watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đứa Em Hạnh Phúc - tác giả Nguyễn Ý Thuần Nguyễn Ý Thuần

Đứa Em Hạnh Phúc

Tác giả: Nguyễn Ý Thuần

Cho đến lúc gặp lại tôi sau tám năm, Chi vẫn chưa lấy chồng.Con bé vẫn đẹp và dễ thương như ngày còn ở gia đình, nhưng nét gìa dặn của một thiếu nữ đã trưởng thành hiện rõ trong phong thái và cử chỉ. Nụ cười còn tươi nhưng từ tốn hơn. Mắt chưa mất nét long lanh nghịch ngợm nhưng pha thêm vẻ độ lượng. Đôi mắt em tôi giống hệt mắt bố tôi lúc còn sống.
– Mày năm nay bao nhiêu rồi Chi?
– Hai mươi sáu. Anh hỏi làm gì?
– Sao mày không chịu lấy chồng?
– Anh năm nay bao nhiêu?
– Mày định hỏi ngược lại anh chắc?
– Vâng.
Tôi nhún vai trước nụ cười hóm hỉnh của con bé.
– Tao đàn ông con trai thì khác. Mày là con gái coi chừng ế à...
– Em đâu có ngán.
Chi bắt chước tôi làm một cái nhún vai bất cần. Nhìn đứa em thứ mười bốn của gia đình trong phong thái chững chạc và lớn khôn, bất giác tôi bàng hoàng. Mới ngày nào nó còn bé tí, suốt ngày lăng xăng chạy trong nhà, lẫn vào đám anh em khác như một viên gạch được xây trong bức tường, bám chung vào vôi vữa cùng hàng trăm viên gạch khác, tưởng nếu lỡ tách lìa thì khó lòng đứng vững được. Vậy mà hôm nay,em tôi đã tự mình làm nên một cuộc sống nơi xứ lạ. Một cuộc sống đủ để gia đình tôi yên tâm vì đứa con gái lưu lạc từ tấm bé.

****
Bố tôi thường lộn tên và thứ tự cụa ba mươi bốn đứa con nhưng chẳng bao giờ quên tên con bé này. Đã có lần ông nói tại bàn ăn.
– Con Chi nó lạ lắm! Chẳng bao giờ tao có thể lộn nó với đứa khác được... Con bé này có tính tự tin và có thể làm được việc lớn. Đẻ ra đã lạc mất bố mẹ mấy năm, đón về được thì lủi thủi một mình, chẳng bao giờ nghe tiếng khóc hay vòi vĩnh...
Cả nhà cùng xoay về hướng Chi, con bé nhe răng cười hồn nhiên, đảo mắt nhìn một vòng rồi tiếp tục ăn. Thản nhiên như chuyện bố tôi nhắc vừa rồi như chả có gì dính đến nó. Chi là con thứ tư của dì bạ Đúng ra theo tuổi tác, nó còn nhỏ hơn vài đứa trong nhà, nhưng theo ngôi thứ của sáu bà mẹ, Chi đứng thứ mười bốn và làm chị của hai mươi đứa em.
Từ bé, Chi đã có nhiều điểm đặc biệt, khác hẳn với đám anh em. Từ việc học đến việc chơi. Nó dễ dàng hòa đồng với người khác để cùng sinh hoạt trong môi trường chung. Nhưng khi không có ai bên cạnh, một mình nó vẫn làm những việc y hệt như khi có mọi người. Tự mình tạo cho mình một thế giới riêng biệt. Cảnh con bé chơi bán hàng một mình, hay lang thang trong vườn, hay ngồi ở một góc nhà để học đã là cảnh quen thuộc với gia đình tôi. Hoặc ngược lại, bắt gặp nó tung tăng cạnh bạn bè, hay tham gia sinh hoạt Hướng Đạo, hay học chung với đứa khác cũng là cảnh tự nhiên. Ở con bé hình như tất cả mọi việc xảy đến đều là điều tất nhiên, đều dễ dàng tiếp nhận. Chẳng cần vòi vĩnh hay đòi hỏi gì khác.
Cá tính đó được mọi người yêu mến, từ trong nhà đến bên ngoài chẳng bao giờ Chi bị ai phiền nhiễu hay ganh ghét cả. Làm sao mà ganh ghét được? Thử tưởng tượng đến một cảnh sắm tết trong gia đình, đứa nào cũng muốn cái này, mong cái kia, cả bầy con hơn ba chục đứa đều có những yêu cầu riêng biệt. Mà tất cả những điều yêu cầu đó, theo bọn tôi, đều là cần thiết, bố và các mẹ phải giải quyết đầu tiên. Dù yêu thương nhau đến đâu, nhưng đến dịp lễ tết là bọn tôi tranh nhau sự săn sóc. Đứa nào cũng nhắc nhở và cố gắng nhắc nhở. Trời ơi! Ba mươi mấy đứa con chứ bộ, bố và các mẹ dám quyên mình lắm ạ! Những bữa ăn gần tết là những bữa nhộn nhịp và ồn ào nhất. Hơn ba chục đứa thi nhau nói– sợ quên mà! Từ ông anh cả đã có vợ đến con bé Từ An là nhỏ nhất. Ngưừi nào cũng biến thành con nít hết trơn. Hồn nhiên, vui vẻ dành nhau ngồi gần bố và các me... Đây làmột trong những điểm làm nên hạnh phúc của gia đình tôi. Đám con gom lại bên sáu bà mẹ đang cuống lên vì những câu nói vội.
– Ừ dì nhớ mà.
– Nói mãi! Để mẹ cả nhắc bố cho...
– Bé Từ An đừng đòi nữa.Thế nào mẹ ba cũng mua cho bé con búp bê nhắm mắt mở mắt.
– Anh yên chí,thể nào dì cũng xin bố cho anh cái máy hát.
Đại loại thế. Cả nhà bận rộn hết,từ sáu bà mẹ đến bầy con, trừ hai người: bố tôi và Chị Trong bữa ăn,cả hai người đều nói rất ít. Thường là trả lời nhiều hơn nói. Bằng cái cười khoan dung đầy hạnh phúc, bố tôi nhìn mọi người gật đầu, trả lời những câu hỏi, hoặc hứa với từng đứa qua lời xin. Cũng thế, Chi ngồi yên, ăn uống và nhìn mọi người bằng con mắt ngây thợ Luôn luôn có một nụ cười hồn nhiên trên môi Chi, và cũng hệt như bố tôi, con bé chỉ trả lời mỗi khi được hỏi.
– Chi con muốn mua gì mẹ cả mua cho?
– Da...
Con bé hơi bối rối khi mẹ tôi hỏi, hình như nó chưa chuẩn bị gì cho món qùa sẽ xin trong dịp tết. Dì út quay sang Chi.
– Con thích gì hả Chi?
– Con cũng chẳng biết.
Cả nhà phá ra cười sau câu nói thành thật nhưng có vẻ ngớ ngẩn của con bé. Chi cũng cười theo một cách hồn nhiên và như đã quên câu hỏi của dì út cùng món qùa sẽ chọn. Mẹ tôi hỏi lại.
– Con thích gì?
– Gì cũng được mẹ cả ạ!
Con bé trả lời dễ dãi trong tiếng cười cuả mọi người. Mẹ tôi lắc đầu nhìn con bé.
– Búp bê nhé?
– Vâng cũng được.
Vậy đó! Con bé như thế làm sao mọi người không yêu qúi được? Lại nữa Ửhi học rất giỏi. Suốt thời gian tiểu học chưa bao giờ nó xếp hạng nhì trong lớp. Mỗi tháng đem về nhà một bảng danh dự, Chi xếp vào ngăn kéo riêng, chẳng bao giờ lôi ra xem lại lần thứ nhì, như việc lãnh bảng danh dự và đứng nhất lớp là điều tự nhiên. Chi đến trường học như đang ở nhà, khắp chốn đều là không khí thân quen cho nó. Anh em cũng như bạn bè. Cha và các mẹ cũng như thày cộ Nó tìm được ở tất cả mọi người sự gần gũi và thân mật. Và tạo được môi trướng sinh hoạt cho mình một cách thoải mái.
Như một hạt giống tốt, có thể nẩy mầm trên tất cả các vùng đất, Chi sống và lớn lên giữa trường lớp và gia đình tôi bằng tình yêu thương yêu của mọi người. Luôn luôn có một phong thái tự nhiên, lạc quan hiện lên từ nó. Bạn bè cùng lớp thay vì ganh ghét lại đâm ra qúi mến và hãnh diện bởi có Chi bên cạnh. Nó tạo cho những người chung quanh một không khí thoải mái và bình đẳng. Chẳng bao giờ con bé kênh kiệu hay tự mãn bởi những điều đã có. Sức sống của em tôi thật lạ kỳ. Lạ kỳ ngay từ lúc mới đẻ.
Sinh ra được bốn ngày thì Chi lạc mất mẹ. Dì ba bị bắt vì một người hàng xóm vu họa, từ sự ganh ghét. Bấy giờ gia d0ình tôi chưa gom lại ở chung. Bố đi vắng trong thời gian đó,các dì và mẹ tôi vừa di cư vào còn lạ đất, lạ người nên việc liên lạc với nhau không thường xuyên. Vụ dì ba bị bắt mãi hơn hai tháng sau nhà mới biết. Đến nơi thí chỉ thấy ba đứa lớn, còn Chi thì được giao cho một người lạ mặt nuôi. Lý do thật ngớ ngẩn: các cô y tá tưởng dì ba là Việt Cộng, bị bắt không ngày về nên đem đứa con gái vừa sinh cho một gia đình hiếm muộn mà chẳng cần liên lạc với ai cả... Cuối cùng bố tôi về, đón được các em và dì ba thì chuyện đã rồi. Đứa con xấu số đã lạc khỏi gia đình và không còn tí manh mối nào hơn việc con bé có bốn cái nốt ruồi son ợ bắp chân trái. Ba năm sau gia đình tôi dọn về Nha Trang. Việc xảy ra đối với mọi người nh một lần vận hạn trong đời, dần dà cũng nguôi ngoai. Nhưng với dì ba thì không. Lúc nào dì cũng ủ rũ và để tâm tìm đứa con gái bị lạc, chưa kịp đặt tên. Suốt thời gian ở Sài Gòn, dì thường xuyên vắng mặt. Lang thang khắp hang cùng, ngõ hẻm. Gặp đứa bé gái nào trạc em tôi, dì luôn luôn tìm cách vạch bắp chân trái để xem và để thất vọng. Thời gian đó, dì ba sống trong tâm trạng khủng hoảng nhất. Chẳng ai có thể khuyên răn được.Làm sao mà khuyên răn đây? Chi còn như đã mất và ngược lại vắng mặt nhưng như có mặt. Hơn thế nữa tình thương của người mẹ đối với con, ai cũng hiểu. Lấy gì để khuyên nhủ, để cản ngăn những hành động của dì bả Cứ thế, cho đến lúc rời Sài Gòn, dì ba mất hết nửa phần hy vọng. Hơn bốn trăm cây số từ Sài Gòn đến Nha Trang sao mà xa tít.
Với tôi nói riêng, với gia đình tôi nói chung, Nha Trang là một thành phố đầy kỷ niệm. Tất cả anh em tôi sau này nhắc về Nha Trang luôn luôn bằng một giọng đầy tiếc nuối. Chúng tôi đã khôn lớn, biết thương yêu từ biển và gío. Mỗi ngày là một niềm vui cho từng đứa, là một mảnh hạnh phúc vá vào hạnh phúc chung cho gia đình. Từng góc phố, từng con đường đã thân quen đến độ bây giờ còn hình dung được. Thế đấy! Nha Trang với tôi là thế. Và Nha Trang với dì ba còn đáng nhớ hơn ngàn lần.Đó là nơi Chi trở về gia đình.
Hơn năm năm tìm con nhưng không gặp, ba năm ở Sài Gòn và gần ba năm ở Nha Trang, dì ba tưởng như đã tuyệt vọng. Trong thời gian này gia đình tôi tăng thêm gần chục đứa, trong số đó có hai đứa con của dì bạ Con số anh em tôi lên đến ba mươi bốn đứa.Kể cả con bé mất tích chưa được đặt tên. Trở lại với dì ba bằng nỗi tuyệt vọng. Bây giờ dì đã thành người lúc nào cũng nằm trong tình trạng âu lo về con cái. Đứa nào vắng mặt lâu một tí là dì sợ hãi đến thất thần. Dạo ấy Nha Trang lại xẩy ra việc mẹ mìn bắt cóc con nít, nên nỗi sợ của dì đã lớn lại càng lớn hơn. Hai chữ ”mẹ mìn” đối với dì thật là khủng khiếp, đáng quan tâm hơn tất cả mọi thứ trên đời. Hãy nghe một mẩu đối thoại tại nhà tôi trong thời gian đó. Dì ba nhìn quanh bàn ăn một vòng, lẩm nhẩm đếm lũ con sáu dòng, rồi ré lên.
– Trời ơi là trời!
Cả nhà giật mình xoay sang hướng dì bạ Mẹ tôi lên tiếng.
– Gì thế cô ba?
– Anh tư đi đâu chưa về?
Cả nhà bật cười trước sự hốt hoảng của dì bạ Không cười sao được? Anh thứ tư của tôi năm ấy đã gần ba mươi tuổi, làm sao có thể có một thứ mẹ mìn nào bắt được? Nhưng xong tràng cười vui vẻ là ai cũng ái ngại nhìn dì bạ Sự ám ảnh về việc bắt cóc trẻ con cộng với nỗi ân hận về việc lạc mất đứa con vừa sinh đã biến dì ba thành một ngưới luôn luôn nằm trong tình trạng âu lo, thấp thỏm.Cứ thế, giữa hạnh phúc của gia đình đem đến, dì ba luôn luôn mang theo mình một nỗi buồn lo.
Gia đình tôi thường tổ chức những buổi cắm trại cuối tuần.Đi đảo hoặc đến một bãi tắm xa thành phố: Hòn Chồng, Bãi Miếu, Bãi Dương, Hòn Yến... Cả nhà quây lại với nhau. Trừ mẹ tôi ở nhà, còn năm bà dì đều tham dự và như trẻ lại. Tắm, đùa, hát hỏng với đám con thật tự nhiên. Nhất là dì út, bà dì nhỏ hơn ông anh cả tôi cả chục tuổi, bày ra nhiều trò nhất, và được mọi người tham dự thoải mái. Cả nhà đều vui vẻ, và trong cái vui vẻ này, dì ba gặp lại đứa con bì thất lạc tại Bãi Dương, trong một ngày chủ nhật, lúc con bé đang cởi truồng nghịch cát.
Tôi còn nhớ rõ từng diễn biến xảy ra một cách buồn cười và cảm động, trong lần trùng phùng này. Mặt dì ba xanh mét, chạy ào đến một đứa bé đang cởi truồng nghịch cát trước cái nhìn ngạc nhiên của người chung quanh. Dì đứng lại trước mặt con bé một lúc lâu. Rồi qùi xuống thật nhanh, dì nắm lấy chân trái con bé, xoa lên các nốt ruồi son, nước mắt tuôn ra. Con bé thay vì sợ hãi hay khóc thét lên như những đứa trẻ cùng tuổi, lại thản nhiên toét miệng cười trước hành động của người đàn bà xa lạ. Tình máu mủ chăng? Hay bản chất lạc quan đã biểu hiện lên cử chỉ của em tôi lúc đó? Dì ba lắp bắp vài tiếng rồi ôm choàng lấy con bé, hôn như mưa lên mặt. Con bé vẫn không né tránh, mà trái lại, còn đưa tay ôm lấy dì. Đó là Kim Chị Nguyễn Thị Kim Chi, con bé thất lạc của gia đình tôi, đã được đặt tên bởi bố mẹ nuôi. Hai vợ chồng ông, bà bác sĩ cũng mang họ Nguyễn.
****
Như thế, con bé có hai gia đình để sống. Tuần thì ở nhà tôi, tuần thì ở nhà bố mẹ nuôi. Con bé đi đi, lại lại như con chim hạnh phúc giữa hai bên. Bố nào cũng là bố, mà mẹ nào cũng là mẹ. Hai bố và bảy bà mẹ cùng như nhau. Góc nhà bên này hay khoảng vườn bên kia cũng chẳng có gì xa lạ. Chi vui vẻ ăn, học, nghịch ngợm với mọi người chung quanh, với chính mình. Nó lớn như thổi, mười sáu tuổi đến không ngờ với tình yêu.
Lãng mạn như tất cả thanh niên lớn lên tại miền biển, em tôi cũng văn nghệ, văn gừng và mơ mộng ra gì. Gối đầu là cuốn thơ nguyên Sa, ấn bản Áo Lụa Hà Đông. Bỏ trong cặp sách là truyện của Dung Sài Gòn, Võ Hà Anh, Hoàng Ngọc Tuấn v.v... Con bé bây giờ đã thành cô bé. Nét hồn nhiên, nghịch ngợm đã thành tinh quái, dịu dàng trong mắt. Khối anh đã chết mệt vì Chi và đã thành đầu đề của các chuyện vui trong bữa cơm tại gia đình.
– Chi hôm nay có gì lạ không mày?
– Chẳng có gì anh ạ! Em nhận được có hai lá thư.
– Sao ít vậy?
– Chắc tại... tem mắc.
Nửa bàn ăn cùa gia đình tôi phá ra cười. Ông bố và các bà mẹ lắc đầu nhìn bầy con, trừ dì út. Dì út còn trẻ nên khoái tham dự với bọn tôi những trò vui. Chính dì là người bày ra trò ”bình thư” của các cây si dại dột viết thư cho Chi.
– Dì út ”bình” nghe?
Anh cả tôi hỏi. Dì út lắc đầu.
– Dì đọc thôi, hôm nay các anh chị ”bình” đi.
Sau đó lá thư của kẻ si tình được đem ra mổ xẻ từng cái phẩy, từng cái chấm một cách tự phát. Rồi đến màn ”luận”, màn ”bình”, màn ”đo cường độ của tình yêu... Ôi thôi! Đủ thứ, đủ trò được bày ra. Tội nghiệp cho các chàng trai vừa lớn đã yêu phải con bé em tôi.
Nhưng không phải tất cả những lá thư Chi nhận được đều bị đem ra giải phẫu. Nó cất giữ riêng những phong thư của một thằng tốt số nhưng xấu trai. Đó là Sự, bạn của tôi.
Sự nổi tiếng trong giới học sinh Nha Trang từ những năm trung học nhờ các bài thơ đăng báo. Ngoài điểm xấu trai, còn lại tất cả những điều khác nó đều ăn trùm bọn tôi. Từ học hành đến mọi sinh hoạt khác Sự luôn luôn dẫn đầu. Trong mắt đám học sinh tỉnh lẻ thì việc Sự có thơ đăng báo là điều đáng phục nhất. Lại là các tờ báo”nặng ký” lúc bấy giờ. Toàn là Văn, Bách khoa,v.v... Sự đâu thèm rớ tới những tờ báo mà,theo nó, là lá cải và đầy thương mại tính.
Bọn tôi chơi với nhau từ ngày còn bé. Sự lui tới gia đình tôi thân quen đến độ bố tôi đã gọi đùa nó là đứa con thứ bamươi lăm của gia đình. Học cùng lớp ngồi cùng bàn, hợp tính nhau nên bọn tôi là cặp bài trùng. Cùng đi song song với nhau trong suốt đoạn đời mười mấy năm, điều gắn bó tình cờ đã đến với hai đứa qua từng biến cố xảy ra trong đời người. Năm tôi thất tình bỏ đi lính thì Sự cũng bị động viên. Hai đứa vào cùng khóa. Ra trường cùng về Biệt Động Quân. Tôi cố tình, còn nó bị ”cọp liếm”. Học xong khóa ”rừng núi sình lầy” thì định mệnh lại tiếp tục buộc lấy hai đứa. Cùng về tiểu đoàn 51 lúc đầu. Rồi cùng bổ xung sang tiểu đoàn 35. Mỗi thằng ở một đại đội nhưng vẫn thân như ngày còn ở Nha Trang. Đến độ chỉ hơn tháng sau khi về đơn vị, thiếu tá Niên, bấy giờ là tiểu đoàn trưởng đã cho chúng tôi về cùng đại đội. Mỗi thằng một trung đội.
Sự và Chi yêu nhau lúc bọn tôi vừa lấy xong phần hai. Dù gặp nhau ngày một nhưng tụi nó vẫn khoái chơi trò thư từ. Và tôi biến thành gã đưa thư của mối tình đó. Mỗi ngày hai anh chị trao nhau một lá thư, có khi hai lá không chừng. Trước hạnh phúc của con em gái và thằng bạn thân, tôi cũng đâm ra vui lây. Nhưng dù sao, thấy bọn nó viết thư hăng qúa, tôi cũng mệt và đâm ghen với hạnh phúc của bạn với con em gái. Đã có lần tôi cảnh cáo Chi khi nhận được lá thư thứ hai trong ngày của nó.
– Viết gì mà lắm thế? Học không lo học, chỉ lo viết thư coi chừng tao mách bố mẹ à!
– Em vẫn đứng đầu lớp mà...
Chi cười với tôi, rồi tiếp.
– Anh mà mách thì bố mẹ la anh trước.
Tôi cười theo Chi và tiếp tục làm nhiệm vụ bưu tá viên tình yêu. Thật ra tôi cũng bắt nọn được bọn nó khối điều... bổ ích từ việc này. Như việc Chi làm chim xanh cho tôi và Jeannẹ Như việc Sự ”gà” tôi làm thơ và viết thư tình... Có qua, có lại mà! Bọn tôi lớn lên trong vòng tròn tình cảm đó.
Em tôi bắt đầu làm thơ lúc chúng tôi vào lính. Con bé phát triển máu văn nghệ bằng những bài thơ tình gửi kèm theo những lá thư tình gửi cho Sự. Suốt khoảng thời gian đóng quân tại Bồng Sơn, Tam Quan, Sự tra tấn tôi liên tục bằng cách đọc những bài thơ tình của nó làm và của con em gái tôi... họa lại cho tôi nghe. Hãy tưởng tượng đến cái hứng bất tử của thằng thi sĩ xấu trai này nổi lên vào lúc nửa đêm, nó vượt qua lớp mìn bẫy mò vào tuyến của tôi.
– Dậy mày! Tao có cái này hay lắm.
– Gì?
– Một bài thơ mới làm.
– Mẹ kiếp! Đọc đi.
– Mày phải ngồi dậy hẳn hòi chứ..
– Tao nằm nghe mày đọc... phê hơn.
– Đừng lười, dậy đi.
Tôi chửi thề thêm vài tiếng trước khi ngồi dậy. Nó bắt đầu đọc thơ, rồi bình thợ Mặc xác tôi với từng cái ngáp ngắn, ngáp dài, nó tỉnh bơ làm công tác... thi sĩ một cách anh dũng. Sau cùng luôn luôn là câu.
– Hay không?
Rồi chẳng cần đợi câu trả lời, nó bỏ tôi ngồi một mình, lặng lẽ trở về tuyến. Chưa hết! Có lần nó còn bày trò đọc thơ con em gái tôi trên máy PRC. 25. Bất kể hậu qủa thế nào, nó vẫn bắt tôi chìu theo ý nó. Tôi chìu theo. Tất nhiên! Bởi còn ai thân thích ngoài nó, nơi vùng đất xôi đậu này? Và cuối cùng của việc này là cả hai, mỗi đứa lãnh mười lăm ngày trọng cấm.
Tôi đã nghĩ đến một đám cưới của thằng bạn xấu trai và con em đẹp gái nhiều lần. Hẳn là vui lắm, cả nhà tôi đều chịu thằng rể tài hoa và rỗ hoa này. Nó đeến gia đình như một luồng gío đầy sự vui vẻ và lạc quan. Hệt như cá tính của con em tôi và cũng thật hợp với ông bố đa tình và sáu bà mẹ, Sự tự nhiên đến độ đã dám gọi bố tôi là bố và xưng con ngọt xớt. Những lúc đó, tôi thấy mắt em tôi có tia lạ lắm. Và hệt vậy, Chi cũng được ba má và gia đình Sự ”chịu” lắm. Con bé ngày thường láu lỉnh và hồn nhiên, nhưng lúc đến nhà Sự thì chỉ còn một nửa. Cái láu lỉnh biến mất tiêu, chỉ còn nét hồn nhiên cộng thêm vẻ nhu mì và dịu dàng. Trước mắt tôi, con bé Chi rõ ràng có khiếu... làm dâu. Tôi nói điều này với Chi, nó cười cười.
– Thì... thì... cũng phải vậy. Em đến nhà người... lạ mà!
– Mày giống như con cắc kè lúc xanh, lúc đỏ.
– Bậy.
– Chứ còn gì nữa? Bao nhiêu cái láu cá, khôn ngoan vặt biến mất trơn. Trời ơi! Tao tưởng mày không phải là em tao nữa chứ.
– Bậy.
Con gái chúa khôn! Ngay cả con em tôi nó vẫn khôn hơn bọn đàn ông nhiều. Sự đã nhiều lần ”đứt hơi” vì con bé làm tội, làm eo hay biểu diễn những màn giận hờn vớ vẩn. Dù nó là một thằng thông minh và tài hoa với tất cả mọi người, nhưng trước con bé, nó vẫn là anh chàng si tình kỳ cục và ngớ ngẩn nhất thế giới. Ngớ ngẩn đến độ tội nghiệp. Chính bố tôi đã phải nói với chúng tôi trong lần về phép mãn khóa.
– Thằng Sự sau này chỉ hơn được tao có một tính, đó là đức sợ vợ.
Nhưng chẳng bao giờ em tôi được hưởng cái thú có một ông chồng sợ vợ và Sự cũng không được biểu diễn cái đức sợ vợ đúng mức và đúng nghĩa. Nó đã mất tích trong lần triệt thoái tại liên tỉnh lộ 7B.
Đại úy Sơn, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 35 Biệt Động Quân gặp tôi tại Tuy Hòa sau đoạn đường đầy máu và nước mắt. Trên tay ông là cái kính cận thị của Sự. Một bên mắt kính đã bị vỡ.
– Cậu phải bình tĩnh nghe tôi nói...
Có một điều gì bất an đến trong tôi khi bắt gặp thái độ của đại úy Sơn với cái kính của Sự nằm trên bàn tay phải.
– Có gì không đại úy?
– Cậu hãy bình tĩnh. Tôi biết Sự và cậu rất thân,còn hơn hai anh em ruột nữa, nên những điều tôi nói ra e cậu đau lòng không ít.
Tôi bắt đầu hiểu có một cái gì đã xảy ra cho Sự. Nén xúc động tôi nói thật. Nén xúc động, tôi nói thật chậm.
– Đại úy cứ nói, tôi đủ bình tĩnh.
– Sự đã chết. Lúc ngang qua chiếc cầu nhỏ dẫn đến Phú Túc, Sự dẫn anh em đi mở đường và nguyên trái 57 đã bắn vào cậu tạ Tôi chỉ còn chiếc kính đem về cho cậu.
Dù đã chuẩn bị, dù đã tự trấn tĩnh nhưng tay tôi run hẳn. Hình ảnh của em tôi hiện về. Con bé sẽ thế nào khi nhận được tin này? Tôi ngơ ngác đứng giữa giòng người di tản. Cái chết của một người lính như trăm ngàn người lính khác đã không còn bình thường với tôi nữa. Lần này là Sự, là thằng bạn tài hoa, là người yêu của Chị Tôi sẽ nói sao với con bé... Những ý nghĩ xoay tròn làm tôi mệt mỏi. Tôi dựa lưng vào một bờ tường, hai tay buông thõng, khẩu M.16 rơi trên mặt đất đất. Đại úy Sơn cúi xuống, nhặt khẩu súng đặt cạnh tôi.
– Tôi rất buồn, Sự là một cấp chỉ huy tốt...
– Vâng.
– Cậu hãy bình tĩnh và cố gắng về Sài Gòn. Đừng nản chí. Cuộc chiến này đã đến lúc... Các cậu còn trẻ...
– Đại úy...
Đại úy Sơn nhún vai, rầu rĩ bỏ đi về phía tiểu khụ Tôi không còn gặp ông ta từ đó. Và mẩu tin về Sự cũng chỉ bấy nhiêu, gọn ghẽ và nhỏ bé như cặp kính cận đã bị vỡ một bên.
Trong cuộc sống chúng ta đã nói dối rất nhiều lần. Có những điều nói ra, rồi quên mất tiêu, như chưa từng được nghĩ. Bình trhường và dễ dàng xảy ra trong mọi sinh hoạt, chẳng có gì áy náy khi nhớ lại. Nhưng cũng có những điều nói dối làm chúng ta ân hận một đời. Tôi đã gặp. Đó là lần nói dối em tôi về cái chết của Sự.
– Anh..
– Tao làm sao biết được? Mỗi đứa đi một ngã, về đến Tuy Hòa thì chẳng thấy nó đâu. Hỏi những anh em trong đơn vị thì không ai rõ cả, nhưng gom lại ai cũng bảo gặp nó lần cuối cùng tại Phú Túc, vẫn khỏe mạnh và lành lặn.
– Gần Phú Túc? Phú Túc là ở đâu anh?
– Là một làng nhỏ nằm ven liên tỉnh lộ 7B, trên đường về Tuy Hòa.
– !!!
– Rất nhiều người bảo có một số anh em Biệt Động Quân bị bắt gần đó. Tao nghĩ nó cũng nằm trong số này... hoặc may mắn hơn, nó đang trên đường về Sài Gòn...
– Em hy vọng vậy.
– Mày đừng lo, thằng đó ”thọ” lắm.
– Em tin vậy.
Hôm ấy là một ngày cuối tháng ba năm 75, lúc tôi vừa về gia đình. Hơn tháng sau ngày 30 tháng tư năm 1975, Chi vượt biên với gia đình bố mẹ nuôi. Tôi vào trại tù cải tạo. Chiếc kính cận của Sự bị bỏ quên trong ngăn tủ đựng sách vở của tôi.
****
– Đâu phải vấn đề là ngán hay không ngán. Hai mươi sáu tuổi đâu phải là nhỏ. Mày phải tính chứ?
– Tính cái gì? Có gì đâu mà phải tính, anh nói nghe mà ghê... Vả lại...
Chi bỏ lửng câu nói, ngồi xuống trước mặt tôi. Nó có vẻ phân vân như muốn nhắc đến điều gì đó. Tôi liên tưởng đến Sự, thằng bạn đã chết, như lời đại úy Sơn nói. Qủa nhiên sau phút ngập ngừng, em tôi tiếp khi bàn tay phải xoay xoay tách trà đặt trên bàn.
– Anh... anh... anh có tin gì của anh Sự không?
– !!!
– Em có hỏi thăm nhiều người, nhưng chẳng ai biết cả. Đã gần mười năm chả có tin gì.
– Tao làm sao biết được? Từ ngày mất nước, vào tù, trốn về, rồi lang thang ở Sài Gòn, sống bằng đủ thứ nghề tao đâu có phút nào rảnh mà để tâm đến nó.
Chi im lặng trước câu trả lời lấp liếm của tôi. Nó đưa mắt nhìn tôi một thoáng, rồi quay lại với hành động đang bỏ dở. Chén trà xoay từng vòng đều đặn theo nhịp tay của Chị Những ngón tay trong hành động này tưởng như không bao giờ ngưng. Khoảng trống giữa hai anh em chợt có. Tôi ngượng ngùng sau câu nói của mình và những hành động của Chị Mãi lúc sau tôi mới mở lời được. Một câu nói lửng lơ, chẳng dính dấp gì với điều vừa nhắc.
– Đã lâu rồi... Tám, chín năm rồi còn gì nữa...
– Vâng! Đã tám chín năm.
– Chẳng có tin gì về nó cả. Mày... mày...
– Sao anh?
– Chuyện cũ rồi Chi ạ!
Tôi cố gắng nói ra ý nghĩ đó, và bắt gặp cái nhìn ngạc nhiên của em tôi.
– Cũ?
– Phải.
– Anh cũng nghĩ thế?
Cảm giác ngượng ngùng lại đến với tôi. Chi ngước lên nói thật nhanh. Như những câu nói đã được nghĩ sẵn.
– Đó là với mọi người. Nhưng với em, chuyện vẫn mới như hôm quạVà lạ lắm anh ạ, lúc nào em cũng tưởng như có anh Sự bên cạnh. Hoặc như anh Sự đang ở gần đây lắm. Rất gần.
Thái độ của Chi trong khi nói làm tôi ớn lạnh. Cái rùng mình với những tia gai gai từ xương sống chợt có trong tôi. Câu chuyện của hai đứa không giản dị như tôi đã nghĩ. Sau tám năm con bé van mang hình ảnh của thằng bạn đã chết trong tim. Và những điều Chi nói ra, có vẻ gì kỳ quặc làm tôi sợ hãi. Gọi là ”niềm tin” thì chưa đủ, còn gọi là ”cuồng tín” thì tội nghiệp cho em tôi qúa. Nhưng đó là sự thật tôi phải thấy. Từ mắt Chi, từ giọng nói, từ thái độ.
– Em tin vậy. Đã gần mười năm ở xứ lạ, em theo ba má nuôi qua một số tiểu bang, cuối cùng về đây sống, nhưng lúc nào em cũng cảm thấy như có anh Sự đang ở bên cạnh. Ý nghĩ này làm em tin tưởng vào ngày gặp lại, và yên tâm học hành để chờ đợi. Anh thấy không, đến giờ này em vẫn chưa có bồ bịch với ai cả.
Chi mỉm cười sau câu nói. Hai khóe đồng tiền lúm trên má rõ sâu làm cái cười thành duyên dáng và rạng rỡ. Em tôi vẫn đẹp. Hai mươi sáu tuổi mà nó còn nét tinh anh như một cô gái vừa lớn. Tôi bùi ngùi nghĩ đến quãng đời vừa qua của Chị Tuổi hai mươi đã mòn trong chờ đợi.
– Dù sao mày cũng phải lo cho tương lai...
Lần này Chi phá ra cười và cắt ngang câu nói của tôi.
– Anh lại sắp sửa khuyên em như mọi người đã khuyên. Anh đừng lo, vài năm nữa em ra trường, gặp lại anh Sự là tương lai đó. Anh mới sang đáng lo hơn em.
Chi xoay sang chuyện khác và chính tôi cũng muốn thế. Đó là lần đầu tiên anh em tôi gặp lại tại Mỹ.
* * *
Bây giờ là năm thứ mười bốn từ ngày mất nước. Tôi đã mươi bảy tuổi và em tôi đã ba mươi mốt. Cả hai đứa đều chưa có gia đình. Với một người đàn ông kém tài như tôi trên xứ Mỹ thì đó là điều bình thường. Nhưng với em tôi thì đó là điều bất thường, điều bất thường cho một cô bác sĩ xinh đẹp như nó.
Anh em tôi tứ tán, mỗi đứa ở một tiểu bang, hàng năm chỉ gặp được nhau một lần trong dịp cuối năm dương lịch. Lần nào cũng thế, Chi gạt phăng những lời tôi nói với nó về sự chờ đợi mòn mỏi. Luôn luôn trong nó là sự tin tưởng vào một ngày gặp lại. Và điều tin tưởng đó mỗi năm như mỗi lớn hơn. Cho đến mùa đông năm nay, năm 1988, tôi đã không dám nhắc đến Sự. Với Chi, nhvng lời khuyên bảo đã thành xúc phạm đến điều nó ôm ấp.
– Anh à, đừng nói nữa, mười mấy năm em đã không thay đổi thì bây giờ làm sao mà thay được? Lúc nào trong em, hình ảnh của anh Sự vẫn còn đẹp và đáng yêu như ngày xưa...
– !!!
– Anh đừng nói nữa, cứ kệ em.
Tôi mím môi nghĩ đến tuổi ba mươi mốt của em tôi. Đã đến lúc nó cần một cuộc sống bình thường như trăm ngàn người đàn bà khác. Không thể đắm trong sự chờ đợi vô vọng được. Trước sau cũng phải một lần nói thật với Chị Cuối cùng tôi thu hết can đảm, nói nhanh.
– Gỉa dụ có ai bảo Sự đã chết rồi hay đã có gia đình rồi mày nghĩ sao?
– Chết?
– Phải
Có khoảng tối trũng hiện lên trong mắt của em tôi. Khuôn mặt nó lạ hẳn. Những nét sinh động bị chìm hẳn, chỉ còn khuôn mặt như bị nặn bằng sáp. Những nét lạ lùng mà tôi chưa từng thấy trên mặt em tôi, từ thuở bé đến giờ. Chi thẫn thờ nói nhỏ.
– Em... em... chưa nghĩ đến điều này bao giờ cả. Nhưng... nhưng sao anh lại nói thế?
– Tao chỉ gỉa dụ như vậy thôi.
Tôi thở dài sau câu nói, rồi chấm dứt ý định nói ra sự thật. Từ lúc đó cho đến khi Chi ra phi trường về Arizona, anh em tôi đều không nhắc lại chuyện đó. Suốt khoảng thời gian ở Santa Ana, Chi như người bị mất hồn. Em tôi có vẻ bị ám ảnh bởi lời nói của tôi. Sau cùng chính tôi lại là người khuyên nó nên chờ đợi.
****
Hôm nay là ngày cuối năm âm lịch, tôi vừa viết xong lá thư cho Kim ChịĐoạn cuối là câu chúc: Mong em hạnh phúc trong xuân này. Một câu chúc bình thường của mọi người vẫn dùng. Nhưng với tôi đó lại là điều ray rứt. Tôi phải nói dối em tôi thêm lần nữa. Đành thế! Bởi giữa hạnh phúc và sự thật vẫn bị ngăn bằng khoảng cách. Đó là đời sống của những con người đang sống.

Hết

Các tác phẩm khác của Nguyễn Ý Thuần

Sơ nét về Nguyễn Ý Thuần

Thư Ngỏ Tỏ Tình

Thiếu Một Cái Hang

Tật Nguyền

Số Độc Đắc

Rồi Cũng Yêu Nhau

Quả Tang

Nửa Đêm

Người Mang Máu Đen

Ngã Tư

Mùa Xuân Về Cội

Mùa Xuân Ở Wichita

Đường Về

Điều Còn Lại

Đâu Cần Đợi Hiệp Ba

Đất Và Người

Cuối Năm

Cậu Út

Bên ngoài cuộc sống