Những cuộc gặp gỡ tình cờ
Tác giả: Nguyễn Thị Châu Giang
"Giao lộ của những tình cờ
Những cuộc đời va quẹt lẫn nhau."
(Nguyễn Nhật Ánh)"
Tôi làm quen với anh Diệp Triển trên chuyến bay từ Sài Gòn tới Hồng Kông bằng câu nói thuộc lòng từ hồi mới vào lớp tiếng Anh vỡ lòng:"Where are you from?". Diệp Triển không trả lời mà bảo mình có thể nói tiếng Việt được. Đó là một buổi sáng cuối hè nắng nóng. Mây bay ngang qua cửa như những táng mỡ gà viền vàng và chân trời thấp thoáng những giải lụa bạc. Vì thế da trời cứ mỗi giây phút lại càng lên rực rỡ.
Tôi không muốn kéo cửa xuống dù nắng gắt dọi thẳng vào mặt. Diệp Triển cũng vậy. Anh bảo thế này giống như mình đang ở trên tiên. Nếu không vì giọng nói lơ lớ và cặp mắt một mí lim dim sau kính cận, không ai có thể nhận ra anh là người Hoa. Là người Việt gốc Hoa nhưng sống ở Anh, trong một thành phố sương mù có màu đỏ thẫm phủ dày đặc những nóc tháp chuông cổ và kiếm tiền bằng cách chuyên chở khách trên một chếc mini-cab ( ,một loại ta-xi rẻ tiền )cũ kĩ. Mọi thứ thật tẻ nhạt và buồn rầu. Đó là cách Diệp Triển nói về cuộc sống của mình. Một cuộc sống mà ảức đây như nhiều người, khi chưa bước chân vào, anh luôn nghĩ nó sẽ thật tươi đẹp và tràn đầy hạnh phúc.
ở thành phố sương mù nổi tiếng ấy, Diệp Triển thuê mộ căn phòng nhỏ của toà nhà Balfron số 29 phố St.Leonards, thuê luôn cả chiếc mini-cab với giá khá cao để đến cuối tháng anh chỉ còn lại 50 hoặc đôi khi là 30 phần trăm tổng thu nhập. Rời khỏi nhà khi trời còn mờ mịt, sương ban mai phủ kín mặt trời và quay trở về khi sương khuya găng mắc khắp trên các ô cửa kính đã bắt đầu thiếp ngủ, những bữa ăn của Diệp Triển luôn là những tô mì gói, một vài mỗn dim sum hoặc những tô cơm nguội ngắt mua vội ở phố Tàu. Đài dùng để nghe hồ quảng. Tivi dùng để xem phim bộ Hồng Kông. Xem được đến nửa cuốn thì chẳng còn biết gì nữa. Giật mình tỉnh giấc, lần noa cũng thấy băng trắng chạy kêu lè xè. Hơn hai mươi năm sống ở nước ngoài, vốn tiếng Anh của Diệp Triển chỉ đủ hỏi đường, tính tiền không bị lộn và thêm vài câu lặt vặt khác. "Vẫn sống được "- Diệp Triển cười khoe hàm răng ám khói thuốc, chỉ có điều không thấy tự chủ như ở Hồng Kông và Việt Nam.
Lần này về Hồng Kông, Diệp Triển ở lại chơi vài ngày với người chị gái trong căn gác chật chội của khu Cửu Long, trên một cái chợ nghèo đày rác. Khi biết tôi muốn vào Hồng Kông để tiêu tốn hơn 20 giờ quá cảnh sang Mỹ, Diệp Triển tình nguyện làm người dẫn đường. Từ căn gác dán đầy giấy bùa xanh đỏ, chúng tôi đi bộ một đoạn đường dài, xuống tàu điện ngầm, tiếp tục lên mặt đất đi bộ, xuống tàu điện ngầm, lại tiếp tục lên đất đi bộ... Cứ thể chúng tôi đi từ Cửu Long sang Tân Thế Giới. Đi từ khi trời sáng, đường phố giờ tan tầm đông nghẹt người đến khi trăng khuya treo lơ lủng trên đầu. Đi đến khi chân tôi gần như mất hết cảm giác. Diệp Triển bảo rằng chúng tôi đã đi qua hầu hết những nơi nổi tiếng của Hồng Kông rồi. Chúng tôi ăn tối trong chợ trời, dưới những ngọn đèn vàng và trong hơi thịt nướng thơm lừng. Cũng tại nơi đó, Diệp Triển mua cho tôi ba sợ dây cột tay bằng da. Về sau, như là để lưu giữ kỷ niệm của tôi trong lòng bạn, tôi tặng hai sợi dây cho người bạn thân yêu (nghe đâu về sau nó đã bị đứt và thát lạc). Sợi còn lại tôi luôn đeo trên cỏ tay phải.. Vậy mà một ngày, khi đang ngồi trên bãi biển Nha trang, tôi phát hiện sợi dây đã tuột đi đâu mất. Tự nhiên tôi thấy mất mát một điều gì đó quá lớn không thể tìm lại được. tôi muốn khóc mà không sao khóc được. Đó chính là cảm giác khi ngồi một mình trong chiếc xe buýt rộng lớn trở về phi trường, tôi quay nhìn lại lần cuỗi cùng hình ảnh của Diệp Triển đứng tựa cây cột teo xe.o xọ tấm bảng thông báo các tuyến xe buýt trong ngày.
Từ Mỹ tôi gọi điện về nhà báo sơ qua tình hình của mình. Nếu như tôi kể rằng tôi đã vào chơi Hồng Kông cùng với một người đàn ông lạ, chác hẳn ba mẹ tôi cũng sẽ bảo như bạn rằng tôi thật là liều lĩnh và dại dột. Tôi liều lĩnh và dại dột. Nhưng nếu không đi thì sẽ không bao giờ tới. Không gặp gỡ thì sẽ không thể nào biết được trên đời có nhiều người tốt như thế. Chỉ tiếc trái đất tròn nhưng quá đỗi rộng lớn. Những giây phút gặp gỡ tình cờ ấy, cũng như vô càn những giây phút vô tình khác, sẽ trôi vào quá khứ và đôi khi chúng trượt hẳn khỏi cuộc đời chúng ta.
Khi còn ở Chicago, mỗi buổi sớm tôi đều đi dạo dọc theo bờ hồ Michigan, dừng chân trên cầu tầu bỏ hoang cũ kỹ, ẩm ướt vì bọt sóng. Hơi nước ngọt ngào mơn man trên mặt. Ngoài cảng xa, còi tàu rúc lên những tiếng reo vô tư lự trong gió. Những đám mây ửng hồng chạy đuổi bắt nhau, có khi đâm xầm vào một con hải âu lông xám hoặc ao thẳng xuống mặt hồ, trong và lặng như một miếng thạch. Và khi đi về phía chiếc vòng đu quay của thành phố, thể nào tôi cũng gặp ông lão và đàn hải âu bên chiếc vọng gác sơn trắng. Ông lão chân dài, quắc thước. Mái tóc bạc quấn thành một nùi sau ót. Mắt sáng và sắc như phóng ra những tia lửa. Những nếp nhăn dưới mắt, hai bên mép làm mắt ông hiền từ hơn. nắng sớm mai phết một lớp mỡ màu nâu đỏ làm da ông bóng lên như đồng, kín đáo xoá đi sự mệt mỏi vì tuổi tác của những bắp thịt.
Ông già đứng dạng chân trên bờ cát. Sự vững chãi của ông làm người ta nhớ đến sự chao đảo, chòng chành của sóng nước và ngay lập tức tôi nghĩ ngay đến dáng đứng quen thuộc trong những năm tháng tuổi xuân, trên những bến bờ xa lạ khi những chàng thuỷ thủ là ông cúi người kéo lưới hay vươn mình giong buồn ra khơi. Nếu không có những con hải âu vây kín xung quanh giành giật từ tay ông những vụn bánh mì khô thì ông sẽ giôngs hệt như nhân vật ông già trong ông già và biển cả của ẸHemingway, ít nhất là theo trí tưởng tượng của tôi. Vì thế nên nó đã trở thành một cuộc gặp gỡ thật đẹp và nên thơ.
Trong khi tôi đang bối rối tìm cách bắt chuyện bằng thứ tiếng Anh lủng củng của mình, ông già nheo mắt nhìn tôi cười, chìa cho tôi một mẩu bánh mì và bảo:" Cô muốn thử cho chúng ăn không ?". Giọng ông khàn và ấm. Lòng bàn tay to, trắng, thô nhám như một vỏ cây. Ông lại bảo chúng nó hiền lắm. "Chúng là bạn thân của tôi đấy, tất cả bọn chúng". Tôi tin điều ấy. Xem cái cách chúng cọ mỏ vào má ông, dúi mặt vào tóc ông, đậu bình yên trên tay ông thì tôi tin con người và thiên nhiên có một mối dây ruột thịt nào đấy. Đôi khi chỉ vì những lo toan vụn vặt hàng ngày, vì cuộc sống làm chai sạn, họ đã vô tình cắt đứt nó đi. Tôi hỏi ông đã từng là thuỷ thủ phải không. Ông cụ nhồi thuốc vào tẩu và mồi lửa. Khói cuộn những vòng tròn xanh nhạt nên tôi không biết mắt ông đang cười hay đang mơ màng. Ông bảo:" tôi chưa bao giờ làm thuỷ thủ. CHỉ là một người đánh cá suốt năm quanh quẩn trong hồ Michigan trên một chiếc thuyền gỗ nhỏ. Nhưng tôi cũng đã một vài lần đến được vịnh Chesapeak. Tôi có biển ở đó. Biển Atlantic to lớn và thật trong xanh. Việt Nam à? Tôi có biết chút ít về Việt Nam. Một đất nước nỏ bé, hiền lành và thật dũng cảm. Cô đến từ Việt Nam phải không ? Đó là một đất nước xinh đẹp phải không ?"
Những con hải âu cuối cùng sau khi cố nán lại để nhặt những vụn bánh mì còn sót cũng đã bay đi. Ông già quay sang dọn dẹp đồ đạc để ra về. Ông bảo:" Hẹn gặp lại cô ngày mai nhé!". Bàn chân ông để lại trên cát ướt những vết chân to ngập nước. Những giọt mồ hôi đọng lại trên vai ông óng ánh. Ông có vẻ hơi bối rối hẳn vì ông sợ người ta nghĩ rằng ông đang khoe khoang khi nói con trai tôi là một thuỷ thủ. Mắt ông nhìn xa xăm và đầu ông nghẩng lên đầy kiêu hãnh.
Liền hai hôm sau tôi không ra được goài bờ hồ. Ngày thứ ba tôi ra tìm ông để chào tạm biệt. Nhưng dưới vọng gác cũ chỉ có một vài con chim hải âu đang lững thững dạo bước, in dấu chân-lá xuống cát. Một vài con nữa bay nhấp nhô trên những ngọn sóng bạc đầu. Tiếng kêu của chúng trở nên buồn bã và hoang vắng. Một người đàn bà tiến lại gần chỗ tôi, tóc ướt lướt thướt, nước chảy luênh loang trên hai cánh tay trần rám nắng to béo của bà. Bà ta hỏi:" Cô bị mất gì à?". Tôi đáp:" tôi tìm một người đàn ông vẫn hay thường cho đàn hải âu ăn ở chỗ này. Bà có biết ông ấy không ?". "Một ông già?" , bà ta ngạc nhiên, đôi mắt xanh lấp lánh ánh mặt trời, trên bờ hồ Michigan có biết bao nhiêu là ông già. Cho hải âu ăn cũng là một thú vui của những ông già sông cô dơn trong thành phố này.
Thế là tôi làm một cuộc chia tay mà không gặp mặt người ở lại. Người đàn bà nói đúng. Có biết bao nhiêu là ông già trong cuộc đời này. Không gặp được ông già này, trên bãi cát vắng vào một buổi sớm mai với đàn hải âu hiền hậu và mập mạp, thì vẫn có thể gặp được một ông già khác trong một quán rượu với những cô hầu bàn tóc vàng xinh đẹp hoặc trong công viên cây xanh buổi chiều đông người.Nhưng chính vì buổi sớm mai, bãi cát vàng, đàn hải âu mà hình ảnh ông già đã vĩnh viễn chiếm một chỗ đứng trong lòng và luôn luôn làm ký ức tôi xao động.
Những cuộc gặp gỡ tình cờ, quên hay ko, quả thật phụ thuộc nhiều vào khung cảnh lúc ấy.
Tôi vẫn thường trở về khác sạn Lucerne bằng đại lộ phía tây công viên trung tâm. Con đường có vỉa hè lát gạch xám rậm rạp bóng tối vì những tán cây lớn phía trong công viên vươn ra ngoài. Có những ghế dài ximăng ngả màu xanh lá với lưng tựa uốn bằng những sắt hài hoà với những thanh chấn song hàng rào công viên sơn đen. Buổi chiều hôm đó trở rét đột ngột. Không có mưa phùn như chiều qua nhưng lá rơi nhiều. Trên một chiếc ghế, một người đàn bà da đen ngồi mệt mỏi gục đầu bên thành ghế, mắt khéo hờ như thiếp ngủ. thỉnh thoảng bà rên khe khẽ, tiếng ồm như tiếng đàn ông. Tôi đứng nhìn bà một lúc rồi bước đi. Nhưng bộ quần áo cũ đen, dáng ngồi oặt ẹo, khổ sở của bà trong khí trời ảm đạm, lá úa vàng như rơi từ bầu trời tái xanh đã khiến tôi phải quay trở lại. Khi tôi vừa giương máy ảnh lên định chụp thì người đàn bà thức dậy. bà ôm chặt lấy mặt và kêu lên thảng thốt:"Đừng có chụp tôi. Tôi xấu lắm. Tôi mệt mỏi lắm.". Mặc dù tôi đã cố sức thuyết phục nhưng bà vẫn một mực từ chối, dúi đầu vào hai bàn tay đen đúa. Tôi đành bỏ đi.
Trên một chiếc ghế khác, tôi gặp một cô gái khác. Cô ngồi thẳng lưng không chạm vào thành ghế. Mái tóc dài hơi có vẻ xơ xác che khuất khuôn mặt dầy. Da cô trắng, một màu trắng bệch bạc và mặc dù trời lạnh nhưng cô chỉ khoác trên người một chiếc váy hoa mỏng. Đoạn đường ít cây nên ánh sáng xanh nhạt dễ dàng hắt qua những kẽ lá chiếu thắng xuống chỗ ngồi của côlàm mọi thứ trở thành một bức tranh tuyệt mỹ, trong trẻo và lung linh. Tôi xin phép chụp hình cô nhưng hình nư cô không nghe thấy. Mắt cô nhìn vào tôi nhưng không phải là tôi. Lạnh lẽo và trống rỗng. Đột nhiên cô ôm bụng cười gặp nghẽo nhưng đôi mắt xám tràn đầy nước. Tôi giật nảy mình lùi phắt lại, đi một đoạn xa rồi vẫn nghe thấy tiếng cười hoang dại của cô gái vẳng tới. Tôi lẩn thẩn nghĩ là điên vì tình, chỉ có điên vì tình nên mới khốn khổ thế. Đêm tôi mang cả tiếng cười ấy vào giấc ngủ. Buổi sáng, Lola túm tay tôi hỏi:" Tối qua bạn mệt à? Tôi thấy bạn thở dài suốt.". Tôi tự hỏi tôi thở dài vì tiếng cười của cô gái hay vì tôi không chụp được tấm hình nào trong buổi chiều đẹp và buồn ấy. Bởi tôi biết chác rằng trong một ngày không xa, thời gian sẽ giúp tôi xoá dần tất cả những gì trái tim muốn lưu giữ nhưng lý trí lại bảo rằng không còn chỗ nữa. Có những điều phi lý vẫn thường xảu ra như vậy. Những cuộc gặp gỡ không có lần thứ hai. Những cuộc gặp gỡ không bào giờ lặp lại. Những điều cố tình muốn giữ thì cứ bỏ ta mà đi mất.
Một buổi trưa khi tôi đang thu dọn những ập bản thảo trên bàn làm việc để trở về nhà, cánh của phòng bật mở. Một người đàn ông đội chiếc mũ lưỡi trai màu đen mỉm cười nhìn tôi. Mãi một lúc tôi mới kinh ngạc kêu lên: Diệp Triển. Anh Diệp Triển. Diệp Triển trắng và mập lên nhiều. Chỉ khác không gian và thời gian, còn thì tất cả vẫn như ngày nào.
Lúc ấy, trong đầu tôi chỉ bật lên duy nhất một ý nghĩ. Trái đất quá đỗi rộng lớn nhưng nó thật sự là hình tròn.
Hết