Chương 4
Tác giả: Phan Văn Dật
Đến sáu giờ rưỡi chiều hôm ấy, Trang còn đương loay hoay mặc chưa xong quần áọ Chàng cười thầm:
- Chết nổi! hôm nay sao mình lại sửa soạn quá thế? Cũng may mà anh Oánh bảo mặc đồ thường, chớ không thì rầy rà tọ Mình giá mạng còn cặp áo quần sọc nầy mà chê thì còn mặc cái nỡm gì nữa!
Trang từ nhỏ đến giờ mới thấy mình để ý đến y phục; chàng thấy sự thiếu thốn nghèo nàn của mình về mặt đó thì hối hận rằng mình nghĩ đến chậm mất rồị Nhưng muốn lấy giọng khôi hài để dối mình, chàng sẽ liếc mắt vào gương cười tủm tỉm:
- Còn gì nữa! Cái đầu mướt thế nầy thì công tử đứt đi rồị
Giở chiếc đồng hồ ra xem chỉ còn mấy phút, Trang mới vội vàng đi đến biệt thự Oánh. Vừa đến sân đã thấy dưới ánh đèn măng sông sáng chói hai ông khách kia có mặt cả rồị Oánh nom thấy Trang liền ra dẫn vào, giới thiệu cho hai ông khách:
- Đây ông bạn của tôi vừa nói, trước làm việc tòa Sứ Kontum, nhưng vài năm đây từ chức ra làm lãnh hành như tôị
Đoạn trỏ vào hai ông khách day lại nói với Trang:
- Đây là thầy Cửu Bạch ở Nại Hiên, và đây là ông Hồng, tham tá tòa Đốc lý.
Hai bên thi lễ xong lại cùng ngồi, Trang và Oánh kề vai nhau đối diện với hai ông kiạ Trên bàn đã đặt sẵn mấy chai rượu chát và mai quế lộ. Chủ khách khuyên nhau cùng uống. Câu chuyện đã thấy đặm đà, thỉnh thoảng lại nghe xen lẩn vào ít tiếng cười rè của ông Cửu Bạch.
ở căn bên, trên bộ phản ngựa, bà Nghè Thuyên và con gái là cô Nga đang ngồi têm trầu, sắp bánh hoặc sai cắt Chồn, Thỏ, hai chú ở tề chỉnh và lanh lợị
Một lát, mấy chú nầy đã đem thức ăn lên. Bữa cơm dọn theo lối an nam, bao nhiêu thức đều bưng lên một lượt, nhưng trong đó cũng có chen lộn ít món ăn tàụ Khi đã dọn xong, Trang thấy bày chung quanh cái bình hoa, nào bào ngư, cửu khổng, gỏi vượt, gà lôi quay và mấy đĩa thịt heo rừng xào lăn, hơi xông lên ngào ngạt.
- Xin mời các ngài!
ông chủ nhà đã ra hiệụ Bốn người cùng bắt đầu vào ăn.
Hồng và ông Cửu Bạch, hai người chỉ nói chuyện với Oánh. ông Cửu nói như pháo ran. ông Tham chừng mực mà nghiêm nghị. ông Cửu chỉ nói chuyện tiền bạc và cho vaỵ ông Tham chỉ nói về quan lại thuyên chuyển. Cả hai ông đều khen các món ăn ngon. Về mặt nào, Oánh cũng có câu trả lời gãy gọn mặn mà, làm hài lòng khách. Trang phải phục bạn có tài hơn mình. Còn chàng chờ mãi không tìm được chỗ nào để đệm vào một lời nói, đành lẳng lặng ngồi ăn, hoặc ngó quanh mấy cái cột nhà hay là mấy con phù du a vào đèn mà chịu chết.
Chàng thấy bà Nghè cùng cô Tư hai người thỉnh thoảng ngó qua mình thì lấy làm thẹn, bụng bảo dạ rằng:
- Khốn nạn! Mình vụng về không biết nói lấy nửa lời, tới nhà người ta ma chỉ ăn thì họ cười cũng đến chết!
Nghĩ thế, Trang hơi buồn.
- Kìa anh Trang, hồn thơ gởi đâu mà ăn lơ lững thế?
Oánh làm bộ rầy chàng rồi lại muốn khoe bạn cùng quí khách:
- Anh Trang tôi đây ngoài các công việc kinh dinh ra lại còn là một nhà thi sĩ.
Hồng, ông khách tuổi trẻ, trừng mắt một cái rất nhanh, ra dáng hoài nghi, nhưng chẳng để ý gì đến Trang sẽ đạo mạo nói:
- Nếu thật xứng với cái danh hiệu ấy thì còn gì hay bằng!
Lại sợ chưa bày tỏ đủ ý kiến mình, liền nói tiếp, giọng mỉa mai, dằn từng đoạn một:
- Phải, cũng có thi sĩ và thi sĩ. Nếu chỉ thuộc đôi chút lề lối, biết qua một mớ niêm luật, xin chớ vội tưởng mình là thi sĩ. Phải có thiên tài, cái đó là lẽ cố nhiên, tình cảm phải cho dồi dào, nhưng cũng chưa đủ, còn cần phải học, học cho có hàm súc, cho có nhiều công phu mới mong viết một lời nghe được. Muốn thì được, chỉ là một câu nói để khuyến miễn người đời, không thể dùng về trường hợp nầỵ Ngay như tôi, hồi nhỏ cũng có vọc vạch làm thơ, làm cũng tiềm tiệm, nhưng tôi chỉ cho là một trò giải trí. Vì nếu mình không thật có tài năng lỗi lạc thì bao nhiêu thì giờ bỏ vào những cuộc xướng họa như thế đều là của phí vô ích. Mình còn những chuyện cần thiết hơn và có lẽ bổ ích cho đời hơn. Huống chi mình đã có chỗ ăn làm nhất định rồi thì nên giữ lấy địa vị mình là tốt, rồi trong những khi nhàn rỗi hãy ngâm vịnh mà tiêu khiển. Tôi muốn nói là người ta hễ quá say về mặt từ chương thì tâm trí đâm ra vơ vẩn, không muốn để cho mình đi trên một con đường bằng phẳng mà chỉ mơ hồ những sự viễn vông. Làm môt ông thầu, cũng hay lắm, nhưng nếu ai cũng có tài như ông Hai của cụ Nghè thì còn phải nói gì
Hồng là một trang thanh niên béo tròn hoay như hạt mít ráo, đầu tóc uốn dợn sóng mà kể khô, mặt trắng trẻo láng có ngời, hai má bầu thụng xuống có vẻ ngây thơ như đứa trẻ con, trái hẳn với cặp mắt thông minh, lanh lợi, miệng nói khi nào cũng muốn làm cho có duyên tưởng như ở trước một nơi đông người vậỵ Mình mặc bộ tuýt-xo vai long đình dùng đâu mới vài nước, chiếc cà vạt màu gạch cố làm cho hơi xốc xếch trên cái sơ mi màu hoa cà, chàng ăn nói rất dễ dàng, mới nghe qua cũng biết là một người mực thước, thông thạo, thường ra vào những nơi công chúng.
Hồng tuy tuổi mới chừng ba mươi, nhưng ở trong xã hội là người được phần đông kiêng nể lắm. Và là chánh hội trưởng, phó hội trưởng, sáng lập hội viên, danh dự hội viên, tán trợ hội viên của không biết bao nhiêu hội ở Đà thành. Không có một việc có tính cách công ích nào mà không do tay chàng chủ trương. Bất cứ việc gì có Hồng nhúng tay vào mà mới mong hiệu quả tốt. Thỉnh thoảng cũng có người đứng lên chỉ trích nầy kia, nhưng chỉ là những tiếng cô lập, không ăn thua vào đâu chỉ làm cho chàng thêm khinh bỉ. Kẻ tò mò hay kể lắm chuyện về đời tư chàng, nhưng thấy cái cử chỉ đàng hoàng của Hồng, các bậc phụ huynh ai cũng bảo là lời phỉ báng tự những tay thù bịa ra để bôi nhọ chàng cho thỏa lòng ganh ghét. Hồng góa vợ được vài năm, chưa có con cái gì. Nhiều người khuyên sự tục huyền, nhưng mỗi lượt đều nghe chàng than thở rằng vợ mới mất không bao lâu không nỡ thế. Các chỗ thân bằng lại càng thêm mến phục. Trong số ấy tựu trung có một người hâm mộ cảm mến chàng nhất, là ông Cửu Đùm, tức ông Cửu Bạch, người đang ngồi cạnh Hồng đó. Không chỗ nào có ông Tham mà không có ông Cửu, cũng không chỗ nào có ông Cửu mà thiếu mặt ông Tham. Cho nên hễ đám tiệc nào đã mời ông nầy tất phải mời ông kia, không thế hẳn sinh mất lòng rắc rối ngaỵ
ông Cửu Đùm nãy giờ nghe bạn tri kỷ của mình nói vừa hiểu được mấy câu sau liền vội ngắt lời Hồng:
- Ngài Tham nói quả là chí lý! Tôi tuy quê mùa, học vấn còn kém cõi lắm, nhưng cũng phải biểu đồng tình về sự đó. Hồi tôi mới ra đời, lăn lộn mười năm đủ từ Nam chí Bắc, từ Lào sang Mên, chẳng nơi nào là không đến, chẳng nghề gì là không làm. Mà trắng tay vẫn hoàn tay trắng. Mãi sau về đây buôn bán vụn vặt, cho thuê xe, cho vay tiền góp sơ sài mà mới gây dựng ra cái gia thế ngày naỵ Ai dè bôn tẩu không nhằm chi, về nằm co lại tự dưng có của cải, mới biết lời tục không nhầm, có an cư mới lạc nghiệp!
ông Cửu nói đến đó, liền buông một chuỗi cười dài sè cả cây quạt rộng bằng nửa cái nia, vung phành phạch. ông cất cốc rượu, ngã người ra, nốc một hơi rồi mới ngó tất cả mọi người thử có chịu mình là một bậc lão thành lịch lãm.
Thấy Hồng cứ gật đầu, ông Cửu Đùm thích chí vểnh bộ râu tôm, ngất ngưởng kết luận rằng:
- Phải, trong mười mấy năm trời tôi phong trần đã lắm. Những mùi đắng cay mặn lạt ở đời tôi đều nếm qua nên phàm việc gì cũng gọi là lịch thiệp. Bây giờ nhờ ơn trên đã được dư ăn dư để, nhưng vâng lời ngài Tham tôi còn muốn đem những chỗ biết hẹp hòi của mình ra gánh vác việc đời cho khỏi phụ lòng anh em mong đợị
Nói rứt lời, ông Cửu đưa tay nắn lại cái vành khăn, chỉnh nét mặt, có ý làm ra vẻ nghiêm trang cho xứng với cái trọng trách mình sắp ra đảm nhận.
ông Cửu Đùm là một người vạm vỡ, mặt to, nước da bánh mật, giọng nói lớn, tuy tuổi ngoài năm mươi nhưng vấn còn quắc thước lắm. Trong khi nói, hay làm nhiều điệu bộ buồn cười, sắc mặt từ hài hước đổi ra nghiêm trang, lại từ nghiêm trang đổi ra hài hước chỉ trong chớp mắt, ai mới tiếp chuyện ông lần đầu thường có cái cảm tưởng ngồi trước một người đang đóng trò vậỵ ông Cửu là người giàu có lớn. Xuất thân ở về hạng nào, chỗ đó ít người biết ró. Người ta chỉ biết rằng hồi ông mới về ở Hàn thì như lời ông nói, ông đã xoay trở đủ mọi nghề mà người đời thường cho là kém sút. Hồi đó ông chỉ mới là anh Hai Đùm thôi, đồng một lứa với mấy anh Bốn Chuột, Năm Lò, Sáu Keo, Bảy Thộp. Nhưng vất vả nửa đời người, ông đã vì những sự gian lao mà thêm được một đức tính là lòng nhẫn nạị Thật thế, ai thấy ông sau ngày thất bại về một công việc gì, cũng vẫn giữ nét mặt thản nhiên và lại hăng hái ra làm việc khác ngay thì thẩy đều thán phục. Cả đời ông chỉ theo đuổi một mục đích, không bao giờ nghỉ, không bao giờ chán: mục đích ấy là làm giàụ Nhờ thời cơ một ít mà nhất là nhờ đức kiên nhẫn, cần kiệm, ông đã đạt được mục đích ấy quá lòng sở nguyện. Hiện nay ông Cửu có ba bốn sở nhà lầu, mấy chục gian phố thuê, ruộng hàng bảy tám trăm mẫu và năm sáu chiếc ghẹ Vị thần độc tôn của ông đã là tiền tài thì lẽ tất nhiên sau khi ông được làm chủ cái gia sản ấy, ông phải cho ông là tài giỏi hơn ngườị Nên mỗi khi ông xét đoán, phê bình về một người nào, tất ông lại lấy tư bản ông làm mực thước. Ai giàu hơn ông là người ấy giỏi mà ai kém ông là người ấy còn vừa, chỉ như những hạng nghèo kiết, thì dẫu ông không dám nói ra trong bụng chỉ coi là đồ ương gàn, không đủ mà đếm xỉạ Nhưng người hơn ông đâu có nhiều, ra đường chỉ rặt là kẻ ăn làm đầu tắt mặt tối, thành thử ông hay có cái bộ khinh khỉnh, coi người bằng nửa con mắt. Tuy vậy ông Cửu không phải chỉ giao du với các nhà tư bản thôi, vì ông đã giàu rồi lại muốn sang, nên hễ gặp ông tai to mặt lớn nào là ông bắt quàng làm thân ngaỵ Sau hai bận đi Huế, người ta đã thấy trước ngực ông lủng lẳng chiếc bài ngà hàn lâm viện đãi chiếụ Về việc đó ông cứ phàn nàn mãi: "Nhà nước quá yêu mà ân tứ cho thế nầy, chớ thật tôi nhờ trời đủ bát ăn, có dám màng đâu danh vọng ". ông dẫu nói vậy, vả lại vừa làm lễ tam sanh ăn ngũ tuần, nhưng vạn bất đắc dĩ phải chìu lòng anh em trong xóm mạc ăn khao hết ba bò tám heo, rước đám hát đăng đẵng nửa tháng trờị Lắm người đã khen là ông tính việc gì cũng chu đáo lắm. Nhưng ông Cửu lại tiếc mình có tài năng nên ông còn muốn ra làm hội đồng thành phố. Muốn cho có vây cánh, ông bèn chơi thân với ông tham Hồng là người có thể giúp cho ông nhiều về việc ấỵ Sắp đặt đã xong đâu đấy, ông chỉ còn phiền cái tên ông nó không có giọng quí phái chút nào, ông bèn nghĩ đổi ngay nó ra là Bạch. Nhưng dẫu danh thiếp ông gởi đi khắp thành phố, nhan nhản đề cái tên Cửu Bạch, thiên hạ cũng cứ quen mồm goi ông là ông Cửu Đùm vậỵ ông biết thế không vui lòng chút nàọ ông Cửu có người con gái là cô Trà, đương học năm thứ ba trường Đồng Khánh. ông muốn gả cô ta cho ông Tham, ông nầy cũng chẳng đòi gì hơn, nhưng vì hai đàng chơi thân quá, gọi nhau chỉ là ngài với quan nên đàng nào cũng không tiện mở lời ra trước. Chờ nhau dằng dai mải không xong gì, hai người phải bằng lòng ở với nhau trong vòng bằng hữụ
Oánh vẫn biết tánh hai người, nhưng trong sự ăn làm thường hay xáp mặt nhau nên chàng cũng có ý kiêng nể muốn mua lòng họ. Chàng mời hai người cũng chỉ vì nghỉ rằng do là một sự thù ứng vãng lai ở đời cần phải có. Sau khi nghe Hồng nói mấy lời cạnh khóe ám chỉ bạn mình thì Oánh chẳng vui, muốn ôn tồn bào chữa cho bạn.
Trang biết ý liền lấy cùi tay thọc vào Oánh ra dấu bảo im đị Trang nẫy giờ ngồi nghe mấy bài diễn thuyết kế tiếp luôn của hai ông khách đã như gậy xán vào đầụ Chàng biết Hồng định nói kháy mình và bao nhiêu lời biện luận úp mở của va chỉ muốn kết lại bằng một câu nầy: "Anh là đồ vô dụng, có biết gì đâu!". Chàng bất bình, đỏ mặt, lại thấy Nga có ý nhìn mình thì chỉ chực tìm những câu chua chát đánh trả lại Hồng ít miếng cho thật đaụ Song chàng nghĩ lại làm như thế có lẽ mất sự hòa nhã ắt Oánh phiền lòng, bèn cố gắng dằn sự giận giỗị Trong bụng chàng lại như có ý khinh bỉ, không thèm cãi cọ dòng dài làm chi với một người mà chàng cho là đã lập tâm chế riễu mình. Còn ông Cửu thì Trang chỉ cho là một người phụ họa vụng về thôị Vì thế, dẫu bực rức khó chịu, Trang cũng gượng làm lơ, như mình còn mãi suy nghĩ gì về việc khác.
Bà Nghè Thuyên cùng con gái ngồi ở căn bên kia làm xong các việc vặt cũng nhỏ to nói chuyện nhà với nhaụ Hai người thỉnh thoảng để ý đến câu chuyện của khách. Nga mấy hôm trước đã thường nghe anh mình nói đến Trang một cách rất sốt sắng, lại khen chàng có hoài bảo lớn. Hôm ấy nàng mới được nhìn rõ người thiếu niên. Nàng thấy Trang nhu mì, hai bàn tay nhỏ mà trắng trẻo, cử chỉ trong khi ăn uống ung dung tề chỉnh, tỏ ra là một người từ nhỏ đã chịu nhiều công giáo dục. Nàng lại hơi ngạc nhiên rằng cái người mà anh mình không hết lời khen kia chỉ ngồi chầu hẫu như cô gái nhà lành, không biết nói năng gì cả. Sau khi nghe Hồng nói lỡm Trang, nàng rất không bằng lòng, thương hại cho người thiếu niên. Nhưng Nga lại mừng rằng thế nào Trang cũng đáp lại và nhân dịp ấy mình sẽ biết được cái tâm chí và tài hùng biện của chàng. Nga mong ngóng chờ mãi, tự mình cũng tìm được nhiều ý kiến hay để bênh vực Trang; nhưng một hồi lâu chỉ thấy chàng xoay thế địch ra thế hàng, dịu nét mặt, cười mát mà rằng:
- Các ngài nói đã là khám phá lắm!
Nga không ngờ Trang chỉ nói được có thế; nhưng nàng lại nghe vừa ý, cho chàng làm vậy mà phải, chớ ai hơi nào phí lời nói đi biện bạch với những người đầy cả thành kiến như hai ông kiạ. Không đáp lại tức là bỏ qua các lời kích bác xằng ấỵ Nếu lúc bấy Trang mạnh mẽ đứng lên phản đối lại một cách hùng hồn làm cho Hồng phải bẽ mặt thì Nga có lẽ không đẹp ý bằng thấy chàng nhẫn nạị Vì như thế thì hình như Trang còn phải cần người bênh vực, mà che chở cho một kẻ yếu, Nga muốn cho cái danh dự ấy nó về mình. Nàng dẫu không nhận ra, chớ kỳ thực sự khuất phục của Trang ở nơi đám tiệc vui vầy đã làm cho nàng đối với người thiếu niên có cái cảm tình đặc biệt.
Còn Trang đối với Nga, chàng lại lấy làm bức bối, cứ bảo bụng:
- Thôi nguy cho mình rồi! Họ thấy mình làm thinh chắc họ sẽ hiểu ngầm rằng mình đã bái lĩnh những lời dạy bảo của quan tham nhà họ. âu cũng đành cho họ coi mình là một đứa không ra chị
Nhưng bữa ăn vừa xong, mấy chú người nhà đã triệt bàn, đem thức tráng miệng và cà phê lên. Kể chuyện đời xong, chủ khách bèn lân la nói đến chuyện nhà. Trang vì chẳng muốn nói năng gì nữa nên ngồi lâu đã thấy mỏị Nhìn vào chiếc đồng hồ tay thấy chỉ mười một giờ. Chàng toan cáo từ thì vừa gặp ông Cửu Bạch khảy múi cho:
- Không biết các ngài nghĩ sao, chớ theo ý tôi, ta nói chuyện suông như vậy chẳng bằng vầy một cuộc tài bàn hẵng có thú vị hơn.
- Xin tùy ý các ngài, nhưng chúng ta bốn người, thôi để nhường các ngài chơi, tôi xin chầu rìa vậỵ Oánh nói thế.
Trang vội vàng gạt lời bạn:
- Anh Oánh hãy ngồi vào chơi, vì tôi xin thú thật là không sành ngón tài bàn lại quen tánh ngủ sớm, may ba ông vừa đủ tay, vậy cho phép tôi xin kiếụ
Oánh không ép bạn, Trang liền cáo từ ra về.
Chàng ra đến ngoài đường, hơi sương lạnh xuống bắt phải rùng mình, nhưng tâm thần lại nghe rất nhẹ nhàng, sảng khoáị Trang ngáp dài, rựt mạnh tay cho đỡ mỏi, cười khúc khích một mình mà rằng:
- Hú vía! Mình tưởng chừng không bao giờ thoát ra khỏi bữa tiệc ấỵ Cũng khá khen anh Oánh có nhiều ông bạn lạ lùng, quý hóa quá! Quan Tham thì trưởng giả ra phết lại đèo thêm một cụ Cửu khiêm tốn nhất đời!
Đến sáu giờ rưỡi chiều hôm ấy, Trang còn đương loay hoay mặc chưa xong quần áọ Chàng cười thầm:
- Chết nổi! hôm nay sao mình lại sửa soạn quá thế? Cũng may mà anh Oánh bảo mặc đồ thường, chớ không thì rầy rà tọ Mình giá mạng còn cặp áo quần sọc nầy mà chê thì còn mặc cái nỡm gì nữa!
Trang từ nhỏ đến giờ mới thấy mình để ý đến y phục; chàng thấy sự thiếu thốn nghèo nàn của mình về mặt đó thì hối hận rằng mình nghĩ đến chậm mất rồị Nhưng muốn lấy giọng khôi hài để dối mình, chàng sẽ liếc mắt vào gương cười tủm tỉm:
- Còn gì nữa! Cái đầu mướt thế nầy thì công tử đứt đi rồị
Giở chiếc đồng hồ ra xem chỉ còn mấy phút, Trang mới vội vàng đi đến biệt thự Oánh. Vừa đến sân đã thấy dưới ánh đèn măng sông sáng chói hai ông khách kia có mặt cả rồị Oánh nom thấy Trang liền ra dẫn vào, giới thiệu cho hai ông khách:
- Đây ông bạn của tôi vừa nói, trước làm việc tòa Sứ Kontum, nhưng vài năm đây từ chức ra làm lãnh hành như tôị
Đoạn trỏ vào hai ông khách day lại nói với Trang:
- Đây là thầy Cửu Bạch ở Nại Hiên, và đây là ông Hồng, tham tá tòa Đốc lý.
Hai bên thi lễ xong lại cùng ngồi, Trang và Oánh kề vai nhau đối diện với hai ông kiạ Trên bàn đã đặt sẵn mấy chai rượu chát và mai quế lộ. Chủ khách khuyên nhau cùng uống. Câu chuyện đã thấy đặm đà, thỉnh thoảng lại nghe xen lẩn vào ít tiếng cười rè của ông Cửu Bạch.
ở căn bên, trên bộ phản ngựa, bà Nghè Thuyên và con gái là cô Nga đang ngồi têm trầu, sắp bánh hoặc sai cắt Chồn, Thỏ, hai chú ở tề chỉnh và lanh lợị
Một lát, mấy chú nầy đã đem thức ăn lên. Bữa cơm dọn theo lối an nam, bao nhiêu thức đều bưng lên một lượt, nhưng trong đó cũng có chen lộn ít món ăn tàụ Khi đã dọn xong, Trang thấy bày chung quanh cái bình hoa, nào bào ngư, cửu khổng, gỏi vượt, gà lôi quay và mấy đĩa thịt heo rừng xào lăn, hơi xông lên ngào ngạt.
- Xin mời các ngài!
ông chủ nhà đã ra hiệụ Bốn người cùng bắt đầu vào ăn.
Hồng và ông Cửu Bạch, hai người chỉ nói chuyện với Oánh. ông Cửu nói như pháo ran. ông Tham chừng mực mà nghiêm nghị. ông Cửu chỉ nói chuyện tiền bạc và cho vaỵ ông Tham chỉ nói về quan lại thuyên chuyển. Cả hai ông đều khen các món ăn ngon. Về mặt nào, Oánh cũng có câu trả lời gãy gọn mặn mà, làm hài lòng khách. Trang phải phục bạn có tài hơn mình. Còn chàng chờ mãi không tìm được chỗ nào để đệm vào một lời nói, đành lẳng lặng ngồi ăn, hoặc ngó quanh mấy cái cột nhà hay là mấy con phù du a vào đèn mà chịu chết.
Chàng thấy bà Nghè cùng cô Tư hai người thỉnh thoảng ngó qua mình thì lấy làm thẹn, bụng bảo dạ rằng:
- Khốn nạn! Mình vụng về không biết nói lấy nửa lời, tới nhà người ta ma chỉ ăn thì họ cười cũng đến chết!
Nghĩ thế, Trang hơi buồn.
- Kìa anh Trang, hồn thơ gởi đâu mà ăn lơ lững thế?
Oánh làm bộ rầy chàng rồi lại muốn khoe bạn cùng quí khách:
- Anh Trang tôi đây ngoài các công việc kinh dinh ra lại còn là một nhà thi sĩ.
Hồng, ông khách tuổi trẻ, trừng mắt một cái rất nhanh, ra dáng hoài nghi, nhưng chẳng để ý gì đến Trang sẽ đạo mạo nói:
- Nếu thật xứng với cái danh hiệu ấy thì còn gì hay bằng!
Lại sợ chưa bày tỏ đủ ý kiến mình, liền nói tiếp, giọng mỉa mai, dằn từng đoạn một:
- Phải, cũng có thi sĩ và thi sĩ. Nếu chỉ thuộc đôi chút lề lối, biết qua một mớ niêm luật, xin chớ vội tưởng mình là thi sĩ. Phải có thiên tài, cái đó là lẽ cố nhiên, tình cảm phải cho dồi dào, nhưng cũng chưa đủ, còn cần phải học, học cho có hàm súc, cho có nhiều công phu mới mong viết một lời nghe được. Muốn thì được, chỉ là một câu nói để khuyến miễn người đời, không thể dùng về trường hợp nầỵ Ngay như tôi, hồi nhỏ cũng có vọc vạch làm thơ, làm cũng tiềm tiệm, nhưng tôi chỉ cho là một trò giải trí. Vì nếu mình không thật có tài năng lỗi lạc thì bao nhiêu thì giờ bỏ vào những cuộc xướng họa như thế đều là của phí vô ích. Mình còn những chuyện cần thiết hơn và có lẽ bổ ích cho đời hơn. Huống chi mình đã có chỗ ăn làm nhất định rồi thì nên giữ lấy địa vị mình là tốt, rồi trong những khi nhàn rỗi hãy ngâm vịnh mà tiêu khiển. Tôi muốn nói là người ta hễ quá say về mặt từ chương thì tâm trí đâm ra vơ vẩn, không muốn để cho mình đi trên một con đường bằng phẳng mà chỉ mơ hồ những sự viễn vông. Làm môt ông thầu, cũng hay lắm, nhưng nếu ai cũng có tài như ông Hai của cụ Nghè thì còn phải nói gì
Hồng là một trang thanh niên béo tròn hoay như hạt mít ráo, đầu tóc uốn dợn sóng mà kể khô, mặt trắng trẻo láng có ngời, hai má bầu thụng xuống có vẻ ngây thơ như đứa trẻ con, trái hẳn với cặp mắt thông minh, lanh lợi, miệng nói khi nào cũng muốn làm cho có duyên tưởng như ở trước một nơi đông người vậỵ Mình mặc bộ tuýt-xo vai long đình dùng đâu mới vài nước, chiếc cà vạt màu gạch cố làm cho hơi xốc xếch trên cái sơ mi màu hoa cà, chàng ăn nói rất dễ dàng, mới nghe qua cũng biết là một người mực thước, thông thạo, thường ra vào những nơi công chúng.
Hồng tuy tuổi mới chừng ba mươi, nhưng ở trong xã hội là người được phần đông kiêng nể lắm. Và là chánh hội trưởng, phó hội trưởng, sáng lập hội viên, danh dự hội viên, tán trợ hội viên của không biết bao nhiêu hội ở Đà thành. Không có một việc có tính cách công ích nào mà không do tay chàng chủ trương. Bất cứ việc gì có Hồng nhúng tay vào mà mới mong hiệu quả tốt. Thỉnh thoảng cũng có người đứng lên chỉ trích nầy kia, nhưng chỉ là những tiếng cô lập, không ăn thua vào đâu chỉ làm cho chàng thêm khinh bỉ. Kẻ tò mò hay kể lắm chuyện về đời tư chàng, nhưng thấy cái cử chỉ đàng hoàng của Hồng, các bậc phụ huynh ai cũng bảo là lời phỉ báng tự những tay thù bịa ra để bôi nhọ chàng cho thỏa lòng ganh ghét. Hồng góa vợ được vài năm, chưa có con cái gì. Nhiều người khuyên sự tục huyền, nhưng mỗi lượt đều nghe chàng than thở rằng vợ mới mất không bao lâu không nỡ thế. Các chỗ thân bằng lại càng thêm mến phục. Trong số ấy tựu trung có một người hâm mộ cảm mến chàng nhất, là ông Cửu Đùm, tức ông Cửu Bạch, người đang ngồi cạnh Hồng đó. Không chỗ nào có ông Tham mà không có ông Cửu, cũng không chỗ nào có ông Cửu mà thiếu mặt ông Tham. Cho nên hễ đám tiệc nào đã mời ông nầy tất phải mời ông kia, không thế hẳn sinh mất lòng rắc rối ngaỵ
ông Cửu Đùm nãy giờ nghe bạn tri kỷ của mình nói vừa hiểu được mấy câu sau liền vội ngắt lời Hồng:
- Ngài Tham nói quả là chí lý! Tôi tuy quê mùa, học vấn còn kém cõi lắm, nhưng cũng phải biểu đồng tình về sự đó. Hồi tôi mới ra đời, lăn lộn mười năm đủ từ Nam chí Bắc, từ Lào sang Mên, chẳng nơi nào là không đến, chẳng nghề gì là không làm. Mà trắng tay vẫn hoàn tay trắng. Mãi sau về đây buôn bán vụn vặt, cho thuê xe, cho vay tiền góp sơ sài mà mới gây dựng ra cái gia thế ngày naỵ Ai dè bôn tẩu không nhằm chi, về nằm co lại tự dưng có của cải, mới biết lời tục không nhầm, có an cư mới lạc nghiệp!
ông Cửu nói đến đó, liền buông một chuỗi cười dài sè cả cây quạt rộng bằng nửa cái nia, vung phành phạch. ông cất cốc rượu, ngã người ra, nốc một hơi rồi mới ngó tất cả mọi người thử có chịu mình là một bậc lão thành lịch lãm.
Thấy Hồng cứ gật đầu, ông Cửu Đùm thích chí vểnh bộ râu tôm, ngất ngưởng kết luận rằng:
- Phải, trong mười mấy năm trời tôi phong trần đã lắm. Những mùi đắng cay mặn lạt ở đời tôi đều nếm qua nên phàm việc gì cũng gọi là lịch thiệp. Bây giờ nhờ ơn trên đã được dư ăn dư để, nhưng vâng lời ngài Tham tôi còn muốn đem những chỗ biết hẹp hòi của mình ra gánh vác việc đời cho khỏi phụ lòng anh em mong đợị
Nói rứt lời, ông Cửu đưa tay nắn lại cái vành khăn, chỉnh nét mặt, có ý làm ra vẻ nghiêm trang cho xứng với cái trọng trách mình sắp ra đảm nhận.
ông Cửu Đùm là một người vạm vỡ, mặt to, nước da bánh mật, giọng nói lớn, tuy tuổi ngoài năm mươi nhưng vấn còn quắc thước lắm. Trong khi nói, hay làm nhiều điệu bộ buồn cười, sắc mặt từ hài hước đổi ra nghiêm trang, lại từ nghiêm trang đổi ra hài hước chỉ trong chớp mắt, ai mới tiếp chuyện ông lần đầu thường có cái cảm tưởng ngồi trước một người đang đóng trò vậỵ ông Cửu là người giàu có lớn. Xuất thân ở về hạng nào, chỗ đó ít người biết ró. Người ta chỉ biết rằng hồi ông mới về ở Hàn thì như lời ông nói, ông đã xoay trở đủ mọi nghề mà người đời thường cho là kém sút. Hồi đó ông chỉ mới là anh Hai Đùm thôi, đồng một lứa với mấy anh Bốn Chuột, Năm Lò, Sáu Keo, Bảy Thộp. Nhưng vất vả nửa đời người, ông đã vì những sự gian lao mà thêm được một đức tính là lòng nhẫn nạị Thật thế, ai thấy ông sau ngày thất bại về một công việc gì, cũng vẫn giữ nét mặt thản nhiên và lại hăng hái ra làm việc khác ngay thì thẩy đều thán phục. Cả đời ông chỉ theo đuổi một mục đích, không bao giờ nghỉ, không bao giờ chán: mục đích ấy là làm giàụ Nhờ thời cơ một ít mà nhất là nhờ đức kiên nhẫn, cần kiệm, ông đã đạt được mục đích ấy quá lòng sở nguyện. Hiện nay ông Cửu có ba bốn sở nhà lầu, mấy chục gian phố thuê, ruộng hàng bảy tám trăm mẫu và năm sáu chiếc ghẹ Vị thần độc tôn của ông đã là tiền tài thì lẽ tất nhiên sau khi ông được làm chủ cái gia sản ấy, ông phải cho ông là tài giỏi hơn ngườị Nên mỗi khi ông xét đoán, phê bình về một người nào, tất ông lại lấy tư bản ông làm mực thước. Ai giàu hơn ông là người ấy giỏi mà ai kém ông là người ấy còn vừa, chỉ như những hạng nghèo kiết, thì dẫu ông không dám nói ra trong bụng chỉ coi là đồ ương gàn, không đủ mà đếm xỉạ Nhưng người hơn ông đâu có nhiều, ra đường chỉ rặt là kẻ ăn làm đầu tắt mặt tối, thành thử ông hay có cái bộ khinh khỉnh, coi người bằng nửa con mắt. Tuy vậy ông Cửu không phải chỉ giao du với các nhà tư bản thôi, vì ông đã giàu rồi lại muốn sang, nên hễ gặp ông tai to mặt lớn nào là ông bắt quàng làm thân ngaỵ Sau hai bận đi Huế, người ta đã thấy trước ngực ông lủng lẳng chiếc bài ngà hàn lâm viện đãi chiếụ Về việc đó ông cứ phàn nàn mãi: "Nhà nước quá yêu mà ân tứ cho thế nầy, chớ thật tôi nhờ trời đủ bát ăn, có dám màng đâu danh vọng ". ông dẫu nói vậy, vả lại vừa làm lễ tam sanh ăn ngũ tuần, nhưng vạn bất đắc dĩ phải chìu lòng anh em trong xóm mạc ăn khao hết ba bò tám heo, rước đám hát đăng đẵng nửa tháng trờị Lắm người đã khen là ông tính việc gì cũng chu đáo lắm. Nhưng ông Cửu lại tiếc mình có tài năng nên ông còn muốn ra làm hội đồng thành phố. Muốn cho có vây cánh, ông bèn chơi thân với ông tham Hồng là người có thể giúp cho ông nhiều về việc ấỵ Sắp đặt đã xong đâu đấy, ông chỉ còn phiền cái tên ông nó không có giọng quí phái chút nào, ông bèn nghĩ đổi ngay nó ra là Bạch. Nhưng dẫu danh thiếp ông gởi đi khắp thành phố, nhan nhản đề cái tên Cửu Bạch, thiên hạ cũng cứ quen mồm goi ông là ông Cửu Đùm vậỵ ông biết thế không vui lòng chút nàọ ông Cửu có người con gái là cô Trà, đương học năm thứ ba trường Đồng Khánh. ông muốn gả cô ta cho ông Tham, ông nầy cũng chẳng đòi gì hơn, nhưng vì hai đàng chơi thân quá, gọi nhau chỉ là ngài với quan nên đàng nào cũng không tiện mở lời ra trước. Chờ nhau dằng dai mải không xong gì, hai người phải bằng lòng ở với nhau trong vòng bằng hữụ
Oánh vẫn biết tánh hai người, nhưng trong sự ăn làm thường hay xáp mặt nhau nên chàng cũng có ý kiêng nể muốn mua lòng họ. Chàng mời hai người cũng chỉ vì nghỉ rằng do là một sự thù ứng vãng lai ở đời cần phải có. Sau khi nghe Hồng nói mấy lời cạnh khóe ám chỉ bạn mình thì Oánh chẳng vui, muốn ôn tồn bào chữa cho bạn.
Trang biết ý liền lấy cùi tay thọc vào Oánh ra dấu bảo im đị Trang nẫy giờ ngồi nghe mấy bài diễn thuyết kế tiếp luôn của hai ông khách đã như gậy xán vào đầụ Chàng biết Hồng định nói kháy mình và bao nhiêu lời biện luận úp mở của va chỉ muốn kết lại bằng một câu nầy: "Anh là đồ vô dụng, có biết gì đâu!". Chàng bất bình, đỏ mặt, lại thấy Nga có ý nhìn mình thì chỉ chực tìm những câu chua chát đánh trả lại Hồng ít miếng cho thật đaụ Song chàng nghĩ lại làm như thế có lẽ mất sự hòa nhã ắt Oánh phiền lòng, bèn cố gắng dằn sự giận giỗị Trong bụng chàng lại như có ý khinh bỉ, không thèm cãi cọ dòng dài làm chi với một người mà chàng cho là đã lập tâm chế riễu mình. Còn ông Cửu thì Trang chỉ cho là một người phụ họa vụng về thôị Vì thế, dẫu bực rức khó chịu, Trang cũng gượng làm lơ, như mình còn mãi suy nghĩ gì về việc khác.
Bà Nghè Thuyên cùng con gái ngồi ở căn bên kia làm xong các việc vặt cũng nhỏ to nói chuyện nhà với nhaụ Hai người thỉnh thoảng để ý đến câu chuyện của khách. Nga mấy hôm trước đã thường nghe anh mình nói đến Trang một cách rất sốt sắng, lại khen chàng có hoài bảo lớn. Hôm ấy nàng mới được nhìn rõ người thiếu niên. Nàng thấy Trang nhu mì, hai bàn tay nhỏ mà trắng trẻo, cử chỉ trong khi ăn uống ung dung tề chỉnh, tỏ ra là một người từ nhỏ đã chịu nhiều công giáo dục. Nàng lại hơi ngạc nhiên rằng cái người mà anh mình không hết lời khen kia chỉ ngồi chầu hẫu như cô gái nhà lành, không biết nói năng gì cả. Sau khi nghe Hồng nói lỡm Trang, nàng rất không bằng lòng, thương hại cho người thiếu niên. Nhưng Nga lại mừng rằng thế nào Trang cũng đáp lại và nhân dịp ấy mình sẽ biết được cái tâm chí và tài hùng biện của chàng. Nga mong ngóng chờ mãi, tự mình cũng tìm được nhiều ý kiến hay để bênh vực Trang; nhưng một hồi lâu chỉ thấy chàng xoay thế địch ra thế hàng, dịu nét mặt, cười mát mà rằng:
- Các ngài nói đã là khám phá lắm!
Nga không ngờ Trang chỉ nói được có thế; nhưng nàng lại nghe vừa ý, cho chàng làm vậy mà phải, chớ ai hơi nào phí lời nói đi biện bạch với những người đầy cả thành kiến như hai ông kiạ. Không đáp lại tức là bỏ qua các lời kích bác xằng ấỵ Nếu lúc bấy Trang mạnh mẽ đứng lên phản đối lại một cách hùng hồn làm cho Hồng phải bẽ mặt thì Nga có lẽ không đẹp ý bằng thấy chàng nhẫn nạị Vì như thế thì hình như Trang còn phải cần người bênh vực, mà che chở cho một kẻ yếu, Nga muốn cho cái danh dự ấy nó về mình. Nàng dẫu không nhận ra, chớ kỳ thực sự khuất phục của Trang ở nơi đám tiệc vui vầy đã làm cho nàng đối với người thiếu niên có cái cảm tình đặc biệt.
Còn Trang đối với Nga, chàng lại lấy làm bức bối, cứ bảo bụng:
- Thôi nguy cho mình rồi! Họ thấy mình làm thinh chắc họ sẽ hiểu ngầm rằng mình đã bái lĩnh những lời dạy bảo của quan tham nhà họ. âu cũng đành cho họ coi mình là một đứa không ra chị
Nhưng bữa ăn vừa xong, mấy chú người nhà đã triệt bàn, đem thức tráng miệng và cà phê lên. Kể chuyện đời xong, chủ khách bèn lân la nói đến chuyện nhà. Trang vì chẳng muốn nói năng gì nữa nên ngồi lâu đã thấy mỏị Nhìn vào chiếc đồng hồ tay thấy chỉ mười một giờ. Chàng toan cáo từ thì vừa gặp ông Cửu Bạch khảy múi cho:
- Không biết các ngài nghĩ sao, chớ theo ý tôi, ta nói chuyện suông như vậy chẳng bằng vầy một cuộc tài bàn hẵng có thú vị hơn.
- Xin tùy ý các ngài, nhưng chúng ta bốn người, thôi để nhường các ngài chơi, tôi xin chầu rìa vậỵ Oánh nói thế.
Trang vội vàng gạt lời bạn:
- Anh Oánh hãy ngồi vào chơi, vì tôi xin thú thật là không sành ngón tài bàn lại quen tánh ngủ sớm, may ba ông vừa đủ tay, vậy cho phép tôi xin kiếụ
Oánh không ép bạn, Trang liền cáo từ ra về.
Chàng ra đến ngoài đường, hơi sương lạnh xuống bắt phải rùng mình, nhưng tâm thần lại nghe rất nhẹ nhàng, sảng khoáị Trang ngáp dài, rựt mạnh tay cho đỡ mỏi, cười khúc khích một mình mà rằng:
- Hú vía! Mình tưởng chừng không bao giờ thoát ra khỏi bữa tiệc ấỵ Cũng khá khen anh Oánh có nhiều ông bạn lạ lùng, quý hóa quá! Quan Tham thì trưởng giả ra phết lại đèo thêm một cụ Cửu khiêm tốn nhất đời!