới con thứ ba thôi. Hết con thứ 4 thì bắt đầu ngán. Chẳng mấy ai ăn tới con thứ 5. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi nó là con ngán chẳng chịu! Nhưng ta mới hết con thứ nhất. Nào... và anh thuyền trướng nháy mắt cười to.

- Mời bác sĩ, tiếp tục.

Lại một miếng thịt to tướng iầy nhầy nhơn nhớt hồng hồng ở giữa có cái vòi trắng ngổng lên, được bỏ vào bát của bác sĩ Cần. Đúng như anh thuyền trưởng đã nói. Đêm hôm đó, sau khi chén hết con ngán thứ 4, uống hết 4 bát rượu thì bác sĩ Cần ngán thực sự khi nhìn thấy trong cái bát ô tô còn xót lại hai cái con vật kinh dị còn chưa tách vỏ. Bác sĩ Cần đã bắt đầu thấy la đà. Phải công nhận là rượu hòa với thứ nước đỏ hồng hồng trong ruột gan con ngán tiết ra uống rất sướng. Bác sĩ Cần đã say la đà. Mùi cá ngạnh cũng đã say la đà. Đôi mắt tử tế lương thiện của anh đỏ quạch như mắt cá chày. Uống đến bát thứ 6 thì cả hai đấu sĩ đều nhổm cả lên, chống tay chồm chỗm như hai con cọp đang ngồi rình miếng vồ nhau. Lúc này đã hơn 2 giờ sáng. Căn phòng im phăng phắc. Thinh thoảng mới nghe thấy tiếng trẻ mê ớu ớ cựa quậy ở trên giường. Chú lợn I-oóc-sai đã vào sâu giấc ngủ nên không khụt khịt nữa mà thở phì phì như người. Mùi cá ngạnh nghiêng vò rót đầy bát rượu thứ 8 rồi chỉ tay vào cái màn đang buông lùng bùng bà:

- Ban nãy lúc mới bước vào đây nhìn thấy hai con mắt ông thô lố ra là tôi hiểu ngay cái điều làm ông nghi ngờ. Cả cái bày chim chích chòe sàn sàn đang ngáy kho kho trong cái mùng kia đếch có đứa nào do vợ chồng tôi đẻ ra đâu. Chúng nó là con thiên hạ đấy. Bày trẻ SOS đấy. Vợ tôi nhặt chúng nó về nuôi cho vui cửa vui nhà. Lũ trẻ con ăn tốn lắm ông bác sĩ ạ. Tới bữa cơm, chúng nó cứ ăn rào rào như tầm ăn rỗi. Ngồi nghe chúng nó ăn cũng sướng. Sướng. Cười to. Cười rõ to...

Bác sĩ Cần trợn mắt ề à hỏi lại:

- Tại sao vợ chồng lại không đẻ. Tịt mất rồi à Tại anh tại ả tại cả đôi bên.

Mùi cá ngạnh cười khà.

- Đố ông bác sĩ đấy.

- Đố à. Dễ quá. Đoán nhé. Tại cái cô ả ốm o xanh dớt kia. Trúng phóc chưa.

- Nhầm. Bác sĩ như ông - Vứt, vứt, vứt cho chó nó nhắm. Tại tôi đây này.

Mùi cá ngạnh phanh áo đập bồm bộp vào ngực.

- Tại tôi đấy ông bác sĩ ạ. Ông là bác sĩ ông thử căng mắt ra nhìn xuyên vào ruột gan tim phồi gân máu của tôi xem lục phủ ngũ tạng của tôi đang nhiễm cái gì không. Nhìn thử xem. Nhìn đi.

Bác sĩ Cần lắc đầu. Mùi cá ngạnh lại vỗ bồm bộp vào ngực. Anh bỗng đôi giọng hung dữ.

- Ông rõ là thứ bác sĩ quắng cho chó nó nhằn. Không nhìn thấy gì à. Chất độc. Chất độc màu da cam đấy. Cái thứ bột màu hồng hồng mùi vừa tanh lại vừa hắc vẫn được tưới như mưa từ trên trời xuống. Cấi thứ bột khốn nạn đểu giả ấy nó đã thấm vào lỗ chân lông của tôi, nó chui qua lỗ mồm qua lỗ mữi qua lỗ tai lỗ mắt tôi lúc nào tôi cũng chẳng hay, cái thứ bột mất dạy xỏ lá ấy nó đã ngấm vào gân vào xương vào tim vào phế vào máu tôi lúc nào tôi cũng chẳng rõ. Chỉ đến khi nó đột ngột hiện nguyên hình là một cái quái thai một tai hai mũi ba chân bốn tay tong teo co quắp nhớp nháp tởm lợm khung khiếp chui từ trong người vợ tôi ra ngoài trợn ngược hai con mắt trắng dã lồi hẳn lên như hai cái đít chén nhìn tôi thì tôi mới ngã ngửa người ra thế là đời tôi toi rồi. Toi đặc rồi ông bác sĩ ạ. Mùi cá ngạnh ngửa cổ dốc bát rượu thứ 10 vào mồm uống ừng ực một hơi. Rượu tràn qua mép xuống cổ xuống ngực. Đôi mắt cá chày của anh thuyền trưóng long lên hung dữ và đau đớn. Bác sĩ Cần ngọ nguậy vặn lưng vặn cổ. Lập tức Mùi cá ngạnh chĩa thẳng cái bát vào mặt ông bác sĩ. Anh cười nhạt, dữ dằn:

Ngồi im, ngồi im mà nghe tôi kể tiếp cái cuộc đời chó đẻ của tôi. Ngồi im. Tôi nói thật với ông bác sĩ nhé. Đời tôi khổ nhục cơ hàn gấp vạn lần cái thằng tướng cướp Thạc gà gáy con đẻ con nuôi hay là thứ con rơi con vãi con chết tiệt của ông. Tôi biết ông chính là bố đẻ của thằng tướng cướp Thạc gà gáy vừa bị xứ tử. Tôi biết. Ban nãy trên boong ông "sưa" ông đã ôm lấy tôi và rống lên. "Các con ơi... con trai ơi. Thạc gà gáy ơi". Có đúng không nào. Tôi biết ông chính là bố đẻ của cái thằng tướng cướp mất dạy vô ơn cướp công cha mẹ đã sinh nó ra làm người ấy. Tôi rất thông cảm với ông thương ông tôi muốn gánh đỡ cho ông một phần nỗi buồn đang đè nặng trong tim gan ông. Nào nốc nốt bát thứ mười đi bố trí thức bác sĩ. Nốc đi. Đừng ỉu. Đời là cái chó gì Nhắm mắt là hết. Cười được thì cứ cười to. Cười to. Ngày mai trời lại sáng. Bát rượu thứ 10 chảy ồng ộc vào cổ bác sĩ Cân. Đến lúc này thì rượu chẳng hơn gì nước lã. Ngửa mặt lên trần nhìn từng từng cái móc sắt to tướng treo quạt Mùi cá ngạnh khàn khàn tiếp tục kể - dường như anh đang kể cho chính cái móc sắt cong queo đó nghe cái phần cuối cùng bi thảm nhất cuộc đời chó đẻ của anh.

Sau khi tốt nghiệp lớp thuyền trưởng tôi được điều về làm thuyền trưởng con tàu này thay cho gã thuyền trưởng cũ tên là Đàm cối đá vừa bị tống vào tù vì tội chở lậu sáu tư tấn đồng. Đời tôi bắt đầu sang trang mới. Lúc này mẹ tôi đă chết. Tôi bán cái nhà tã rách ở ven biển đi và lấy vợ. Tôi lấy một cô gái bán cá mới mười bảy tuổi hai má đỏ như hai trái đào và có hai cái vú rất to. ở cái thị xã Quảng Phú này cứ một trăm cô gái thì chín chín cô làm nghề buôn cá. Mẹ tôi cũng là một người bán cá đấy. Vợ tôi vừa trẻ vừa khỏe vừa đẹp vừa vui tính, lại rất nhanh nhẹn ham làm. Vợ chồng tôi mua một cái nhà ba buồng ở ngay gần chợ trung tâm thị xã. Tiền mua nhà là tiền của vợ tôi đấy chứ tôi làm đếch gì có tiền. Ông bảo vớ được một người vợ như vậy thì đời tôi có lên tiên không. Chúng tôi sống với nhau khoái lắm. Sướng lắm, hả hê ấm cúng lắm. Sáng ra, năm giờ cá hai cùng dậy ăn xì xụp bát mì rồi vợ tôi vác bao tải cá to tướng năm bảy chục cân chạy ra chợ. Còn tôi thì khoác áo đi giầy mõm ngóe phóng thẳng xuống bến tàu. Đến chiều vào khoáng sáu giờ tôi ở bến tàu về nhà thì cũng là lúc vợ tôi ở chợ bon bon chạy về. Buổi sáng ra khỏi nhà túi rỗng. Buổi chiều về túi đứa nào cũng cộm những tiền là tiền. Ông bảo có sướng không há ông. Sướng quá đi chứ. Hạnh phúc là như thế chứ còn là gì nữa. Vợ chồng tôi yêu nhau lắm, hả hê lắm, bằng lòng nhau lắm. Ngày tháng dần trôi cái bụng của vợ tôi cũng to dần lên. Cuối năm thì cô ấy vỡ chum. Vốn là một người rất khỏe mạnh nên đến tháng thứ chín rồi bụng to vượt mặt rồi khệnh khạng lắm rồi mà cô ấy vẫn cứ băm băm chạy ngược chạy xuôi sáng bãi chiều chợ mua mua bán bán.

Thế rồi một buối chiều từ bến tàu về đến nhà tôi thấy nhà khóa cửa vợ tôi cũng chưa về. Đang ngơ ngác thì chị hàng xóm te tái chạy sang cười toét miệng khoe: Cô ấy dở dạ rồi. Dở dạ từ trưa. Đến nhà hộ sinh rồi. Bây giờ chú vào thì có khi cô ấy đẻ rồi đấy. Tôi quay gót phóng thẳng ngay tới cái nhà hộ sinh ở cuối phố biển. Cô ấy mặc một cái váy nhàu nát rộng thùng thình màu cháo gà đang đứng nhăn nhó ở trong phòng đợi lên bàn đẻ. Thấy tôi cô ấy kêu a lên một tiếng mừng rỡ rồi lò dò bước ra. Tôi cầm lấy tay vợ tôi âu yếm lau mồ hôi đang dịn ra trên trán của cô ấy rồi hỏi: Đau lắm hả. Vợ tôi lắc đầu gượng cười: Chỉ hơi tưng tức thôi anh ạ. Tôi nói: đố em con trai hay là con gái nào. Vợ tôi lại gượng cười rồi hỏi lại: "Đố anh đấy". " Chịu thôi. Không biết được". Tôi trả lời như vậy. Vợ tôi lại hỏi "anh thích trai hay gái". Tôi đáp luôn "thằng cu". Vợ tôi khẽ bấu vào tay tôi rồi thì thầm "Thằng cu đấy. Bà đỡ vừa bảo em đến lúc này chưa ra máu thì nhất định là thằng cu rồi". "nếu vậy thì... sướng! ". Tôi thích thú hả hê buông một câu như vậy. Nói chuyện với nhau thêm mươi phút vợ tôi bỗng còng lưng xuống hai tay ôm bụng. Mặt cô ấy nhợt ra. Rồi cô ấy bảo "Thằng cu nó sắp chui ra rồi đấy Em lên bàn đẻ đây". Cô ấy dúi vào tay tôi qua quít đang ăn dở rồi lò dò đi vào trong phòng đẻ. Tôi đứng ngoài chờ. Cái cảnh thằng đàn ông đứng ngoài phòng đợi chờ vợ đẻ như thế nào thì chắc ông chẳng còn lạ gi. Bồn chồn, lo lắng, khoái chí, sợ hãi, mơ mộng, thấp thỏng... Thôi thì nếm đủ hết cả mọi cảm giác. Tôi đi đi lại lại tới ngàn lần vạn lần quanh cái phòng chờ rộng hai chục mét vuông. Thời gian trôi chậm như ốc bò. Một tiếng, hai tiếng rồi ba tiếng, bốn tiếng. Hai cánh cửa phòng đẻ vẫn đóng chặt.

Đêm dần dần trôi qua. Thêm năm tiếng, sáu tiếng, bảy tiếng đồng hồ nữa. Tất cả các ông chồng kiên nhẫn nhất cùng cảnh với tôi đều đã bỏ về. Chỉ còn mình tôi nhất định tôi không chịu về. Làm sao mà về được hả ông. Tôi cứ đi đi lại lại tôi chờ đợi chờ đợi đi đi lại lại không biết bao nhiêu vạn lần triệu lần tỉ lần tới lúc mệt rũ người gục xuống cái ghế băng ngủ thiếp đi. Tôi đã ngủ một giấc rất say trong sự chờ đợi yên tâm thanh thản không mộng mị mê sảng. Khi tôi tỉnh giấc mở mặt ra thì cái cảm giác đầu tiên của tôi là thấy mình nằm trơ trọi cô độc lọt thỏm trong một bầu không khí im lặng mênh mông đến rợn người. Tôi nhổm phắt ngay khỏi cáí ghế băng và tự hỏi: Tại sao chung quanh lại im ắng đến như vậy nhỉ. Một cái nhà hộ sinh sao không nghe thấy tiếng trẻ con khóc không nghe thấy tiếng các sản phụ rên la không một bóng y tá hộ lý đi lại mà vắng vẻ im lặng như trong nhà mồ thế này. Giữa lúc bàng hoàng ớn lạnh như vậy thì tôi chợt nhìn thấy hai cánh cửa vào phòng đẻ từ từ mở ra. Hai cánh cửa từ từ tự động mở ra không một tiếng động. Không có bàn tay người mở. Từ trong phòng đẻ lừ lừ trôi ra một cái bàn đẻ trắng xóa khổng lồ đầm đìa máu người. Qùy trên cái bàn đẻ đó là vợ tôi tóc tai rũ rượi, mồm há ra tê cứng vì đã cấm khấu, toàn thân trần truồng, hai tay giơ cao, hai bầu vú căng phồng to như hai bình vôi đang tong tong rỏ những giọt sữa trắng ngần xuống một đứa hài nhi. Không. Đó không phải là một đứa hài nhi mà là một cái bọc lầy nhầy mang hình thù nửa người nửa sứa có hai con mắt to tướng trắng dã có một tai hai mũi, ba chân bốn tay lòng khòng nghoe nguẩy như bảy cái vòi bạch tuộc. Và thật là khủng khiếp, chính giữa cái đống chân tay đang mò mẫm quờ quạng ngọ nguậy đó lồi lên một cái chim bé tí xinh xắn đỏ hồng tươi roi rói của một thằng cu. Tôi không thét lên, không khóc, không rú lên như chó dại, không ngất đi. Nhưng tôi đã ngã qụi xuống, đập mặt xuống cái nền nhà lạnh giá khi nhìn thấy cái cảnh ấy. Ngay sáng hôm đó, tôi đã đón vợ và con tôi thằng cu con trai đầu lòng nối dõi của tôi ra khỏi nhà hộ sinh.

Mùi cá ngạnh đứng phắt lên, mắt vẫn trừng trừng nhìn cái móc sắt trên trần nhà một tay cầm chặt cái bát không, một tay bóp mạnh vỏ con ngán.

Anh thuyền trưởng đứng sừng sững vươn cao như pho tượng đồng đen. Bác sĩ Cần cũng đứng phắt lên. Ông đổ rượu ồng ộc vào cát bát trong tay anh thuyền trưởng. Bát rượu đầy trào sóng sánh. Bát rượu thứ 11. Bác sĩ Cần thét lên khê đặc:

- Thằng cháu nội qúy tử của ta đâu rồi. Nó đâu rồi. Nó đâu rồi.

Mùi cá ngạnh ngoảnh lại nhe răng cười. Hàm răng trắng nhớn.

- Một trăm linh tám ngày đêm vợ tôi đã bế nó ngồi trên cái giường kia. Một lẻ tám ngày đêm cô ấy đã ru hời ạ ời âu yếm hôn hít. Một lẻ tám ngày đêm liền dòng sứa trắng ngần không lúc nào ngừng cứ tong tong từ hai bầu vú của vợ tôi rỏ xuống thằng bé. Ông tưởng vợ chồng tôi hắt hủi thằng bé à. Nhầm. Làm sao chúng tôi lại có thể hắt hủi một đứa con khốn khổ tội nghiệp như thế. Một lẻ tám ngày đêm chúng tôi không cần tắm rữa cho nó bởi vì nước mắt của hai vợ chồng tôi chảy ra quá thừa thãi rửa sạch tất cả những nhớp nháp dơ dáy bám trên khắp cái thân hình quái vật dị dợm của nó. Nước mắt của vợ chồng tôi đã tắm rửa sạch sẽ cho thằng con trai đầu lòng của chúng tôi khiến cho cái hình hài của nó dù có quái đản xấu xí đến đâu nhưng vẫn có quyền bốc lên một thứ mùi thơm tho ngầy ngậy ngọt ngào trắng trong giống như tất cả những đứa trẻ sơ sinh khác ở trên đời này. Vợ chồng tôi đã thề với nhau là sẽ nuôi nó suốt đời nếu như...

Mùi cá ngạnh ngửa cổ uống ừng ực một hơi hết bát rượu rồi vung mạnh tay ném cái bát bay vút qua cửa sổ. Hai mắt anh thuyền trưởng bỗng đảo lia lịa. Một đám bọt trắng đùn ra từ khóe mép. Nuốt lại đám bọt vào mồm, Mùi cá ngạnh gầm gừ như sắp phát cơn dại.

- Tin vợ chồng tôi đẻ ra quái thai lan nhanh đi dữ dội như một cơn bão từ bể đông bất ngờ ập vào tràn qua thị xã. Dân tình cứ nháo cả lên như chạy loạn mới lạ chứ. Tổ sư cái đám đông khốn kiếp đó. Suốt cả ngày họ cứ rùng rùng kéo đến vây kín quanh nhà tôi tò mò. Đã một lẻ tám lần tôi vác xà beng lao ra văng vào giữa mặt cái đám đông đó. Và cũng đã một lẻ tám lần tôi chắp hai tay qùi xuống lạy cái đám đông đang xúm xít trước cửa nhà tôi họ vẫn chẳng chịu bỏ đi mà hình như mỗi ngày lại kéo đông hơn. Rồi đến một hôm hình như đó là hôm thứ một lẻ chín thì phải hai vợ chồng tôi đang ngồi ôm con trên giường thì có một chiếc ô tô in chứ thập đỏ có đèn xanh đèn tím ở trên nóc ve ve chạy tới đỗ xịch trước cổng nhà. Chín bác sĩ đeo kính mặc áo choàng trắng đeo khẩu trang trắng trịnh trọng bước vào. Cả chín người chào vợ chồng tôi rất lịch sự rồi đồng thanh đề nghị vợ chồng tôi cho họ được mang cái quái thai ấy đi. Vừa nghe tới đó vợ tôi đã rú lên nôn thốc ra một chén mật xanh trộn lẫn mật vàng. Còn tôi thì gân như tắc cổ chết sặc vì đờm và rãi đùn lên. Tất nhiên là vợ chồng tôi không bao giờ chịu trao cái quái thai cho họ. Dù thế nào nữa thì đó cũng là máu mủ của chúng tôi dù thế nào cũng phải quyết nuôi cháu đến cùng. Nhưng đau đớn thay được vài hôm sai thì cháu qua đời. Sau khi bàn bạc kỹ với nhau chúng tôi quyết định an táng cháu đúng như cách an táng một thuỷ thủ đang lênh đênh trên biển. Một buổi sáng tờ mờ sương khói bay đầy như ngày hôm nay vợ chồng tôi khua bát chạn khua bát khua xoong nổi ầm ĩ như đang rộn rịp chuẩn bị mờ đại tiệc trong bếp rồi tắt hết đèn, bọc thằng bé vào trong chăn len lén mở cửa sau, cắm đầu cắm cổ chạy một mạch xuống bến tàu. Để tránh khỏi bị nhận mặt, tôi đưa mẹ con cháu xuống một cái tàu kéo xà lan của một thằng bạn thân chuyên chở than đi Quảng Phú - Hòn Mối. Tàu ậm à ậm ì chạy 4 tiếng liền thì vượt ra khỏi phao số không hơn mười hai lý. Lúc này đã khoảng nửa đêm. Trời tối đen như mực. Chung quanh chỉ thấy rào rào tiếng sóng biển cuộn mình. Thằng bạn tôi áp sát vợ tôi để đề phòng, còn tôi bế cháu lên tàu đặt cái bọc chăn quấn cháu xuống cạnh ổ tời quấn cáp. Tôi vái cháu ba vái rồi than rằng: Hôm nay bố mẹ sẽ trả con về với biển nếu đúng là con có nguồn từ một loài cá bể nào đó thì bố mẹ xin trả con về lại với ông bà cụ kî tổ tiên của con.
Đẻ con ra để con phải mang một hình hài quái dị thế này lại không nuôi được con. Tội đó không phải là tội của bố mẹ đâu. Hãy hiểu cho lòng bố mẹ lúc nào cũng xót thương con.

Vái xong tôi nghiến răng tung cái bọc chăn xuống biển. Mặt biến đen ngòm lóe sáng đớp gọn lấy thằng bé như đớp một miếng mồi. Cũng lúc đó vợ tôi đứng ở dưới mạn tàu hét lên một tiếng rồi ngã ngồi phệt xuống. Và cũng từ cái phút đó trở đi, vĩnh viễn không bao giờ tôi thấy vợ tôi biết cười nữa. Cái vò rượu đã cạn đáy. Bác sĩ Cần và Mùi thuyền trưởng đã uống cạn bao nhiêu bát rượu. 14 bát, 15 bát hay là 20 bát. Ai mà đếm được. Rượu hết thì trận quyết đấu cũng tàn.

Hai đấu sĩ say mềm ôm nhau gục xuống sàn nhà. Không ai cho chó ăn chè. Trận đấu không có kẻ thua người thắng. Tới sáng hôm sau, chị vợ anh thuyền trưởng lùa đàn con dậy thì thấy cả hai nằm cong queo, phơi rốn lên trời há mồm ngáy o o hiền lành như hai đứa trẻ.

*

Bác sĩ Trương Vĩnh Cần tỉnh dậy thì đã gần 12 giờ. Gian phòng trống trơn vắng tanh vắng ngắt. Bọn trẻ con giống như đàn chim sẻ đã bay đi đâu cả. Thuyền trưởng Mùi cá ngạnh chắc đã xuống bến để kịp lái con tàu khách Quảng Phú - bến chó chạy chuyến 9 giờ 30 phút. Trưa xứ mỏ ngày mồng 4 tết đất trời uể oải nồng nặc mùi than trộn lẫn mùi cá biển tanh ngòm. Sóng biển ì ầm ì ầm dội vào bờ đều đều đơn điệu vô duyên. Nằm cong queo trên chiếc chiếu mới in chữ Hạnh phúc đỏ lòm trải giữa nền nhà, bác sĩ Cần nghe có tiếng thở dài buồn bã ở gần cửa sổ. Ông he hé mắt nhìn. Một người - đàn bà gày ốm đang ngồi cong lưng lúi húi may vá bên cái thúng đựng đầy quần áo cũ và giẻ rách. Tóc thị buông xõa trai dài thả xuống tận đất. Trong ánh sáng ảm đạm xanh nhợt của buổi trưa trời lạnh vừa ngớt trận mưa dài ngày. Thị ngồi đó nét mặt lặng im như mặt biển buổi sớm mai lưng còng xuống như dáng quá đồi cỏ may lúp xúp cây mua cây sim buồn bã trơ trọi nổi lên giữa cánh đồng bằng ven biến. Bác sĩ Cần dỏng tai nghe tiếng thở dài. Ông he hé ngắm nhìn cái thân hình gầy ốm cứng queo khổ hạnh của người đàn bà đang héo khô tàn tạ vì không được làm mẹ. Lòng ông bác sỹ se lại man mác buồn. Một nỗi buồn dịu dàng gần giống như nỗi buồn vô cớ nhưng nó cứ từ từ thấm sâu vào tim ông khiến ông ngạt thở như đang bị đè gối lên mặt.

Bác sĩ Cần cứ nằm như thế, cong queo co quắt trên chiếc chiếu hoa có in hai chữ Hạnh phúc đỏ lòm đít ông chổng vào tường, hai mắt he hé nhìn giống như con chó già đang nằm sưởi nắng trong một chiều mùa đông ảm đạm. Nỗi buồn thấm sâu vào tim rồi theo máu lan tỏa đi khắp cơ thể khiến chân tay ông rã rời đầu óc tê dại mụ mị đi như một kẻ đang ngấm dần một thứ độc được ác hiểm vô phương cứu chữa. Thời gian chầm chậm trôi qua và cái ánh sáng của ngày đông vàng vọt cứ lịm dân trên bậc. Cửa gỗ lim sần sùi nom uể oải và mệt mỏi như một con rết bị đập gẫy sống lưng đang cố giẫy giụa lết trên đường xa về tồ. Bác sĩ Cần. Cứ nằm như thế và người đàn bà cũng cứ ngồi như thế trơ trơ câm lặng và u sầu - một kẻ thì như cành củi mục vô hồn còn một người thì như hòn đất vô tri vô giác. Rồi đêm sập xuống lúc nào cũng không hay. Những cơn gió đất khó tính lạnh lẽo đột ngột đổi chiều nhường chỗ cho những cơn gió biển ầm ĩ phóng khoáng vô chủ. Không biết có phải vì cái hơi muối mặn của những cơn gió biển đã rửa độc trong cơ thể bác sĩ Cần hay là vì nỗi buồn trong tim đã tan rữa thành khí thoát ra khỏi cơ thể từ hàng triệu lỗ chân lông bay lên trời khiến chân tay bác sĩ Cần tự dưng động đậy ngọ nguậy được. Mừng như một kẻ vừa thoát chết chui từ dưới mộ lên ông bác sĩ khẽ rên lên vì sung sướng rồi cứ như vậy lẳng lặng bò giật lùi ra cửa. Khi trườn áp bụng qua bậc cửa gỗ lim sần sùi ngoảnh đầu nhìn lại ông bác sĩ vẫn nhìn. thấy bóng người đàn bà đang cúi đầu còng lưng lúi húi may vá bên cái thúng đen xì đựng quần áo rá ch. Một hồi còi tàu vắng lên từ bến ò ò ò... hệt như tiếng con bò mẹ gọi con về chuồng. Nghe tiếng còi tàu người đàn bà chậm rãi ngẩng đầu lên. Thị đang nghĩ gì. Thị đang nhớ tới ai. Tới người chồng đang lái tàu hay đang nhớ tới đứa bé quái thai chìm nghỉm dưới đáy biển. Bác sĩ Cần bỗng lạnh buốt sống lưng. Và cứ im lặng, nhứ vậy không một tiếng ho, không một lời chào ông bác sĩ lang lặng nhồm dậy bò bốn chân lui dần ra cái ngõ lầy lội đất cát rồi bò lần ra cái phố biển tìm lối xuống bến tàu.

Cũng may là buổi tối hôm đó điện bị cúp nên cả cái phố biển đầy phè hàng hóa tối om. Những ngọn đèn dầu lù mù thắp ở các quầy song không đủ hắt ánh sáng xuống lòng đường vì thế mà không ai để ý tới ông bác sĩ. Khoảng độ 8 giờ tối thì bác sĩ Cần mò được xuống cái bến tàu. Lúc đó con tàu từ bến chó trở về cũng vừa cặp bến đổ khách được mươi phút. Nấp sau một cái hòm gỗ to tướng cạnh cầu tàu bác sĩ Cần nhìn thấy cái đầu đội mũ cối của Mùi thuyền trưởng đang nghênh nghênh chen giữa đám đông hành khách lủng củng mũ nón quang gánh thùng sọt. Đợi cho Mùi cá ngạnh đi khuất hẳn rồi bác sĩ Cần mới đứng thẳng người lên. Ngó trước ngó sau một lúc thật an tâm chắc chắn rồi ông bác sĩ mới xốc lại cổ áo đi ra khỏi cái thùng gỗ và nhập ngay vào đám mấy mụ con buôn thuộc diện ưu tiên xuống trước đang chí chóe chen nhau khuân hàng xuống xí chỗ trên tàu. Bốn mươi phút sau, con tàu lại rống lên một hồi còi ò ò ò... rồi bật nồ máy rầm rầm từ từ xoay đầu nhổ nheo dời bến. Mười phút tiếp sau đó, khi con tàu đã xa bờ từ trong nhà xí cuối tàu, bác sĩ Cần chui ra và leo tót lên mặt boong. Ông tìm đến đúng cái chỗ hôm qua ông đã ngồi uống rượu với Mùi cá ngạnh. Rồi ông ngồi xuống, hai tay bấu vào một cuộn cáp bê bết dầu mỡ hắc ín, bác sĩ Cần mở to mắt trừng trừng nhìn lại phía sau. Trên bờ điện vẫn cúp và dãy phố biển vẫn tối om. Chắc giờ này Mùi eá ngạnh đã về tới nhà rồi. Trong tiếng ầ m ầm của máy nồ và tiếng sóng nước đang ào ạt đuổi theo đuôi tàu, bác sĩ Cần thở dài rồi khạc một bãi nước bọt to tướng đắng ngắt nồng nặc mùi rượu xuống đúng ngay cái đám bọt lân tinh trắng xóa đang nồ lép bép trên mặt sóng. "ông trí thức bác sĩ có biết cái gì đó không. Lửa cùa nước đấy. Hà hà hà... Lửa của nước đấy. Trong tiếng sóng gió gầm réo ào ào bỗng nhiên ông bác sĩ chợt nghe thấy có tiếng thuyền trưởng Mùi cá ngạnh vui vẻ thét lên như vậy.
ĐÊM THÁNH NHÂN
LỜI TỰA
Chương 1
Chương 1(tiếp)
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 9(tiếp)
Chương 10
Chương 10(hết)