watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Diễm Dương Trang-Chương 6 - tác giả Phan Văn Dật Phan Văn Dật

Phan Văn Dật

Chương 6

Tác giả: Phan Văn Dật

- Chào thầy!
- Kính chào cụ!
- Mấy hôm nay thầy vẫn ra bể chứ?
- Bẩm vâng ạ.
- Hôm qua nghe cháu nó nói chuyện mới biết là thầy có lại chơị ở đàng ấy một mình buồn sao ít thấy thầy lại nói chuyện cho vuỉ Anh Hai nó đi vắng gần một tuần lễ nay, nhưng khi nào cũng có tôi ở nhà.
- Cảm ơn cụ, cháu hay làm biếng nên ít đi đâụ
Bà Nghè Thuyên và Trang hai người chào hỏi nhau như thế.
Trang thấy bà cụ đối đãi với mình rất ân cần và có ý mời mọc lại nhà chơi thì mừng thầm rằng mình khỏi bị nghi ngờ gì. Trái lại, chiều hôm ấy Nga hình như cố lánh mặt chàng và không thấy nói rằng gì cả. Hễ Trang có đứng gần thì Nga lại lảng xa ra, hay chàng có đưa mắt nhìn thì nàng làm bộ trông theo một đàn chim bay hay vờ sửa lại cái tay áo, không nữa cũng làm một việc gì. Thành thử Trang không thể nào dò hiểu ý Nga và cũng không nhớ ra mình đã làm gì nên tộị Chàng tự hỏi:
- Hay mình lầm chăng? Chớ có lẽ nào Nga lại lẩn mặt hoài như thế? Rõ ràng mới hôm qua còn tiếp chuyện với mình một cách niềm nở lắm! Gớm! Người ta thương yêu chết mệt đi có đều chưa dám hé răng ra chớ ai nào phải hùm báo gì mà tránh trút ngả nầy ngả kiạ Hoặc vì hôm qua mình không chịu thổ tận can trường ra nói một lời gì cho người ta mát ruột? Nhưng có lẽ đâu hắn đần độn thế, mình đã đến thăm thì cũng phải hiểu ngầm cho chứ!
Trang còn đương nghĩ thế chợt nghe bà Nghè cất tiếng nói:
- Ai như anh Hai nó về kia kìa!
Hai người thiếu niên đều ngó lên thì quả nhiên thấy Oánh đang ỳ ạch đi xuống hai tay xách hai cái giỏ gì to tướng. Và đã đến gần nói:
- Tôi vừa mới về bây giờ. Hồi trưa có gặp anh cai Vừng mang vào cho mấy giỏ hàu nầy đâỵ Tôi về chẳng kịp nên tính mang thằng ra ngoài nầy ăn cho luôn và đã đem đủ cả chanh và muối theo nữạ Một lát nữa, mấy đứa nó sẽ mang nước rạ
Oánh đặt hai cái giỏ xuống, gạt mồ hôi, đon đả chào hỏi Trang. Chuyện vãn một hồi, hai người mới bàn nên tìm một chỗ nào sạch sẽ trên mấy đụn cát mà ăn hàụ
Bà Nghè khen phải, Oánh và Trang liền mỗi người xách một giỏ đi lên trước, hai người đàn bà thủng thẳng theo saụ
Tìm được một cái gò cao và sắp đặt yên đâu đấy, bốn người mới cùng quây tròn lại ăn, Nga ngồi giữa mẹ và anh lại bất đồ đối diện với Trang. Oánh móc túi mấy con dao đưa cho từng người một.
Bà Nghè cạy vỏ một con hàu trao cho Nga và nói:
- Mấy người ăn đi thôi chớ tôi những giống tanh nầy không dám dùng đến.
Hai người trai trẻ ăn rất mau, vừa ăn vừa nói chuyện. Nga cũng lấy cái vui vẻ của mọi người và thấy sự lạt lẽo mình đối với Trang dần dần tiêu tán đị Một làn không khí ái ân lại như bao trùm cặp thiếu niên ấỵ
ánh mặt trời tà còn xoi xỉa qua mấy cây dương gần đấy cành lá rũ xuống xanh rì như những cái phất trần to tướng.
Cả hai người đều nghe sung sướng, nhưng riêng mỗi người lại có một mối lo sợ riêng, sợ cái hạnh phúc ấy nó không bền bỉ được...
Đột nhiên Nga dừng tay, cái lưỡi dao con bị cắn chặt trong hai vỏ hàu; nàng vừa thấy trong khi mình cạy nó ra thì con vật ngắc ngoải cũng hết sức ghì đóng lạị Nga cảm động nghĩ rằng mình vừa làm một điều trái ngược với lương tâm; trong khi nàng chỉ biết yêu mến thì đã vô tình giết hại bao nhiêu con vật thấp hèn ấy nó có lẽ cũng biết yêu mến sự sống như nàng.
Trang nhác thấy, hiểu ý Nga, chàng cũng đặt con hàu đang cầm xuống: Hai người vụt thấy mình đồng một mối cảm tưởng như nhau, liền mượn cớ làm no không ăn nữạ
Một lát, hai chú Chồn Thỏ đã đem nước rạ
Oánh lấy cốc rót nước uống và để dành lại một chút rửa tay, rồi mới như sực nhớ ra điều gì nói:
- à! ham nói chuyện mà quên bẵng. Tối hôm nay có cuộc chợ đêm giúp hội Lạc thiện Đà thành, tôi định đi hết cả nhà, anh Trang có đi không? Nhiều trò vui lắm thì phải!
Trang nghĩ rằng mình lại được dịp gần Nga thì còn gì hơn nữa, bèn vui vẻ nói:
- Thế thì hay quá, chớ ở nhà mãi làm gì?
Oánh rút trong túi ra một tờ chương trình đưa cho bạn rồi day lại hỏi bà Nghè:
- Má nghĩ saỏ
Bà cụ nói:
- Tôi thì thế nào chẳng được, nhưng còn con Tư biết nó có chịu đi không? Hai thử hỏi nó.
Ai nấy đều một loạt nhìn Nga chờ câu trả lời của nàng.
Nhưng Nga chỉ cúi gầm mặt xuống, lạnh lùng đáp:
- Thôi cho phép tôi ở nhà.
- Tôi đã biết trước mà, bà cụ bảo, con Tư nói khó tính có thích xem hội hè gì đâụ
Oánh ra dáng không bằng lòng:
- Mầy không đi với má cho có bạn, ở nhà mà làm cái yêu quái gì?
Nga cau mày, với bứt mấy ngọn là mà ca bên mình vò nhỏ trong tay và trả lời một câu cụt ngủn:
- Thì đã có anh đi với má rồị
Trang thấy Nga gắt gỏng không nhận lời thì nghĩ rằng có lẽ nàng không muốn đi chung với mình; nét mặt rầu rầu, chàng cũng gắng làm ra bộ quên một việc gì, đứng dậy xin lỗi Oánh:
- Tôi cũng quên mất, tối nay có người bạn đã hứa lại chơi, có lẽ bây giờ họ đã chờ tôi ở nhà. Nhưng thế nào tôi cũng rủ anh ấy cùng đi, lát nữa đến xem rồi sẽ gặp nhau cả.
Nói đoạn, chàng liền chào ba người ra về trước.
Đến nhà, Trang buồn bực không hiểu sao Nga đối với mình lại có nhiều thái độ trái ngược hẳn nhau như thế. Chàng ngẫm nghĩ:
- Không biết mình xấu xí vô duyên thế nào mà hắn ta lại ghê sợ mình đến thế? ừ, phải rồi, đàn ông họ còn không mấy kẻ ưa mình thì bảo sao một cô con gái, hơn nữa, một cô con gái đẹp hắn yêu mình làm sao! Đã bảo không có phần hưởng sự êm ấm của ái tình trên cõi đời này, lỡ ra một lần thì hẳn chừa đi thôi!
Nhìn vào chiếc đồng hồ thấy đã hơn bảy giờ, Trang chợt nhớ ra rằng mình có hứa sẽ gặp Oánh ở bên chợ đêm, nếu không đi thì cũng chướng. Chàng ngồi vào bàn ăn lếu láo vài miếng, gọi bà Sáu bảo coi nhà rồi mới lủi thủi ra đị
Chưa đến nơi Công quán, chàng đã thấy đèn điện sáng như ban ngày, người đông nghìn nghịt. Cả cái Đà thành phong lưu đài các ồ ạt đi xem ai nấy đều đua nhau ăn mặc không thiếu một thức nàọ Mùi phấn thơm và nước hoa lan khắp cả đám đông người ấỵ Trang mua giấy vào, nhưng vì trong bụng buồn bã, nên chỗ nào cũng chỉ đứng dừng lại xem qua một lát thôịCác cô thiếu nữ tân thời định gán cho chàng mấy món hàng đắt đỏ, giá vào khi khác thì Trang đã vui lòng mua cả rồi, nhưng hôm ấy đều kiếm cách từ khước đi cả. Trang cứ tự hỏi không biết mình đến đấy làm gì?
Trong nửa giờ, đã hết chuyện xem, chàng lại chen lấn ra về. Đi gần đến cửa, chàng bỗng ngạc nhiên lùi lại mấy bước. ở ngoài kia, Trang vừa thấy Oánh đi vào, theo sau chàng là bà Nghè với Nga cùng một người con gái khác nữa, sau rốt lại đến ông Tham Hồng và ông Cửu Bạch. Nga ăn mặc rất trang hoàng, mầu phấn sáp làm cho vẻ đẹp của nàng dưới ánh sáng trăm ngọn đèn thêm phần lộng lẫỵ
Trang đứng đờ người ra, bao nhiêu sự tức giận, khinh bỉ cuồn cuộn, xô xát trong trí chàng. Trang chẳng ra chào lại, còn như sợ người ta thấy mình liền lật đật lẩn theo đám đông mà đi vào trong xó tốị Chợt thấy có ai đứng trước mặt chàng chỉ Hồng cho một người khác mà nói:
- Thằng cha ấy hôm nay đi câu đâu được con cá mòi ngon nhỉ!
Trang biết là chúng nó mỉa Nga gầy, vừa xung tiết muốn sửa cho một mẻ, lại vừa hả lòng cho thế là đáng kiếp lắm.
Chàng nấp vào dưới bóng một cây xoan chờ xem. Quả nhiên thấy Hồng đã đi sát vào Nga, nói nói cười cười, bắt tay người này, đáp lại một cái chào của người kia, vênh váo như một ông Tú buổi xưa mới thi đỗ về làng. Còn Nga cứ trông thẳng một bề nên chàng không biết được thái độ nàng ra thế nàọ
Trang cắn môi, đay nghiến:
- Mình đoán có sai đâu! Hắn chỉ cho mình là một đồ bỏ, không có cái địa vị gì. Chớ người ta là cả ông Tham, danh giá lắm! Gớm! Cái mặt chán chường thế mà nằng nặc đòi ở nhà! Giả dối tất cả! ở ngoài bể không có một ma nào thì ra dáng thực thà, bây giờ lại làm đỏm quá phường văn minh vỏ. Phải, trước mặt mình hắn cần gì phải trang sức?
Trang tuy tức tối thế, nhưng ngắm lại bộ quần áo trong mình nó xoàng xĩnh quá thì bỗng sa sầm nét mặt mà nhận thấy ra rằng quả thực cái bề ngoài của mình không có gì xuất chúng cả. Chàng chực kiếm cách chuồn cho khỏi người ta thấỵ
Chợt nghe có một bàn tay đánh mạnh vào chàng kêu cái "bạch"! gần sả vai, Trang hoảng kinh nhảy một phóc ra đàng xa thì thấy một người sừng sộ nói:
- Đến đây để xem chớ phải để ngủ gục à?
Trang đương bực tức nghe thế thì hơi giận uất lên liền xông vào chực đánh. Người kia vẫn không nhúc nhích, đứng giạng hai chân còn hai tay cứ để vòng trước ngực, nói tiếp:
- Trang, mầy làm cái bộ tịch gì khó coi thế.
Trang nghe mang máng tiếng người quen, đi sát lại xem mới nhận ra là một bạn học cũ. Chàng không thể nhịn cười, cất tiếng hỏi:
- Anh Tồ?
- Thì bây giờ mầy mới nhận rả
- Anh làm tôi hết hồn, xuýt nữa té nhào; ai là võ sĩ đâu mà anh định thử sức?
Anh bạn cười như nắc nẻ nói:
- Ai bảo mầy xớ rớ làm gì trong xó tối ấỷ Tao tưởng mầy đang chờ đám nàọ Nhưng mầy làm gì ở đâỷ
- Cũng chẳng làm gì, tôi chỉ ghé lại chơị
- Thế thì cũng như tao, chưa gặp thời thì cũng chịu bất tài thôi mầy ạ!
Tồ, người bạn học cũ rất tinh quái của Trang đã từng khét tiếng ở nhà trường, cứ đánh đeo chàng nói vung tàn tán. Hai bên mới kể công việc của mình từ khi ở trường rạ Một lát, Tồ bỗng giang thẳng tay lên chực đánh vào vai Trang một lần nữạ Trang lanh mắt né kịp, Tồ liền mắng:
- Mầy khó chịu quá! Tao tính hỏi mầy có biết tin gì về thằng Phu không?
- Tôi ở trong nhà quê luôn có đi đâu mà biết.
- Thằng Phu trợn mầy có nhớ không? Ai ngờ thằng tướng ấy mà thông minh phạm! Nó vừa phỗng quách con Tư con một thằng trọc phú được món tiền hồi môn hai nghìn bạc.
Trang nghe nói đến người trùng tên với Nga rất khó chịu, cũng cười mát trả lời cho qua chuyện:
- Sao anh dám võ đoán rằng người ta không phải vì duyên nợ mà gặp nhaủ
- Trời ôi! Thế thì mầy ngu lạ! Chớ thiên hạ thì ai còn chẳng biết!
Trang bực mình quá, không biết đến bao giờ cái anh bạn báo đời ấy mới chịu tha ra cho, bỗng một tràng vỗ tay và tiếng reo cười nổi lên ở chỗ ném vòng làm cho Tồ ù té chạy đến xem. Trang nhìn theo thấy va cũng vỗ tay và la lối hơn cả mọi ngườị
Được dịp thoát thân, chàng vội vàng lách đi nơi khác cứ nghiền ngẫm lại lời nói của ông bạn kỳ khôi ấy mà lấy làm bất bình lắm.
- Kẻ ngoài cuộc thường hay có những lời độc địa thế. Đại để những người có cái số rủi ro yêu một người con gái giàu hơn mình đều bị liệt vào hạng phu đi cày tiền cả. Giá mình gặp gỡ Nga thì chạy đâu cho khỏi những lời biếm nhẽ ấy và danh sự cũng khó mà giữ cho hoàn toàn. Nhưng còn Nga, biết đâu hắn cũng chỉ nghĩ như phần đông thiên hạ thế? Hắn nằm trên đống tiền bạc, xưa nay chỉ tha hồ ăn, tha hồ mực mà nhất đán về ở với mình thì đào của đâu cho được như thế? Liệu hắn có khỏi khinh suất mà bảo mình đi bòn của hắn không? Hạnh phúc đâu chưa thấy chỉ tổ gây cái vạ cho gia đình!
Nhưng sự ghen tức nó cứ xui giục chàng đi tìm bọn Oánh để xem thử Hồng và Nga nói với nhau những gì cho biết. Trang chưa theo kịp mấy người đó thì đã nhìn thấy cái cử chỉ vô lý của mình ngaỵ Chàng tự lấy làm thẹn mà nghĩ rằng:
- ô hay! Người ta chẳng có quyền muốn đi với ai thì đi hay saỏ Ai lại có đi theo sau đuôi người ta mà rình xem từng cái cử động thì còn thể thống gì!
Trang biết rằng mình không có tư cách gì mà đánh ghen cả nên mới ngậm ngùi quay trở ra, nghe có một khối gì nó nằm chặt cứng trong óc làm cho chàng tê mê, choáng váng. Ra khỏi cửa đã hơi xa, những tiếng reo cười của khách đe xem còn đưa đến tận tai chàng như để chế nhạo, xua đuổi chàng.
Trang thề quyết không khi nào lại gặp Nga nữạ
Nhưng trong buổi chợ đêm, trước hàng trăm con mắt tọc mạch, Nga vẫn đi cạnh Hồng. Một người con gái cũng đi bên chân nàng là cô Trà, con ông Cửu Bạch. Trước những gian hàng bài trí rất đẹp, trước những cuộc tranh đấu giành giải quán quân, trước những tiếng cười đùa của người đi dự hội, Nga không thấy vui vẻ gì. Hồng lại cứ đi sát vào nàng, tán tỉnh này kia khiến nàng lắm khi phải ngượng. Nga chợt tưởng đến Trang mà ăn năn rằng hay thế thà lúc chiều mình nhận lời đi với nghĩ va còn hơn. Nga để ý tìm Trang nhưng chẳng thấy chàng thì định chắc là nếu chàng nóng sốt muốn đi cũng chỉ vì tưởng có mình đi với, nhưng sau thấy mình từ chối thì thất vọng mà ở nhà rồị Nga còn nhớ cái vẻ ngậm ngùi của chàng khi nghe mình cự tuyệt.
Cho nên đến khi xem khắp cả rồi, Oánh ra hiệu bảo về thì nàng vùng thở hắt ra một hơi như kẻ đi đường vừa được ai cất cho một cái khăn gói nặng.
Nhưng vì cớ gì trước mặt Trang, Nga đã nói không đi mà trong buổi chợ đêm ấy nàng có mặt? Số là từ hôm được Trang đến thăm, Nga cảm thấy có cái sức mạnh gì nó đun đẩy nàng lại với người thiếu niên. Nga nhớ lại từng cái cử chỉ của va từ khi mới gặp nàng thì biết rằng va yêu nàng đã lắm, sự đó không còn nghi ngờ gì nữạ Nhưng riêng nàng, nàng cũng phải tự thú thực rằng mình đã không đề phòng để cái cảm tình đối với Trang nó thấu vào não tủy một cách sâu lắm rồi, khó lòng mà đàn áp được. Hai người có nhiều chỗ giống nhau quá, mỗi một lời nói, mỗi một cái cảm tưởng bên này đều như có một tiếng dội ở bên kia, quả tim của hai đàng tựa hồ chỉ hòa theo một nhịp. Ngặt vì Nga đã nặng lời với Thạch quá, nàng chỉ hiểu có một thứ ái tình tuyệt đối, không thể san sẻ được, cho dầu Thạch mất rồị Trong khi Nga nghĩ thế, nàng chưa từng tuân theo một giáo lý nàọ Duy cái ký vãng nó ở bên nàng gần quá, có lẽ còn gần hơn cái hiện tại không biết bao nhiêu lần. Thạch vẫn sống trong tâm hồn nàng vậỵ Nga cho rằng nếu mình còn đi yêu kẻ khác tức là đã làm một sự tàn nhẫn, trụy lạc.
Chiều hôm ấy nàng lục đến những giấy má của mình thì thình lình làm rơi xuống một bức thự Nhặt lên xem thì là thư của Thạch gửi cho nàng ngày trước. Những thư từ ấy nàng đã đọc thuộc lòng và nhớ đem theo như là bùa hộ mệnh. Tuy vậy nàng cũng giở ra xem có ý tìm một lời úy lạo; trong thư có mấy giòng chữ rắn rỏi như vầy:
"Hà nội, ngàỵ....
Em Nga,
Chỉ còn có hai tuần nữa thì đã đến nghỉ hè, hai ta lại sẽ gần gụi nhaụ Anh cũng nóng lòng lắm, càng gần đến ngày đó bao nhiêu lại càng mong cho mau đến. Lại thêm trời ngoài này rất oi ả, ngồi trong phòng mà cũng như bị thiêu đốt. Anh nghĩ lại sự hiếu học của anh nó đã làm cho ta xa cách nhau lâu lắm rồị Có khi anh buồn, anh chán, anh bỗng tưởng đến em mà lại vui vẻ dùi màị Kể ra như thế thì cũng khí hèn, nhưng đối với em anh phải thành thực mà nói: nếu sự học của anh sau này mà thành tựu thì em vẫn có công rất nhiềụ Mấy bức thư em đã cho anh trải qua lắm thời khắc vô giá ở đời vậỵ
Anh có mua một ít thứ nữ trang mà anh cho là đẹp, để hôm nào về sẽ mang lại tặng em. Chờ đến ngày đó, anh cầu trời phù hộ cho em mạnh giỏị
Thạch".
"T.B - Hôm nào về anh ở nhà lâu lắm cũng chừng giăm ba hôm là sẽ đến thăm em ngay".
Đọc xong bức thư, bỗng Nga chạnh, bỗng Nga khóc sụt sùị Những lời vàng ngọc ấy khiến nàng ảo não, bủn rủn tứ chị Nàng không thể nào quên Thạch được. Phải, về phương diện tình ái, cuộc đời nàng đến đó có thể cho là kết cục rồi, kết cục để cho nàng được chung thủy với người yêụ
Vậy mà sau khi nghĩ đến Thạch thì nàng lại nghĩ đến Trang, cái hình ảnh của hai người ấy đã không thể rời nhau ra, thành thử Nga như bị giành giựt giữa hai mối tình cú mớị
Vì thế Nga muốn dứt đi với Trang cho rảnh, nhưng sợ không đủ sức, nàng liền tính làm cho chàng cũng phải tự tìm cách dứt lấỵ Nàng vẫn biết làm thế là Trang khổ sở lắm, song ấy lại là cái kế độc nhất có thể giúp nàng giữ vẹn được lời hứạ Một cớ khác nữa là Nga có ý thử Trang để xem va sau khi bị mình ruồng rẫy thì sẽ đối phó ra thế nàọ
Cho nên chiều hôm sau gặp Trang, nàng cố giữ một cái thái độ rất lạnh lùng tỏ cho người thiếu niên biết trước rằng không thể hy vọng gì nữạ Trong khi ăn hàu, nàng đã hơi nao núng, tưởng chừng không chống chọi nổi với sự cảm xúc nó rào rạt bên lòng. Nhưng khoảnh khắc, nàng lại tự chủ được ngay, thấy Trang nhận lời Oánh đi dự cuộc chợ đêm thì nàng quả quyết từ chối vì thật lòng nàng cũng không muốn đi chút nàọ
Tối hôm ấy lại chẳng may có ông Tham Hồng và ông Cửu Bạch cùng cô con gái là cô Trà đến chơi; khách ngỏ ý muốn rủ Oánh cùng đi xem chợ. Trà, một cô gái mới, lại nhất định mời cho được Ngạ Nàng ban đầu cũng thối thác, nhưng Trà lại dai như đỉa không chịu buông tha:
- Tôi mới đến hầu thăm chị lần này là lần đầu, chỉ thỉnh cầu có một chuyện mà chị cứ chối từ, chị Tư tệ quá!
Mọi người thấy thế đều nói vào, Nga kém vế phải ưng chịụ Trà lại bắt nàng có bao nhiêu quần áo đều lấy cả ra xem. Cô ta chọn cái gì tốt nhất theo ý kiến mình thì ép Nga mặc vào như một người chị em thân thiết đã lui tới trong nhà từ lâu lắm. Trà tự tiện lựa chọn các mầu, bảo bỏ cái áo này ra, mặc cái kia vào, lại khiến Nga xây quanh cho cô ta ngắm nghía từng tí một. Nga không buồn cãi lẫy gì, bảo sao nghe vậỵ
Thật tình Trà không phải muốn đóng cái vai mụ mối cho Hồng làm gì. Trái lại nàng cũng không tưởng rằng trang điểm vào cho Nga như thế có lẽ làm cho mình phải chịu bề kém sút đị Chẳng qua vì bản tính nàng hay ưa tìm những cái đẹp trong sự phục sức, cho dẫu sự phục sức ấy nó không quan hệ đến nàng. Trà gặp Nga thì liền muốn cho bạn có những cái sở thích của mình. Nàng chẳng cần tự hỏi không biết làm thế Nga có vui lòng theo ý mình không.
Nga thì mỗi mỗi chìu ý cô khách lạ lùng, chuyên chế ấỵ Đến khi ra đi nàng cũng như bị lôi kéo theo người ta thôị Bấy giờ nàng chỉ để ý tìm một người là Trang. Suốt cả buổi chợ đêm chẳng thấy mặt chàng thì Nga tưởng tượng người thiếu niên đang căm giận mình và bỗng nghe phập phồng như đã sẩy tay làm hư hỏng một việc gì trọng đại.



- Chào thầy!

- Kính chào cụ!

- Mấy hôm nay thầy vẫn ra bể chứ?

- Bẩm vâng ạ.

- Hôm qua nghe cháu nó nói chuyện mới biết là thầy có lại chơị ở đàng ấy một mình buồn sao ít thấy thầy lại nói chuyện cho vuỉ Anh Hai nó đi vắng gần một tuần lễ nay, nhưng khi nào cũng có tôi ở nhà.

- Cảm ơn cụ, cháu hay làm biếng nên ít đi đâụ

Bà Nghè Thuyên và Trang hai người chào hỏi nhau như thế.

Trang thấy bà cụ đối đãi với mình rất ân cần và có ý mời mọc lại nhà chơi thì mừng thầm rằng mình khỏi bị nghi ngờ gì. Trái lại, chiều hôm ấy Nga hình như cố lánh mặt chàng và không thấy nói rằng gì cả. Hễ Trang có đứng gần thì Nga lại lảng xa ra, hay chàng có đưa mắt nhìn thì nàng làm bộ trông theo một đàn chim bay hay vờ sửa lại cái tay áo, không nữa cũng làm một việc gì. Thành thử Trang không thể nào dò hiểu ý Nga và cũng không nhớ ra mình đã làm gì nên tộị Chàng tự hỏi:

- Hay mình lầm chăng? Chớ có lẽ nào Nga lại lẩn mặt hoài như thế? Rõ ràng mới hôm qua còn tiếp chuyện với mình một cách niềm nở lắm! Gớm! Người ta thương yêu chết mệt đi có đều chưa dám hé răng ra chớ ai nào phải hùm báo gì mà tránh trút ngả nầy ngả kiạ Hoặc vì hôm qua mình không chịu thổ tận can trường ra nói một lời gì cho người ta mát ruột? Nhưng có lẽ đâu hắn đần độn thế, mình đã đến thăm thì cũng phải hiểu ngầm cho chứ!

Trang còn đương nghĩ thế chợt nghe bà Nghè cất tiếng nói:

- Ai như anh Hai nó về kia kìa!

Hai người thiếu niên đều ngó lên thì quả nhiên thấy Oánh đang ỳ ạch đi xuống hai tay xách hai cái giỏ gì to tướng. Và đã đến gần nói:

- Tôi vừa mới về bây giờ. Hồi trưa có gặp anh cai Vừng mang vào cho mấy giỏ hàu nầy đâỵ Tôi về chẳng kịp nên tính mang thằng ra ngoài nầy ăn cho luôn và đã đem đủ cả chanh và muối theo nữạ Một lát nữa, mấy đứa nó sẽ mang nước rạ

Oánh đặt hai cái giỏ xuống, gạt mồ hôi, đon đả chào hỏi Trang. Chuyện vãn một hồi, hai người mới bàn nên tìm một chỗ nào sạch sẽ trên mấy đụn cát mà ăn hàụ

Bà Nghè khen phải, Oánh và Trang liền mỗi người xách một giỏ đi lên trước, hai người đàn bà thủng thẳng theo saụ

Tìm được một cái gò cao và sắp đặt yên đâu đấy, bốn người mới cùng quây tròn lại ăn, Nga ngồi giữa mẹ và anh lại bất đồ đối diện với Trang. Oánh móc túi mấy con dao đưa cho từng người một.

Bà Nghè cạy vỏ một con hàu trao cho Nga và nói:

- Mấy người ăn đi thôi chớ tôi những giống tanh nầy không dám dùng đến.

Hai người trai trẻ ăn rất mau, vừa ăn vừa nói chuyện. Nga cũng lấy cái vui vẻ của mọi người và thấy sự lạt lẽo mình đối với Trang dần dần tiêu tán đị Một làn không khí ái ân lại như bao trùm cặp thiếu niên ấỵ

ánh mặt trời tà còn xoi xỉa qua mấy cây dương gần đấy cành lá rũ xuống xanh rì như những cái phất trần to tướng.

Cả hai người đều nghe sung sướng, nhưng riêng mỗi người lại có một mối lo sợ riêng, sợ cái hạnh phúc ấy nó không bền bỉ được...

Đột nhiên Nga dừng tay, cái lưỡi dao con bị cắn chặt trong hai vỏ hàu; nàng vừa thấy trong khi mình cạy nó ra thì con vật ngắc ngoải cũng hết sức ghì đóng lạị Nga cảm động nghĩ rằng mình vừa làm một điều trái ngược với lương tâm; trong khi nàng chỉ biết yêu mến thì đã vô tình giết hại bao nhiêu con vật thấp hèn ấy nó có lẽ cũng biết yêu mến sự sống như nàng.

Trang nhác thấy, hiểu ý Nga, chàng cũng đặt con hàu đang cầm xuống: Hai người vụt thấy mình đồng một mối cảm tưởng như nhau, liền mượn cớ làm no không ăn nữạ

Một lát, hai chú Chồn Thỏ đã đem nước rạ

Oánh lấy cốc rót nước uống và để dành lại một chút rửa tay, rồi mới như sực nhớ ra điều gì nói:

- à! ham nói chuyện mà quên bẵng. Tối hôm nay có cuộc chợ đêm giúp hội Lạc thiện Đà thành, tôi định đi hết cả nhà, anh Trang có đi không? Nhiều trò vui lắm thì phải!

Trang nghĩ rằng mình lại được dịp gần Nga thì còn gì hơn nữa, bèn vui vẻ nói:

- Thế thì hay quá, chớ ở nhà mãi làm gì?

Oánh rút trong túi ra một tờ chương trình đưa cho bạn rồi day lại hỏi bà Nghè:

- Má nghĩ saỏ

Bà cụ nói:

- Tôi thì thế nào chẳng được, nhưng còn con Tư biết nó có chịu đi không? Hai thử hỏi nó.

Ai nấy đều một loạt nhìn Nga chờ câu trả lời của nàng.

Nhưng Nga chỉ cúi gầm mặt xuống, lạnh lùng đáp:

- Thôi cho phép tôi ở nhà.

- Tôi đã biết trước mà, bà cụ bảo, con Tư nói khó tính có thích xem hội hè gì đâụ

Oánh ra dáng không bằng lòng:

- Mầy không đi với má cho có bạn, ở nhà mà làm cái yêu quái gì?

Nga cau mày, với bứt mấy ngọn là mà ca bên mình vò nhỏ trong tay và trả lời một câu cụt ngủn:

- Thì đã có anh đi với má rồị

Trang thấy Nga gắt gỏng không nhận lời thì nghĩ rằng có lẽ nàng không muốn đi chung với mình; nét mặt rầu rầu, chàng cũng gắng làm ra bộ quên một việc gì, đứng dậy xin lỗi Oánh:

- Tôi cũng quên mất, tối nay có người bạn đã hứa lại chơi, có lẽ bây giờ họ đã chờ tôi ở nhà. Nhưng thế nào tôi cũng rủ anh ấy cùng đi, lát nữa đến xem rồi sẽ gặp nhau cả.

Nói đoạn, chàng liền chào ba người ra về trước.

Đến nhà, Trang buồn bực không hiểu sao Nga đối với mình lại có nhiều thái độ trái ngược hẳn nhau như thế. Chàng ngẫm nghĩ:

- Không biết mình xấu xí vô duyên thế nào mà hắn ta lại ghê sợ mình đến thế? ừ, phải rồi, đàn ông họ còn không mấy kẻ ưa mình thì bảo sao một cô con gái, hơn nữa, một cô con gái đẹp hắn yêu mình làm sao! Đã bảo không có phần hưởng sự êm ấm của ái tình trên cõi đời này, lỡ ra một lần thì hẳn chừa đi thôi!

Nhìn vào chiếc đồng hồ thấy đã hơn bảy giờ, Trang chợt nhớ ra rằng mình có hứa sẽ gặp Oánh ở bên chợ đêm, nếu không đi thì cũng chướng. Chàng ngồi vào bàn ăn lếu láo vài miếng, gọi bà Sáu bảo coi nhà rồi mới lủi thủi ra đị

Chưa đến nơi Công quán, chàng đã thấy đèn điện sáng như ban ngày, người đông nghìn nghịt. Cả cái Đà thành phong lưu đài các ồ ạt đi xem ai nấy đều đua nhau ăn mặc không thiếu một thức nàọ Mùi phấn thơm và nước hoa lan khắp cả đám đông người ấỵ Trang mua giấy vào, nhưng vì trong bụng buồn bã, nên chỗ nào cũng chỉ đứng dừng lại xem qua một lát thôịCác cô thiếu nữ tân thời định gán cho chàng mấy món hàng đắt đỏ, giá vào khi khác thì Trang đã vui lòng mua cả rồi, nhưng hôm ấy đều kiếm cách từ khước đi cả. Trang cứ tự hỏi không biết mình đến đấy làm gì?

Trong nửa giờ, đã hết chuyện xem, chàng lại chen lấn ra về. Đi gần đến cửa, chàng bỗng ngạc nhiên lùi lại mấy bước. ở ngoài kia, Trang vừa thấy Oánh đi vào, theo sau chàng là bà Nghè với Nga cùng một người con gái khác nữa, sau rốt lại đến ông Tham Hồng và ông Cửu Bạch. Nga ăn mặc rất trang hoàng, mầu phấn sáp làm cho vẻ đẹp của nàng dưới ánh sáng trăm ngọn đèn thêm phần lộng lẫỵ

Trang đứng đờ người ra, bao nhiêu sự tức giận, khinh bỉ cuồn cuộn, xô xát trong trí chàng. Trang chẳng ra chào lại, còn như sợ người ta thấy mình liền lật đật lẩn theo đám đông mà đi vào trong xó tốị Chợt thấy có ai đứng trước mặt chàng chỉ Hồng cho một người khác mà nói:

- Thằng cha ấy hôm nay đi câu đâu được con cá mòi ngon nhỉ!

Trang biết là chúng nó mỉa Nga gầy, vừa xung tiết muốn sửa cho một mẻ, lại vừa hả lòng cho thế là đáng kiếp lắm.

Chàng nấp vào dưới bóng một cây xoan chờ xem. Quả nhiên thấy Hồng đã đi sát vào Nga, nói nói cười cười, bắt tay người này, đáp lại một cái chào của người kia, vênh váo như một ông Tú buổi xưa mới thi đỗ về làng. Còn Nga cứ trông thẳng một bề nên chàng không biết được thái độ nàng ra thế nàọ

Trang cắn môi, đay nghiến:

- Mình đoán có sai đâu! Hắn chỉ cho mình là một đồ bỏ, không có cái địa vị gì. Chớ người ta là cả ông Tham, danh giá lắm! Gớm! Cái mặt chán chường thế mà nằng nặc đòi ở nhà! Giả dối tất cả! ở ngoài bể không có một ma nào thì ra dáng thực thà, bây giờ lại làm đỏm quá phường văn minh vỏ. Phải, trước mặt mình hắn cần gì phải trang sức?

Trang tuy tức tối thế, nhưng ngắm lại bộ quần áo trong mình nó xoàng xĩnh quá thì bỗng sa sầm nét mặt mà nhận thấy ra rằng quả thực cái bề ngoài của mình không có gì xuất chúng cả. Chàng chực kiếm cách chuồn cho khỏi người ta thấỵ

Chợt nghe có một bàn tay đánh mạnh vào chàng kêu cái "bạch"! gần sả vai, Trang hoảng kinh nhảy một phóc ra đàng xa thì thấy một người sừng sộ nói:

- Đến đây để xem chớ phải để ngủ gục à?

Trang đương bực tức nghe thế thì hơi giận uất lên liền xông vào chực đánh. Người kia vẫn không nhúc nhích, đứng giạng hai chân còn hai tay cứ để vòng trước ngực, nói tiếp:

- Trang, mầy làm cái bộ tịch gì khó coi thế.

Trang nghe mang máng tiếng người quen, đi sát lại xem mới nhận ra là một bạn học cũ. Chàng không thể nhịn cười, cất tiếng hỏi:

- Anh Tồ?

- Thì bây giờ mầy mới nhận rả

- Anh làm tôi hết hồn, xuýt nữa té nhào; ai là võ sĩ đâu mà anh định thử sức?

Anh bạn cười như nắc nẻ nói:

- Ai bảo mầy xớ rớ làm gì trong xó tối ấỷ Tao tưởng mầy đang chờ đám nàọ Nhưng mầy làm gì ở đâỷ

- Cũng chẳng làm gì, tôi chỉ ghé lại chơị

- Thế thì cũng như tao, chưa gặp thời thì cũng chịu bất tài thôi mầy ạ!

Tồ, người bạn học cũ rất tinh quái của Trang đã từng khét tiếng ở nhà trường, cứ đánh đeo chàng nói vung tàn tán. Hai bên mới kể công việc của mình từ khi ở trường rạ Một lát, Tồ bỗng giang thẳng tay lên chực đánh vào vai Trang một lần nữạ Trang lanh mắt né kịp, Tồ liền mắng:

- Mầy khó chịu quá! Tao tính hỏi mầy có biết tin gì về thằng Phu không?

- Tôi ở trong nhà quê luôn có đi đâu mà biết.

- Thằng Phu trợn mầy có nhớ không? Ai ngờ thằng tướng ấy mà thông minh phạm! Nó vừa phỗng quách con Tư con một thằng trọc phú được món tiền hồi môn hai nghìn bạc.

Trang nghe nói đến người trùng tên với Nga rất khó chịu, cũng cười mát trả lời cho qua chuyện:

- Sao anh dám võ đoán rằng người ta không phải vì duyên nợ mà gặp nhaủ

- Trời ôi! Thế thì mầy ngu lạ! Chớ thiên hạ thì ai còn chẳng biết!

Trang bực mình quá, không biết đến bao giờ cái anh bạn báo đời ấy mới chịu tha ra cho, bỗng một tràng vỗ tay và tiếng reo cười nổi lên ở chỗ ném vòng làm cho Tồ ù té chạy đến xem. Trang nhìn theo thấy va cũng vỗ tay và la lối hơn cả mọi ngườị

Được dịp thoát thân, chàng vội vàng lách đi nơi khác cứ nghiền ngẫm lại lời nói của ông bạn kỳ khôi ấy mà lấy làm bất bình lắm.

- Kẻ ngoài cuộc thường hay có những lời độc địa thế. Đại để những người có cái số rủi ro yêu một người con gái giàu hơn mình đều bị liệt vào hạng phu đi cày tiền cả. Giá mình gặp gỡ Nga thì chạy đâu cho khỏi những lời biếm nhẽ ấy và danh sự cũng khó mà giữ cho hoàn toàn. Nhưng còn Nga, biết đâu hắn cũng chỉ nghĩ như phần đông thiên hạ thế? Hắn nằm trên đống tiền bạc, xưa nay chỉ tha hồ ăn, tha hồ mực mà nhất đán về ở với mình thì đào của đâu cho được như thế? Liệu hắn có khỏi khinh suất mà bảo mình đi bòn của hắn không? Hạnh phúc đâu chưa thấy chỉ tổ gây cái vạ cho gia đình!

Nhưng sự ghen tức nó cứ xui giục chàng đi tìm bọn Oánh để xem thử Hồng và Nga nói với nhau những gì cho biết. Trang chưa theo kịp mấy người đó thì đã nhìn thấy cái cử chỉ vô lý của mình ngaỵ Chàng tự lấy làm thẹn mà nghĩ rằng:

- ô hay! Người ta chẳng có quyền muốn đi với ai thì đi hay saỏ Ai lại có đi theo sau đuôi người ta mà rình xem từng cái cử động thì còn thể thống gì!

Trang biết rằng mình không có tư cách gì mà đánh ghen cả nên mới ngậm ngùi quay trở ra, nghe có một khối gì nó nằm chặt cứng trong óc làm cho chàng tê mê, choáng váng. Ra khỏi cửa đã hơi xa, những tiếng reo cười của khách đe xem còn đưa đến tận tai chàng như để chế nhạo, xua đuổi chàng.

Trang thề quyết không khi nào lại gặp Nga nữạ

Nhưng trong buổi chợ đêm, trước hàng trăm con mắt tọc mạch, Nga vẫn đi cạnh Hồng. Một người con gái cũng đi bên chân nàng là cô Trà, con ông Cửu Bạch. Trước những gian hàng bài trí rất đẹp, trước những cuộc tranh đấu giành giải quán quân, trước những tiếng cười đùa của người đi dự hội, Nga không thấy vui vẻ gì. Hồng lại cứ đi sát vào nàng, tán tỉnh này kia khiến nàng lắm khi phải ngượng. Nga chợt tưởng đến Trang mà ăn năn rằng hay thế thà lúc chiều mình nhận lời đi với nghĩ va còn hơn. Nga để ý tìm Trang nhưng chẳng thấy chàng thì định chắc là nếu chàng nóng sốt muốn đi cũng chỉ vì tưởng có mình đi với, nhưng sau thấy mình từ chối thì thất vọng mà ở nhà rồị Nga còn nhớ cái vẻ ngậm ngùi của chàng khi nghe mình cự tuyệt.

Cho nên đến khi xem khắp cả rồi, Oánh ra hiệu bảo về thì nàng vùng thở hắt ra một hơi như kẻ đi đường vừa được ai cất cho một cái khăn gói nặng.

Nhưng vì cớ gì trước mặt Trang, Nga đã nói không đi mà trong buổi chợ đêm ấy nàng có mặt? Số là từ hôm được Trang đến thăm, Nga cảm thấy có cái sức mạnh gì nó đun đẩy nàng lại với người thiếu niên. Nga nhớ lại từng cái cử chỉ của va từ khi mới gặp nàng thì biết rằng va yêu nàng đã lắm, sự đó không còn nghi ngờ gì nữạ Nhưng riêng nàng, nàng cũng phải tự thú thực rằng mình đã không đề phòng để cái cảm tình đối với Trang nó thấu vào não tủy một cách sâu lắm rồi, khó lòng mà đàn áp được. Hai người có nhiều chỗ giống nhau quá, mỗi một lời nói, mỗi một cái cảm tưởng bên này đều như có một tiếng dội ở bên kia, quả tim của hai đàng tựa hồ chỉ hòa theo một nhịp. Ngặt vì Nga đã nặng lời với Thạch quá, nàng chỉ hiểu có một thứ ái tình tuyệt đối, không thể san sẻ được, cho dầu Thạch mất rồị Trong khi Nga nghĩ thế, nàng chưa từng tuân theo một giáo lý nàọ Duy cái ký vãng nó ở bên nàng gần quá, có lẽ còn gần hơn cái hiện tại không biết bao nhiêu lần. Thạch vẫn sống trong tâm hồn nàng vậỵ Nga cho rằng nếu mình còn đi yêu kẻ khác tức là đã làm một sự tàn nhẫn, trụy lạc.

Chiều hôm ấy nàng lục đến những giấy má của mình thì thình lình làm rơi xuống một bức thự Nhặt lên xem thì là thư của Thạch gửi cho nàng ngày trước. Những thư từ ấy nàng đã đọc thuộc lòng và nhớ đem theo như là bùa hộ mệnh. Tuy vậy nàng cũng giở ra xem có ý tìm một lời úy lạo; trong thư có mấy giòng chữ rắn rỏi như vầy:

"Hà nội, ngàỵ....

Em Nga,

Chỉ còn có hai tuần nữa thì đã đến nghỉ hè, hai ta lại sẽ gần gụi nhaụ Anh cũng nóng lòng lắm, càng gần đến ngày đó bao nhiêu lại càng mong cho mau đến. Lại thêm trời ngoài này rất oi ả, ngồi trong phòng mà cũng như bị thiêu đốt. Anh nghĩ lại sự hiếu học của anh nó đã làm cho ta xa cách nhau lâu lắm rồị Có khi anh buồn, anh chán, anh bỗng tưởng đến em mà lại vui vẻ dùi màị Kể ra như thế thì cũng khí hèn, nhưng đối với em anh phải thành thực mà nói: nếu sự học của anh sau này mà thành tựu thì em vẫn có công rất nhiềụ Mấy bức thư em đã cho anh trải qua lắm thời khắc vô giá ở đời vậỵ

Anh có mua một ít thứ nữ trang mà anh cho là đẹp, để hôm nào về sẽ mang lại tặng em. Chờ đến ngày đó, anh cầu trời phù hộ cho em mạnh giỏị

Thạch".

"T.B - Hôm nào về anh ở nhà lâu lắm cũng chừng giăm ba hôm là sẽ đến thăm em ngay".

Đọc xong bức thư, bỗng Nga chạnh, bỗng Nga khóc sụt sùị Những lời vàng ngọc ấy khiến nàng ảo não, bủn rủn tứ chị Nàng không thể nào quên Thạch được. Phải, về phương diện tình ái, cuộc đời nàng đến đó có thể cho là kết cục rồi, kết cục để cho nàng được chung thủy với người yêụ

Vậy mà sau khi nghĩ đến Thạch thì nàng lại nghĩ đến Trang, cái hình ảnh của hai người ấy đã không thể rời nhau ra, thành thử Nga như bị giành giựt giữa hai mối tình cú mớị

Vì thế Nga muốn dứt đi với Trang cho rảnh, nhưng sợ không đủ sức, nàng liền tính làm cho chàng cũng phải tự tìm cách dứt lấỵ Nàng vẫn biết làm thế là Trang khổ sở lắm, song ấy lại là cái kế độc nhất có thể giúp nàng giữ vẹn được lời hứạ Một cớ khác nữa là Nga có ý thử Trang để xem va sau khi bị mình ruồng rẫy thì sẽ đối phó ra thế nàọ

Cho nên chiều hôm sau gặp Trang, nàng cố giữ một cái thái độ rất lạnh lùng tỏ cho người thiếu niên biết trước rằng không thể hy vọng gì nữạ Trong khi ăn hàu, nàng đã hơi nao núng, tưởng chừng không chống chọi nổi với sự cảm xúc nó rào rạt bên lòng. Nhưng khoảnh khắc, nàng lại tự chủ được ngay, thấy Trang nhận lời Oánh đi dự cuộc chợ đêm thì nàng quả quyết từ chối vì thật lòng nàng cũng không muốn đi chút nàọ

Tối hôm ấy lại chẳng may có ông Tham Hồng và ông Cửu Bạch cùng cô con gái là cô Trà đến chơi; khách ngỏ ý muốn rủ Oánh cùng đi xem chợ. Trà, một cô gái mới, lại nhất định mời cho được Ngạ Nàng ban đầu cũng thối thác, nhưng Trà lại dai như đỉa không chịu buông tha:

- Tôi mới đến hầu thăm chị lần này là lần đầu, chỉ thỉnh cầu có một chuyện mà chị cứ chối từ, chị Tư tệ quá!

Mọi người thấy thế đều nói vào, Nga kém vế phải ưng chịụ Trà lại bắt nàng có bao nhiêu quần áo đều lấy cả ra xem. Cô ta chọn cái gì tốt nhất theo ý kiến mình thì ép Nga mặc vào như một người chị em thân thiết đã lui tới trong nhà từ lâu lắm. Trà tự tiện lựa chọn các mầu, bảo bỏ cái áo này ra, mặc cái kia vào, lại khiến Nga xây quanh cho cô ta ngắm nghía từng tí một. Nga không buồn cãi lẫy gì, bảo sao nghe vậỵ

Thật tình Trà không phải muốn đóng cái vai mụ mối cho Hồng làm gì. Trái lại nàng cũng không tưởng rằng trang điểm vào cho Nga như thế có lẽ làm cho mình phải chịu bề kém sút đị Chẳng qua vì bản tính nàng hay ưa tìm những cái đẹp trong sự phục sức, cho dẫu sự phục sức ấy nó không quan hệ đến nàng. Trà gặp Nga thì liền muốn cho bạn có những cái sở thích của mình. Nàng chẳng cần tự hỏi không biết làm thế Nga có vui lòng theo ý mình không.

Nga thì mỗi mỗi chìu ý cô khách lạ lùng, chuyên chế ấỵ Đến khi ra đi nàng cũng như bị lôi kéo theo người ta thôị Bấy giờ nàng chỉ để ý tìm một người là Trang. Suốt cả buổi chợ đêm chẳng thấy mặt chàng thì Nga tưởng tượng người thiếu niên đang căm giận mình và bỗng nghe phập phồng như đã sẩy tay làm hư hỏng một việc gì trọng đại.
Diễm Dương Trang
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương kết