watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chăm sóc khi bé bị bệnh-VIII. NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHOẺ - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

VIII. NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHOẺ

Tác giả: nhiều tác giả

129. Những cơn khó chịu của trẻ em.






Ngày nay, người ta hay gộp chung một cụm từ ít nhiều mơ hồ "những cơn khó chịu của trẻ em". Những hiện tượng rối loạn xảy ra đột ngột như: tím tái đột ngột ngừng thở, chân tay mềm nhũn, ngất đi hoặc lên cơn co giật.

Những hiện tượng trên xảy ra trong một thời gian ngắn - vài phút hay vài giày - và sẽ qua đi khi cháu bé được săn sóc (lay người, vuốt ngực, tay, chân...) nhưng rồi lại bị trở lại, và có thể để lại các di chứng.

Nguyên nhân thì nhiều như: bị rối loạn tiêu hóa, tim mạch hô hấp hoặc bị nghẹn thở.

Bác sĩ phải tìm được nguyên nhân mới đề ra được các phương pháp chữa trị hữu hiệu, hoặc các phương pháp phòng bệnh.


130. Tiếng khóc của Bé.




Khi Bé chưa biết nói thì tiếng khóc của Bé là phương tiện thông tin với người lớn về trạng thái của mình, đang khó chịu hay dễ chịu, đang cần gì, muốn gì, đang đau hay sợ...

Do đó, người lớn cần hiểu tiếng khóc của Bé muốn diễn ÐẠT ÐIỀU GÌ?




BÉ ÐÓI : khóc to, lâu.



BÉ ÐAU: khóc ré lên, to nhỏ tùy theo BI ÐAU ÍT HAY NHIỀU.



BÉ ÐAU RÂM RAN, KHÓ CHỊU : TIẾNG KHÓC ÐỀU ÐỀU, RẶN RA, dai dẳng.






BÉ QUẤY, LÀM NŨNG : khóc nức nở.



Các bà mẹ là những người dễ thông hiểu tiếng khóc của con nhất và còn chú ý cả tới những nét mặt, động tác tay chân, cách nằm, quẫy, nhịp thở v.v.... của Bé nữa. Thí dụ Bé khóc đúng giờ vào mỗi buổi chiều là cần đi ị. Bất chợt ré lên hay rên khẽ: Bé bị đau tai hoặc đau bụng.


131. Cơn khóc.




Trẻ em thường có những cơn gào, cơn khóc, đến nỗi mặt xanh đi vì phải nhịn thở. Có cháu có thể ngất đi một lát. Tuy các hiện tượng này dễ gây xúc động cho người lớn, nhưng không có gì nguy hiểm.

Các cháu có tính hay hờn, dỗi thường có những cơn như thế. Các bác sĩ có thể khuyên bạn cách chữa là: làm thế nào cho các cháu không tin vào kết quả của việc lấy tiếng khóc làm vũ khí để yêu sách người lớn nữa.


132. Mệt.




Mấy tuần nay, sắc mặt của con bạn có vẻ tái nhợt, mắt thâm quầng, nét mệt mỏi. Cháu không chịu chơi, ngậm ngón tay và không chịu ăn. Cháu chỉ muốn nằm dù thân nhiệt không cao, không sốt.

Sự mệt mỏi của cháu có thể là do sự phát triển của cơ thể hoặc vì bị mất ngủ trong những ngày vừa qua do đi ngủ muộn, dậy sớm để tới trường, không ngủ được vì tiếng ồn của ra-đi-ô, ti-vi... Nhưng cũng rất có thể, đó là dấu hiệu của việc cháu "sắp bị bệnh". Cần cho cháu tới bác sĩ để khám bệnh.


133. Mỏi nhức vì lớn.




Khi đứa trẻ bị đau lâu, đau đi đau lại thì cần phải đi khám bác sĩ. Vì ngoài hiện tượng nhức mỏi vì tuổi lớn, có thể có những nguyên nhân khác như nhức vì bị đau họng chẳng hạn. Khi bị đau vì một chứng bệnh nào đó, thường có các hiện tượng kèm theo như: thân nhiệt tăng, người mệt, sút cân, hay chảy máu cam. Chỗ đau sờ thấy nóng và bị tấy đỏ .


134. Ngủ không yên giấc.




Hiện tượng trẻ em ngủ không đẫy giấc hoặc khó ngủ thường xảy ra trong một thời gian ngắn và không nghiêm trọng. Tuy vậy, đôi khi cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các cháu và làm cho gia đình lo lắng, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như mọc răng, viêm tai, viêm họng, khó thở. Nhiều khi lại do trẻ nóng quá, vì mặc quần áo bó sát mình, hoặc trẻ đái dầm hoặc phòng ngủ sáng quá hay ồn quá.

Ngoài những nguyên nhân trên, số còn lại là những nguyên NHÂN TÂM LÝ.




SỢ HÃI LÀM MẤT NGỦ


- Từ 1 tuổi trở đi, trẻ em thường khó ngủ hơn vì sợ bóng tối, sợ ngủ một mình. Trước khi ngủ, các cháu đòi có người lớn bên cạnh, được ngủ cùng một đồ chơi quen thuộc hoặc được nựng nịu, vuốt ve. Tất cả những sự việc này chứng tỏ cháu đã lớn hơn trước, vì cảm nhận được hiện trạng của mình đối với môi trường chung quanh.



Nếu những đòi hỏi của các cháu xảy ra một cách đột ngột và kéo dài, người lớn cần phải tìm hiểu nguyên nhân.

Có khi chỉ vì cháu không muốn phải nằm trong cái giường có chấn song chung quanh nứa. Hoặc vì cháu hay nằm mơ thấy những cảnh sợ hãi, do cứ đến tối là nghe thấy mẹ khóc sụt sùi vì chuyện bố cháu luôn phải vắng nhà. Một cháu bé khác, mỗi lần đi ngủ là một lần người lớn phải khó nhọc dỗ dành, ép buộc như đánh vật với cháu, nhưng không ai chú ý hiểu tâm lý của cháu, muốn đợi mẹ đi làm về - mẹ cháu làm y tá thường về muộn - và chỉ ngủ yên giấc khi thấy mẹ đã ở nhà. Biết được yêu cầu của các cháu, làm cho các cháu yên tâm sẽ mang lại cho các cháu giấc ngủ ngon.




XÚC ÐỘNG VÀ KÍCH THÍCH GÂY KHÓ NGỦ


- Có nhiều nguyên nhân làm cho các cháu nhỏ khó ngủ buổi tối. Có cháu khó NGỦ VÌ BAN NGÀY ÐÃ NGỦ MỘT GIẤC DÀI Ở NHÀ TRẺ. CÓ CHÁU có thói quen ngủ sớm, nhưng cả ngày bố mẹ vắng nhà, tới buổi tối mới gặp con, nên vui đùa nựng nịu cháu làm cháu quá giấc hoặc vì xúc động, vui mừng quá trước khi ngủ, cũng làm cho cháu khó đi vào giấc ngủ.



Trước giờ ngủ, không nên làm các cháu bị kích thích như cho các cháu tập đi, tập nói, hoặc đòi hỏi quá ở các cháu về những vấn đề sạch sẽ.

Các cháu nhỏ, chưa thích ứng với thời gian làm việc quá DÀI. NẾU CÁC CHÁU PHẢI HỌC QUÁ MỆT Ở TRƯỜNG, ÐẾN TỐI CHÁU CŨNG BỊ KHÓ NGỦ.



DẬY SỚM


- Có nhiều cháu bé có thói quen dậy sớm. Ðể các cháu khỏi quấy trong thời gian chờ bữa ăn sáng nên nghĩ ra việc gì để các cháu làm hoặc giải trí. Khi cháu đi ngủ buổi tối, ÐỂ MỘT SỐ ÐỒ CHƠI Ở BÊN cạnh các cháu. Khi thức dậy, cháu sẽ chơi một mình ngay ở TRONG GIƯỜNG. NẾU CHÁU DẬY SỚM QUÁ, nên cắt bớt các giấc ngủ ban ngày hoặc cho các cháu đi ngủ chậm vào buổi tối.



Những cháu bắt buộc phải dậy sớm cùng bố mẹ - để bố mẹ đưa tới nhà trẻ khi đi làm cần phải được cho ngủ sớm, để đảm bảo thời GIAN NGỦ, NẾU KHÔNG SẼ BỊ ẢNH HƯỚNG TỚI SỨC KHỎE.




NHỮNG LIỀU THUỐC NGỦ


- Như đã nói Ở PHẦN TRÊN, CÁC CHÁU BÉ khó ngủ, khóc đêm làm người lớn vừa lo lắng, vừa mất ngủ lây làm căng thẳng thần kinh của cả nhà. Nhưng nếu biết lo cách đối phó trước, thì nhiều khi rất đơn giản: một bình sữa ấm sửa soạn từ lúc tối, hoặc nhiều khi chỉ cần một ít nước ấm trong bình thôi cũng đủ làm các cháu lại yên trí ngủ tiếp.



Tóm lại, để chữa bệnh khó ngủ cho các cháu, phần lớn trường hợp không cần dùng thuốc. Cần tìm hiểu nguyên nhân và đáp ứng các yêu cầu tâm lý của các cháu là đủ. Bởi vậy, nhiều khi bố mẹ các cháu cần nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa tâm lý về vấn đề này.


135. Run, giật mình.




Các trẻ sơ sinh dễ bị giật mình: co tay chân, run cằm, run người... vì những lý do bình thường (tiếng động, ánh sáng). Trong khi tắm hoặc khi thay tã lót cũng vậy. Hiện tượng này là thường vì hệ thần kinh của cháu còn non mà thôi.

Các cháu lớn hơn, cũng hay giật mình hoặc run người mỗi khi có sự việc gì làm các cháu cảm động.


138. Sốt - Cách hạ sốt.




Chúng ta xác định là cháu bé bị sốt khi nhiệt độ lấy ở hậu môn của cháu cao hơn 37,5o C. Thân nhiệt bình thường của mọi người buổi sáng là 36,5o C và buổi chiều là 37,5o C. Tuy vậy, nếu ta lấy thân nhiệt của một cháu bé đang hoạt động, chạy nhảy, chơi đùa mà không để cho cháu có thời gian nghỉ ngơi thì thân nhiệt của cháu CÓ THỂ LÀ 38O C.




SỐT LÀ GÌ?


Sốt là dấu hiệu của cơ thể đang chống lại một cuộc xâm nhập nào đó từ bên ngoài vào của vi trùng HAY VI RÚT. NHƯNG KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG VẬY. Ở các cháu sơ sinh có thể bị sốt vì ăn sữa đặc quá, vì sưởi nóng quá, vì cơ thể bị mất nước mà không được uống đủ để bù lại, vì PHÒNG NGỦ HAY THỜI TIẾT KHÔ QUÁ V.V...



NÊN LẤY NHIỆT ÐỘ CHO CÁC CHÁU VÀO lÚC NÀO?


Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Khi thấy một đứa trẻ không chịu ăn, bàn tay nóng thì việc đầu tiên cần làm là lấy thân nhiệt, (cặp sốt) cho các cháu. Nói chung, khi các cháu có dấu hiệu gì không bình thường, nên cặp sốt để biết thân nhiệt của cháu, nhưng cũng không nên lúc nào cũng cặp sốt và đâm ra lo lắng không đâu vì việc này.



KHI NÀO CẦN ÐƯA CHÁU BÉ TỚI BÁC SĨ?




1 Nếu cháu sốt trên 37,5o C, và mới dưới 6 tháng tuổi.

2. Khi thân nhiệt của cháu từ 39o C trở lên (đối với các cháu lớn).

3. Nếu nhiệt độ của cháu 37o C lúc sáng, 38o C lúc chiều nhưng cứ sốt nhẹ như thế liền 4, 5 ngày rồi.

4. Trong thời gian cháu đang bị bệnh, bỗng thân nhiệt tăng lên. Như vậy là có thể có biến chứng.

5. Bác sĩ đã tới thăm và cho uống thuốc. Nhưng 2, 3 ngày qua rồi mà bệnh vẫn không thuyên giảm.

Tuy vậy, người lớn nên giữ bình tĩnh. Việc chữa trị cần có THỜI GIAN.




CẦN CHÚ Ý TỚI CÁC BIỂU HIỆN GÌ, TRƯỚC KHI ÐƯA CHÁU TỚI BÁC SĨ?




Người săn sóc cháu bé nên chú ý quan sát các biểu hiện bệnh của cháu, để trả lời bác sĩ về những câu hỏi sau:

- Cháu có nôn không? Có ho không?

- Người cháu có nổi lên vết gì không?

- Họng cháu thế nào?

- Lưỡi cháu thế nào?

- Phân cháu có gì khác thường không?

- CHÁU CÓ CHỊU ĂN KHÔNG?




CÓ GÌ LẠ NẾU THÂN NHIỆT CHÁU TĂNG NHANH?




Thân nhiệt của trẻ em dễ tăng nhanh hơn và cao hơn so với người lớn. Bởi vậy không nên vội lo lắng.

Một cháu bé sốt 38o C liền mấy hôm rồi đáng lo hơn là một cháu khác 40o C vì họng đỏ. Có một số cháu dễ có nhiệt ÐỘ CAO HƠN NHỮNG CHÁU KHÁC KHI BỊ SỐT.




CÓ CẦN LÀM CHO NHIỆT ÐỘ CỦA CHÁU BÉ HẠ XUỐNG NGAY KHÔNG?




Nhiều bà mẹ thấy thân nhiệt của con cao, muốn làm sao cho thân nhiệt của cháu hạ xuống ngay vì nghĩ rằng thân nhiệt cao là bệnh, làm cho thân nhiệt xuống là giảm bệnh hay hết bệnh. Thật là một nhận thức sai lầm, nguy hiểm.

Quả thật, sốt gây mệt. Các cháu bé dưới 2 tuổi, sốt cao có thể gây co giật. Tuy vậy, thân nhiệt là cái thước đo tình hình bệnh để báo cho bác sĩ biết. Người ta có thể dùng thuốc để làm hạ nhiệt độ xuống, nhưng bệnh vẫn chưa khỏi.

Bởi vậy, trong thời gian điều trị bệnh cho một cháu bé, dù thân nhiệt của cháu đã xuống, cháu đỡ sốt hay không sốt nữa, ta vẫn phải tiếp tục chú ý theo dõi cẩn thận vì cháu có thể vẫn chưa khỏi bệnh. Nên NHỚ: KHỎI SỐT CHƯA PHẢI LÀ KHỎI BỆNH.




LÀM THẾ NÀO ÐỂ HẠ NHIỆT ÐỘ?




Người ta thường dùng thuốc hạ nhiệt như aspirin và paracetamol và các phương pháp khác như tắm, chườm lạnh, nước đá.




SAU KHI RA VIỆN RỒI, KHÔNG CẦN ÐO NHIỆT ÐỘ NỮA




Khi bác sĩ đã nó : "Cháu bé đã khỏi, có thể ra viện rồi!" các bà mẹ không cần phải tiếp tục đo nhiệt độ cho cháu nữa. Nếu cháu có nhiệt độ 37,2o C buổi sáng thì cũng không có gì đáng lo ngại vì điều cốt yếu là: cháu có chịu chơi và chịu ăn không?




THÂN NHIỆT THẤP QUÁ




Sau khi khỏi bệnh, có khi thân nhiệt của cháu bé ở 36O C TRONG 3, 4 HÔM LIỀN THÌ cũng không có gì đáng lo ngại trừ trường hợp với các trẻ sơ sinh.



THÂN NHIỆT ÐẢO NGƯỢC BẤT THƯỜNG




Một số trẻ sơ sinh có 37,7o C buổi sáng và 37o C BUỔI CHIỀU CÓ THỂ LÀ DO NGUYÊN NHÂN VỀ TAI-MŨI-HỌNG , cần phải chú ý sau này.




137. Mơ hoảng ban đêm.




Giữa đêm, đứa trẻ bỗng thức dậy, hốt hoảng. Cháu ngồi lên, sợ hãi nhìn xung quanh và cũng không biết tại sao mình phát hoảng như thế, tuy chỉ nhớ lơ mơ về những gì mình vừa thấy trong giấc mơ. Sau đó, cháu lại yên tâm nằm xuống, ngủ tiếp.

Ðôi khi cháu kêu lên, vẻ sợ hãi lúc thức dậy, bước xuống KHỎI GIƯỜNG ÐỂ TỚI NÉP MÌNH TRỐN Ở góc nhà. Nếu người lớn tới, cháu sẽ bám vào chân cho đỡ sợ, tuy 2 mắt vắn nhắm nghiền và không biết mình đang ôm chân ai. Cháu nói lắp bắp chỉ vào bóng tối hay khoảng không, nơi có một hình ảnh nào đó cháu vừa tưởng tượng mình đã nhìn thấy.



Trong trường hợp như vậy, người lớn nên giữ im lặng, không cần đánh thức cháu dậy. Chỉ một lát sau, cháu sẽ bình tĩnh và đi ngủ trở lại. Buổi sáng khi thức giấc, cháu đã quên hết tất cả mọi việc đã xảy ra ÐÊM QUA.




NGƯỜI LỚN NÊN LÀM GÌ?




Nếu cháu thức dậy, nên lại ngồi gần, cầm tay cháu và hỏi cháu bằng giọng bình tĩnh. Nếu cháu muốn kể về nội dung giấc mơ, hãy để cho cháu kể hết. Nếu cháu muốn bật đèn, nên hé cửa để đèn nơi khác chiếu vào phòng, hoặc bật ngọn đèn đêm. Không cần ánh sáng chói.




KHÔNG NÊN


- Không nên la mắng hoặc chế giễu, cho cháu là nhút nhát, làm cháu càng sợ hơn.



- Không nên vì thế mà đưa cháu sang ngủ chung với người lớn. Làm như vậy, cháu bé sẽ quen và thấy ngại ngủ một mình.




HÃY TÌM NGUYÊN NHÂN NHỮNG GIẤC MƠ


- TRẺ EM Ở ÐỘ TUỔI TỪ 2 ÐẾN 5 tuổi thường có những giấc mơ ngắn. Những giấc mơ đó có tác dụng làm thần kinh các cháu thư giãn, làm mờ đi trong trí óc bao nhiêu hình ảnh và hoạt động cháu đã nhìn thấy xung quanh trong cả một ngày. Nhưng nếu cháu mê sảng luôn và có vẻ sợ buổi tối thì phải tìm nguyên nhân. Nhiều khi, nguyên nhân rất bình thường như: giường chật quá, bộ quần áo cháu mặc khi đi ngủ bó sát vào người quá, hoặc cháu bị nóng, bị tức ngực vì đắp quá nhiều chăn. Có khi lại là bữa cơm chiều ăn quá no hay vừa coi một chuyện đáng sợ trên tivi. Ðôi khi, cháu phải mang theo một nỗi lo sợ vào giường ngủ vì bố mẹ đã ra lệnh: "Cấm được đái dầm?". Cháu sợ khi thức dậy, bị anh chị em chế diễu v.v...



Nếu bạn đã chú ý tránh gâcho cháu mọi điều xúc động hoặc ảnh hưởng như trên mà cháu vẫn tiếp tục mê hoảng và sợ buổi tối, thì nên nói với bác sĩ để chữa trị cho cháu bằng phương pháp tâm lý.

Người lớn nên hiểu theo các trẻ nhỏ về buổi tối như sau: buổi tối phải xa cách mọi người - nếu cháu ngủ một mình - buổi tối đáng sợ hãi, mọi vật sẽ biến đi vì không trông thấy, kể cả nét mặt thân yêu của bố mẹ sẵn sàng bảo vệ cháu lúc ban ngày. Dùng thuốc không chữa trị được tận gốc hiện tượng mơ hoảng của trẻ em. Cần có sự săn sóc và tình cảm của các người thân cùng sự cộng tác của các chuyên gia tâm lý.


138. Toát mồ hôi.




Toát mồ hôi là một biện pháp quan trọng của cơ thể để chống lại nhiệt độ.

Trước khi than thở: "Con tôi hay đổ mồ hôi nhiều quá!' các bà mẹ nên tìm nguyên nhân nào đã làm Bé như vậy. Vì đã đắp nhiều chăn mền cho cháu quá: việc làm này có hai điểm không có lợi. Một là: mồ hôi ra nhiều, cháu bé dễ bị cảm vì đi từ trạng thái bị nóng sang bị lạnh.

Hai là: đắp nhiều chăn, mặc nhiều áo làm cho cơ thể Bé không quen chống chọi với cái lạnh, sẽ trở nên yếu ớt hơn những đứa bé khác.

Cũng có những đứa trẻ hay toát mồ hôi nhiều hơn những trẻ KHÁC. ĐẤY LÀ ÐẶC TÍNH CỦA CHÁU MÀ THÔI.




NÊN LÀM GÌ KHI BÉ SỐT VÀ TOÁT MỒ HÔI




1. ĐÓ LÀ chuyện thường, không có gì đáng lo ngại.



2. Thay quần áo, tã lót và lau khô cho Bé để Bé khỏi bị lạnh.

3. Cho Bé uống nước. Việc này rất quan trọng vì cơ thể Bé bị thiếu nước. Cho cháu bé sơ sinh bú bình nước. Nếu cháu lớn hơn, có thể cho uống nước trái cáy.

4. Xem có phải vì cháu mặc nhiều quần áo hay đắp nhiều mền quá không?

5. Xem có phải vì phòng nóng quá không?


139. Nghiến răng.




Trong khi ngủ, một số trẻ em nghiên răng kèn kẹt. Hiện tượng này cũng không có gì quan trọng, nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì có thể do vì một số nguyên nhân tâm lý mà người lớn cần phải tìm hiểu như: Bé CÓ GHEN TỊ VỚI ANH CHỊ EM NÀO KHÔNG? CÓ CẢM THẤY BỊ BỎ RƠI KHÔNG? CÓ bị căng thẳng, lo sợ vì một sự việc gì không?



Nếu tìm thấy nguyên nhân và tăng cường thêm sự âu yếm đặc biệt đối với Bé, chứng nghiến răng sẽ không còn nữa.


140. Chứng co giật khi sốt.




TRẺ EM Ở ÐỘ tuổi từ 6 tháng tới 2 năm, hay bị sốt và co giật vì sốt cao, khi các cháu bị viêm họng, viêm tai, viêm phổi những chứng bệnh các cháu thường mắc phải.



HIỆN TƯỢNG CO GIẬT THƯỜNG XẢY RA Ở độ tuổi này vì hệ thống thần kinh của các cháu còn non yếu. Trong thời gian bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt lên cao đột ngột là CÁC CHÁU LẠI BỊ CO GIẬT.



TRIỆU CHỨNG CỦA CO GIẬT


- Trước khi có hiện tượng co giật mặt cháu bé tái đi, mê man, cứng người lại mắt trợn ngược. Mấy giây sau, hiện tượng co giật xuất hiện ở mặt, ở CHÂN, TAY TRONG MỘT VÀI PHÚT RỒI THÔI. Cháu bé thở mạnh, người lả đi. Từ trạng thái mê man, không tỉnh cháu đi vào một giấc ngủ mê mệt.



Trong các trường hợp nhẹ , người ta khó nhận thấy các cơn co giật vì cháu bé chỉ cứng người hoặc giật chân tay, mặt tái trong một thời gian ngắn. Thay vào hiện tượng mê man, có lúc cháu bé như không nghe, không nhìn, không cảm thấy mọi vật chung quanh. Chỉ có đôi mắt bị trợn ngược là triệu chứng rõ nhất.

Trong lúc bác sĩ chưa có mặt, cần phải làm những việc sau để nhiệt độ của cháu bé hạ xuống:

- Cởi khuy áo hoặc bỏ bớt quần áo;

- Tắm cho cháu bằng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của cháu 2o C trong 10 phút; có thể tắm nhiều lần như vậy;

- Chườm nước mát hay nước đá;

- CÓ THỂ dùng các loại thuốc hạ nhiệt như aspirin, paracétamol.



Bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị bằng các loại thuốc khác để chấm dứt các cơn co giật và ngăn ngừa không xảy ra nữa.




SAU CƠN CO GIẬT


- Bác sĩ thường yêu cầu bố mẹ các cháu đưa cháu đi bệnh viện để làm một số xét nghiệm, sau khi cháu đã qua cơn. Vì, hiện tượng co giật rất có thể liên quan tới tổn THƯƠNG Ở MÀNG ÓC.



Hơn nữa, cần phải có phương pháp đề phòng tránh cho cháu bị lại. Nếu cháu bé lại sốt ngoài các biện pháp áp dụng ở PHẦN TRÊN, BÁC SĨ CÓ THỂ CHO CHÁU uống thuốc chống co giật Valium. Thuốc giọt uống làm nhiều đợt.



VÌ HIỆN TƯỢNG SỐT CAO KÈM CO GIẬT Ở nhiều trẻ thường xảy ra bất chợt, nhiều lần lặp đi lặp lại nên có trường hợp, bác sĩ yêu cầu cho trẻ uống thuốc đề phòng liên tục cho tới khi cháu 4 - 5 tuổi. Nhất là đối với các cháu hay có các cơn kéo dài hoặc bác sĩ đã phát hiện thấy trong gia đình Bé có người mắc chứng động kinh.



Cảnh cháu bé bi sốt co giật thường gây ấn tượng mạnh cho các người thân săn sóc cháu. Tuy vậy, khi cơn đã qua đi thì cháu lại trở lại trạng thái bình thường.


141. Co giật mà không sốt.




Nếu cháu bé không sốt cao mà cũng bị co giật thì có thể là do có các hiện tượng sinh học bất thường trong cơ thể như: lượng đường hoặc lượng Canxi trong người bị sụt một cách bất thường, hoặc cháu bị tổn thương trong não. Nếu không vì có các nguyên nhân trên thì phải nghĩ đến chứng động kinh.


142. CHỨNG CO GIẬT Ở trẻ sơ sinh.







Các trẻ sơ sinh bị những cơn co giật hoặc tay chân co cứng lại là do cơ thể bị thiếu chất Canxi . Cơ thể các cháu nhỏ cần có các tia nắng hoặc ánh sáng mặt trời để hấp thụ chất Canxi.

Chứng bệnh này thường kèm theo bệnh còi xương. Ðể chữa trị, bác sĩ thường cho các cháu uống các thuốc trong thành phần có vitamm D và canxi .




143. Cơn co giật.




Chứng này có đặc điểm là tiếp theo một cơn co giật là hiện tượng chân, tay, đầu cháu bé gập và co rúm lại về phía trước hoặc duỗi ra và ưỡn ngửa về phía sau. Nguyên nhân của chứng này hiện vẫn chưa được biết rõ trừ một vài trường hợp do dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh.

Chứng này thường kèm theo hiện tượng ngưng phát triển tâm lý và vận động. Khi cháu bé lên cơn, cần phải nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ ngay.


144. Chứng động kinh.




Ðộng kinh là một chứng bệnh gây co giật cơ thể, không phải vì sốt cao, cũng không phải vì cơ thể mất thăng bằng về mặt sinh học như thiếu glucô hay Canxi trong máu.

Người ta thường dùng bộ quét (scanner) để dò tìm xem có PHẢI DO TỔN THƯƠNG Ở NÃO không. Nếu cũng không tìm thấy nguyên nhân thì chỉ còn lại một lý do: bệnh GIA TRUYỀN.



Ở trẻ em, hiện tượng bị động kinh có nhiều mức: có cháu bỗng nhiên ngã vật xuống, cong người lên rồi co giật tay chân và các cơ mặt. Ðôi mắt vô hồn đờ đẫn, trợn ngược, mặt nhăn nhúm, thở khó khăn. Lát sau, cháu thở bình thường trở lại, các cơ bắp toàn thân đều thư giãn tới mức, có cháu tè dầm. Sau đó, cháu có thể thiếp đi trong giấc ngủ. Khi tỉnh dậy, cháu không hề biết gì về những sự việc vừa xảy ra với bản thân mình.



CÓ TRƯỜNG hợp các hiện tượng xảy ra không đầy đủ như trên, chỉ có hiện tượng cong cứng người hoặc ngược lại, người mềm rũ, cộng với vài sự co giật ở THÂN THỂ, MẮT LỜ ÐỜ. Hoặc Bé vẫn tỉnh táo, nhưng không nói được, cơ thể bị co GIẬT Ở MỘT VÀI NƠI KHI BÉ vừa thức dậy, hoặc đang trong giấc ngủ.



CÓ CÁC CHÁU nhỏ 5 - 6 tháng đã có các biểu hiện co giật như thế. Lại có các cháu từ 3 tuổi trở lên, có những lúc như bị hôn mê, không biết gì trong một vài giây.



Ðộng kinh là một chứng bệnh cần phải chữa trị lâu, mất nhiều công sức, nhưng ngày nay, không còn là một bệnh không thể chữa khỏi, hoặc phải chữa suốt đời. Người ta đã coi một số trường hợp như một loại bệnh nhẹ, tuy rằng, bệnh này vẫn cần tới sự săn sóc của các bác sĩ chuyên ngành.

Khi còn trong thời gian chữa trị, các cháu cần được theo dõi từng ngày. Nhưng nếu trong 3 năm liền mà cháu không lên cơn hoặc có một triệu chứng gì nữa thì có thể ngưng việc thuốc thang, điều trị. Chỉ cần chú ý tổ chức sinh hoạt cho có nề nếp, bảo đảm cho các cháu không bị mất ngủ. Các nhà tâm lý học cho rằng nên để các cháu tới trường như các đứa trẻ bình thường khác. Không nên lúc nào cũng quá chú ý tới các cháu vì chính làm như vậy sẽ làm cho tinh thần các cháu bị căng thẳng hơn.

Các cháu bị chứng động kinh vắn có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao, kể cả bơi lội, nhưng phải có người canh chừng.

Ðiều cốt yếu trong việc chăm sóc các cháu bị chứng bệnh này là giúp đỡ các cháu phát triển bình thường về mặt tinh thần cũng như về thể chất.


145. Bé ăn ngon miệng, ăn được. Tại sao?




Nhiều bà mẹ chỉ mong mỏi sao cho con ăn ngon miệng, ăn được. Vấn đề này rất rộng và nên chuyển thành vấn đề: "Nuôi sao cho con khỏe thì hơn. Bởi vì nhiều cháu có tính khó ăn, ăn ít nhưng sức khỏe vẫn tốt. Thế là được rồi. Vấn đề Bé không chịu ăn đã được nói tới ở PHẦN TRÊN, PHẦN NHIỀU DO NGUYÊN NHÂN TÂM LÝ.



Ở phần này, chúng ta chỉ chú ý tới : "Tại sao cháu ăn khỏe thế ?". Ðối với các cháu nhỏ, việc cháu ăn được nhiều không đáng mừng và cũng không đáng lo. Vì nếu dòng dõi cháu có những người to béo thì cháu cũng có xu hướng ăn nhiều để thành to béo và mai sau, có thể thành một người bụng phệ! Ðiều này cũng chẳng hay gì!



Nhưng nếu cháu ăn nhiều mà tạng người vẫn bình thường hay ốm yếu thì nên nghĩ ngay tới việc chữa trị cho cháu bệnh giun hoặc sán và có thể cả bệnh tiểu đường nữa.


146. Bé không chịu ăn.




Hiện tượng trẻ em không có bệnh tật gì mà biếng ăn, hay không chịu ăn phần lớn do nguyên nhân tâm lý chứ không phải Bé bị bệnh. Ðối với các trẻ sơ sinh cũng vậy. Vấn đề này có liên quan tới một sự rối loạn nào đó trong quan hệ giữa mẹ và con.

Trước hết, chúng ta không nên xếp vội các cháu sau đây vào loại biếng ăn:

- Các cháu có tính ăn thất thường, khi nhiều, khi ít một cách tự nhiên.

- Các cháu hay ăn vặt, lúc đến bữa, vẫn ăn nhưng ăn ít.

Trên thực tế, nếu cộng cả các lần ăn vặt vào bữa chính, thì các cháu ăn thế là đủ rồi.

Các cháu đáng được để ý săn sóc, có các hiện tượng sau :

- Bỗng nhiên bỏ ăn hay biếng ăn, có vẻ mệt, sốt, đau bụng v.v...;

- Các cháu từ 6 - 18 tháng tuổi bị đau họng; sau khi tiêm chủng; sắp mọc răng hay đang mọc răng;

- Các cháu vừa cai sữa mẹ.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên để ý tới các nguyên nhân sau có ảnh hưởng tới việc ăn của các cháu, như: thay đổi loại sữa hoặc thức ăn mà các cháu không ưa, dùng thìa, muỗng để cho bé ăn to quá, cho ăn kiểu nhồi nhét làm Bé sợ, đang ăn lại lau miệng, làm vệ sinh làm cháu mất hứng thú.

Với các cháu đã biết nhận xét, việc thay đổi người cho ăn, cách đối xử với các cháu khi ăn như nựng nịu khuyến khích hay đe dọa, mắng cháu đều có ảnh hưởng, hoặc làm cho cháu chịu ăn hay bỏ ăn.

Các bà mẹ cũng không nên quá máy móc về giờ giấc. Cháu bé đang ngủ không nên đánh thức dậy để cho ăn hoặc buổi tối, nếu cháu khóc có thể cho cháu bú thêm một ít ngoài bữa chính. Nói chung,


KHÔNG NÊN :



- Bắt buộc cháu ăn, hoặc phải ăn hết;

- Không cần quá chính xác về thời gian của bữa ăn;

- Ðể các cháu ăn tự nhiên, trong khi ăn không quấy rầy các cháu về những săn sóc vệ sinh như lau miệng, lau mặt, lau tay.




NÊN :



- Ðể cho các cháu ăn tự nhiên, vì ham thích;

- Cho ăn ít hơn khả năng ăn của Bé một ít để nuôi dưỡng xu hướng thèm ăn, rồi dần dần tăng lên trong các bữa sau;

- NÊN CHO ĂN Ở chỗ tĩnh mịch, không có tiếng động hay nhiều người qua lại, làm các cháu không chăm chú tới việc ăn. Nếu các cháu vẫn lớn đều về chiều cao thì việc các cháu phát triển hơi chậm về số cân nặng cũng là chuyện bình thường.



Làm cho các cháu khỏi biếng ăn chủ yếu là vấn đề tâm lý, tìm cách khuyến khích cho các cháu ăn là tốt nhất. Các bác sĩ nếu được yêu cầu khám bệnh cho các cháu biếng ăn thường làm những công việc có tính cách "thủ tục" như : xét nghiệm máu để đo số hồng huyết cầu, thử phân để xem có bệnh đường tiêu hóa hay không, thử các phản ứng về bệnh lao v.v... ,


147. Không phát triển đủ khi mới sinh.




Một số cháu bé sinh ra thiêu cân (dưới 2.500g), và không đủ chiều cao. Sự kém phát triển này đã xảy ra khi đứa trẻ còn ở TRONG BỤNG MẸ. KHÁC VỚI TRẺ ÐẺ NON BỊ thiếu cân do sinh ra không đủ tháng, hiện tượng này có thể có nhiều nguyên nhân : trong thời gian mang thai mẹ bị bệnh hoặc bị ngộ độc vì dùng thuốc có nhiều độc tố, vì nghiện nặng thuốc lá v.v... Cũng có thể vì có sự bất THƯỜNG Ở NHAU THAI.




148. Thiếu cân.




Một số cháu bé không phát triển đầy đủ so với độ tuổi, đặc biệt là về trọng lượng. Nếu không phải vì nguyên nhân thiếu ăn thì phần lớn là vì Bé bị bệnh kéo dài như : viêm tai giữa, viêm đường tiết niệu...; tim, thận có chỗ bị dị dạng bẩm sinh, bị bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, rối loạn về khả năng hấp thụ của ruột đối với một số thực phẩm...


149. Bé gầy hoặc càng ngày càng gầy.




Gầy không phải là bệnh. Nếu cháu có tạng gầy thì không phải lo. Nhưng, nếu cháu đang bình thường, bỗng bị gầy đi thì đó là một đấu hiệu cần chú ý.

Nếu cháu bé gầy, không lớn hoặc lớn chậm thì bố mẹ cháu cần suy nghĩ để trả lời 2 câu hỏi sau:

1. Thuở nhỏ (như bé) mình có gầy như thế không?

2. Tuy gầy như vậy, nhưng cháu có ăn được, ngủ được, có vẫn nô đùa vui vẻ như các trẻ khác không ?

Nếu câu trả lời là :

- CÓ: thì không có gì đáng lo ngại. Vì "tạng" người của cháu là như vậy, giống như tạng của bố mẹ.



- KHÔNG : thì có thể vì các nguyên nhân như: ăn chưa đủ chất, ăn không đúng giờ giấc, chế độ, ngủ không đẫy giấc, ăn, ngủ không đủ để bồi lại sức tiêu hao lúc Bé hoạt động.



Nếu Bé bị gầy một cách bất thường quá thì cũng nên nghĩ tới một số bệnh như bệnh tiểu đường chẳng hạn.


150. Tái mặt đột ngột.




Ðứa trẻ bỗng tái mặt đi rồi lại bình thường trở lại. TẠI SAO? CÓ ÐIỀU GÌ LÀM BÉ SỢ hoặc Bé bị lạnh chăng ?



Nếu thế phải sưởi ấm cho Bé ngay. Sắc mặt Bé sẽ hồng trở lại.

Có trường hợp Bé ho, ngạt mũi và được nhỏ thuốc vào lỗ mũi để làm co niêm mạc, cũng làm sắc mặt Bé tái đi trong chốc lát.

Còn những trường hợp như sau, cần phải hỏi bác sĩ:




KHÔNG RÕ LÝ DO GÌ, MẶT BÉ BỖNG TÁI ÐI VÀ BÉ BỊ NGẤT


- Phải gọi bác sĩ hoặc đưa Bé tới bệnh viện ngay. Vậy điều gì có thể đã xảy ra?



Bé có thể đã uống một thứ gì hoặc thuốc độc đối với BÉ, MÀ TA KHÔNG BIẾT (COI TRƯỜNG HỢP NGỘ Đ Ộ C). CHÂN TAY BÉ ÐÃ CÓ LÚC CO QUẮP LẠI MÀ TA CŨNG KHÔNG HAY.



NẾU BÉ TỈNH NHƯNG CÓ VẺ BỊ "CHOÁNG", CHÂN TAY LẠNH, VẺ MẶT SỢ HÃI:


- Có thể Bé bị ngộ độc hoặc bị đau do một vết thương nào đó. Trong khi chưa có bác sĩ, hãy đặt Bé nằm thẳng trên giường, đầu hơi thấp hơn chân và sưởi ấm hoặc chườm nóng cho cháu, mỗi bên người một chai nước nóng để ngoài chăn và cẩn thận để không làm cháu bị bỏng.



Cũng có thể đây là dấu hiệu của sự xuất huyết nội: hiện tượng này có thể đã xảy ra trước đó hàng giờ hoặc trước nhiều ngày do MỘT VA CHẠM MẠNH LÀM THƯƠNG TỔN TỚI THẬN HOẶC LÁCH.




BÉ THƯỜNG BỊ TÁI MẶT LUÔN NHƯ THẾ - RÕ RÀNG LÀ HIỆN TƯỢNG NÀY không phải do Bé bị xúc cảm mà do nguyên nhân phức tạp hơn. Cần phải cho Bé tới bác sĩ.





151. Chậm biết đi.




Biết đi là một giai đoạn quan trọng trong đời sống của một đứa trẻ, đánh dấu một sự phát triển tốt về các mặt cơ thể, tâm lý và tình cảm.

Những điều kiện cần phải có để cháu bé biết đi bao gồm: bộ xương đủ cứng cáp, các cơ bắp, hệ thống thần kinh và nhất là bộ não đã phát triển được bình thường tới mức nào đó do quá trình được nuôi dưỡng đầy đủ với thức ăn giàu về prôtêin và vitamin, sự săn sóc về mặt tâm lý và tình cảm cũng có vai trò quan trọng kích thích đứa bé cố gắng trong việc tập đi.

TRẺ EM THƯỜNG BẮT ÐẦU TẬP ÐI Ở độ tuổi từ 12 tới 14 tháng. Nhưng cũng tùy vào thể trạng từng cháu, mà thời gian này có thể xê dịch từ tháng thứ 10 tới 18. Nếu sau 20 tới 22 tháng tuổi mà cháu vẫn chưa biết đi, chúng ta mới nên lo rằng cháu chậm biết đi:



Việc chậm biết đi của trẻ em có thể do các cháu đã trải qua một thời gian bị ốm, dù chỉ là những căn bệnh ngắn ngày và không trầm trọng như viêm xoang, họng, đau tai v.v... Người cháu bé mập mạp quá cũng là một nguyên nhân làm cháu bé biết đi chậm hơn các cháu khác một vài tuần hoặc một vài tháng. Nhiều cháu ham thích bò hay lết nên cũng quên lãng việc tập đi.

Các cháu chưa biết đi sau tháng thứ 18 cần được chú ý: CHÁU CÓ BỊ DỊ TẬT Ở ÐOẠN xương chân nào không, nhất là đoạn khớp với xương hông. Ngoài ra cũng phải chú ý tới hệ cơ bắp bị chứng teo cơ bắp chân hoặc một số các bệnh về cơ bắp khác không. Ngoài ra, các bệnh về hệ thống thần kinh và cột sống mắc phải sau khi sinh, hoặc do bẩm sinh đều có ảnh hưởng tới khả năng giữ người được cân bằng hoặc làm chân bị liệt khiến đứa trẻ không đi được bình thường.



Nếu trí khôn cháu bé phát triển bình thường mà lại chậm biết đi thì cháu có thể bị thương tổn ở não ảnh hưởng tới việc điều khiển vẫn động của cơ thể. Nhiều phương pháp luyễn tập đặc biệt có thể áp dụng trong những trường hợp này để giúp các cháu vượt qua được những khó khăn khi tập đi.

Nếu những nguyên nhân trên đều không có mà cháu bé lại chậm biết đi thì nên tới vấn đề thiếu chất vitamin D trong các chất dinh dưỡng hoặc không được người lớn săn sóc đầy đủ và chú ý khuyến khích cháu bé tập đi khi đã tới độ tuổi.


152. Chậm biết nói.




Sau 3 năm tuổi mà cháu bé chưa bập bẹ nói được 2 âm khác nhau, thì bố mẹ phải chú ý:

Trước hết phải nhờ bác sĩ thử xem cháu bé có nghe được không. Rất có thể, cháu bị điếc nhẹ, bị thương tổn một phần tai thôi mà người lớn không biết.

Sau đó, phải kiểm tra xem cháu có bị tật gì không bằng cách quan sát các cử chỉ, động tác, ứng xử cua cháu bé khi cháu chơi đùa. Bác sĩ có thể có các cách thử theo phương pháp chuyên môn để kiểm tra về trạng thái tinh thần của cháu bé.

Hiện tượng Bé chậm biết nói còn có thể là biểu hiện sự phát triển chậm về nhận thức của Bé hoặc ảnh hưởng không có lợi của môi trường chung quanh đối với cháu.

Nếu tất cả nhưng nguyên nhân trên đều được loại bỏ thì chỉ còn lại các vấn đề như: cháu bé không được người lớn khuyến khích nói, sự chú ý săn sóc cháu chưa được đầy đủ v.v... Cháu cũng sẽ biết nói, nhưng cần phải chú ý luyện tập cho cháu để khỏi gặp khó khăn khi cháu đến tuổi tới trường.


153. Mất tiếng nói.




Hiện tượng mất tiếng nói khác hiện tượng chậm biết nói. Cháu bé vẫn phát triển trí khôn bình thường, nhưng bỗng nhiên cháu không chịu nói nữa. Hiện tượng này có khi chỉ là tâm lý xảy ra khi cháu bé ở NGOÀI GIA ÐÌNH, NHƯ Ở TRƯỜNG CHẲNG hạn. Cháu có đủ trí khôn, nhưng vì cảm động, nhút nhát nên không thể hiện được nhưng ý nghĩ của mình.



Khi cháu chế ngự được nhưng cảm xúc của mình thì cháu lại nói được: đó là hiện tượng "không nói được có điều kiện".

Hiện tượng không chịu nói hoàn toàn xảy ra khi có một cú sốc tình cảm đột ngột. Cháu có thể bỏ cả ăn và không kiềm chế được việc tiểu tiện ra quần.

Vài ngày hoặc vài tuần sau sự kiện làm cháu bé xúc động đột ngột, cháu có thể lại nói được một cách chậm chạp.

Những yếu tố làm cháu bé không nói còn có thể do môi trường đã gây cho cháu thái độ thờ ơ, không quan tâm tới cuộc sống và mọi người chung quanh.


154. Nói lắp (cà lăm).




TẬT NÓI LẮP THƯỜNG GẶP Ở con trai từ 3 - 5 tuổi. Người ta cho rằng các cháu này nghĩ nhanh hơn nói, trong lúc chưa đủ từ vựng để diễn đạt ý nghĩ của mình. Hiện tượng các cháu vẫn duy trì tật nói lắp khi đã lớn, người ta chưa giải thích được có thể tính nhút nhát, dễ cảm động có ảnh hưởng rất nhiều tới tật này.



Người ta phân biệt 2 loại nói lắp: lắp đi lắp lại một TRỌNG ÂM TRONG CÂU HAY LẮP NGAY Ở âm đầu khi bắt đầu nói. Hoặc phối hợp cả 2 loại.



Một người nói lắp cũng biểu thị trạng thái tinh thần không bình thường, có thể có quan hệ căng thẳng với gia đình và những người xung quanh. Một cháu bé nói lắp thường có cử chỉ ngượng nghịu, lúng túng. Sợ BỊ TRÊU GHẸO, CHẾ GIỄU CŨNG LÀ MỘT nguyên nhân góp phần tạo ra tật nói lắp.



Ðể chữa bệnh nói lắp cho các cháu, nên nhờ các nhà giáo chuyên dạy về phát âm, đồng thời động viên các cháu về mặt tầm lý.


155. Khả năng phát âm hạn chế (Nói đớt).




Nhiều cháu bé phát âm không rõ hoặc không phát âm đúng MỘT SỐ ÂM NHƯ R, L, N. .. VÌ CÓ TẬT Ở LƯỠI HOẶC LƯỠI KHÔNG Ở ÐÚNG VỊ TRÍ. CÓ người lại cho nguyên nhân là tại răng.



Ngày nay, người ta cho rằng việc cháu bé chỉ có khả năng hạn chế về phát âm như thế, xảy ra trước khi có những hiện tượng bất thường về răng, và có thể tránh được hoặc chữa khỏi nếu cháu bé được luyện tập từ khi 4 - 5 tuổi về động tác uốn lưỡi.


l56. Tật sử dụng tay trái.




Nhiều trẻ em có thói quen đặc biệt, sử dụng tay trái nhiều hơn tay phải nên làm việc gì cũng thuận tay trái hơn, tuy rằng vẫn ngắm nhìn thuận mắt phải (nhắm mắt trái lại), hoặc đá bóng chân phải mạnh hơn chân trái. Ðể khuyến khích cháu bé sử dụng tay phải, người lớn nên để các đồ dùng hàng ngày bên tay phải của cháu như thìa ăn, bút viết v.v... Nhưng nếu cháu vẫn sử dụng bằng tay trái thì người lớn cần nhận xét xem cấu tạo cơ thể của cháu bé có điều gì thể hiện là thiên về bên trái không, như mắt trái tốt hơn, tay chân trái khỏe hơn... và bàn bạc với bác sĩ để cho cháu sử dụng bên tay trái là chính. Ngày nay, người ta không khắt khe với những cháu thuận tay trái, vì xét cho cùng, thế giới này không có định luật nào đặc biệt chỉ dành mọi thứ thuận lợi cho những người thuận tay phải. Một người cầm bút viết bằng tay trái chưa chắc sẽ vì thế mà gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống.

Tuy vậy, nếu cháu bé đang sử dụng hai tay như nhau, thì các bà mẹ nên hướng cho cháu sử dụng cho quen bàn tay phải như đa số chúng ta.


157. Những động tác bất thường.




CÓ NHỮNG cháu bé hoàn toàn khỏe mạnh nhưng lại có những động tác bất thường như lắc lư đầu từ trái qua phải, hoặc gật đầu như người chào hàng giờ đồng hồ . Lại có những cháu có thói quen đập đầu xuống giường hoặc đưa tay sờ bộ phận sinh dục của mình khi sắp ngủ.



Nhiều nhà chuyên môn cho rằng để chữa những hiện tượng này Ở CÁC CHÁU, NGƯỜI LỚN NÊN chú ý tìm hiểu các cháu về mặt tâm lý như có phải cháu cảm thấy mình không được săn sóc đầy đủ không, cháu có ghen tị với anh, chị, em về việc gì không, cháu có phải ức chế trong người mình một tình cảm gì, một nỗi buồn hoặc nỗi sợ gì mà cháu không nói được ra không ? Trong những trường hợp như vậy thì bố mẹ chỉ cần tăng cường an ủi, âu yếm cháu làm cháu yên tâm là các hiện tượng trên sẽ giảm hoặc hết ngay.



Nhiều bậc cha mẹ đã nhờ các chuyên viên tâm lý tiếp xúc với các cháu bé để tìm nguyên nhân và phương pháp chữa trị .

Nhưng phần lớn trường hợp không phải chữa trị gì, khi các cháu tới độ từ 2 tới 4 tuổi, các hiện tượng trên cũng sẽ hết.

Ðôi khi, có thể cho cháu uống thuốc an thần theo đơn và sự chỉ định của bác sĩ, cũng có nhiều hiệu quả.


158. Chứng co giật cơ bắp.




CHỨNG CO GIẬT CƠ BẮP ÍT THẤY Ở trẻ em từ 3-4 tuổi trở xuống. Chứng này có những biểu hiện co giật cơ bắp trong thời gian ngắn, xảy ra bất chợt, hay lặp đi lặp lại nhiều khi không cố ý như: nháy mi mắt ia lịa, chép miệng, lắc đầu, lắc cố, lắc vai liên tục v.v...



Những biểu hiện này có thể do nguyên nhân thần kinh bị căng thẳng, vì lo ngại một điều gì. Những cử chỉ chép miệng, lắc đầu, oằn người chỗ đông, nhiều khi làm cho những người xung quanh thấy khó coi.

Không có thuốc chữa trị chứng này. Chủ yếu là người đang có những hiện tượng co giật phải chủ động bình tâm và tự chủ. Các cơn co giật rồi sẽ qua đi.

Những trường hợp nặng cần phải có sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý về thần kinh.


159. Chứng tự kỷ và loạn tâm thần.




Tự kỷ là hình thức nghiêm trọng nhất của rối loạn tâm thần Ở TRẺ EM, CÓ ÐẶC ÐIỂM LÀ đứa trẻ tự tách rời với thực tế và môi trường chung quanh. Ðứa trẻ mới sinh không thể hiện rõ bệnh, nhưng từ tháng thứ 18 trở đi, cha mẹ và những người săn sóc cháu có thể thấy rõ các triệu chứng của bệnh.



Cháu bé lúc nào cũng có vẻ thờ ơ, không chú ý gì tới cuộc sống và các hoạt động chung quanh, không đáp lại sự săn sóc của người lớn bằng nét mặt, cách nhìn hay nụ cười.

Các hoạt động tay chân thường không liên quan gì với nhu cầu thực tế, lặp đi lặp lại như máy, như các cử chỉ của những con rối, hai cánh tay đung đưa, nhiều khi không ăn nhịp với thân thể. Cháu vẫn lớn nhưng trí khôn trì trệ, kém phát triển, không nói được hoặc nói không ra câu, khó hòa nhập với xã hội. Nguyên nhân của bệnh, cho tới nay vẫn chưa được XÁC ÐỊNH RÕ RẰNG. TỪ 20 NĂM NAY, NGÀNH Y HỌC VẪN DỪNG LẠI Ở CÁC ÐIỂM DỰ đoán: rối loạn sinh hóa của cơ thể, dị dạng nhiễm sắc thể và một số hội chứng cần phải nghiên cứu thêm. Ði tìm các phương pháp chữa trị , người ta đặc biệt chú ý về mặt tâm lý của các cháu bị bệnh hoặc phải sống xa cách với xã hội, hoặc cùng sống chung nhưng lại bị các bạn cùng lứa tuổi chế giễu, trêu chọc.




160. Mút tay.




Trẻ sơ sinh mút tay là việc bình thường. Người ta thấy nhiều cháu bé mới sinh đã có ngón tay cái ứng đỏ vì các cháu mút tay từ trong bụng mẹ. Tuy vậy, trẻ mút tay cũng là một tín hiệu để bà mẹ chú ý xem cháu đã được ăn đủ chưa. Mỗi lần cháu bú tí mẹ phải lâu khoảng 15 phút thì cháu mới đủ no. Hoặc nếu cháu bú bình, thì phải kiểm tra lại xem NHỮNG CÁI LỖ Ở NÚM VÚ CAO su có lớn quá hay nhỏ quá không? Vì lỗ lớn sẽ làm cháu sợ vì sữa ra nhiều làm cháu sặc, mà nhỏ quá thì cháu phải ra sức mút mà sứa vẫn ra ít, làm cháu mệt. Sau này, khi lớn lên thêm một chút nữa, các cháu cũng hay mút tay KHI NGỦ, DƯỜNG NHƯ CÓ LÀM VẬY MỚI YÊN TÂM.



TỪ CAI SỮA TỚI 6 TUỔI - CỨ 3 CHÁU THÌ CÓ 1 CHÁU MÚT NGÓN TAY Ở ÐỘ TUỔI TỪ 1 CHO tới 4 tuổi. Các cháu hay mút ngón tay trước khi ngủ: khi cháu không có gì để chơi, khi cháu thấy người khó chịu hay đang mọc răng; khi mẹ lại sinh một em nữa làm cho cháu có ý nghĩ mình bị bỏ rơi; khi các cháu được chiều chuộng quá hoặc ngược lại, khi người lớn tỏ ra nghiêm khắc đối với cháu.



NGƯỜI LỚN PHẢI LÀM GÌ?


Nên bình tĩnh và yên tâm chờ đợi, khuyên bảo nhẹ nhàng. Các cháu mút tay như thế có ảnh hưởng tới răng sau này không? Không. Vì răng của các cháu ở TUỔI NÀY CHỈ LÀ RĂNG SỮA, SẼ RỤNG ÐỂ ÐỔI CÁC RĂNG VĨNH VIỄN KHÁC.



SAU 6 TUỔI - Cháu bé đã hơn 6 tuổi còn ngậm ngón tay có thể do thói quen trước khi ngủ, hoặc cũng có thể là một vấn đề tâm lý. Cháu muốn trở lại thời kỳ mấy năm về trước: hồi đó cháu chưa phải tới trường, ngồi trong các lớp học có kỷ luật nghiêm khắc và những bài tập viết khó khăn, mệt nhọc như hiện nay. Bạn hãy cố tìm hiểu tâm tư cháu, an ủi, khuyến khích cháu. Nếu bạn làm cho cháu tự hào với độ tuổi của cháu, cháu sẽ tự động BỎ MÚT TAY NGAY.



Ở tuổi này, các răng vĩnh viễn đã mọc. Bởi vậy, việc mút ngón tay có thể ảnh hưởng tới sự đều đặn và hình dáng của cả hàm răng. Nếu có hiện tượng đó rồi, (thí dụ hàm răng trên hoặc dưới có vẻ nhô ra), nên đưa cháu tới bác sĩ khoa răng hàm mặt để CHỈNH HÀM CHO CHÁU.



NÊN LÀM GÌ ÐỂ CÁC CHÁU KHỎI MÚT TAY ?





Nên động viên khuyến khích các cháu là chính. Không nên dùng các phương pháp thô bạo như: buộc tay, bặt đeo găng tay hoặc bôi các chất đắng vào ngón tay.





161. Nhai lại.




Một số trẻ kể cả trẻ sơ sinh và trẻ đã lớn - có thói quen Ợ THỨC ĂN LÊN MIỆNG RỒI nhai, giống như loài nhai lại. Nguyên nhân có thể do các cháu bị rối loạn nhẹ về các phản ứng tình cảm.



Nếu thấy cháu bị gầy đi, các bà mẹ nên cho bác sĩ biết vì tật nhai lại này nhiều khi cần phải cho các cháu nằm bệnh viện hoặc chữa trị bằng phương pháp giáo dục.


162. Nôn ói.




Các cháu mới sinh thường hay ói. Có nhiều nguyên nhân. Người lớn coi sóc các cháu nên chú ý xem cháu bị nôn ói trong trường hợp nào, có kèm theo các triệu chứng gì không thì mới xác định được là hiện tượng này không quan trọng hoặc đáng lo ngại. Hiện tượng nôn ói có thể như sau :

* Ðang khỏe mạnh bỗng nôn ói kèm sốt, tiêu chảy: có thể do bị bệnh thuộc loại tai-mũi-họng, hoặc vì các chất tiêu hóa di chuyển ngược CHIỀU Ở ÐOẠN DẠ DÀY - ruột; bị đau màng óc; viêm niệu đạo v.v... Nôn ói sẽ dẫn tới hiện tượng cơ thể thiếu nước.



* Bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt nhưng không muốn uống, bị đau bụng không đi tiêu được: có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc lồng ruột, tắc ruột. Cần tới bác sĩ ngay.

* Bị nôn nhiều lần, bị đi bị lại, ngưng tăng cân: viêm tai hay viêm niệu đạo.

* Mới sinh được vài tuần đã bị nôn ói: cần chiếu X-quang để xem môn vị có bị hẹp không. Nếu cần phải phẫu thuật.

Phần lớn các cháu bé nôn ói vì thức ăn chuyển động ngược LẠI Ở ÐOẠN THỰC QUẢN - DẠ dày.



Các cháu nhỏ thường nôn ói vì động cơ tâm lý, làm nũng mẹ.

Các cháu lớn hơn nếu bị nôn ói kèm theo đau bụng và sốt có thể do các bệnh đau ruột thừa, đau màng óc, viêm gan...


163. Béo bệu.




Các cháu Bé béo bệu (mập ú) là vì ăn nhiều quá. Cũng có các cháu là con cháu những gia đình có nhiều người béo mập, nhưng nếu người lớn béo như vậy thì cũng là do ăn nhiều quá mức mà thôi. Bởi vậy, để các cháu khỏi béo bệu, nên có chế độ ăn vừa đủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sự béo quá của các cháu, nhất là các cháu nhỏ, không có lợi cho sức khỏe. Ðối với các cháu lớn, chúng ta nên chú ý rằng lượng thức ăn cháu ăn hàng ngày phải kể tới cả những lần cháu ăn quà vặt nữa, để rút bớt lượng thức ăn trong các bữa chính đi.

Việc chữa béo cũng khó vì cần có sự quyết tâm và tự nguyện của người béo, có đủ tinh thần chống cự cám dỗ của thức ăn cùng sự giúp đỡ và hỗ trợ của các người thân chung quanh.


164. Tật nguyền.




Một cháu bé không may có thể bị tật nguyền làm giảm trí thông minh, giảm sức lực, giảm khả năng cảm giác của mắt, tai v.v...




NHỮNG DẤU HIỆU BÁO ÐỘNG


- Ðể ngăn ngừa các tật nguyền, các bác sĩ thường yêu cầu bố mẹ các cháu nhỏ phải chú ý phát hiện những triệu chứng lạ, đáng báo động của các cháu trong thời gian sớm nhất, ngay từ những tuần lễ đầu hay tháng đầu sau khi sinh.



Những triệu chứng này có thể khi có, khi không trong 3 tháng đầu tiên nên phải theo dõi liên tục. Thí dụ các hiện tượng cổ của Bé quá yếu không giữ được đầu thẳng, khó ngồi, khó đứng v.v...; các cử động tay chân, cử động quay người, sự chú ý tới mọi hoạt động chung quanh, tới ánh sáng; mầu sắc v.v.. có những biểu hiện khác thường. Hiện nay, người ta có nhiều phương pháp phát hiện được các cháu bé bị yếu về một mặt nào đó NHƯ: NHÌN KÉM, NGHE KÉM, KHÔNG CHÚ Ý ÐƯỢC V.V...




NẾU CON MÌNH BỊ TẬT NGUYỀN


- Nên có thái độ như thế nào? khi có đứa con bị tật nguyền, chính bố mẹ là người cần được an ủi để chấp nhận sự việc và bình tĩnh nghĩ tới cách chữa trĩ và săn sóc cho cháu bé sau này. Xã hội nào cũng có các tổ chức dành riêng CHO CÁC CHÁU NHƯ VẬY. BỐ MẸ các cháu nên tìm hiểu về các tổ chức này, để đưa các cháu tới sinh hoạt, không nên tách mình hoặc tách các cháu ra khỏi các hoạt động của cộng đồng. ĐÓ LÀ CÁCH XỬ SỰ của những người bi quan, không có ích gì cho các cháu.



Trang sách này không thể nói hết mỗi trường hợp vì có NHIỀU LOẠI TẬT BỆNH.


Ở NƯỚC nào cũng có các địa chỉ các tổ chức như: Hội các phụ huynh có con bị tật nguyền; Trung tâm các trẻ bị liệt; Hội cứu trợ các trẻ bị bệnh về cột sống, về thần kinh v.v... rất có ích cho gia đình các trẻ bị tật.



Việc săn sóc và chữa trị cho các trẻ tật nguyền phải dựa vào nguồn tài chính của bố mẹ là chính. Nếu bố mẹ không đủ khả năng, họ có thể nhờ sự giúp đỡ của các hội từ thiện để được hỗ trợ. Thường người ta phân biệt các mức hỗ trợ dựa vào tình hình của cháu bé:

- Cháu cần phải có người săn sóc hàng ngày nhưng không cần LÚC NÀO CŨNG PHẢI Ở LIỀN BÊN CHÁU HOẶC PHẢI Ở LIỀN bên cháu;



- Cháu bị tật nặng, cần phải được săn sóc bằng các phương tiện kỹ thuật cao, thuốc thang đắt tiền;

- Tiền phí tổn bố mẹ các cháu có thể gánh được bao nhiêu? cần được hỗ trợ một phần hay tất cả?

- BỐ MẸ CÁC cháu có thể tham gia săn sóc các cháu không? có thể nghỉ việc để ở GẦN CÁC CHÁU KHÔNG?




165. Bị đối xử tệ.




Hiện nay, người ta quan niệm rằng một đứa trẻ bị đối xứ tồi tệ căn cứ vào các hiện tượng sau: cháu bé bị đánh đập hoặc bị bỏ rơi, để cho thiếu ăn, thiếu mặc, không được săn sóc về mặt tinh thần; bị lợi dụng tình dục.

Các tổ thức xã hội đã đề ra nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi của trẻ em và trao nhiệm vụ cho các ngành y tế và luật pháp để theo dõi và phát hiện. Các tổ chức này thường chú ý đặc biệt tới các gia đình có thể liên quan tới vấn đề này.
Chăm sóc khi bé bị bệnh
Phần I -Chăm sóc khi bé bệnh
Phần 2: Những vấn đề liên quan đến từng phần thân thể
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CỔ
III. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGỰC
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾ PHẦN BỤNG
V. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TAY, CHÂN VÀ XƯƠNG
VI. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BỘ PHẬN SINH DỤC VÀ BÀI TIẾT
VII. NHỮNG VẤN ĐẾ LIÊN QUAN TỚI DA
VIII. NHỮNG HIỆN TƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHOẺ
IX. TAI NẠN
X. CÁC BỆNH KHÁC Ở TRẺ EM
XI. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP