watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chăm sóc khi bé bị bệnh-II. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CỔ - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CỔ

Tác giả: nhiều tác giả

28. Tật vẹo cổ bẩm sinh.





Cháu bé có thể bị tật vẹo cổ ngay trong những tuần lễ đầu tiên: đầu cháu bé nghiêng xuống một bên vai trong khi cằm lại quay về hướng khác.

Nguyên nhân gây ra chứng này do các bắp thịt cổ ức đòn chũm có tật nên kéo cổ và đầu về một phía. Ðôi khi người ta có thể nắn thấy một cục cứng ở chỗ bắp thịt có tật đó.

Người ta có thể chữa chứng này bằng phương pháp vận động trị liệu, hoặc tiến hành một cuộc phẫu thuật ở dây chằng của bắp thịt. Chứng này cũng có thể là do có tật ở xương sống cổ. Tuy nhiên trường hợp này hiếm thấy hơn.

29. Tật vẹo cổ ở trẻ em





Ở trẻ em đã lớn hơn một chút, tật vẹo cổ có nhiều nguyên nhân khác nhau: nhiều khi do một chấn thương nào đó mà người lớn không biết, hoặc do ảnh hưởng tư thế nằm của các cháu khi ngủ. Mắt lác cũng có thể làm các cháu vẹo cổ đi để nhìn cho rõ; hoặc bệnh viêm họng làm nổi hạch ở cổ, việc dùng thuốc như thuốc Primpéran chống nôn - làm co các cơ bắp ở cổ đều cũng có thể là nguyên nhân.


Nếu cháu bé vẹo cổ vì những nguyên nhân trên thì không cần phải chữa trị, tật vẹo cổ của cháu cũng sẽ hết sau một vài ngày.

Nếu tật này kéo dài, cần tới bác sĩ để xét nghiệm tìm những nguyên nhân có liên quan tới hệ thần kinh hoặc bệnh thấp khớp.

30. Tuyến giáp.



Tuyến Giáp có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn bộ cơ thể của trẻ em. Nếu thiếu tuyến này hoặc tuyên phát triển không bình thường, lượng hoóc-môn Giáp tiết ra không đủ cung cấp cho cơ thể sẽ dẫn tới các chứng: chậm phát triển về chiều cao và về trí khôn. Bởi vậy, cần phải chú ý phát hiện bệnh càng sớm càng tốt vì việc chữa trị bằng hoócmôn Giáp tiến hành càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy cho sự phát triển của cơ thể và trí tuệ.

Những triệu chứng của căn bệnh về tuyến giáp có thể thấy ngay trong những tuần lễ đầu tiên của cháu bé: cháu không hoạt động, không kêu, không khóc, không đòi ăn, ngủ nhiều và ít cựa quậy. Lưỡi bé lớn khác thường khiến cháu khó ngậm vú hoặc tu bình sữa, cháu đi táo, da tái và lạnh.

Nếu chụp X-quang, bác sĩ sẽ thấy những dấu hiệu bộ xương bị dị dạng hoặc chậm phát triển. Nhưng muốn xác định bệnh một cách chắc chắn để tiến hành chữa trị, cần phải xác định lượng hoóc-môn Giáp trong cơ thể. Việc sử dụng các chất sát trùng có iốt cho sản phụ và cho các cháu bé mới sinh có thể ảnh hưởng tới việc thử nghiệm dẫn tới những kết quả dương tính sai. Bởi vậy, người ta không dùng cồn iốt hoặc Bétadine trong lúc đỡ đẻ nữa.

Ngược lại với việc thiếu hoócmôn Giáp, lại có các cháu bé có dư hoóc-môn này, thường là bị di truyền từ mẹ . Những triệu chứng của bệnh dư hoócmôn giáp là: mắt lồi, bướu cổ, ỉa chảy và mạch nhanh.

31. Amiđan.



Amiđan là một cục thịt nhỏ nhìn thấy dễ dàng ở cuối vòm họng, từ trên rũ xuống, rất hay bị viêm. Người ta chưa xác định được rõ ràng vai trò của cục thịt này; nhưng hình như vị trí của nó là để ngăn cản vi trùng và virút thâm nhập vào trong cơ thể qua đường miệng.

32. Viêm amiđan - Viêm họng.



Thông thường, trẻ sơ sinh ít khi bị viêm Amiđan. Các cháu ở ÐỘ TUỔI TỪ 2 - 3 TUỔI HAY BỊ HƠN. NẾU bị viêm, cục amiđan sưng lên, tấy đỏ hoặc có những chấm trắng, cháu bé sốt cao, nuốt khó và có hạch ở cổ, sờ vào cháu sẽ khóc vì đau.


Viêm amiđan là do liên cầu khuẩn hoặc vi trùng, phổ biến là loại liên cầu khuẩn (streptocoque). Trong trường hợp này, hiện tượng đau rát loang rộng cả vùng họng, cần chú ý chữa trị vì có thể biến chứng thành viêm khớp hoặc viêm thận.

Nhiều chứng bệnh của trẻ em bắt đầu từ viêm họng do loại liên cầu khuẩn sinh ra độc tố. Viêm họng dạng bạch hầu càng ngày càng hiếm thấy vì các trẻ em đã được chủng ngừa. Bị bệnh này, trẻ không sốt cao nhưng mất sức nhanh, trong họng thấy có những màng trắng, dầy, dính vào các amiđan.

Ðể chữa trị chứng viêm họng, bác sĩ thường lấy một ít màng nhầy ở họng cùng một mẫu máu để xét nghiệm. Ðồng thời cho các cháu uống ngay thuốc kháng sinh để ngăn chặn các biến chứng do trùng liên cầu khuẩn gây ra.

Viêm họng là một chứng bệnh nhẹ, thường sẽ khỏi trong vài ba ngày. Nhưng, điều đáng chú ý là hay bị đi bị lại nhiều lần.

33. Phẫu thuật cắt amiđan.



Cắt amiđan là một tiểu phẫu thuật không có điều gì đáng lo ngại nếu sau khi cắt các cháu được săn sóc và theo dõi cẩn thận. Chỉ cắt amiđan cho các cháu từ 4 - 5 tuổi trở lên.

Trước kia, bác sĩ hay khuyên cắt amiđan. Bây giờ, việc cắt amiđan chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết như đứa trẻ bị viêm họng luôn luôn, nhiều lần trong một năm, cục amiđan phát triển to tới độ làm cho cháu bé khó thở, bị đau khớp nặng, bị viêm thận hoặc để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra tiếp.

Nên chú ý rằng những trường hợp amidan lớn không có nghĩa là bị viêm nặng.

Trước kia, người ta thường tránh cắt amiđan cho các cháu hay bị dị ứng. Ngày nay người ta không chú ý nhiều tới điều này nữa.

34. V.A.



Ngoài những amiđan nhìn thấy rõ ở họng trẻ em (amygdale) còn một cục thịt nữa ở cuối lỗ mũi, sau vòm miệng có tác dụng bảo vệ đường hô hấp chống lại sự xâm nhập của vi trùng và vi rút.

Nếu cục thịt này bị nhiễm, bản thân nó lại là nơi tập TRUNG CÁC VI TRÙNG VÀ VI RÚT Ở NGAY NGÃ BA TAI-MŨI-HỌNG và trở thành nguyên nhân của các chứng bệnh về tai-mũi-họng và đường hô hấp.


Kết quả là mũi có thể thường xuyên bị nghẹt làm cháu bé phải thở bằng miệng, ngáy, nói giọng mũi, ho lâu khỏi, sốt 37 - 38o C, buổi sáng có thể đã sốt 38o C, bị hạch, chậm lớn, không chịu ăn, hay quấy.

Trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng hay đề nghị tiến hành một phẫu thuật hoặc thủ thuật chuyên môn nhỏ. Cháu không cần phải nằm viện.

Tuy thủ thuật này thực hiện nhanh, nhưng không làm được cho các cháu dưới 1 tuổi.

35. Viêm vòm họng.



Sau mũi, có một điểm gặp chung của các đường tới từ miệng, mũi và tai. Nếu điểm này bị nấm, hoặc viêm, trẻ sẽ bị ho.

36. Viêm thanh quản.



Chúng ta thường nhận định chung rằng một cháu bé bị viêm thanh quản khi cháu ho ra tiếng khô như chó sủa, từng tiếng một và bị khó thở. Tuy vậy, nên phân biệt 2 loại viêm thanh quản theo các triệu chứng sau :

- Cháu bé đột nhiên bị ho và thở rất khó vào ban đêm vì thanh quản của cháu bị co thắt lại. Sự co thắt này có thể sẽ hết sau vài giờ nhưng rồi sẽ tái lại.

- Loại viêm thanh quản thứ 2 gây ra bởi một loại virút. Bệnh khi bắt đầu không đột ngột nhưng tiến triển ngày càng nặng thêm. Trường hợp này, phải đưa cháu bé vào bệnh viện ngay, vì nghiêm trọng hơn trường hợp trên nhiều.

Trong khi bác sĩ chưa tới hoặc chưa cho cháu đi bệnh viện nếu có điều kiện, làm tăng độ ẩm của không khí sẽ có lợi cho cháu bé.

37. Bệnh bạch hầu.



Bạch hầu là một bệnh rất nguy hiểm, ngày nay đã bị loại trừ một phần lớn do phương pháp tiêm phòng bệnh. Những trẻ em không tiêm phòng bệnh, khi mắc bệnh, cổ họng bị đau, có một lớp màng trắng, dầy, dính, ngày càng phát triển làm cho trẻ thở khó. Ðồng thời, cháu bé bị mệt, người nhợt nhạt, mạch nhanh dù thân nhiệt không tăng nhiều.

Khi trẻ không tiêm phòng bệnh hoặc tiêm không đủ liều lượng mà có các hiện tượng trên, cần phải đưa tới bệnh viện ngay. Bác sĩ sẽ lấy một ít mẫu ở họng để xét nghiệm xem có vi trùng bạch hầu không.
Chăm sóc khi bé bị bệnh
Phần I -Chăm sóc khi bé bệnh
Phần 2: Những vấn đề liên quan đến từng phần thân thể
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CỔ
III. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGỰC
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾ PHẦN BỤNG
V. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TAY, CHÂN VÀ XƯƠNG
VI. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ PHẬN SINH DỤC VÀ BÀI TIẾT
VII. NHỮNG VẤN ĐẾ LIÊN QUAN TỚI DA
VIII. NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHOẺ
IX. TAI NẠN
X. CÁC BỆNH KHÁC Ở TRẺ EM
XI. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP