Chương 1
Tác giả: Phương Oanh
Như thường lệ mỗi khi bước vào đây Vũ Phúc đều hướng mắt về phía cuối phòng, nơi có dãy cửa sổ treo rèm màu cỏ úa, bên dưới đặt chiếc ghế bành thật to, và bà Thanh đang ngồi đấy. Bao giờ cũng thế. Trong trí nhớ của Phúc không hề có hình ảnh nào khác ngoài những gì cô đang trông thấy. Và giống như mẹ, Vũ Phúc đến ngồi vào chỗ của mình. Bà không ngẩng lên kể từ lúc cô bước vào. Người vẫn thoăn thoắt làm việc. Phúc có cảm giác mẹ cô có thể đan chính xác đến từng mũi một mà không cần chăm chú đến vậy. Bà đã làm công việc này hàng trăm, không, phải đến hàng ngàn lần mới đúng. Nhưng lạ một điều bà chỉ đan khăn choàng cổ và lớn bé gì chỉ một kiểu duy nhất. Bà không bao giờ giải thích và cũng không hướng dẫn cô làm công việc tỉ mỉ này. Phúc rất biết ơn mẹ về điều đó.
Chiếc đồng hồ quả lắc trên tường buông ra từng tiến chuông chậm rì, uể oải. Nó già quá rồi. Dường như nó đã đứng trên đấy cả trăm năm. Mẹ hơi cựa mình, Vũ Phúc hy vọng bà sẽ nói điều gì đó nhưng bà chỉ dựa sâu hơn vào ghế rồi cắm cúi làm tiếp công việc của mình. Trước kia cô nghĩ đây là thú tiêu khiển của mẹ nhưng bây giờ Phúc nghi ngờ nhận xét của mình, chẳng lẽ tiêu khiển mà phải chăm chỉ và hối hả đến vậy.
Bà Thanh rất ít lời, cô chưa nghe bà bông đùa bao giờ. Và khi phải nói, lúc nào bà cũng chọn cách diễn đạt ngắn, gọn, chính xác. Bởi thế im lặng đối với Vũ Phúc không phải là thứ đáng sợ. Thay vào đó cô học được cách quan sát. Phúc thích thú quan sát tất cả những gì lọt vào mắt rồi gắn cho nó những suy nghĩ, những tình cảm mà cô tưởng tượng ra.
Lối sống khép kín của Bà Thanh làm cho gia đình của bà đủ làm nản lòng những người kiên nhẫn nhất. Phúc hiểu họ chỉ ngại tiếp xúc chứ không ghét bỏ vì đối với những người chung quanh mẹ cô chưa hề từ chối lời đề nghị giúp đỡ nào, nhưng thái độ lạnh nhạt của bà làm cho họ rất ngại ngần khi nghĩ đến việc phải trở lại đây lần nữa.
Kể từ khi có trí khôn và biết nhận xét, Phúc không nhớ mình được bồng bế hay âu yếm lần nào cả. Cô nhìn những đứa bạn đồng trang lứa và xoa dịu nỗi thèm khát của mình bằng cách cho rằng việc chúng được cha mẹ vuốt ve, nựng nịu thật không bình thường, thật đáng xấu hổ. Và như thế Vũ Phúc vô tình học được cách chấp nhận mọi việc theo đúng tinh thần của nhân vật chính "ẠQ chính truyện" của Lỗ Tấn.
Phúc không bao giờ so sánh mẹ cô với bất kỳ một người nào khác. Bà yêu cô theo cách của mình. Bà cho cô cuộc sống đầy đủ trong sự thiếu thốn ? Hay là có một chút thiếu thốn trong cuộc sống đầy đủ ? Cho đên bây giờ Vũ Phúc vẫn chưa tìm ra được cho mình câu trả lời chính xác. Từ trong tìm thức, cô mơ hồ nhận biết mình thiếu một cái gì đó để có được một cuộc sống tạm gọi là cân bằng chứ chưa nói đến sự hoàn chỉnh, nhưng đó là chuyện sau này. Còn bây giờ cô thấy hài lòng về những gì mình đang có.
Bà Thanh ho một tràng dài. Bà ngừng lại để thở. Mấy hôm nay trời đột ngột trở lạnh, bà choàng thêm chiếc khăn choàng màu sậm nên gương mặt bà trông xanh xao hơn. Vũ Phúc đứng dậy khép bớt cửa, rót cho bà tách trà nóng rồi rụt rè đề nghị:
- Hay hôm nay mẹ đừng đan nữa ?
- Con cứ làm công việc của mình đi, mẹ sắp xong rồi.
Phúc cố nài nỉ thêm:
- Chậm một chút cũng được mà mẹ, mình có thiếu thứ này đâu.
Bà nhìn cô, mắt ánh lên tia không hài lòng:
- Trong cuộc sống, bất kể làm chuyện gì con đều phải vạch cho mình mục tiêu, kế hoạch và cố gắng hoàn thành nó. Đó là một trong những cách giúp con rèn luyện tư duỵ Mẹ không quan tâm đến khái niệm lớn hay nhỏ trong công việc mà quan trọng nhất chính là thái độ làm việc. Mẹ nói thế con có hiểu không ?
- Dạ con hiểu ạ. Con xin lỗi mẹ.
Bao giờ cũng thế, câu chuyện giữa hai mẹ con không vượt ra khỏi những lời giáo huấn, bởi thế trước khi nói với mẹ, điều gi Phúc đều phải suy nghĩ rất lâu. Cô rất ghét cảm giác trở thành ngớ ngẩn trước mẹ mình. Bà bao giờ cũng nhanh chóng phát hiện ra điều này và biến những điều hết sức ngu ngơ, vớ vẩn, thậm chí buồn cười mà Phúc rất xấu hổ khi phải nhớ lại. Mẹ buộc cô lúc nào cũng vươn cao để nhanh chóng ngang tầm với bà. Điều này làm cho cuộc sống luôn có áp lực nhất định đối với Phúc và cũng mang đến cho cô không ít những điều thú vị. Đôi khi Phúc có cảm giác thân thể mảnh mai, yếu đuối hay ốm vặt của mình không chứa nỗi những "tư tưởng lớn" đã đi trước nó rất xa.
Kể từ khi còn bé, Phúc đã học được cách điều tiết cảm xúc. Không giận dỗi khi bị trêu ghẹo hay khiển trách, không mừng rỡ khi được khen ngợi, và cô thích thú nhìn vẻ ngạc nhiên của mọi người. Sự ngạc nhiên đánh giá mức độ thành công khi cô trình diễn gương mặt mà mình cho rằng mang đầy nét bí ẩn rất giống mẹ. Lớn hơn một chút Vũ Phúc biết phớt tỉnh trước những lời bình luận: "con bé xinh xắn nhưng trông già trước tuổi" hay "ai lại dạy con lối sống trầm mặc như nữ tu thế không". Họ không biết bà Thanh chẳng bao giờ dạy những điều mà cô thể hiện nhưng thái độc của bà như ngầm cho rằng việc Phúc không giống những đứa trẻ đồng trang lứa khác là chuyện bình thường.
- Thứ năm mày nhà mình có khách, con đi học nhớ tranh thủ về sớm nhé.
Vũ Phúc nhíu mày ra vẻ suy nghĩ trong khi cô có thể trả lời ngay mà không cần phải giả vờ như thế :
- Hôm ấy con có giờ thực hành vào tiết cuối nên không về sớm được đâu ạ.
Mẹ gật đầu:
- Mẹ dặn hờ thế thôi, con tranh thủ được thì tốt, nếu không cũng chẳng sao.
Những lần thế này Phúc đều xem như mình thu được "thắng lợi nho nhỏ" vì chẳng dễ gì được bà nhượng bộ. Me, cô rất độc đoán nhưng thường buộc được người khác vì tính hợp lý trong cách lập luận của bà nên không gây cho họ cảm giác bị áp đặt, mặc dù thực tế là như vậy. Có một điều đặc biệt, trong việc học của Phúc, bà luôn dành cho mọi sự thuận lợi, có nghĩa là cô được độc lập và bà luôn tôn trọng mọi quyết định của cộ Không dám lạm dụng nhưng Phúc thích được thế này luôn.
Khách đến nhà. Điều này không lạ, nhưng lạ Ở chỗ là ba Thanh muốn Phúc có mặt. Từ trước đến nay bà không cho cô tham gia vào những việc tương tự. Nhà Phúc cũng chẳng mấy khi có khách đến chơi, thường thì họ đến vì công việc. Các cuộc trao đổi diễn ra ngắn gọn rồi mau chóng đi đến kết thúc, nhanh đến nỗi sự hiện diện của họ không kịp gây cho cô mối bận tâm nào. Nhưng lần này thì khác. Phúc cảm nhận như vậy nhưng giống như mẹ cô, trong những trường hợp thế này câu hỏi tại sao không bao giờ được đặt ra.
- Sáng mai con nhắc anh Út sửa lại các tấm kính bị long trong phòng khách. Gió lùa thế này không khép chúng vỡ hết.
- Dạ.
Anh Út là tên bà Thanh gọi người giúp việc duy nhất trong gia đình. Vũ Phúc gọi anh là anh Đẹn như mọi người ở đây vẫn gọi thế. Anh bảo sở dỉ mình có tên như vậy là do lúc nhỏ bị sài đẹn và đau ốm quặt quẹo luôn. Thật khó tưởng tượng ra điều đó với một người thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng, quanh năm chỉ đánh độc cái quần sọt ngắn như bây giờ. Anh làm cho gia đình cô lâu lắm rồi. Mẹ của Phúc cất hẳn một gian phục phía sau vườn cho anh ở. Nghe nói nha anh rất nghèo, chẳng có nổi một cục đất chọi chim. Anh đi làm thuê từ nhỏ, lưu lạc hết nhà này sang nhà khác cho đến khi bà Thanh bảo anh về ở hẳn đây. Anh Đẹn rất giỏi lại siêng năng. Anh làm quần quật cả ngày không biết mệt. Rẫy cà phê và mấy mẩu vườn trồng bắp, tiêu, v.v... của gia đình Phúc một mình anh trông coi. Mẹ cô chỉ mướn thêm nhân công vào các mua thu hoạch hoặc thuê họ đến làm cỏ, làm nọc theo định kỳ.
Anh lấy vợ. Một cô vợ người dân tộc ở tuốt trong buôn, cách nhà Phúc hơn mười cây số. Chị ấy mỗi tuần ra thăm anh một lần để lấy gạo, mắm, muối chứ không ở hẳn lại đây. Vợ anh, chị B'Loy, vóc người nhỏ nhắn và đặc biệt với kiểu nói không dấu giọng chị nghe thánh thót như chim. Họ có với nhau đến ba đứa con. Đầu lòng là con gái, kế đến là hai thằng nhóc sinh đôi. Vũ Phúc đặt tên đứa lớn là Mỵ, còn hai thằng kia là cu Tủn cu Tỉn. Chúng dễ thương và mũm mỉm như những chú lợn con nhưng nghịch thì y như đám gặc. Mỗi lần chúng ra chơi thì dãy nhà phụ náo loạn hẳn lên. Có lần nhìn qua cửa sổ cô thấy ba đứa rón rén ra vườn vặt một quả dưa gang béo mút mít rồi lặc lè khiêng vô bếp. Chúng bỏ quả dưa còn cứng vỏ vào lu nước, chỉ độ nửa giờ sau quả dưa chín mềm, vỏ nứt toách để lộ phần ruột xốp xanh, mát lạnh. Chỉ cần một dĩa đường nhỏ và ba cái muỗng, chúng ngồi chén tì tì hết cả trái. Phúc vốn chẳng ưa cái thứ bột bột này nhưng ăn như thế cũng thấy hay hay.
Vợ anh Đẹn rất sợ bà Thanh. Chị luôn bối rối mỗi khi nói chuyện với bà làm mấy đứa trẻ cũng lấm lét theo. Mặc dù Phúc đã có gắng giải thích rằng mẹ cô tuy khó tình nhưng không khắt khe với trẻ con đến thế nhưng cũng hiếm khi chị dắt chúng ra chơi.
Đồng hồ điểm chuông thêm một lần nữa. Bên ngoài trời tối đen, chỉ có tiếng gió rít và tiếng rơi của mấy nhánh cây khô trong vườn. Bà Thanh đổi tư thế ngồi. Phúc biết mẹ sắp sửa đứng lên. Bà quấn lại cuộn len đan dở rồi đặt tất cả lên bàn. Màu vàng rực của chiếc khăn choàng làm cô chú ý. Bà chưa từng đan chiếc nào tươi đến thế. Không để ý đến cái nhìn của Phúc, mẹ cô cầm tách trà nguội ngắt đưa lên môi :
- Để con rót cho mẹ ly khác. Loại trà này hôm trước anh Đẹn mang về một ít, của mấy người trong buôn đấy mẹ. Anh Đẹn bảo nó được trồng trên rẫy cao, họ ướp và xử lý hoàn toàn thủ công nhưng con thấy mùi vị của nó ngon và lạ lắm.
Mẹ uống hết ly trà. Uống thật nhanh không có vẻ gì là thưởng thức cả. Trao chiếc tách không cho cô, bà ngắn gọn:
- Con có dùng loại này thì pha nhạt thôi.
Bà Thanh đứng lên. Người đã thấp hơn Phúc. Sở dĩ cô phát hiện ra điều này là vì bây giờ muốn nhìn thẳng vào mẹ, cô phải hạ tầm mắt xuống chút xíu. Nói thì như thế chứ thực tế ít khi Phúc dám làm việc này một cách công khai trực diện. Cô rất ngại ánh mắt của mẹ, nó có vẻ gì đó trấn áp, không khoan nhượng và hơi khắc nghiệt. Cảm giác e ngại này khó phân tích và đôi khi làm cô bực bội với chính mình.
- Con học mau lên rồi về phòng đi, đã khuya lắm rồi đấy.
- Đêm nay trời rất lạnh, mẹ nhớ mang thêm vớ nghen mẹ.
Đã ra đến cửa, bà Thanh ngoái lại nhìn đứa con duy nhất của mình. Trong tích tắc mắt bà ánh lên tia dịu dàng nhưng chỉ thoáng qua, rất nhanh. Nó nhanh đến nỗi Vũ Phúc nghĩ rằng đó là sản phẩm trí tưởng tượng của cô.
- Trước khi đi nhủ con lấy báo lèn tạm tấm cửa kính trên ấy nhé. Mai ghé đàng chợ gọi thêm chú Sáu Thiện đến sửa giúp, một mình anh Út làm không xong trong vòng một ngày đâu.
- Mẹ có cần mua gì không ạ ?
- Không. Con vào học tiếp đi.
Đó là toàn bộ những gì mà mẹ con cô nói với nhau trong này hôm naỵ Khi tiếp xúc với bà Thanh, dù không đặt ra một yêu cầu nào nhưng thái độ của bà buộc ai cũng chọn cho mình lối nói ngắn gọn để phù hợp với người đối thoại. Đôi khi Phúc nghĩ nếu ai cũng ít lời như mẹ cô thì bà Tám bán tạp hóa ở xon trên, được mệnh danh là "thông tấn xã" hay phát ngôn viên của đài "xi-en-en" (CNN) chẳng có cơ hội phát huy sở trường.
Bà Thanh đang băng qua dãy hành lang hẹp để đi về phòng. Dáng bà nhỏ nhắn, đầu luôn ngẩng cao, lưng rất thẳng. Vũ Phúc nhớ mình có đọc đâu đó một câu nói "Sự quyến rũ của bạn chính là sự bí mật trong tinh cách của bạn. Điều này làm cho bạn luôn nới mẻ vì người khách buộc phải khám phá bạn mỗi ngày" . Nếu tiêu chuẩn về sự quyến rũ chỉ có thế thì với Phúc, mẹ cô là người phụ nữ quyến rũ nhất thế giới.
~*~
Trước khi quay xe anh Đẹn quay lại hỏi Vũ Phúc lần nữa:
- Hôm nay cô học năm tiết phải không ? Có thể tôi sẽ đón muộn một chút. Tôi nói trước để cô đừng sốt ruột.
Phúc gật:
- Anh nhớ ghé chợ đón chú Sá nghen.
Chợ mà cô vừ nói là một khoảng đất trống nhỏ xíu, nói theo kiểu anh Đẹn là "đầu thừa đuôi thẹo, chó nằm ló đuôi", giáp ranh giữa hai làng. Chợ nhóm rất sớm đến khi trời sáng hẳn thì tan. Ở đây người ta bán những thu họach được từ vườn chúng vụng vặt đến tội nghiệp, nếu mang ra thị trấn cũng chẳng bỏ công. Đôi khi không bán được hàng, họ dùng nó để trao đổi vơi nhau. Tan chợ ai nấy hể hả quay về, cũng ganh gông như lúc đi, chỉ khác là ngang theo một món hàng mới, có khi là của người hàng xóm ngay cạnh nhà mình. Chợ làm cho con đường làng nhếch nhác, mỗi khi đi ngang qua đấy nó đều hợi Phúc nhớ đến câu "đìu hiu như buổi chợ chiều". Khổ nổi cái chợ này quanh năm suốt tháng cứ trưng bộ mặt "chiều" như thế, nhưng nó lại là thứ bám chặt nhất, lâu nhất trong cô.
Lúc còn bé mỗi khi được bà Thanh hứa cho ra đấy, Phúc náo nức cả ngày hôm trước. Sáng dậy thật sớm theo chân nhưng người mang hàng ra chợ. Họ vừa gánh kẽo kẹt vừa trò chuyện râm rang suốt con đường đỏ quành quạch. Như dải ruy băng, chúng uốn mình qua những khu vườn xanh um bạt ngàn chẳng trông thấy đường ranh. Những lần hiếm hoi được đi cùng mẹ như thế, Phúc để ý hầu như bà chẳng mua thứ gì, chỉ dắt cô ghé lòng vòng vào các hàng ăn quanh chợ. Dưới con mắt trẻ thơ, chợ đối với Phúc là nơi đông vui nhất, nhộn nhịp nhất. Ở đây cô được phép ăn tất cả những thứ mình thích đến no căng. Lớn lên, hàng ngày vẫn ngang qua chợ nhưng chẳng mấy khi Phúc ghé vào, dù biết đi hết một vong thì chân vẫn chưa kịp mỏi.
Vũ Phúc lững thững băng qua đường để bước vào ngôi chợ sầm uất nhất thị trấn này. Nơi đâu bán đủ các mặt hàng, đặc biệt là đặc sản địa phương dành cho khách du lịch. Len lỏi giữa các quầy hang bày tràn cả trên lối đi, Phúc chọn cho mình một chỗ ngồi thích hợp. Chị chủ quán đon đả cười qua làn khói mờ mịt rồi múc cho cô tô bánh canh nhiều ớt, nhiều thịt như thường lệ. không khí ở đây ấm hơn bên ngoài. Chung quanh Phúc mọi người đều húp sì soạp. Cô mua thêm một gói xôi để ăn vào giờ ra chơi. Không hiểu sao Phúc vẫn thấy mình gầy nhom, trong khi xét khoản ăn vặt về "lượng" thì cô không bằng mấy đứa bạn trong lớp nhưng "chất" thì hơn rất nhiều.
Phúc biết nếu ở cô có những điểm nào làm mẹ hài lòng thì chắc chắn trong đó phải có khoản ăn uống. Bà Thanh luôn khuyến khích Phúc ăn thật nhiều vì từ bé cô cứ đau ốm luôn. Lúc nào Phúc cũng sẵn sàng cho những cái gọi là ăn "trả bữa" của mẹ.
Đi ngang qua gian bán hàng lưu niệm, nhìn thấy xâu chuỗi đeo tay nhiều màu sặc sỡ rất vui mắt, Phúc ghé vào mua cho con bé Mỵ. Chọn thêm hai chiếc xe cứu hỏa cho cu Tủn, cu Tỉn, cô trả tiền rồi vào trường theo lối ngõ sau. Bên kia đường vừa nhác thấy bóng cô, Nguyên vẫy tay gọi rối rít. Vũ Phúc chỉ chỉ vào chiếc đồng hồ ở cổ tay tay ra hiệu đã trễ giờ, rồi mặc Nguyên đứng đó với chiếc giỏ đầy ắp thức ăn cô đi thẳng vào trong.
Lớp đã đông đủ. Sự xuất hiện của Phúc cũng chẳng gợi lên sự chú ý nào. Gần đến ngày thi tốt nghiệp, với sầm sập nhưng lo toan nên không khí ở đây khác hẳn. Các môn phụ đã giải quyết xong, chỉ còn tâp trung ôn các môn phải thi, lại chẳng đủ thầy cô để trám đầy các tiết trống nên học sinh tự học là chính.
Vũ Phúc nhìn quanh, học trò vùng cao đi học kể cũng lạ. Nghe nói ở Đà Lạt áo khoác bên ngoài cũng được quy định màu sắc như bộ đồng phục đến trường, nhưng khi nhìn vào đấy người ta vẫn bị màu sắc làm cho rối mắt : xanh đỏ, tím, vàng, áo len, áo gió đủ cả. Riêng cô thì vô địch về khoản khăn choàng.
Quyển vở mở ra trước mặt chỉ tạo cho Phúc vẻ bề ngoài không khác những người chung quanh, và trong chừng mục nào đấy cô có cảm giác an tâm răng mình không lãng phí thời gian, chứ thật ra đầu óc Phúc lúc này đang lan man nghĩ đến chuyện khác Cô nghĩ về Nguyên.
Nếu phải xếp loại, Vũ Phúc chẳng biết xếp Nguyên vào đâu. Không thân, không sơ, không phải bạn cũng chẳng phải là người mình có thể phớt lờ khi gặp mặt. Suốt mấy hôm nay Nguyên đến tìm cô đều lẩn tránh. Chỉ đơn giản, Phúc không thích nhiều ánh mắt dán vào và cho rằng cô cũng là một trong số những vệ tinh bao quanh nhân vật này. Nguyên nổi tiếng nhất trường theo tiêu chuẩn mà đám con gái khao nhau "đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi". Lúc Phúc chân ướt chân ráo vào lớp mười, Nguyên trên cô một lớp và học trái buổi. Dù vậy Nguyên cũng lân la đến trò chuyện với Phúc mấy lần. Chắc là để xem mặt một "tiểu thư miệt vườn" vừa đậu vào trường với số điểm tuyệt đối, hay là để làm giàu thêm bộ sưu tập gì đó của mình, theo cách nói của mấy đứa con gái lớp cô.
Vũ Phúc biết rõ cô không phải là kẻ chỉ một hai câu nói khích của người khác là có thể điều khiển được. Cũng không phải là con cáo thèm thuồng nhìn những chùm nho trên cao để rồi chắc lưỡi bảo rằng "nho còn xanh lắm". Sự thật là cô không hề thích Nguyên. Không thích là không thích. Không có ly do gì hết. Như có người thích sầu riêng, có người dù biết rõ sầu riêng rất ngọt, rất thơm nhưng vẫn không thích nó, như Phúc vậy.
Gia đình Nguyên giàu nhất nhì cái thị xã này. Nghe nói lúc trước ba Nguyên đi làm ăn buôn bán gì đó ở thành phố, lâu lâu mới ghé thăm nhà một lần. Sau này ông về hẳn đây và mở tiệm kinh doanh vàng bạc, đá quý. Tiệm vàng nhà Nguyên to lớn, bề thế nhất thị xã. Học sinh trong trường không ai là lo biết ba Nguyên. Đó là người đàn ông có cái bụng to và gương mặt đỏ nhễ ngải của một người say, mặc dù ông không uống rượu. Ông giữ chức hội trưởng hộ phụ huynh học sinh nhiều năm liền, ngay cả khi Nguyên đã tốt nghiệp như bây giờ. Điều này không lạ bởi vì ông là mạnh thường quân, người luôn móc hầu bao một cách hào phóng nhất cho các hoạt động của trường. Trong các buỗi lễ khai giảng hoặc tổng kết năm học, mặc dù nội dung thường không ngoài những lời kêu gọi đóng góp nhưng ông có cách biến bài phát biểu của mình thành "tiết mục" đặc sắc nhất, thu hút nhất nhờ lối nói khôi hài và duyên dáng rất riêng.
Mẹ Nguyên là người phụ nữ gầy yếu, mệt mỏi. Bà thường ngồi sau các tủ kinh ở tiệm kim hoàn. Ánh đèn rực rỡ nơi đây làm dãy kim loại quý sáng lấp lánh nhưng không làm thay đổi được nước da xanh lướt của một người mắc bệnh tim lâu ngày như bà. Mẹ Nguyên có gương mặt rất buồn, rất đẹp. Người ta kháo nhau Nguyên không phải là con ruột của bà, nhưng điều đồn đại tai quái ấy không làm ảnh hưởng đến gia đình mà Phúc cho rằng rất hạnh phúc này. Có lẽ họ ganh tỵ với cái may mắn mà mẹ Nguyên được hưởng khi nhìn thấy hai người đàn ông to lớn, mạnh mẽ ấy cung cúc phục vụ bà. Chuyện Nguyên hàng ngày xách giỏ ra chợ mua thức ăn hoặc ba Nguyên làm các công việc của một người nội trợ không còn là điều lạ mắt, tuy nhiên mức độ khác thường của nó không vì vậy mà mất đi trong nếp sinh hoạt và suy nghĩ của người dân ở đây.
Phúc tự hỏi Nguyên có biết khi làm các công việc "đời thường" ấy anh đã được các cô gái ghi thêm một điểm son vào danh sách dài dằng dặc những ưu điểm của mình không nhỉ? Ở cái thị xã nhỏ như cái mắt muỗi này việc Nguyên thi đậu vào trường Đại Học Y hồi năm ngoái là một sự kiện lớn làm râm ran dư luận suốt nhiều tháng liền. Tú Anh, người bị đồn là "bồ" của Nguyên, vì cả hai thường đi chung với nhau, cũng thuộc tay sừng sỏ, đậu một lúc ba trường đại học. Phúc không lạ nhân vật này vì Tú Anh thuộc trường phái thích "chơi nổi". Chị ấy chuyển đến học ở đây từ năm lớp mười một. Ngày đầu tiên Tú Anh xuất hiện ở sân trường, ai nấy đều trố mắt vì lối đi đứng rất lạ của chị. Đôi chân bước tréo qua tréo lại y như bị ai đó dùng dây nylon buộc chặt hai đầu gối với nhau vậy. Nhìn từ phía sau, "vòng ba" cứ xoay tít làm rối mắt lũ học trò tỉnh lẻ. Đám con gái trai vô duyên lớp cô bật cười hô hố "Em một bên và... mông một bên" . Tú Anh và Nguyên rất khắng khít, cả hai cùng lên thành phố một lượt nhưng lạ một điều, năm học đầu tiên chưa kết thúc Nguyên đã quay về.
Chuông hết tiết reo một hồi ngắn. Phúc cất quyển vở trước mặt, sau đó lôi ra một quyển khác cũng đặt đúng vào chỗ đấy. Lớp ồn lên một lúc rồi thôi. Chán thật không có giáo viên Phúc thấy mình lười làm sao ấy. Cô nghĩ chắc mình thuộc tuýp người cần phải có sự chăn dắt?
Cuối cùng buổi học cũng kết thúc. Vũ Phúc thong thả thu xếp tập vở. Cô ngồi nán lại một chút vì biết anh Đẹn sẽ đón trễ hơn mọi hôm. Vừa bước ra khỏi cổng trường giờ đã thưa thớt người, Phúc nghe có tiếng gọi. Không cần quay lại cũng biết ngay đó là Nguyên. Gương mặt rạng rỡ của anh khiến cô thắc mắc, chẳng lẽ gặp được mình mà Nguyên vui đến vậy?
- Mấy hôm nay Nguyên tìm Phúc mãi.
- Có việc gì à?
Nguyên rút một tấm thiệp nhỏ trong túi áo chìa cho cộ Phúc cầm lấy không cần ngó qua đã nhét ngay vào cặp. Thái độ này của Phúc làm Nguyên không an tâm nên anh vội giải thích thêm:
- Mời Phúc tối thứ năm này đến nhà Nguyên dự tiệc.
- Thứ năm hở? Ừm... hôm ấy tôi bận rồi, chắc không đến được đâu. Xin lỗi Nguyên nhé.
Mặt Nguyên buồn xo:
- Lần trước tiệc mừng Nguyên đậu đại học, Nguyên mời Phúc cũng chẳng đến.
- Tôi không cố ý làm Nguyên buồn đâu, chỉ tại tôi không thu xếp được đấy thôi. Nhưng không sao, mở tiệc có nghĩa là chuyện vui. Cho phép tôi chúc mừng ngay bây giờ vậy, được không?
- Ba Nguyên muốn Nguyên đi du học. Hồ sơ đã hoàn tất. Đầu tháng sau Nguyên đi rồi.
- Đây là chuyện đáng mừng, sao Nguyên nói về nó bằng vẻ ủ rủ vậy?
Nguyên cười nhẹ:
- Phúc cũng nhìn thấy nữa à? Vậy thì Phúc đâu đến nỗi vô tình như người ta nói.
Lạ nhỉ? Phúc cũng không hiểu Nguyên đang nói đến người ta nào nhưng thái độ của Nguyên làm cô thấy tội. Ngần ngừ một lát, Phúc quyết định:
- Hôm ấy nhà tôi có khách, tôi chỉ có thể tranh thủ được một chút nhưng chắc là hơi muộn. Tôi đến vào lúc đó có phiền gì không?
- Chỉ cần Phúc đến là quý lắm rồi.
Nhìn gương mặt tươi rói của Nguyên. Phúc chợt hiểu rằng mang đến cho đó một niềm vui cũng có nghĩa là mang đến cho mình một điều thú vị khác.
- Từ trong ấy ra đây cũng khá xa, hay để Nguyên đến đón Phúc nhé? Trời tối, Phúc lại đi một mình Nguyên thấy không an tâm.
Phúc lắc đầu:
- Nguyên đừng lo, tôi không đi một mình đâu.
Nguyên cười và hất hàm về phía sau lưng Phúc:
- Tài xế của Phúc đó hở?
Phúc cũng cười khi nhìn thấy vẻ nhớn nhác của anh Đẹn:
- Ừ, nhìn thấy anh ấy chắc là Nguyên an tâm rồi chứ? Thôi tôi về đây.
Nguyên nói nhỏ:
- Thứ năm gặp lại nhé !
Anh Đẹn ngoái lại hỏi Phúc, giọng anh lẫn vào động cơ xe rền rỉ:
- Cô chờ tôi có lâu không?
- Không. Ủa sao anh đi lối này vậy?
Anh chép miệng rầu rĩ:
- Mấy tấm kính tháo xuống hư hết trơn rồi, bà bảo thay mới toàn bộ. Từ sáng đến gời tôi chạy đến phờ cả người mà chẳng tìm được nơi nào có loại kính màu trà. Họ bảo hết hàng rồi vì màu này không còn được chuộng như trước kia. Nếu đến chỗ này mà không có nữa thì phải dặn người ta, mấy hôm sau mới có hàng. Bà bảo phải xong trước ngày thứ năm, tôi đang rầu muốn chết đây.
Mẹ đưa ra thời hạn một cách ngẫu nhiên hay những vị khách kia quan trọng đến vậy? Từ trước đến giờ người có để ai chi phối mình trong bất cứ việc gì đâu? Phúc nghĩ thầm chắc chỉ là sự trùng hợp tình cờ thôi.
- Vậy thì ngày kia anh không về thăm chị và mấy đứa nhỏ được rồi.
- Tôi cũng đang lo, vợ tôi tính tuần này mang bọn trẻ xuống đây chơi. Chắc tôi phải chạy về dưới bảo đừng lên vì nhà mình sắp có khách, tôi lại lu bu thế này, chứ có rảnh rang gì đâu.
Phúc gạt ngang:
- Cứ để chị và mấy đứa nhỏ lên chơi.
Anh nói như để phân trần nhưng ẩn vào đó là vẻ tự hào không giấu nổi:
- Lũ con của tôi nghịch như quỷ sứ vậy. Mỗi khi mang chúng ra khỏi nhà là tôi ngại lắm.
- Trẻ con phải thế chứ. Chẳng lẽ anh muốn chúng rị mọ như những ông bà lão sao?
Ngừng một chút Phúc nói thêm:
- Lúc nào rảnh anh chữa lại chiếc xe này nhé, sao nó cứ kêu phành phạch như máy cày vậy?
Anh cười lớn:
- Tôi lại sợ nó không phành phạch đấy chứ. Có lẽ do ở gần bà vợ và đàn con lúc nào miệng mồm cũng quang quác nên tôi có cảm giác thứ gì ồn ào thường khỏe hơn. Nói vậy chứ chiếc xe này tốt lắm, nó thích hợp với đường dốc quanh co, mỗi khi mưa xuống lại quánh bùn đỏ như ở đây. Mấy thứ êm ru chỉ dùng ở đường nhựa láng coóng ngào thị trấn thôi, vào đâu chịu không nỗi đâu. À, bộ bạn cô chê chiếc xe này hả?
Vũ Phúc lặng thinh, anh Đẹn cũng không chờ nghe câu trả lời. Anh chỉ hỏi thế thôi. Cô biết, anh cũng thừa hiểu một điều: cũng giống như bà Thanh, cô đâu phải là người quan tâm đến việc ai đó nghĩ gì về mình.
~*~
Phúc che miệng ngáp một cái. Cũng may tiết cuối là giờ thực hành ở phòng thí nghiêm, nếu không cô nghĩ mình sẽ rũ ra mất. Gọi là phòng thí nghiêm cho oai thứ thật ra nó chỉ là một góc của thư viện. Bọn học trò mỗi khi được xuống đấy thì thích lắm vì được đi bộ một vòng qua khoáng sân rộng. Đi chậm chạp, một cách cố tình, trong khoảng thời gian có thể chấp nhận được cũng mất hơn mười phút. Mười phút đối với một tiết học cũng không phải là ngắn. Sau này thầy Minh đề nghị xếp tiết thực hành sau giờ ra chơi hoặc đầu giờ học, có nghĩa là khi chuông reo học sinh phải có mặt ngay tại đây. Thế là chấm dứt cái trò ma mãnh ây.
Hôm nay là ngày cuối đến trường. Tuần sau thi tốt nghiệp. Nét uể oải hiện rõ lên gương mặt từng đứa một. Có ai đó càu nhàu:
- Phản ứng điều chế khí lo từ muối mình đã làm hồi học kỳ một rồi mà.
- Thật ra cũng đâu cần phải quan sát thí nghiệm rồi mô tả gì đo chi cho mệt. Tất cả đã có trong đề cương, chỉ cần học thuộc lòng là xong. Mình chỉ thi lý thuyết chứ có phải thực hành đâu nhỉ?
Học trò đúng là một lũ nhiều chuyện. Cái mày nói được phát huy một cách vô tội vạ. Chuyện gì cũng nói, lúc nào cũng nói. Giờ sinh, nói, giờ toán, nói, giờ sử, nói, Giờ sinh hoạt thì... im rụ Có tiếng "suỵt" ở cuối hàng, Vũ Phúc biết thầy đang đến. Thầy Minh còn rất trẻ. Nghe đâu thầy vừa ra trường hồi năm ngoái. Đâu tiên thầy được phân công dạy lớp 11. Năm nay chuyển lên lớp 12, lại đụng nằm môn tốt nghiệp nên thầy lo lắng cũng phải.
Các tổ bắt đầu cho dung dịch vào ống nghiệm . Ai nấy tranh nhau làm, khác hẳn thái độ thờ ơ lúc nãy. Phúc không tham gia, chỉ quan sát rồi ghi các phản ứng mà cô đã thuộc lòng vào tập. Kết thúc phần thí nghiệm, thầy Minh giở đề cương dặn dò thêm vài điều. Cả lớp hí hoáy ghi chép rồi lục tục thu dọn các thứ. Sân trương giờ đã vắng hoe.
- Các em về đi. Nhớ ôn kỹ những phần thầy lưu ý. Chúc các em làm bài tốt.
Gánh nặng thi cử làm lũ học trò già đi. Ai nấy lẳng lặng thu xếp, không ào lên như mọi lần. Vừa dợm bước ra cửa, Phúc đã nghe thiếng thầy gọi:
- Vũ Phúc.
- Dạ.
- Mấy bài tập hôm trước em đã làm xong chưa?
- Dạ rồi, chỉ có bài nhận biết các lọ mất nhãn em chưa làm được. Bài đó khó quá.
- Không khó lắm đâu. Thôi tạm gác nó sang một bên đi, thi tốt nghiệp xong, ta sẽ giải quyết tiếp. Bây giờ em đem mấy quyển sách này về, rảnh rỗi thì đọc trước. Hay lắm đấy. Nó sẽ có ích cho kỳ thi đại học sắp tới của em. Phúc có khiếu về môn này lắm. Ráng lên nhé, thầy sẽ giúp em.
Cô nhận sách, cảm ơn rồi lật đật chào thầy. Phúc phóng nhanh ra cổng. Anh Đẹn đứng chờ sẵn với gương mặt bồn chồn không dấu được vẻ sốt ruột. Khoảng đường từ trường về nhà chỉ mất có phân nửa thời gian so với thường lệ. Tới con dốc đầu tiên dẫn vô nhà, anh Đẹn dưng xe lại bảo Phúc:
- Cô đi bộ vào nhé. Tôi chạy đến đằng này một lát.
Vừa lên đến đỉnh dốc. Phúc đã gnhe tiếng khóc inh ỏi của trẻ con. Thằng cu Tủn nhảy tưng tưng trong khi con bé Mỵ đang cố sức lôi nó xền xệch về phía nhà. Trông thấy cô, nó buông tay thằng em ra chạy đến mách:
- Thằng Tủn đòi xuống kia xem chiếc xe cần câu, con không chọ Con bảo chờ ba về ba chở đi. Nó không chịu, nó khóc nãy giờ đó cô Phúc. Con không có đánh em đâu.
Phúc bước đến bế thằng cu Tủn lên. Chỉ vài tuần không gặp mà nó đã lớn thế này, bồng trĩu cả taỵ Phúc quẹo vào tiệm tạp hóa của bà Tám mua bịch kẹo. Lúc thối tiền cho cô như không kềm được, bà bảo nhỏ:
- Hôm nay nhà cô có khách đấy. Chắc là người ở thành phố xuống, trông họ sang trọng lắm. Hai người ấy ghé lại đây hỏi thăm đường. Hình như họ xuống bằng xe hơi nhưng phải đi bộ vào vì chiếc xe chở cây bị úp ngoài kia làm tắc đường.
Gương mặt kín như bưng của Phúc làm ba cụt hứng nên bà Tám quay sang nựng thằng cu Tủn giờ đã nín khe:
- Thằng bé dễ thương quá cô nhỉ? Ít được chăm sóc mà vẫn mạnh cuồi cuội thế này, chả bù với cu Bờm nhà tôi. Mfẹ nó chăm từng chút...
Đúng là không hổ danh "thông tấn xả" Phúc nghĩ thầm. May cho cô, thằng cháu mà bà vừa nhắc đến chợt khóc thét trong nhà. Bỏ dở câu chuyện, bà Tám quày quả chạy vộ Phúc không bỏ lỡ cơ hội, cô xốc vội thằng cu Tủn phóng nhanh ra đường. Trông thấy vộ dạng của Phúc con bé Mỵ đang lặc lè kiêng chiếc cặp nặng trình trịch cũng phá lên cười như nắc nẻ.
Vòng lối sau vô nhà anh Đẹn, Phúc thả thằng cu Tủn xuống đất. Cô lôi mớ đồ chơi mua hôm trước phân phát cho ba đứa trẻ rồi vòng qua phòng khách băng cửa chính. Bà Thanh nhướng mắt nhìn Phúc khắp một lượt. Dõi theo ánh mắt ấy, cô phát hiện ra bộ áo dài trên người mình đầy nhưng vệt ngang dọc như nét vẽ phong khoang của một bức tranh trừu tượng. Ở ngực áo còn tệ hơn vì họa sĩ cu Tủn đã dúi cả gương mặt vằn vện vào đấy. Vờ như không nhận ra điều này, cô vòng tay thưa mẹ một cách tự nhiên. Quay sang hai vị khách, lúc này cũng đang mở to mắt quan sát, Phúc chờ mẹ giới thiệu, nhưng bà vẫn ngồi yên, có vẻ như bà muốn để họ tự giới thiệu vậy.
Bà Tám nói đúng, trông họ rất sang trọng. Có lẽ la hai mẹ con. Bà mẹ dành cho cô cái nhìn do xét nhưng dè dặt và có phần rụt rè. Người còn lại bao dạn hơn, đôi mắt rất đen, rất to của anh ta quét lên Phúc những tia kỳ lạ, như trấn áp, như chiêm nghiệm, tìm hiểu v... v... Không phải là sự quan sát binh thường nhất là khi chúng diễn ra trong bầu không khí hoàn toàn yên lặng. Đâu phải là người dễ bị uy hiếp khi rơi vào tình huống này, cô cúi đầu bằng vẻ tự chủ:
- Chào bác, chào anh.
Một giong nói mượt mà cất lên. Thật ngạc nhiên khi nó phát ra từ người phụ nữ đã lớn tuổi như vậy:
- Con là Vũ Phúc hở? con học lớp mấy rồi nhỉ?
- Da con học lớp 12.
Bà chỉ tay vào chiếc ghế bên cạnh:
- Con ngồi xuống đây đi !
Phúc lắc đầu:
- Con xin lỗi. Con muốn vào trong thay chiếc áo này, nó vẩn quá.
Bà hơi nhăn mặt chỉ thoáng qua rất nhanh, nhưng cô cũng kịp nhìn thấy. Chẳng lẽ cách diễn đạt của mình có vấn đề? Phúc tự hỏi, đối với một người sang trong và có vẻ kiểu cách như bà, khi muốn thay áo người ta phải nói thế nào nhỉ?
- Bác sơ ý quá. Cháu cứ tự nhiên đi.
- Con xin phép.
Suốt thời gian ấy, ánh mắt của người thanh niên vẫn đóng đinh vào mặt cộ Ngay cả khi quay lưng Phúc vẫn có cảm giác nó ở ngay sau gáy mình. Cảm giác này thật không dễ chịu chút nào.
Trong bữa ăn trưa, không vì những người khách này mà bà Thanh thay đổi thói quen của mình. Phúc cũng chẳng có lý do gì để làm khác. Nên rốt lại người khó chịu nhất chắc chắn là vị khách cao tuổi. Cô thấy bà dù cố gắng cũng không giấu nỗi vẻ bồn chồn hiện rõ qua từng nét mặt, cử chỉ. Phúc có thể quan sát một cách công khai vì lúc này cô không còn là đối tượng của chàng thanh niên nữa. Anh ta đang dồn cả sự chú ý vào người phụ nữ. Rõ ràng với họ, thói quen im lặng của mẹ con cô không phải là vô hại. Điều này thể hiện qua phản ứng khác nhau trên hai gương mặt ấy. Dường như nó bị đánh đồng với sự thách đố hay đe dọa ngấm ngầm. Lúc này Phúc mới có ý thứ được rằng mình không hoàn toàn sử dụng nó như một thói quen mà là có dụng ý. Với bà Thanh thì cô không dám chắc. Trước đây Phúc nghĩ rằng im lặng có thể làm cho người khách ngạc nhiên, tò mò, bối rối, nhưng tức giận và bị xúc phạm như ở những người khách này thì chưa.
Sau bữa ăn, bà Thanh bảo con gái pha trà mang vào phòng khách. Vòng qua lối hành lang để về phòng mình, Vũ Phúc mục kích một cảnh tức cười và đầy ấn tượng. Mẹ cô đi trước, dáng nhỏ nhắn, khoan thai vẫn gương mặt trầm tĩnh, kín như bưng. Người phụ nữ, cao hơn bà cái đầu, líu ríu theo sau. Và cuối cùng là cái dáng cao lớn lừng lững. Nét căng thẳng hiện rõ trên gương mặt kiềm chế. Có vẻ như anh ta đang cố bảo vệ mẹ mình. Cả hai đều có dáng điệu của những kẻ sắp sửa đi đánh nhau.
Vũ Phúc ngã người nằm dài trên giường. Cô cố nghĩ ra nội dung câu chuyện mà họ đang nói nhưng chịu. Lăn qua lại mãi cũng chán, Phúc lấy quyển sách thầy Minh cho mượn ra hành lang ngồi đọc. Vừa lật vài trang đã thấy hai vị khách bước ra, chẳng thấy mẹ cô theo cùng. Họ đi về hướng Phúc. Lần này người thanh niên đi trước. Gương mặt không còn nét căng thẳng ban nãy. Nó sắt lại, lạnh lùng như mặt nạ. Mẹ anh bước theo sau. Vẻ thảng thốt hằn rõ trên gương mặt giờ đã tái mét như người mất hồn. Mặc dù đã co lại để nhường đường nhưng anh ta vẫn ném vào cô cái nhìn dữ dội cùng câu nói nặng trình trịch:
- Tránh ra !
Rồi cả hai lướt qua Phúc như cơn dông.
Vũ Phúc rất ngạc nhiên khi nghe mẹ cô thông báo khách sẽ lưu lại đây vài ngày. Căn phòng dành cho họ đã được chuẩn bị từ tuần trước. Nó năm đối diện với cái sân rộng, nơi dùng để phơi cà phệ Lâu rồi không có ai ở đấy.
Buổi chiều xuống thật nhanh. Cái lạnh len lỏi vào từng ngõ ngách. Bầu trời sũng nước, chìa bộ mặt nhăn nhó dọa dẫm mấy quả đồi quanh nhà. Nhớ đến vẻ yếu đuối và gương mặt xanh mét của người phụ nữ sáng nay, Phúc mở tủ lấy chiếc chăn dầy sực mùi long não, rút thêm đôi vớ và cái khăn choàng màu tím rồi mang tất cả đến phòng họ. Đón cô là gương mặt lạnh tanh như nước đá của người thanh niên. Anh ta án ngay trước cửa. Đôi mắt lầm lì nhìn Vũ Phúc không chớp. Vờ như không nhận ra vẻ khiêu khích đó, cô thản nhiên:
- Tôi mang thêm cho bác gái mấy thứ này. Buổi tối ở đây lạnh lắm.
Nhìn xoáy vào Phúc như để đo lường thiện ý, ánh mắt ấy dường như dịu xuống một chút. Trong khoảnh khắc, cô nhận ra tất cả những gì mà anh ta đang trưng ra trên gương mặt chỉ là phản ứng tự nhiên, hay nói cách khác nó là vũ khí dùng để đối phó, chứ không phải là thứ ăn sâu vào da thịt như ở mẹ cộ Dù biết nhận định trên là chủ quan, Phúc vẫn thấy có chút thất vọng. Cứ tưởng mình gặp được nhân vật đặt biệt qua thái độ gây ấn tượng sáng nay nhưng cuối cùng cũng chắng có gì ghê gớm cả.
Mãi suy nghĩ nên một lúc sau Vũ Phúc mới nhận ra anh ta vẫn còn giữ nguyên tư thế cũ. Có nghĩa là không nhường đường cũng không vó vẻ gì muốn nhận những thứ cô mang đến. Chẳng sao, Phúc nhún vai rồi quay đi. Vừa lúc đó giọng nói mượt mà cô đã nghe ban sáng cất lên:
- Ai ngoài đó vậy Trường? Phúc hả con? Vào đây đi Phúc...
Cô nghênh mặt như ngầm hỏi "Anh có nghe rõ chưa?". Rồi không quên dùng ngay câu nói của anh ta, nhưng âm điệu đã được giảm xuống đáng dễ:
- Tránh ra.
Nhận thấy với cương vị chủ nhà nếu trống không như thế thật khiếm nhả, Phúc vội định kèm "xin vui lòng" với sự chế nhạo khá cường điệu.
Anh ta nhích người sang một bên bằng vẻ miễn cưỡng. Hình như hắn quên đây là nhà của cộ Mẹ anh ngồi trên giường. Mái tóc đang chải xõa xuống vai. Nó vẫn óng ả chỉ lấm tấm vài sợi bạc. Phúc đoán bà trạc tuổi mẹ, cô nhưng gương mặt trông thanh thoát hơn. Cô lập lại câu vừa nói, không sót lấy một từ, rồi thấy buồn cười, chẳng lẽ ánh mắt của anh ta ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt của mình đến vậy sao?
- Con mang thêm cho bác mấy thứ này. Buổi tối ở đây lạnh lắm.
- Cám ơn con. Con chu đáo quá
Bà chỉ tay vào chiếc ghế kê sát giường bảo Phúc:
- Con ngồi xuống đây đi Phúc.
Không cần quay lại Phúc cũng biết anh ta đang ngồi cách mình không xạ Không hiểu vô tình hay cố ý cô lọt ngay vào tầm ngắm của hai người. Lạ nhỉ, chẳng lẽ mỗi lần bà tiếp xúc với ai anh ta đều ngồi lù lù thế này?
- Con sống ở đây có quen không Phúc?
- Thưa bác, con sinh ra và lớn lên ở đây. Con thấy lúng túng thậm chí xa lạ với khái niệm quen hay không mà bác vừa nói.
Bà khựng lại một thoáng. Rõ ràng bất ngờ vì câu trả lời của cô:
- Ừm... bác là bạn lâu năm của mẹ con nhưng không hiểu mẹ con nhiều lắm. Bác hỏi câu này nhé, nếu phải nói về mẹ, con sẽ nói thế nào nhỉ?
Dù có uyển chuyển hơn câu vừa rồi nhưng với lối đặt câu vòng vo như vầy thì Phúc không lạ. Nó giống như cách điều tra dành cho trẻ con nhưng nhắm vào người lớn và chỉ xảy ra khi không có mặt bố mẹ chúng ở đó vậy. Cô mỉm cười:
- Con thấy mẹ rất tuyệt ạ.
Bà nheo mắt:
- Mẹ cháu không thân thiện và rất ít lời, phải không?
- Điều này đâu cản trở bà trở thành người mẹ tuyệt vời ạ.
- Thật à?
- Cháu không hiểu tại sao bác có vẻ nghi ngờ điều này. Theo cháu tính cách của mỗi người không ảnh hưởng đến vai trò làm mẹ của họ.
Bà xua tay:
- Cháu hiểu lầm rồi. Thật ra bác chỉ muốn tìm hiểu cháu sống thế nào thôi. Nếu cháu ngại...
- Cháu nghĩ muốn tìm hiểu phải có nhiều câu hỏi lắm nhưng bây giờ bác cần nghỉ ngơi sau chặng đường dài đến đây. Mẹ cháu bảo bác còn lưu lại vài hôm, thong thả cháu sẽ trả lời đầy đủ các câu hỏi của bác. Cháu không ngại đâu ạ. Xin phép bác.
Vũ Phúc đứng lên nhưng nán lại một chút chờ cái gật đầu của bà rồi mới quay lưng. Bất giác cô rùng mình khi chạm phải cái nhìn giận dữ của Trường. Ánh mắt của anh ẩn chưa điều gì rất lạ. Ác cảm? Phải rồi, đúng là nó. Sự ác cảm rất phi lý, không thể có ở ngay lần đầu tiên. Chúng phải tích tụ từ lâu lắm rồi. Lạ thật, cô và anh có quen nhau đâu nhỉ? Phúc vừa đi vừa suy nghĩ lẩn thẩn. Tiếng Trường vọng từ sau lưng khi cô ra đến cửa.
- Có thế mẹ tôi không nghi ngờ như cô nói, nhưng chính tôi lại thấy nghi ngờ, chẳng lẽ người mẹ tuyệt vời ấy lại dạy cô cách cư xử thiếu lễ độ với một người đáng tuổi sinh ra cô sao?
- Tôi rất mừng là anh đã nói vì khi nói người ta sẽ giải tỏa bớt tâm trạng của mình. Tôi hy vọng anh cũng thế. - Ngưng lại một chút để lấy bình tỉnh. Phúc không muốn cho hắn thấy cơn giận đang ngùn ngụt bốc lên - Tôi tự hỏi, anh lớn hơn tôi bao nhiêu tuổi nhỉ? Năm, mười hay hai mươi, thậm chí lớn hơn thế cũng không thể giải thích nỗi việc tôi và anh hấp thụ những cách giáo dục hoàn toàn trái ngược nhau. Bỏ qua nhưng ác cảm phi lý, anh sẽ thấy ngay một điều có thổi lên từng từ cũng không thể tìm được sự thiếu lễ độ mà anh tưởng tượng ra. Tôi là chủ nhà, tôi luôn luôn giữ đúng cương vị của mình với bất cứ người khách nào, cho dù đó là người khách khiếm nhã nhất.
Cô đi thẳng ra ngoài không thèm chờ xem phản ứng của anh tạ Nhưng chắc là khá hơn vì ít ra lần này cánh cửa không bị đóng lại đánh "rầm" sau lưng Phúc nữa.