Chương 5
Tác giả: Nguyễn khắc Mẫn
Đã mấy hôm nay trong lớp, Thọ bắt gặp nhiều lần Nhung chăm chú nhìn mình, tha thiết. Một lần đương giờ ra chơi, chàng thấy mấy người học trò lớn bàn chuyện với nhau có vẻ bí mật. Chàng sẽ đứng lại gần nghe:
- Sao anh biết?
- Chính là Hàn Thịnh nói với đẻ tôi hôm nọ: "Con Chi nhà tôi lấy ông giáo nhất ở đây". Vậy chẳng phải thầy giáo mình còn là ai nữa.
- Thế mà ông ấy gan nhỉ. Sắp lấy vợ mà nét mặt vẫn thản nhiên như thường. Không hề lộ vẻ vui mừng.
- Lấy con Chi làm quái gì...
Một người trong bọn trông thấy Thọ, ra hiệu bảo chúng bạn đừng nói chuyện nữa, rồi mỗi người lảng đi một nơi.
Lại ở trong lớp đi ra, đến gần Thọ nói nhỏ:
- Bà Hàn Thịnh đã nói cho mọi người biết là anh sắp lấy con gái bà ấy. Tôi đi đâu người ta cũng hỏi thăm xem tin ấy có thực hay không.
- Lạ nhỉ! Tôi đã bảo cụ Kép trả lời bà ta là tôi không bằng lòng kia mà.
- Lạ thực. Phao lên như thế, chẳng biết rồi sau bà ta đối với mọi người ra sao?
Nhung buồn. Nàng đăm đăm nghĩ ngợi, mất hẳn vẻ vui tươi ngày thường. Rồi, một buổi sáng, Phượng đến xin phép cho nàng nghỉ học, vì nàng yếu.
Nhung yếu. Thọ thương nàng. Vắng Nhung, Thọ thấy lớp học buồn tẻ, lạnh lùng, giờ dạy học dài dằng dặc. Chàng vẫn biết là chàng yêu Nhung, nhưng chỉ là cái tình yêu thoang thoảng như khi ta yêu bông hoa đẹp: vắng Nhung, cái tình yêu ấy càng rõ rệt, thấm thía.
Nhưng Thọ không ngờ rằng Nhung cũng yêu chàng, yêu một cách thiết tha đắm đuối, đến nỗi mới nghe tin Thọ sắp lấy người khác nàng đã buồn tê tái, rồi ốm.
Nhung đã viện hết lẽ, tìm hết cớ để quên Thọ, coi Thọ chỉ là ông thầy học của mình, và cố sức làm việc để không có thì giờ nghĩ vẩn vơ, để khuây cái buồn vô ích, nhưng không tài nào quên được, khuây được. Trong trí tưởng tượng của nàng, hiện ra bao cảnh rực rỡ, êm đềm, đầm ấm, mà trong đó bao giờ cũng có hình ảnh của Thọ và Chi. Nàng thấy lòng nàng tê tái. Nàng trách Thọ vô tình, giận Chi cướp mất người yêu của nàng, tức cha mẹ sao không nhờ người đánh tiếng gả nàng cho Thọ như bà Hàn Thịnh đã nhờ người làm mối hộ Chi. Rồi nàng ăn yếu, ngủ kém, cho đến lúc mắt hoa đầu rức, không thể học được.
***
Thọ, Đình, Tân và Hùng rủ nhau vào một hiệu tạp hóa to ở phố chợ. Thọ vào trước, chủ hàng chào:
- Bẩm thầy vào mua hàng.
Khi trông thấy Hùng, chủ hàng vội vàng đứng dậy, chạy ra, đon đả mời:
- Lạy quan ạ! Rước quan ngồi chơi.
Đình và Tân vào sau, chủ hàng nói một cách nhạt nhẽo:
- Hai thầy vào chơi...
Rồi nhà hàng săn sóc đến Hùng:
- Bẩm quan cần dùng thức gì ạ?
Rước quan sơi nước...
Mãi đến lúc Hùng cầm lấy một chén nước, mời bọn Thọ: "Mời ba ông giáo sơi nước!" chủ hàng mới nhớ ra rằng không phải chỉ một mình Hùng vào trong hiệu mình, ngoài Hùng ra còn có Thọ, Đình và Tân, mà Tân lại là thầy học của con giai mình. Lúc ấy hắn mới nói:
- Mời ba thầy sơi nước.
Cái cách phân biệt trong sự xưng hô, gọi ông giáo bằng "thầy", gọi ông phán bằng "quan" ấy cái cách kính trọng "quan phán", coi thường "thầy giáo" ấy chẳng riêng gì một chủ hàng này mới có, mà hầu hết các chủ hàng khác, các tổng lý, các dân quê, đều như thế cả. Họ không biết rằng Tân, Đình và Thọ đã rèn luyện nghề mình trong bốn năm ở trường Sư phạm, đã có được một trình độ học thức khá cao, đã phải giữ gìn cẩn thận trong cách ăn ở hàng ngay để làm gương sáng cho học trò, đã phải vì lương tâm nhà nghề ép mình chịu nhịn nhiều thú vui ngông cuồng của tuổi trẻ. Không. Họ không biết hay không để ý đến những cái ấy. Họ chỉ biết ông phán là người làm ở dinh quan Sứ, có quyền thế, có thể giúp việc được họ, còn ông giáo thì chỉ ngày hai buổi ra trường gào thét, gõ đầu trẻ. Họ cho rằng ông giáo ăn lương nhà nước thì bổn phận ông là dạy con họ cho giỏi, rèn luyện con họ cho nên người có tài có đức, hiểu biết lẽ phải, còn ông phán tuy cũng ăn lương nhà nước, nhưng mỗi khi họ có việc phải đến tòa, ông phán làm cho họ, là giúp họ, làm ơn cho họ. Thấy Hùng chơi bời phóng túng, họ nói với nhau: "Ông ấy thế mà liều...! ông ấy chơi ngông!... "Nếu phải ông giáo chơi như Hùng, họ đã mỉa mai: "Đi dạy học mà bậy như thế!..." Họ biết bình phẩm như vậy mà họ không hiểu nghề dạy học là một nghề khó và những người theo nghề ấy là những người đáng trọng. Không những bây giờ họ coi thường nghề dạy học, cả trước kia cũng vậy. Chẳng thế lại có câu: "Giáo thụ hà thời thăng lại mục".
ở hiệu tạp hóa ra. Thọ, Tân, Đình và Hùng đang đi trên đường cái, Phúc, một ông phán, đứng trong nhà gọi Hùng:
- Hùng! Có đi một thể không?
- Đi đâu?
- Vào trong cụ bố. Không đi à?
- Chết chửa! Cụ Bố mời vào ăn cơm mà quên mất.
Hùng chào bọn Thọ vào nhà Phúc, Đình nói:
- Các anh xem, năm ngoái cụ Bố có con học ở trường, nên có mời bọn chúng mình ăn cơm, năm nay cụ cho con về Hà Nội học, nên lờ hẳn bọn nhà giáo. Người trí thức còn khinh bọn "khai trí cho quốc dân" như thế, nói chi đến những người ít học hoặc vô học như ông chủ tạp hóa lúc nẫy. Tuy mình cho sự đi ăn cơm khách là phiền phức, tuy mình rất sợ và rất ghét tiếng "quan" nhưng mình không thể không lưu ý đến cách họ phân biệt hai phái "chính, giáo" bên trọng bên khinh được.
- Phải. Những cái phân biệt ấy chỉ tỏ ra rằng nghề mình là một nghề bị bạc đãi và làm cho nhiều người phải chán nản vì nghề.
Thọ nói:
- Bởi thế nên ta có thể nói rằng nghề dạy học chỉ dành riêng cho hai hạng người: hạng người thực bụng yêu nghề yêu trẻ, nghĩ đến sự tiến hóa của dân nước, biết đặt mình lên trên những sự bất công của xã hội, và hạng người bất đắc dĩ vì không thể làm nghề gì khác được.
Tân cười:
- Thế chúng mình thuộc vào hạng trên hay hạng dưới?
- Tùy ý anh.
Về đến nhà, thấy trên bàn có bánh dầy, bánh chưng buộc lạt đỏ và mấy cái hộp vuông làm bằng giấy bìa màu hồng, Thọ hỏi:
- Của ai thế kia?
Bếp trả lời:
- Thưa ông, của ông phán làm ở sở Lục Lộ biếu, nói là cô Bình lấy ông phán Hùng.
Tân nói:
- Họ đùa thế mà hóa thực nhỉ?
Rồi chàng đứng mân mê mấy cái hộp giấy xinh xắn, bốn góc có bốn con bướm nhỏ cắt rất khéo, tìm cách mở từng hộp một:
- Mứt này... Chè này... Mứt thơm lắm... hạt sen trần cẩn thận... Ngon ghê...
Thọ và Đình phì cười. Tân trút mứt ra một chiếc đĩa tách, ngồi loay hoay theo nếp cũ gập lại cái hộp rồi nói:
- Mình phải giữ cái mẫu này để dạy học trò làm thủ công mới được.
****
Nhung nghỉ học đã được hơn một tuần lễ. Các học trò con gái nói cho Thọ biết là nàng yếu nặng. Thọ sốt ruột. Rồi một buổi tối chàng đến thăm Nhung.
Nhà cụ Tuần vừa ăn cơm xong. Hai cụ đang ngồi uống nước trên sập gụ ở nhà ngoài. Nét mặt hai cụ có vẻ buồn, chắc là vì Nhung yếu. Cụ bà nói với Thọ:
- Cháu nó yếu quá, ông giáo ạ. Bệnh cháu rất lạ, lúc thăng, lúc giảm, nhiều khi cháu lịm đi rồi nói sảng. Thầy thuốc xem mạch, bảo cháu mắc tâm bệnh. Chắc là cháu học nhiều và lo nghĩ quá độ.
Thọ ngỏ ý muốn vào thăm Nhung, xem bệnh tình nàng ra sao. Cụ bà đứng dậy đưa Thọ vào. Trong phòng, ngọn đèn manchon tỏa ánh sáng mát êm dịu qua một lần bóng mờ. Trên chiếc giường gọng đồng, sáng loáng. Nhung nằm thiêm thiếp ngủ, chiếc chăn gấm phủ kín đến cổ. Hơi nàng thở đều, se sẽ, nhịp nhàng. Phượng ngồi bên cạnh giường, yên lặng nhìn em.
Thấy mẹ và Thọ vào. Phượng vội vàng đứng dậy, lấy ghế mời hai người ngồi. Thọ sẽ đặt tay lên trán Nhung, rồi nói, giọng nói hơi run vì cảm động:
- Trán còn nóng lắm...
Nhung từ từ mở mắt ra, nhìn Thọ, nàng sẽ thở dài. Cụ Tuần nói:
- Nhung đã dậy đấy ư con? Ông giáo đến hỏi thăm con đấy...
Thọ hỏi:
- Bây giờ trong người chị ra làm sao?
- Không...
Nhung chỉ nói được thế, rồi nghẹn lời, hai giọt nước mắt ngập ngừng, rồi từ từ chảy xuống gối. Nàng kéo chăn trùm kín mặt.
Trong phòng yên lặng. Muốn làm tan cái bầu không khí lạnh lẽo bởi sự yên lặng ấy, cụ Tuần hỏi Thọ:
- Bao giờ thì ông giáo có việc vui mừng?
- Bẩm cụ, vui mừng gì kia ạ?
- Hôm nọ bà Hàn Thịnh vào chơi đây, nói ông sắp lấy con gái út bà ta là cô Chi mà.
- Bẩm cụ không ạ. Vì ông Hàn có con học, mời nhiều lần, nên nhân một ngày nghỉ chúng cháu về chơi. Ông bà ấy ngờ là cháu đến xem mặt cô Chi nên nhờ bà cụ Kép làm mối. Cháu đã nói với cụ Kép giả lời bà ta hộ là cháu chẳng có ý gì hết, vì thầy mẹ cháu đã nhận lời ở nơi khác rồi. Cháu không hiểu sao bà Hàn lại đi phao ngôn lên như thế.
- Thế thì bà Hàn ấy buồn cười nhỉ! Nhưng hai cụ đã định cho ông ở đâu rồi?
- Cháu nói dối thế để bà Hàn khỏi lôi thôi, chứ thực ra cháu cũng chưa định đâu cả, vì cháu còn trẻ, chưa muốn lập gia đình vội.
- Tôi hỏi lẩn thẩn, năm nay ông bao nhiêu tuổi?
- Bẩm cụ cháu hai mươi mốt.
Nhung thở dài, sẽ lật chăn, rồi từ từ ngồi dậy.
Thọ nói:
- Chị nên nằm nghỉ, đừng gượng ngồi vội.
- Thưa thầy, con đã hơi đỡ, ngồi cho tỉnh.
Người nhà bưng thuốc vào nói:
- Bẩm cụ lớn, thuốc của cô con được rồi ạ.
Thọ cầm lấy bát thuốc, nhìn kỹ xem có cặn không, rồi đưa cho Nhung:
- Chị uống thuốc đi, cố cho chóng khỏi để các cụ được vui lòng.
Nhung đón lấy bát thuốc uống một hơi hết, rồi đưa bát cho Phượng. Cụ Tuần nói:
- Con xin phép ông giáo nằm nghỉ một lúc.
- Thưa me con ngồi cũng được.
Thọ nói:
- Chị nên nghe lời cụ nằm xuống cho dẫn thuốc thì hơn.
Ngoan ngoãn. Nhung nằm xuống, kéo chăn kín lên đến ngực.
Đồng hồ đeo trên tường thong thả buông chín tiếng, lanh lảnh, ngân nga. Thọ đứng dạy bảo Nhung:
- Tôi về đây, chị chịu khó uống thuốc và ăn cơm cho chóng mạnh để đi học, vì kỳ thi cũng sắp sửa đến rồi.
Nhung ngồi dậy, toan đứng lên tiễn Thọ ra khỏi phòng.
Cụ Tuần âu yếm bảo:
- Thôi con cứ nằm nghỉ, để mẹ đưa ông giáo ra cũng đủ. Chị Phượng ở lại với em nhé.
****
Tám giờ một buổi tối mùa xuân. Giời mưa phùn và hơi rét. Gió thổi từng cơn thỉnh thoảng vù vù qua khe cửa.
Trong nhà Thọ, bầu không khí ấm áp sực nức mùi thuốc lá; tiếng cười nói ồn ào vui vẻ, nhiều lúc xen lẫn cả tiếng vỗ tay.
Ta nhận thấy đủ mặt nhà giáo và năm sáu ông phán làm các sở, ngồi quây chung quanh cái bàn tròn ở giữa nhà, hay nằm dài trên đi van hoặc ngồi tựa lưng vào tường, hai chân duỗi thẳng. Họ thi nhau nói đùa Hùng về đám cưới sắp tới của chàng. Mỗi khi ai nói được câu gì lý thú, cả bọn vỗ tay cười.
Hùng ngồi mân mê cái lọ hoa để giữa bàn đáp lại các câu bông đùa của chúng bạn bằng những nụ cười nhạt nhẽo, hoặc kín đáo, ý vị.
Thằng bếp luôn luôn pha nước.
Những buổi hội họp như thế, ta thường thấy ở nhà Thọ luôn. Là vì ở đấy họ được tự nhiên, tha hồ bông đùa, tha hồ cợt nhả, tự do ngỏ ý mình, kể lại những chuyện riêng lý thú của mình chứ không phải giữ gìn, e lệ, rụt dè, kín đáo, như ở những nhà có đàn bà trẻ con, nhất là có các cụ già. Những lúc ấy họ hiểu rõ cái hứng thú của tuổi trẻ, cái tuổi cường tráng, hăng hái, vui vẻ, hoạt động. Có lúc hết chuyện, một người đếm: một, hai, ba, rồi cả bọn cùng cười vang như vỡ chợ.
Bên ngoài có tiếng gõ cửa. Thằng bếp ra mở. Một người âu phục, đội mũ dạ, mặc áo đi mưa, cầm đèn bấm, bước vào, hơi cúi đầu xuống để khỏi chói mắt vì đèn sáng quá. Ai nấy lặng im nhìn. Người ấy ngả mũ chào rồi nói với Thọ:
- Thưa ông, tôi là con rể ông Hàn Thịnh...
- Vâng. Tôi nhận ra ông rồi. Mời ông cởi áo ngoài rồi ngồi chơi.
- Tôi muốn nói với ông câu chuyện riêng, nhưng vì nhà đông người quá không tiện.
- Nếu có thể được xin ông cứ cho biết.
- Một người nhờ tôi đến nói với ông một việc có mật thiết đến danh dự của ông. Vậy xin ông đến nhà đằng kia với tôi. ở đấy vắng vẻ, ta nói chuyện dễ hơn.
Thọ hơi chau mày nghĩ ngợi một phút rồi cả quyết lấy mũ, khoác áo tơi, cầm đèn bấm ra đi với người kia.
Giời tối đen. Mưa bay theo gió lướt vào tận mặt. Hai người phải kéo thêm vành mũ xuống. Trong luồng ánh sáng của hai chiếc đèn bấm, những hạt mưa phùn trắng toát, phơi phới, mặt đường dải dựa bóng loáng, và những thân cây hai bên đường lộ ra.
ở phố Vĩnh Thịnh đi ngược lên một quãng, rẽ vào con đường nhỏ, về bên phải độ vài chục thước, rồi hai người dừng lại, trước cửa một cái nhà gianh.
Người kia đẩy hai cánh cửa vẫn khép, rồi mời Thọ vào. Nhà ấy ba gian, ngoảnh mặt ra đường, đằng sau có lẽ là sân hay còn nhà trong nữa. Hai gian bên có hai chiếc giường ngủ, dát tre, không có chiếu. ở gian giữa kê một chiếc bàn với bốn cái ghế gỗ. Trên bàn một ngọn đèn lù mù lung lay vì gió thổi từ ngoài lọt đến. Một cái nhà không người ở lạnh lẽo. Thọ lấy làm lạ, không hiểu nhà này là nhà nào mà ngày thường chàng không để ý đến.
Hai người ngồi hai chiếc ghế đối diện nhau. Người kia nói:
- Bây giờ chúng ta có thể nói chuyện được, vì không có ai ở đây cả.
- Vâng.
- Một người nhờ tôi đến nói chuyện với ông. Người ấy hiện bây giờ đang rên rỉ trên giường bệnh, có lẽ khó lòng sống được, nếu ông không thương hắn.
- Sao vậy?
- Hắn tuy là học trò của ông đốc trước, nhưng cũng chẳng khác gì học trò của ông, ông nên trông lại cho hắn nhờ...
- Ông cứ nói.
- Hắn lấy cô Chi, con gái út ông Hàn Thịnh, từ lúc còn nhỏ. Khi nhớn lên, cô Chi theo đòi chúng bạn, chơi bời lãng mạn, rồi chê hắn, khinh hắn, bỏ hắn. Hắn căm giận vô cùng, nhưng vì trước kia không vào sổ giá thú, nên hắn không làm gì nổi...
- Sao nữa?... Ông nói ngay đến cốt chuyện cho.
- Nay hắn nghe tin ông sắp sửa lấy cô Chi, hắn khó chịu, tức bực, uất lên rồi phát ốm.
- Nhưng nếu tin đồn ấy không đúng sự thực?
- Còn sai sao được. Cụ Kép đã đến nói với bà Hàn là nay mai cụ nhà ta đem giầu cau đến hỏi.
Thọ ngạc nhiên.
- Nếu thế thì lạ thực. Tôi đã bảo cụ Kép giả lời bà Hàn hộ, tôi không để ý gì đến cô Chi kia mà...
Người kia không đổi sắc mặt, vẫn điềm nhiên nói:
- Thế thì lạ thực! Nhưng càng hay. Như ông vừa trẻ tuổi vừa có địa vị trong xã hội, lấy đâu mà không được vợ vừa ý. Tôi đã đi Vân Nam, đi Hồng Kông, nên biết rộng. Thấy ông là người học thức, đứng đắn, tôi không nỡ để người ta lừa ông. Cô Chi không phải là người như ông tưởng tượng đâu. Tôi ở đây tôi biết, cô ấy không được đứng đắn, chơi bời phóng túng...
- Vâng. Tôi hiểu rồi... Tôi đã bảo không là không. Vậy ông đã hài lòng và hết chuyện chứ?
- Xin cám ơn ông. Kính ông về trước. Tôi ra sau.
Thọ ở trong nhà ấy ra một mình. Mới đi được mươi bước, chàng thấy từ đằng sau thân một cây to, hai bóng người nhẩy vọt ra. Thọ giật mình, chiếu đèn lên mặt hai người ấy, thì ra Tân và Đình đang đứng nhe bộ răng trắng ra cười và nhắm mắt lại, vì đèn chói qua. Thọ hỏi:
- Các anh đi đâu thế?
- Chúng tôi sợ có điều gì chẳng may xảy ra chăng, nên đến để phòng bị. Chúng tôi đã cho thằng bếp đến đứng nghe ở cửa nhà ấy, nếu thấy gì khác ý thì gọi ngay chúng tôi. Nó đang đi đằng sau anh kia kìa.
Thọ ngoảnh lại, quả nhiên thấy thằng bếp đang đi đằng sau mình thật; vì nó đi đất, mà Thọ thì nện mạnh gót giầy lên mặt đường, nên không biết.
Tân và Đình cùng hỏi:
- Chuyện gì mà bí mật thế?
- Về nhà sẽ hay. Còn bọn kia đâu?
- Họ đang ngồi đợi anh ở nhà đấy.
Bọn Thọ vừa vào đến nhà, mọi người đã nhao nhao lên hỏi:
- Chuyện gì thế?
- Có gì lạ không?
- Nó lại tán tỉnh để anh lấy em vợ nó chứ gì?
Thọ vừa cười vừa nói:
- Đố ai đoán trúng.
Mọi người lặng im. Thọ nói:
- Chính tôi cũng không ngờ. Hắn tưởng tôi định hỏi Chi thật, đến nói xấu Chi và bảo tôi không nên lấy.
- Lạ thật!
Hai ba người cùng nói lên một lúc như thế, Đình lên mặt thạo đời, dõng dạc nói:
- Chẳng lạ gì cả. Hắn lại muốn "Hoa thơm vơ cả cụm" đây, nên đến phá đám, để hắn ở giữa được hưởng lợi. Rồi các anh xem.
Quả nhiên cách đấy mấy hôm, khắp tỉnh Vĩnh Yên, người ta đồn: Con gái út ông Hàn Thịnh trốn nhà đi với anh rể.
Một buổi chiều cụ Kép gặp Thọ đi ở trường về, kín đáo nói:
- Bọn ấy đưa nhau đi rồi, ông ạ.
- Bọn nào kia "thưa cụ".
- Cô Chi con ông Hàn Thịnh ấy mà. Họ giắt nhau đi trốn đã được hơn tuần lễ rồi. Thế là em tranh chồng chị đấy.
Thọ mỉm cười:
- Sao trước cụ khoe với tôi là cô ấy ngoan lắm kia mà.
Bà cụ cười, không nói gì, chào Thọ rồi đi thẳng.
***
Ba tháng xuân qua. Trên những cành đào đầy lá xanh tươi, quả non chi chít, mơn mởn như tuyết nhung. Hết hẳn những ngày mưa phùn u ám, thường kéo dài từ đông sang xuân. Trên bầu trời cao, xanh ngắt, không gợn chút mây, mặt trời đã bắt đầu tỏa ánh sáng chói lọi. Với cảnh trời quang, với ánh sáng rực rỡ, với tiếng chim ríu rít gọi nhau trên những cành cây tươi thắm với mọi cảnh sán lạn của buổi đầu hè, ta thấy thân thể khoan khoái, tâm hồn thảnh thơi. Ta vui vẻ bỏ những áo dầy nặng của mùa rét, hí hởn mặc những áo mỏng nhẹ nhàng.
Thực vậy, ở Vĩnh Yên, mùa xuân không mấy ngày được đầm ấm thanh quang; bầu trời thường u ám vẩn mây, mưa phùn thường nhắc ta nhớ lại những ngày đông buồn bã, cảnh vật bị bao phủ mịt mùng, nên gặp những ngày tạnh...
Nhung đã khỏi bệnh. Nàng lại đi học như thường. Với mầu da hơi xanh vì nàng cũng chưa khỏe hẳn, với bộ quần áo lụa mềm mại, nàng có vẻ đẹp thùy mị, kín đáo, thanh cao.
Buổi đầu thấy Nhung lại đi học, Thọ thấy tâm hồn rạo rực. Rồi nhớ lại buổi đến thăm nàng, tự nhiên mặt Thọ nóng bừng. Chàng thương Nhung vì Nhung còn hơi yếu, nước da hơi xanh, người hơi gầy. Thọ cố nén những cảm giác chàng cho là mới lạ ấy. Dần dần chàng lại giữ được vẻ tự nhiên và làm việc như thường. Nhung đem lại lớp học bao vẻ đầm ấm, êm đềm, bù vào cái lạnh lẽo buồn tẻ mà Thọ đã cảm thấy trong khi nàng vắng mặt.
Những cây xoan tây giồng hai bên đường đã lác đác điểm hoa đỏ chói lọi. Những bông hoa tươi thắm ấy nhắc cho các học trò lớp nhất biết rằng kỳ thi sắp tới. Những người lười biếng không chút hy vọng ở sự thi đỗ, thì vẫn thản nhiên như không. Còn những người chăm chỉ, người học khá, đã thấy băn khoăn lo nghĩ. Còn hai tháng nữa họ sẽ thấy cái kết quả rực rỡ của suốt một năm cặm cụi, chịu khó, hay phải chịu thiệt thòi về sự chẳng may. Họ đã nghĩ đến những sự vui vẻ trong gia đình khi được tin họ đỗ. Trong trí tưởng tượng, họ đã nhìn thấy họ vênh vang đi ngoài đường, dưới những con mắt khen ngợi hay cảm phục của mọi người hai bên hàng phố. Nhưng biết đâu! "Học tài thi phận"! Biết đâu mình sẽ không gặp một ông tây đọc ám tả khó nghe! Biết đâu mình sẽ không viết nhầm vài chữ bởi sự vô ý! Biết đâu bài luận của mình sẽ không gặp phải người chấm nghiệt! Những cái "biết đâu" ấy và bao cái "biết đâu’ khác thường bận trí họ, làm giảm hẳn những giấc mộng êm đềm kể trên.
Gần đến kỳ thi, thầy giáo và học trò đều gắng sức làm việc. Chiều nào Thọ cũng ở lại nửa giờ để dạy học trò thêm về các khoa cần thiết như ám tả, tính đố, luận pháp văn, luận quốc văn. Càng thấy học trò chịu khó, chăm chỉ, chú ý nghe lời mình giảng, Thọ càng ra công dạy.
Vì nể lời cụ Tuần, mỗi buổi tối, Thọ đến dạy thêm Nhung trong hai tiếng đồng hồ. Cũng một công dạy, Thọ xin phép cụ Tuần cho Thanh đến học một thể. Cụ Tuần bằng lòng ngay.
Có Thanh, Thọ không sợ người ngoài dị nghị, và Nhung cũng gắng sức hơn, vì nàng không muốn ai vượt nổi mình, để Thọ phải khen ngợi và được vui lòng.
Hai bên đường, hoa xoan tây đỏ ối xen lẫn vào những tầu lá xanh rờn. Những cánh hoa rụng rải rác trên mặt đất. ánh nắng gay gắt của buổi đầu hè đã làm cho mọi người uể oải, khó chịu.
ở các lớp dưới, nhất là ở lớp ba mới thi Sơ học Yếu Lược xong, học trò làm việc chán nản, chỉ mong cho chóng đến hè. Chán nản là phải! Giời đã nóng bức, các bài lại phải ôn lại từ đầu năm. Bao nhiêu thì giờ thầy giáo dùng để giảng bài mới khi trước, nay dùng để học trò đọc bài cả. Đối với những học trò lười, những phút dùng để học bài ấy sao mà dài thế! Chỉ chậm lại một phút cũng đủ đến lượt các cậu, các cậu sẽ phải quở mắng, chép bài, ở lại. Vụ nghỉ hè càng gần, bầu không khí trong lớp càng thấy buồn tẻ, chán ngắt.
Nhưng ở lớp nhất thì trái hẳn, ở đây, càng về cuối năm, học trò càng gắng sức. Đối với họ, thì giờ qua vùn vụt. Họ ước ao ngày tháng giật lùi trở lại để kỳ thi còn xa. Những sự ước ao hão huyền ấy, họ nhắc tới mỗi khi họ nhận thấy sức học của mình còn kém, bài học ôn còn nhiều.
Nhưng ngày qua, lại ngày qua; thời giờ cứ tiến một cách êm đềm bình tĩnh. Tháng năm tây hết. Còn mười hôm nữa, các cậu học trò lớp nhất sẽ biết cái kết quả tốt đẹp hay chẳng may của mình.
Muốn hiểu trình độ của học trò một cách chắc chắn, và phỏng đoán cái kết quả của kỳ thi sắp tới, Thọ soạn bài cho họ thi thử. Chàng cố ý chọn các đầu bài hơi khó.
Khi đã chấm xong các bài, cộng các điểm số của từng người một để đặt thứ tự trên dưới. Thọ xoa tay, mỉm cười sung sướng, vì thấy công khó nhọc của mình không phải là công uổng. Trừ Nhung và Thanh ra là hai tay xuất sắc nhất, không kể các người khác phần nhiều cũng khá cả. Cứ lấy sức học mà xét, không kể đến sự may rủi, Thọ chắc số học trò trong lớp có thể đỗ được quá nửa.
Thấy tên mình đứng đầu bảng, trên cả các bạn giai, trên cả Thanh là người đã được nàng giúp sức, đã được Thọ săn sóc đến, đã được cha mẹ nàng rộng phép cho đến học thêm buổi tối, Nhung mỉm một nụ cười tự đắc, sung sướng nhìn Thọ.
Đã mấy hôm nay trong lớp, Thọ bắt gặp nhiều lần Nhung chăm chú nhìn mình, tha thiết. Một lần đương giờ ra chơi, chàng thấy mấy người học trò lớn bàn chuyện với nhau có vẻ bí mật. Chàng sẽ đứng lại gần nghe:
- Sao anh biết?
- Chính là Hàn Thịnh nói với đẻ tôi hôm nọ: "Con Chi nhà tôi lấy ông giáo nhất ở đây". Vậy chẳng phải thầy giáo mình còn là ai nữa.
- Thế mà ông ấy gan nhỉ. Sắp lấy vợ mà nét mặt vẫn thản nhiên như thường. Không hề lộ vẻ vui mừng.
- Lấy con Chi làm quái gì...
Một người trong bọn trông thấy Thọ, ra hiệu bảo chúng bạn đừng nói chuyện nữa, rồi mỗi người lảng đi một nơi.
Lại ở trong lớp đi ra, đến gần Thọ nói nhỏ:
- Bà Hàn Thịnh đã nói cho mọi người biết là anh sắp lấy con gái bà ấy. Tôi đi đâu người ta cũng hỏi thăm xem tin ấy có thực hay không.
- Lạ nhỉ! Tôi đã bảo cụ Kép trả lời bà ta là tôi không bằng lòng kia mà.
- Lạ thực. Phao lên như thế, chẳng biết rồi sau bà ta đối với mọi người ra sao?
Nhung buồn. Nàng đăm đăm nghĩ ngợi, mất hẳn vẻ vui tươi ngày thường. Rồi, một buổi sáng, Phượng đến xin phép cho nàng nghỉ học, vì nàng yếu.
Nhung yếu. Thọ thương nàng. Vắng Nhung, Thọ thấy lớp học buồn tẻ, lạnh lùng, giờ dạy học dài dằng dặc. Chàng vẫn biết là chàng yêu Nhung, nhưng chỉ là cái tình yêu thoang thoảng như khi ta yêu bông hoa đẹp: vắng Nhung, cái tình yêu ấy càng rõ rệt, thấm thía.
Nhưng Thọ không ngờ rằng Nhung cũng yêu chàng, yêu một cách thiết tha đắm đuối, đến nỗi mới nghe tin Thọ sắp lấy người khác nàng đã buồn tê tái, rồi ốm.
Nhung đã viện hết lẽ, tìm hết cớ để quên Thọ, coi Thọ chỉ là ông thầy học của mình, và cố sức làm việc để không có thì giờ nghĩ vẩn vơ, để khuây cái buồn vô ích, nhưng không tài nào quên được, khuây được. Trong trí tưởng tượng của nàng, hiện ra bao cảnh rực rỡ, êm đềm, đầm ấm, mà trong đó bao giờ cũng có hình ảnh của Thọ và Chi. Nàng thấy lòng nàng tê tái. Nàng trách Thọ vô tình, giận Chi cướp mất người yêu của nàng, tức cha mẹ sao không nhờ người đánh tiếng gả nàng cho Thọ như bà Hàn Thịnh đã nhờ người làm mối hộ Chi. Rồi nàng ăn yếu, ngủ kém, cho đến lúc mắt hoa đầu rức, không thể học được.
***
Thọ, Đình, Tân và Hùng rủ nhau vào một hiệu tạp hóa to ở phố chợ. Thọ vào trước, chủ hàng chào:
- Bẩm thầy vào mua hàng.
Khi trông thấy Hùng, chủ hàng vội vàng đứng dậy, chạy ra, đon đả mời:
- Lạy quan ạ! Rước quan ngồi chơi.
Đình và Tân vào sau, chủ hàng nói một cách nhạt nhẽo:
- Hai thầy vào chơi...
Rồi nhà hàng săn sóc đến Hùng:
- Bẩm quan cần dùng thức gì ạ?
Rước quan sơi nước...
Mãi đến lúc Hùng cầm lấy một chén nước, mời bọn Thọ: "Mời ba ông giáo sơi nước!" chủ hàng mới nhớ ra rằng không phải chỉ một mình Hùng vào trong hiệu mình, ngoài Hùng ra còn có Thọ, Đình và Tân, mà Tân lại là thầy học của con giai mình. Lúc ấy hắn mới nói:
- Mời ba thầy sơi nước.
Cái cách phân biệt trong sự xưng hô, gọi ông giáo bằng "thầy", gọi ông phán bằng "quan" ấy cái cách kính trọng "quan phán", coi thường "thầy giáo" ấy chẳng riêng gì một chủ hàng này mới có, mà hầu hết các chủ hàng khác, các tổng lý, các dân quê, đều như thế cả. Họ không biết rằng Tân, Đình và Thọ đã rèn luyện nghề mình trong bốn năm ở trường Sư phạm, đã có được một trình độ học thức khá cao, đã phải giữ gìn cẩn thận trong cách ăn ở hàng ngay để làm gương sáng cho học trò, đã phải vì lương tâm nhà nghề ép mình chịu nhịn nhiều thú vui ngông cuồng của tuổi trẻ. Không. Họ không biết hay không để ý đến những cái ấy. Họ chỉ biết ông phán là người làm ở dinh quan Sứ, có quyền thế, có thể giúp việc được họ, còn ông giáo thì chỉ ngày hai buổi ra trường gào thét, gõ đầu trẻ. Họ cho rằng ông giáo ăn lương nhà nước thì bổn phận ông là dạy con họ cho giỏi, rèn luyện con họ cho nên người có tài có đức, hiểu biết lẽ phải, còn ông phán tuy cũng ăn lương nhà nước, nhưng mỗi khi họ có việc phải đến tòa, ông phán làm cho họ, là giúp họ, làm ơn cho họ. Thấy Hùng chơi bời phóng túng, họ nói với nhau: "Ông ấy thế mà liều...! ông ấy chơi ngông!... "Nếu phải ông giáo chơi như Hùng, họ đã mỉa mai: "Đi dạy học mà bậy như thế!..." Họ biết bình phẩm như vậy mà họ không hiểu nghề dạy học là một nghề khó và những người theo nghề ấy là những người đáng trọng. Không những bây giờ họ coi thường nghề dạy học, cả trước kia cũng vậy. Chẳng thế lại có câu: "Giáo thụ hà thời thăng lại mục".
ở hiệu tạp hóa ra. Thọ, Tân, Đình và Hùng đang đi trên đường cái, Phúc, một ông phán, đứng trong nhà gọi Hùng:
- Hùng! Có đi một thể không?
- Đi đâu?
- Vào trong cụ bố. Không đi à?
- Chết chửa! Cụ Bố mời vào ăn cơm mà quên mất.
Hùng chào bọn Thọ vào nhà Phúc, Đình nói:
- Các anh xem, năm ngoái cụ Bố có con học ở trường, nên có mời bọn chúng mình ăn cơm, năm nay cụ cho con về Hà Nội học, nên lờ hẳn bọn nhà giáo. Người trí thức còn khinh bọn "khai trí cho quốc dân" như thế, nói chi đến những người ít học hoặc vô học như ông chủ tạp hóa lúc nẫy. Tuy mình cho sự đi ăn cơm khách là phiền phức, tuy mình rất sợ và rất ghét tiếng "quan" nhưng mình không thể không lưu ý đến cách họ phân biệt hai phái "chính, giáo" bên trọng bên khinh được.
- Phải. Những cái phân biệt ấy chỉ tỏ ra rằng nghề mình là một nghề bị bạc đãi và làm cho nhiều người phải chán nản vì nghề.
Thọ nói:
- Bởi thế nên ta có thể nói rằng nghề dạy học chỉ dành riêng cho hai hạng người: hạng người thực bụng yêu nghề yêu trẻ, nghĩ đến sự tiến hóa của dân nước, biết đặt mình lên trên những sự bất công của xã hội, và hạng người bất đắc dĩ vì không thể làm nghề gì khác được.
Tân cười:
- Thế chúng mình thuộc vào hạng trên hay hạng dưới?
- Tùy ý anh.
Về đến nhà, thấy trên bàn có bánh dầy, bánh chưng buộc lạt đỏ và mấy cái hộp vuông làm bằng giấy bìa màu hồng, Thọ hỏi:
- Của ai thế kia?
Bếp trả lời:
- Thưa ông, của ông phán làm ở sở Lục Lộ biếu, nói là cô Bình lấy ông phán Hùng.
Tân nói:
- Họ đùa thế mà hóa thực nhỉ?
Rồi chàng đứng mân mê mấy cái hộp giấy xinh xắn, bốn góc có bốn con bướm nhỏ cắt rất khéo, tìm cách mở từng hộp một:
- Mứt này... Chè này... Mứt thơm lắm... hạt sen trần cẩn thận... Ngon ghê...
Thọ và Đình phì cười. Tân trút mứt ra một chiếc đĩa tách, ngồi loay hoay theo nếp cũ gập lại cái hộp rồi nói:
- Mình phải giữ cái mẫu này để dạy học trò làm thủ công mới được.
****
Nhung nghỉ học đã được hơn một tuần lễ. Các học trò con gái nói cho Thọ biết là nàng yếu nặng. Thọ sốt ruột. Rồi một buổi tối chàng đến thăm Nhung.
Nhà cụ Tuần vừa ăn cơm xong. Hai cụ đang ngồi uống nước trên sập gụ ở nhà ngoài. Nét mặt hai cụ có vẻ buồn, chắc là vì Nhung yếu. Cụ bà nói với Thọ:
- Cháu nó yếu quá, ông giáo ạ. Bệnh cháu rất lạ, lúc thăng, lúc giảm, nhiều khi cháu lịm đi rồi nói sảng. Thầy thuốc xem mạch, bảo cháu mắc tâm bệnh. Chắc là cháu học nhiều và lo nghĩ quá độ.
Thọ ngỏ ý muốn vào thăm Nhung, xem bệnh tình nàng ra sao. Cụ bà đứng dậy đưa Thọ vào. Trong phòng, ngọn đèn manchon tỏa ánh sáng mát êm dịu qua một lần bóng mờ. Trên chiếc giường gọng đồng, sáng loáng. Nhung nằm thiêm thiếp ngủ, chiếc chăn gấm phủ kín đến cổ. Hơi nàng thở đều, se sẽ, nhịp nhàng. Phượng ngồi bên cạnh giường, yên lặng nhìn em.
Thấy mẹ và Thọ vào. Phượng vội vàng đứng dậy, lấy ghế mời hai người ngồi. Thọ sẽ đặt tay lên trán Nhung, rồi nói, giọng nói hơi run vì cảm động:
- Trán còn nóng lắm...
Nhung từ từ mở mắt ra, nhìn Thọ, nàng sẽ thở dài. Cụ Tuần nói:
- Nhung đã dậy đấy ư con? Ông giáo đến hỏi thăm con đấy...
Thọ hỏi:
- Bây giờ trong người chị ra làm sao?
- Không...
Nhung chỉ nói được thế, rồi nghẹn lời, hai giọt nước mắt ngập ngừng, rồi từ từ chảy xuống gối. Nàng kéo chăn trùm kín mặt.
Trong phòng yên lặng. Muốn làm tan cái bầu không khí lạnh lẽo bởi sự yên lặng ấy, cụ Tuần hỏi Thọ:
- Bao giờ thì ông giáo có việc vui mừng?
- Bẩm cụ, vui mừng gì kia ạ?
- Hôm nọ bà Hàn Thịnh vào chơi đây, nói ông sắp lấy con gái út bà ta là cô Chi mà.
- Bẩm cụ không ạ. Vì ông Hàn có con học, mời nhiều lần, nên nhân một ngày nghỉ chúng cháu về chơi. Ông bà ấy ngờ là cháu đến xem mặt cô Chi nên nhờ bà cụ Kép làm mối. Cháu đã nói với cụ Kép giả lời bà ta hộ là cháu chẳng có ý gì hết, vì thầy mẹ cháu đã nhận lời ở nơi khác rồi. Cháu không hiểu sao bà Hàn lại đi phao ngôn lên như thế.
- Thế thì bà Hàn ấy buồn cười nhỉ! Nhưng hai cụ đã định cho ông ở đâu rồi?
- Cháu nói dối thế để bà Hàn khỏi lôi thôi, chứ thực ra cháu cũng chưa định đâu cả, vì cháu còn trẻ, chưa muốn lập gia đình vội.
- Tôi hỏi lẩn thẩn, năm nay ông bao nhiêu tuổi?
- Bẩm cụ cháu hai mươi mốt.
Nhung thở dài, sẽ lật chăn, rồi từ từ ngồi dậy.
Thọ nói:
- Chị nên nằm nghỉ, đừng gượng ngồi vội.
- Thưa thầy, con đã hơi đỡ, ngồi cho tỉnh.
Người nhà bưng thuốc vào nói:
- Bẩm cụ lớn, thuốc của cô con được rồi ạ.
Thọ cầm lấy bát thuốc, nhìn kỹ xem có cặn không, rồi đưa cho Nhung:
- Chị uống thuốc đi, cố cho chóng khỏi để các cụ được vui lòng.
Nhung đón lấy bát thuốc uống một hơi hết, rồi đưa bát cho Phượng. Cụ Tuần nói:
- Con xin phép ông giáo nằm nghỉ một lúc.
- Thưa me con ngồi cũng được.
Thọ nói:
- Chị nên nghe lời cụ nằm xuống cho dẫn thuốc thì hơn.
Ngoan ngoãn. Nhung nằm xuống, kéo chăn kín lên đến ngực.
Đồng hồ đeo trên tường thong thả buông chín tiếng, lanh lảnh, ngân nga. Thọ đứng dạy bảo Nhung:
- Tôi về đây, chị chịu khó uống thuốc và ăn cơm cho chóng mạnh để đi học, vì kỳ thi cũng sắp sửa đến rồi.
Nhung ngồi dậy, toan đứng lên tiễn Thọ ra khỏi phòng.
Cụ Tuần âu yếm bảo:
- Thôi con cứ nằm nghỉ, để mẹ đưa ông giáo ra cũng đủ. Chị Phượng ở lại với em nhé.
****
Tám giờ một buổi tối mùa xuân. Giời mưa phùn và hơi rét. Gió thổi từng cơn thỉnh thoảng vù vù qua khe cửa.
Trong nhà Thọ, bầu không khí ấm áp sực nức mùi thuốc lá; tiếng cười nói ồn ào vui vẻ, nhiều lúc xen lẫn cả tiếng vỗ tay.
Ta nhận thấy đủ mặt nhà giáo và năm sáu ông phán làm các sở, ngồi quây chung quanh cái bàn tròn ở giữa nhà, hay nằm dài trên đi van hoặc ngồi tựa lưng vào tường, hai chân duỗi thẳng. Họ thi nhau nói đùa Hùng về đám cưới sắp tới của chàng. Mỗi khi ai nói được câu gì lý thú, cả bọn vỗ tay cười.
Hùng ngồi mân mê cái lọ hoa để giữa bàn đáp lại các câu bông đùa của chúng bạn bằng những nụ cười nhạt nhẽo, hoặc kín đáo, ý vị.
Thằng bếp luôn luôn pha nước.
Những buổi hội họp như thế, ta thường thấy ở nhà Thọ luôn. Là vì ở đấy họ được tự nhiên, tha hồ bông đùa, tha hồ cợt nhả, tự do ngỏ ý mình, kể lại những chuyện riêng lý thú của mình chứ không phải giữ gìn, e lệ, rụt dè, kín đáo, như ở những nhà có đàn bà trẻ con, nhất là có các cụ già. Những lúc ấy họ hiểu rõ cái hứng thú của tuổi trẻ, cái tuổi cường tráng, hăng hái, vui vẻ, hoạt động. Có lúc hết chuyện, một người đếm: một, hai, ba, rồi cả bọn cùng cười vang như vỡ chợ.
Bên ngoài có tiếng gõ cửa. Thằng bếp ra mở. Một người âu phục, đội mũ dạ, mặc áo đi mưa, cầm đèn bấm, bước vào, hơi cúi đầu xuống để khỏi chói mắt vì đèn sáng quá. Ai nấy lặng im nhìn. Người ấy ngả mũ chào rồi nói với Thọ:
- Thưa ông, tôi là con rể ông Hàn Thịnh...
- Vâng. Tôi nhận ra ông rồi. Mời ông cởi áo ngoài rồi ngồi chơi.
- Tôi muốn nói với ông câu chuyện riêng, nhưng vì nhà đông người quá không tiện.
- Nếu có thể được xin ông cứ cho biết.
- Một người nhờ tôi đến nói với ông một việc có mật thiết đến danh dự của ông. Vậy xin ông đến nhà đằng kia với tôi. ở đấy vắng vẻ, ta nói chuyện dễ hơn.
Thọ hơi chau mày nghĩ ngợi một phút rồi cả quyết lấy mũ, khoác áo tơi, cầm đèn bấm ra đi với người kia.
Giời tối đen. Mưa bay theo gió lướt vào tận mặt. Hai người phải kéo thêm vành mũ xuống. Trong luồng ánh sáng của hai chiếc đèn bấm, những hạt mưa phùn trắng toát, phơi phới, mặt đường dải dựa bóng loáng, và những thân cây hai bên đường lộ ra.
ở phố Vĩnh Thịnh đi ngược lên một quãng, rẽ vào con đường nhỏ, về bên phải độ vài chục thước, rồi hai người dừng lại, trước cửa một cái nhà gianh.
Người kia đẩy hai cánh cửa vẫn khép, rồi mời Thọ vào. Nhà ấy ba gian, ngoảnh mặt ra đường, đằng sau có lẽ là sân hay còn nhà trong nữa. Hai gian bên có hai chiếc giường ngủ, dát tre, không có chiếu. ở gian giữa kê một chiếc bàn với bốn cái ghế gỗ. Trên bàn một ngọn đèn lù mù lung lay vì gió thổi từ ngoài lọt đến. Một cái nhà không người ở lạnh lẽo. Thọ lấy làm lạ, không hiểu nhà này là nhà nào mà ngày thường chàng không để ý đến.
Hai người ngồi hai chiếc ghế đối diện nhau. Người kia nói:
- Bây giờ chúng ta có thể nói chuyện được, vì không có ai ở đây cả.
- Vâng.
- Một người nhờ tôi đến nói chuyện với ông. Người ấy hiện bây giờ đang rên rỉ trên giường bệnh, có lẽ khó lòng sống được, nếu ông không thương hắn.
- Sao vậy?
- Hắn tuy là học trò của ông đốc trước, nhưng cũng chẳng khác gì học trò của ông, ông nên trông lại cho hắn nhờ...
- Ông cứ nói.
- Hắn lấy cô Chi, con gái út ông Hàn Thịnh, từ lúc còn nhỏ. Khi nhớn lên, cô Chi theo đòi chúng bạn, chơi bời lãng mạn, rồi chê hắn, khinh hắn, bỏ hắn. Hắn căm giận vô cùng, nhưng vì trước kia không vào sổ giá thú, nên hắn không làm gì nổi...
- Sao nữa?... Ông nói ngay đến cốt chuyện cho.
- Nay hắn nghe tin ông sắp sửa lấy cô Chi, hắn khó chịu, tức bực, uất lên rồi phát ốm.
- Nhưng nếu tin đồn ấy không đúng sự thực?
- Còn sai sao được. Cụ Kép đã đến nói với bà Hàn là nay mai cụ nhà ta đem giầu cau đến hỏi.
Thọ ngạc nhiên.
- Nếu thế thì lạ thực. Tôi đã bảo cụ Kép giả lời bà Hàn hộ, tôi không để ý gì đến cô Chi kia mà...
Người kia không đổi sắc mặt, vẫn điềm nhiên nói:
- Thế thì lạ thực! Nhưng càng hay. Như ông vừa trẻ tuổi vừa có địa vị trong xã hội, lấy đâu mà không được vợ vừa ý. Tôi đã đi Vân Nam, đi Hồng Kông, nên biết rộng. Thấy ông là người học thức, đứng đắn, tôi không nỡ để người ta lừa ông. Cô Chi không phải là người như ông tưởng tượng đâu. Tôi ở đây tôi biết, cô ấy không được đứng đắn, chơi bời phóng túng...
- Vâng. Tôi hiểu rồi... Tôi đã bảo không là không. Vậy ông đã hài lòng và hết chuyện chứ?
- Xin cám ơn ông. Kính ông về trước. Tôi ra sau.
Thọ ở trong nhà ấy ra một mình. Mới đi được mươi bước, chàng thấy từ đằng sau thân một cây to, hai bóng người nhẩy vọt ra. Thọ giật mình, chiếu đèn lên mặt hai người ấy, thì ra Tân và Đình đang đứng nhe bộ răng trắng ra cười và nhắm mắt lại, vì đèn chói qua. Thọ hỏi:
- Các anh đi đâu thế?
- Chúng tôi sợ có điều gì chẳng may xảy ra chăng, nên đến để phòng bị. Chúng tôi đã cho thằng bếp đến đứng nghe ở cửa nhà ấy, nếu thấy gì khác ý thì gọi ngay chúng tôi. Nó đang đi đằng sau anh kia kìa.
Thọ ngoảnh lại, quả nhiên thấy thằng bếp đang đi đằng sau mình thật; vì nó đi đất, mà Thọ thì nện mạnh gót giầy lên mặt đường, nên không biết.
Tân và Đình cùng hỏi:
- Chuyện gì mà bí mật thế?
- Về nhà sẽ hay. Còn bọn kia đâu?
- Họ đang ngồi đợi anh ở nhà đấy.
Bọn Thọ vừa vào đến nhà, mọi người đã nhao nhao lên hỏi:
- Chuyện gì thế?
- Có gì lạ không?
- Nó lại tán tỉnh để anh lấy em vợ nó chứ gì?
Thọ vừa cười vừa nói:
- Đố ai đoán trúng.
Mọi người lặng im. Thọ nói:
- Chính tôi cũng không ngờ. Hắn tưởng tôi định hỏi Chi thật, đến nói xấu Chi và bảo tôi không nên lấy.
- Lạ thật!
Hai ba người cùng nói lên một lúc như thế, Đình lên mặt thạo đời, dõng dạc nói:
- Chẳng lạ gì cả. Hắn lại muốn "Hoa thơm vơ cả cụm" đây, nên đến phá đám, để hắn ở giữa được hưởng lợi. Rồi các anh xem.
Quả nhiên cách đấy mấy hôm, khắp tỉnh Vĩnh Yên, người ta đồn: Con gái út ông Hàn Thịnh trốn nhà đi với anh rể.
Một buổi chiều cụ Kép gặp Thọ đi ở trường về, kín đáo nói:
- Bọn ấy đưa nhau đi rồi, ông ạ.
- Bọn nào kia "thưa cụ".
- Cô Chi con ông Hàn Thịnh ấy mà. Họ giắt nhau đi trốn đã được hơn tuần lễ rồi. Thế là em tranh chồng chị đấy.
Thọ mỉm cười:
- Sao trước cụ khoe với tôi là cô ấy ngoan lắm kia mà.
Bà cụ cười, không nói gì, chào Thọ rồi đi thẳng.
***
Ba tháng xuân qua. Trên những cành đào đầy lá xanh tươi, quả non chi chít, mơn mởn như tuyết nhung. Hết hẳn những ngày mưa phùn u ám, thường kéo dài từ đông sang xuân. Trên bầu trời cao, xanh ngắt, không gợn chút mây, mặt trời đã bắt đầu tỏa ánh sáng chói lọi. Với cảnh trời quang, với ánh sáng rực rỡ, với tiếng chim ríu rít gọi nhau trên những cành cây tươi thắm với mọi cảnh sán lạn của buổi đầu hè, ta thấy thân thể khoan khoái, tâm hồn thảnh thơi. Ta vui vẻ bỏ những áo dầy nặng của mùa rét, hí hởn mặc những áo mỏng nhẹ nhàng.
Thực vậy, ở Vĩnh Yên, mùa xuân không mấy ngày được đầm ấm thanh quang; bầu trời thường u ám vẩn mây, mưa phùn thường nhắc ta nhớ lại những ngày đông buồn bã, cảnh vật bị bao phủ mịt mùng, nên gặp những ngày tạnh...
Nhung đã khỏi bệnh. Nàng lại đi học như thường. Với mầu da hơi xanh vì nàng cũng chưa khỏe hẳn, với bộ quần áo lụa mềm mại, nàng có vẻ đẹp thùy mị, kín đáo, thanh cao.
Buổi đầu thấy Nhung lại đi học, Thọ thấy tâm hồn rạo rực. Rồi nhớ lại buổi đến thăm nàng, tự nhiên mặt Thọ nóng bừng. Chàng thương Nhung vì Nhung còn hơi yếu, nước da hơi xanh, người hơi gầy. Thọ cố nén những cảm giác chàng cho là mới lạ ấy. Dần dần chàng lại giữ được vẻ tự nhiên và làm việc như thường. Nhung đem lại lớp học bao vẻ đầm ấm, êm đềm, bù vào cái lạnh lẽo buồn tẻ mà Thọ đã cảm thấy trong khi nàng vắng mặt.
Những cây xoan tây giồng hai bên đường đã lác đác điểm hoa đỏ chói lọi. Những bông hoa tươi thắm ấy nhắc cho các học trò lớp nhất biết rằng kỳ thi sắp tới. Những người lười biếng không chút hy vọng ở sự thi đỗ, thì vẫn thản nhiên như không. Còn những người chăm chỉ, người học khá, đã thấy băn khoăn lo nghĩ. Còn hai tháng nữa họ sẽ thấy cái kết quả rực rỡ của suốt một năm cặm cụi, chịu khó, hay phải chịu thiệt thòi về sự chẳng may. Họ đã nghĩ đến những sự vui vẻ trong gia đình khi được tin họ đỗ. Trong trí tưởng tượng, họ đã nhìn thấy họ vênh vang đi ngoài đường, dưới những con mắt khen ngợi hay cảm phục của mọi người hai bên hàng phố. Nhưng biết đâu! "Học tài thi phận"! Biết đâu mình sẽ không gặp một ông tây đọc ám tả khó nghe! Biết đâu mình sẽ không viết nhầm vài chữ bởi sự vô ý! Biết đâu bài luận của mình sẽ không gặp phải người chấm nghiệt! Những cái "biết đâu" ấy và bao cái "biết đâu’ khác thường bận trí họ, làm giảm hẳn những giấc mộng êm đềm kể trên.
Gần đến kỳ thi, thầy giáo và học trò đều gắng sức làm việc. Chiều nào Thọ cũng ở lại nửa giờ để dạy học trò thêm về các khoa cần thiết như ám tả, tính đố, luận pháp văn, luận quốc văn. Càng thấy học trò chịu khó, chăm chỉ, chú ý nghe lời mình giảng, Thọ càng ra công dạy.
Vì nể lời cụ Tuần, mỗi buổi tối, Thọ đến dạy thêm Nhung trong hai tiếng đồng hồ. Cũng một công dạy, Thọ xin phép cụ Tuần cho Thanh đến học một thể. Cụ Tuần bằng lòng ngay.
Có Thanh, Thọ không sợ người ngoài dị nghị, và Nhung cũng gắng sức hơn, vì nàng không muốn ai vượt nổi mình, để Thọ phải khen ngợi và được vui lòng.
Hai bên đường, hoa xoan tây đỏ ối xen lẫn vào những tầu lá xanh rờn. Những cánh hoa rụng rải rác trên mặt đất. ánh nắng gay gắt của buổi đầu hè đã làm cho mọi người uể oải, khó chịu.
ở các lớp dưới, nhất là ở lớp ba mới thi Sơ học Yếu Lược xong, học trò làm việc chán nản, chỉ mong cho chóng đến hè. Chán nản là phải! Giời đã nóng bức, các bài lại phải ôn lại từ đầu năm. Bao nhiêu thì giờ thầy giáo dùng để giảng bài mới khi trước, nay dùng để học trò đọc bài cả. Đối với những học trò lười, những phút dùng để học bài ấy sao mà dài thế! Chỉ chậm lại một phút cũng đủ đến lượt các cậu, các cậu sẽ phải quở mắng, chép bài, ở lại. Vụ nghỉ hè càng gần, bầu không khí trong lớp càng thấy buồn tẻ, chán ngắt.
Nhưng ở lớp nhất thì trái hẳn, ở đây, càng về cuối năm, học trò càng gắng sức. Đối với họ, thì giờ qua vùn vụt. Họ ước ao ngày tháng giật lùi trở lại để kỳ thi còn xa. Những sự ước ao hão huyền ấy, họ nhắc tới mỗi khi họ nhận thấy sức học của mình còn kém, bài học ôn còn nhiều.
Nhưng ngày qua, lại ngày qua; thời giờ cứ tiến một cách êm đềm bình tĩnh. Tháng năm tây hết. Còn mười hôm nữa, các cậu học trò lớp nhất sẽ biết cái kết quả tốt đẹp hay chẳng may của mình.
Muốn hiểu trình độ của học trò một cách chắc chắn, và phỏng đoán cái kết quả của kỳ thi sắp tới, Thọ soạn bài cho họ thi thử. Chàng cố ý chọn các đầu bài hơi khó.
Khi đã chấm xong các bài, cộng các điểm số của từng người một để đặt thứ tự trên dưới. Thọ xoa tay, mỉm cười sung sướng, vì thấy công khó nhọc của mình không phải là công uổng. Trừ Nhung và Thanh ra là hai tay xuất sắc nhất, không kể các người khác phần nhiều cũng khá cả. Cứ lấy sức học mà xét, không kể đến sự may rủi, Thọ chắc số học trò trong lớp có thể đỗ được quá nửa.
Thấy tên mình đứng đầu bảng, trên cả các bạn giai, trên cả Thanh là người đã được nàng giúp sức, đã được Thọ săn sóc đến, đã được cha mẹ nàng rộng phép cho đến học thêm buổi tối, Nhung mỉm một nụ cười tự đắc, sung sướng nhìn Thọ.