Chương 3
Tác giả: QUỲNH DAO
Cái nóng của mùa hè biến đi lúc nào không haỵ Cho đến khi vừa đấy cửa, gió lạnh ùa vào, người ta mới biết mùa thu đã đến.
Cái nông trại trên sườn đồi của ông Địch Sanh, một năm đã trôi qua mà màu xanh chưa phủ kín được màu đất đỏ. Bây giờ thì ông mới cảm thấy thất vọng. Ông nghĩ lại, hay là Văn Điệt nó nói đúng? Vùng đất ở đây nhiễm phèn quá nặng, không thích hợp cho cây cối đâm chồi. Và như vậy bao nhiều tâm huyết của ông đành phải bỏ phí cả ư? Không! Không thể như vậy được! ông Địch Sanh nghĩ. Phải thử lại lần nữa! Không thể chịu thua dễ dàng như thế.
Và ông ngồi thừ trên ghế nghĩ ngợi. Cạnh đó Văn Du đang ngồi đọc báo. Lâu lắm rồi Du mới có mặt ở nhà. Từ cái ngày lễ hỏi đến nay, Du trở nên bận rộn vô cùng. Cái hôm lễ đó, mãi đến nay ông Sanh vẫn nhớ như in. Nó rầm rộ, sôi nổi, gần như được tất cả báo chí trong thành phố đề cập đến, đều đăng cả ảnh chụp Văn Du với Mỹ Dung. Văn Du được giới thiệu như là bác sĩ trẻ xuất sắc, giỏi giắn. Khách đến dự khá chọn lọc, toàn là dân có máu mặt, giàu có. Và không phải chỉ có ông Địch Sanh hãnh diện, mà Du cũng sung sướng. Vì chỉ có một thời gian ngắn, Du đã từ một bác sĩ bình thường, nhảy toạc lên xã hội thượng lưu.
Vì vậy mà sau lễ đính hôn. Văn Du bỗng trở nên vô cùng bận rộn. Rất nhiều người có tiền của, có chút địa vị, như một thời thượng, họ đều tìm đến với chàng. Đặc biệt họ đòi cho được chàng chữa chạy. Du hiểu có được cái đó là nhờ cha con Mỹ Dung. Cái thế của họ đã đấy chàng lên đúng như điều Du dự đoán. Và từ cái bàn đạp này, Du đã được chắp cánh để nhảy cao hơn, xa hơn và nhanh hơn nữa. Du đã thành công, thành công quá mức mong đợi. Một bác sĩ mới ba mươi tuổi mà tên tuổi lẫy lừng như vậy là rất hiếm.
Nhưng Văn Du chưa hài lòng ở vị trí đó, mà Du còn muốn đi xa hơn. Xã hội bây giờ khá phức tạp, muốn thành công hơn nữa chỉ có nước đi đường tắt.
Nhưng Du rất tự tin, vì Du đã tìm được con đường thuận lợi, chàng tin là mình đang đi đúng hướng.
Đang đọc báo, Du chợt nghe cha hỏi:
- Du này, lúc này con bận lắm?
- Vâng. - Văn Du cười đáp - Mệt phờ người luôn cha ạ. Nhiều người con nào có quen biết đâu? Họ đến tự xưng là bà thứ trưởng này, con gái của ông tướng nọ. Và ai cùng đòi cho được đích thân con khám bệnh... làm con mệt thở không ra hơi.
ông Địch Sanh cười mãn nguyện:
- Đấy! Bây giờ con đã là một bác sĩ tên tuổi rồi thì phải cực thế! Con biết không, ngay khi mẹ có bầu con, cha mẹ đều khấn với trời đất mong có được một đứa con trai ưu tú. Và điều này, trời đất đã không phụ lòng cha mẹ. Du ạ! Cha rất hãnh diện vì con.
Văn Du tỏ ra khiêm tốn:
- Đâu có gì để hãnh diện. Con thấy thì... con còn phải nỗ lực hơn nữa, vì đường để đến với hành công còn cả một đoạn rất dài cha ạ.
- Sao vậy? Cha nghĩ thế này cũng đã thành công rồi - Ông Địch Sanh nhìn con khâm phục - Con biết không, cha hành nghề y cả một đời mà tên tuổi nào có được như con hôm nay? Và con nên nhớ là hiện con còn rất trẻ, mới ba mươi tuổi, nên tương lai còn rất dài.
- Vâng, con biết. Nên phải nhân cái cơ hội này mà sáng tạo sự nghiệp.
- Sự nghiệp gì nữa?
Văn Du lắc đầu:
- Cha ạ, con đã nghĩ kỹ rồi. Con không muốn suốt đời làm công cho người, mà con muốn đứng một mình một cõi riêng.
ông Địch Sanh suy nghĩ, rồi hỏi:
- à có phải là con muốn mở phòng mạch tư?
Nhưng Văn Du lắc đầu:
- Phòng mạch riêng? Với cái tên tuổi và địa vị hiện tại của con làm sao xứng? Vì vậy ý con ở đây là muốn mở một bệnh viện hoặc ít ra phải là một dưỡng đường.
- Một bệnh viện to à?
ông Địch Sanh giật mình. Văn Du có nằm mơ không? Mở một bệnh viện trong thời buổi hiện nay đâu phải là ít tiền? Nhưng ông nghe Văn Du bình thản nói.
- Vâng, phải là một bệnh viện, và theo sự dự trù của con phải có ít ra là năm tỉ đồng.
Năm tỉ đồng? Số tiền đó ở đâu rả Cả đời ông Địch Sanh, tần tiện thế mà chỉ tậu được một ngôi nhà, một trang trại thế này chưa tới trăm triệu.
ông Địch Sanh sa sầm nét mặt:
- Văn Du này, còn trẻ có nhiều tham vọng cũng không đáng trách, nhưng đừng ảo tưởng quá, sẽ dễ tạo nên trò cười cho thiên ha.
- Sao lại là trò cười? - Văn Du cười lớn - Con tuy trẻ, nhưng làm gì cũng tính toán rất kỹ. Con có mục đích của con.
- Nhưng ở đâu con có năm tỉ bạc? - Ông Địch Sanh chau mày - Có phải con nói là cha của Mỹ Dung sẽ phải hổ trợ vốn cho con? Nếu thế... cha thấy không nên...
Văn Du bỏ tờ báo xuống, bước tới ngồi cạnh cha.
- Cha hãy yên tâm. Có thế nào con cũng không để cho người ta khinh dễ con được. Con cha là một người đàn ông, một bác sĩ trí thức danh giá thì phải biết tự ái chứ? Con không để mất sỉ diện đâu.
Lời giải thích của Văn Du khiến ông Địch Sanh yên tâm, nhưng ông cũng còn thắc mắc.
- Thế kể hoạch để thực hiện cái mộng đó thế nào? Con nói cho cha nghe xem.
- Thế này nhé!
Văn Du ung dung nói:
- Con sẽ mở một cuộc lạc quyên. Lấy danh nghĩa là để xây một bệnh viện từ thiện, dành riêng cho người nghèo, làm giảm bớt sự thống khổ và bất công của xã hội.
ông Địch Sanh vỗ tay:
- Hay! Tư tưởng vĩ đại! Văn Du ạ, cha rất hãnh diện vì con.
Văn Du tiếp:
- Kế hoạch đã thảo xong. Ban bệ cũng đã được thành lập. Con nhờ cha của Mỹ Dung đứng làm chủ tịch danh dự. Còn người phụ trách toàn bộ kế hoạch như đi quyên góp, diễn thuyết, phát động phong trào... đều là con.
ông Địch Sanh gật gù. Kế hoạch thì rất haỵ Nhưng ông vẫn cảm thấy có chỗ không ổn. Bởi vì nghề chuyên môn của Văn Du là thầy thuốc chứ đâu phải luật sử Nhưng ông chỉ nói:
- Nhưng mà con làm sao có thì giờ? Con còn công việc chuyên môn của mình nữa?
- Cha à, để đạt đến mục đích thì mình cũng cần phải hy sinh một chút - Văn Du nói - Con sẽ không nghỉ cuối tuần, hạn chế thời gian giải trí... để đi vận động. Ngoài ra cha đừng quên rằng, bên cạnh con còn có cha con Mỹ Dung. Họ sẽ sử dụng mối quan hệ xã hội để quyên góp.
ông Địch Sanh gật đầu:
- Vậy thì được, thế nào rồi con cũng sẽ thành công.
- Chắc chắn là thành công chứ!
Văn Du ưỡn ngực nói:
- Sau khi có tiền xây dựng được bệnh viện thì chắc chắn con sẽ là giám đốc của bệnh viện đó và mục đích của con coi như đã thực hiện được.
Văn Điệt ngồi gần đấy nghe cha và anh nói chuyện. Chàng thấy câu chuyện chẳng liên hệ đến mình nên đứng dậy đi ra ngoài. Ông Sanh có vẻ không hài lòng, ông gọi:
- Đi đâu đấy?
- Dạ con ra ngoài vườn.
Điệt nói rồi đi thẳng ra cửa. Văn Du nhìn theo, chàng biết sắp sửa nghe cha kể lể về cái mà ông gọi là tật xấu của Điệt, nên vội vã chuyển đề tài, hỏi:
- Ồ cha, chuyện nông trại của chúng ta đã đến đâu rồi?
- Ồ! - Ông Sanh lắc đầu - Con biết đấy chúng ta là y sĩ, chỉ có thể trị bệnh cho người chứ không thể chữa chạy cho đất. Vì vậy coi như cha đã thất bại.
Văn Du nói:
- Thôi thì bỏ mặc nó đi. Chúng ta nào có phải sống nhờ vào mảnh đất này đâu?
ông Sanh lại lắc đầu:
- Nhưng mà... như điều ban nãy con vừa nói, chúng ta mỗi người đều có mục đích riêng. Và mục đích của cha là phải có một nông trại tốt đẹp, trù phú.
Văn Du nhún vai:
- Nhưng cha bỏ phí bao nhiêu công sức để rồi không thu được một kết quả gì, có phải là uổng công không?
ông Sanh cười:
- Trước kia cha chỉ nghĩ đến chuyện canh tác chứ không nghĩ đến thu hoạch. Hôm nay nghe con nói cha chợt suy nghĩ.
Văn Du hỏi:
- Thế Văn Điệt nó chắng phụ giúp gì cha ư?
- Ồ, nói đến nó mà làm gì?
Văn Du lắc đầu:
- Nếu con không bận rộn thế này thì con đã ở nhà phụ giúp cha, chứ giao khoán cho mấy ông công nhân vô học kia, thì họ có làm nên chuyện gì?
- Chỉ cần nghe con nói cha cũng đã vui. - Ông Địch Sanh nói - Cha cũng đã nghĩ rồi, để thử lần này nữa xem. Nếu khônng thành công thì cha sẽ chuyển qua làm việc khác.
Du nói:
- Con mong là lần này cha sẽ thành công.
Ra khỏi nhà nhưng Điệt chưa bỏ đi ngaỵ Nên lời nói giữa ông Sanh và Du, Điệt đều nghe hết. Có điều như đã quen rồi nên Điệt không buồn lắm, mà cái gió mát lạnh đầu thu cũng làm Điệt quên hết những phiền muộn. Điệt chậm rãi bước ra vườn. Bài vở căng thẳng, Điệt muốn khuây khỏa một chút...
Vườn nhà ngập đầy bóng tối, nhưng Điệt thấy thế này thích hợp hơn. Chàng đi dần ra phía sau nông trại. Đất bazen màu đỏ, đúng ra cũng phì nhiêu. Bằng chứng là bên nhà họ Lý, cây cỏ vẫn tốt tươi. Chỉ có bên nhà chàng. Phải chăng vì cha đã sử dụng sai công thức phân bón?
Rồi Điệt chậm rãi bước, nghĩ ngợi về những lời oán trách của chạ ánh đèn bên nhà họ Lý sáng choang. Hai nhà ở cạnh nhau mà như hai thế giới khác biệt. Bên họ Lý thì con cái muốn làm gì thì làm. Tinh Nhược và Nghi gần như những áng mây trên trời chuyển động một cách tự dọ Còn bên này... Điệt thọc tay vào túi quần. Chợt chạm phải mảnh giấy hôm trước của Nhược để lại.
"Anh Điệt - Nếu anh cảm thấy thái độ ban nãy của anh có hơi quá lố thì tôi sẵn sàng chấp nhận lời xin lỗi của anh... "
Sao lại có chuyện kỳ cục vậy? Xin lỗi? Điệt có sai bao giờ đâu mà phải xin lỗi? Điệt không hiểu. Trên đời sao lại có đứa con gái ngang ngược như Nhược. Đã quậy phá chọc ghẹo rồi còn bắt người ta phải xin lỗi. Điệt lắc đầu. Không bao giờ Điệt xin lỗi những người như vậy. Rõ là trẻ con.
Có tiếng nhạc nhẹ từ nhà họ Lý vọng quạ Không biết bản đó là bản gì, nhưng những âm thanh êm dịu kia làm lòng Điệt lay động. Và không hiểu sao Điệt lại hướng sang nhà họ Lý. Nơi góc sân chơi bóng rổ. Điệt thấy một bóng đen. Nhưng lần này không phải là Tinh Nhược mà là Nghi.
Nghi ngẩng lên nhìn thấy Điệt, cười:
- Ồ, anh Điệt. Đi dạo à? Hay kiếm Tinh Nhược?
Điệt nhìn Nghi không đáp. Bây giờ Điệt mới để ý là Nghi đang bận cho một chú chó nhỏ ăn. Một tay ăn chơi mà chịu khó nuôi chó nữa à?
Nghi như hiểu thắc mắc của Điệt, nói:
- Chó của Tinh Nhược đấy. Nó bận nghe nhạc nên nhờ tôi cho ăn giùm.
- Chó đẹp!
Điệt buột miệng nói rồi tiếp tục yên lặng. Nghi ngoại giao:
- Bạn ở miết trong nhà làm gì? Lúc nào rảnh rỗi qua đây chơi, chúng ta là bạn bè cơ mà.
Nhưng Điệt chỉ cười rồi bỏ đi về hướng nhà. Nhưng vừa bước tới cửa ngăn đã nghe thấy tiếng chân chạy theo, rồi tiếng của Tinh Nhược.
- Anh Điệt! Hãy đợi một chút! Anh sang đây tìm tôi đấy à?
Điệt lắc đầu:
- Không phải!
Nhưng Tinh Nhược vẫn cười rất ngọt:
- Vậy mà tôi tưởng anh sang đây để xin lỗi chứ? Anh Điệt, sao khi không rồi anh đuổi tôi vậy?
- Thì cô đừng thèm nhìn đến mặt tôi nữa là xong.
- Sao không? - Tinh Nhược khoát khoát tay - Chúng ta là láng giềng, không phải kẻ thù, mà là bạn đúng không? Vậy mà tôi thấy lúc nào anh cũng có thành kiến với tôi.
- Không có chuyện đó! - Điệt lạnh lùng nói - Chỉ tại tôi không thích bị quấy rầy.
- Ai quấy rầy - Tinh Nhược nói - Tôi thấy anh thật lạ lùng. Lúc nào anh cũng như một cục đá, không cười, không nói. Anh như là một người cô độc kỳ cục. Anh không thấy như vậy là đáng buồn sao?
Điệt yên lặng, Tinh Nhược tiếp:
- Tôi chỉ muốn giúp anh. Anh biết đấy, thượng đế không thích thấy trẻ tuổi mà không có niềm vui.
Điệt chợt nhìn lên giận dữ:
- Tôi không cần! cô tưởng mình là gì? Cô đâu có hơn tôi. Cô hãy đi nói lại với thượng đế cô, tôi không tin ông ấy.
Tinh Nhược tròn mắt:
- Anh...
- Thôi cô đừng quấy rầy nữa, tôi không muốn nói chuyện nhiều với cô.
Điệt nói rồi quay lưng đi về phía nhà mình. Tinh Nhược nhìn theo. Điệt thật kỳ cục. Con người thật là khó hiểu, lúc nào cũng sẵn sàng sừng sộ với người khác.
Đang lúc Tinh Nhược còn ngần ngừ nhìn theo thì Nghi và Tường Vy từ trong nhà chạy ra.
- Ồ! em làm gì đứng ngẩn ra vậy?
Tinh Nhược lắc đầu:
- Anh Điệt lại vừa giận em.
- Ủa sao vậy? Mới thấy hắn rất bình thường cơ mà?
- Anh ấy bảo tôi là tôi quấy rầy anh ấy.
Nhược bức rức, Nghi khuyên:
- Thôi mặc hắn.
- Nhưng tôi có làm gì quấy rầy đâu? Tôi chỉ khuyên nhủ. Tôi muốn là anh Điệt cũng được vui vẻ như chúng mình.
Ba người quay vào nhà. Hành vi ban nãy của Điệt làm Nhược mất vui. Nhược nói:
- Thôi, tôi về phòng.
Và không đợi phản ứng của Nghi với Vy, Nhược bỏ đi. Một lúc sau có tiếng đàn guitar vọng ra ngoài. Một bản nhạc buồn.
o0o
Đèn trong phòng giải phẫu sáng choang. Những chiếc blouse trắng ra vào tấp nập.
Một ca giải phẫu khẩn cấp. Một tai nạn xe cộ vừa mới xảy ra. Nạn nhân bị gãy chân. Những mảnh xương nhỏ nằm đầy trong thịt cần phải gắp ra.
Nạn nhân đã được đưa vào phòng giải phẫu. Tất cả đã sẵn sàng, chỉ còn thiếu bác sĩ giải phẫu.
Tiếng loa phóng thanh vang lên khắp các phòng ban:
- Xin mời bác sĩ Lê Văn Du đến ngay phòng giải phẫu số X.
Tiếng loa cứ lặp đi lặp lại. Mọi người nôn nóng chờ đợi. Rồi bác sĩ Du xuất hiện.
- Chuyện gì thế? Bệnh nhân thế nào?
Du hỏi, một bác sĩ thực tập đáp:
- Nạn nhân bị gãy chân, các mảnh xương vụn còn trong thịt cần phải giải phẫu lấy ra ngaỵ Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ bác sĩ đến là bắt đầu.
Bác sĩ Du đẩy cửa phòng giải phẫu bước vào, nhìn bệnh nhân đang nằm trên giường mổ rên rĩ, rồi hỏi:
- Thế bác sĩ Huỳnh Chấn Bình đâu?
- Ban nãy chúng tôi có tìm, nhưng bác sĩ Bình bận kiểm tra vết mổ cũ của một bệnh nhân đường ruột, nên giao ca này cho bác sĩ.
Cô y tá đứng gần đấy, rồi hỏi:
- Thưa bác sĩ mình tiến hành ngay chưa? chúng tôi cho gây mê?
- Khoan đã - Du đáp - Đợi tôi đi tìm bác sĩ Bình trước.
- Nhưng bác sĩ Bình đang bận?
Du vẫn ra lệnh cho cô y tá đứng gần đấy:
- Liên lạc điện thoại với bác sĩ Bình ngay cho tôi.
Cô y tá không dám cãi lệnh. Anh chàng bác sĩ thực tập thì nôn nóng.
- Nhưng mà bệnh nhân đau quá rồi, ông ta sắp ngất đến nơi?
Văn Du quay qua trừng mắt:
- Có giỏi thì cậu mổ đi.
Bác sĩ thực tập thở ra không dám nói tiếp. Ngay lúc đó cô y tá mang điện thoại đến.
- Da... đã liên lạc được với bác sĩ Bình.
Du vội chụp lấy ống nói. Chàng nói nhỏ gì đó với bác sĩ Bình một lúc, vẻ căng thẳng giảm bớt. Du quay sang ra lệnh cho chuyên viên gây mê.
- Bắt đầu đi.
Các cô y tá và bác sĩ thực tập bắt đầu chuẩn bị công việc. Trong khi Du vẫn đứng gần cửa trông ngóng. Và gần hai mươi phút sau, Chấn Bình với trán lấm tấm mồ hôi mới bắt đầu xuất hiện.
- Chuyện gì vậy Dủ - Bình vừa bước vào cửa vừa nhăn mặt nói - Cái chuyện giải phẫu lấy mảnh xương vụn ra. Chúng ta hợp tác qua đã nhiều lần, tại sao cậu cứ mãi cần có tôi vậy?
Du chỉ nói:
- Bệnh nhân đang chờ chúng ta, cái gì một chút nữa sẽ nói sau.
Và rõ ràng như vậy. Bệnh nhân được gây mê đang thiêm thiếp nằm chờ. Chấn Bình và Văn Du vội thay áo, mang khẩu trang, găng tay... Rồi bắt đầu làm việc. Cả hai đều có vẻ căng thẳng, nhưng mọi thứ đều được Chấn Bình khởi đầu trước. Du chỉ làm theo.
Cuộc giải phẫu chỉ hơn tiểu phẫu một chút, nên mọi thứ cũng khá đơn giản. Xương vụn được gắp ra hết, không để xót, xong vết thương được khâu lại. Bệnh nhân được đẩy ra ngoài. Chấn Bình và Văn Du bước theo sau.
- Văn Du này, lần sau không thể để chuyện này xảy ra một lần nữa nhé - Chấn Bình nghiêm túc nói - Thế này chẳng ích lợi gì. Tôi bận mà cậu cứ chần chờ đợi tôi, chỉ gây khổ cho bệnh nhân thôi.
Văn Du nói:
- Nhưng mà từ nào tới giờ, ca mổ nào cũng có hai đứa hợp tác mà?
- Từ đây về sau tôi không muốn hợp tác nữa - Chấn Bình lắc đầu nói - Chúng ta cần phải tách ra, mỗi người có phần việc của mình, thế này mất năng suất quá!
Văn Du giật mình:
- Nhưng mà hợp tác hay hơn chứ? Công việc sẽ tốt hơn.
- Đã năm năm rồi cậu còn chưa tự tin được ư? - Chấn Bình nói - Tất cả những người cùng học chung với ta, ai cũng làm việc này một cách riêng rẽ.
- Nhưng tôi thấy hợp tác dù gì cũng hay hơn - Văn Du nói, rồi chợt hỏi - Anh Bình, có phải anh bực tôi chuyện gì à?
- Không có chuyện đó, vì chúng ta đã là bạn nhau hơn mười mấy năm qua.
- Vậy thì tại sao ta lại không tiếp tục hợp tác? - Du hỏi - Anh nên nhớ là tôi đang chuẩn bị xây một bệnh viện từ thiện, mà ở đây cũng đang rất cần đến anh.
Chấn Bình lắc đầu:
- Anh phải hiểu là tôi khác anh. Tôi thích làm một bác sĩ bình thường, không vì danh lợi hơn.
- Tôi biết điều đó.
- Ngày xưa mẹ tôi cũng đã được một bác sĩ vô danh cứu thoát chết. Tôi nhớ mãi chuyện đó. Và bây giờ tôi cũng chỉ muốn là một bác sĩ thanh bần, vô vị lợi...
- Anh Bình, tôi thật không hiểu...
- Nhưng tôi thì hiểu. Càng lúc tôi càng thấy rõ là cách nghĩ và lý tưởng sống của tôi và anh khác hẳn nhau. Vì vậy có tiếp tục hợp tác với nhau, chắng có ích lợi gì.
Du có vẻ không vui.
- Có phải là anh cho rằng chuyện tôi xây nhà thương từ thiện là một chuyện vụ lợi?
- Mỗi người có một chí hướng riêng, tôi không muốn can thiệp vào chuyện riêng của anh. Nhưng với tôi thì chỉ cần tròn trách nhiệm của một y sĩ là tôi hài lòng rồi.
Họ cùng trở về văn phòng của bác sĩ Chuyên. Văn Du thăm dò:
- Tôi chẳng còn hy vọng gì để thuyết phục anh à?
- Đừng thuyết phục vô ích - Chấn Bình vừa cười vừa nói - Tôi chỉ thấy là muốn làm một thầy thuốc tốt thì phải có tinh thần độc lập. Và tôi nghĩ là... không khó khăn lắm với bạn đâu.
Văn Du tự ái:
- Dĩ nhiên là vậy, làm gì có chuyện khó khăn?
- Vậy thì tốt - Chấn Bình vỗ vai Du nói - Tôi nghĩ là với sự thông mình và khéo léo xoay sở của bạn, rồi bạn sẽ hơn cả tôi.
- Chấn Bình!
Du định nói gì đó nhưng lại thôi. Bởi vì chàng biết có thuyết phục nữa cũng vô ích. Chấn Bình đã có ý rút lui. Và cái hay nhất bây giờ là giấu kín trong lòng.
Chấn Bình đứng dậy:
- Thôi, bây giờ tôi phải trở lại kiểm tra vết mổ cũ của bệnh nhân tôi. Còn anh, anh hãy suy nghĩ kỹ xem những gì tôi nói đúng không? một bác sĩ tốt và giỏi không nên có tinh thần ỷ lại vào người khác.
Rồi Bình bỏ ra ngoài. Cánh cửa lò xo bật lại như quả bom đập mạnh vào lồng ngực Dụ "Tinh thần ỷ lại"! Rõ ràng là Chấn Bình đã nhìn rõ được tim đen của Dụ Cái yếu điểm đó sờ sờ hiện rõ trong mắt Bình. Chuyện Du sợ máu, sợ mùi thuốc mê... sợ cả những dụ cụ mổ... Bình đã biết hết. Không có gì qua mặt được hắn! Cái tinh thần ỷ lại...
Văn Du nghĩ và chợt tái mặt. Bây giờ thì Du không còn sợ chuyện Bình từ chối hợp tác, bởi vì chàng có thể nhờ một bác sĩ khác. Nhưng Du sơ... Du không muốn Bình thấy rõ nhược điểm của mình. Không được! Vì vậy có thể phá hoại cả một cơ đồ mà Du vừa xây. Mấy ngày qua, Du đã sáng chói như mặt trời mới mọc. ánh sáng rực rỡ. Vậy thì phải làm sao đây? Chắc chắn là không thể một ai che chắn, phá vỡ. Du sắp thành công và phải thành công. Du bắt đầu cảm thấy bất an. Chấn Bình tuy không nói thẳng ra, nhưng rõ là hắn đã trông thấy cả tim đen của chàng. Du sợ một ngày nào đó Bình sẽ lật tẩy, giở mặt nạ của hắn. Một trái tim vụ lợi hám danh mà bất tài. Không thể để hắn làm chuyện đó khi cờ sắp đến taỵ Nhiều người muốn đạt đến mục đích họ bất chấp thủ đoạn. Muốn thành công phải đạp đổ mọi trở ngại. Thì ta cũng vậy, đâu có gì là tàn nhẫn? Cạnh tranh xã hội mà...
Nhưng trở ngại ở đây là gì?
Chấn Bình sẽ là một nhân vật nguy hiểm. Là trở ngại. Vậy thì... Du nghĩ, mà mắt đỏ ngầu. Chàng ngồi xuống ghế. Cố trấn tĩnh, vận dụng mọi tư tưởng. Du không còn thấy Bình là bạn. Chỉ cảm thấy Chấn Bình cố tình muốn hạ nhục chàng. Một bác sĩ nội khoa mà chẳng biết giải phẫu. Có phải quá hoang đường không?
Vậy thì phải làm sao? Chỉ có nước là khử hắn thôi! Đúng rồi, phải khử hắn. Cái ý niệm đó lảng vảng rồi đọng lại. Như một quyết định không thể không thi hành.
Vấn đề ở đây là phải khử bằng cách nào, mà không để lại một chứng tích?
Và Du cứ ngồi đấy suy nghĩ. Cuối cùng chàng cũng tìm được một phương thức. Du cười nhạt.
Ngay lúc đó, tiếng chuông điện thoại reo vang.
- Alô! Ai đấy, bác sĩ Du đây.
- à, anh Du, em là Mỹ Dung đây.
Tiếng của Mỹ Dung nũng nịu ở đầu dây bên kia vọng lại làm Du bớt căng thẳng.
- Mỹ Dung đấy à? Có chuyện gì vậy em?
- Tối nay em sẽ mở tiệc ở nhà, một buổi tiệc khá đặc biệt, rất có lợi cho tương lai anh.
- Vậy à?
- Vâng. Và con một điều đặc biệt mà lúc đó mới cho anh biết - Mỹ Dung bí mật nói, Du tò mò.
- Cho biết ngay bây giờ không được à?
- Không được, anh thay áo đi rồi lại em ngay nhé.
Dung nói rồi cúp máy.
Du nhìn vào đồng hồ. Chưa đến giờ tan sở. Nhưng Du cũng không còn thiết tha lắm với công việc ở bệnh viện. Cái chức danh giám đốc đang chờ chàng.
Và Du vội thay áo đi ra ngoài. Ngang qua phòng nội khoa, chàng thấy trưởng phòng và Bình đang nói chuyện. Chợt nhiên không hiểu sao Du cúi mặt nhìn xuống. Có lẽ vì mặc cảm. Và cái ý niệm khử Bình như càng cương quyết hơn trong đầu chàng.
Du hiểu Bình là một trở ngại lớn trên con đường tiến thân của chàng. Không đẩy tảng đá đó xuống vực là Du sẽ không bao giờ trèo cao được.
Rồi Du ra bãi xe lấy xe chạy về nhà. Tiệc ở nhà Mỹ Dung, chắc chắn có những nhân vật quan trọng. Du phải ăn mặc cho phải lẽ. Gần đến nhà, Du chợt thấy Tinh Nhược. Chàng định phớt lờ, nhưng Nhược đã chận xe.
- Anh Du, dừng xe lại cho có giang đi.
Bất đắt dĩ Du phải dừng lại, nhưng nói:
- Nhanh lên, tôi đang bận lắm.
Tinh Nhược không chấp. Miễn sao có phương tiện thoải mái về nhà là được.
- Cảm ơn anh nhé! Bằng không tôi phải lội bộ về nhà, mệt chết đi được.
o0o
Lúc Văn Du đến nhà Mỹ Dung thì cô nàng đã chuẩn bị xong. Nhưng Du vẫn giả vờ hỏi:
- Anh phụ được gì cho em không?
- Không cần, bây giờ hay nhất là anh chuẩn bị một diễn văn ngắn, để một chút nói với đám đông.
- Diễn văn về đề tài gì?
- Anh quên là chúng mình đang phát động một buổi lạc quyên ư? Tối nay quan khách đến đây toàn là phu nhân của các vị tai to mặt lớn.
- Tại sao lại mời các bà?
- Anh khờ thật - Mỹ Dung nói - Kinh nghiệm cho thấy các bà lúc nào cũng thích làm chuyện từ thiện hơn là các ông, họ quyên góp cũng mạnh tay hơn.
- Vậy à?
- Vâng, và tối nay có mẹ em tham gia nữa.
Dung nói. Du phải cảm phục sự đảm đang của Dung. Chàng biết buổi dạ hội tối hôm nay thế nào rồi cũng thành công.
o0o
Khách khứa lục đục kéo đến. Phần lớn là các cô các bà với những chuỗi xoàn, những hạt kim cương lấp lánh trên cổ. Mỹ Dung, mẹ và cả Du phải quay dần giữa mọi người.
"Xin cảm ơn quý vị đã chịu nhín chút thời gian đến đây. Điều đó chứng tỏ lòng vị tha hiếu thiện của các vị rất to lớn. Tất cả chúng ta ở đây đều có cùng một mục đích, đấy là chia sẻ bớt nỗi khổ đau của xã hội, giúp đỡ những người nghèo đói khó khăn, tránh khỏi bệnh tật mà vui sống...
Tôi biết đa số các vị Ở đây đều đã từng là bệnh nhân. Các vị biết thế nào là nỗi khổ đau khi bệnh tật. Nhưng nếu chẳng có sự giúp tay của các vị thì giấc mộng kia sẽ không thực hiện được, và như vậy sẽ tội cho những bệnh nhân nghèo biết bao... "
Du nói rất nhiều. Chàng vừa dứt lời thì tiếng vỗ tay vồn vã. Mỹ Dung đứng dậy khơi mào trước.
- Để yểm trợ cho kế hoạch của bác sĩ Văn Du, tôi và mẹ tôi đồng ý đóng hai mươi triệu đồng cho việc xây dựng bệnh viện này.
Tiếng vỗ tay vang lên và lập tức những cánh tay khác đưa lên. Trong công tác từ thiện, chẳng ai chịu kém ai. Không phải chỉ thuần vì lòng thương người mà đó là sỉ diện, tự ái, là phong độ nhà giàu... Và lần lược những số tiền hai triệu, năm triệu, mười triệu được xướng lên với tên họ nhà hảo tâm. Khi màn kịch kết thúc thì kết quả rõ đã khá lạc quan. Bước đầu Văn Du đã thu được hơn tám trăm triệu. Nếu chuyện mà tiến hành thuận lợi mãi thế này, chẳng sớm thì chầy, cái bệnh viện mơ ước của Du cũng sẽ thực hiện được.
Sau buổi lạc quyên là màn tiệc. Mười giờ khuya mới chấm dứt. Văn Du bá lấy vai Mỹ Dung, âu yếm nói:
- Mỹ Dung, anh không ngờ em lại tuyệt vời như vậy.
Mỹ Dung kiêu hãnh:
- Đấy chỉ mới là bước khởi đầu. Em định là mỗi tuần lễ, em sẽ tổ chức một buổi tiệc thế này. Mời toàn những tay có máu mặt, mấy cơ sở từ thiện trong và ngoài nước đến dự. Và như vậy, không sớm thì muộn, cái bệnh viện anh mong đợi sẽ hình thành.
Du siết mạnh vai Dung:
- Anh biết nói thế nào để cảm ơn em?
- Sao lại nói tiếng cảm ơn? Em là vị hôn thê của anh thì phải phụ giúp sự nghiệp anh chứ?
Dung nói, Du thành thật thú nhận:
- Nhưng có điều em không biết, lúc đầu anh đã đánh giá lầm về em. Anh tưởng em là con nhà giàu, chắc không quen việc xã hội. Em sẽ chẳng giúp được gì cho anh.
- Em biết rồi, nhưng đấy đâu phái chỉ là cách nhìn của riêng anh. Ai cũng cho là con nhà giàu chỉ ăn chơi - Dung nói - Chính vì vậy mà em càng phải chứng tỏ cho anh thấy khả năng của mình.
Rồi Dung cười nói với Du:
- Nói thật, em cũng rất nể phục anh. Vì em biết anh đến với em không phải chỉ vì tiền.
Lời của Dung làm Du cảm động:
- Em nghĩ vậy thì tốt. Anh càng yêu quý em hơn.
Và Du cúi xuống hôn Dung.
o0o
Tinh Nhược tan học về. Trên đường gặp Điệt. Nàng chỉ gật đầu chào rồi bước đi. Nhược biết tính Điệt, nàng không muốn tiếp tục gặp rắc rối, mặc dù rất có cảm tình với anh chàng.
Vào nhà, vòng qua hồ bơi, Nhược nghe có tiếng cười nói của cha mẹ, anh Nghi và cả người lạ từ trong nhà vọng ra. Hôm nay tiệc tùng ư? Nhược tò mò bước vào phòng khách.
- Ồ! Cô em gái của tôi!
Vừa thấy Nhược, Nghi đã kêu lên. Nhược nhìn sang mẹ, mẹ cũng đang cười.
- Tinh Nhược này, con xem ai nè?
Ngồi cạnh cha là một thanh niên trẻ, cao ráo, cao hơn cả Nghi.
- Phải anh William không?
Nhược hỏi. Gã thanh niên đứng dậy, tự nhiên bước tới nắm lấy tay Nhược.
- Đúng vậy, còn em là cô em họ Tinh Nhược của anh phải không? Anh không ngờ em đẹp như vậy!
Nhược dù tính con trai nhưng cũng không quen với chất quá tự nhiên của William. Nàng lùi ra sau một chút, nhưng gã con trai kia không thấy sự khác biệt đó, chỉ nói:
- Tinh Nhược này, chúng ta sẽ là bạn nhau nhé?
Nghi cười phụ họa hỏi William:
- Này, Nhược nó thích hát lắm đấy, còn anh? Anh biết không?
- Hát à? Tôi hát cũng được lắm. Ngoài hát ra tôi còn biết khiêu vũ nữa.
William nói rồi bắt đầu lắc mông một cách tự nhiên làm mọi người cười ồ.
- Nhà có đàn chứ? Tối nay tôi sẽ trổ tài hát cho Nhược xem.
Nghi chen vào:
- Nếu cậu muốn được lòng Nhược, cậu phải biết cả dân ca nữa đấy.
- Chuyện đó không khó, tôi sẽ học.
Cha mẹ Nhược khá tế nhị, muốn dành riêng không gian cho bọn trẻ nên đứng dậy nói:
- Mấy đứa ngồi đây chơi, cha mẹ vào trong. Năm giờ chiều nay chúng ta sẽ đến nhà hàng đấy. Gọi là có tiệc mừng cháu William về đây.
Nhược nghe nói đi nhà hàng là thích thú, reo lên:
- Vậy thì tuyệt!
Nhưng lúc đó Nghi cũng đứng dậy nói:
- Tôi có hẹn với bạn gái, không thể ngồi lại đây.
Chỉ còn lại mình Nhược với William. Nhược dù vừa có cảm tình với ông anh họ xa lạ này, nhưng vì lý do giao tế cũng không thể bỏ đi. Nhược hơi bực mình. Trong khi William nhìn theo Nghi nói:
- Anh trai cô chững chạc như người lớn đấy.
- Vâng. Nhưng anh ấy chỉ muốn một mình mình là đàn ông thôi.
- Nghĩa là sao?
- Anh ấy chê là tôi không có tính con gái.
- Nhược thích đàn hát dân ca như vậy cũng con gái lắm rồi?
- Nhưng anh ấy muốn tôi con gái hơn.
- Tôi lại thích có một người bạn như Nhược.
- Vậy à?
William nhìn Nhược nháy mắt. Ngay từ đầu William đã có cảm tình với Nhược.
Cái nóng của mùa hè biến đi lúc nào không haỵ Cho đến khi vừa đấy cửa, gió lạnh ùa vào, người ta mới biết mùa thu đã đến.
Cái nông trại trên sườn đồi của ông Địch Sanh, một năm đã trôi qua mà màu xanh chưa phủ kín được màu đất đỏ. Bây giờ thì ông mới cảm thấy thất vọng. Ông nghĩ lại, hay là Văn Điệt nó nói đúng? Vùng đất ở đây nhiễm phèn quá nặng, không thích hợp cho cây cối đâm chồi. Và như vậy bao nhiều tâm huyết của ông đành phải bỏ phí cả ư? Không! Không thể như vậy được! ông Địch Sanh nghĩ. Phải thử lại lần nữa! Không thể chịu thua dễ dàng như thế.
Và ông ngồi thừ trên ghế nghĩ ngợi. Cạnh đó Văn Du đang ngồi đọc báo. Lâu lắm rồi Du mới có mặt ở nhà. Từ cái ngày lễ hỏi đến nay, Du trở nên bận rộn vô cùng. Cái hôm lễ đó, mãi đến nay ông Sanh vẫn nhớ như in. Nó rầm rộ, sôi nổi, gần như được tất cả báo chí trong thành phố đề cập đến, đều đăng cả ảnh chụp Văn Du với Mỹ Dung. Văn Du được giới thiệu như là bác sĩ trẻ xuất sắc, giỏi giắn. Khách đến dự khá chọn lọc, toàn là dân có máu mặt, giàu có. Và không phải chỉ có ông Địch Sanh hãnh diện, mà Du cũng sung sướng. Vì chỉ có một thời gian ngắn, Du đã từ một bác sĩ bình thường, nhảy toạc lên xã hội thượng lưu.
Vì vậy mà sau lễ đính hôn. Văn Du bỗng trở nên vô cùng bận rộn. Rất nhiều người có tiền của, có chút địa vị, như một thời thượng, họ đều tìm đến với chàng. Đặc biệt họ đòi cho được chàng chữa chạy. Du hiểu có được cái đó là nhờ cha con Mỹ Dung. Cái thế của họ đã đấy chàng lên đúng như điều Du dự đoán. Và từ cái bàn đạp này, Du đã được chắp cánh để nhảy cao hơn, xa hơn và nhanh hơn nữa. Du đã thành công, thành công quá mức mong đợi. Một bác sĩ mới ba mươi tuổi mà tên tuổi lẫy lừng như vậy là rất hiếm.
Nhưng Văn Du chưa hài lòng ở vị trí đó, mà Du còn muốn đi xa hơn. Xã hội bây giờ khá phức tạp, muốn thành công hơn nữa chỉ có nước đi đường tắt.
Nhưng Du rất tự tin, vì Du đã tìm được con đường thuận lợi, chàng tin là mình đang đi đúng hướng.
Đang đọc báo, Du chợt nghe cha hỏi:
- Du này, lúc này con bận lắm?
- Vâng. - Văn Du cười đáp - Mệt phờ người luôn cha ạ. Nhiều người con nào có quen biết đâu? Họ đến tự xưng là bà thứ trưởng này, con gái của ông tướng nọ. Và ai cùng đòi cho được đích thân con khám bệnh... làm con mệt thở không ra hơi.
ông Địch Sanh cười mãn nguyện:
- Đấy! Bây giờ con đã là một bác sĩ tên tuổi rồi thì phải cực thế! Con biết không, ngay khi mẹ có bầu con, cha mẹ đều khấn với trời đất mong có được một đứa con trai ưu tú. Và điều này, trời đất đã không phụ lòng cha mẹ. Du ạ! Cha rất hãnh diện vì con.
Văn Du tỏ ra khiêm tốn:
- Đâu có gì để hãnh diện. Con thấy thì... con còn phải nỗ lực hơn nữa, vì đường để đến với hành công còn cả một đoạn rất dài cha ạ.
- Sao vậy? Cha nghĩ thế này cũng đã thành công rồi - Ông Địch Sanh nhìn con khâm phục - Con biết không, cha hành nghề y cả một đời mà tên tuổi nào có được như con hôm nay? Và con nên nhớ là hiện con còn rất trẻ, mới ba mươi tuổi, nên tương lai còn rất dài.
- Vâng, con biết. Nên phải nhân cái cơ hội này mà sáng tạo sự nghiệp.
- Sự nghiệp gì nữa?
Văn Du lắc đầu:
- Cha ạ, con đã nghĩ kỹ rồi. Con không muốn suốt đời làm công cho người, mà con muốn đứng một mình một cõi riêng.
ông Địch Sanh suy nghĩ, rồi hỏi:
- à có phải là con muốn mở phòng mạch tư?
Nhưng Văn Du lắc đầu:
- Phòng mạch riêng? Với cái tên tuổi và địa vị hiện tại của con làm sao xứng? Vì vậy ý con ở đây là muốn mở một bệnh viện hoặc ít ra phải là một dưỡng đường.
- Một bệnh viện to à?
ông Địch Sanh giật mình. Văn Du có nằm mơ không? Mở một bệnh viện trong thời buổi hiện nay đâu phải là ít tiền? Nhưng ông nghe Văn Du bình thản nói.
- Vâng, phải là một bệnh viện, và theo sự dự trù của con phải có ít ra là năm tỉ đồng.
Năm tỉ đồng? Số tiền đó ở đâu rả Cả đời ông Địch Sanh, tần tiện thế mà chỉ tậu được một ngôi nhà, một trang trại thế này chưa tới trăm triệu.
ông Địch Sanh sa sầm nét mặt:
- Văn Du này, còn trẻ có nhiều tham vọng cũng không đáng trách, nhưng đừng ảo tưởng quá, sẽ dễ tạo nên trò cười cho thiên ha.
- Sao lại là trò cười? - Văn Du cười lớn - Con tuy trẻ, nhưng làm gì cũng tính toán rất kỹ. Con có mục đích của con.
- Nhưng ở đâu con có năm tỉ bạc? - Ông Địch Sanh chau mày - Có phải con nói là cha của Mỹ Dung sẽ phải hổ trợ vốn cho con? Nếu thế... cha thấy không nên...
Văn Du bỏ tờ báo xuống, bước tới ngồi cạnh cha.
- Cha hãy yên tâm. Có thế nào con cũng không để cho người ta khinh dễ con được. Con cha là một người đàn ông, một bác sĩ trí thức danh giá thì phải biết tự ái chứ? Con không để mất sỉ diện đâu.
Lời giải thích của Văn Du khiến ông Địch Sanh yên tâm, nhưng ông cũng còn thắc mắc.
- Thế kể hoạch để thực hiện cái mộng đó thế nào? Con nói cho cha nghe xem.
- Thế này nhé!
Văn Du ung dung nói:
- Con sẽ mở một cuộc lạc quyên. Lấy danh nghĩa là để xây một bệnh viện từ thiện, dành riêng cho người nghèo, làm giảm bớt sự thống khổ và bất công của xã hội.
ông Địch Sanh vỗ tay:
- Hay! Tư tưởng vĩ đại! Văn Du ạ, cha rất hãnh diện vì con.
Văn Du tiếp:
- Kế hoạch đã thảo xong. Ban bệ cũng đã được thành lập. Con nhờ cha của Mỹ Dung đứng làm chủ tịch danh dự. Còn người phụ trách toàn bộ kế hoạch như đi quyên góp, diễn thuyết, phát động phong trào... đều là con.
ông Địch Sanh gật gù. Kế hoạch thì rất haỵ Nhưng ông vẫn cảm thấy có chỗ không ổn. Bởi vì nghề chuyên môn của Văn Du là thầy thuốc chứ đâu phải luật sử Nhưng ông chỉ nói:
- Nhưng mà con làm sao có thì giờ? Con còn công việc chuyên môn của mình nữa?
- Cha à, để đạt đến mục đích thì mình cũng cần phải hy sinh một chút - Văn Du nói - Con sẽ không nghỉ cuối tuần, hạn chế thời gian giải trí... để đi vận động. Ngoài ra cha đừng quên rằng, bên cạnh con còn có cha con Mỹ Dung. Họ sẽ sử dụng mối quan hệ xã hội để quyên góp.
ông Địch Sanh gật đầu:
- Vậy thì được, thế nào rồi con cũng sẽ thành công.
- Chắc chắn là thành công chứ!
Văn Du ưỡn ngực nói:
- Sau khi có tiền xây dựng được bệnh viện thì chắc chắn con sẽ là giám đốc của bệnh viện đó và mục đích của con coi như đã thực hiện được.
Văn Điệt ngồi gần đấy nghe cha và anh nói chuyện. Chàng thấy câu chuyện chẳng liên hệ đến mình nên đứng dậy đi ra ngoài. Ông Sanh có vẻ không hài lòng, ông gọi:
- Đi đâu đấy?
- Dạ con ra ngoài vườn.
Điệt nói rồi đi thẳng ra cửa. Văn Du nhìn theo, chàng biết sắp sửa nghe cha kể lể về cái mà ông gọi là tật xấu của Điệt, nên vội vã chuyển đề tài, hỏi:
- Ồ cha, chuyện nông trại của chúng ta đã đến đâu rồi?
- Ồ! - Ông Sanh lắc đầu - Con biết đấy chúng ta là y sĩ, chỉ có thể trị bệnh cho người chứ không thể chữa chạy cho đất. Vì vậy coi như cha đã thất bại.
Văn Du nói:
- Thôi thì bỏ mặc nó đi. Chúng ta nào có phải sống nhờ vào mảnh đất này đâu?
ông Sanh lại lắc đầu:
- Nhưng mà... như điều ban nãy con vừa nói, chúng ta mỗi người đều có mục đích riêng. Và mục đích của cha là phải có một nông trại tốt đẹp, trù phú.
Văn Du nhún vai:
- Nhưng cha bỏ phí bao nhiêu công sức để rồi không thu được một kết quả gì, có phải là uổng công không?
ông Sanh cười:
- Trước kia cha chỉ nghĩ đến chuyện canh tác chứ không nghĩ đến thu hoạch. Hôm nay nghe con nói cha chợt suy nghĩ.
Văn Du hỏi:
- Thế Văn Điệt nó chắng phụ giúp gì cha ư?
- Ồ, nói đến nó mà làm gì?
Văn Du lắc đầu:
- Nếu con không bận rộn thế này thì con đã ở nhà phụ giúp cha, chứ giao khoán cho mấy ông công nhân vô học kia, thì họ có làm nên chuyện gì?
- Chỉ cần nghe con nói cha cũng đã vui. - Ông Địch Sanh nói - Cha cũng đã nghĩ rồi, để thử lần này nữa xem. Nếu khônng thành công thì cha sẽ chuyển qua làm việc khác.
Du nói:
- Con mong là lần này cha sẽ thành công.
Ra khỏi nhà nhưng Điệt chưa bỏ đi ngaỵ Nên lời nói giữa ông Sanh và Du, Điệt đều nghe hết. Có điều như đã quen rồi nên Điệt không buồn lắm, mà cái gió mát lạnh đầu thu cũng làm Điệt quên hết những phiền muộn. Điệt chậm rãi bước ra vườn. Bài vở căng thẳng, Điệt muốn khuây khỏa một chút...
Vườn nhà ngập đầy bóng tối, nhưng Điệt thấy thế này thích hợp hơn. Chàng đi dần ra phía sau nông trại. Đất bazen màu đỏ, đúng ra cũng phì nhiêu. Bằng chứng là bên nhà họ Lý, cây cỏ vẫn tốt tươi. Chỉ có bên nhà chàng. Phải chăng vì cha đã sử dụng sai công thức phân bón?
Rồi Điệt chậm rãi bước, nghĩ ngợi về những lời oán trách của chạ ánh đèn bên nhà họ Lý sáng choang. Hai nhà ở cạnh nhau mà như hai thế giới khác biệt. Bên họ Lý thì con cái muốn làm gì thì làm. Tinh Nhược và Nghi gần như những áng mây trên trời chuyển động một cách tự dọ Còn bên này... Điệt thọc tay vào túi quần. Chợt chạm phải mảnh giấy hôm trước của Nhược để lại.
"Anh Điệt - Nếu anh cảm thấy thái độ ban nãy của anh có hơi quá lố thì tôi sẵn sàng chấp nhận lời xin lỗi của anh... "
Sao lại có chuyện kỳ cục vậy? Xin lỗi? Điệt có sai bao giờ đâu mà phải xin lỗi? Điệt không hiểu. Trên đời sao lại có đứa con gái ngang ngược như Nhược. Đã quậy phá chọc ghẹo rồi còn bắt người ta phải xin lỗi. Điệt lắc đầu. Không bao giờ Điệt xin lỗi những người như vậy. Rõ là trẻ con.
Có tiếng nhạc nhẹ từ nhà họ Lý vọng quạ Không biết bản đó là bản gì, nhưng những âm thanh êm dịu kia làm lòng Điệt lay động. Và không hiểu sao Điệt lại hướng sang nhà họ Lý. Nơi góc sân chơi bóng rổ. Điệt thấy một bóng đen. Nhưng lần này không phải là Tinh Nhược mà là Nghi.
Nghi ngẩng lên nhìn thấy Điệt, cười:
- Ồ, anh Điệt. Đi dạo à? Hay kiếm Tinh Nhược?
Điệt nhìn Nghi không đáp. Bây giờ Điệt mới để ý là Nghi đang bận cho một chú chó nhỏ ăn. Một tay ăn chơi mà chịu khó nuôi chó nữa à?
Nghi như hiểu thắc mắc của Điệt, nói:
- Chó của Tinh Nhược đấy. Nó bận nghe nhạc nên nhờ tôi cho ăn giùm.
- Chó đẹp!
Điệt buột miệng nói rồi tiếp tục yên lặng. Nghi ngoại giao:
- Bạn ở miết trong nhà làm gì? Lúc nào rảnh rỗi qua đây chơi, chúng ta là bạn bè cơ mà.
Nhưng Điệt chỉ cười rồi bỏ đi về hướng nhà. Nhưng vừa bước tới cửa ngăn đã nghe thấy tiếng chân chạy theo, rồi tiếng của Tinh Nhược.
- Anh Điệt! Hãy đợi một chút! Anh sang đây tìm tôi đấy à?
Điệt lắc đầu:
- Không phải!
Nhưng Tinh Nhược vẫn cười rất ngọt:
- Vậy mà tôi tưởng anh sang đây để xin lỗi chứ? Anh Điệt, sao khi không rồi anh đuổi tôi vậy?
- Thì cô đừng thèm nhìn đến mặt tôi nữa là xong.
- Sao không? - Tinh Nhược khoát khoát tay - Chúng ta là láng giềng, không phải kẻ thù, mà là bạn đúng không? Vậy mà tôi thấy lúc nào anh cũng có thành kiến với tôi.
- Không có chuyện đó! - Điệt lạnh lùng nói - Chỉ tại tôi không thích bị quấy rầy.
- Ai quấy rầy - Tinh Nhược nói - Tôi thấy anh thật lạ lùng. Lúc nào anh cũng như một cục đá, không cười, không nói. Anh như là một người cô độc kỳ cục. Anh không thấy như vậy là đáng buồn sao?
Điệt yên lặng, Tinh Nhược tiếp:
- Tôi chỉ muốn giúp anh. Anh biết đấy, thượng đế không thích thấy trẻ tuổi mà không có niềm vui.
Điệt chợt nhìn lên giận dữ:
- Tôi không cần! cô tưởng mình là gì? Cô đâu có hơn tôi. Cô hãy đi nói lại với thượng đế cô, tôi không tin ông ấy.
Tinh Nhược tròn mắt:
- Anh...
- Thôi cô đừng quấy rầy nữa, tôi không muốn nói chuyện nhiều với cô.
Điệt nói rồi quay lưng đi về phía nhà mình. Tinh Nhược nhìn theo. Điệt thật kỳ cục. Con người thật là khó hiểu, lúc nào cũng sẵn sàng sừng sộ với người khác.
Đang lúc Tinh Nhược còn ngần ngừ nhìn theo thì Nghi và Tường Vy từ trong nhà chạy ra.
- Ồ! em làm gì đứng ngẩn ra vậy?
Tinh Nhược lắc đầu:
- Anh Điệt lại vừa giận em.
- Ủa sao vậy? Mới thấy hắn rất bình thường cơ mà?
- Anh ấy bảo tôi là tôi quấy rầy anh ấy.
Nhược bức rức, Nghi khuyên:
- Thôi mặc hắn.
- Nhưng tôi có làm gì quấy rầy đâu? Tôi chỉ khuyên nhủ. Tôi muốn là anh Điệt cũng được vui vẻ như chúng mình.
Ba người quay vào nhà. Hành vi ban nãy của Điệt làm Nhược mất vui. Nhược nói:
- Thôi, tôi về phòng.
Và không đợi phản ứng của Nghi với Vy, Nhược bỏ đi. Một lúc sau có tiếng đàn guitar vọng ra ngoài. Một bản nhạc buồn.
o0o
Đèn trong phòng giải phẫu sáng choang. Những chiếc blouse trắng ra vào tấp nập.
Một ca giải phẫu khẩn cấp. Một tai nạn xe cộ vừa mới xảy ra. Nạn nhân bị gãy chân. Những mảnh xương nhỏ nằm đầy trong thịt cần phải gắp ra.
Nạn nhân đã được đưa vào phòng giải phẫu. Tất cả đã sẵn sàng, chỉ còn thiếu bác sĩ giải phẫu.
Tiếng loa phóng thanh vang lên khắp các phòng ban:
- Xin mời bác sĩ Lê Văn Du đến ngay phòng giải phẫu số X.
Tiếng loa cứ lặp đi lặp lại. Mọi người nôn nóng chờ đợi. Rồi bác sĩ Du xuất hiện.
- Chuyện gì thế? Bệnh nhân thế nào?
Du hỏi, một bác sĩ thực tập đáp:
- Nạn nhân bị gãy chân, các mảnh xương vụn còn trong thịt cần phải giải phẫu lấy ra ngaỵ Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ bác sĩ đến là bắt đầu.
Bác sĩ Du đẩy cửa phòng giải phẫu bước vào, nhìn bệnh nhân đang nằm trên giường mổ rên rĩ, rồi hỏi:
- Thế bác sĩ Huỳnh Chấn Bình đâu?
- Ban nãy chúng tôi có tìm, nhưng bác sĩ Bình bận kiểm tra vết mổ cũ của một bệnh nhân đường ruột, nên giao ca này cho bác sĩ.
Cô y tá đứng gần đấy, rồi hỏi:
- Thưa bác sĩ mình tiến hành ngay chưa? chúng tôi cho gây mê?
- Khoan đã - Du đáp - Đợi tôi đi tìm bác sĩ Bình trước.
- Nhưng bác sĩ Bình đang bận?
Du vẫn ra lệnh cho cô y tá đứng gần đấy:
- Liên lạc điện thoại với bác sĩ Bình ngay cho tôi.
Cô y tá không dám cãi lệnh. Anh chàng bác sĩ thực tập thì nôn nóng.
- Nhưng mà bệnh nhân đau quá rồi, ông ta sắp ngất đến nơi?
Văn Du quay qua trừng mắt:
- Có giỏi thì cậu mổ đi.
Bác sĩ thực tập thở ra không dám nói tiếp. Ngay lúc đó cô y tá mang điện thoại đến.
- Da... đã liên lạc được với bác sĩ Bình.
Du vội chụp lấy ống nói. Chàng nói nhỏ gì đó với bác sĩ Bình một lúc, vẻ căng thẳng giảm bớt. Du quay sang ra lệnh cho chuyên viên gây mê.
- Bắt đầu đi.
Các cô y tá và bác sĩ thực tập bắt đầu chuẩn bị công việc. Trong khi Du vẫn đứng gần cửa trông ngóng. Và gần hai mươi phút sau, Chấn Bình với trán lấm tấm mồ hôi mới bắt đầu xuất hiện.
- Chuyện gì vậy Dủ - Bình vừa bước vào cửa vừa nhăn mặt nói - Cái chuyện giải phẫu lấy mảnh xương vụn ra. Chúng ta hợp tác qua đã nhiều lần, tại sao cậu cứ mãi cần có tôi vậy?
Du chỉ nói:
- Bệnh nhân đang chờ chúng ta, cái gì một chút nữa sẽ nói sau.
Và rõ ràng như vậy. Bệnh nhân được gây mê đang thiêm thiếp nằm chờ. Chấn Bình và Văn Du vội thay áo, mang khẩu trang, găng tay... Rồi bắt đầu làm việc. Cả hai đều có vẻ căng thẳng, nhưng mọi thứ đều được Chấn Bình khởi đầu trước. Du chỉ làm theo.
Cuộc giải phẫu chỉ hơn tiểu phẫu một chút, nên mọi thứ cũng khá đơn giản. Xương vụn được gắp ra hết, không để xót, xong vết thương được khâu lại. Bệnh nhân được đẩy ra ngoài. Chấn Bình và Văn Du bước theo sau.
- Văn Du này, lần sau không thể để chuyện này xảy ra một lần nữa nhé - Chấn Bình nghiêm túc nói - Thế này chẳng ích lợi gì. Tôi bận mà cậu cứ chần chờ đợi tôi, chỉ gây khổ cho bệnh nhân thôi.
Văn Du nói:
- Nhưng mà từ nào tới giờ, ca mổ nào cũng có hai đứa hợp tác mà?
- Từ đây về sau tôi không muốn hợp tác nữa - Chấn Bình lắc đầu nói - Chúng ta cần phải tách ra, mỗi người có phần việc của mình, thế này mất năng suất quá!
Văn Du giật mình:
- Nhưng mà hợp tác hay hơn chứ? Công việc sẽ tốt hơn.
- Đã năm năm rồi cậu còn chưa tự tin được ư? - Chấn Bình nói - Tất cả những người cùng học chung với ta, ai cũng làm việc này một cách riêng rẽ.
- Nhưng tôi thấy hợp tác dù gì cũng hay hơn - Văn Du nói, rồi chợt hỏi - Anh Bình, có phải anh bực tôi chuyện gì à?
- Không có chuyện đó, vì chúng ta đã là bạn nhau hơn mười mấy năm qua.
- Vậy thì tại sao ta lại không tiếp tục hợp tác? - Du hỏi - Anh nên nhớ là tôi đang chuẩn bị xây một bệnh viện từ thiện, mà ở đây cũng đang rất cần đến anh.
Chấn Bình lắc đầu:
- Anh phải hiểu là tôi khác anh. Tôi thích làm một bác sĩ bình thường, không vì danh lợi hơn.
- Tôi biết điều đó.
- Ngày xưa mẹ tôi cũng đã được một bác sĩ vô danh cứu thoát chết. Tôi nhớ mãi chuyện đó. Và bây giờ tôi cũng chỉ muốn là một bác sĩ thanh bần, vô vị lợi...
- Anh Bình, tôi thật không hiểu...
- Nhưng tôi thì hiểu. Càng lúc tôi càng thấy rõ là cách nghĩ và lý tưởng sống của tôi và anh khác hẳn nhau. Vì vậy có tiếp tục hợp tác với nhau, chắng có ích lợi gì.
Du có vẻ không vui.
- Có phải là anh cho rằng chuyện tôi xây nhà thương từ thiện là một chuyện vụ lợi?
- Mỗi người có một chí hướng riêng, tôi không muốn can thiệp vào chuyện riêng của anh. Nhưng với tôi thì chỉ cần tròn trách nhiệm của một y sĩ là tôi hài lòng rồi.
Họ cùng trở về văn phòng của bác sĩ Chuyên. Văn Du thăm dò:
- Tôi chẳng còn hy vọng gì để thuyết phục anh à?
- Đừng thuyết phục vô ích - Chấn Bình vừa cười vừa nói - Tôi chỉ thấy là muốn làm một thầy thuốc tốt thì phải có tinh thần độc lập. Và tôi nghĩ là... không khó khăn lắm với bạn đâu.
Văn Du tự ái:
- Dĩ nhiên là vậy, làm gì có chuyện khó khăn?
- Vậy thì tốt - Chấn Bình vỗ vai Du nói - Tôi nghĩ là với sự thông mình và khéo léo xoay sở của bạn, rồi bạn sẽ hơn cả tôi.
- Chấn Bình!
Du định nói gì đó nhưng lại thôi. Bởi vì chàng biết có thuyết phục nữa cũng vô ích. Chấn Bình đã có ý rút lui. Và cái hay nhất bây giờ là giấu kín trong lòng.
Chấn Bình đứng dậy:
- Thôi, bây giờ tôi phải trở lại kiểm tra vết mổ cũ của bệnh nhân tôi. Còn anh, anh hãy suy nghĩ kỹ xem những gì tôi nói đúng không? một bác sĩ tốt và giỏi không nên có tinh thần ỷ lại vào người khác.
Rồi Bình bỏ ra ngoài. Cánh cửa lò xo bật lại như quả bom đập mạnh vào lồng ngực Dụ "Tinh thần ỷ lại"! Rõ ràng là Chấn Bình đã nhìn rõ được tim đen của Dụ Cái yếu điểm đó sờ sờ hiện rõ trong mắt Bình. Chuyện Du sợ máu, sợ mùi thuốc mê... sợ cả những dụ cụ mổ... Bình đã biết hết. Không có gì qua mặt được hắn! Cái tinh thần ỷ lại...
Văn Du nghĩ và chợt tái mặt. Bây giờ thì Du không còn sợ chuyện Bình từ chối hợp tác, bởi vì chàng có thể nhờ một bác sĩ khác. Nhưng Du sơ... Du không muốn Bình thấy rõ nhược điểm của mình. Không được! Vì vậy có thể phá hoại cả một cơ đồ mà Du vừa xây. Mấy ngày qua, Du đã sáng chói như mặt trời mới mọc. ánh sáng rực rỡ. Vậy thì phải làm sao đây? Chắc chắn là không thể một ai che chắn, phá vỡ. Du sắp thành công và phải thành công. Du bắt đầu cảm thấy bất an. Chấn Bình tuy không nói thẳng ra, nhưng rõ là hắn đã trông thấy cả tim đen của chàng. Du sợ một ngày nào đó Bình sẽ lật tẩy, giở mặt nạ của hắn. Một trái tim vụ lợi hám danh mà bất tài. Không thể để hắn làm chuyện đó khi cờ sắp đến taỵ Nhiều người muốn đạt đến mục đích họ bất chấp thủ đoạn. Muốn thành công phải đạp đổ mọi trở ngại. Thì ta cũng vậy, đâu có gì là tàn nhẫn? Cạnh tranh xã hội mà...
Nhưng trở ngại ở đây là gì?
Chấn Bình sẽ là một nhân vật nguy hiểm. Là trở ngại. Vậy thì... Du nghĩ, mà mắt đỏ ngầu. Chàng ngồi xuống ghế. Cố trấn tĩnh, vận dụng mọi tư tưởng. Du không còn thấy Bình là bạn. Chỉ cảm thấy Chấn Bình cố tình muốn hạ nhục chàng. Một bác sĩ nội khoa mà chẳng biết giải phẫu. Có phải quá hoang đường không?
Vậy thì phải làm sao? Chỉ có nước là khử hắn thôi! Đúng rồi, phải khử hắn. Cái ý niệm đó lảng vảng rồi đọng lại. Như một quyết định không thể không thi hành.
Vấn đề ở đây là phải khử bằng cách nào, mà không để lại một chứng tích?
Và Du cứ ngồi đấy suy nghĩ. Cuối cùng chàng cũng tìm được một phương thức. Du cười nhạt.
Ngay lúc đó, tiếng chuông điện thoại reo vang.
- Alô! Ai đấy, bác sĩ Du đây.
- à, anh Du, em là Mỹ Dung đây.
Tiếng của Mỹ Dung nũng nịu ở đầu dây bên kia vọng lại làm Du bớt căng thẳng.
- Mỹ Dung đấy à? Có chuyện gì vậy em?
- Tối nay em sẽ mở tiệc ở nhà, một buổi tiệc khá đặc biệt, rất có lợi cho tương lai anh.
- Vậy à?
- Vâng. Và con một điều đặc biệt mà lúc đó mới cho anh biết - Mỹ Dung bí mật nói, Du tò mò.
- Cho biết ngay bây giờ không được à?
- Không được, anh thay áo đi rồi lại em ngay nhé.
Dung nói rồi cúp máy.
Du nhìn vào đồng hồ. Chưa đến giờ tan sở. Nhưng Du cũng không còn thiết tha lắm với công việc ở bệnh viện. Cái chức danh giám đốc đang chờ chàng.
Và Du vội thay áo đi ra ngoài. Ngang qua phòng nội khoa, chàng thấy trưởng phòng và Bình đang nói chuyện. Chợt nhiên không hiểu sao Du cúi mặt nhìn xuống. Có lẽ vì mặc cảm. Và cái ý niệm khử Bình như càng cương quyết hơn trong đầu chàng.
Du hiểu Bình là một trở ngại lớn trên con đường tiến thân của chàng. Không đẩy tảng đá đó xuống vực là Du sẽ không bao giờ trèo cao được.
Rồi Du ra bãi xe lấy xe chạy về nhà. Tiệc ở nhà Mỹ Dung, chắc chắn có những nhân vật quan trọng. Du phải ăn mặc cho phải lẽ. Gần đến nhà, Du chợt thấy Tinh Nhược. Chàng định phớt lờ, nhưng Nhược đã chận xe.
- Anh Du, dừng xe lại cho có giang đi.
Bất đắt dĩ Du phải dừng lại, nhưng nói:
- Nhanh lên, tôi đang bận lắm.
Tinh Nhược không chấp. Miễn sao có phương tiện thoải mái về nhà là được.
- Cảm ơn anh nhé! Bằng không tôi phải lội bộ về nhà, mệt chết đi được.
o0o
Lúc Văn Du đến nhà Mỹ Dung thì cô nàng đã chuẩn bị xong. Nhưng Du vẫn giả vờ hỏi:
- Anh phụ được gì cho em không?
- Không cần, bây giờ hay nhất là anh chuẩn bị một diễn văn ngắn, để một chút nói với đám đông.
- Diễn văn về đề tài gì?
- Anh quên là chúng mình đang phát động một buổi lạc quyên ư? Tối nay quan khách đến đây toàn là phu nhân của các vị tai to mặt lớn.
- Tại sao lại mời các bà?
- Anh khờ thật - Mỹ Dung nói - Kinh nghiệm cho thấy các bà lúc nào cũng thích làm chuyện từ thiện hơn là các ông, họ quyên góp cũng mạnh tay hơn.
- Vậy à?
- Vâng, và tối nay có mẹ em tham gia nữa.
Dung nói. Du phải cảm phục sự đảm đang của Dung. Chàng biết buổi dạ hội tối hôm nay thế nào rồi cũng thành công.
o0o
Khách khứa lục đục kéo đến. Phần lớn là các cô các bà với những chuỗi xoàn, những hạt kim cương lấp lánh trên cổ. Mỹ Dung, mẹ và cả Du phải quay dần giữa mọi người.
"Xin cảm ơn quý vị đã chịu nhín chút thời gian đến đây. Điều đó chứng tỏ lòng vị tha hiếu thiện của các vị rất to lớn. Tất cả chúng ta ở đây đều có cùng một mục đích, đấy là chia sẻ bớt nỗi khổ đau của xã hội, giúp đỡ những người nghèo đói khó khăn, tránh khỏi bệnh tật mà vui sống...
Tôi biết đa số các vị Ở đây đều đã từng là bệnh nhân. Các vị biết thế nào là nỗi khổ đau khi bệnh tật. Nhưng nếu chẳng có sự giúp tay của các vị thì giấc mộng kia sẽ không thực hiện được, và như vậy sẽ tội cho những bệnh nhân nghèo biết bao... "
Du nói rất nhiều. Chàng vừa dứt lời thì tiếng vỗ tay vồn vã. Mỹ Dung đứng dậy khơi mào trước.
- Để yểm trợ cho kế hoạch của bác sĩ Văn Du, tôi và mẹ tôi đồng ý đóng hai mươi triệu đồng cho việc xây dựng bệnh viện này.
Tiếng vỗ tay vang lên và lập tức những cánh tay khác đưa lên. Trong công tác từ thiện, chẳng ai chịu kém ai. Không phải chỉ thuần vì lòng thương người mà đó là sỉ diện, tự ái, là phong độ nhà giàu... Và lần lược những số tiền hai triệu, năm triệu, mười triệu được xướng lên với tên họ nhà hảo tâm. Khi màn kịch kết thúc thì kết quả rõ đã khá lạc quan. Bước đầu Văn Du đã thu được hơn tám trăm triệu. Nếu chuyện mà tiến hành thuận lợi mãi thế này, chẳng sớm thì chầy, cái bệnh viện mơ ước của Du cũng sẽ thực hiện được.
Sau buổi lạc quyên là màn tiệc. Mười giờ khuya mới chấm dứt. Văn Du bá lấy vai Mỹ Dung, âu yếm nói:
- Mỹ Dung, anh không ngờ em lại tuyệt vời như vậy.
Mỹ Dung kiêu hãnh:
- Đấy chỉ mới là bước khởi đầu. Em định là mỗi tuần lễ, em sẽ tổ chức một buổi tiệc thế này. Mời toàn những tay có máu mặt, mấy cơ sở từ thiện trong và ngoài nước đến dự. Và như vậy, không sớm thì muộn, cái bệnh viện anh mong đợi sẽ hình thành.
Du siết mạnh vai Dung:
- Anh biết nói thế nào để cảm ơn em?
- Sao lại nói tiếng cảm ơn? Em là vị hôn thê của anh thì phải phụ giúp sự nghiệp anh chứ?
Dung nói, Du thành thật thú nhận:
- Nhưng có điều em không biết, lúc đầu anh đã đánh giá lầm về em. Anh tưởng em là con nhà giàu, chắc không quen việc xã hội. Em sẽ chẳng giúp được gì cho anh.
- Em biết rồi, nhưng đấy đâu phái chỉ là cách nhìn của riêng anh. Ai cũng cho là con nhà giàu chỉ ăn chơi - Dung nói - Chính vì vậy mà em càng phải chứng tỏ cho anh thấy khả năng của mình.
Rồi Dung cười nói với Du:
- Nói thật, em cũng rất nể phục anh. Vì em biết anh đến với em không phải chỉ vì tiền.
Lời của Dung làm Du cảm động:
- Em nghĩ vậy thì tốt. Anh càng yêu quý em hơn.
Và Du cúi xuống hôn Dung.
o0o
Tinh Nhược tan học về. Trên đường gặp Điệt. Nàng chỉ gật đầu chào rồi bước đi. Nhược biết tính Điệt, nàng không muốn tiếp tục gặp rắc rối, mặc dù rất có cảm tình với anh chàng.
Vào nhà, vòng qua hồ bơi, Nhược nghe có tiếng cười nói của cha mẹ, anh Nghi và cả người lạ từ trong nhà vọng ra. Hôm nay tiệc tùng ư? Nhược tò mò bước vào phòng khách.
- Ồ! Cô em gái của tôi!
Vừa thấy Nhược, Nghi đã kêu lên. Nhược nhìn sang mẹ, mẹ cũng đang cười.
- Tinh Nhược này, con xem ai nè?
Ngồi cạnh cha là một thanh niên trẻ, cao ráo, cao hơn cả Nghi.
- Phải anh William không?
Nhược hỏi. Gã thanh niên đứng dậy, tự nhiên bước tới nắm lấy tay Nhược.
- Đúng vậy, còn em là cô em họ Tinh Nhược của anh phải không? Anh không ngờ em đẹp như vậy!
Nhược dù tính con trai nhưng cũng không quen với chất quá tự nhiên của William. Nàng lùi ra sau một chút, nhưng gã con trai kia không thấy sự khác biệt đó, chỉ nói:
- Tinh Nhược này, chúng ta sẽ là bạn nhau nhé?
Nghi cười phụ họa hỏi William:
- Này, Nhược nó thích hát lắm đấy, còn anh? Anh biết không?
- Hát à? Tôi hát cũng được lắm. Ngoài hát ra tôi còn biết khiêu vũ nữa.
William nói rồi bắt đầu lắc mông một cách tự nhiên làm mọi người cười ồ.
- Nhà có đàn chứ? Tối nay tôi sẽ trổ tài hát cho Nhược xem.
Nghi chen vào:
- Nếu cậu muốn được lòng Nhược, cậu phải biết cả dân ca nữa đấy.
- Chuyện đó không khó, tôi sẽ học.
Cha mẹ Nhược khá tế nhị, muốn dành riêng không gian cho bọn trẻ nên đứng dậy nói:
- Mấy đứa ngồi đây chơi, cha mẹ vào trong. Năm giờ chiều nay chúng ta sẽ đến nhà hàng đấy. Gọi là có tiệc mừng cháu William về đây.
Nhược nghe nói đi nhà hàng là thích thú, reo lên:
- Vậy thì tuyệt!
Nhưng lúc đó Nghi cũng đứng dậy nói:
- Tôi có hẹn với bạn gái, không thể ngồi lại đây.
Chỉ còn lại mình Nhược với William. Nhược dù vừa có cảm tình với ông anh họ xa lạ này, nhưng vì lý do giao tế cũng không thể bỏ đi. Nhược hơi bực mình. Trong khi William nhìn theo Nghi nói:
- Anh trai cô chững chạc như người lớn đấy.
- Vâng. Nhưng anh ấy chỉ muốn một mình mình là đàn ông thôi.
- Nghĩa là sao?
- Anh ấy chê là tôi không có tính con gái.
- Nhược thích đàn hát dân ca như vậy cũng con gái lắm rồi?
- Nhưng anh ấy muốn tôi con gái hơn.
- Tôi lại thích có một người bạn như Nhược.
- Vậy à?
William nhìn Nhược nháy mắt. Ngay từ đầu William đã có cảm tình với Nhược.