watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Như Tiếng Chuông Ngân-Chương 2 - tác giả Phương Oanh Phương Oanh

Phương Oanh

Chương 2

Tác giả: Phương Oanh

Phòng bà Thanh vẫn còn sáng đèn. Hôm nay bà không đan và cũng không xuống ngồi cùng cô như mọi hôm. Phúc rón rén đến gần và gõ nhẹ vào cánh cửa im ỉm:
- Mẹ Ơi.
- Gì đó Phúc?
Giọng nói quen thuộc vang lên, Phúc thấy lòng mình dịu lại. Thật ra từ trước đến giờ cô có quen cãi nhau với ai đâu, cả mẹ cô cũng thế. Trong tình huống vừa rồi, nếu là mẹ. Người sẽ phản ứng như thế nào đây nhỉ? Chắc không quá quắt như mình. Phúc thấy hình như cô đang ân hận. Phúc không thích cái cảm giác day dứt khi nghĩ về điều mình đã làm.
- Con học bài xong chưa?
- Dạ rồi. Mẹ mệt hả mẹ?
- Không có gì đâu
- Con vào được không?
- Mẹ lên giường rồi. Mẹ uống thuốc nên hơi buồn ngủ. Con về phòng đi.
Phúc muốn xin mẹ đến nhà Nguyên nhưng sợ mẹ lại lo lắng, lại thôi. Vòng sang sau nhà, Phúc thấy anh Đen, vừa thấy Phúc, anh bỏ thằng cu Tỉn xuống, lật đật chạy lại:
- Bà gọi tôi à?
- Không, mẹ tôi ngủ rồi. Tôi muốn ra ngoài thị trấn một chút.
- Đợi tôi một chút. Tôi thay áo rồi chở cô đi.
- Không. Anh dắt xe ra dùm. Tôi sẽ tự đi.
Anh Đẹn trố mắt:
- Đường xa, trời lại tối như vậy. Làm sao cô đi một mình được. Thế bà có biết cô đi như thế này không?
Phúc phải mất một lúc thuyết phục, anh Đẹn mới chịu dắt xe ra, sau khi đã dặn dò đủ điều. Thực tế có gì đáng sợ như anh nói đâu. Đường làng hơi tối một chút nhưng vẫn có người qua lại. Chiếc xe bị lật úp hôm trước đã có người kéo đi , để lại mấy súc gỗ lớn chất hai bên đường. Chạy hết ba con dốc đã thấy thị trấn. Lác đác hai bên đường là mấy quán café nhạc thật lớn và khá đông khách. Trước nhà Nguyên, xe xếp thành một hàng dài. Phúc không nghĩ lại đông người đến thế . Nhờ một đứa bé vào nhà gọi giúp, còn lại một mình, cô loay hoay vuốt lại mái tóc rối bời của mình. Chờ không lâu đã thấy giọng Nguyên reo vui:
- Nguyên chờ mãi, cứ sợ Phúc không đến. Phúc cứ để xe ở ngoài đi sẽ có người trông hộ.
Vũ Phúc khoát tay:
- Tôi trốn ra ngoài nên không thể ở lại lâu. Xin lỗi nha, tôi đem đến cho Nguyên cái này.
Rút chiếc khăn quàng trên cổ trao cho anh. Rồi trước anh mắt ngỡ ngàng xúc dộng của Nguyên, cô thấy bối rối và sau đó là bực mình với chính mình. Phải chi cô cứ cầm nó trên tay hay nói vài lời thì hay hơn không. Đển khỏa lấp, Phúc hấp tấp nói
- Mẹ tôi đan thứ này nhiều lắm, dùng hoài không hết . Tôi đem tặng Nguyên một cái.
Gương mặt anh cứng lại. Nét cười hay hay ban nãy biến mất. Thay vào đó là sự gượng gạo, như vị khách bị chặn ngay trước cửa vậy. Phúc trân người chịu đựng. Đáng đời mày Phúc ơi, ai biểu bốc đồng làm chi không biết. Quay sang nơi khác để tránh ánh mắt của Nguyên, nhưng cuối cùng cô phải tự nhủ. Trong trường hợp này làm kẻ bạn trận chắc dễ chịu hơn:
- Đây là chiếc khăn tôi thích nhất đấy. Hy vọng Nguyên cũng vậy.
Nói xong Phúc bỗng thấy ghét mình thậm tệ. Đồ hèn.
- Nguyên rất vui vì món quà của Phúc. Cảm ơn.
Không thể nán lại lâu hơn vì cảm giác xấu hổ bò ngoằn nghèo trên mặt. Phúc nói:
- Tôi phải về đây. Chúc Nguyên may mắn nhé.
- Cho phép Nguyên đưa Phúc nhẹ Vội vàng như thế này Nguyên chẳng biết nói với Phúc điều gì. Không dám giữ Phúc lại nhưng trước ngày đi Nguyên mong được gặp riêng Phúc một lần.
Phúc đẩy tay Nguyên ra, sự bạo dạn của anh làm cô khó chịu. Chẳng lẽ với vị trí là người ở lại, cô phải an ủi một kẻ may mắn như anh. Có vẻ như anh biến chuyện ra đi thành cái cớ để ép người khác không từ chối được mình. Với Phúc, điều này là không thể. Nó không hợp lý và cô cũng không để bất cứ ai tạo áp lực với mình.
- Nguyên đừng giận nhá. Thành thật mà nói tôi không thích cái khộng khí ủy mị này. Nó không thích hợp với tôi và Nguyên. Tuần sau tôi thi rồi. Tôi nghĩ mình không có dịp gặp nhau trước ngày Nguyên đi đâu.
Những từ "Không" của cô làm Nguyên tối cả mặt. Anh phân trần:
- Dường như Phúc hiểu lầm Nguyên chuyện gì đó. Nguyên có thể phân trần được không?
- Tôi nghĩ...
- Nguyên ơi.
Ba Nguyên bước ra và nheo mắt nhìn quanh. Phúc giục:
- Nguyên vào đi.
Chẳng để Nguyên kịp phản ứng. Cô lên xe và phóng thật nhanh. Càng gần đến nhà, tiếng xe càng kêu thật tọ Sợ mẹ thức giấc nên Phúc tắt máy từ xạ Cô vừa dừng trước cổng thì chiếc xe chạy sau nãy giờ cũng trờ đến:
- Anh Nguyên.
Anh cuống quít xua tay:
- Để Phúc đi một mình tôi thấy lo lắm. Thôi Phúc vào đi. Nguyên đi về đây.
Sự ân cần của anh gợi một cảm giác rất quen thuộc trong cộ Từ lúc còn bé, nó đã luôn xuất hiện mỗi khi Phúc nhìn thấy những đứa trẻ khác được cha mẹ chúng yêu thương trìu mến. Cô bàng hoàng nhận ra từ sau thẳm tậm hồn, cô luôn khao khát điều đó một cách mãnh liệt. Phát hiện này làm Phúc choáng váng. Cô thấy không thể xoa dịu nổi. Sự im lặng của Phúc được Nguyên hiểu theo một cách khác. Anh nhẹ nhàng nói:
- Nguyên xin lỗi vì hành động ban nãy. Không hiểu sao Nguyên lại làm vậy nữa. Phúc tha lỗi cho Nguyên nhé.
Phúc cố nở một nụ cười, mà dường như sự gượng gạo đã làm cho nó đặc quánh lại:
- Tôi cũng muốn xin lỗi Nguyên vì tâm trạng hôm nay không được tốt lắm. Để vài hôm nữa tôi xuống trường lấy số báo danh. Nếu Nguyên thích thì mình có thể gặp nhau.
Niềm vui như muốn vỡ ra trong mắt Nguyên, nhưng anh cố nén lại sợ cô phật ý. Phản ứng tích cực của Nguyên làm Phúc thất vọng. Chán thật, cô cũng không sao hiểu nổi mình.
Chờ cho Nguyên đi khỏi. Phúc mới lững thững dắt xe vô nhà. Lúc cúi xuống mở cổng, qua khóe mắt, cô đã trông thấy một đống thù lù ngồi ở chiếc ghế đặt ở góc sân. Vì lúc này các phòng đầu đóng cửa, ánh sáng không hắt ra nổi khoảng không ấy nên nó tối đen. Mặc dù vậy không khó khăn lắm để nhận ra, hắn đã nhận ra cô từ trước . Mặc kệ, Phúc thản nhiên lướt qua:
- Cô thường ra ngoài thế này lắm sao?
Phúc đứng lại nhưng vẫn không thèm nhìn kẻ phá bĩnh.
- Chỉ vì tôi không giật mình à?
Hắn tiến lại gần. Với khoảng cách này cô có thể nhìn thấy những khoảng mờ mờ trên gương mặt hắn. Xoạt tay vào túi quần, hắn nòi bằng giọng ngạo nghễ:
- Cô đừng dùng cách này để lẩn tránh câu hỏi của tôi, nhìn cô không thiếu tự tin đến vậy.
Có vẻ như anh ta cho mình cái quyền được hạch sách, không sao, cô sẽ trả hắn về đúng vị trí của mình. Phúc quay lại cười nhạt:
-Tôi không lẩn tránh đâu. Tôi có một câu trả lời và một câu giải thích. Anh muốn nghe cái nào trước?
Hắn nhún vai:
- Theo đúng trình tự, tôi muốn nghe câu trả lời trước.
Phúc chậm rãi một cách cố ý:
- Tôi không thường xuyên ra ngoài vào giờ này.
Hắn nhếch mép:
- Vậy còn câu giải thích.
- Tôi không giật mình khi trông thấy anh bởi vì không dễ dàng bị dọa nạt bởi một thứ người không ra người, ma không ra ma ấy.
Chẳng có phản ứng nào trên gương mặt bí ẩn đó. Nhưng Phúc biết thừa biết hắn hoàn toàn không như vẻ bề ngoài mà hắn thể hiện đâu.
- Mẹ cô có biết cô gặp gỡ bạn trai như thế này không?
- Không.
- Có vẻ như bà ấy không dành nhiều thời gian cho cô lắm.
Vũ Phúc gật gù:
- Về điểm này thì tôi phải chịu thua anh. Xem ra bác ấy dành nhiều thời gian cho anh lắm. Điều đó thể hiện qua cách đặt câu hỏi của anh, nó không giống một người đàn ông.
Hắn cúi xuống gương mặt cô:
- Cô ăn miếng trả miếng cũng không tồi . Nhưng tôi muốn biết thực chất bên trong nó là cái gì.
Dù thấp hơn rất nhiều, Vũ Phúc vẫn giữ cho mình đứng thẳng:
- Tôi e rằng anh không có đủ thời gian để làm việc đó.
Hắn ngửa cổ cười lớn:
- Với tôi, thời gian là thứ dư dả nhất và để làm điều này, tôi không ngại hoang phí nó đâu.
- Vậy chúc anh thành công.
Phúc bỗng giật mình vì tiếng ho của mẹ. Dù chỉ một thoáng nhưng hắn cũng nhận ra. Bắt gặp tia tinh quái lướt qua mắt hắn, không để hắn có dịp tận dụng cơ hội này, Phúc xoay lưng vào nhà nhưng cố bước thong thả từng bước một.
- Ừm khoan đã. - Hắn dừng lại một lúc, giống như các võ sĩ quan sát trước khi quyết định đánh knock- Out một đối thủ vậy. - Hãy cẩn thận, nút áo trước ngực cộ bị sứt, tôi nghĩ cô sẽ khó giải thích với mẹ cô vì điều này đấy.
Phúc ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì ác cảm của anh ta dành cho mình. Nó lớn đến nỗi hắn không ngại thốt ra những lời trâng tráo ấy. Sự ngạc nhiên đè bẹp luôn cảm giác xấu hổ trong cộ Nếu anh ta không nói rõ từng lời có thể Phúc nghĩ mình đã nghe lầm. Hắn tin rằng cái sự "ăn trả miếng" của cô không thể sánh bằng hắn. Điều này hiện rõ trên gương mặt rất đẹp ấy. Phúc cười nhạt. Phải nói rõ cho hắn biết cảm giác của một người lớn khi nói với đứa con nít điều cấm kỵ này.
- À có gì đâu. Nó là kết quả của sự cuồng nhiệt mà anh ấy dành cho tôi mỗi khi chúng tôi gặp nhau đấy mà. Chẳng lẽ anh chưa từng làm điều này với một cô gái sao?
Phúc hả hê bước vào nhà, lần này là bỏ đi thật. Bỏ lại đằng sau hắn đứng trơ ra với bộ mặt của một đứa con nít vừa bị dọa một trận khiếp vía.
Sự xuất hiện của hai vị khách hôm nọ là cột mốc quan trọng trong cuộc đời Vũ Phúc. Kể từ ngày ấy mẹ cô không còn gắng gượng như trước được nữa. Như một gốc tiêu bị bứng mất nọc, bà quỵ xuống. Bà Thanh bị bệnh đã lâu. Giờ đây cô biết lý do những lần vắng mặt như định kỳ của bà. Nỗi buồn như nhát dao nghiến vào tim Phúc. Với tính cách kỳ lạ, điều bà không chia sẻ với cô điều này trong suốt thời gian dài cũng không khó giải thích . Phúc hiểu mình không vô tình vì nếu mẹ muốn giấu thì cô không thể khám phá ra nổi. Nghĩ như thế có vẻ Phúc đang tự an ủi mình vậy. Trong mắt cô, lúc nào bà Thanh cũng là một người mạnh mẽ, một người được đúc bằng thép, không gì có thể quật ngã nổi. Có phải vì muốn mọi người nghĩ về mình như thế nên cô đã gán ghép ý nghĩ này cho người mà mình yêu thương nhất không.
Vũ Phúc đã từng khao khát được gần gũi mẹ và cuối cùng cô đã được toại nguyện. Thời gian đầu bà Thanh không cho cô chăm sóc với lý do cô phải học, phải thị Chỉ sau khi đột quỵ, bà mới đồng ý cho gắn một cái chuông nhỏ để gọi khi cần. Nhưng cho đến lúc mất, số lần bà sử dụng chỉ trên đầu ngón taỵ Mỗi tối sau khi học bài xong, Phúc đến bên mẹ và ngồi ở đấy rất lâu. Cô quan sát nét mặt xanh xao của mẹ. Bà Thanh có nét đẹp cổ điển rất ưa nhìn. Sóng mũi thẳng, chiếc miệng nhỏ, hai lúm đồng tiền lún sâu trên má nhưng ít khi nào được trông thấy. Có vẻ như bà không biết mình đẹp hay chính tự bà không quan tâm đến nó. Và dường như chính sự thờ ơ này mà thượng đế không còn hào phóng trên cô.
Thường khi Phúc đến mẹ cô đã ngủ hoặc chìm vào cơn mệ Nếu không nhìn vào gương mặt gầy đét ấy có lẽ ít ai biết bà đang bệnh. Bà luôn bình tĩnh trước những cơn đau đớn. Luôn cắn răng chịu đựng. Các ngón tay nắm chặt lại , toàn thân run bần bật và toàn thân đẫm mồ hôi nhưng mẹ cô không hề than lấy một tiếng. Nỗi đau đớn chỉ làm chủ được thân xác bà. Phúc có cảm giác chính vì bực tức điều này nên chúng quay lại ngày một thường xuyên hơn. Lúc mẹ cô đối phó với chúng, Phúc cũng oằn người chịu đựng. Đôi lúc cô ước mình được chết đi cho xong.
Thời gian sau này ít khi bà Thanh được tỉnh táo. Giây phúc hiếm hoi ấy ngày càng ngắn lại dần. Những phút hiếm hoi ấy Phúc chỉ mong muốn người nói với cô một điều gì nhưng bà chỉ nhìn cô im lặng. Rồi cái ngày đáng sợ nhất cũng đến.
Hôm ấy mưa rất tọ Trước cơn giận điên cuồng của trời đất, bầu trời vật vã với bộ mặt tím bầm. Trong căn phòng nhỏ, nơi mà tiếng gió rít nghe rõ mồn một, bà Thanh trút hơi thở cuối cùng sau một giây còn tỉnh táo trước đó . Bà đã thật sự rời bỏ đứa con gái duy nhất của mình một cách nhẹ nhàng. Nước mắt chảy tràn trên gương mặt Phúc với nỗi đau xé lòng , và điều cuối cùng cô nhận thấy là: mẹ không hài lòng. Phải, bà không hài lòng khi thấy cô khóc dù với bất cứ lý do gì. Ngay cả lúc này cũng vậy.
Vũ Phúc không biết mình ngồi đó bao lâu. Bên ngoài mưa vẫn ầm ầm... Gió vặn mình gào thét trên những thân cây tơi tả. Nhưng trong này cô bồng bềnh như đang ở chân không với căn phòng trống rỗng, ngôi nhà trống rỗng và sáng mai nó sẽ sụp đổ xuống như cuộc đời không còn mẹ của cộ Phúc nhìn đồng hồ nhưng không còn khái niệm về thời gian. Nó đã ngừng tồn tại từ hồi mẹ cô ốm nặng. Gió vẫn đập vào hai bên cửa sổ. Ngoài kia hai con chim sẻ đảo liên hồi trên hai đôi cánh bé xíu, mong manh. Tiếng kêu tuyệt vọng vang lên , đồng vọng niềm đau khắc khoải trong tim Phúc và cô tin rằng nó sẽ ngự trị mãi nơi này. Những ngày sau đó, như là một người nào khác. Vũ Phúc đến nhà thờ thưa chuyện với mục sư, bàn bạc với những người làm tang lễ. Tiếp đón những người quen biết và không quen biết. Phúc cố nén nỗi đau bằng vẻ bình tĩnh gây kinh ngạc. Chỉ khác là lần này cô không còn tâm trí để quan sát phản ứng của những người xung quanh. Phúc như người đã chết. Chỉ còn hiện diện bằng cái vỏ bề ngoài trống rỗng. Những thứ bên trong, trừ nỗi đau đớn duy nhất hiện hữu như tấm vải liệm trùm kín thân xác cô, còn lại đã bị cơn bão đêm đó cuốn phăng đi mất.
Bà Thanh được chôn ở khu đồi cạnh nhà. Hôm ấy trời bỗng nhiên tạnh hẳn sau mấy ngày mưa tơi tả. Cây cối sau trận bão bầm dập đêm qua giờ cố vươn mình lên tắm trong ánh nắng rực rỡ , hào phóng của đất trời. Cây trúc bách diệp trên mộ xòe tán rộng như muốn ôm lấy khu vuông đấ rộng màu đỏ thắm. Vũ Phúc đứng đó, đôi mắt ráo hoảnh. Trong giờ phút ấy cô tin rằng mình sẽ chẳng còn biết đến niềm vui nỗi buồn nữa. Viễn cảnh trong suốt quãng đời còn lại không được gặp mẹ nữa làm cô run rẩy, dật dờ như chiếcc bóng. Lướt qua đám đông đang đứng cạnh mình. Họ nghiệm trang và trầm mặc quá. Chỉ có tiếng khóc ồ ồ của anh Đẹn, người đàn ông trong nhà mà mấy bữa nay rũ rượi như xác chết, giúp Phúc nhận ra rằng đây là thực tại chứ không phải giấc mơ kình hoàng cô đã gặp mỗi đêm. Chạm phải cái nhìn đầy ái ngại của Trường. Phúc quay đi. Bác Hương và Trường là hai người đến sớm nhất. Mặc dù cô không nhớ là mình đã báo tin cho họ. Phúc nhớ đến ánh mắt sợ hãi, thái độ đề phòng của hai người dành cho mẹ cô lần đầu tiên mà cảm thấy xa lạ, thậm chí ác cảm với họ. Thêm vào đó sự xuất hiện tức khắc, gần như là ngay sau khi mẹ cô qua đời. giống như là cả hai đã đứng ở ngay ngoài cửa chờ sẵn làm cô vừa có cảm giác họ bí ẩn lẫn đáng sợ. Phúc chua xót nhận ra rằng mình đã huyền hoặc chính mình.
Cô chưa bao giờ mạnh mẽ cả. Không còn mẹ, Phúc cô độc, yếu đuối, sợ hãi, như con thú bị thương. Vũ Phúc muốn tìm nơi trú ẩn. Nhưng cô đã tự ép mình hành động với sự can đảm mà cô không cảm thấy đủ. Phúc thầm cầu xin thượng đế. Con không còn đứng nổi nữa rồi, xin người phù hộ cho con.Tang lễ kết thúc, mọi người nấn ná một chút, nói vài lời tiễn biệt rồi về. Bác Hương cũng vậy, Phúc thấy mẹ con họ nói từ giã nhau ngoài sân. Cô biết lý do tại sao Trường không về cùng mẹ. Anh muốn thu xếp và cùng đi với cô trong vài hôm tới chứ không đợi tới gần sát ngày thị Như lời mẹ dặn, Phúc sẽ đến ở nhà bác Hương trong suốt thởi gian học đại học.
Vũ Phúc đậu Ngoại Thương từ hai năm trước. Vì mẹ bệnh nên cô xin bảo lưu kết quả học. Phúc nhớ bà đã không hài lòng về điều này. Đây cũng là lần đầu tiên Phúc làm trái ý bà. Giờ sang năm thứ ba, thời hạn bảo lưu đã hết. Muốn vào trường cô lại phải khăn gói đi thị Những lúc tỉnh táo bà Thanh cứ nhắc mãi chuyện học hành của Phúc. Cô hứa nhưng vẫn còn chần chừ vì chưa muốn xa mẹ vào lúc này. Giờ đây sự chần chừ ấy không còn giá trị nữa. Bằng sự ra đi của mình, bà đã quyết định thay cộ Sau bữa ăn chiều, bữa ăn dài nhất trong đời. Phúc lê bước về căn phòng nhỏ. Chiếc đồng hồ quả lắc vang lên từng tiếng chuông dài buồn bã. Tấm rèm cửa màu cỏ úa rung lên từng hồi. Cô cố không nhìn vào chiếc ghế bành quen thuộc đặt ở góc phòng. Đã lâu rồi mẹ cô không còn đến đây nữa. Nhưng hôm nay trong không khí trầm mặc chờ đợi này, Phúc có cảm tưởng chỉ cần xô nhẹ cửa mẹ sẽ bước vào. Cô mơ hồ nhìn thấy dáng mẹ nghiêng nghiêng. tắt đèn, Phúc ngồi trong bóng tối và lắng nghe mọi tiếng động bên ngoài. Thời gian chầm chậm trôi đi, cô không còn đủ sức để đếm xem đồng hồ điểm bao nhiêu tiếng nữa. Úp mặt vào mặt bàn lạnh giá. Vũ Phúc thiếp đi.
Trong sự im lặng đó, ánh sáng của một ngày mới rụt rè bò vào. Nó yếu ớt đến nỗi chỉ đủ để cho mọi thứ trong phòng trở nên mờ mờ. Có tiếng xô nhẹ vào cửa, cô bật dậy rồi gọi lên thảng thốt:
- Mẹ Ơi!
Không phải mẹ. Một dáng người cao lớn. Một khuôn mặt đàn ông với giọng nói trầm trầm:
- Cô ngồi đây cả đêm sao?
Vũ Phúc nhắm mắt lại, xoa nhẹ vào trán:
- Anh đến đây tìm tôi à?
- Tôi có chuyện muốn bàn với cô nhưng tôi nghĩ lúc này chưa thích hợp lắm.
Phúc sửa lại dáng ngồi:
- Tôi không sao. Anh nói đi.
Trường lắc đầu:
- Tôi biết cô là người có nghị lực. Thậm chí tôi thán phục nó. Nhưng tôi không thể nói điều gì với một gương mặt tái xanh, bơ phờ vì mệt mỏi và thiếu ngủ này. Tốt hơn là cô nên về phòng ngủ một chút đi.
Vũ Phúc đứng lên:
- Anh chờ ngoài sân nhé. Tôi rửa mặt rồi sẽ vào ngay.
- Dù sao tôi cũng nán lại hết ngày hôm naỵ Nói bây giờ hay chậm thêm một chút cũng không khác biệt gì. Cô không cần phải khẩn trương như vậy trừ khi cô chán nhìn thấy tôi quanh quẩn trong căn nhà này.
Phúc cười nhạt. Gương mặt tái xanh hay bơ phờ của cô cũng không làm giảm ác cảm trong giọng nói của Trường.
- Tôi còn rất nhiều việc phải làm. Anh đừng lì, tôi sẽ hiểu được những gì anh nói.
- Cô đã muốn vậy thì tôi không dám ép.
Những điều Trường nói không ngoài suy nghĩ của Phúc. Anh đưa ra nhiều lý do để thuyết phục cô rời khỏi nhà càng sớm càng tốt. Lý do của anh rất chắc chắn, không tìm thấy một sự vô lý nào nhưng vì lý trí quá nện nó hơi tàn nhẫn. Lúc Trường bảo anh muốn cô có sự chuẩn bị chu đáo để không bỏ lỡ kỳ thi này, Phúc thấy hình như Trường sợ thời gian cô lưu lại nhà anh kéo dài thì đúng hơn.Thật lòng Phúc không ghét. Cô chỉ ngạc nhiên vì cái ác cảm kỳ lạ, thể hiện qua cái cách Trường cư xử với mình. Nó nhắc cô nên giữ khoảng cách cần thiết, và trong chừng mực nào đó phải đối phó với nó. Giờ đây mẹ đặt cô vào hoàn cảnh này, cô lại càng phải làm thế.
Cuối cùng Trường phải nhượng bộ và mãi đến hôm nay Vũ Phúc mới rời nhà bằng chuyến xe đêm.Trời chạng vạng tối, vợ chồng anh Đẹn và mấy đứa nhỏ đùm túm ra tận bến xe. Tiếng thút thít của chị và vẻ mặt buồn buồn của anh Đẹn làm Phúc buồn nẫu ruột. Thằng cu Tủn mân mê dái tai chán rồi ngụ gục trên vai cộ Chân nó đung đưa theo nhịp bước. Con bé Mỵ khều mẹ:
- Mẹ bồng em đi, cô Phúc mệt rồi đó.
- Cô không mệt đâu. Để mẹ bế em Tỉn, chắc cu cậu mỏi chân lắm rồi.
Thằng bé vung tay:
- Con không mỏi. Con đưa cô Phúc đi xa ơi là xa.
Vũ Phúc cuối xuống xoa đầu thằng bé và nghe mắt mình cay xè. Anh Đẹn dặn dò:
- Cô nhớ giữ gìn sức khỏe. Nhà cửa, vườn tược đã có tôi trông coi. Cô không phải lo gì hết.
Trao thằng cu Tủn cho chị, Phúc nhắc:
- Anh cũng đừng quên những lời tôi dặn đấy nhé, để chị và mấy đứa nhỏ ở hẳn ngoài này, khỏi mất công tới lui nữa. Đầu năm học, nhớ cho mấy đứa nhỏ đến trường.
Trời lất phất mưa, anh Đẹn giục cô lên xe. Con bé Mỵ cứ vẫy tay gọi "cô Phúc, cô Phúc" và đứng mãi ở đấy. Xe chạy một khoảng xa Phúc mới dám ngoái lại nhìn. Họ chỉ còn là những cái chấm nhỏ xíu mờ mịt trong mưa. Bắt đầu từ bây giờ gia đình ấy trở thành những người thân duy nhất của cô.
Xe chạy rất nhanh, hàng cây đen kịt hai bên đường lùi vùn vụt về phía sau. Phúc nhớ năm đầu tiên lên thành phố thi đại học, cô đã nhìn ngắm những thứ này với cảm giác háo hức khó tả. Giờ đây chuyện đó dường như đã xảy ra lâu lắm rồi. Xe đang đi vào một thị trấn nhỏ sáng đèn. Nhà cửa, hàng quán san sát nhau. Mưa rất nặng hạt, mặc dù đã co lại để tránh nhưng cô vẫn bị chúng phun lớp bụi lạnh buốt vào người. Kéo cửa xuống, nhìn những vệt mưa ngoằn ngoèo chảy trên tấm kính cáu bẩn, Phúc liên tưởng đến gương mặt nhòe nhoẹt nước mắt. Áp tay vào bên trong mặt kính, cô nghe hơi lạnh thấm qua từng ngón gầy guộc, run rẩy. Sự đau đớn, mất mát giờ đây như những giọt mưa nặng trĩu, loang loáng ngoài kia. Dấu ấn mà chúng để lại trong tâm hồn Phúc là những vệt loang lổ, mọi bàn tay chìa ra trong lúc này chỉ như áp vào phía trong mặt kính, không thể nào chạm đến nó được. Chiếc xe lao về phía trước. Nơi ấy bóng đêm, là một khối đen kịt. Mọi người chung quanh vẫn cứ lắc lư và thiu thiu ngủ.
Xe vào bến. Trời đã sáng tỏ và hừng hửng ngắn. Nhớ lời Trường dặn, Phúc vất vả vượt qua vòng vây nhưng người bán hàng, xe ôm, xích lô để đón chiếc taxi đậu ngoài bến. Vẻ ái ngại trược sự mệt mỏi, nhếch nhác của vị khách mở hàng hiện rõ trên gương mặt của người tài xế. Chìa cho ông mẩu giấy ghi địa chỉ, Phúc tựa lưng vào thành ghế và nhắm mắt lại. Suốt đêm qua không hề chợp mắt, cả người cô giờ đây ngầy ngật, bồng bềnh như không có trọng lượng.
Xe dừng lại trước ngôi biệt thự có chiếc cổng màu xanh nhạt. Giống như những căn nhà khác trong cái thành phố chật hẹp và đông đúc này, ngôi nhà co lại với lối khiến trúc thiên về chiều cao. Cảm giác ngột ngạt tăng lên khi Phúc thò tay vào chiếc cửa nhỏ, không, nó giống cái lỗ tò vò hơn, để bấm chuông. Âm thanh không vọng lại, nó như rơi tõm vào một nơi xa ngái nào đó. Chờ khá lâu, cô dợm bấm thêm lần nữa thì từ trong cái lỗ to vò ấy hiện ra hai con mắt cùng vơi giọng chậm rãi, Phúc đoán là của một người giúp việc lớn tuổi:
- Cô tìm ai?
Chỉ cần nghe qua tên, lạp tức cánh cổng được mở rộng. Bà mang giúp giỏ hành lý, Phúc xách chiếc túi nhỏ đựng ít quà. Băng qua lối đi hẹp vì hai bên đặt đầy các chậu kiểng, cô nhận ra chúng toàn là là nhưng cây thuốc nam: khuynh diệp, ngũ trảo, đinh lăng, ngái cứu, kim thất, bạc hà v.v.. Phúc ngắt một lá khuynh diệp, vò trong tay, và lắng nghe mùi thơm nồng của nó lan nhè nhẹ trong không khí . Nhà có vườn, đó là vuông đất hình chữ U vòng hai bên hông ra tận phía sau nhà, không thể nào lớn như nơi cô ở nhưng chắc khá hiếm hoi ở thành phố này.
Bác Hương đón Phúc ở chân cầu thang. Kín đáo liếc nhìn đồng hồ: đã hơn tám giờ rồi, nhưng dường như cô vừa đánh thức bà dậy. Chào Phúc bằng nụ cười rất nhẹ, bà dịu dàng:
- Chúng tôi có ý trông cháu mấy hôm naỵ Cháu đi đường có vất vả lắm không?
- Dạ vì đi xa không quen nên cháu thấy hơi mệt a.
Xoay qua người giúp việc đang đứng cạnh, bà giới thiệu:
- Đây là dì Lê, dì ấy sẽ giúp cháu mang hành lý lên phòng. Cháu rửa mặt rồi nghỉ ngơi một chút, sau đó ăn sáng cùng với bác. Thường buổi sáng cháu thích ăn gì?
- Dạ buổi sáng mẹ cháu không dùng gì cả. Người chỉ uống sữa nên cháu ăn qua loa ở căn tin trường.
- Mẹ cháu có những thói quen kéo dài suốt mấy chục năm vẫn không đổi. Về phần mình, bác rất thích duy trì nhưng bữa ăn gia đình, điều này giúp mọi người có thời gian gặp gỡ và trò chuyện với nhau. Từ nay cháu sẽ ăn sáng đàng hoàng tại nhà. Cháu thích ăn gì cứ nói với dì Lê, dì ấy nấu ăn giỏi lắm.
Phú không hiểu có phải mình nhạy cảm quá không, nhưng qua cách nói, cô có cảm giác bác ấy không thích mẹ cô chút nào. Tại sao mẹ lại muốn mình đến đây và tại sao bác Hương lại đồng ý?
- Phòng cháu ở trên tầng một, cháu lên xem đi. Hy vọng cháu sẽ thích nó. Bao giờ bữa sáng chuẩn bị xong, bác sẽ gọi.
Vũ Phúc lễ phép:
- Lúc nãy ở trạm cuối cháu đã ăn một hcút. Nếu bác cho phép, cháu muốn ở lại phòng sắp xếp lại hành lý và nghỉ ngơi. Cháu thấy hơi mệt.
Mắt bác Hương nhìn cô rất lạ:
- Bác quên là cháu đã phải ngồi cả đêm trên xe. Đôi khi giấc ngủ còn quan trọng hơn cả bữa ăn. Cháu đi nghỉ đi.
- Dạ.
Vừa đặt chân lên bậc thang đầu tiên, Phúc đã nghe bác Hương gọi theo:
- Phúc này, bác muốn cháu xem đây là nhà của mình và cháu được quyền làm những việc mà cháu thích.
- Cảm ơn bác.
Lần này trong giọng nói của bác ẩn chứa điều gì rất khó giải thích. Dường như phải khó khăn lắm bác mới thốt ra được. Không được tự nhiên lắm, hơi run run thì phải, nhưng nói làm Phúc cảm động vì cô biết ít ra bách đã nói thật lòng.
Căn phòng dành cho cô rất đẹp với lối trang trí dành cho trẻ con. Nó khá rộng, có cửa sổ nhìn ra vườn. Màu vàng, trắng được chọn làm chủ đạo. Phúc nhìn chiếc giường thấp, hộp giường uốn thành hình cánh quạt lại khá cao, trang trí thêm chiếc gương hình quả táo trông rất vui mắt. Drap màu vàng in hình các con thú nhỏ nhỏ, xinh xắn. Trên trường treo bức tranh rất dễ thương. Phúc không khỏi mỉm cười với hình ảnh cô bé với bó hoa cúc rơi vãi trên tay và chiếc quần trễ xuống tận mông.
- Cô có muốn tôi xếp quần áo vào tủ không?
Phúc giật mình quay lại:
- Dạ không, cháu sẽ tự làm lấy.
- Cô có cần gì thêm không?
- Cám ơn dì, lúc nào cần cháu sẽ nhờ dì giúp.
- Vậy tôi đi nhé.
Khép của phòng lại, cô rút bộ quần áo trong túi xách. Nó hơi nhàu một chút nhưng không sao. Nhà vệ sinh rất rộng. Bồn tắm trang bị máy massage, vì không biết cách sử dụng nên Phúc dùng vòi sen. Nước mát làm cô thấy khỏe và nhẹ cả người. Không chờ tóc khô, Phúc ngã trên giường và ngủ ngay tức khắc. Đây là giấc ngủ dài, bình yên đầu tiên dễ từ ngay mẹ cô mất. Không có những cơn các mộng nặng nề trùm kín toàn thân đến ngạt thở. Phúc chỉ thức giấc khi có tiếng gõ nhẹ vào cửa. Liếc nhìn đồng hồ: gần một giờ rồi.
- Bà bảo mang bữa trưa đến cho cộ Cô mệt nên dùng thức ăn loãng cho nhẹ người. Dùng xong cô cứ để ngoài hành lang, tôi sẽ mang xuống.
Trên mâm chỉ bày vỏn vẹn chiếc thố nhỏ, vừa đủ hai chén soup. Rất ngon nhưng quá ít so với dạ dày của Phúc. Chắc do sáng nay cô đã dùng quá nhiều từ "qua loa" tai hại khi nói đến việc ăn uống với bác Hương. Nếu lúc nào cũng qua loa như vậy thì mình sẽ thế nào nhỉ? Mặc cho chiếc dạ day háu ăn càu nhàu, Phúc uống thêm ly nước rồi nằm ôm gối nghĩ lẩn thẩn. Một lúc sau, cô lại thiếp đi.
Lần này không chờ ai đánh thức, Phúc đã sẵn sàng cho bữa ăn chiều vào lúc sau giờ. Cô chọn cho mình chiếc áo lụa màu trắng, có thêu nhưng bông hoa nhỏ ở bâu, và chiếc váy xòe màu đen, trông tươm tất nhưng không quá trịnh trọng. Có lẽ nó thích hợp với bữa ăn tối đầu tiên của cô trong khung cảnh sang trọng như ở đây. Phúc nhớ đến mẹ, và biết ơn bà về điều này. Khi Phúc còn rất nhỏ, bà Thanh đã luôn quan tâm đến trang phục, và thị hiếu của bà thế hiện rất rõ qua cách ăn mặc của cộ Bà chuộng màu sáng, thiết kế đơn giản, hài hòa nhưng lồng vào đó là vẻ sang trọng rất tinh tế. Phúc nhớ mình đã rất khác với nhưng người chung quanh. Về sau, mẹ cô không còn đích thân làm công việc này nữa nhưng bà luôn đế mắt đến và giúp cô định cho mình một thẩm mỹ riêng theo khuynh hướng đó. Chẳng lẽ mẹ biết trước sẽ có ngày cô rời xa ngôi làng bé nhỏ, đìu hiu ấy để đến cái nơi xa sang trọng và xa lạ này?
Vũ Phúc bước xuống lầu và nhìng thấy vẻ bối rối trong mắt bác Hương. Dường như bác không nghĩ cô sẽ xuống nhà và phá vỡ bữa ăn ấm cúng đang diễn ra giữa hai mẹ con bác. Lướt mắt sang Trường, anh cũng đang nhìn sững vào cộ Có vẻ như họ chưa sẵn sàng tiếp đón nhân vật mới mày. Sau một giây im lặng, bác Hương mau mắn:
- Cháu xuống đây thì tốt quá. Sợ cháu còn mệt nên bác bảo dì Lê chuẩn bị thức ăn mang lên phòng. Cháu ngồi đi. Cứ tự nhiên như ở nhà nhé.
Bà giục người giúp việc mang thêm thức ăn. Trường hỏi thăm qua loa về chuyến đi vừa rồi và kỳ thi đại học sắp tới của cộ Dường như đã hài lòng với sự quan tâm đầy tính hình thức đó, anh quay sang trò chuyện với bác Hương. Phúc im lặng lắng nghe đối thoại của hai người. Nó khác xa không khí trầm mặc trong các bữa ăn của mẹ con cô.
Nếu ở bà Thanh sự lạnh lùng, khép kín là điều lạ thì ở bác Hương sự quan tâm, âu yếm dành cho con trai lồ lộ ra ngoài, với cô, lại càng lạ hơn. Nó có điều gì đó không bình thường. Nhìn bà săn đón, dùng từ này là thích hợp hơn cả, từng ý nghĩ, từng cử chỉ của Trường để đáp lại, để vồn vã, để tán thưởng. Phúc nghĩ chắc mệt mỏii lắm vì người ta chỉ có thể làm điều này trong khoảng thời gian nhất định với những người mà họ cho là cần thiết, chứ ai dùng cách này với người thân trong gia đình mà lại là con trai của mình nữa chứ. Nó phô trương và cường điệu như đang đóng kịch vậy. Nhưng khi nhìn vào vẻ bình thường trên gương mặt Trường thì cô lại nghĩ khác, có lẽ bác Hương luôn luôn như thế thật. Dù không phải là người ủy mị, nhưng sự kém tinh tế của bác ấy gieo vào lòng cô, một người vừa mất mẹ, những cảm xúc lẫn lộn: oán giận, buồn bã, tủi thân, khó chịu v.v...
Dù rất đói nhưng Phúc cũng chỉ ăn hết chén thì buông đũa. Bác Hương kêu lên:
- Sao cháu ăn ít thế? Thức ăn không vừa miệng à? Hay bác bảo dì Lê làm món khác cho cháu?
Hơi ngượng vì sự vồn vập này, cô muốn trả lời đại khái cho xong chuyện nhưng nhớ đến bữa ăn qua loa hồi trưa nên không dám.
- Vì cháu vẫn còn mệt, thường thì cháu không ăn ít thế đâu ạ.
- Cháu phải ăn nhiều một chút, cháu hơi gầy đấy. Hay cháu ăn thêm chén canh nhé. Canh bí đỏ hầm đậu xanh mát lắm.
Phúc lễ phép lắc đầu:
- Dạ không, cháu đủ rồi.
- Vẫn con món tráng miệng đấy, để bác gọi dì Lê mang ra.
Nếu như thái độ trước đó của bác Hương là thật thì có vẻ như bác đã nhận ra mình vô tình quá. Còn nếu như đóng kịch thì bác nhìn thấy khán giả duy nhất đã ngấm đòn nên vội vã làm điều gì đó để bù lại. Miệng Phúc chợt đắng ngắt vì ý nghĩ này. Cô đứng lên và có cảm giác cơ mặt mình trơ cứng.
- Cháu không ăn. Cháu xin phép ra ngoài một chút ạ !
- Thôi được cháu đi đi.
Không nhìn ai cả, Phúc máy móc bước ra ngoài. Ánh sánng từ dãy đèn mắc ở hành lang không len qua được tàn lá um tùm, dầy đặc nên khu vườn hơi tối. Những thân cây thẳng đuột chỉ rung rinh lấy lệ, chẳng có nổi tiến xào xạc. Ở đây mọi thứ đều xa lạ và khô khan quá. Đến cỏ cũng chẳng đọng giọt sương nào để làm ướt chân Phúc.
- Cô thấy nơi đây thế nào?
Quái thật, lần nào hắn cũng xuất hiện từ phía sau và vào lúc không ngờ nhất.
- Tôi vẫn chưa có ấn tượng gì về nó.
Phúc biết Trường đang tiến đến gần vì giọng anh sát bên tai.
- Cô thích căn phòng đó chứ?
- Tôi rất thích.
- Nó là của em tôi đấy, nhưng nó chết rồi. Chết khi còn rất trẻ.
Phúc quay lại nhìn thẳng vào Trường. Cô không tin người ta có thể nói về cái chết của người thân bằng một giọng đắc ý đến thế. Tệ hơn nữa là dùng em mình để dọa người khác. Phúc nhếch môi:
- Vậy à?
- Cô không sợ sao?
- Sao lại sợ? Hơn bao giờ hết, đây là lúc tôi muốn liên hệ với thế giới tâm linh ấy mà. Biết đâu cô ấy chẳng đã gặp mẹ tôi.
Trường xoa cằm:
- Tôi rất được muốn biết thật ra cô có can đảm như vẻ bề ngoài mà cô thể hiện không.
Phúc cười nhạt:
- Bây giờ tôi mới hiểu tại sao có lần anh bảo anh rất dư thời gian để tìm hiểu tôi. Anh đã biết trước tôi sẽ đến nơi này. Sao lúc đó anh không nói với tôi?
Trường nhún vai:
- Nói làm gì khi mà trước sau gì thì cô cũng biết. Bây giờ tôi sẽ nói nhưng điều cô chưa biết đây. Đó là cách cô cư xử với người khác. Không phải tôi lên mặt dạy dỗ nhưng tôi nghĩ có một số điều cô nên tránh khi giao tiếp vơi người chung quanh, nhất là mẹ tôi và đây cũng là cái được gọi là "nhập gia tùy tục". Thứ nhất...
Trường chậm rãi nói từng câu và kết thúc ở điều thứ sáu. Anh cao giọng:
- Tôi biết mình hơi đường đột, nhưng thời gian cô lưu lại đây không phải là ngắn nên chúng ta cần phải tìm giải pháp để dung hòa nhau. Cô có hiểu những gì tôi vừa nói không?
Phúc biết trong mắt Trường, cô là người có tình cách khập khiễng và qua cách nói của anh, cả mẹ cô cũng thế. Nhưng điều giáo huấn vừa rồi chỉ thích hợp với một đứa trẻ hư hỏng, cần dạy bảo đến nơi đến chốn, hay tệ hơn nữa nó dành cho những người không hề biết đến cái được cái gọi là giáo dục. Phúc có thể phớt lờ mặc người ta nói gì vẻ mình nhưng xúc phạm đến phạm đến mẹ cô thì không. Dù vậy, Phúc vẫn không để Trường nhìn thấy tay cô run lên vì giận:
- Tôi nghĩ rằng Buôn Ma Thuộc chỉ cách xa thành phố này mấy trăm cây số về mặt địa lý, anh không thể lấy khoảng cách đó để đo lường sự giáo dục và nhận thức ở người khác.
Trường khoát tay:
- Ý tôi không phải thế, cô...
- Ý anh thế nào anh vừa nói rất rõ. Tôi không biết là có những hạn chế trong cuộc sống riêng của tôi. Tôi không quen được người khác bảo ban phải làm thế nọ thế kia trừ mẹ tôi. Và tôi nghĩ rằng trong chừng mực nào đó tôi vẫn ứng xử như một người có giáo dục. Có thể mẹ tôi thấp bé hơn mẹ anh về mặt ngoại hình, lại ngắn ngủi hơn bác ấy về tuổi tác nhưng điều đó không có nghĩa là những gì tôi nhận được từ bà kém hơn những gì anh nhận được từ mẹ anh.
- Khi nghe một sự thật, lúc nào cô cũng phản ứn thế này à?
Phúc khô khan:
- Phản ứng của tôi có gì không đúng mực?
- Không, cô rất bản lĩnh. Hiếm ai có được điều này ở lứa tuổi như cô.
- Vậy anh nghĩ tôi sẽ thế nào khi lắng nghe sự thật mà anh vừa đúc kết, sau khi săm soi người khác qua cái lăng kinh đầy dẫy những thành kiến theo kiểu cha truyền con nối ấy. Sở dĩ tôi phải nói thế vì không có cách nào lý giải được tại sao anh ác cảm với tôi đến vậy. Anh muốn có một giải pháp dung hòa phải không? Để tôi nói anh nghe quan điểm của tôi: nếu anh nghĩ anh dùng cách này để đẩy tôi đi khỏi nơi đây thì anh lầm. Tôi sẽ không bao giờ làm điều đó đâu trừ khi mẹ tôi sống dậy và bảo rằng người muốn thế.
Trường lạnh lùng:
- Bà không nói tại sao cô phải đến đây à? Cô có muốn nghe tôi nói lý do không?
Như con thú nhìn thấy cái bẫy của người thợ săn, cô cẩn thận đi vòng qua nó:
- Không, mẹ tôi đã không nói, có nghĩa là với bà điều không cần thiết.
- Chẳng lẽ chưa bao giờ cô tự đặt câu hỏi?
- Có chứ, tôi tự hỏi: tại sao anh lại chấp nhận đề nghị của mẹ tôi trong khi thật lòng anh không muốn thế?
Trường nhìn xoáy vào Phúc:
- Câu trả lời rất đơn giản: chúng tôi lo nỡ từ chối ý nguyện cuối cùng của một người biết mình sắp chết.
Giọng nói trịch thượng, đầy vẻ ban ơn của Trường khi nhắc đến bà Thanh làm cơn giận ngùn ngụt bốc lên như lớp dung nham nóng rót vào lý trí của Phúc và thiêu đốt nó. Cô bật cười khan:
- Thật à? Nhưng nhìn bề ngoài không giống như cách anh vừa nói đâu, có vẻ như anh thich đặt vòng hào quang lên cái mà anh cho là nghĩ cử ấy.
- Vậy theo cô thực chất nó là cái gì?
Ở Trường có một vẻ gì đó của người thợ săn đã dồn được con mồi vào bẫy, muốn chờn vờn thêm một chút để chứng tỏ bán lĩnh của mình. Còn Phúc như con bò đang điên tiết vì tấm vải màu đỏ phất phơ trước mặt như trêu ngươi, chỉ còn biết gầm lên và điên cuồng lao đến. Trong tâm tạng ấy cô đã bật thành lời những ý nghĩ không hề có trong đâu chỉ vài giây trước đó:
- Anh không nỡ từ chối à? Thế mà tôi lại thấy anh phải ép lòng làm điều ấy vì một sự sợ hãi nào đó, giống như một người bị buộc trả nợ vậy.
Quai hàm Trường cứng lại, đôi mắt không còn ánh lên vẻ giễu cợt. Thay vào đó là những tia giận dữ phóng thẳng vào mặt Phúc. Tưởng chừmng như sự sắc bén của nó có thể cắt cô ra làm nhiều mảnh:
- Ra là thế. Bây giờ tôi đã hiểu tại sao cô lại chọn cho mình lối hành xử ấy. Cô tự cho răng mình là người đi đòi nợ phải không?
- Vậy anh hãy cho tôi biết tôi sai ở điểm nào đi?
- Tôi không làm điều ngu ngốc đó đâu. Và nếu tôi là cô, tôi cũng sẽ không nói những lời vừa rồi. Nó chẳng có lợi cho cô chút nào. Nhưng có một điều tôi có thể nói với cô là trước khi ra đòn hãy chắc chắn rằng mình đã học cách chịu đòn.
Trường quay lưng bỏ đi sau khi buông thõng từng tiếng với vẻ chán chường:
- Xét cho cùng cô chỉ là một bản sao, lại là một bản sao không hoàn chỉnh. Điểm đặc biệt là cô đã thừa hưởng ở bà ấy những điều mà tôi ghét nhất.
Lần này nó không còn là những cái khua nhè nhẹ trên mặt nước mà là những tảng đá lớn được ném mạnh xuống tận đáy hồ. Cám giác buồn bã, cô đơn, giận dữ như những đợt sóng cuồn cuộn muốn nhấn chìm Phúc. Cố cưỡng lại điều ấy cô cười nhạt:
- Vậy thì thật không may cho anh, đó lại là những điều mà tôi thích nhất đấy.
Trường không ngoái lại, anh thong thả đi vào nhà. Phúc đứng rơ ra đó, lòng ngổn ngang bao ý nghĩ nhưng trên hết là cảm giác sợ hãi. Cô sợ ngôi nhà xa lạ này và những người bí ẩn trong ấy. Họ không ưa cổ Họ đối phó với vổ Phúc đang ngụy trang mình bằng những thứ mà cô có thể. Nhưng kéo dài được bao lâu, cô hoàn toàn không biết. CÓ chiếc lá nào vô tình rơi ngay trên lối đi, mặc dù đã cố gượng nhưng nó vẫn vỡ vụn dưới chân Phúc. Tiếng rốp khô lạnh lọt thỏm vào không gian mênh mông nhưng dư âm của nó lại vang vang như dội từ đáy giếng sâu thẳm. Có cái gì đó đang đổ vỡ trong cộ Úp mặt vào tay, bất giác Phúc gọi khẽ mà nghe lòng mình thổn thức "mẹ Ơi".
~*~
Phúc cố len lỏi qua đám đông dày đặt trước cổng trường. Mồ hôi túa ra ướt đẫm cả mái tóc và lưng áo. Từng gương mặt lướt qua và phần lớn đọng lại trong cô là vẻ buồn bã, cay đắng, chán chường hiện rõ mồn một không lẫn vào đâu được. Đàng kia còn có người đứng khóc tức tưởi. Phúc ái ngại nhìn những đường vằn vện trên gương mặt khá xinh. Vài người xúm lại an ủi. Cô nghĩ thầm, mình may thật. Ồ không, phải nói rằng không tệ chút nào mới đúng chứ.
Với tâm tạng vui vẻ nên dù con đường trước mặt bị nắng rang lên phơi bờ lưng khô cong, bỏng rãy chẳng còn làm Phúc ngại. Lúc này gió đã hong khô tóc và lưng áo cộ Cái thứ gió gì mà vô duyên như các loại nước đóng cái càng uống càng thấy khát. Phúc thèm cơn gió cao nguyên mát rượi, phóng khoáng, lồng lộng thổi qua các ngọn đồi đầy nắng.
Rẽ vào con đường tắt mà có lần dì Lê chỉ cho, đoạn này khá vắng nên Phúc đạp nhanh hơn. Cô vẫn không dám đi xe gắn máy vì chưa quen với đường xá đông đúc và chật hẹp như ở đâu. Dừng xe trước cổng, Phúc mới lòn tay vào thì nó đã bật mở.
- Úi, dì làm con hết cả hồn.
Dì Lê vội vã:
- Sao rồi? Đậu chứ hả con?
Sự quan tâm của dì làm Phúc cảm động.
Chưa kịp trả lời, Dì Lê đã khoát tay:
- Vào nhà đi con. Dì đi công chuyện, chiều nay di sẽ nấu gì ngon ngon để chúc mừng con.
Vũ Phúc cúi đâu giấu đôi mắt cay caỵ Dì Lê vỗ nhẹ, vào tay:
- Đóng cửa cho dì rồi vào nhà nghỉ đi. Ngủ một giấc cho lại người. Trông con phờ phạc lắm đấy.
Phúc dạ nhỏ. Chờ dì Lê quay lưng cô mới lén lén đưa tay sờ lên mắt. Đứng yên một chút đến khi cơn xúc động qua đi Phúc mới bước vào nhà bằng cửa hông. Tiếng nhạc vong ra từ phòng khách làm cô chú ý. Chẳng lẽ Trường về rồi? Hôm trước bác Hương bảo phải đến tuần sau. Vũ Phúc bước lên tam cấp và rón rén ngó vào trong. Cảnh tượng trong phòng là cô sững lại.
Thỉnh thoảnh Phúc có nhìn thấy nó trong các bộ phim hoặc đọc được trong sách nhưng cảm giác kỳ lạ khi mục kich nó tận mắt thì bây giờ cô mới biết. Trông nó đẹp và lãng mạn quá. Nó đẹp con hơn nụ hôn mà Phúc cho là kinh điển trong bộ phim "Gone with the wind" giữa hai diễn viên chính Clark Gable và Vivien Leigh. Gương mặt cô gái chỉ thấy một phần nhưng rất thanh tú với chiếc mũi thon và làn da trắng mịn như sứ. Trường đang ôm xiết chiếc eo nhỏ bé, thanh mảnh của cộ Cả hai rời nhau ra nhưng vẫn giữ khoảng cách rất gần. Vũ Phúc có thể nhìn thấu ánh mắt say đắm của họ dành cho nhau. Cô không thể tượng tượng ra nỗi Trường lại có những cử chỉ gượng nhẹ đến vậy. Có lẽ vì với cô hắn luôn trưng ra bộ mặt lạnh lùng, cao ngạo đến khó ưa. Trường đang vuốt ve gương mặt xinh đẹp ấy. Bàn tay anh từ từ di chuyển xuống cổ rồi giữ nguyên sau gáy. Trường không ngẩng lên nhưng qua khóe mắt, chao ôi, Phúc nhận ra hắn đã trông thấy cô từ trước. Phúc đờ ra trong cảm giác xấu hổ không sao diễn tả được. Cuối cùng cô hấp tấp quay lưng đi một một mạch nhưng dường như ánh mắt của hắn cứ đuổi theo châm chích sau lưng.
Như Tiếng Chuông Ngân
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9