Truyện 31
Tác giả: nhiều tác giả
Báo Nam Phong (tập IV, số 21, tr. 229-230) đăng mười bài thơ Khuê Phụ Thán với tên tác giả là Nguyễn Thịï Phi (Do Phan Sơn Đại sao lục) đã làm cho người đọc hết sức cảm động. Tác giả "Nữ Lưu Văn Học" là ông Sở Cuồng Lê Dư (tr. 60-63) cho rằng mười bài thơ này là nỗi lòng của bà Nguyễn Hoàng Phi - một trong những bà phi vợ vua Thành Thái, đối với người chồng vì yêu nước mà bị lưu đày. Nhưng thực sự có đúng như thế không?
Lúc ấy ở Huế còn nhiều bà phi vợ vua Thành Thái người ta đã đến hỏi thì được biết cũng có nhiều bàgiỏi thơ văn nhưng họ thích làm thơ chữ Hán chứ không có ai giỏi thơ nôm đến có thể sáng tác được mười bài thơ trên. Như thế rõ ràng đã có một nhàyêu nước nào đó đã mượn hoàn cảnh và tâm sự gia đình ông vua yêu nước Thành Thái để tỏ chí mình. Vậy người ấy là ai?
Có người mách với nhà thơ Vân Đài rằng tên tác giả mười bài thơ Khuê Phụ Thán là một nhà thơ xứ Huế tên thật là Phang Quốc Quang hiệu là Thượng Tân Thị, sinh năm 1880, cụ đã vào miền Nam sau khi vua Thành Thái bị đày, và đến dạy học ở xã Tam Bình, quận Tùng Liên tĩnh Vĩnh Long (cũ). Vào Khoảng năm 1943, chị Vân Đài đã tìm đến thăm Thượng Tân Thị, hỏi về mười bài Khuê Phụ Thán. Cụ Thượng Tân Thị phàn nàn rằng:
- "Nếu tôi biết sự thể ra như ri thì tôi không cho con tôi (tức là Phan Đại Sơn) đăng báo làm chi! bây chừ người ta cứ lôi tên tuổi mình ra người ta hỏi, mà mình thì không muốn trả lời!"
Chị Vân Đài:
- "Cũng tại cụ khi cho đăng lên báo cụ không để tên thật của cụ, lại để tên Nguyễn Thị Phi nên người đời lầm tưởng là phải!"
Thượng Tân Thị:
- Với tui mười bài thơ Khuê Phụ Thán này ra đời, chẳng qua chỉ là một lúc cảm cái thân thế vô duyên của kẻ cùng đồ, nên mượn cảnh mượn tình một hoàng phi thất thế để để nói tâm sự mình. Tui không dè người đời lại để ý đến. Ba chữ Nguyễn Thị Phi tức là một bà phi nhà họ Nguyễn chớ không có chi khó hiểu. Vậy mà có người nghĩ là Nguyễn Thị Phi. Nguyên văn của tôi cũng có chỗ in sai lạc đi, như câu:
Ướm hỏi từ đây qua tới đó,
Đường đi non nước độ bao dài...
Người ta cứ in lầm là "bao đài".
Hôm ấy Thượng Tân Thị đã cho chị Vân Đài xem thêm một số tác phẩm của ông.
Sau khi từ giả Thượng Tân Thị, chị Vân Đài về khách sạn ở lại và đã làm 10 bài thơ họa 10 bài Khuê Phụ Thán.
Từ khi 10 bài Khuê Phụ Thán ra đời, nhiều người yêu nước đã vịn vào đó mà làm 10 bài họa để tỏ chí mình. Riêng ở Huế có Hoài Nam Nguyễn Trọng Cẩn (1900 - 1947) tác giả tập "Tiếng cuốc canh khuya" (xuất bản năm 1937) cũng làm 10 bài họa với tựa đề chung là Tiếng Gọi Bên Trời. Mười bài Khuê Phụ Thán thì nhiều người đã đọc, nhưng "Tiếng Gọi Bên Trời" thì ít người biết, chúng tôi xin sao lục đăng dưới đây để đọc giả ngâm nga cho vui.
Tiếng gọi bên trời
Xã tắc khôn nhìn nữa vợ con!
Trăm năm hết tính cuộc vuông tròn.
Nguyền xưa vàng đá trôi dòng nước,
Hồn cũ mây mưa cách mấy non.
Mù mịt ven trời tin nhạn lạc,
Gập ghềnh đất khách vó câu von.
Phần sầu, phần giận, phần trông nhớ,
Mắt đã mòn thêm ruột lại mòn.
Mắt mòn bên Á lại bên Âu,
Mà nước non nhà có thấy đâu?
Kiến cỏ trêu người khi lỡ bước,
Mưa ngâu giục khách mấy cơn sầu...
Tấc lòng muôn dặm đôi hàng lệ,
Chiếc bóng năm canh một đĩa dầu.
Trướng phụng kìa ai chờ đợi đó?
Tấm lòng thổ thức suốt canh thâu.
Thổn thức canh thâu đứng lại ngồi,
Càng không yên giấc ruột càng sôi.
Nghìn năm cơ nghiệp còn đâu đó?
Mấy cuộc tang thương sự đã rồi.
Thương kẻ ngậm ngùi khi tựa gối,
Biết con trằn trọc lúc nằm nôi.
Nào con, nào vợ, nào ai đó?
Mình luống than mình, mình hỡi ôi!
Hỡi ôi!việc cả bấn hơn tương,
Để lại cho ai một tấm thương!
Mây mắt lờ mờ che đỉnh Ngự,
Sóng lòng cuồn cuộn lấp dòng Hương.
Non sông xưa những ngoài muôn dặm,
Trời đất nay đành khep một phương!
Nhục nhục, vinh vinh, âu cũng thế,
Tan tan, hợp hợp vẫn cơ thường.
Cơ thường tan hợp gác bên vai,
Hợp bởi vì ai, tan bởi ai?
Hợp giống cơn mây xây trước mắt,
Tan như trạn gió thoảng ngoài tai.
Gương sa xuống đất không tròn nữa,
Bóng giọt bên đèn dễ hoá hai.
Thôi nỏ tình chi cho mệt xác,
Quản bao tình vắn lại tình dài.
Tình dài tình vắn kể sao cùng,
Hai lẻ công tư đổ lộn chung.
Vì nước đã quen thân vạn thặng,
Không nhà đành phụ bạn tam tùng.
Đỉnh chung một cuộc, mưa tan tác,
Chăn gối đôi nơi, nguyệt lạnh lùng.
Muốn lặng để xem trời đất chuyển,
Sóng cồn đâu đã dậy lung tung.
Lung tung ngọn sóng vỗ quanh thành,
Khắc khoải lòng riêng suốt mấy canh.
Cỏ ngậm hơi sương tuông tả lá,
Lan theo ngọn gió phất phơ mành.
Để ai gối chếch lòng bao nả,
Vì nước hoa trôi phận đã đành.
Nông nỗi kiếp này thôi đã vậy,
Còn duyên hay nợ kiếp lai sinh?
Kiếp lai sinh có nợ gì không?
Trả hết cho tròn với núi sông.
Xao xác trời Nam trăm lũ kiến,
Chơi vơi bể Bắc một mỉnh hồng.
Rồng nằm bến cạn khôn phun nước,
Phượng mắc giây đăng khó rật lòng.
Nghĩ đến tôi con thêm thẹn, hổ...
Lại mang lấy tiếng "đức ông chồng".
Cái "đức ông chồng" bạc lắm chăng?
Tình kia chưa thoa? dạ chưa bằng.
Nguồn ân dòng ái đôi đường cách,
Núi thảm non sầu một dải dăng.
Các dạ trường xe sông khó lấp,
Đá tinh vệ ngập bể khôn ngăn.
Gương thề một mảnh chia đôi ngả,
Sực nhớ nguyền xưa thẹn với trăng.
Thẹn với trăng già với núi non!
Trăng bao nhiêu tuổi núi bao hòn?
Trăng toan mở mặt vì mây ám,
Núi muốn quay đầu sợ đá mòn.
Chim Việt lìa rừng ôm tổ khóc,
Ngựa Hồ quen lối thẳng đường bon.
Trăm năm thân thế mong gì nữa...
Xã tắc khôn nhìn nữa vợ con!