Nguyễn Huy Thiệp
LỜI ĐỀ TỰA
Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp
"Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài cùng với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh..."
Truyện Kiều
Nguyễn Du (1765-1720)
Ghi chú của tác giả:
Các nhân vật và sự kiện trong tiểu thuyết này đều là hư cấu, không có trong thực tế. Chuyện thời sự chỉ là gợi ý cảm hứng để nhà văn viết tiểu thuyết này. Mong bạn đọc tránh sự hiểu lẩm đáng tiếc.
LỜI TỰA
Tiểu thuyết là một thể loại văn học đặc sắc có cả ở phương Đông lẫn phương Tây.
Tiểu thuyết văn xuôi có ở Việt Nam xuất hiện vào khoảng thời gian đầu thếkỷ ~ khi mà chữ quốc ngữ bắt đầu đuởc phổ biến. Nhiều nhà nghiên cứu văn học coi Hoàng Ngọc Phách, tác giả của tiểu thuyết "Tố Tâm" (xuất bản năm 1925) là người đầu tiên viết tiểu thuyết ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có ý kiến bác lại, cho rằng tiểu thuyết ở Việt Nam có sớm hơn (khoảng trong những năm Đại chiến thế giới thứ nhất) và những tiểu thuyết đó ra đời đầu tiên ở Nam Bộ.
Lỗ Tấn (nhà văn lớn Trung Quốc) khi trích dẫn lời người xưa cho rằng "nhà tiểu thuyết gom góp những câu nói vụn vặt, những mẩu chuyện vụn, lấy thí dụ gần đó để làm ra những cuốn sách ngắn, gọn, tuy vậy cũng có thể lấy đó để răn mình, sắp xếp việc nhà". Những nhà tiểu thuyết đầu tiên ở Trung Quốc phần lớn "thuộc dòng phái sinh ra tử các chửc quan nhỏ, sách họ làm là do câu chuyện đường phố, lời nói ngõ làng, vào lỗ tai ra lỗ miệng mà tạo ra".
Trong biển cả tiểu thuyết mà các "nhà văn" sáng tác ra (khái niệm "nhà văn" là một khái niệm chỉ những người viết hư cấu, "bịa đặt" - chữ của Nguyễn Công Hoan - hẳn cũng chỉ là một khái niệm mới, ở ta từ thế kỷ XIX về trước không có) bao gồm đủ mọi thử chuyện ái, ố, hỷ, nộ trên đời: Tính chất thị phi, không tin cậy khiến người ta thậm chí nghi ngờ tư cách của chính những người viết ra nó. Trong câu trích dẫn trên đây từ sách của Lỗ Tấn ("Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa") tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết người viết tiểu thuyết ("nhà văn' ) đều là "các chức quan nhỏ'? Vì sao lại thế? Các chức quan nhỏ từ xưa tới nay phần lớn đều nghèo, họ thuộc bậc thang thấp nhất trong giới quan trường nhưug lại đứng đầu trong "bọn thảo dân". Địa vị "trung dung" không cao, không thấp "chân không đến đất, cật không đến trời", cộng với sự rỗi hơi trong công việc khiến họ có thể có nhiều cơ hội "nắm thông tin" trong thiên hạ nhiều hơn những người ở tầng lớp khác. Chữ nghĩa đầy mình cũng chẳng làm gì, thời gian nhàn rỗi cũng chẳng làm gì… Vậy thì tôt nhất ngồi viết tiểu thuyết.
Trong quan niệm của tôi, truyện ngắn là một thể loại viết khó hơn tiểu thuyết nhiều.
Nó là một thứ "luyện công" cho nghệ thuật viết văn, là một thử mỹ nghệ kim hoàn đòi hỏi tinh vi, khéo léo và "bác học". Tiểu thuyết tạp hơn, có thể viết "tất tay" và không phải tôn sức nhiều như truyện ngắn. Đương nhiên, đây là tôi muốn nói đến những nhà văn có tài Trời cho thực sự, họ hoàn toàn có thể viết những tiểu thuyết (đọc được, không cầu toàn lắm vì thể loại tiểu thuyết không đòi hỏi cầu toàn) dễ dàng như "thò tay vào túi lấy đồ vật, Nhiều cuốn tiểu thuyết người ta chỉ viết trong vòng một tháng. Tôi cũng đã từng có cơ hội làm việc như vậy (tiểu thuyết "Tuổi 20 yêu dấu" viết trong một tháng và viết tiểu thuyết "Tiểu long nữ" trong 15 ngày). Tôi nghĩ rằng ở những nhà tiểu thuyết "đại hiệp" như Kim Dung thì việc viết ra "Tiếu ngạo giang hồ, "Thiên long bát bộ" v.v… chắc có lẽ cũng không mất nhiều công sức cho lắm.
Nhà văn Nguyễn Việt Hà (sinh năm 1962 ở Hà Nội) quan niệm khá chính xác về sự "bừa", hồn nhiên, ôm đồm và trần tục của tiểu thuyết. Xét về khía cạnh nào đó, tiểuthuyết có lẽ không phải là một thể loại "đứng đắn" nếu nhìn bằng con mắt nghiêm khắc của các học giả "đại thuyết". "Tiểu thuyết - sách mua vui" cần phải được các nhà văn ở ta nhận thức ra và quan niệm lại (ít nhất cũng giống như những nguởi "cổ xưa"), nhu thế thì "chữ nghĩa mới tuôn ra trên đầu ngọn bút như nước chảy" được. Trong nhiều năm nay, rất tiếc giới nghiên cứu lý luận văn học ở ta và các nhà phê bình văn học thuộc môn phái "hành quyết" đã đặt vào tiểu thuyết nhiều rào chắn quá, khiến cho các nhà văn thực sự muốn viết cũng sợ hãi không dám viết tiểu thuyết.
"Tiểu long nữ" là một cuốn tiểu thuyết thời sự. Nó được viết ra từ một chuyện nhảm nhí và tôi nghĩ cũng không phải khó khăn gì mấy (nó không bõ để tôn sức). Thực ra, ý nghĩa của nó cũng chỉ để mua vui và kiếm tiền. Có lẽ bởi vậy nó sẽ gần với quan niệm của các nhà tiểu thuyết "đại hiệp" như Tản Đà, Lê Văn Trương, Hồ Biểu Chánh… ở ta ngày xưa chăng?
Nguyễn Huy Thiệp