Cảnh ba
Tác giả: Phạm Hổ
Trong thành Cổ Loa: trọng thủy, trai hầu, người đánh mõ, Mỵ Châu
Trọng Thủy: Trai hầu này, em bảo Gái hầu nó có quý ta không?
Trai hầu: Thưa phò mã, Gái hầu kính yêu phò mã không thua em một chút nào.
Trọng Thủy: Sao em biết?
Trai hầu: Phò mã không thấy Gái hầu vui khi gặp phò mã, khi thấy công chúa lo cho phò mã việc này việc kia sao?
Trọng Thủy: Em nói đúng. Ta cũng vậy, ta rất quý Gái hầu... Nghe nói bố mẹ chết sớm nên Gái hầu phải ở với người em của mẹ phải không?
Trai hầu: Dạ, thưa phò mã phải đấy ạ.
Trọng Thủy: Mà nhà em thì cũng ở gần nhà Gái hầu.
Trai hầu: Dạ thưa không gần mà cũng gần.
Trọng Thủy: Sao lại thế?
Trai hầu: Dạ vì cứ chịu khó đi thì đâu cũng đến. Mà đến thì không xa nữa. (Có tiếng trống đồng nổi lên)
Trọng Thủy: Vua cha sắp đi rồi à?
Trai hầu: Thưa vâng! Còn hai hồi trống nữa là đoàn đi săn lên đường. Dạ thưa sao mùa săn này phò mã không đi ạ?
Trọng Thủy: Ta xin vua cha ở nhà vì hai hôm nay ta bị mệt. Tiếc quá! Mùa săn trước thật là vui!
Trai hầu: Bao nhiêu con nai, bao nhiêu con hổ sắp sửa bị trúng tên và bị đưa về? Gái hầu nó bảo nó thương những con vật bị chết lắm.
Trọng Thủy: Còn em thì sao?
Trai hầu: Lúc đầu em thích đi săn bắn được thú mang về, nhưng nghe Gái hầu nó nói, em cũng thấy thương thương.
Trọng Thủy: Trời định trước cả đấy em ạ! Ngay con người, trời cũng định trước sướng khổ, sống chết ra sao rồi!
Trai hầu: Quyền của trời to thật!
Trọng Thủy: Nhưng Trời là ở trên trời, còn ở dưới đất này thì đã có vua... Vua là con của Trời mà! (Người đánh mõ hiện ra, phạm hổ Nàng Tiên nhỏ Thành ốc Trai hầu vồn vã chạy lại)
Trai hầu: Chào anh mõ! Đêm nào cũng nghe tiếng mõ của anh, bữa nay mới gặp.
Người đánh mõ: Xin lạy chào phò mã! Chào Trai hầu! Vâng, đêm nào tôi cũng đánh mõ, nhưng có ai nghe tôi đâu.
Trai hầu: Có chứ! Tôi mà thức là tôi nghe rất rõ.
Người đánh mõ: Nhưng anh có thức đâu! Mà anh có thức thì cũng như ngủ, anh có nghe, có biết gì đâu!
Trai hầu: Anh nói khó hiểu quá!
Người đánh mõ: Thưa phò mã, anh Trai hầu có đúng là thức mà cũng như ngủ không ạ?
Trọng Thủy: ý nhà ngươi muốn nói gì?
Trai hầu: (Nhanh nhảu) Thưa phò mã, anh đánh mõ này có tài đặt câu đố hay lắm...
Người đánh mõ: Hay thì người ta đã bảo tôi ra câu đố rồi! Mà tôi cũng muốn đố lắm! Nhưng có ai đặt cho tôi đâu!
Trai hầu: Thưa phò mã, phò mã đặt đi! Anh ấy mà ra câu đố thì ai cũng phải cười.
Người đánh mõ: Sao anh dám hỗn vậy! Thưa phò mã anh Trai hầu này thích cười lắm, nhưng có ngày rồi anh ta sẽ khóc...
Trọng Thủy: Vì sao ngươi nói vậy?
Người đánh mõ: Thưa phò mã, tôi cứ lấy tôi ra mà xét thì đúng như vậy. Trước đây tôi hay cười, thích cười thật. Còn bây giờ thì tôi hết muốn cười rồi. Chỉ muốn khóc.
Trọng Thủy: Vì sao lại muốn khóc?
Người đánh mõ: Đêm nào tôi cũng thức
-Đêm nào tôi cũng đánh mõ... Mà người ta vẫn cứ để kẻ trộm vào nhà!
Trai hầu: Thưa phò mã! Em nghe các cụ làng em nói chính vua cha đã có lần thưởng rượu cho anh đánh mõ này đấy!
Trọng Thủy: Ta cũng có biết. Nhưng thôi, ta mau sang chỗ lầu công chúa để cùng xem đoàn đi săn lên đường.
Người đánh mõ: Xin lạy chào phò mã ạ! (Vái một cái rồi đi luôn, Trọng Thủy quay nhìn theo dừng lại hỏi Trai hầu)
Trọng Thủy: Trai hầu này! Có phải tên đánh mõ này là người đặt ra bài hát về "Nàng Tiên nhỏ" đã giúp vua cha xây nên Thành ốc phải không?
Trai hầu: (Vui vẻ) Dạ thưa phò mã đúng đấy ạ! Anh ấy giỏi lắm!
Trọng Thủy: Em có thuộc bài hát về nàng Tiên nhỏ không?
Trai hầu: Dạ, Gái hầu có dạy em nên em thuộc ạ.
Trọng Thủy: Em đọc ta nghe thử.
trai hầu (Vỗ vỗ vào trán): Dạ, phò mã đừng hỏi thì em nhớ, phò mã mà hỏi thì em lại quên. trọng thủy (Vẻ không bằng lòng): Lúc này ta không thích đùa đâu! trai hầu (Lo lắng): Dạ, thưa phò mã, em có dám đùa đâu ạ. à, em sợ phò mã giận, vậy là tự nhiên em lại nhớ ra. Thưa phò mã chỉ có mấy câu thôi mà. Em nhớ thật rồi. May quá. Mấy câu như thế này này Từ nay, đánh mõ canh tư Tôi sẽ nhớ nàng Tiên nhỏ ấy Nàng giúp nhà vua đi diệt Gà tinh Nàng nằm xuống cho thành cao mọc dậy...
Trọng Thủy: Được rồi! Thôi ta đi nhanh lên (Cả hai vào). (Màn ngoài kéo lên. Lầu Mỵ Châu... Tiếng trống đồng lại nổi lên lần hai)
Mỵ Châu: Chào phò mã! Sao phò mã để em chờ lâu vậy? Vua cha sắp lên đường rồi! Phò mã nhìn kìa! Vua cha đẹp quá.
Trọng Thủy: Vua cha chúng ta đẹp ít người bì! Nhưng sao lần này Người không cưỡi con ngựa hồng của vua cha tôi tặng mà lại cưỡi con ngựa đen?
Mỵ Châu: Nghe nói con ngựa đen này cũng hay lắm, chắc vua cha muốn thử tài nó đấy.
Trọng Thủy: Tôi rất tiếc không được cùng đi lần này.
Mỵ Châu: Phò mã đã bớt đau đầu chưa?
Trọng Thủy: Có bớt nhưng chưa hết hẳn! ại, nhìn vua cha đứng trước đoàn đi săn, tôi lại muốn chạy xuống đi ngay đấy...!
Mỵ Châu: Đừng! Phò mã sẽ đi chuyến sau... Nhưng kìa, cứ nhìn vua cha đứng trước đoàn quân, em lại lo lo thế nào ấy.
Trọng Thủy: Công chúa lo làm sao?
Mỵ Châu: Vua cha mà lại phải đi đánh nhau thì em sợ lắm!
Trọng Thủy: Công chúa hay nghĩ ngợi quá. Bây giờ thì làm gì còn có chuyện đánh nhau! Hai vua cha của chúng ta đã như anh em một nhà. Những bọn xấu bụng còn dám làm gì nữa. Nhất là khi vua cha lại có cái lẫy thần quý báu..
Mỵ Châu: Vậy mà em vẫn lo!
Trọng Thủy: Tôi và công chúa thương nhau thế này thì hai vua cha cũng sẽ quý nhau lắm.
Mỵ Châu: Chuyện ấy thì em tin. (Hồi trống lần thứ ba nổi lên. Cả đoàn quân bỗng cất tiếng reo hò) "Nhà vua muôn tuổi! Nhà vua muôn tuổi!" Tiếng vua An Dương Vương vẳng lên: "Theo lệnh ta: lên đường!"
Tiếng reo hò lại nổi lên. Tiếng trống đồng thúc từng nhịp dồn dập. Mỵ Châu và Trọng Thủy cùng đứng sát bên nhau nhìn ra.
Trọng Thủy: Đúng vua cha của chúng ta là con của Trời! (Đổi giọng) Công chúa này, vua cha có biết chúng ta thương nhau lắm không? Vua cha có bằng lòng không?
Mỵ Châu: Vua cha cũng đã nói câu phò mã vừa nói. Phò mã thương em nhiều, em thương phò mã nhiều thì hai vua cha sẽ quý nhau rất nhiều.
Trọng Thủy: Nhưng công chúa có thật yêu tôi nhiều không?
Mỵ Châu: Phò mã đừng hỏi như vậy nữa.
Trọng Thủy: Tôi mà không có công chúa, tôi mà bị công chúa ghét thì tôi sẽ như cái giếng không có nước... Mỵ Châu (Sung sướng): Không bao giờ có chuyện đó đâu. trọng thủy (Cầm tay Mỵ Châu, nhìn vào mắt Mỵ Châu): Công chúa nói thương tôi nhiều, nhưng có tin tôi không, sao có chuyện công chúa còn cứ giấu tôi?
Mỵ Châu: Phò mã nói chuyện gì?
Trọng Thủy: Chuyện cái lẫy thần của vua cha ấy! Công chúa được thấy nó, mà công chúa không kể cho tôi được nghe. Mỵ Châu (Hồn nhiên, nhẹ dạ): Là vì lần trước phò mã hỏi, em đã được thấy đâu?
Trọng Thủy: Bây giờ thì công chúa thấy rồi chứ? Mỵ Châu (Vẫn hồn nhiên): Vua cha thấy em lớn rồi (Che miệng nhìn Trọng Thủy cười) nên vua cha mới cho xem đấy.
Trọng Thủy: Hình dáng nó ra sao công chúa?
Mỵ Châu: Nó bé lắm. Và chỉ là cái móng của thần kim quy thôi.
Trọng Thủy: Lạ nhỉ! Thế vua cha chắc phải giữ luôn bên mình.
Mỵ Châu (Càng hồn nhiên): Vua cha buộc ngay ở cổ tay vua cha.
Trọng Thủy: Thế đi săn thế này, vua cha cũng mang nó đi à? Chẳng may bị vướng cây, vướng gai, nó rơi mất thì làm thế nào?
Mỵ Châu: Đi săn thì vua cha phải để lại nhà chứ! Lần sau gặp vua cha, phò mã cứ xin xem đi.
Trọng Thủy: (Vẻ mặt tươi hẳn lên) Tôi sợ lắm! Ngoài công chúa ra, vua cha có cho ai xem không? Mỵ Châu (Bối rối): Chắc là không!
Trọng Thủy: Đấy, thế thì làm sao tôi dám xin xem: Với lại nghe công chúa cho biết vậy là đủ rồi... Như vậy là vua cha thường gói nó vào cái mảnh vải đỏ, và buộc ở cổ tay trái phải không?
Mỵ Châu (Nhìn Trọng Thủy): Phò mã đoán tài lắm!
Trọng Thủy: Buộc ở đấy ai cũng có thể nhìn thấy nhưng không ai lấy được. Mỵ Châu (Lạ lùng): Phò mã lại nói giống vua cha nữa rồi. Vua cha cũng bảo như thế đấy.
Trọng Thủy: Mà lúc cần đến thì có ngay! Mỵ Châu (Gật đầu): Phò mã nói, em càng thấy là đúng thật.
Trọng Thủy: Chắc cái móng của thần kim quy thì cũng chỉ to bằng cái vảy cá lớn?
Mỵ Châu: Chỉ to chừng ấy thôi! Đẹp lắm, nhìn cứ đen bóng.
Trọng Thủy: Thần kim quy quả là có lòng với vua cha! Tôi đoán chắc nếu vua cha mà rủi có đánh mất cái lẫy thần này thì thần kim quy lại sẽ cho ngay một cái khác. Mỵ Châu (Lắc đầu): Không đâu! Vua cha nói, khi trao cho vua cha, thần kim quy đã nói là phải giữ thật kỹ. Thần kim quy chỉ cho một lần thôi. Và cũng chỉ có cái móng này mới làm được lẫy thần.
Trọng Thủy: Như thế mới lại càng quý. Công chúa thấy không?
Mỵ Châu: Vâng! Vua cha bảo sống, chết, còn, mất là ở đấy cả!
Trọng Thủy: Thật vậy, chứ đùa à? ại! Được vua cha cũng thương tôi như thương công chúa mà cho tôi được tận mắt xem nó nhỉ!
Mỵ Châu: Để em xin vua cha cho!
Trọng Thủy: Đừng! Khi nào vua cha thương và tin, lúc ấy vua cha tức khắc sẽ cho tôi xem thôi. Mà tôi tin là vua cha trước sau thế nào cũng cho tôi xem.
Mỵ Châu: Sao phò mã lại tin chắc như vậy?
Trọng Thủy: Vì tôi tin là tôi thương công chúa và quý vua cha đến có thể chết vì công chúa, chết vì vua cha.
Mỵ Châu: Phò mã nói thật đấy chứ?
Trọng Thủy: Lòng tôi là như vậy.
Mỵ Châu: Nhưng hình như quan Sư phó lại không muốn như vậy?
Trọng Thủy: Không phải đâu! Quan Sư phó nghiêm nghị nhưng rất thương tôi và quý công chúa. Chính quan Sư phó đã viết thư xin vua cha của tôi gửi chiếc áo lông ngỗng sang tặng cho công chúa đấy.
Mỵ Châu: Phò mã có nói cho em nghe một lần rồi. Nhưng sao em vẫn cứ lo lo...
Trọng Thủy: Đấy! Công chúa lại lo rồi! (Cầm lấy tay Mỵ Châu) ại! Gió sông Hoàng thổi vào mát quá! Công chúa ơi, sáng mai ta đi dạo chơi một vòng trên sông Hoàng đi.
Mỵ Châu: Phò mã muốn đi thì em đi ngay! Em sẽ bảo Gái hầu lấy một ít nước sông về để cắm sen cho nó thơm lâu.
Trọng Thủy: Nước sông Hoàng cắm sen thì sen thơm lâu à? Hay lắm! Nhưng sen nào có thể sánh bằng công chúa!
Mỵ Châu: Phò mã nói vậy, em ngượng lắm! (Mỵ Châu lại đưa nốt tay kia cho Trọng Thủy cầm lấy. Hai người tựa sát vào nhau...)