watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hồ Quý Ly-Chương 4 - tác giả Nguyễn Xuân Khánh Nguyễn Xuân Khánh

Nguyễn Xuân Khánh

Chương 4

Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh

Cha tôi có hai bà vợ. Bà chính thất con một cụ lang nổi tiếng đất Thăng Long: cụ Phạm Công. Bà họ Phạm chính là mẹ đẻ ra tôi. Mẹ tôi mất khi tôi còn nhỏ. Cha đi bước nữa. Bà thứ thất ấy là một công chúa nhà Trần.
Chuyện kể lại rằng: hồi trai trẻ cha tôi là một con người thông minh dĩnh ngộ. Ông học giỏi. lại chăm đọc sách, có tài ứng đối rất nhanh. Nhờ hai bà cô lúc đó là ái phi của vua Trần Minh Tông nên cha tôi được một chức quan nhỏ.
Một hôm, trời nóng bức, vua Minh Tông và triều thần ra chơi hóng mát ở điện Thanh Thử nằm trong vườn ngự uyển. Trước cửa điện Thanh Thử, người ta trồng một rừng quế, những cây quế to toả bóng mát, thơm phức, làm dịu đi cái oi bức ngày hè. Minh Tông là ông vua hay chữ. Nhìn rừng quế, ông ngẫu hứng ra ngay một vế câu đối:
Thanh Thử điện tiền, thiên thụ quế
(Trước điện Thanh Thử, ngàn gộc quế)
Các quan tả hữu nhìn nhau, lúng túng. Toàn những bậc khoa bảng tài danh, nhưng chưa ai kịp nghĩ ngay được một câu văn hay để đối lại.
Giữa lúc ấy, chàng trai trẻ Lê Quý Ly, cũng đi theo hầu xin được đối. Một chàng trẻ tuổi, thứ học trò vô danh, thật quả to gan. Quý Ly quỳ xuống đọc:
Quảng Hàn cung lý, nhất chi mai
(Trong cung Quảng Hàn, một nhành mai)
- Bá quan đều tròn mắt, phục tài ứng đối mẫn tiệp của cha tôi. “Thiên thụ quế” mà đối bằng “nhất chi mai” thật là tuyệt. Một cánh rừng hùng vĩ, thơm ngát mà đối bằng một nhành mai mỏng manh, yểu diệu thật thần tình.
Nhưng người ngạc nhiên hơn cả là vua Trần Minh Tông. Trăm quan đều không rõ vua có một cô con gái út vừa thông minh, vừa xinh đẹp. Minh Tông rất yêu quý công chúa út. Vua lại rất thích bài thơ của đại sư Mãn Giác đời Lý vịnh mùa xuân. Vua cho rằng bài thơ ấy là một áng thơ tuyệt diệu, hiếm có, nhất là hai câu cuối cùng:
Mạc vị xuân tàn, hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ, nhất chi mai
(Đừng trọng xuân tàn, hoa rụng hết.
Đêm qua, sân trước, một nhành mai).
Minh Tông liền dùng chữ “Nhất Chi Mai” của câu thơ đặt tên cho cô con gái yêu. Rồi lại xây riêng cho con một cung điện nhỏ xinh nhưng tráng lệ và gọi là cung Quảng Hàn. Không hiểu ở đây có sự trùng hợp gì không. Hay chàng nho sinh láu lỉnh đã nghe lỏm được câu chuyện về cô Nhất Chi Mai nên ngẫu hứng thốt ra vế thứ hai câu đối. Cũng có thể người thư sinh tài ba ấy đã tơ tưởng đến cô công chúa từ thời xa xưa lắm, bởi vì hai bà vương phi họ Lê, những sủng phi của vua đều là cô ruột cha tôi.
Công chúa Nhất Chi Mai tên tục là Huy Ninh, là bạn thời thơ ấu, đồng thời là anh em con cô con cậu với cha tôi. Vua Minh Tông gả bà cho tôn thất Trần Nhân Vinh. Trong loạn vua phường chèo, Nhân Vinh bị giết. Vua Nghệ Tôn sau đó gả bà cho cha tôi. Ông muốn dùng quan hệ hôn nhân để gàn chặt cha với nhà Trần.
Như vậy bà Nhất Chi Mai, một mặt là mẹ kế của tôi, một mặt là bà cô họ của tôi. Bà hiền hậu nhưng yếu ớt, trái ngược với cha tôi là một con người chắc nịch, đậm, bộ mạt vuông vức có chòm râu đen nhánh. Cả mẹ tôi, cả bà Nhất Chi Mai đều là những phụ nữ yểu điệu, mảnh mai. Lúc bà về nhà tôi, bà ôm lấy tôi mà rằng:
- Con đừng sợ. Ta yêu quý con. Ta sẽ là mẹ của con. Lúc đó, tôi là một thằng bé cao ngỏng, gầy gò. có đôi mắt rất to. Hồi đó, mới năm tuổi tôi đã phải học chữ với một vị lão nho. Ông thày của tôi uyên thâm nhưng rất nghiêm khắc; cứ thấy mặt ông là trong tôi như thất thần, toàn thân co rúm lại, chữ học vào trong đầu lại bật ra. Cha tôi vốn thiên kinh vạn quyển nên rất bực mình, không thể nào nghĩ được rằng con trai ông mà lại học dốt. Ông nghiêm khắc mắng:
- Làm con trai mà lười học, sau này sẽ vô dụng.
Bà Nhất Chi Mai cười, bảo ông:
- Để thiếp dậy tháng bé cho.
Lạ thay khi học với bà, tôi học rất nhanh. Hơn một năm sau tôi đã đọc chữ vanh vách. Lên bẩy tuổi đã thuộc lòng sách Đại Học.
Cha tôi thấy mẹ Nhất Chi Mai dạy tôi học nhanh như vậy, rất hài lòng. Tôi thường bắt gặp ánh mắt sáng lên của ông mỗi lúc hai mẹ con tôi ngồi học với nhau. Dần dần, tôi yêu quý bà Nhất Chi Mai, quấn quýt bên bà như mẹ ruột của mình. Có lẽ tôi đã tìm thấy ở bà những nét mơ hồ giống như mẹ tôi. Tôi nói mơ hồ, bởi vì mẹ tôi chết lúc tôi còn quá nhỏ. Hình ảnh về người mẹ đẻ chỉ còn là hình ảnh nhòe nhoà của một người phụ nữ gầy gò, xanh lướt với nét mặt thanh tú và cao thượng, lúc nào cũng nằm dài trên giường, lặng lẽ, buồn bã nhìn tôi. Đứa bé côi cút ấy đã tìm lại được tình cảm mẹ con ở bà công chúa.
Song, tình cảm ấy rồi cũng vụt trôi đi, vì bà Nhất Chi Mai sinh Thánh Ngẫu em gái tôi. Hơn một năm sau, bà lại sinh em Hán Thương. Bà công chúa cũng hay ốm đau, bà lại phải bận bịu lo lắng cho hai đứa em; vậy nên cuối cùng bà phải ngừng dạy tôi học.
Thánh Ngẫu còn đỡ. Cô em gái xinh xắn dễ thương ấy đôi lúc còn nhường mẹ cho tôi. Thỉnh thoảng em vẫn để bà Nhất Chi Mai âu yếm vuốt ve tôi. Nhưng Hán Thương thật ghê gớm. Cứ môi lần tôi đến gần bà công chúa, nó lại hét to:
- Đi đi? Giả mẹ đây?
Những lúc như vậy, lòng tôi như bị xát muối. Tôi tủi thân, nén nỗi tức giận, dìm nó xuống đáy lòng. Có lẽ đó là lý do đầu tiên làm anh em tôi suốt đời bất hoà; đối địch nhau, thậm chí có lúc như hận thù nhau. Người ta còn giải thích sự xung dột ấy theo nhiều cách khác. Có thể, vì Hán Thương là con một bà công chúa, còn tôi là con một người đàn bà bình thường. Có thể, vì khi lớn lên, Hán Thương đã thầm cảm thấy ngôi vua nước Nam sẽ về tay mình, nên em tôi đã tranh ngôi báu ngay từ lúc chiếc ngai vàng còn chưa đến tay. Cũng còn có thể vì Hán Thương giống cha tôi. Nó cũng khỏe mạnh, cũng cương nghị, cũng đầy tham vọng, cũng quyết đoán như cha. Còn về phần tôi, tôi là loại người yếu đuối, mặc dù về mặt trí thông minh, có thể nói, tôi hơn hẳn Hán Thương. Còn cha tôi đối với chúng tôi thì sao? Người đàn ông cương nghị có thể yêu một người đàn bà yếu đuối, nhưng ít khi có thể yêu một người đàn ông khác mà tính chất lại yếu đuối. Hơn nữa, cha lại là một con người lạnh lùng tính toán. Đối với ông, sự nghiệp là điều trên hết; tất cả phải phục vụ sự nghiệp. Có thể, từ khi chúng tôi còn nhỏ, cha đã lặng lẽ quan sát hai đứa con, rồi cân nhắc mọi điều lợi hại, để trù biện cho tương lai, nhưng thôi, đó là chuyện về sau...
Và như tôi đã kể, cũng vì sinh Hán Thương nên từ dạo ấy, tôi chuyển sang ở trại thuốc cùng với ông ngoại.
“Chàng ta lúc nào cũng u buồn! Người ta thường nhận xét về tôi như vậy - Đó là bản tính?”. Có thật đó là bản tính của tôi không? Hay do thời thế, không khí của một thời “thiên tuý” đã ảnh hưởng vào tính đa cảm của tôi? Cũng có thể đó là một sự sám hối - một cảm giác tội lỗi mà riêng tôi phải chịu đựng. phải gánh vác cho cả dòng họ? Cũng có thể, do cái chết của Quỳnh Hoa, ngươi vợ yêu quý. người đàn bà đã cho tôi biết bao hạnh phúc? Tôi đã biết nhiều người đàn bà, nhưng xét vé ý nghĩa sâu sắc, Quỳnh Hoa mới là người đàn bà đầu tiên của đời tôi.
Khi Quỳnh Hoa rời xa sang thế giới bên kia, tôi mới hiểu tình yêu của nàng với tôi là một điều hiếm ở đời. Nàng chết, tôi chẳng thấy thiết gì nữa. Tôi đã mất đi một niềm hạnh phúc, một niềm an ủi vô cùng to lớn, tưởng chẳng có gì thay thế nổi. Tôi lao vào uống rượu. Tôi lao vào kỹ viện. Người ta bảo tôi lao vào truy hoan để quên chuyện cũ, nhưng thực lòng tôi dửng dưng thờ Ơ với tất cả mọi người đàn bà.
Cha tôi, bà Nhất Chi Mai đều muốn tôi lấy một người đàn bà khác, nhưng tôi cứ lặng lẽ. Rồi mọi người không nhắc đến nữa, có lẽ họ thông cảm, muốn để cho thời gian làm nguôi ngoai nỗi buồn. Người dân Thăng Long vẫn hay hát khúc ca do tôi phóng tác làm ra:
Phượng hoàng hề
Phường hoàng hề bay vút trời cao!
Nguôi xưa, mây cũ nay ở nơi nao
Chỉ thấy nơi đây lâu đài tàn tạ
Chỉ thấy bầu trời vắng trăng sao...
Nhưng ai có biết đâu con phượng hoàng trong bài ca ấy chính là nàng; và tâm trạng trong bài ca ấy chính là lòng tôi. Tôi viết bài hát ấy để tặng Quỳnh Hoa, để mỗi lúc cầm cây đàn nguyệt gẩy lên, những đêm thanh vắng, là bóng nàng lại hiện lên trong tâm tưởng, để khi thiếp đi lại nghe thấy tiếng thì thầm của nàng bên tai. Có thể nói, suốt một thời gian dài tôi sống với ảo ảnh, với hồn ma Quỳnh Hoa. Và nhiều đêm trong giấc mơ, tôi đã giao hoan với hồn ma ấy.
Cứ tưởng rằng. cuộc sống tình cảm của tôi sau khi Quỳnh Hoa chết là hết. Cứ tưởng rằng chẳng có người đàn bà nào có thể làm cho trái tim đang ngủ lịm vì đau buồn của tôi có thể thức dậy Không ngờ tôi lại gặp Thanh Mai. Cám ơn khu rừng mai của thượng tướng Khát Chân.
Mới gặp Thanh Mai, tôi đã bàng hoàng tỉnh giấc. Cứ tưởng như một người đang dụi mắt khi gặp bình minh, sau một giấc ngủ triền miên. Khi cô hát:
Ai xui câu hát nghiêng nghiêng
Cớ sao con mắt ưu phiền
Chính lúc ấy, tôi tự nhủ lòng: “Đây chính là người đàn bà của ta”. Sao nàng trông quen thuộc đến thế. Không biết đã gặp nàng ở đâu? Nhớ mãi chẳng ra. Hay đã gặp nhau ở một tiền kiếp? Cứ như thể nàng là một phần của xác thân tôi, mà mình cảm thấy vắng thiếu từ rất lâu nhưng không xác định nổi. nay bỗng dưng phần thiếu ấy hiện ra đột ngột... Và chẳng cần tra hỏi gì hết, nó nhập ngay vào tôi, làm cho tâm hồn tôi tự dưng viên mãn, để xoá đi nỗi bâng khuâng nhớ mong do thiếu nó gây ra.
Tại sao. vừa mới gặp, tôi đã quả quyết: “Đây chính là người đàn bà của ta”? Cũng có thể vì những người đàn bà trong đời sống cung đình, trong dòng họ nhà tôi đều là những người đàn bà ẻo lả. Kỷ niệm về người mẹ yêu quý của tôi là một người đàn bà xanh lướt, ngày đêm nằm trên giường bệnh. Bà công chúa Nhất Chi Mai, mẹ kế của tôi có một sắc đẹp mong manh yểu điệu mà bà hoàng Thánh Ngẫu, em gái tôi, là một bản sao chép. Còn vợ tôi, quận chúa Quỳnh Hoa, như tôi đã kể là một mảnh đời u sầu khôn nguôi. Số phận, vóc tạng của hầu hết những người đàn bà quyền quý mà tôi biết đều như thế cả. Cứ như thể cả một đàn hậu duệ của một dòng họ đang suy tàn, không thể sản sinh ra những người phụ nữ... đáng gọi là phụ nữ. Hay chăng vì họ là những loài hoa nuôi trong chậu cảnh đã quá lâu năm, tuy dẹp đấy, nhưng quá mong manh. thiếu dần nhựa sống. Ngay đến như tôi, một người đàn ông quyền quý. cũng được chàm bẵm theo cùng một kiểu những người đàn bà nói trên, nên tôi cũng mỏng manh khác gì họ. Cái tạng nghiệp mong manh ấy có điều hay là làm ta trở nên bén nhạy.
Chắc vì đã quá quen thuộc với những nét đẹp ỏe oai của loài hoa chậu, nên khi bắt gặp cái đẹp chân phác của Thanh Mai, tôi nhận thấy ngay sức sống mới mẻ của nó và tôi đâm ra mê mẩn. Cô kỹ nữ ấy có một tạng nghiệp khác hẳn. Trông thấy cô gái lưng ong ấy ta thấy bừng ngay lên sự sống. Trông thấy cô là trông thấy mầu hồng của da thịt, thấy sự no tròn viên mãn, thấy ngay cả sự mặn nồng.
Mãi về sau tôi mới biết Thanh Mai đã có một cuộc sống thật gian truân từng trải. Có thể mới đầu đó là cô gái thôn dã quê mùa, nhưng cùng với thời gian sự từng trải đã mài dũa, làm sạch đi những nét thô cứng. Sự khác biệt giữa cô và những người đàn bà cung đình, đã cho phép tôi nhận diện thấy ngay cái đẹp hiếm hoi. Nhưng nếu là sự khác biệt đối nghịch chắc hẳn sắc đẹp của cô sẽ rơi vào thô kệch. Đằng này ở cô vẫn toát ra, vẫn thoáng gặp những nét cao sang. Đó là những cử chỉ tinh tế chỉ thấy ở những con người ưu tư, đã có lúc do số phận đưa đẩy nên đã trải qua những quãng đời kiêu sa. Đó là những bước đi khoan thai, tưởng như lười biếng, nhưng thực ra là sự tự nhiên. Đó là những ánh mắt trong trẻo không bao giờ lộ ra niềm giận dữ. Đó là sự bình thản khi tiếp xúc với những choáng ngợp giầu sang. Đó là những nụ cười đôn hậu, làm ta khi nhìn thấy, sẽ quên ngay những mệt nhọc trần gian. Có phải vì cô là người con gái chuyên nghề đàn hát, nên có lẽ hình như cô có khả năng làm thức dậy những gì tốt lành trong con người. Tôi có cảm giác như hé nhìn thấy sự linh cảm, sự thông tuệ và vẻ đẹp cao quý trên gương mạt nàng. Nhưng... tôi đã mê sảng rồi chăng, tôi đã linh thánh nàng rồi chăng?...
Như tôi đã nói, mới gập Thanh Mai, tôi đã thấy ngay đây là người đàn bà của đời tôi. Việc đó không thể lấy lí mà xét được. Đó là tiếng nổ ngang trời đêm giông bão, khi hai con người bất chợt tìm thấy một nửa mảnh đời của mình. đã trôi dạt tận chân trời góc biển mịt mùng, nay đột nhiên xuất hiện trước mặt nhau. Cái lí làm sao hiểu được. Cuộc gặp gỡ trong vườn mai đêm hôm đó như để hoàn tất một cái nghiệp nào đó mà hai người chúng tôi phải làm cho trọn. Gọi là cái mệnh hoặc nói rằng ma quỷ đã dẫn đường để tạo nên cuộc gặp gỡ kỳ lạ ấy cũng được.
Có thể hai người chúng tôi khác nhau, mà cái duyên bắt phải phối kết với nhau để mà hạnh phúc hoặc để xung đột cấu xé lẫn nhau. Có thể hai người chúng tôi giống nhau nên cuốn hút lấy nhau để làm trọn cái tình tri kỷ, hoặc để làm sâu đậm thêm một cái nghiệp mà riêng một người sẽ không gánh vác nổi. Phải chăng số phận chính là như vậy.
Sau buổi tối gặp gỡ đầu tiên, tôi có cảm tình với Thanh Mai đã đành; ngược lại về phía nàng, tôi cũng đinh ninh rằng nàng có cảm tình với tôi, thậm chí tôi còn đọc thấy trong ánh mắt của nàng một cảm tình đặc biệt. Tôi tìm mọi cách để tìm hiểu về nàng. Chúng chẳng khó khăn gì vì từ mấy tháng nay Thanh Mai là cô gái nổi danh tài sắc đất kinh kỳ. Các nhà quyền quý ở Thăng Long mỗi khi mở tiệc mừng nhân ngày lễ thọ. khao vọng hoặc cưới xin đều mời nàng đến hát. Giọng nàng vừa đẹp, vừa trong vừa điêu luyện. Nàng biết nhiều giọng: giọng nam, giọng bắc, nhất là giọng lâm li ai oán kiểu Chiêm Thành. Đồn rằng Thanh Mai có một bài hát rất buồn và hay, tên gọi “Con ngựa Hồ”, nhưng chưa bao giờ nàng hát cho ai nghe. Nhiều khách phong lưu nài nỉ, nhưng bao giờ Thanh Mai cũng nhũn nhặn từ chối:
- Đó là một kỷ niệm đau buồn của thiếp, xin ngài rộng tình thông cảm.
Khi nhắc đến bài hát đó, thường Thanh Mai buồn hẳn đi và mất hứng ca hát, thành thử không ai nỡ ép. Người ta lại đồn rằng chỉ có một lần Thanh Mai hát bài “Con ngựa Hồ”, đó là dịp thượng tướng mở tiệc mừng công lúc đại thắng quân Chế Bồng Nga. Chuyện đó xảy ra đã mấy năm rồi.
Người ta cũng đồn rằng quan hệ giữa thượng tướng và Thanh Mai rất gần gũi. Thượng tướng nhận cô ta là con nuôi. Không hiểu đó có phải là thuật của Thanh Mai dùng để làm tăng phẩm giá của mình lên không. Thực ra, chẳng cần phải là con nuôi của quan Thượng tướng, mà chỉ cần sắc đẹp, tiếng đàn, giọng hát của riêng mình, cô ta đã cao giá lắm rồi. Trong các tiệc, mỗi khi cô hát xong một bài, khách khứa, các bậc vương tôn công tử tung tiền thưởng như mưa, bạc trắng xoá chiếu hoa.
Thanh Mai rất tài sắc nhưng cũng rất kiêu kỳ. Kỹ nữ đấy nhưng nàng chỉ đàn và hát thôi. Cô ban cho người đời cả ánh mắt long lanh và nụ cười mê hồn nữa. Song, tất cả chỉ có thế thôi, đừng ai giở thói bờm xơm. Nhiều bậc vương tôn si tình, nhăm nhe mua cô về làm thiếp, nhưng tất cả đều bị từ chối. Có kẻ lại dùng cường quyền uy hiếp định chiếm đoạt cô, lập tức kẻ ấy nhận ngay được lời răn đe của bộ hạ quan thượng tướng.
Đấy cô gái kiêu kỳ như thế. mà tôi chỉ gặp cô mới một lần, tôi đã đinh ninh rằng cô là người đàn bà của riêng tôi, rằng cô có biệt nhãn với riêng tôi. Tôi tin chắc thế. Bởi vì nếu không, tại sao cô ta có thể cảm nhận được những âm thanh tiếng nguyệt cầm của tôi đêm ấy và phô diễn chúng ra bằng lời.
Ai xui câu hát nghiêng nghiêng
...
Cớ sao con mắt ưu phiền
...
Ai uống hương lan sẽ quên lối về
...
Ai uống hương lan đường vào bến mê.
...
Đó là lời thổ lộ chăng? Một lời thổ lộ ngoại ngôn tự.
Đó là một tiếng thì thầm chăng? Tiếng thì thầm chỉ mình tôi nghe được.
Tôi chợt mỉm cười tự chế diễu mình. vì tôi biết mình đang lập luận theo cách của kẻ si tình. Vâng, chính tôi là một kẻ si tình.
Đêm hôm ấy kẻ si tình đã uống rượu thật say, say cho đến quay cuồng trời đất. Bên người vẫn đeo hồ rượu, kẻ si tình đi đến nhà Thanh Mai...
Tôi chẳng đi kiệu, chẳng cưỡi voi, không cưỡi ngựa, tôi đi chân không, một minh đến tìm nàng. Nguyễn Cẩn biết tâm ý của tôi ít lâu nay, lúc này, khi trời sâm tối hai người uống rượu với nhau, Cẩn nói:
- Huynh có biết Thanh Mai quan hệ với thượng tướng Khát Chân ra sao?
- Cô ta là con gái nuôi thượng tướng.
- Huynh có biết cô ta từ đâu đến không?
- Tôi không rõ.
- Thanh Mai bị Chế Bồng Nga bắt. Thượng tướng đã cứu cô ta.
- Một cái ơn trời biển.
- Đúng! ơn trời biển! Vậy cớ sao huynh không tự hỏi: tại sao Thanh Mai lại đến với huynh?
Thôi! Các người ơi? Hãy thôi đi những lời xói móc. Ta biết chứ, ta hiểu những ẩn ý của người lắm chứ. Nhưng huynh ơi, tôi chẳng cần. Bởi vì tôi tin. Tôi tin ở tôi tôi tin ở nàng. Những lời nói của tôi khó hiểu lắm sao? Nó làm cho huynh trợn tròn đôi mắt. Huynh chẳng hiểu đâu. Mà làm sao huynh hiểu được cơ chứ.
Bởi vì... bởi vì những mưu toan đã làm tất cả đều mờ con mắt. Tôi chẳng cần. Tôi tung hê mọi thận trọng. Bởi vì có những tiếng thầm thì mà huynh chẳng bao giờ có diễm phúc được nghe...
Tôi cáo từ Nguyễn Cẩn, tức là tôi đuổi anh ta đi một cách khéo léo. Bên tai, tôi thực sự nghe thấy những tiếng thầm thì vẫy gọi... Tôi đứng nhìn cho đến lúc Cẩn khuất hẳn... Tiếng thầm thì như mách bảo đôi chân khật khưỡng của tôi đi tới phường Hà Khẩu, đó là một dãy nhà vườn nằm dọc bên bờ sông Tô Lịch. Tôi đi trên bãi sông, qua một chiếc cầu gỗ tới một vườn dâu nằm dãi ánh trăng.
Nhà của Thanh Mai kia rồi. Một dãy hàng rào dâm bụt lô xô. Cái cổng gạch cửa khép hờ, bên trên bò lan một cụm xương rồng đang mùa hoa nở, loại xương rồng có hoa rất lớn màu trắng ngà, đêm xuống, hoa phun hương thơm ngát một vùng. Tôi hít mạnh thứ hương ngạt ngào ấy vào trong lồng ngực. Thứ hương ấy quyện vào men rượu làm lòng tôi càng thêm say. Tôi đẩy cổng, đi theo một con đường nhỏ hai bên có tường hoa thấp, dẫn đến trước cửa một ngôi nhà xinh xán, bên trong vẫn thấp thoáng ánh đèn. Thanh Mai vẫn còn thức. Tôi như hồi hộp xúc dộng, tôi cầm hồ rượu tu thêm một ngụm, rồi gõ cửa:
- Thanh Mai ơi! Mở cửa cho ta.
Bên trong hình như có tiếng động nhẹ, nhưng tất cả vẫn lặng tờ. Tôi lại nói:
- Thanh Mai ơi? Ta muốn nghe một khúc đàn...
Có tiếng đàn bà nói vọng ra:
- Ai đấy? Đã khuya lắm rồi!
- Ta đây
- Ta là ai?
- Ta là người quen của nàng... Đã từ thủa xa xôi lắm rồi...
- Người nào điên rồ đến thế?
- Ta điên ư?
Ông là kẻ rồ dại. Thời buổi này thiếu gì kẻ rồ dại. Tôi van ông, hãy đi đi. Ở đây chỉ có những người đàn bà yếu đuối hiền lành...
- Nàng mở cửa ra. Ta không phải kẻ ác. Chỉ muốn nghe một tiếng đàn.
- Ông đi đi! Chúng tôi nào có quen ông.
- Không quen ư? Không quen thật sao?
Tôi ngạc nhiên dần dần chuyển sang sửng sốt. Tôi ngồi xuống thềm nhà, tu thêm một ngụm rượu, đầu óc liên miên suy ngẫm: “Thế là nhầm rồi sao? Cô ta chẳng quen ta? Phải rồi! Ta đã ngộ nhận? Lần đầu tiên Nguyên Trừng tôi đã có một linh cảm sai lầm? Hay tại ta say? Hay tại suốt một thời gian dài ta đã sống trong quay cuồng của một thời thiên tuý? Hay tại vì nàng cũng chẳng khác một kẻ phàm phu, chẳng biết nhận ra người tri kỷ? Hay chính ta đây cũng chỉ là một phường tục tử, ngộ nhận ngay đến cả những tình cảm của chính mình?”.
- Ơ kìa, ông vẫn chưa đi sao? Tôi van ông, hãy buông tha chúng tôi.
Tiếng nói qua khe cửa làm tôi giật mình như tỉnh hẳn: người ta sợ ta đến thế sao? Chẳng lẽ cả đến giọng nói của ta cũng sặc mùi tục tử. đến nỗi làm cho nàng phải run rẩy?
Tôi buồn bã đứng dậy, lặng lẽ, cúi đầu, chệnh choạng bước ra khỏi cổng. “Ta đã ngộ nhận rồi. Nàng không phải là người đàn bà của ta. Nàng không phải là người đàn bà mà bấy lâu nay ta hằng ước ao tìm kiếm. Đúng là ta ngơ ngẩn điên rồ. Có được một người tri kỷ ở cõi nhân gian đâu phải dễ. Ta đã ngộ nhận... Ta đã hoang tưởng đi theo một vệt sao băng... Nó không phải của ta... nó chẳng có ở đời... kìa. Nó chỉ là một vệt sáng dài chạy trên bầu trời, rồi tắt ngấm...”.
Tôi ngồi trên nương dâu ven sông, lòng trĩu nặng. Tôi ngắm dòng sông lừ đừ chảy, ngắm những ngọn đèn chài thoắt hiện thoắt biến, như lửa ma trơi. tôi đi chân đất, tôi mặc áo vải đến đây... Tôi đi tìm người đàn bà tri kỷ, mới chỉ một lần gặp hôm xưa đã để lại nỗi xốn xang trong lòng tôi, cứ tưởng như đó là duyên nợ từ một kiếp xa xưa. Lại hoá ra không phải. Tôi tự cười thầm về sự si dại của mình. Tôi lầm lì uống từng ngụm. từng ngụm cho đến hết hồ rượu bên người. Có lúc tôi cười phá lên để tự chế diễu mình. Cha tôi vốn không thích cái tính cuồng si đó nơi tôi. Trong cơn rượu, trong cơn thất vọng đêm nay. có thể tôi sẽ hiểu thêm được một chút gì về mình chăng?
Trên cửa lạch, từ sông Hồng rẽ vào sông Tô Lịch, bóng những chiếc thuyền đang chậm chạp di chuyển. Những ngọn đèn trên sông lúc mờ lúc tỏ như những con mắt ngái ngủ cố mở ra nhưng không cưỡng lại được. Gió hiu hiu. Những con dế trong nương dâu cất tiếng ri ri để hoà vào bản nhạc xạc xào của lá cùng những tiếng oàm oạp của sóng vỗ bờ. Tất cả hình như đều muốn ru tôi vào giấc ngủ. Và tôi mơ hồ nghe một giọng thầm thì:
“Ngủ đi! Ngủ đi!”. Cũng như những ngọn đèn trên sông kia, tôi cố cưỡng lại, cố mở mắt ra, nhưng lúc này đôi mắt chỉ muốn lim dim; cuối cùng chúng khép lại, đưa tôi vào một giấc ngủ dài...
***
Tôi ngủ rất lâu, chẳng biết đã ngủ bao lâu rồi nữa. Về sau này, hồi ức lại tôi chẳng nhớ mình đã mơ thấy gì trong giấc ngủ đằng đẳng ấy. Chỉ loáng thoáng mơ hồ nhớ rằng mình đã lạc vào một xứ sương mù khác hẳn cuộc sống cung đình hàng ngày. Gọi là xứ sở lãng quên hỗn mang cũng được. Bởi vì có lẽ số phận muốn gọi tôi đến đấy để làm quên đi cuộc đời xao động đã qua của tôi. Trong sương mù loãng chẳng có gì để bám víu ấy chợt loáng thoáng một thanh âm. như kẻ chết đuối thấy mơ hồ một chiếc cọc, trí óc tôi vội níu lấy thanh âm đó. Trí óc tôi căng ra để cảm nhận. mãi rồi nó cũng hiện ra rõ nét dần dần. Mới đầu chỉ như tiếng những giọt mưa xuân ở đầu hiên rơi xuống vũng nước tí tách... Sau đó là lặng tờ như mạt nước một con sông hiền hoà nhưng rộng bao la, trên cái nền lặng tờ ấy một tiếng u ơ vang lên, thoạt tiên là u ơ sau chuyển thành một tiếng hò ơ buồn bã. Như một bức màn che khuất từ từ được kéo lên để hé lọt thêm một tiếng đàn văng vẳng. Nhầm sao được âm thanh của cây nguyệt cầm, thứ đàn mà tôi ưa thích. Người chơi nó đưa ngón tay lười biếng nhấn luyến chậm rãi, tạo ra một thanh âm tinh tế uốn lượn, những bước chuyển dịch mơ hồ mà tai người thường khó nhận ra. Một sự ngập ngừng lưu luyến một nỗi phiền muộn tha thủi, một mềm ai oán được nén chặt trong lòng...
Cùng với thanh âm nhận rõ, tôi cũng dần dần thức tỉnh - Cũng lúc đó, một tiếng hát khe khẽ cất lên:
Ơ! Con ngựa Hồ!
Ơ! Con ngựa Hồ!
Mi ăn cỏ phương Nam
Đêm đêm hí trăng hí về phương Bắc
Tôi đang nhắm mắt, nghe thấy câu hát “Con ngựa Hồ”, bỗng choàng tỉnh hẳn. Tôi tự hỏi trong lòng “Nàng hát ư?” Mắt tôi mở to. Lúc đầu tôi chỉ thấy một hình người nhòe nhoà. Bóng đó rõ dần. Tôi đã nhận ra Thanh Mai đang ngồi trên chiếc ghế, cây nguyệt cầm ôm trong lòng.
Cứ tưởng mơ, nhưng không phải giấc mơ. Đúng là Thanh Mai đương hát thật... Kìa! Nàng đã nhìn thấy tôi mở mắt, đã bỏ đàn, đứng lên, tiến lại gần. Tôi dụi mắt như để kiểm tra lần cuối xem thực hay mộng... Tôi đã hoàn toàn trở về cõi thực. Lạ lùng chưa! Tôi nhớ mình đã ngủ bên bờ sông, trong bãi dâu... sao lúc này tôi lại đương nằm trên giường trong một căn nhà gọn gàng xinh xắn. Vẫn là mơ ư? Không... Tôi đang nhìn thấy cây nguyệt cầm treo trên vách. Cây nguyệt cầm trên đầu cần có treo hai cái thao xinh xinh mầu xanh đỏ, cây nguyệt cầm tôi đã đánh ở toà Tị Huyên đình, hôm xưa, bên rừng mai... Hoá ra là cây đàn của nàng?... Dưới cây đàn là chiếc bàn nhỏ chân quỳ, trên bày một lư trầm đang bốc khói, và một lọ hoa cắm một cành mai không phải đang đâm bông, cành mai có lá non xanh trĩu quả. Gió lùa vào làm cây đàn bật lên những thanh âm phảng phất. Tôi nhìn gương mặt
Thanh Mai đã ở sát bên tôi và hỏi:
- Hoa mai đã kết trái rồi ư?
Nàng ngồi xuống cạnh giường, nắm lấy tay tôi:
- Em biết hôm nay chàng tỉnh dậy, nên đã ra vườn cắt một cành mai, thứ hoa chàng ưa thích, nhưng hoa đã kết trái rồi chàng ạ.
- Cành mai có quả cũng có cái duyên riêng... - Tôi mỉm cười - Chính ta đang đi tìm nó đấy.
- Tướng công đi tìm nó thật chăng?
- Tôi đã cầm hồ rượu uống cho say mềm, đi chân đất đến gõ cửa nhà nàng... và đã bị đuổi ra nằm ngủ bên bãi sông. Thanh Mai ơi! Nàng đã đuổi ta... sao lại đem ta vào đây?
Thanh Mai cúi đầu:
- Tướng công còn giận ư?... Đâu phải em đuổi... Chị Thu Cúc cùng ở với em tưởng một người say rượu...
- Vậy, nàng không có nhà. Nàng đã đi đâu?
Thanh Mai thì thầm kể cho tôi nghe:
Mấy hôm nay, em cứ bồn chồn đứng ngồi chẳng yên. Và em đã bơi thuyền đến nhà quan thượng tướng.
- Nàng đã đến rừng mai?
- Vâng, đến rừng mai. Và... tới lúc đó em mới hiểu tại sao mình bồn chồn.
- Nàng đi tìm ta ở Trại Mai, trong khi ta đến đây tìm nàng.
- Em đến Trại Mai, rồi bỗng dưng lại đột ngột xin về làm quan thượng tướng vô cùng ngạc nhiên. Song em không thể ở lại, dù chốc lát. Bởi vì lòng em như lửa đốt. Cứ nghĩ rằng có việc gì đó rất quan trọng sắp xảy ra. Em bơi thuyền trong đêm, về đến bãi dâu, hối hả định chạy về nhà. Chính lúc đó, em trông thấy chàng mê man nằm trên bờ cỏ. Em dùng hết sức đem chàng vào nhà. Lúc đó, em mới biết chàng đi tìm em và chàng đã say. Chị Thu Cúc đã kể hết với em đoạn chàng gõ cửa. Chàng đã say đúng hai ngày hai đêm.
Tôi mỉm cười:
- Ta phải cám ơn cơn say hữu duyên đó...
Thanh Mai cũng cười.
- Chúng tôi chả cần thổ lộ tâm tình nữa, bởi cơn say đó đã thổ lộ giúp chúng tôi rất nhiều.
Những ngày sau đó là những ngày quấn quýt mặn nồng của chúng tôi.
Nàng đã ban cho tôi tất cả. Lần đầu tiên tôi mới hiểu thế nào là một tình yêu của chốn dân gian. Trước kia tôi yêu Quỳnh Hoa, nhưng đó là một thứ tình yêu cung đình, ở đó xen lẫn cả những toan tính, những liên minh, những lôi kéo, những mà cả. Mặc dầu cả hai vợ chồng tôi đều cố giẫy giụa, cố thoát ra khỏi tấm lưới âm mưu, nhưng cuối cùng cái kết thúc của nó thật cay đắng. Còn bây giờ giữa Thanh Mai và tôi là một cuộc tình khác hẳn, chỉ ít điều đầu tiên, nó không phải là một cuộc tình cung đình. Tôi cũng hiểu rằng, âm mưu sẽ chẳng dễ dàng buông tha chúng tôi, tấm lưới ấy lúc nào cũng muốn chụp xuống đầu con người, nhưng bằng linh cảm, tôi hiểu cả Thanh Mai và tôi đều nằm ngoài tấm lưới.
Tôi sung sướng vì đã được lạc vào một thế giới mới mẻ. Thanh Mai là một người ở chốn dân gian. Ở Quỳnh Hoa tôi được nhấm nháp một hương vị tinh tế của bông hồng trong chậu cảnh. Còn ở Thanh Mai tôi mới hiểu cái hương vị nồng nàn của thứ lan rừng, hương của nó nằm trong thiên nhiên bao la, vì vậy nó phải chống với gió táp mưa sa cùng với trăm ngàn hương hoa khác, nó phải tranh sống, nó không thể chết yểu, vì vậy nó phải mạnh khỏe, ngút ngát, phải tràn trề sắc hương... “Mình ơi? Mình ơi!... Người đàn bà ấy cuốn tôi vào cuộc tình, lúc êm đềm, lúc man dại.. Đôi vú phì nhiêu kiều diễm của nàng làm tôi chợt hé nhìn thấy một điều bí ẩn. Quỳnh Hoa vợ tôi xưa kia là một con người thanh mảnh. Nàng nhỏ bé xinh xinh. Tình yêu của nàng cũng xinh xinh như vậy... Thì ra đời sống cung đình đã cướp đi của người đàn bà cả đến cái thân xác no tròn viên mãn. Cung đình đã làm họ lả lướt dần dần để cuối cùng thành những hình hài thiếu nắng trần gian. Hay phải chăng đó là sự tàn tạ của một vương triều. Nó không còn đủ khả năng sinh thành ra những sức sống.
Thanh Mai nhắm hờ mi mắt, giang tay đón tôi vào khúc đàn ân ái đầy mới lạ. Thấy cả những khúc láy tinh tế và cả những âm thanh suồng sã xô bồ. Nàng vốn sành âm luật. Nàng đem cả tiếng đàn vào cuộc gối chăn. Đôi tay ấm áp lúc mơn trớn, lúc níu kéo, lúc buông lơi. Đôi mắt chớp chớp, lim dim, chúng đón nhận ánh vàng bạch lạp, giữ những giọt sáng ở đó để chúng toả ra sắc cầu vồng trên hàng mi mà chỉ riêng mình tôi trông thấy. Đôi môi nàng run run như muốn nói một lời dịu ngọt nhưng không thành tiếng, tuy nhiên tôi vẫn nghe thấy thanh âm ve vuốt của nó. Tôi còn nghe thấy cả tiếng phập phồng của con tim nàng nữa. Không nghe bằng tai mà nghe bằng những làn da.
Chợt hình như có một tiếng đàn thực sự đã mơ hồ lan toả trong thinh không. Hai chúng tôi nhìn nhau. rồi cùng nhìn lên bức vách. Cả hai chúng tôi đều nhìn vào cây đàn Nguyễn .
Đàn ơi? Nguyệt cầm ơi? Có phải chính ngươi đã phát ra âm thanh thầm kín đó không?
Hồ Quý Ly
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Phần II - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Phần III - Chương 1
Chương 2
Phần IV- Chương -1-
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Phần V - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Phần VI-Chương -1 -
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Phần VII - Chương - 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Phần VIII- Chương -1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Phần IX- Chương -1
Chương 2
Chương 3
Phần X- Chương -1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Phần XI -Chương 1
Chưong 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Phần XII- Chương - 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Phần XIII- Chương - 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương kết