watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tiểu Long Nữ-Phần 3 - tác giả Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp

Phần 3

Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp

23

Trong phòng làm việc của Lương ở nhà riêng.
Thành và Hằng đang lục lọi, tìm một cái gì đấy Cả hai lật các giấy tờ, ngăn kéo, tủ sách nhưng không tìm thấy gì. Thành lần mò trên máy vi tính.
Hằng ngồi ở ghế, bất lực, dõi nhìn, mắt dừng ở bức tranh sơn dầu.
Thành tháo bức tranh ra. Đằng sau là một hốc nhỏ đựng két sắt.
Thành reo lên mừng rỡ:
- Đây rồi!
Hằng vỗ tay reo:
- Anh tuyệt quá!
Thành và Hằng loay hoay mở khóa số trong két sắt nhưng không được. Chợt nghĩ ra, Thành ra máy vi tính để dò tìm mã số.
Thành tìm được mã số và mở két sắt. Cả Thành và Hằng đều phấn khởi.
Trong két sắt có rất nhiều tiền. Tất cả xếp thành hàng ngăn nắp. Có cả tiền Việt Nam, tiền đô la Mỹ.
Thành và Hằng sững sờ nhìn nhau, bối rồi.
Hằng sửng sốt:
- Nhiều tiền quá trời?
Thành:
- Anh vẫn nghi ngờ công việc của bố anh. Nhưng không thể ngờ ông ấy lại có nhiều tiền đến thế.
Hằng lo ngại hỏi:
- Lìệu có gì không ổn không?
Thành đắn đo:
- Anh không chắc nữa.
Hằng nói:
- Em thấy sợ. Em chưa bao giờ thấy nhiều tiền cả. Anh có sợ không?
Thành quay lại nhìn Hằng, ánh mát lo lắng:
- Anh cũng sợ. Ông vẫn bảo anh rằng đồng tiền có tinh, có quái. Không nên tham lam nhiều quá. Chỉ nên có vừa đủ thôi.
Thành và Hằng yên lặng nhìn nhau, không nói câu gì.
Thành đóng cửa két sắt lại.
Thành và Hằng ngồi sát yào nhau, cả hai đều có tâm trạng nặng nề, u ám.


24

Trong khách sạn, Lương và Thúy Nga vẫn đang trò chuyện. Thúy Nga định tháo cà vạt khỏi cổ áo Lương thì chuông điện thoại di động của Lương réo vang.
Lương nghe điện thoại, hơi cau mày rồi cúp máy.
Thúy Nga tần ngần hỏi:
- Anh phải đi à?
Lương trả lời:
- Ừ. Anh phải đi. Bọn họ đang đợi anh!
Thúy Nga ngồi dậy:
- Có lâu không anh?
Lương lắc đầu:
- Chưa biết!
Thúy Nga đắn đo:
- Em đi cùng, có được không?
Lương thoáng nghĩ, rồi gật đầu:
- Em thay đồ đi! Nhanh nhanh một chút.
Một lúc sau, hai người ra ngoài gọi taxi.
Chiếc taxi đi ra phía bến cảng.
Ở ngoài bến cảng. Ánh đèn hắt xuống dòng nước lung linh.
Trên đường ke có một chiếc taxi đi đến. Xe của Lương xuất hiện, đi ngược chiều với chiếc xe kia.
Ở một vị trí quan sát thuận ìợi. Đức, mặc thường phục và hai công an mặc quân phục đang quan sát.
Đức cầm ống nhòm theo dõi.
Hai taxi đỗ lại, cách nhau một quãng.
Trên taxi kia, hai người bước xuống đi ra trước xe của Lương. Viên chỉ huy công trường hôm trước vẫn ngồi trong xe.
Lương mở cửa xe bước xuống. Trong xe, Thúy Nga chăm chú nhìn theo.
Lương đến gặp hai người kia.
Một người giơ tay ra bắt:
- Chào sếp!
Lương không trả lời, bắt tay họ.
Lương lạnh lùng hỏi:
- Thế nào?
Một trong hai người lấy trong ngực ra một phong bì màu vàng, trong đó đựng tiền:
- Đây là cho gói thầu số 8.
Lương cầm phong bì, mở ra liếc nhìn rồi quay đi, không nói câu nào.
Trên vị trí quan sát, Đức và hai công an bấm máy ảnh.
Tiếng động máy ảnh chụp vang lên rất khẽ.
Trên chiếc taxi kia viên chỉ huy công trường nhìn theo xe Lương cau mày. Ông ta văng tục:
- Thằng chó!
Chiếc xe chở Lương đi vào thành phố trở về khách sạn. Lương mở phong bì thấy một tập tiền đô la Mỹ dày.
Thúy Nga hỏi Lương:
- Phần của anh à?
Lương thở dài:
- Đấy là thuế máu. Không có đồng tiền lớn nào sạch cả.
Chiếc xe đi hòa vào dòng người xe trong đêm, đỗ lại ở khách sạn. Lương và Thúy Nga xuống xe.


25

Trong chùa Quán Sứ, nội thất trang nghiêm. Bà Quỳnh mặc áo dài như một cái bóng, quỳ trước bàn thờ, nét mặt ưu tư.
Bà Quỳnh khấn Phật.
Bà Quỳnh xóc thẻ, rút một chiếc thẻ.
Xong xuôi, bà Quỳnh cầm chiếc thẻ đến trước một ông già mặc áo dài đỏ ngồi trước bàn để nhờ ông già giải nghĩa.
Bà Quỳnh hỏi ông già, giọng run run:
- Thưa cụ, thẻ này nói gì?
Ông già xem thẻ, nói với bà Quỳnh:
- Thưa bà, không phải điềm tốt.
Bà Quỳnh thở dài, đôi mắt thẫn thờ khiến ông già cũng phải cảm thương:
- Cụ cứ nói đi.
Ông già lưỡng lự:
- Cứ như quẻ này thì nhà bà đang có hạn. - Hạn Tiểu long nữ. Nếu không sát thân thì cũng tù đày, thân bại danh liệt, nguy hiểm vô cùng.
Bà Quỳnh sợ hãi, bàn tay run run:
- Thưa cụ, liệu có cách gì giải hạn được không?
Ông già lắc đầu:
- Hạn Tiểu ìong nữ thì ngay tôi đây cũng chịu. Bà làm lễ cúng, hình nhân thế mạng, vàng bạc một nghìn, 10 bông hoa trắng, chén rượu cơi trầu, hoa thơm quả ngọt… cứ 10 giờ đêm hướng về phía Bắc khẩn cầu… nhưng tôi sợ rằng nghiệp chướng tích tụ đã lâu khó tránh quả báo, chỉ nội trong vòng 10 ngày là phát… Xin bà nói với mọi người trong nhà mình nên cẩn thận.
Bà Quỳnh cố hỏi lại một lần nữa:
- Thưa cụ, không có cách nào giải hạn được sao?
Ông già nhắm mắt lại, đọc một bài kệ:
Thiên cơ bí mật
Biết nói ra sao
Số đã thế nào
Phải ai nấy chịu.
Bà Quỳnh buồn rầu lấy tiền ra nhưng ông già ngăn lại:
- Thưa bà, tôi không lấy tiền. Tôi chỉ xem hộ bà thôi. Xin bà bảo trọng.
Bà Quỳnh đứng dậy cảm ơn, đi ra như người mất hồn.


26

Đường tàu hỏa đoạn từ Giáp Bát đi vào ga Hàng Cỏ phải qua một bãi dài hai cây số có rất nhiều cơ quan và nhà dân ven đường. Trên đoạn đường này có nhiều đoạn cắt ngang rất nguy hiểm vẫn thường xảy ra tai nạn chết người. Nhà của Chi, cô bé 13 tuổi, nhân viên cửa hàng cắt tóc gội đầu của Thúy Vinh (tức Vinh "chọi") là một ngôi nhà gỗ ọp ẹp sát ngay bên đường tàu hỏa. Mỗi khi tàu hỏa chạy qua thì cả dãy phố rung chuyển tựa như đang có động đất.
Nhà của Chi là một quán cơm bình dân sơ sài, chẳng khác nào nhà của Tênácđiê trong truyện của đại văn hào Victo Huygô. Đồ đạc trong nhà đều là thứ mua rẻ hoặc nhặt nhạnh ở đâu đó. Trên tường treo một chiếc đồng hồ cổ lỗ vỡ cả mặt kính. Những áp phích quảng cáo phim ghim đầy trên vách.
Bộ xa-lông rách là vật xa xỉ nhất trong nhà cùng vởi chiếc ti-vi "Sam Sung" cũ rích. Ông Khôi bố của Chi vốn là một tay lính cựu "tuột xích". Giống như Tênácđiê hay kể chuyện về trận Oa-téc-lô, Khôi cũng hay nói về trận đánh ở thành cổ Quảng Trị năm nào.
Theo Khôi, ông ta là một trong những cảm tử quân hiếm hoi thoát chết nhờ "phúc tổ tông". Khôi không có nghề nghiệp, phần lớn ngồi nhà giúp vợ bán cơm kiếm ăn qua ngày.
Thỉnh thoảng, Khôi cũng hay làm thêm việc chữa kính, chữa khóa hoặc buôn bán kính đeo mắt. Đấy là lúc mà cửa hàng cơm bình dân ế khách, Khôi gọi đó là "đi dã ngoại", một công việc để mở rộng tầm mắt.
Hôm đó, cửa hàng cơm bình dân lèo tèo chỉ có vài người ăn. Dung, mẹ của Chi đứng trước quầy đang thái thịt. Khôi ngồi ở xa-lông hút thuốc lào. Trên cái điếu bát có chiếc xe điếu khảm ngà voi. Chi nằm ngủ ở trên gác xép bề bộn. Khi tàu hỏa đi qua, sàn của chiếc gác xép rung lên bần bật. Tiếng còi tàu hú vang. Chi lấy tay bịt tai, ngồi dậy. Giữa đống chăn màn và chén bát lộn xộn, Chi như đoá hoa sen ở giữa đống bùn. Ở dưới nhà, khi tàu hỏa đi qua, Khôi lấy hai cái gối bịt chặt tai lại. Ông ta gầm lên:
- Địa ngục! Thật là địa ngục!
Vợ Khôi đã quá quen thuộc với kiểu độc thoại của chồng, chỉ ngừng băm thịt tí chút rồi lại chú tâm vào việc.
Khôi hút thuốc lào xong, than thở:
- Tôi cần 1 tỉ để tôi mua nhà. Mẹ khỉ, một tỷ tức là 68 ngàn 400 đô la, tức là 61 ngàn 700 ơ-rô, tức là tương đương 130 cây vàng. Giời ơi là giời! Mỗi ngày 56 chuyến tàu, tức là cứ 20 phút lại bị tra tấn một lần. Sầm sập Sầm sập! Tu tu! Tu tu! Địa ngục! Thật là địa ngục!
Khôi đứng lên, đi quanh ở trong ngôi nhà chật hẹp, miệng không ngớt giả làm tiếng động tàu hỏa và tiếng còi tàu: "Sầm sập! Sầm sập! Tu tu! Tu tu!"
Vợ Khôi chém mạnh dao vào thớt, quát lên:
- Đủ rồi! Có để cho con bé nó ngủ hay không?
Khôi cười hà hà, đùa vợ:
- Sao lại ngủ? 35 năm nay tôi không hề ngủ. Sầm sập! Sầm sập… Tu tu! Tu tu… Ngủ để làm gì… Các cựu chiến binh phải thức để cho dân ngủ, phải thức để nhìn thiên hạ trắng đen!
Chi ở trên gác xuống, ngái ngủ. Khôi múa may quanh người cô.
Khôi giả lả:
- Ngủ để làm gì… Con ơi, ngủ để làm gì…
Sầm sập! Sầm sập! Tu tu! Tu tu! Phải thức để nhìn thiên hạ…
Chi gạt Khôi ra để đi đánh răng rửa mặt.
Đúng lúc ấy, lại một chuyến tàu đi qua.
Khi chuyến tàu đi qua thì Thúy Vinh xuất hiện, đứng giữa đường tàu, váy bó sát người, khêu gợi, tươi cười, như một bà tiên trong truyện cổ tích.
Thúy Vinh xách ví đầm bước vào nhà Chi.


27

Sau những giây phút chào hỏi, Thúy Vinh và Khôi ngồi đối diện ở cái bàn uống nước ọp ẹp.
Thúy Vinh hỏi:
- Thế nào? Bác có nhất trí cho Chi đi làm với cháu hay không?
Khôi đưa chén nước cho Thúy Vinh, cười nói:
- Cô uống nước đi! Đi làm à? Nhất trí!
- Nhất trí! Nhưng phải làm sao được một tỷ đồng.
Thúy Vinh cười:
- Một tỷ đồng! Bác nằm mơ chắc!
Khôi ngả người ra chiếc ghế xa lông, nheo mắt:
- Cô ơi cô hãy cho nó đi làm với bọn nhà giàu. Chúng nó tiền của thiếu gì… Buổi sáng súc miệng bằng nước cam tươi, ngồi uống cà phê, ăn trứng ốp lếp, hút thuốc Dunhill. Buổi trưa chén bánh xăng-uých, xa lát trộn với cà chua, dưa chuột… Một suất ăn nhanh 15 đô la… Buổi tối, cô nhắc Xcốt-len với bít- tết Pháp, lườn gà ca ri, mì ống ý, thịt bò Úc với nước sốt pha kiểu Tàu…
Thúy Vinh cười lớn, giả giọng miền Nam:
- Thôi cha nội, cha đừng có mơ!
Khôi lắc đầu, đứng lên, giang hai tay ra:
- Sao lại mơ… Cô chẳng hiểu gì? Con Chi là một công chúa sinh ra trong đám bùn lầy. Sầm sập, sầm sập! Tu tu, tu tu… Nó là bông hoa trong cảnh bần hàn… Đúng là con bé đáng giá ngàn vàng. Cô hiểu không? Một tỷ đồng sống của tôi không hơn không kém.
Ở góc nhà, Chi nhún nhảy, hát một bài hát tiếng Pháp vui tươi:
Oong… đơ… toa
Một con gà…
Khôi tán thưởng, vỗ tay reo lên:
- Đấy cô xem… Cô ơi, mới sáng sớm đã hát! Oong đơ toa! Một con gà… Cô ơi! Nó là bà hoàng của cả nhà này? Xem nó nhảy kìa. Xem nó múa kìa! Mày phải nhún nhảy cho thật sexy con ạ… Không có nó thì tôi chịu đựng sao được cái tiếng sầm sập, tu tu suốt ngày? Một tỷ đồng! Đúng là ngàn vàng không hơn không kém!
Thúy Vinh cười, vẫy Chi lại gần:
- Lại đây với chị!
Khôi ngăn lại, đỡ eo lưng Chi:
- Nó còn biết cả nhào lộn… Con ơi? Nhào lộn đi con? Nào! Alê! Hấp… Đấy! Cô xem! Nó có đáng giá ngàn vàng không cô!
Chi lăn một vòng, ngã ngay vào tay Thúy Vinh.


28

Những hàng cây trong công viên Thống Nhất xanh ngắt. Nắng ìọc qua những kẽ lá, rải vàng trên mặt đất. Hôm nay, Đoàn trường Đại học tổ chức cắm trại nhân ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3. Những lều trại sắp thành hàng được trang hoàng rất đẹp, cờ hoa rực rỡ.
Dưới một gốc cây to có chừng 20 sinh viên nam nữ ngồi vòng tròn đang vỗ tay hát.
Thành và Hằng cũng ngồi trong đấy, cả hai đều vui vẻ tươi tỉnh. Tất eả đều mặc quần áo thanh niên tình nguyện.
Hai sinh viên nữ trò chuyện với nhau.
Một người chỉ Hằng và Thành:
- Trông kìa! Đẹp đôi chưa?
Người kia xuýt xoa:
- Nhà giàu! Đẹp trai! Học giỏi… Thật đúng là "năm-bờ-oăn".
Một sinh viên bảo Thành:
- Thành ơi! Đỗ thủ khoa, phải khao đi!
Thành vui vẻ, cười tươi như hoa:
- Được thôi! Một chầu công viên nước. Được không!
Thành lấy một tập tiền giơ lên. Cả lớp reo mừng, vỗ tay, đứng lên vây quanh Thành để chờ phát tiền. Thành chia tiền cho mọi người, mỗi người 100 ngàn đồng. Ai cũng vui vẻ.
Trong khi đó ở một lớp học trong trường phổ thông cơ sở nơi Chi đang học, các học sinh trạc 12, 13 tuổi quàng khăn đỏ, mặc quần áo đồng phục đang ngồi nghe cô giáo giảng bài.
Cô giáo mặc áo dài, đeo kính đang viết trên bảng. Chi ngồi ở cuối lớp, cạnh một cậu học sinh rất béo. Cậu béo đang từ từ đưa tay kéo chiếc gấu váy của Chi, để lộ chiếc đùi nõn nà. Cậu béo đưa tay sờ lên đùi Chi.
Chi đập nhẹ lên tay cậu béo, cậu ta rụt phắt tay lại.
Một lúc sau, cậu béo lại đưa tay sờ lên đùi Chi. Chi ngân ngấn nước mắt cầm chiếc cặp đập túi bụi lên đầu cậu béo. Cậu béo giơ tay đỡ. Cô giáo trông thấy quát:
- Chi!
Cậu béo đứng lên, ráo hoảnh:
- Thưa cô! Nó đánh con!
Chi xách cặp chạy ra khỏi lớp. Cả lớp nhốn nháo. Cô giáo đuổi theo vướng vào bậc cửa, ngã lăn ra.
Chi chạy ra khỏi cổng trường, nước mắt lưng tròng.
Chi thất thểu đi đến một chiếc hồ nước, nét mặt căm uất, đôi mắt trừng trừng.
Chi cởi khăn đỏ nhét vào cặp sách rồi ngồi xuống cạnh hồ nước.
Dưới hồ những con cá chép vàng bơi lội rất tự do, chắc chúng chẳng bao giờ phải đi học!
Chi lấy gói bỏng ném xuống nước. Những con cá tranh nhau đớp mồi.
Chi mở cặp, vứt dần từng cuốn sách xuống hồ nước, rồi vứt cả cái cặp xuống đấy.
Chi đứng dậy bỏ đi, vẻ bất cần.
Trên trời, một cánh chim tự do tung bay.


29

Trong công viên nước Hồ Tây, Thành, Hằng và bạn bè sinh viên vui vẻ trượt ống máng bơi lội.
Ở một góc hàng rào mắt cáo bảo vệ công viên, phía ngoài đường, Chi đứng bám vào hàng rào.
Một sinh viên trêu Chi vẫy tay:
- Ê, ê! Em gái? Vày đây! Vào đây!
Chi bĩu môi, tức tối bỏ đi.
Ở ngoài công viên nước, ông Khôi bố của Chi đang ngồi bán kính. Một tấm ni-lông trải ở trên hè, bày các loại kính đeo mắt.
Tấm biển đề: "Nối vòng tay lớn. Kính thưa các loại kính"! Khôi ngồi xổm bên cạnh cái hộp gỗ đựng tiền và cặp lồng thức ăn.
Khôi đứng lên đi đi lại lại:
- Mua kính đi! Mua kính đi! Kính thưa các loại kính… Sầm sập, sầm sập! Tu tu, tu tu! Mua kính đi! Thưa các ông các bà. Kính này là kính vạn hoa. Đeo vào đôi mắt sáng loà như sao.., Mua kính đi! Mua kính đi…
Chi đến gần, vừa đi vừa ngoảnh lại nhìn vào công viên nước.
Khôi nhìn thấy con, vẫy tay:
- Con ơi, mày nhìn vào đấy làm gì… Đấy là thế giới phù hoa, mày nhìn vào đấy làm gì.. Mày đã bỏ học, mày nhìn vào đấy làm gì? Ở đấy không có tàu hỏa, không có sầm sập, tu tu. Thế giới này đang phân hóa. Để bố bán kính lấy một tỷ đồng bố xây cho mày cái nhà… Trong nhà có cả bể bơi, nước phun từ sáng đến chiều… Mày nằm trên ghế sô-pha, ăn kem Tràng Tiền, hát nhạc Trịnh…
Có một ông khách đi qua. Khôi kéo tay ông khách, giả lả:
- Mua kính đi ông. Kính này là kính vạn hoa. Đeo vào đôi mắt sáng loà như sao… Chỉ có 12 nghìn đồng bạc… Chỉ bằng cho ông súc miệng một cốc nước lọc ở quán Cafe Paris Deli… Kính tốt đấy, mắt kính Hàn Quốc hẳn hoi. Tôi thề với ông như vậy.
Ông khách hàng thử kính. Khôi đưa cái gương ra. Chi đứng bên cạnh nhìn lên.
Khôi săn đón xung quanh ông khách:
- Ông thử xem? Có đúng tài tử điện ảnh Clark Gable không nào… 12 đồng bạc… Ông bói đâu ra một thứ giá cả bèo bọt thế này… Sầm sập, tu tu! ông đeo kính đi lên tàu hỏa. Ông bước vào toa hạng nhất… Ông hát nhạc Trịnh, rồi ông nối vòng tay lớn với tất cả mọi người… Thế là ông bước một bước lên giới thượng lưu chỉ nhờ đôi kính. Mười hai đồng bạc không hơn không kém?
Chi đứng bên cạnh ông khách, nhón lấy cái ví da trong túi quần. Khôi nhìn thấy, nháy mắt với cô con gái láu lỉnh.
Ông khách lấy ví, lục lọi các túi, thấy mất ví, hốt hoảng:
- Trời ơi? Chết thật… Không biết rơi ví đâu rồi.
Khôi săn đón:
- Ông mới ở công viên nước đi ra phải không?
Ông khách lúng túng trả lời:
- Vâng… Tôi vừa ở đấy đi ra… Lúc nãy, tôi còn lấy ví trả tiền cơ mà.
Khôi cười:
- Thế là ông mất toi ví ở đấy chứ còn gì nữa. Trong công viên nước toàn quân cường đạo ông tính: 50 nghìn đồng một vé, 80 nghìn đồng một chiếc quần xịp to bằng bàn tay, thử hỏi cái quần xịp ấy có công dụng gì? Sĩ diện ư? Chả phải? Thượng lưu ư? Chả phải. Nó không phải kính… cũng không phải nhạc Trịnh… nó chỉ là dụng cụ nối vòng tay lớn với cả mọi người…
Ông khách bất lực, xin lỗi, bỏ đi.
Chi vòng lại chỗ bố.
Khôi bảo con:
- Mày khéo đấy… con ạ… nhưng đấy không phải đạo đức, không nên làm thế… Nhưng thôi, đưa tao cái ví! Bao giờ bố con mình giàu thì ta sẽ mua đạo đức lại sau… Cần nhất là ta phải có được một tỷ đồng. Có một tỷ đồng là có danh giá… Nào! Đưa tao cái ví.
Chi giấu cái ví ra sau lưng, cười.
Khôi đến gần, định chụp lấy Chi nhưng con bé chạy mất.
Khôi lắc đầu lại ngồi bán kính.


30

Trong một shop thời trang ở phố Tràng Tiền, quần áo giầy dép bày la liệt.
Thúy Vinh dẫn Chi đi mua sắm váy áo.
Chi thích thú, thử váy áo, dáng điệu hồn nhiên, tự nhiên.
Thúy Vinh bảo Chi:
- Nếu thích bộ nào, chị mua cho?
Chi chỉ tay:
- Em thích bộ này?
Hai người cuối cùng chọn được hai bộ váy, áo cho Chi.
Qua quầy bán gấu bông, búp bê, Chi đứng tần ngần, không muốn rời đi.
Chi hỏi:
- Em thích con gấu! Mua có được không?
Thúy Vinh cười:
- Được chứ!
Chi chọn một con gấu bông to, sau đó lại chọn một con búp bê tóc vàng. Thúy Vinh mua cả hai thứ.
Chi có vẻ thích, vừa đi vừa nhảy nhót.
Hai người đi ăn rồi đến một tiệm sửa sang sắc đẹp ở phố Cửa Đông. Sau một hồi sửa sang, Chi khác hẳn, không còn đầu tóc bù xù lọ lem nữa mà tóc đã được tết thành từng sợi nhỏ. Chi ngồi cởi trần, ôm một cái khăn bông che ngực. Đằng sau lưng, họa sĩ đang vẽ hình một con rồng ở lưng. Họa sĩ điểm xuyết những nét cuối cùng cho con rồng.
Thúy Vinh ngồi bên cạnh, không ngớt xuýt xoa:
- Tuyệt! Đúng là trang điểm tuyệt vời. Đúng là công chúa. Đúng là đáng giá ngàn vàng.
Hoạ sĩ lùi xa, ngắm nghía:
- Xong rồi! Đúng là một Tiểu long nữ chính hiệu. "Năm-bờ-oăn"? Phong cách S-tyle hết sảy…
Mấy cô người mẫu và khách hàng lại xem, trầm trồ.
Tiểu Long Nữ
LỜI ĐỀ TỰA
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5 (phần cuối)