watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nỗi lòng-Chương kết - tác giả Nguyễn khắc Mẫn Nguyễn khắc Mẫn

Nguyễn khắc Mẫn

Chương kết

Tác giả: Nguyễn khắc Mẫn

Mười hai tháng sáu tây! Cái ngày làm cho học trò lớp nhất các trường trong toàn hạt Bắc Kỳ năm ấy phải hồi hộp, vui tươi hớn hở, hay lo sợ phân vân. Ngày ấy sẽ làm cho bao người được thỏa lòng mong ước, và cũng sẽ làm cho bao người khác phải chán nản, đau đớn, ê chề, tủi phận.
Mười hai tháng sáu tây năm ấy là ngày thi Sơ học tốt nghiệp.
Chưa bẩy giờ sáng hôm ấy, cùng với các thí sinh khác, học trò lớp nhất trường Vĩnh Yên đã tề tựu tại trước cửa trường Bảo Hộ Hà Nội. Cậu nào cũng cầm một cuộn giấy trắng, trong có kèm miếng giấy thấm, thước, bút chì, bút viết và mực. Các cậu đi đi, lại lại, hoặc họp từng bọn nói chuyện. Mỗi cậu có một vẻ mặt riêng: có cậu thản nhiên như không, có cậu làm ra vẻ vui tươi, có cậu lo lắng, có cậu trầm ngâm suy nghĩ. Ai đã đi thi qua, cũng hiểu được tâm lý của các cậu lúc ấy, một thứ tâm lý phức tạp đầy sự mong ước, nửa mừng nửa lo.
Thỉnh thoảng các thí sinh lại dãn ra hai bên, nhường chỗ cho chiếc ô tô của ông chính chủ khảo từ từ đi vào trong sân trường hay chiếc xe tay của các ông giám khảo đỗ ngay trước cửa.
Không ai bảo ai, bỗng một phần đông thí sinh nhìn cả về một phía, đằng đầu trường, chỗ bọn học trò con gái đứng. Trên một chiếc xe tay nhà sơn vàng bóng lộn, một thiếu nữ xinh tươi ung dung bước xuống, nhẹ nhàng uyển chuyển trong bộ quần áo tân thời nhã nhặn.
Họ thì thầm bảo nhau:
- Nhung đã đến. Oai không.
- Thí sinh đấy!
Ba hồi trống trong trường vang lên. Các học trò kéo nhau vào trong sân, đến cửa các buồng thi, trông lên những tờ giấy vuông dán ở cánh cửa, xem mình sẽ vào buồng nào, rồi đứng đợi hay đi lại lảng vảng gần đấy.
Bẩy giờ rưỡi.
Trước cửa các buồng thi, người ta bắt đầu gọi học trò vào lớp. Sân trường vắng dần, rồi không còn một ai. Ngoài cửa trường, mấy ông cụ già phe phẩy chiếc quạt, đứng nói chuyện với anh bán bánh tây, chị hàng nước, dưới bóng mát của mấy cây bàng.
Trong lớp, các thí sinh im lặng, cắm cúi làm bài. Cứ xong mỗi bài, số học trò vui vẻ, vững dạ lại giảm đi, và số học trò lo ngại chán nản tăng lên.
Rồi hết buổi sáng đến buổi chiều, ta thấy nhiều cậu hớn hở khoe bài mình với bạn, nhiều cậu phân vân hỏi nhau về những điều mình ngờ vực, nhiều cậu đi riêng ra một mình buồn tẻ.
Buổi chiều xong. Suốt ngày hôm sau là ngày các cậu mong đợi, nghe ngóng, băn khoăn, hỏi han, bàn tán cho đến lúc các cậu chen nhau vào xem mấy tờ giấy đánh máy dán ở cửa trường. Lúc này là lúc ta nhận rõ hạng người đỗ vui tươi với hạng người hỏng bơ phờ rầu rĩ.
Cái cảnh học trò vào thi vấn đáp thật là một cảnh vui mắt. Mỗi cậu cầm một quyển sổ học khóa, và một tờ căn cước, đi từ lớp nọ sang lớp kia, ở đâu cũng dừng lại dăm phút, lắng tai nghe người đang giả lời giám khảo, rồi sẽ gật đầu khen ngợi hay mỉm cười chế riễu. Những cậu học khá chắc ở sức học của mình, thì vào buồng nào cũng đến cho giám khảo hỏi ngay cho chóng xong, để có thì giờ đi kèm các bạn, tìm cách giúp nhau. Còn những cậu, sức học vừa phải, bài học chỗ thuộc chỗ không, thì phải nghe ngóng, suy tính, nghĩ ngợi, so sánh, xem lúc nào nên vào thi, mà vào buồng nào trước.
Nhung đi đâu cũng có một bọn theo sau, vào lớp nào cũng thấy họ xúm quanh mình, vừa để ý nghe, vừa chăm chú nhìn mình nói. Nhiều cậu giả vờ như vô tình đi đến; có cậu không đủ can đảm theo nàng, chỉ đứng ngẩn ngơ trông.
Ngoài sân, tiếng cười nói xôn xao. Họ chê nhau nói sai; họ khen nhau giả lời đúng; họ mời nhau uống nước chanh, rượu bia, hút thuốc lá. Có mấy cậu đứng bình phẩm nhỏ với nhau về quần áo và dáng điệu của những người qua trước mặt, và mỗi khi thoáng thấy Nhung đâu, thì trố mắt nhìn cho đến khi không thấy bóng nàng nữa.
Lúc yết bảng là lúc vui chung của mọi người được vào kỳ vấn đáp, vì không một ai hỏng. Nhìn lớp sóng người từ trong sân trường kéo ra, ta nhận rõ sự lanh lợi hoạt bát của tuổi trẻ đầy hy vọng.
Thọ đang soạn lại sổ sách trong lớp thì nhận được giây thép gửi về:

Hai mươi tám người đỗ
Tuyết Nhung
Chàng mỉm cười nói một mình:
- Thế là được hơn một nửa.
***
Các trường nghỉ hè. Thầy giáo và học trò tạm biệt nhau trong hai tháng rưỡi. Cửa trường đóng kín mít. Ngoài sân trường vắng tanh, cỏ bắt đầu mọc cao dần.
Một năm học qua, Thọ thấy rất chóng. Ngẫm lại công việc mình làm trong chín thắng rưỡi, chàng không thấy có một sự gì đáng ghi nhớ. Một vài sự bực mình vì học trò lười hay vô lễ, một vài thú vui trong khi chấm một bài hay hoặc nghe đọc một bài rành mạch. ấy chỉ có thế. Nhưng Thọ thấy khoan khoái nhẹ nhàng, tâm hồn bình tĩnh. Chàng đã làm trọn bổn phận; chàng đã thành thực yêu nghề, đã săn sóc đến lũ trẻ thông minh, lanh lợi, nhanh nhảu một cách chu đáo. Đối với các học trò lười biếng, chàng không ghét mà chỉ thương hại.
Rồi bao việc xẩy ra từ khi Thọ mới bước chân đến đất Vĩnh Yên, lần lượt hiện ra trong trí nhớ của chàng, khiến chàng có lúc mỉm cười sung sướng, có lúc chau mày nghĩ ngợi.
Nhớ đến Loan, chàng không khỏi ngậm ngùi. Không biết đời nàng bây giờ ra sao? Sướng hay khổ? Nghĩ đến cảnh đau khổ của một nàng dâu bị mẹ chồng cay nghiệt, của một người vợ sống gượng với chồng không chút tình yêu, mà Loan có thể gặp được, Thọ băn khoăn hối hận.
Rồi Quảng đến chào Thọ và báo tin cho chàng biết là hắn đã thi đỗ ở Việt Trì. Thọ cảm động.
Những ngày hè nắng bức liên tiếp nhau. Suốt từ sáng đến chiều, mặt giời chói lọi gay gắt, tỏa ánh sáng. Trên cành cây, tiếng ve kêu ran. Khi mặt trời đã lặn, chỉ trên đường Tam Đảo mới có gió mát. Còn ở trong phố khuất gió, hơi nóng ở đường nhựa bốc lên, ở tường gạch và mái ngói xông ra, khiến ta có cái cảm giác như bị đè nén khó thở. Nét mặt người nào cũng có vẻ mệt nhọc, uể oải. ở xứ ta, mùa hè là mùa khó chịu nhất trong một năm. Người mệt nhọc dễ sinh ra lười biếng, hay cau có, hay gắt gỏng.
Mỗi khi gặp trận mưa rào, thì người vật hớn hở, cây cối xanh tươi, đường phố sạch lầu, không khí mát mẻ; nhưng cái mát mẻ ấy mất dần khi mặt trời vén mây giọi ánh sáng.
Thọ về thăm nhà nửa tháng, rồi giữ lời hứa với cụ Tuần, lên nghỉ mát với cụ trên Tam Đảo, nhân tiện dạy thêm Nhung để hết hè thi vào trường Nữ Sư Phạm. Bích cùng đi với Thọ. Mới gặp nhau Nhung và Bích thân yêu nhau ngay. Nhung hỏi Bích về sự thi vào Nữ Sư Phạm, về cách ăn ở của học trò trong trường. Bích kể lại tường tận và khéo thêm bớt đến nỗi Nhung mơ mộng, ước ao, chỉ mong cho chóng hết hè, để được hưởng cái đời lý thú, vui vẻ, hoạt động, nhí nhảnh của cô nữ học sinh mà Bích đã tả; nghĩa là Nhung thèm muốn cái đời của Bích; nhưng mỗi khi nhìn Thọ, nàng lại sẽ thở dài; về Hà Nội học, nàng sẽ phải xa Thọ, mà xa Thọ thì nàng vui tươi sao được.
Chiều nào cũng vậy, Thọ, Nhung và Bích dạo chơi trên những con đường sỏi nhỏ, vòng theo sườn núi, giữa hai giặng cây xanh um tùm. Hễ gặp con bướm nào bay là là mặt đất hoặc nhởn nhơ rời cành này sang cành khác, Nhung và Bích thi nhau đuổi bắt, rồi khi thấy bướm bay đã quá tầm, hai nàng nhìn theo khúc khích cười.
Có khi ba người rủ nhau lên tận đỉnh đèo Thái Nguyên, đứng nhìn con đường dốc chạy vòng sang bên kia sườn núi, hay trèo lên nhà lục lăng ở đỉnh ngọn, ngồi nhìn những ngọn cây mọc thoai thoải xuống chung quanh, mà tưởng tượng như cùng nhau lạc vào một thế giới khác.
Có khi cùng nhau đứng tựa bên cầu, lặng ngắm làn nước từ từ chẩy trên những tảng đá nhẵn thín, những viên sỏi sạch lầu, và nghe tiếng nước reo ào ào từ đằng xa đưa lại, không bao giờ dứt.
Có lúc cùng nhau ngồi hàng giờ trên những phiến đá to dưới chân thác Bạc say sưa trông ngọn nước trắng xóa, từ trên cao reo xuống, ào ào cuồn cuộn, như muốn dội lên đầu mình; những tia nước mát lạnh bắn ra như mưa bụi.
Trong những đêm giăng tỏ cảnh rừng núi bao la, mịt mùng, biến ảo, tiếng thác chẩy rì rào, như đứt, như nối, như gần như xa, đã gợi trong tâm hồn ba người bao cảm giác mới lạ, êm đềm, phảng phất, mơ màng.
Ngày vui chóng qua. Thấm thoát đã gần hết hai tháng, từ ngày Thọ và Bích lên Tam Đảo. Chỉ còn một tuần lễ nữa, các trường tiểu học sẽ bắt đầu khai giảng, Thọ và Bích phải về Hà Nội để sắp sửa đến kỳ vào học. Cảnh Tam Đảo đối với Nhung hết thi vị, nàng chỉ còn đợi đến ngày khai trường là nói với cha mẹ dọn nhà về Vĩnh Yên.
Những ngày vui đã qua chỉ để lại trong trí ta những nỗi nhớ nhung mến tiếc, và làm tăng sự buồn tẻ của cuộc đời hiện tại.
Vắng Thọ và Bích, Nhung kém hẳn vẻ tươi. Nàng không hay ra khỏi nhà. Những buổi chiều tà, ngồi tựa khung cửa sổ, nàng mơ màng nhìn tận cõi xa xăm trước mắt, và tưởng lại những phút êm đềm bên cạnh người yêu. Tiếng suối reo, làn nước chẩy, cảnh rừng núi thâm u, ngọn gió chiều nhẹ nhàng lướt trên những bông hoa tươi thắm, phe phẩy những cành lá rung rinh, bao cảnh dịu dàng ấy chỉ gợi cho nàng những nỗi nhớ mong.
***
Mồng một tháng chín tây. Ngày khai trường. Trên đường cái học trò hớn hở cắp sách đi học. Đã hai tháng rưỡi, hôm nay mới lại thấy các cô bé, các cậu bé, họp từng bọn đi với nhau, nói cười vui vẻ. Khác ngày thường, là bên cạnh những bạn trẻ nhanh nhẹn, liến thoắng, ta thấy những học trò ngây ngô, ngơ ngác, dụt dè đi sau ông cụ già hay người lớn tuổi. Đấy là các cậu học trò mới theo cha anh đến trường xin học.
Với những bức tường mới quét vôi lại sáng sủa, với cái sân rộng sạch sẽ, cỏ cắt sát mặt đất, trường có vẻ mới hẳn.
Trong sân trường, vẻ tấp nập lại hiện ra. Các cậu bé chạy, nhẩy, đuổi nhau, gào thét. Các cậu nhớn ra vẻ đứng đắn hơn họp lại từng bọn, nói chuyện về các thú vui của mình trong những ngày nghỉ. Những người mới học một năm ở lớp nhất và thi hỏng kỳ mới rồi, lại bẽn lẽn cắp sách đi học, đứng riêng ra một góc trường. Còn học trò mới thì đứng ngây người ra xem các học trò cũ cười nói nô đùa, ước ao được vào học như họ, hoặc đi lại trước cửa các lớp, nhìn vào những dẫy bàn ghế kê có thứ tự, những địa đồ tranh ảnh treo trên tường.
Các thầy giáo đến. Rồi đến giờ vào học, đến giờ các học trò cũ thi lên lớp, đến giờ các học trò mới thi vào học, đến lúc mấy cụ già dẫn cháu vào, khúm núm nộp đơn.
Qua hai ngày đầu, khi các học trò mới cũ đã lớp nào vào lớp ấy, thầy giáo và học trò lại cùng nhau kéo dài cái đời chăm chỉ, bình tĩnh, yên lặng, không một sự gì quan trọng xẩy ra và đáng chú ý hơn là ông thanh tra đến khám trường hay một người học trò vô lễ phải đuổi.
Mấy hôm đầu, Thọ bận nhiều công việc, nên thời giờ chàng thấy qua rất chóng. Nhưng nay mọi việc bận về đầu năm đã xong, Thọ lại cảm thấy trong lớp thiếu sự đầm ấm, thiếu vẻ vui tươi: chàng nghĩ đến Nhung.
Những giờ nghỉ học, những khi nhàn rỗi, Thọ không thể không tưởng tượng đến Nhung được. Rồi những cảnh êm đềm chàng được hưởng trong mấy tháng hè lại lần lượt hiển hiện trong trí nhớ, khiến chàng càng nhận thấy rõ rệt sự rỗng không mà Nhung đã để lại trong lớp, trong nhà chàng và khắp mọi nơi chàng đi đến. Phải. Chỉ vắng một mình Nhung, đối với Thọ, cả tỉnh Vĩnh Yên buồn tẻ.
Những lúc vui sướng, là lúc Thọ nhận được thơ của Nhung. Những lúc ấy chàng sống trong mộng tưởng mà chàng tự xây đắp lấy.
Báo tin đưa về làm cho Thọ hớn hở, trong chốc lát: Nhung đỗ đầu kỳ thi vào trường Nữ Sư Phạm; những ngày chủ nhật, Bích thường rủ nàng về nhà chơi, hai chị em cùng học làm bánh, nấu ăn. Nhưng sau những giờ vui ngắn ngủi ấy, sự buồn tẻ hiu quạnh bao giờ cũng rõ rệt thêm lên.
Nhưng dần dần, lòng mong nhớ cũng cùng thời gian giảm bớt. Công việc làm là môn thuốc giải phiền rất hiệu nghiệm. Nên một tháng sau, Thọ đã trở lại vui vẻ như trước. Chàng lại yêu nghề, quý học trò mà chàng ân cần săn sóc đến. Bao nhiêu thì giờ, chàng dùng cả vào việc dạy dỗ trẻ em.
Nếu cứ thế mãi. Thọ có thể quên hẳn Nhung được, hoặc một đôi khi có nhớ đến chăng nữa, sự nhớ ấy cũng chỉ thoảng qua như khi ta nhớ đến một vật quý bỏ mất đã lâu ngày.
Nhưng thỉnh thoảng, Nhung lại gửi thư về cho Thọ. Những thơ ấy nhắc Thọ nhớ đến Nhung, mà nhớ một cách nồng nàn đằm thắm. Rồi bao giọng nói, bao dáng điệu, bao vẻ đẹp của Nhung lại hiển hiện trong trí nhớ của Thọ.
Trong thư gửi cho Thọ, Nhung chỉ viết những câu hỏi thăm trường, hoặc nói về sự học của nàng, hoặc tả những buổi chủ nhật nàng ở nhà Bích, nhưng đối với Thọ, mỗi chữ, mỗi câu trong thư ấy như có ngụ những ý nghĩa yêu đương. Rồi những khi nhàn rỗi, Thọ lại đem thư của Nhung ra đọc lại một lượt. Những bức thư ấy, chàng xếp cẩn thận trong một hộp giấy rất xinh.
Nhưng lòng người thật nhiều nỗi éo le phiền phức. Có khi xem xong thư của Nhung, Thọ quẳng xuống bàn, thở dài, chán nản: "Hừ!... Thư thường của học trò gửi cho thầy giáo...! Viết lấy lệ!..." Nghĩ thế rồi Thọ thấy nghẹn ngào uất ức.
Ai đã trải qua một thời kỳ yêu nồng nàn đắm đuối, đều hiểu lòng cho Thọ. Trong thời kỳ ấy, ta chỉ tưởng nhớ đến người yêu, âu yếm mọi cái có dính dáng đến người yêu, rồi lại sợ người yêu không để ý đến mình.
Những ngày chủ nhật, Thọ muốn về thăm nhà, vì may ra được gặp Nhung, nhưng không hiểu sao Thọ không làm theo ý muốn.
Về phần Nhung, lòng tưởng nhớ Thọ còn nhiều hơn nữa. Những lúc vui sướng nhất của nàng là lúc viết thư cho Thọ, những phút hồi hộp nhất là phút mở thư của Thọ ra xem và nếu lâu Thọ không trả lời nàng thì nàng thấy băn khoăn buồn nản. Muốn Thọ trả lời, trong thư nào gửi cho chàng, Nhung cũng cố thêm vào mấy câu hỏi về nghĩa sách hay về tin tức. Nhưng khi nào cho là cần lắm, Thọ mới viết thư cho nàng.
Thường không mấy chủ nhật Nhung không đến chơi nhà Bích. ở đấy nàng được ngắm ảnh Thọ treo trên tường, được cha mẹ Thọ yêu quý, được em gái Thọ săn sóc đến, được dùng các thứ mà nàng chắc là Thọ thường dùng.
Rồi nàng tưởng tượng đến dáng điệu của Thọ, ở buồng ăn, ở bàn làm việc, ở phòng tiếp khách. Đứng ngắm bóng mình trong chiếc gương to, nàng nghĩ ngay rằng Thọ cũng đã soi gương ấy không biết bao nhiêu lần rồi.
Nhung lấy làm lạ, không hiểu tại sao những ngày chủ nhật Thọ không về thăm nhà, nơi mà nàng cho là êm đềm đầm ấm, không đâu bằng. Nàng chép miệng thở dài. Hồi tưởng lại từ khi gặp Thọ, nàng chưa thấy sự gì tỏ ra rằng Thọ yêu nàng.
Phải. Thọ có săn sóc đến nàng, chịu khó dạy bảo nàng thật, nhưng biết đâu không vì nàng chăm học, vì Thọ làm trọn phận sự, hoặc nể lời cha mẹ nàng. Còn Thọ yêu nàng? nàng ngờ lắm, nàng không dám tin, nàng không thể tin được. Yêu, mà biết chủ nhật nào nàng cũng ra chơi nhà, Thọ không về. Yêu, mà gửi đi ba bốn cái thư mới thấy trả lời một. Yêu, mà lời lẽ trong thư đạo mạo đứng đắn, không một câu, một chữ nào ngụ ý nhớ thương.
Nhưng chính những bức thư nhạt nhẽo ấy đã làm cho Nhung nhiều lần hớn hở. Không kể gì lời lẽ trong thư, cứ trông nét chữ của Thọ, Nhung cũng đã đủ sướng rồi.
Mỗi khi đến chơi nhà Bích, hễ thấy cuốn sách nào có chữ ký của Thọ là Nhung mượn về ngay. Trong khi nói chuyện, hễ thấy Bích nói Thọ ưa dùng thứ gì, Nhung cũng mua dùng và ưa dùng thứ ấy.
Bích thấu rõ lòng Nhung lắm. Nàng thường làm như vô tình nói chuyện đến Thọ luôn và nhận thấy Nhung chăm chú nghe, nhưng vẫn giữ ý không dám hỏi. Giữ ý tức là có ý.
Thực ra Bích cũng ước ao có người chị như Nhung
****
Một ngày chủ nhật, Thọ đi tầu sáng về Hà Nội. Chàng không có đủ can đảm chống lại với sự nhớ mong nữa. Đã gần hai tháng, Thọ chưa được giáp mặt Nhung, chưa được ngắm cái dáng điệu nhẹ nhàng tha thướt, cái vẻ mặt thắm tươi ôn hoà, chưa được nghe cái giọng nói êm ái, ngọt ngào của nàng. Cái dáng điệu ấy, cái vẻ mặt ấy, cái giọng nói ấy, chàng không bao giờ quên, và trong hơn một tiếng đồng hồ nữa, chàng sẽ được trông thấy nghe thấy.
Xe lửa vẫn ầm ầm tiến nhanh, nhưng Thọ thấy nó chạy rất chậm. Chàng đã xếp đặt sẵn trong trí tưởng tượng những cảnh chàng sẽ thấy ở nhà khi chàng bước chân vào. Bích và Nhung có lẽ đã ở nhà rồi. Hai nàng đang cùng nhau xem truyện, hoặc tập làm bánh nấu ăn. Trong khi ấy mẹ Thọ lặng ngồi âu yếm nhìn hai nàng, thỉnh thoảng lại ngọt ngào hỏi chuyện. Rồi Thọ ở trên xe tay bước xuống, rồi Bích và Nhung hớn hở ra chào, rồi trong khi mẹ và em ra quấn quít hỏi mình. Nhung e lệ, hai má ửng hồng, sẽ lấy ngón tay vén những sợi tóc phất phơ trước mặt.
Nghĩ đến đấy, Thọ mỉm cười, khoan khoái. Xe hỏa dừng lại trước ga Thạch Lỗi. Một tiếng còi từ đằng xa đưa lại, mặt đất hơi chuyển, chuyến xe từ Hà Nội lại rầm rộ kéo đến, chậm dần, rồi đỗ ngay bên ngoài xe Thọ ngồi.
Thọ thấy xe mình rung động rồi bắt đầu chạy. Đứng tựa khung cửa, chàng nhìn chiếc xe kia khuất dần. Bỗng Thọ giật mình, tê tái: trong toa hạng ba chiếc xe ấy, chàng thoáng nhìn thấy Nhung. Phải, chính Nhung; tuy mới thoáng trông, Thọ đã nhận rõ khuôn mặt thanh tú, đều đặn của nàng, và cái áo màu đỏ thẫm mà nàng thường ưa mặc; có lẽ không nhìn thấy Thọ, nên nàng trông đi nơi khác.
Thọ ngồi xuống ghế, buồn tênh. Chàng cho việc về chơi Hà Nội là vô lý, tuy về thăm nhà, thăm cha mẹ và em, sau một thời kỳ vắng mặt đã lâu. Rồi chàng trách Nhung cớ sao không ở Hà Nội, và cớ sao định về Vĩnh Yên lại không viết giấy cho chàng biết được; rồi chàng lại tự trách mình sao về nhà đúng vào ngày Nhung vắng mặt.
Thọ thở dài. Chàng không để ý xem xe đã chạy đến đâu và đã qua những ga nào.
Nhưng tầu vẫn chạy, qua Mỹ Nội Thôn, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm, rồi đến Hà Nội.
Thọ ở trên xe hỏa bước xuống. Một thiếu nữ sang trọng lại gần, cúi đầu chào:
- Lạy thầy ạ.
Thọ ngạc nhiên một phút, rồi nhận ra, vui mừng nói:
- à chị Loan; mới đầu tôi không nhận ra. Bây giờ chị ở đâu?
- Thưa thầy, nhà con được bổ làm thư ký ở tòa sứ Hà Đông đã ba tháng nay...
Rồi Loan chỉ Thọ, nói với một người trẻ tuổi lịch sự đứng gần đấy:
- Thầy giáo dạy em ở Vĩnh Yên đấy.
Người trẻ tuổi cúi đầu chào Thọ. Thọ ngả mũ bắt tay người ấy, và hỏi:
- Ông bà định đi đâu bây giờ?
Loan nói:
- Thưa thầy, chúng con đi đón me chúng con ở Vĩnh Yên về chơi.
- Cùng đi một chuyến tầu mà tôi không gặp. Nếu có thì giờ, tí nữa mời ông bà vào chơi nhà tôi, 175 phố hàng Lọng.
Thọ chào vợ chồng Loan, rồi ra cửa ga giả vé lên xe tay. Chàng thấy mình nhẹ nhàng khoan khoái như mới làm được một việc gì đắc trí. Là vì từ khi Loan về nhà chồng, hễ nghĩ đến nàng Thọ lại không được yên tâm. Chàng chỉ sợ Loan gặp cảnh khổ, mà lỗi là ở chàng, vì chàng đã khuyên Loan lấy chồng để giữ lại hạnh phúc gia đình. Lòng thi xả vẫn là đáng tôn sùng, nhưng ta không thể không thương người quên mình vì nghĩa vụ được. Nay thấy Loan vui sướng, vợ chồng Loan âu yếm nhau, Thọ không còn nghĩ gì về việc Loan nữa. Chàng mừng.
Về đến nhà, Thọ ngạc nhiên và vui sướng xiết bao, vì chàng thấy Nhung và Bích đang ngồi cắm cúi xem báo. Thì ra người mà chàng thoáng thấy trên tầu lúc nãy không phải Nhung, mà chỉ là một người giống nàng.
Bích nhìn thấy Thọ trước, vội đứng dậy reo lên:
- A! Anh giáo đã về!
Nhung cũng gọi theo:
- Anh Thọ!
Mẹ Thọ ở nhà trong cũng chạy ra đón con.
Nhưng Nhung thấy mặt nóng bừng. Nàng nhận ra rằng, trong khi vô tình nàng đã thốt ra một lời mà nàng cho là quá đường đột. Thật thế, hai tiếng "Anh Thọ" có thể bảo là lời nói của trái tim nàng được. Ngày thường, những khi tưởng nhớ đến Thọ, nàng hay nghĩ đến hai tiếng ấy mà nàng cho là êm ái và muốn nói to lên. Có lẽ vì thế, có lẽ vì đang mong mỏi Thọ, nên nhân khi tình cờ, thấy Bích reo lên, Nhung không kịp suy xét, nghĩ ngợi, đắn đo, buột miệng kêu lên hai tiếng ấy như thể ta thường nói to trong giấc mộng, nhưng khi nói xong, Nhung biết là lỡ lời và hối ngay.
Muốn cho Bích không để ý đến và không nghi ngờ mình, Nhung cố giữ vẻ mặt thản nhiên, vui vẻ đứng lên chào Thọ:
- Lạy thầy ạ!
- Cô Nhung. Cô ra chơi với em Bích.
Nhưng Bích nhí nhảnh và tinh ý lắm. Nàng để tâm xét từng cử chỉ của Nhung một, nên hai tiếng "Anh Thọ" Nhung thốt ra đã lọt vào tai nàng.
Bích vui cười nói:
- Thầy với trò gì! ở đây không phải là ở trong lớp học; Chị với tôi đã thân nhau như ruột thịt, thì anh tôi tức là anh chị. Vậy từ nay giở đi chị cứ gọi anh tôi là anh. Chị không để ý rằng anh Thọ gọi chị bằng "Cô" chứ có gọi bằng "Chị" như khi chị còn đang học đâu.
Mẹ Thọ nhìn Nhung, âu yếm nói:
- Em nó liến lắm, nhưng nó nói phải đấy, cô ạ.
Nhung cúi đầu e lệ, nhưng nàng cảm thấy sung sướng vì mọi người nhà Thọ đều yêu quý nàng.
Mẹ Thọ nói:
- Hôm nay anh về chơi, hai chị em thử đi chợ tập mua thức ăn rồi về làm cơm xem có khéo không.
- Vâng. Me nói phải đấy.
Bích vừa nói vừa chạy vào bếp lấy rổ, rồi rủ Nhung đi chợ. Nàng nói:
- Me ở nhà ạ. Anh giáo ở nhà, chúng em đi chợ.
- Thưa cụ ở nhà, chúng con đi chợ ạ.
- Vâng, hai cô đi chợ mua cho khéo nhé.
Nhung e lệ nói với Thọ:
- Anh ở nhà...
- Vâng. Hai cô đi chóng lên nhé.
Bích đi trước, cúi mặt mỉm cười.
Thọ hỏi mẹ, mới biết là cha mình đi chơi vắng; chàng đến ngồi chỗ Nhung ngồi lúc nãy và cầm tờ báo nàng đã cầm lên xem.
Trong khi ấy, mẹ Thọ hỏi chuyện Thọ ở Vĩnh Yên và nhất là nói đến Nhung, khen Nhung đẹp, có duyên, vui tính, lễ phép, nhanh nhẹn. Thôi thì không còn nết hay nào là Nhung không có. Cụ lại nói cho Thọ biết rằng Nhung và Bích quyến luyến nhau lắm, chủ nhật nào nàng cũng đến chơi, cùng Bích vào bếp tập làm bánh, nấu ăn; nàng có phần khéo hơn Bích. Thỉnh thoảng Bích cũng đến chơi nhà bác ruột Nhung ở phố hàng Bông và một đôi khi ăn cơm ở đấy. Trong khi mẹ nói chuyện, Thọ ngồi im để lặng hưởng hết nỗi vui man mác trong lòng.
Suốt ngày hôm ấy, Nhung không về nhà bác. Nàng đi chơi phố với Bích và Thọ, rồi vào hiệu Gô đa chọn mua cho Thọ một vài thức cần dùng.
Năm giờ chiều, Nhung và Bích đưa Thọ ra ga. Khi tầu đi Vĩnh Yên đã chạy khuất, Bích chợt thấy mắt Nhung ngấn lệ, nhưng nàng làm ngơ đi như không biết.
Một ngày vui qua, rồi bao ngày vui khác đem lại cho Nhung và Thọ những phút êm đềm, đầm ấm. Nhưng hai sự vui buồn bao giờ cũng liên tiếp nhau, xua đuổi nhau. Sau những buổi họp mặt khi ngày nghỉ Thọ về thăm nhà, Nhung và Thọ bao giờ cũng cảm thấy đời mình hiu quạnh hơn và sự mong nhớ nhau vì đấy tăng lên mãi. Nhưng lòng yêu nhớ ai, chỉ riêng người ấy biết hay chỉ có Bích đoán ra được, chứ những khi đối mặt nhau hai người vẫn giữ gìn cử chỉ coi nhau như đôi bạn vậy. Một đôi khi cùng nhau về vùng nhà quê chơi, lang thang trên những con đường vắng hoặc dừng bước bên bờ ao trong, bên khóm cây đẹp, Bích cố ý lảng xa ra một nơi để hai người được tự do tình tự nhưng khi trở lại, nàng thấy hai người vẫn thản nhiên đùa nói như không, nghĩa là không có sự gì khác xảy ra trong khi nàng lánh mặt. Hoặc giả những lúc ấy, hai người cùng thấy tâm hồn rạo rực, cùng muốn ngỏ cho nhau biết nỗi lòng, nhưng cùng có đủ nghị lực nén được ý nghĩ của mình. Bởi thế nên hai người vẫn yêu nhau, vẫn ngờ lẫn nhau.
Trong những khi lặng ngồi tưởng nhớ đến nhau, người nọ thường ôn lại những cử chỉ, những ngôn ngữ của người kia trước mắt mình xem có yêu mình chút nào không; nhưng kết quả của những sự phân tích và xét đoán ấy thường chỉ là sự thất vọng: họ chỉ nhận rõ tình yêu của mình đối với bạn, mà không thấu được nỗi lòng của bạn đối với mình. Là vì trong khi ta mong ước một điều gì, ta chỉ lo không được mãn nguyện, dù sự mong ước ấy, lấy lý mà xét, ta đã có thể chắc được một đôi phần. Nhưng còn những sự bất ngờ xảy ra? Những lúc ấy ta hay ngờ nhất, ta ngờ cả những sự không đáng ngờ.
Rồi thu qua đông tới. Những buổi cảnh trời u ám, gió cuốn mây bay, những đêm đông giá lạnh, gió lùa cửa sổ vù vù, ngồi bên lò sưởi gần tàn, ta thấy lòng ta thổn thức, đời ta lạnh lùng; ta tiếc những ngày vui qua, nhớ đến bạn thân xa vắng.
Nhưng Thọ không chịu để sự nhớ nhung thương tiếc nó cám dỗ nổi mình, nó làm cho mình phải tê mê, chán nản công việc. Bao giờ chàng cũng tìm được cách giải khuây; chàng chấm bài, soạn bài, xem sách, gợi chuyện với Tân và Đình, hoặc rủ hai bạn đi chơi.
Tân và Đình thấy Thọ về Hà Nội luôn, cho là về thăm nhà, cũng không nghi ngờ gì cả.
Rồi xuân về với những hạt mưa xuân phơi phới, với những ngày âm thầm nặng trĩu, cùng những ngày quang đãng sáng sủa. Rồi hạ lại, với cái nóng bức thiêu người, với ánh sáng mặt trời chói lọi.
Rồi lại sắp sửa đến kỳ học trò đi thi, sắp sửa hết năm học. Ngày tháng cứ thế qua, bao ngày tháng rỗng không, vì ngoài công việc hàng ngày, ta không để lại được công cuộc gì đáng ghi nhớ.
Nhưng thấy học trò tấn tới, ngoan, lễ phép, đỗ nhiều, Thọ vui sướng, mừng rằng một năm qua không phải là một năm vô ích.
Hè đến, Nhung hí hởn mừng thầm, chắc rằng sẽ được họp mặt cùng Thọ một thời kỳ khá lâu. Hai tháng rưỡi nghỉ sẽ đem lại cho nàng những ngày êm đềm của vụ hè năm ngoái. Phải. Những lúc bình minh, những buổi chiều tà, trong cảnh trăng thanh, nàng sẽ được luôn luôn bên cạnh Thọ. Cha nàng mới tậu được nhà nghỉ mát ở Đồ Sơn, nàng sẽ được cùng Thọ tắm bể, cùng Thọ dạo chơi trên bãi cát phẳng lì, cùng Thọ đi câu, cùng Thọ trèo núi. Bao cảnh đẹp ở Đồ Sơn mà nàng đã được ngắm ba năm về trước, nàng nhớ lại và sắp đặt sẵn những thú vui sắp hưởng.
***
Lúc ấy đã hơn năm giờ chiều. Mặt trời đã bị ngọn thông che khuất, chỉ tỏa được ánh sáng nhạt dần ra tận ngoài xa; Người ta tắm mỗi lúc một đông. Đàn ông, đàn bà, trai gái, trẻ con, Pháp, Nam đủ cả. Người nào cũng mặc quần áo chẽn, màu đen. Phần nhiều gió bể đã làm cho da mọi người giảm sắc trắng.
Thọ và Bích ra Đồ Sơn chơi với Nhung và Phượng đã được hơn một tuần lễ. Hôm mới ra, trông thấy bể lần đầu, Thọ thích lắm. Đứng ngắm mặt cát phẳng lì, lớp sóng dồn nhau từ xa đưa lại, lặng nghe tiếng gió thổi, tiếng thông reo, tiếng nước đập vào hang đá, chàng tự phụ cho là hợp với trí tưởng tượng của mình trước. Chưa trông thấy bể, Thọ đã nghĩ ra một cảnh như thế rồi, nhưng chàng cứ tưởng là nước xanh biếc, quên rằng sông Nhị Hà chảy vào gần đấy, nên nước hơi hung hung đỏ. Thọ cho mặt biển hung lờ làm cho Đồ Sơn có vẻ hùng tráng rộn rịp của một cuộc đời quay lộn, nhưng kém vẻ đẹp êm đềm thanh thú.
Sóng ở bể càng gần bờ càng mạnh; người ta gọi là sóng vỡ. Xa bờ sóng tuy cao, nhưng đưa đến rất êm, những người tắm chỉ sẽ nhún mình một cái là đầu nhô trên mặt nước; sóng qua, người lại vững như thường. Vì phải nhảy sóng như thế nên tắm bể chóng thấy đói, khỏe người, lúc ăn cơm ngon miệng. Đứng trước bể nước đến cổ, nhìn ra xa, thỉnh thoảng lại thấy một lớp sóng lù lù tựa trái núi cao kéo đến, như hăm hở muốn nuốt lấy mình, lôi cuốn mình đi. Nhưng đừng sợ. Ngọn sóng lui xuống dần dần, lúc tới nơi, ta sẽ nhảy lên một chút. Thế là vô sự. Khi ta quen rồi, ta chỉ muốn có sóng cao để nhảy.
Nhưng ở trước khách sạn Pagodon, sóng mạnh quá, ta phải cúi xuống cho sóng lướt qua.
Bích đang nhìn ra ngoài khơi, chợt thấy làn sóng mạnh kéo đến; luống cuống, nàng định quay dở vào thì nước ập tới, nàng chao hẳn người đi, nước tràn vào miệng. Bích đứng thẳng lên, dụi mắt kêu:
- Nước mặn quá, chát cả cổ.
Thọ, Phương và Nhung cùng cười. Nhung nói:
- Khi sóng đến, chị nên trông ngang sẽ dún chân một cái, nước khắc đưa người chị lên. Nếu nhìn thẳng sóng, nước ập vào mặt. Nếu ngoảnh vào, nước tràn qua đầu, có khi mình ngã.
Bích quen dần rồi thích nhảy sóng. Nhung lại gần nàng ôm ngang mình, nhấc lên, cười nói:
- à! ở dưới nước cũng có nhẹ thật!
Bích kêu buồn, rẫy ra.
ánh nắng không còn trên mặt bể. Gió chiều thổi thêm mạnh. Các người tắm lục tục về.
Cơm tối xong, bốn người lại rủ nhau ra ngoài bãi bể. Trăng đã lên khỏi dãy núi Cát Bà. Trăng càng lên càng tỏ, sao càng thưa. Dưới bóng trăng trong, mặt bể có vẻ huyền bí. Lại thêm tiếng sóng ầm ầm từ đằng xa thăm thẳm mịt mù đưa lại, khiến ta có cái cảm giác lạ lùng, nửa như sợ, nửa như mê. Sợ là sợ cái cảnh tượng lớn lao, mờ mờ, tỏ tỏ, mắt ta không thể phân biệt được; mê là vì cảnh ấy có vẻ đẹp mơ màng như cảnh mộng. Sợ là sợ những cái hình đen kỳ quái, tự đâu hiện lên, lù lù như trái núi xô đến gần ta. Mê là mê những cái hình đen ấy, khi tới gần chỗ ta đứng, kéo dài ra thành một giây vàng óng ánh vô ngần, hiện ra cho ta trông rõ, lại biến ngay đi, nhường chỗ cho lớp khác từ từ lăn tới. Kìa ngọn sóng nhô lên, ánh trăng chiếu vào, trông như một trái núi phủ vàng. Kìa nước vỗ hang đá, tia bắn tung lên, hạt vàng lấp lánh.
Bốn người rủ nhau đến Bãi Dừa ngồi, ngoảnh mặt về phía Hòn Dáu, trông ngọn đèn bể đỏ lòe, không đủ sức ganh sáng với bóng trăng trong.
Bích hỏi Phượng:
- Sao vụ hè năm ngoái chị không lên nghỉ mát ở Tam Đảo?
- Năm ngoái tôi có việc cần, phải đi Hải Phòng.
- Có chị chúng tôi vui thêm ra nhiều lắm.
Phượng cười. Một đám mây lướt qua mặt trăng, mặt biển tối sầm lại. Trong mây, trăng chạy nhanh rồi ló mặt ra: mọi vật lại bừng sáng.
Khi bọn Nhung rủ nhau về, đêm đã khuya, gió thổi hơi lạnh.
Mới năm giờ sáng, Thọ, Bích và chị em Nhung đã ra bãi bể, cùng nhau đi về phía núi Độc, len lỏi bên những hòn đá ngổn ngang, chồng chất lên nhau, tảng to tảng nhỏ. Dưới khe nước trong suốt, ta trông rõ lượt đá sỏi sạch lầu. Nhiều hõm đá chung quanh có hà bám vào, vô ý xéo lên, rát chân lắm.
Khi đến một tảng đá to, rộng và phẳng như tấm phản, bốn người cùng ngồi cả xuống. Đằng xa, chân trời ửng đỏ; mấy tia sáng từ dưới bể đưa lên, báo hiệu mặt trời sắp mọc. Một vết đỏ hiện lên, sóng lại lấp đi. Mươi phút sau, mặt trời đã một nửa trên không, một nửa dưới nước. Vì sóng tiếp nhau lúc cao lúc thấp, nên mặt trời khi ẩn khi hiện, thập thò lưỡng lự, chưa chất định xuống hay lên. ánh trời buổi sáng chiếu vào mắt mọi người, hồng hào lộng lẫy.
Bích nói:
- Anh giáo uống rượu từ bao giờ mà mặt đỏ thế? Ơ kìa, cả chị Nhung, chị Phượng nữa.
Nhung nói:
- Chị thử lấy gương soi mặt và nhìn vào quần áo chị xem.
Bích cười, Nhung nói:
- Để tôi cắt nghĩa về phong cảnh vùng này cho anh giáo và hai chị nghe. Đằng sau ta là hòn núi Độc vì nó đứng riêng ra một mình. Bên tay phải kia là Hòn Dâu mà trong địa dư ta học lớ theo giọng tây là Hồng Đô. Hòn Dâu chạy ra ngoài bể, trên có một cây đèn chiếu. Liền với Hòn Dâu có chín quả núi tiếp theo nhau gọi là dẫy Cửu Long. Người đây có câu:

Chín con theo mẹ thẳng dong,
Một con trở lại ra lòng bất nhân.
để chỉ dẫy Cửu Long theo Hòn Dâu một chiều, một mình núi Độc theo chiều khác. Còn bãi đã nổi lên mà ta ngồi chơi đêm qua là Bãi Giữa vì nó nổi ở giữa, bên phải là Hòn Dâu, bên trái là núi Độc. Trong dẫy Cửu Long có một ngọn núi gọi là Ngọc Xuyên. Suối rồng ta sắp đi xem chảy từ núi ấy ra.
Mặt trời đã cao hơn dẫy núi Cát Bà, gay gắt chói lọi. Bốn người đứng dậy, theo lối cũ ra đường cái để thuê xe đi suối Rồng.
Ba chiếc xe tay qua chợ Đồ Sơn đến một con đường nhỏ chỉ vừa chỗ hai chiếc xe tay tránh nhau. Bên trái là dẫy núi Cửu Long. Dưới chân núi và sườn núi có người ở nhà cửa lưa thưa cây cối sơ sài. Trên đỉnh núi chỉ có cỏ mọc, chỗ thời đất sỏi trơ ra đỏ thẫm, chỗ thời đá nổi xám đen. Mấy người đàn bà đội thúng leo trên sườn núi; đường tuy dốc mà họ đi rất nhẹ nhàng. Bên phải là đồng lúa xanh tốt; trong một đám cây to lá rậm, ta trông rõ ngôi đình cổ, tường rêu bao bọc.
Nhung chỉ cho mọi người xem cái giếng gần chân núi, có mấy người đang lấy nước; nàng nói:
- Cái giếng ấy cũng là một khe suối chảy ra; giếng tuy nhỏ, nhưng không bao giờ hết nước.
Xe đi chừng non nửa tiếng đồng hồ, đến một cái quán hàng nước. Trong hàng có mấy người ngồi nói chuyện vui vẻ. Xe đỗ xuống. Bốn người đi vào một con đường nhỏ có sỏi. Hai bên đường tre mọc nhiều, làm khuất ánh nắng mặt trời buổi sáng. Dưới khe nước chảy róc rách. Lại có tiếng nước rao rao như từ trên cao reo xuống. Rồi một làn nước bạc từ đâu tuôn ra, tia nước bắn lên trắng xóa. Đấy là suối Rồng. Đến gần mới biết nước chảy ngầm từ trong khe núi Ngọc Xuyên, qua một đường đá dốc mấp mô, đến cái máng cau, rồi từ máng cau chảy xuống một khu đất nhỏ lát đá phẳng như cái máy nước mở suốt đêm ngày. Một người đàn bà đi chợ về, để thúng đậy lá chuối xuống bực đá, ngồi nghỉ.
Người ấy nói:
- Nước ở đây vừa ngọt vừa mát, thường vẫn có tây đầm về tắm. Gội đầu rất trơn tóc. Những người có bối tóc gội đầu ở đấy, nếu không cài lược, ba ngày tóc còn xõa xuống.
Thọ hỏi:
- Nước ở đây cứ chảy mãi thế này, có bao giờ hết không?
- Khi mưa nhiều, nước to hơn. Nếu nắng lâu, nước ít đi, nhưng không bao giờ hết.
Ngay trước cửa suối, có hai cây to, lá xanh rườm rà. Hai bên khe suối là sườn núi, cây cối nhiều, mọc xen lẫn với đá. ánh sáng mặt trời xuyên qua những khe lá xanh rờn, chiếu thành những cái bóng nhỏ tròn, lờ mờ trên mặt đất. Trên đỉnh núi, trong mấy rặng cây, ẩn nấp vài mái nhà gianh. Dăm ba người men sườn núi, đầu đội thúng, tay vịn cành. Thọ, Nhung và Bích leo lên trên một hòn đá cao trên đầu suối. Ngồi đấy ta thấy nhẹ nhàng dễ chịu. Chung quanh ánh sáng xanh mát, cành lá phất phơ; mấy con bướm to, cánh nhung biếc rập rờn, là là trên mặt cỏ nhỏn nhơ qua cây nọ đến cây kia. Hai đứa trẻ ngồi gần đấy chỉ bướm bảo nhau:
- Ngựa của ngài đi chơi đấy.
Bọn Thọ nghe chúng nói bật cười, nhìn xuống sườn núi về bên trái, thấy một ngôi miếu nhỏ trong bụi cây.
Thọ nói:
- Các cô ạ, ai ngờ trong sự mê tín cũng có cái hay. Nếu hai đứa trẻ kia không tin nhầm, chắc chúng đã xô lên bắt bướm, còn đâu là cảnh đẹp.
- Cũng có lẽ, nhưng cái hay chỉ có thế, còn cái dở thì để đâu cho hết...
Nhung ngẩng lên chỉ vào một thân cây, nói:
- Ai khéo trèo leo mà khắc chữ vào tận đây kia!
Bích và Thọ nhìn theo tay Nhung chỉ, thấy ba chữ: N.V.H thật to khắc sâu vào thân cây. Bích nói:
- Hẳn ông nào lại muốn lưu danh ở đây chứ gì?
- Nếu muốn lưu danh mà chỉ có thế, dễ lắm nhỉ!
Nhung vừa nói vừa nhìn xuống suối; không thấy Phượng đâu, nàng bảo Bích và Thọ:
- Chị Phượng ngồi một mình dưới suối, không biết đi đâu rồi?
Ba người ở trên bực cao xuống để tìm Phượng. Phượng lật đật ôm một gói bọc nhật trình ở dưới quán nước đi lên. Bích nói:
- Tưởng sơn thần dắt chị đi đâu rồi, chúng tôi đã sợ thay.
- Sơn thần dắt đi cho một gói bứa đây. Bứa ở đây ngon có tiếng.
Phượng để gói xuống bực đá, mở giấy, những quả bứa vàng thẫm ở trong rơi ra, trông rất đẹp mắt. Nhưng vì sáng ngày đi sớm, chưa ai ăn lót dạ, nên mỗi người chỉ nếm một quả.
Bốn người rủ nhau ra suối rửa mặt, lại ghé miệng vào máng cau uống nước, nước ngọt và mát hơn nước mưa. Thọ nói:
- Hôm nay ăn bứa rồi uống nước lã, không khéo thì khốn.
Bích:
- Chỉ nói dại...
Phương:
- Đàn ông mà cũng sợ chết à?
- Chết về sự ăn uống, tôi sợ lắm.
Mọi người cười, rồi bỏ giầy ra rửa chân, vì nước bắn vào lấm tấm. Mấy đứa trẻ ngồi đấy thì thầm bảo nhau:
- Chân các cô ấy trắng nhỉ?
Bích thính tai nghe thấy, bật cười. Nhung hỏi:
- Chị cười gì thế?
- Chúng nó bảo chân chị trắng hơn chân anh giáo đấy.
- Rõ khéo...
Một tên xe lên mời về. Lúc ấy đã chín giờ sáng.
****
Hai cụ Tuần vì tuổi già nên chỉ ở nhà, hoặc chiều mát ra bãi bể hóng gió, còn ít khi đi đâu.
Bọn Thọ thì ngày nào cũng đi chơi với nhau, chiều lại ra bể tắm. Lúc thì cùng ngồi nói chuyện trên bờ giếng, dưới chân núi, chụm tay lại lấy nước uống; lúc thì vào trong hang gần đấy, nậy đất ném dơi cho nó bay ra, rồi lại cùng nhau ngồi sệp xuống đá, vừa nhặt cỏ may bám vào quần, vừa nghịch hái những bông hoa nhỏ xanh tím ném nhau rồi cười. Có khi vòng theo quả núi Độc, đến đền Bà Đế ngồi nhìn những chiếc thuyền đánh cá rập rờn trên mặt biển khơi. Có khi thơ thẩn trên bãi cát, xem những người đi dật lùi nạo cát lấy sò, hoặc tung tăng đuổi theo những con dạ tràng nhanh nhẹn chui vào lỗ.
Một buổi sáng, bốn người thuê thuyền ra ngoài khơi. Mặt trời đã cao, nhưng phải đợi nước triều lên, vì thuyền còn một nửa phơi trên bãi cát. Hai người chân sào hết sức đẩy, thuyền ra từ từ, rồi nổi hẳn trên mặt nước, rập rờn theo sóng. Sóng càng to, thuyền càng nhô lên lui xuống. Bên trái là dẫy núi Cát Bà xanh ngắt, trước mặt bể cả sóng dồn, đằng xa lờ mờ Hòn Dâu. Trông về bên phải, đầu quả núi Độc, lộ một mái ngói con đỏ sẫm: đền Bà Đế.
Thuyền xa bờ, nước triều lên to, sóng dồn mạnh. Thuyền cứ nhấp nhô cưỡi sóng. Mỗi một đợt sóng từ xa kéo đến, sẽ đội thuyền lên; sóng qua, thuyền lại tụt dần xuống.
Một người lái thuyền nói:
- Thưa thầy và các cô, cho thuyền vào thôi vì đợi tí nữa, gió thổi to, nước triều mạnh, chúng cháu có hai người, không thể cho thuyền vào được.
Nhung có ý nghĩ viển vông muốn cho thuyền cứ bị sóng dồn trôi xa mãi, rồi dạt vào một hoang đảo nào xinh đẹp để cùng Thọ hưởng một cuộc đời phiêu lưu đầy thi vị. Nhưng nàng đã bắt đầu thấy chóng mặt, nôn nao, khó chịu, phải ngồi tựa vào mạn thuyền. Phượng và Bích cũng thấy choáng váng, nên bảo lái thuyền trở về.
Buổi chiều hôm ấy, Bích và Phượng đi Hải Phòng có việc. Sau bữa cơm tối, cụ Tuần bảo Thọ và Nhung:
- Hai anh em có đi chơi mát một tí thì đi, rồi về cho sớm.
Hai người vâng lời, rồi cùng nhau ra ngoài bãi bể. Hôm ấy là mười bẩy tháng sáu. Lúc ấy mới chập tối, trăng chưa mọc. Trong bóng tối bãi bể vắng tanh, mặt bể có vẻ huyền bí lạ lùng. Ta chỉ nghe thấy tiếng sóng dồn từ đằng xa ầm ầm đưa lại, nhưng mắt không thể nhận rõ được một vật gì. Đằng trước khách sạn, dẫy đèn điện chỉ đủ tỏa ánh sáng trên bãi cát; mặt biển vẫn tối om.
Thọ và Nhung không dám ra xa, chỉ đi đi lại lại ở gần đường cái, chỗ hơi có ánh sáng lờ mờ của đèn điện chiếu đến.
Nhưng ở đằng xa, về phía núi Cát Bà chân trời đã ửng sáng, một thứ ánh sáng vàng rực rỡ. Trong khoảnh khắc, mặt trăng đã lên khỏi mặt nước. Cùng một lúc, toàn cảnh Đồ Sơn hiện ra dưới ánh trăng trong.
Thọ và Nhung đi đến bãi Giữa, cùng ngồi lên trên một phiến đá phẳng lì. Sóng bể vỗ vào đá rào rào, nước chảy róc rách.
Trăng càng lên cao càng sáng, mọi vật lờ mờ như cảnh mộng. Nhung cúi nhặt những hòn đá cuội nhỏ ném xuống nước. Nhiều khi sóng mạnh, nước bắn lên cả chân nàng, nàng vẫn ngồi im, lấy thế làm thích. Gió bể thổi mạnh, trước mặt nàng, mấy sợi tóc xõa xuống phất phơ. Dưới bóng trăng khi mờ khi tỏ vì mây qua lại, Thọ thấy nàng đẹp thùy mị, vẻ đẹp hợp với cảnh.
Nhung say mê vì cảnh. Nàng ngồi chống hai tay ra đằng sau, ngẩng nhìn những đám mây nhẹ nhàng lướt qua mặt trăng, mơ màng đến những cảnh êm đềm huyền diệu. Nàng thấy người hơi lao đao như đang ngồi trong thuyền bập bềnh theo sóng biển, rồi như ngây ngất vì cảnh vật bao la quanh mình, nàng sẽ ngả đầu vào vai Thọ, miệng mấp máy gọi tựa trong giấc mộng vui:
- Anh Thọ!
Thọ sẽ quay lại, má hai người sát vào nhau:
- Em Nhung!
Nhung cảm thấy toàn thân nàng rung động. Nàng vui sướng tê mê. Lần này là lần thứ nhất, trước cảnh trời sán lạn mênh mông, nàng được nghe Thọ gọi nàng một cách âu yếm. Phải. Bao tình yêu thương ngụ cả trong hai tiếng "Em Nhung".
(Theo bản in của
Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, 1938)



Mười hai tháng sáu tây! Cái ngày làm cho học trò lớp nhất các trường trong toàn hạt Bắc Kỳ năm ấy phải hồi hộp, vui tươi hớn hở, hay lo sợ phân vân. Ngày ấy sẽ làm cho bao người được thỏa lòng mong ước, và cũng sẽ làm cho bao người khác phải chán nản, đau đớn, ê chề, tủi phận.

Mười hai tháng sáu tây năm ấy là ngày thi Sơ học tốt nghiệp.

Chưa bẩy giờ sáng hôm ấy, cùng với các thí sinh khác, học trò lớp nhất trường Vĩnh Yên đã tề tựu tại trước cửa trường Bảo Hộ Hà Nội. Cậu nào cũng cầm một cuộn giấy trắng, trong có kèm miếng giấy thấm, thước, bút chì, bút viết và mực. Các cậu đi đi, lại lại, hoặc họp từng bọn nói chuyện. Mỗi cậu có một vẻ mặt riêng: có cậu thản nhiên như không, có cậu làm ra vẻ vui tươi, có cậu lo lắng, có cậu trầm ngâm suy nghĩ. Ai đã đi thi qua, cũng hiểu được tâm lý của các cậu lúc ấy, một thứ tâm lý phức tạp đầy sự mong ước, nửa mừng nửa lo.

Thỉnh thoảng các thí sinh lại dãn ra hai bên, nhường chỗ cho chiếc ô tô của ông chính chủ khảo từ từ đi vào trong sân trường hay chiếc xe tay của các ông giám khảo đỗ ngay trước cửa.

Không ai bảo ai, bỗng một phần đông thí sinh nhìn cả về một phía, đằng đầu trường, chỗ bọn học trò con gái đứng. Trên một chiếc xe tay nhà sơn vàng bóng lộn, một thiếu nữ xinh tươi ung dung bước xuống, nhẹ nhàng uyển chuyển trong bộ quần áo tân thời nhã nhặn.

Họ thì thầm bảo nhau:

- Nhung đã đến. Oai không.

- Thí sinh đấy!

Ba hồi trống trong trường vang lên. Các học trò kéo nhau vào trong sân, đến cửa các buồng thi, trông lên những tờ giấy vuông dán ở cánh cửa, xem mình sẽ vào buồng nào, rồi đứng đợi hay đi lại lảng vảng gần đấy.

Bẩy giờ rưỡi.

Trước cửa các buồng thi, người ta bắt đầu gọi học trò vào lớp. Sân trường vắng dần, rồi không còn một ai. Ngoài cửa trường, mấy ông cụ già phe phẩy chiếc quạt, đứng nói chuyện với anh bán bánh tây, chị hàng nước, dưới bóng mát của mấy cây bàng.

Trong lớp, các thí sinh im lặng, cắm cúi làm bài. Cứ xong mỗi bài, số học trò vui vẻ, vững dạ lại giảm đi, và số học trò lo ngại chán nản tăng lên.

Rồi hết buổi sáng đến buổi chiều, ta thấy nhiều cậu hớn hở khoe bài mình với bạn, nhiều cậu phân vân hỏi nhau về những điều mình ngờ vực, nhiều cậu đi riêng ra một mình buồn tẻ.

Buổi chiều xong. Suốt ngày hôm sau là ngày các cậu mong đợi, nghe ngóng, băn khoăn, hỏi han, bàn tán cho đến lúc các cậu chen nhau vào xem mấy tờ giấy đánh máy dán ở cửa trường. Lúc này là lúc ta nhận rõ hạng người đỗ vui tươi với hạng người hỏng bơ phờ rầu rĩ.

Cái cảnh học trò vào thi vấn đáp thật là một cảnh vui mắt. Mỗi cậu cầm một quyển sổ học khóa, và một tờ căn cước, đi từ lớp nọ sang lớp kia, ở đâu cũng dừng lại dăm phút, lắng tai nghe người đang giả lời giám khảo, rồi sẽ gật đầu khen ngợi hay mỉm cười chế riễu. Những cậu học khá chắc ở sức học của mình, thì vào buồng nào cũng đến cho giám khảo hỏi ngay cho chóng xong, để có thì giờ đi kèm các bạn, tìm cách giúp nhau. Còn những cậu, sức học vừa phải, bài học chỗ thuộc chỗ không, thì phải nghe ngóng, suy tính, nghĩ ngợi, so sánh, xem lúc nào nên vào thi, mà vào buồng nào trước.

Nhung đi đâu cũng có một bọn theo sau, vào lớp nào cũng thấy họ xúm quanh mình, vừa để ý nghe, vừa chăm chú nhìn mình nói. Nhiều cậu giả vờ như vô tình đi đến; có cậu không đủ can đảm theo nàng, chỉ đứng ngẩn ngơ trông.

Ngoài sân, tiếng cười nói xôn xao. Họ chê nhau nói sai; họ khen nhau giả lời đúng; họ mời nhau uống nước chanh, rượu bia, hút thuốc lá. Có mấy cậu đứng bình phẩm nhỏ với nhau về quần áo và dáng điệu của những người qua trước mặt, và mỗi khi thoáng thấy Nhung đâu, thì trố mắt nhìn cho đến khi không thấy bóng nàng nữa.

Lúc yết bảng là lúc vui chung của mọi người được vào kỳ vấn đáp, vì không một ai hỏng. Nhìn lớp sóng người từ trong sân trường kéo ra, ta nhận rõ sự lanh lợi hoạt bát của tuổi trẻ đầy hy vọng.

Thọ đang soạn lại sổ sách trong lớp thì nhận được giây thép gửi về:



Hai mươi tám người đỗ

Tuyết Nhung

Chàng mỉm cười nói một mình:

- Thế là được hơn một nửa.

***

Các trường nghỉ hè. Thầy giáo và học trò tạm biệt nhau trong hai tháng rưỡi. Cửa trường đóng kín mít. Ngoài sân trường vắng tanh, cỏ bắt đầu mọc cao dần.

Một năm học qua, Thọ thấy rất chóng. Ngẫm lại công việc mình làm trong chín thắng rưỡi, chàng không thấy có một sự gì đáng ghi nhớ. Một vài sự bực mình vì học trò lười hay vô lễ, một vài thú vui trong khi chấm một bài hay hoặc nghe đọc một bài rành mạch. ấy chỉ có thế. Nhưng Thọ thấy khoan khoái nhẹ nhàng, tâm hồn bình tĩnh. Chàng đã làm trọn bổn phận; chàng đã thành thực yêu nghề, đã săn sóc đến lũ trẻ thông minh, lanh lợi, nhanh nhảu một cách chu đáo. Đối với các học trò lười biếng, chàng không ghét mà chỉ thương hại.

Rồi bao việc xẩy ra từ khi Thọ mới bước chân đến đất Vĩnh Yên, lần lượt hiện ra trong trí nhớ của chàng, khiến chàng có lúc mỉm cười sung sướng, có lúc chau mày nghĩ ngợi.

Nhớ đến Loan, chàng không khỏi ngậm ngùi. Không biết đời nàng bây giờ ra sao? Sướng hay khổ? Nghĩ đến cảnh đau khổ của một nàng dâu bị mẹ chồng cay nghiệt, của một người vợ sống gượng với chồng không chút tình yêu, mà Loan có thể gặp được, Thọ băn khoăn hối hận.

Rồi Quảng đến chào Thọ và báo tin cho chàng biết là hắn đã thi đỗ ở Việt Trì. Thọ cảm động.

Những ngày hè nắng bức liên tiếp nhau. Suốt từ sáng đến chiều, mặt giời chói lọi gay gắt, tỏa ánh sáng. Trên cành cây, tiếng ve kêu ran. Khi mặt trời đã lặn, chỉ trên đường Tam Đảo mới có gió mát. Còn ở trong phố khuất gió, hơi nóng ở đường nhựa bốc lên, ở tường gạch và mái ngói xông ra, khiến ta có cái cảm giác như bị đè nén khó thở. Nét mặt người nào cũng có vẻ mệt nhọc, uể oải. ở xứ ta, mùa hè là mùa khó chịu nhất trong một năm. Người mệt nhọc dễ sinh ra lười biếng, hay cau có, hay gắt gỏng.

Mỗi khi gặp trận mưa rào, thì người vật hớn hở, cây cối xanh tươi, đường phố sạch lầu, không khí mát mẻ; nhưng cái mát mẻ ấy mất dần khi mặt trời vén mây giọi ánh sáng.

Thọ về thăm nhà nửa tháng, rồi giữ lời hứa với cụ Tuần, lên nghỉ mát với cụ trên Tam Đảo, nhân tiện dạy thêm Nhung để hết hè thi vào trường Nữ Sư Phạm. Bích cùng đi với Thọ. Mới gặp nhau Nhung và Bích thân yêu nhau ngay. Nhung hỏi Bích về sự thi vào Nữ Sư Phạm, về cách ăn ở của học trò trong trường. Bích kể lại tường tận và khéo thêm bớt đến nỗi Nhung mơ mộng, ước ao, chỉ mong cho chóng hết hè, để được hưởng cái đời lý thú, vui vẻ, hoạt động, nhí nhảnh của cô nữ học sinh mà Bích đã tả; nghĩa là Nhung thèm muốn cái đời của Bích; nhưng mỗi khi nhìn Thọ, nàng lại sẽ thở dài; về Hà Nội học, nàng sẽ phải xa Thọ, mà xa Thọ thì nàng vui tươi sao được.

Chiều nào cũng vậy, Thọ, Nhung và Bích dạo chơi trên những con đường sỏi nhỏ, vòng theo sườn núi, giữa hai giặng cây xanh um tùm. Hễ gặp con bướm nào bay là là mặt đất hoặc nhởn nhơ rời cành này sang cành khác, Nhung và Bích thi nhau đuổi bắt, rồi khi thấy bướm bay đã quá tầm, hai nàng nhìn theo khúc khích cười.

Có khi ba người rủ nhau lên tận đỉnh đèo Thái Nguyên, đứng nhìn con đường dốc chạy vòng sang bên kia sườn núi, hay trèo lên nhà lục lăng ở đỉnh ngọn, ngồi nhìn những ngọn cây mọc thoai thoải xuống chung quanh, mà tưởng tượng như cùng nhau lạc vào một thế giới khác.

Có khi cùng nhau đứng tựa bên cầu, lặng ngắm làn nước từ từ chẩy trên những tảng đá nhẵn thín, những viên sỏi sạch lầu, và nghe tiếng nước reo ào ào từ đằng xa đưa lại, không bao giờ dứt.

Có lúc cùng nhau ngồi hàng giờ trên những phiến đá to dưới chân thác Bạc say sưa trông ngọn nước trắng xóa, từ trên cao reo xuống, ào ào cuồn cuộn, như muốn dội lên đầu mình; những tia nước mát lạnh bắn ra như mưa bụi.

Trong những đêm giăng tỏ cảnh rừng núi bao la, mịt mùng, biến ảo, tiếng thác chẩy rì rào, như đứt, như nối, như gần như xa, đã gợi trong tâm hồn ba người bao cảm giác mới lạ, êm đềm, phảng phất, mơ màng.

Ngày vui chóng qua. Thấm thoát đã gần hết hai tháng, từ ngày Thọ và Bích lên Tam Đảo. Chỉ còn một tuần lễ nữa, các trường tiểu học sẽ bắt đầu khai giảng, Thọ và Bích phải về Hà Nội để sắp sửa đến kỳ vào học. Cảnh Tam Đảo đối với Nhung hết thi vị, nàng chỉ còn đợi đến ngày khai trường là nói với cha mẹ dọn nhà về Vĩnh Yên.

Những ngày vui đã qua chỉ để lại trong trí ta những nỗi nhớ nhung mến tiếc, và làm tăng sự buồn tẻ của cuộc đời hiện tại.

Vắng Thọ và Bích, Nhung kém hẳn vẻ tươi. Nàng không hay ra khỏi nhà. Những buổi chiều tà, ngồi tựa khung cửa sổ, nàng mơ màng nhìn tận cõi xa xăm trước mắt, và tưởng lại những phút êm đềm bên cạnh người yêu. Tiếng suối reo, làn nước chẩy, cảnh rừng núi thâm u, ngọn gió chiều nhẹ nhàng lướt trên những bông hoa tươi thắm, phe phẩy những cành lá rung rinh, bao cảnh dịu dàng ấy chỉ gợi cho nàng những nỗi nhớ mong.

***

Mồng một tháng chín tây. Ngày khai trường. Trên đường cái học trò hớn hở cắp sách đi học. Đã hai tháng rưỡi, hôm nay mới lại thấy các cô bé, các cậu bé, họp từng bọn đi với nhau, nói cười vui vẻ. Khác ngày thường, là bên cạnh những bạn trẻ nhanh nhẹn, liến thoắng, ta thấy những học trò ngây ngô, ngơ ngác, dụt dè đi sau ông cụ già hay người lớn tuổi. Đấy là các cậu học trò mới theo cha anh đến trường xin học.

Với những bức tường mới quét vôi lại sáng sủa, với cái sân rộng sạch sẽ, cỏ cắt sát mặt đất, trường có vẻ mới hẳn.

Trong sân trường, vẻ tấp nập lại hiện ra. Các cậu bé chạy, nhẩy, đuổi nhau, gào thét. Các cậu nhớn ra vẻ đứng đắn hơn họp lại từng bọn, nói chuyện về các thú vui của mình trong những ngày nghỉ. Những người mới học một năm ở lớp nhất và thi hỏng kỳ mới rồi, lại bẽn lẽn cắp sách đi học, đứng riêng ra một góc trường. Còn học trò mới thì đứng ngây người ra xem các học trò cũ cười nói nô đùa, ước ao được vào học như họ, hoặc đi lại trước cửa các lớp, nhìn vào những dẫy bàn ghế kê có thứ tự, những địa đồ tranh ảnh treo trên tường.

Các thầy giáo đến. Rồi đến giờ vào học, đến giờ các học trò cũ thi lên lớp, đến giờ các học trò mới thi vào học, đến lúc mấy cụ già dẫn cháu vào, khúm núm nộp đơn.

Qua hai ngày đầu, khi các học trò mới cũ đã lớp nào vào lớp ấy, thầy giáo và học trò lại cùng nhau kéo dài cái đời chăm chỉ, bình tĩnh, yên lặng, không một sự gì quan trọng xẩy ra và đáng chú ý hơn là ông thanh tra đến khám trường hay một người học trò vô lễ phải đuổi.

Mấy hôm đầu, Thọ bận nhiều công việc, nên thời giờ chàng thấy qua rất chóng. Nhưng nay mọi việc bận về đầu năm đã xong, Thọ lại cảm thấy trong lớp thiếu sự đầm ấm, thiếu vẻ vui tươi: chàng nghĩ đến Nhung.

Những giờ nghỉ học, những khi nhàn rỗi, Thọ không thể không tưởng tượng đến Nhung được. Rồi những cảnh êm đềm chàng được hưởng trong mấy tháng hè lại lần lượt hiển hiện trong trí nhớ, khiến chàng càng nhận thấy rõ rệt sự rỗng không mà Nhung đã để lại trong lớp, trong nhà chàng và khắp mọi nơi chàng đi đến. Phải. Chỉ vắng một mình Nhung, đối với Thọ, cả tỉnh Vĩnh Yên buồn tẻ.

Những lúc vui sướng, là lúc Thọ nhận được thơ của Nhung. Những lúc ấy chàng sống trong mộng tưởng mà chàng tự xây đắp lấy.

Báo tin đưa về làm cho Thọ hớn hở, trong chốc lát: Nhung đỗ đầu kỳ thi vào trường Nữ Sư Phạm; những ngày chủ nhật, Bích thường rủ nàng về nhà chơi, hai chị em cùng học làm bánh, nấu ăn. Nhưng sau những giờ vui ngắn ngủi ấy, sự buồn tẻ hiu quạnh bao giờ cũng rõ rệt thêm lên.

Nhưng dần dần, lòng mong nhớ cũng cùng thời gian giảm bớt. Công việc làm là môn thuốc giải phiền rất hiệu nghiệm. Nên một tháng sau, Thọ đã trở lại vui vẻ như trước. Chàng lại yêu nghề, quý học trò mà chàng ân cần săn sóc đến. Bao nhiêu thì giờ, chàng dùng cả vào việc dạy dỗ trẻ em.

Nếu cứ thế mãi. Thọ có thể quên hẳn Nhung được, hoặc một đôi khi có nhớ đến chăng nữa, sự nhớ ấy cũng chỉ thoảng qua như khi ta nhớ đến một vật quý bỏ mất đã lâu ngày.

Nhưng thỉnh thoảng, Nhung lại gửi thư về cho Thọ. Những thơ ấy nhắc Thọ nhớ đến Nhung, mà nhớ một cách nồng nàn đằm thắm. Rồi bao giọng nói, bao dáng điệu, bao vẻ đẹp của Nhung lại hiển hiện trong trí nhớ của Thọ.

Trong thư gửi cho Thọ, Nhung chỉ viết những câu hỏi thăm trường, hoặc nói về sự học của nàng, hoặc tả những buổi chủ nhật nàng ở nhà Bích, nhưng đối với Thọ, mỗi chữ, mỗi câu trong thư ấy như có ngụ những ý nghĩa yêu đương. Rồi những khi nhàn rỗi, Thọ lại đem thư của Nhung ra đọc lại một lượt. Những bức thư ấy, chàng xếp cẩn thận trong một hộp giấy rất xinh.

Nhưng lòng người thật nhiều nỗi éo le phiền phức. Có khi xem xong thư của Nhung, Thọ quẳng xuống bàn, thở dài, chán nản: "Hừ!... Thư thường của học trò gửi cho thầy giáo...! Viết lấy lệ!..." Nghĩ thế rồi Thọ thấy nghẹn ngào uất ức.

Ai đã trải qua một thời kỳ yêu nồng nàn đắm đuối, đều hiểu lòng cho Thọ. Trong thời kỳ ấy, ta chỉ tưởng nhớ đến người yêu, âu yếm mọi cái có dính dáng đến người yêu, rồi lại sợ người yêu không để ý đến mình.

Những ngày chủ nhật, Thọ muốn về thăm nhà, vì may ra được gặp Nhung, nhưng không hiểu sao Thọ không làm theo ý muốn.

Về phần Nhung, lòng tưởng nhớ Thọ còn nhiều hơn nữa. Những lúc vui sướng nhất của nàng là lúc viết thư cho Thọ, những phút hồi hộp nhất là phút mở thư của Thọ ra xem và nếu lâu Thọ không trả lời nàng thì nàng thấy băn khoăn buồn nản. Muốn Thọ trả lời, trong thư nào gửi cho chàng, Nhung cũng cố thêm vào mấy câu hỏi về nghĩa sách hay về tin tức. Nhưng khi nào cho là cần lắm, Thọ mới viết thư cho nàng.

Thường không mấy chủ nhật Nhung không đến chơi nhà Bích. ở đấy nàng được ngắm ảnh Thọ treo trên tường, được cha mẹ Thọ yêu quý, được em gái Thọ săn sóc đến, được dùng các thứ mà nàng chắc là Thọ thường dùng.

Rồi nàng tưởng tượng đến dáng điệu của Thọ, ở buồng ăn, ở bàn làm việc, ở phòng tiếp khách. Đứng ngắm bóng mình trong chiếc gương to, nàng nghĩ ngay rằng Thọ cũng đã soi gương ấy không biết bao nhiêu lần rồi.

Nhung lấy làm lạ, không hiểu tại sao những ngày chủ nhật Thọ không về thăm nhà, nơi mà nàng cho là êm đềm đầm ấm, không đâu bằng. Nàng chép miệng thở dài. Hồi tưởng lại từ khi gặp Thọ, nàng chưa thấy sự gì tỏ ra rằng Thọ yêu nàng.

Phải. Thọ có săn sóc đến nàng, chịu khó dạy bảo nàng thật, nhưng biết đâu không vì nàng chăm học, vì Thọ làm trọn phận sự, hoặc nể lời cha mẹ nàng. Còn Thọ yêu nàng? nàng ngờ lắm, nàng không dám tin, nàng không thể tin được. Yêu, mà biết chủ nhật nào nàng cũng ra chơi nhà, Thọ không về. Yêu, mà gửi đi ba bốn cái thư mới thấy trả lời một. Yêu, mà lời lẽ trong thư đạo mạo đứng đắn, không một câu, một chữ nào ngụ ý nhớ thương.

Nhưng chính những bức thư nhạt nhẽo ấy đã làm cho Nhung nhiều lần hớn hở. Không kể gì lời lẽ trong thư, cứ trông nét chữ của Thọ, Nhung cũng đã đủ sướng rồi.

Mỗi khi đến chơi nhà Bích, hễ thấy cuốn sách nào có chữ ký của Thọ là Nhung mượn về ngay. Trong khi nói chuyện, hễ thấy Bích nói Thọ ưa dùng thứ gì, Nhung cũng mua dùng và ưa dùng thứ ấy.

Bích thấu rõ lòng Nhung lắm. Nàng thường làm như vô tình nói chuyện đến Thọ luôn và nhận thấy Nhung chăm chú nghe, nhưng vẫn giữ ý không dám hỏi. Giữ ý tức là có ý.

Thực ra Bích cũng ước ao có người chị như Nhung

****

Một ngày chủ nhật, Thọ đi tầu sáng về Hà Nội. Chàng không có đủ can đảm chống lại với sự nhớ mong nữa. Đã gần hai tháng, Thọ chưa được giáp mặt Nhung, chưa được ngắm cái dáng điệu nhẹ nhàng tha thướt, cái vẻ mặt thắm tươi ôn hoà, chưa được nghe cái giọng nói êm ái, ngọt ngào của nàng. Cái dáng điệu ấy, cái vẻ mặt ấy, cái giọng nói ấy, chàng không bao giờ quên, và trong hơn một tiếng đồng hồ nữa, chàng sẽ được trông thấy nghe thấy.

Xe lửa vẫn ầm ầm tiến nhanh, nhưng Thọ thấy nó chạy rất chậm. Chàng đã xếp đặt sẵn trong trí tưởng tượng những cảnh chàng sẽ thấy ở nhà khi chàng bước chân vào. Bích và Nhung có lẽ đã ở nhà rồi. Hai nàng đang cùng nhau xem truyện, hoặc tập làm bánh nấu ăn. Trong khi ấy mẹ Thọ lặng ngồi âu yếm nhìn hai nàng, thỉnh thoảng lại ngọt ngào hỏi chuyện. Rồi Thọ ở trên xe tay bước xuống, rồi Bích và Nhung hớn hở ra chào, rồi trong khi mẹ và em ra quấn quít hỏi mình. Nhung e lệ, hai má ửng hồng, sẽ lấy ngón tay vén những sợi tóc phất phơ trước mặt.

Nghĩ đến đấy, Thọ mỉm cười, khoan khoái. Xe hỏa dừng lại trước ga Thạch Lỗi. Một tiếng còi từ đằng xa đưa lại, mặt đất hơi chuyển, chuyến xe từ Hà Nội lại rầm rộ kéo đến, chậm dần, rồi đỗ ngay bên ngoài xe Thọ ngồi.

Thọ thấy xe mình rung động rồi bắt đầu chạy. Đứng tựa khung cửa, chàng nhìn chiếc xe kia khuất dần. Bỗng Thọ giật mình, tê tái: trong toa hạng ba chiếc xe ấy, chàng thoáng nhìn thấy Nhung. Phải, chính Nhung; tuy mới thoáng trông, Thọ đã nhận rõ khuôn mặt thanh tú, đều đặn của nàng, và cái áo màu đỏ thẫm mà nàng thường ưa mặc; có lẽ không nhìn thấy Thọ, nên nàng trông đi nơi khác.

Thọ ngồi xuống ghế, buồn tênh. Chàng cho việc về chơi Hà Nội là vô lý, tuy về thăm nhà, thăm cha mẹ và em, sau một thời kỳ vắng mặt đã lâu. Rồi chàng trách Nhung cớ sao không ở Hà Nội, và cớ sao định về Vĩnh Yên lại không viết giấy cho chàng biết được; rồi chàng lại tự trách mình sao về nhà đúng vào ngày Nhung vắng mặt.

Thọ thở dài. Chàng không để ý xem xe đã chạy đến đâu và đã qua những ga nào.

Nhưng tầu vẫn chạy, qua Mỹ Nội Thôn, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm, rồi đến Hà Nội.

Thọ ở trên xe hỏa bước xuống. Một thiếu nữ sang trọng lại gần, cúi đầu chào:

- Lạy thầy ạ.

Thọ ngạc nhiên một phút, rồi nhận ra, vui mừng nói:

- à chị Loan; mới đầu tôi không nhận ra. Bây giờ chị ở đâu?

- Thưa thầy, nhà con được bổ làm thư ký ở tòa sứ Hà Đông đã ba tháng nay...

Rồi Loan chỉ Thọ, nói với một người trẻ tuổi lịch sự đứng gần đấy:

- Thầy giáo dạy em ở Vĩnh Yên đấy.

Người trẻ tuổi cúi đầu chào Thọ. Thọ ngả mũ bắt tay người ấy, và hỏi:

- Ông bà định đi đâu bây giờ?

Loan nói:

- Thưa thầy, chúng con đi đón me chúng con ở Vĩnh Yên về chơi.

- Cùng đi một chuyến tầu mà tôi không gặp. Nếu có thì giờ, tí nữa mời ông bà vào chơi nhà tôi, 175 phố hàng Lọng.

Thọ chào vợ chồng Loan, rồi ra cửa ga giả vé lên xe tay. Chàng thấy mình nhẹ nhàng khoan khoái như mới làm được một việc gì đắc trí. Là vì từ khi Loan về nhà chồng, hễ nghĩ đến nàng Thọ lại không được yên tâm. Chàng chỉ sợ Loan gặp cảnh khổ, mà lỗi là ở chàng, vì chàng đã khuyên Loan lấy chồng để giữ lại hạnh phúc gia đình. Lòng thi xả vẫn là đáng tôn sùng, nhưng ta không thể không thương người quên mình vì nghĩa vụ được. Nay thấy Loan vui sướng, vợ chồng Loan âu yếm nhau, Thọ không còn nghĩ gì về việc Loan nữa. Chàng mừng.

Về đến nhà, Thọ ngạc nhiên và vui sướng xiết bao, vì chàng thấy Nhung và Bích đang ngồi cắm cúi xem báo. Thì ra người mà chàng thoáng thấy trên tầu lúc nãy không phải Nhung, mà chỉ là một người giống nàng.

Bích nhìn thấy Thọ trước, vội đứng dậy reo lên:

- A! Anh giáo đã về!

Nhung cũng gọi theo:

- Anh Thọ!

Mẹ Thọ ở nhà trong cũng chạy ra đón con.

Nhưng Nhung thấy mặt nóng bừng. Nàng nhận ra rằng, trong khi vô tình nàng đã thốt ra một lời mà nàng cho là quá đường đột. Thật thế, hai tiếng "Anh Thọ" có thể bảo là lời nói của trái tim nàng được. Ngày thường, những khi tưởng nhớ đến Thọ, nàng hay nghĩ đến hai tiếng ấy mà nàng cho là êm ái và muốn nói to lên. Có lẽ vì thế, có lẽ vì đang mong mỏi Thọ, nên nhân khi tình cờ, thấy Bích reo lên, Nhung không kịp suy xét, nghĩ ngợi, đắn đo, buột miệng kêu lên hai tiếng ấy như thể ta thường nói to trong giấc mộng, nhưng khi nói xong, Nhung biết là lỡ lời và hối ngay.

Muốn cho Bích không để ý đến và không nghi ngờ mình, Nhung cố giữ vẻ mặt thản nhiên, vui vẻ đứng lên chào Thọ:

- Lạy thầy ạ!

- Cô Nhung. Cô ra chơi với em Bích.

Nhưng Bích nhí nhảnh và tinh ý lắm. Nàng để tâm xét từng cử chỉ của Nhung một, nên hai tiếng "Anh Thọ" Nhung thốt ra đã lọt vào tai nàng.

Bích vui cười nói:

- Thầy với trò gì! ở đây không phải là ở trong lớp học; Chị với tôi đã thân nhau như ruột thịt, thì anh tôi tức là anh chị. Vậy từ nay giở đi chị cứ gọi anh tôi là anh. Chị không để ý rằng anh Thọ gọi chị bằng "Cô" chứ có gọi bằng "Chị" như khi chị còn đang học đâu.

Mẹ Thọ nhìn Nhung, âu yếm nói:

- Em nó liến lắm, nhưng nó nói phải đấy, cô ạ.

Nhung cúi đầu e lệ, nhưng nàng cảm thấy sung sướng vì mọi người nhà Thọ đều yêu quý nàng.

Mẹ Thọ nói:

- Hôm nay anh về chơi, hai chị em thử đi chợ tập mua thức ăn rồi về làm cơm xem có khéo không.

- Vâng. Me nói phải đấy.

Bích vừa nói vừa chạy vào bếp lấy rổ, rồi rủ Nhung đi chợ. Nàng nói:

- Me ở nhà ạ. Anh giáo ở nhà, chúng em đi chợ.

- Thưa cụ ở nhà, chúng con đi chợ ạ.

- Vâng, hai cô đi chợ mua cho khéo nhé.

Nhung e lệ nói với Thọ:

- Anh ở nhà...

- Vâng. Hai cô đi chóng lên nhé.

Bích đi trước, cúi mặt mỉm cười.

Thọ hỏi mẹ, mới biết là cha mình đi chơi vắng; chàng đến ngồi chỗ Nhung ngồi lúc nãy và cầm tờ báo nàng đã cầm lên xem.

Trong khi ấy, mẹ Thọ hỏi chuyện Thọ ở Vĩnh Yên và nhất là nói đến Nhung, khen Nhung đẹp, có duyên, vui tính, lễ phép, nhanh nhẹn. Thôi thì không còn nết hay nào là Nhung không có. Cụ lại nói cho Thọ biết rằng Nhung và Bích quyến luyến nhau lắm, chủ nhật nào nàng cũng đến chơi, cùng Bích vào bếp tập làm bánh, nấu ăn; nàng có phần khéo hơn Bích. Thỉnh thoảng Bích cũng đến chơi nhà bác ruột Nhung ở phố hàng Bông và một đôi khi ăn cơm ở đấy. Trong khi mẹ nói chuyện, Thọ ngồi im để lặng hưởng hết nỗi vui man mác trong lòng.

Suốt ngày hôm ấy, Nhung không về nhà bác. Nàng đi chơi phố với Bích và Thọ, rồi vào hiệu Gô đa chọn mua cho Thọ một vài thức cần dùng.

Năm giờ chiều, Nhung và Bích đưa Thọ ra ga. Khi tầu đi Vĩnh Yên đã chạy khuất, Bích chợt thấy mắt Nhung ngấn lệ, nhưng nàng làm ngơ đi như không biết.

Một ngày vui qua, rồi bao ngày vui khác đem lại cho Nhung và Thọ những phút êm đềm, đầm ấm. Nhưng hai sự vui buồn bao giờ cũng liên tiếp nhau, xua đuổi nhau. Sau những buổi họp mặt khi ngày nghỉ Thọ về thăm nhà, Nhung và Thọ bao giờ cũng cảm thấy đời mình hiu quạnh hơn và sự mong nhớ nhau vì đấy tăng lên mãi. Nhưng lòng yêu nhớ ai, chỉ riêng người ấy biết hay chỉ có Bích đoán ra được, chứ những khi đối mặt nhau hai người vẫn giữ gìn cử chỉ coi nhau như đôi bạn vậy. Một đôi khi cùng nhau về vùng nhà quê chơi, lang thang trên những con đường vắng hoặc dừng bước bên bờ ao trong, bên khóm cây đẹp, Bích cố ý lảng xa ra một nơi để hai người được tự do tình tự nhưng khi trở lại, nàng thấy hai người vẫn thản nhiên đùa nói như không, nghĩa là không có sự gì khác xảy ra trong khi nàng lánh mặt. Hoặc giả những lúc ấy, hai người cùng thấy tâm hồn rạo rực, cùng muốn ngỏ cho nhau biết nỗi lòng, nhưng cùng có đủ nghị lực nén được ý nghĩ của mình. Bởi thế nên hai người vẫn yêu nhau, vẫn ngờ lẫn nhau.

Trong những khi lặng ngồi tưởng nhớ đến nhau, người nọ thường ôn lại những cử chỉ, những ngôn ngữ của người kia trước mắt mình xem có yêu mình chút nào không; nhưng kết quả của những sự phân tích và xét đoán ấy thường chỉ là sự thất vọng: họ chỉ nhận rõ tình yêu của mình đối với bạn, mà không thấu được nỗi lòng của bạn đối với mình. Là vì trong khi ta mong ước một điều gì, ta chỉ lo không được mãn nguyện, dù sự mong ước ấy, lấy lý mà xét, ta đã có thể chắc được một đôi phần. Nhưng còn những sự bất ngờ xảy ra? Những lúc ấy ta hay ngờ nhất, ta ngờ cả những sự không đáng ngờ.

Rồi thu qua đông tới. Những buổi cảnh trời u ám, gió cuốn mây bay, những đêm đông giá lạnh, gió lùa cửa sổ vù vù, ngồi bên lò sưởi gần tàn, ta thấy lòng ta thổn thức, đời ta lạnh lùng; ta tiếc những ngày vui qua, nhớ đến bạn thân xa vắng.

Nhưng Thọ không chịu để sự nhớ nhung thương tiếc nó cám dỗ nổi mình, nó làm cho mình phải tê mê, chán nản công việc. Bao giờ chàng cũng tìm được cách giải khuây; chàng chấm bài, soạn bài, xem sách, gợi chuyện với Tân và Đình, hoặc rủ hai bạn đi chơi.

Tân và Đình thấy Thọ về Hà Nội luôn, cho là về thăm nhà, cũng không nghi ngờ gì cả.

Rồi xuân về với những hạt mưa xuân phơi phới, với những ngày âm thầm nặng trĩu, cùng những ngày quang đãng sáng sủa. Rồi hạ lại, với cái nóng bức thiêu người, với ánh sáng mặt trời chói lọi.

Rồi lại sắp sửa đến kỳ học trò đi thi, sắp sửa hết năm học. Ngày tháng cứ thế qua, bao ngày tháng rỗng không, vì ngoài công việc hàng ngày, ta không để lại được công cuộc gì đáng ghi nhớ.

Nhưng thấy học trò tấn tới, ngoan, lễ phép, đỗ nhiều, Thọ vui sướng, mừng rằng một năm qua không phải là một năm vô ích.

Hè đến, Nhung hí hởn mừng thầm, chắc rằng sẽ được họp mặt cùng Thọ một thời kỳ khá lâu. Hai tháng rưỡi nghỉ sẽ đem lại cho nàng những ngày êm đềm của vụ hè năm ngoái. Phải. Những lúc bình minh, những buổi chiều tà, trong cảnh trăng thanh, nàng sẽ được luôn luôn bên cạnh Thọ. Cha nàng mới tậu được nhà nghỉ mát ở Đồ Sơn, nàng sẽ được cùng Thọ tắm bể, cùng Thọ dạo chơi trên bãi cát phẳng lì, cùng Thọ đi câu, cùng Thọ trèo núi. Bao cảnh đẹp ở Đồ Sơn mà nàng đã được ngắm ba năm về trước, nàng nhớ lại và sắp đặt sẵn những thú vui sắp hưởng.

***

Lúc ấy đã hơn năm giờ chiều. Mặt trời đã bị ngọn thông che khuất, chỉ tỏa được ánh sáng nhạt dần ra tận ngoài xa; Người ta tắm mỗi lúc một đông. Đàn ông, đàn bà, trai gái, trẻ con, Pháp, Nam đủ cả. Người nào cũng mặc quần áo chẽn, màu đen. Phần nhiều gió bể đã làm cho da mọi người giảm sắc trắng.

Thọ và Bích ra Đồ Sơn chơi với Nhung và Phượng đã được hơn một tuần lễ. Hôm mới ra, trông thấy bể lần đầu, Thọ thích lắm. Đứng ngắm mặt cát phẳng lì, lớp sóng dồn nhau từ xa đưa lại, lặng nghe tiếng gió thổi, tiếng thông reo, tiếng nước đập vào hang đá, chàng tự phụ cho là hợp với trí tưởng tượng của mình trước. Chưa trông thấy bể, Thọ đã nghĩ ra một cảnh như thế rồi, nhưng chàng cứ tưởng là nước xanh biếc, quên rằng sông Nhị Hà chảy vào gần đấy, nên nước hơi hung hung đỏ. Thọ cho mặt biển hung lờ làm cho Đồ Sơn có vẻ hùng tráng rộn rịp của một cuộc đời quay lộn, nhưng kém vẻ đẹp êm đềm thanh thú.

Sóng ở bể càng gần bờ càng mạnh; người ta gọi là sóng vỡ. Xa bờ sóng tuy cao, nhưng đưa đến rất êm, những người tắm chỉ sẽ nhún mình một cái là đầu nhô trên mặt nước; sóng qua, người lại vững như thường. Vì phải nhảy sóng như thế nên tắm bể chóng thấy đói, khỏe người, lúc ăn cơm ngon miệng. Đứng trước bể nước đến cổ, nhìn ra xa, thỉnh thoảng lại thấy một lớp sóng lù lù tựa trái núi cao kéo đến, như hăm hở muốn nuốt lấy mình, lôi cuốn mình đi. Nhưng đừng sợ. Ngọn sóng lui xuống dần dần, lúc tới nơi, ta sẽ nhảy lên một chút. Thế là vô sự. Khi ta quen rồi, ta chỉ muốn có sóng cao để nhảy.

Nhưng ở trước khách sạn Pagodon, sóng mạnh quá, ta phải cúi xuống cho sóng lướt qua.

Bích đang nhìn ra ngoài khơi, chợt thấy làn sóng mạnh kéo đến; luống cuống, nàng định quay dở vào thì nước ập tới, nàng chao hẳn người đi, nước tràn vào miệng. Bích đứng thẳng lên, dụi mắt kêu:

- Nước mặn quá, chát cả cổ.

Thọ, Phương và Nhung cùng cười. Nhung nói:

- Khi sóng đến, chị nên trông ngang sẽ dún chân một cái, nước khắc đưa người chị lên. Nếu nhìn thẳng sóng, nước ập vào mặt. Nếu ngoảnh vào, nước tràn qua đầu, có khi mình ngã.

Bích quen dần rồi thích nhảy sóng. Nhung lại gần nàng ôm ngang mình, nhấc lên, cười nói:

- à! ở dưới nước cũng có nhẹ thật!

Bích kêu buồn, rẫy ra.

ánh nắng không còn trên mặt bể. Gió chiều thổi thêm mạnh. Các người tắm lục tục về.

Cơm tối xong, bốn người lại rủ nhau ra ngoài bãi bể. Trăng đã lên khỏi dãy núi Cát Bà. Trăng càng lên càng tỏ, sao càng thưa. Dưới bóng trăng trong, mặt bể có vẻ huyền bí. Lại thêm tiếng sóng ầm ầm từ đằng xa thăm thẳm mịt mù đưa lại, khiến ta có cái cảm giác lạ lùng, nửa như sợ, nửa như mê. Sợ là sợ cái cảnh tượng lớn lao, mờ mờ, tỏ tỏ, mắt ta không thể phân biệt được; mê là vì cảnh ấy có vẻ đẹp mơ màng như cảnh mộng. Sợ là sợ những cái hình đen kỳ quái, tự đâu hiện lên, lù lù như trái núi xô đến gần ta. Mê là mê những cái hình đen ấy, khi tới gần chỗ ta đứng, kéo dài ra thành một giây vàng óng ánh vô ngần, hiện ra cho ta trông rõ, lại biến ngay đi, nhường chỗ cho lớp khác từ từ lăn tới. Kìa ngọn sóng nhô lên, ánh trăng chiếu vào, trông như một trái núi phủ vàng. Kìa nước vỗ hang đá, tia bắn tung lên, hạt vàng lấp lánh.

Bốn người rủ nhau đến Bãi Dừa ngồi, ngoảnh mặt về phía Hòn Dáu, trông ngọn đèn bể đỏ lòe, không đủ sức ganh sáng với bóng trăng trong.

Bích hỏi Phượng:

- Sao vụ hè năm ngoái chị không lên nghỉ mát ở Tam Đảo?

- Năm ngoái tôi có việc cần, phải đi Hải Phòng.

- Có chị chúng tôi vui thêm ra nhiều lắm.

Phượng cười. Một đám mây lướt qua mặt trăng, mặt biển tối sầm lại. Trong mây, trăng chạy nhanh rồi ló mặt ra: mọi vật lại bừng sáng.

Khi bọn Nhung rủ nhau về, đêm đã khuya, gió thổi hơi lạnh.

Mới năm giờ sáng, Thọ, Bích và chị em Nhung đã ra bãi bể, cùng nhau đi về phía núi Độc, len lỏi bên những hòn đá ngổn ngang, chồng chất lên nhau, tảng to tảng nhỏ. Dưới khe nước trong suốt, ta trông rõ lượt đá sỏi sạch lầu. Nhiều hõm đá chung quanh có hà bám vào, vô ý xéo lên, rát chân lắm.

Khi đến một tảng đá to, rộng và phẳng như tấm phản, bốn người cùng ngồi cả xuống. Đằng xa, chân trời ửng đỏ; mấy tia sáng từ dưới bể đưa lên, báo hiệu mặt trời sắp mọc. Một vết đỏ hiện lên, sóng lại lấp đi. Mươi phút sau, mặt trời đã một nửa trên không, một nửa dưới nước. Vì sóng tiếp nhau lúc cao lúc thấp, nên mặt trời khi ẩn khi hiện, thập thò lưỡng lự, chưa chất định xuống hay lên. ánh trời buổi sáng chiếu vào mắt mọi người, hồng hào lộng lẫy.

Bích nói:

- Anh giáo uống rượu từ bao giờ mà mặt đỏ thế? Ơ kìa, cả chị Nhung, chị Phượng nữa.

Nhung nói:

- Chị thử lấy gương soi mặt và nhìn vào quần áo chị xem.

Bích cười, Nhung nói:

- Để tôi cắt nghĩa về phong cảnh vùng này cho anh giáo và hai chị nghe. Đằng sau ta là hòn núi Độc vì nó đứng riêng ra một mình. Bên tay phải kia là Hòn Dâu mà trong địa dư ta học lớ theo giọng tây là Hồng Đô. Hòn Dâu chạy ra ngoài bể, trên có một cây đèn chiếu. Liền với Hòn Dâu có chín quả núi tiếp theo nhau gọi là dẫy Cửu Long. Người đây có câu:



Chín con theo mẹ thẳng dong,

Một con trở lại ra lòng bất nhân.

để chỉ dẫy Cửu Long theo Hòn Dâu một chiều, một mình núi Độc theo chiều khác. Còn bãi đã nổi lên mà ta ngồi chơi đêm qua là Bãi Giữa vì nó nổi ở giữa, bên phải là Hòn Dâu, bên trái là núi Độc. Trong dẫy Cửu Long có một ngọn núi gọi là Ngọc Xuyên. Suối rồng ta sắp đi xem chảy từ núi ấy ra.

Mặt trời đã cao hơn dẫy núi Cát Bà, gay gắt chói lọi. Bốn người đứng dậy, theo lối cũ ra đường cái để thuê xe đi suối Rồng.

Ba chiếc xe tay qua chợ Đồ Sơn đến một con đường nhỏ chỉ vừa chỗ hai chiếc xe tay tránh nhau. Bên trái là dẫy núi Cửu Long. Dưới chân núi và sườn núi có người ở nhà cửa lưa thưa cây cối sơ sài. Trên đỉnh núi chỉ có cỏ mọc, chỗ thời đất sỏi trơ ra đỏ thẫm, chỗ thời đá nổi xám đen. Mấy người đàn bà đội thúng leo trên sườn núi; đường tuy dốc mà họ đi rất nhẹ nhàng. Bên phải là đồng lúa xanh tốt; trong một đám cây to lá rậm, ta trông rõ ngôi đình cổ, tường rêu bao bọc.

Nhung chỉ cho mọi người xem cái giếng gần chân núi, có mấy người đang lấy nước; nàng nói:

- Cái giếng ấy cũng là một khe suối chảy ra; giếng tuy nhỏ, nhưng không bao giờ hết nước.

Xe đi chừng non nửa tiếng đồng hồ, đến một cái quán hàng nước. Trong hàng có mấy người ngồi nói chuyện vui vẻ. Xe đỗ xuống. Bốn người đi vào một con đường nhỏ có sỏi. Hai bên đường tre mọc nhiều, làm khuất ánh nắng mặt trời buổi sáng. Dưới khe nước chảy róc rách. Lại có tiếng nước rao rao như từ trên cao reo xuống. Rồi một làn nước bạc từ đâu tuôn ra, tia nước bắn lên trắng xóa. Đấy là suối Rồng. Đến gần mới biết nước chảy ngầm từ trong khe núi Ngọc Xuyên, qua một đường đá dốc mấp mô, đến cái máng cau, rồi từ máng cau chảy xuống một khu đất nhỏ lát đá phẳng như cái máy nước mở suốt đêm ngày. Một người đàn bà đi chợ về, để thúng đậy lá chuối xuống bực đá, ngồi nghỉ.

Người ấy nói:

- Nước ở đây vừa ngọt vừa mát, thường vẫn có tây đầm về tắm. Gội đầu rất trơn tóc. Những người có bối tóc gội đầu ở đấy, nếu không cài lược, ba ngày tóc còn xõa xuống.

Thọ hỏi:

- Nước ở đây cứ chảy mãi thế này, có bao giờ hết không?

- Khi mưa nhiều, nước to hơn. Nếu nắng lâu, nước ít đi, nhưng không bao giờ hết.

Ngay trước cửa suối, có hai cây to, lá xanh rườm rà. Hai bên khe suối là sườn núi, cây cối nhiều, mọc xen lẫn với đá. ánh sáng mặt trời xuyên qua những khe lá xanh rờn, chiếu thành những cái bóng nhỏ tròn, lờ mờ trên mặt đất. Trên đỉnh núi, trong mấy rặng cây, ẩn nấp vài mái nhà gianh. Dăm ba người men sườn núi, đầu đội thúng, tay vịn cành. Thọ, Nhung và Bích leo lên trên một hòn đá cao trên đầu suối. Ngồi đấy ta thấy nhẹ nhàng dễ chịu. Chung quanh ánh sáng xanh mát, cành lá phất phơ; mấy con bướm to, cánh nhung biếc rập rờn, là là trên mặt cỏ nhỏn nhơ qua cây nọ đến cây kia. Hai đứa trẻ ngồi gần đấy chỉ bướm bảo nhau:

- Ngựa của ngài đi chơi đấy.

Bọn Thọ nghe chúng nói bật cười, nhìn xuống sườn núi về bên trái, thấy một ngôi miếu nhỏ trong bụi cây.

Thọ nói:

- Các cô ạ, ai ngờ trong sự mê tín cũng có cái hay. Nếu hai đứa trẻ kia không tin nhầm, chắc chúng đã xô lên bắt bướm, còn đâu là cảnh đẹp.

- Cũng có lẽ, nhưng cái hay chỉ có thế, còn cái dở thì để đâu cho hết...

Nhung ngẩng lên chỉ vào một thân cây, nói:

- Ai khéo trèo leo mà khắc chữ vào tận đây kia!

Bích và Thọ nhìn theo tay Nhung chỉ, thấy ba chữ: N.V.H thật to khắc sâu vào thân cây. Bích nói:

- Hẳn ông nào lại muốn lưu danh ở đây chứ gì?

- Nếu muốn lưu danh mà chỉ có thế, dễ lắm nhỉ!

Nhung vừa nói vừa nhìn xuống suối; không thấy Phượng đâu, nàng bảo Bích và Thọ:

- Chị Phượng ngồi một mình dưới suối, không biết đi đâu rồi?

Ba người ở trên bực cao xuống để tìm Phượng. Phượng lật đật ôm một gói bọc nhật trình ở dưới quán nước đi lên. Bích nói:

- Tưởng sơn thần dắt chị đi đâu rồi, chúng tôi đã sợ thay.

- Sơn thần dắt đi cho một gói bứa đây. Bứa ở đây ngon có tiếng.

Phượng để gói xuống bực đá, mở giấy, những quả bứa vàng thẫm ở trong rơi ra, trông rất đẹp mắt. Nhưng vì sáng ngày đi sớm, chưa ai ăn lót dạ, nên mỗi người chỉ nếm một quả.

Bốn người rủ nhau ra suối rửa mặt, lại ghé miệng vào máng cau uống nước, nước ngọt và mát hơn nước mưa. Thọ nói:

- Hôm nay ăn bứa rồi uống nước lã, không khéo thì khốn.

Bích:

- Chỉ nói dại...

Phương:

- Đàn ông mà cũng sợ chết à?

- Chết về sự ăn uống, tôi sợ lắm.

Mọi người cười, rồi bỏ giầy ra rửa chân, vì nước bắn vào lấm tấm. Mấy đứa trẻ ngồi đấy thì thầm bảo nhau:

- Chân các cô ấy trắng nhỉ?

Bích thính tai nghe thấy, bật cười. Nhung hỏi:

- Chị cười gì thế?

- Chúng nó bảo chân chị trắng hơn chân anh giáo đấy.

- Rõ khéo...

Một tên xe lên mời về. Lúc ấy đã chín giờ sáng.

****

Hai cụ Tuần vì tuổi già nên chỉ ở nhà, hoặc chiều mát ra bãi bể hóng gió, còn ít khi đi đâu.

Bọn Thọ thì ngày nào cũng đi chơi với nhau, chiều lại ra bể tắm. Lúc thì cùng ngồi nói chuyện trên bờ giếng, dưới chân núi, chụm tay lại lấy nước uống; lúc thì vào trong hang gần đấy, nậy đất ném dơi cho nó bay ra, rồi lại cùng nhau ngồi sệp xuống đá, vừa nhặt cỏ may bám vào quần, vừa nghịch hái những bông hoa nhỏ xanh tím ném nhau rồi cười. Có khi vòng theo quả núi Độc, đến đền Bà Đế ngồi nhìn những chiếc thuyền đánh cá rập rờn trên mặt biển khơi. Có khi thơ thẩn trên bãi cát, xem những người đi dật lùi nạo cát lấy sò, hoặc tung tăng đuổi theo những con dạ tràng nhanh nhẹn chui vào lỗ.

Một buổi sáng, bốn người thuê thuyền ra ngoài khơi. Mặt trời đã cao, nhưng phải đợi nước triều lên, vì thuyền còn một nửa phơi trên bãi cát. Hai người chân sào hết sức đẩy, thuyền ra từ từ, rồi nổi hẳn trên mặt nước, rập rờn theo sóng. Sóng càng to, thuyền càng nhô lên lui xuống. Bên trái là dẫy núi Cát Bà xanh ngắt, trước mặt bể cả sóng dồn, đằng xa lờ mờ Hòn Dâu. Trông về bên phải, đầu quả núi Độc, lộ một mái ngói con đỏ sẫm: đền Bà Đế.

Thuyền xa bờ, nước triều lên to, sóng dồn mạnh. Thuyền cứ nhấp nhô cưỡi sóng. Mỗi một đợt sóng từ xa kéo đến, sẽ đội thuyền lên; sóng qua, thuyền lại tụt dần xuống.

Một người lái thuyền nói:

- Thưa thầy và các cô, cho thuyền vào thôi vì đợi tí nữa, gió thổi to, nước triều mạnh, chúng cháu có hai người, không thể cho thuyền vào được.

Nhung có ý nghĩ viển vông muốn cho thuyền cứ bị sóng dồn trôi xa mãi, rồi dạt vào một hoang đảo nào xinh đẹp để cùng Thọ hưởng một cuộc đời phiêu lưu đầy thi vị. Nhưng nàng đã bắt đầu thấy chóng mặt, nôn nao, khó chịu, phải ngồi tựa vào mạn thuyền. Phượng và Bích cũng thấy choáng váng, nên bảo lái thuyền trở về.

Buổi chiều hôm ấy, Bích và Phượng đi Hải Phòng có việc. Sau bữa cơm tối, cụ Tuần bảo Thọ và Nhung:

- Hai anh em có đi chơi mát một tí thì đi, rồi về cho sớm.

Hai người vâng lời, rồi cùng nhau ra ngoài bãi bể. Hôm ấy là mười bẩy tháng sáu. Lúc ấy mới chập tối, trăng chưa mọc. Trong bóng tối bãi bể vắng tanh, mặt bể có vẻ huyền bí lạ lùng. Ta chỉ nghe thấy tiếng sóng dồn từ đằng xa ầm ầm đưa lại, nhưng mắt không thể nhận rõ được một vật gì. Đằng trước khách sạn, dẫy đèn điện chỉ đủ tỏa ánh sáng trên bãi cát; mặt biển vẫn tối om.

Thọ và Nhung không dám ra xa, chỉ đi đi lại lại ở gần đường cái, chỗ hơi có ánh sáng lờ mờ của đèn điện chiếu đến.

Nhưng ở đằng xa, về phía núi Cát Bà chân trời đã ửng sáng, một thứ ánh sáng vàng rực rỡ. Trong khoảnh khắc, mặt trăng đã lên khỏi mặt nước. Cùng một lúc, toàn cảnh Đồ Sơn hiện ra dưới ánh trăng trong.

Thọ và Nhung đi đến bãi Giữa, cùng ngồi lên trên một phiến đá phẳng lì. Sóng bể vỗ vào đá rào rào, nước chảy róc rách.

Trăng càng lên cao càng sáng, mọi vật lờ mờ như cảnh mộng. Nhung cúi nhặt những hòn đá cuội nhỏ ném xuống nước. Nhiều khi sóng mạnh, nước bắn lên cả chân nàng, nàng vẫn ngồi im, lấy thế làm thích. Gió bể thổi mạnh, trước mặt nàng, mấy sợi tóc xõa xuống phất phơ. Dưới bóng trăng khi mờ khi tỏ vì mây qua lại, Thọ thấy nàng đẹp thùy mị, vẻ đẹp hợp với cảnh.

Nhung say mê vì cảnh. Nàng ngồi chống hai tay ra đằng sau, ngẩng nhìn những đám mây nhẹ nhàng lướt qua mặt trăng, mơ màng đến những cảnh êm đềm huyền diệu. Nàng thấy người hơi lao đao như đang ngồi trong thuyền bập bềnh theo sóng biển, rồi như ngây ngất vì cảnh vật bao la quanh mình, nàng sẽ ngả đầu vào vai Thọ, miệng mấp máy gọi tựa trong giấc mộng vui:

- Anh Thọ!

Thọ sẽ quay lại, má hai người sát vào nhau:

- Em Nhung!

Nhung cảm thấy toàn thân nàng rung động. Nàng vui sướng tê mê. Lần này là lần thứ nhất, trước cảnh trời sán lạn mênh mông, nàng được nghe Thọ gọi nàng một cách âu yếm. Phải. Bao tình yêu thương ngụ cả trong hai tiếng "Em Nhung".

(Theo bản in của

Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, 1938)
Nỗi lòng
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương kết