Chương 5
Tác giả: QUỲNH DAO
William đi du lịch về được mấy hôm. Tinh Nhược và Nghi lại tổ chức dạ vũ.
Và trong khi bên gia đình họ Lý ồn ào, thì nhà họ Lê bên cạnh lại tiếp tục vắng vẻ. Chỉ có Văn Điệt và ông Địch Sanh ở nhà, nhưng Điệt bận học, bên cạnh đó có lẽ vì cái bản tính xung khắc, nên Điệt ít để mình chạm mặt chạ Ông Địch Sanh ở ngoài phòng khách, thì Điệt ở phòng riêng hay ra sau vườn.
Còn Văn Dủ Từ sau khi bác sĩ Huỳnh Chấn Bình bị tai nạn. Du trở nên bận rộn khôn cùng. Một mình phải xử lý gấp đôi công việc. May là với sự xoay sở khéo léo, nên trong các ca mổ lớn, Du đều được đích thân trưởng khoa xuống phụ giúp.
Hôm ấy, như mọi ngày, tờ mờ sáng Du đã đến bệnh viện. Bệnh nhân vẫn đông, nhưng không có gì đặc biệt xảy ra. Du liếc nhanh lên bảng công tác. Mười giờ hơn có một ca mổ ruột thừa, nhưng ca mổ này lại không phải của Du mà chính trưởng khoa phụ trách.
Chín giờ ba mươi. Bác sĩ chủ nhiệm khoa đã đến. Từ trong phòng trực nhìn ra, Du thấy mấy cô y tá lăng xăng. Bác sĩ trưởng khoa họ Lưu là một người rất có trách nhiệm. Mỗi ca mổ dù lớn hay nhỏ đều được ông nghiên cứu một cách tỉ mỉ. Du nghĩ bao giờ cái bệnh viện từ thiện của mình hoàn thành, chắc chắn phải mời cho được bác sĩ này cộng tác.
Chín giờ năm mươi, bác sĩ Lưu vào phòng mổ. Mười giờ đúng thì Du cũng vừa khám bệnh xong cho người bệnh cuối cùng, chàng xếp hồ sơ lại, khoan khoái nghỉ ngơi.
Ngay lúc đó, chợt có tiếng chuông điện thoại reo vang. Du nhấc ống nghe lên. Tiếng của chủ nhiệm khoa căng thẳng:
- Cậu Văn Du đấy phải không? Bác sĩ Lưu đây, cậu phải sang ngay phòng giải phẫu gấp.
Văn Du giật mình:
- Chuyện gì thế?
- Sang ngay đi, đừng hỏi!
Văn Du không biết chuyện gì xảy ra, nhưng cũng thấy lạnh cả sống lưng, nhưng lệnh của chủ nhiệm khoa không thể từ chối được. Thế là Văn Du đi qua phòng giải phẫu. Vừa đến cửa bác sĩ Lưu đã tiếp chàng:
- Có một bệnh nhân gặp tai nạn trầm trọng, vết thương khá nặng ở đầu, phải cần có tôi. Ca mổ ruột thừa này đơn giản, tôi giao lại cho cậu.
Văn Du lúng túng:
- Nhưng tôi nào đã chuẩn bị?
- Mọi thứ tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, thuốc mê cũng đã chụp xong. Cậu không có gì phải lo cả.
Rồi ông Lưu không đợi, bỏ đi sang phòng bên cạnh, để Văn Du đứng ngẩn ngợ Bác sĩ thực tập ra giục, Du mới vội bước vào, đây là ca mổ đầu tiên, Du phải thực hành một mình.
Vừa vào trong, mùi thuốc sát trùng đã chụp lên mũi, rồi dụng cụ mổ, đèn mổ sáng choang, bệnh nhân nằm trên giường phủ kín bằng vải trắng chỉ chừa phần ở bụng chờ đợi. Những thứ đó chợt làm đôi tay Du lạnh ngắt... Chưa mổ mà Du đã cảm giác được máu chảy làm Du run bắn lên.
Bác sĩ thực tập đứng gần đấy nói:
- Bệnh nhân đã hoàn toàn hôn mê, chờ bác sĩ đấy.
Lời nhắc của anh ta làm Du giật mình. Cắn nhẹ môi, Du thay áo mổ, mang găng tay, xong chậm rãi bước đến cạnh bệnh nhân, nhưng cảm giác choáng váng không buông thạ Du chẳng thấy tự tin tí nào, mặc dù Du biết chuyện mổ ruột thừa là một ca mổ đơn giản nhất. Đây không phải là lần đầu, trước đây khi còn Chấn Bình. Chàng đã từng cùng hắn mổ rất nhiều ca loại này. Nhưng lần nào cũng hai người. Còn bây giờ? một mình Du hành động đơn thân độc mã... Du cầm dao mổ lên lúng túng. Nếu là trước kia thì lúc nào Bình cũng rạch nét dao đầu tiên. Du do dư... không biết nên bắt đầu thế nào, thì bác sĩ thực tập lại lên tiếng nhắc nhở:
- Thưa bác sĩ, nên bắt đầu từ đây chứ!
Du giật mình, có lẽ bác sĩ thực tập mới ra trường, nên còn nhớ rõ bài vở. Du vội vã đưa mũi dao xuống. Nét rạch ngon ợ Du bắt đầu lấy lại tự tin, đi tiếp nét dao thứ hai.
Chàng không quên dặn cô y tá đứng gần đó:
- The dõi nhịp tim bệnh nhân nhé!
- Dạ. Mọi thứ bình thường.
Cô y tá báo cáo. Phòng mổ hoàn toàn yên lặng, chỉ có tiếng máy chạy rè rè.
Mũi dao thứ hai đi hơi sâu. Máu bắt đầu chảy ra làm Du cảm thấy hoa mắt. Không những thế Du còn như ngửi được cả mùi tanh của máu. Du ra lệnh:
- Tiếp máu cho bệnh nhân!
Bác sĩ thực tập và các cô y tá nhìn nhau ngạc nhiên. Bệnh nhân chưa bị xuất huyết nhiều lại đang được vô huyết thanh thì chuyện tiếp máu trong lúc này đâu phải là cần thiết? Nhưng họ không dám cãi lại, họ làm theo lệnh.
Trán Du bắt đầu xuất hiện lấm tấm những hạt mồ hôi, mặc dù phòng mổ có máy điều hòa không khí. Du làm việc một cách khó khăn, những ngón tay run rẩy lần vào trong ổ bụng tìm phần bị viêm để cắt bỏ.
Cuối cùng rồi Du cũng tìm thấy. Du kéo ra. Máu ngập đầy cả phần ruột và cả những ngón tay chàng. Du nói:
- Nó đã bị bể mũ ra và đưa đến viêm phúc mạc.
Bác sĩ thực tập đứng gần đó gật đầu. Ca mổ trở nên rắc rối, trán Du đầy mồ hôi, bàn tay chàng run rẩy liên tục làm cậu bác sĩ phải kêu lên:
- Thưa bác sĩ mà...
Vì với kiến thức y học cậu đã học được, dù cái ruột thừa kia có bị vỡ mũ hay không, thì ca mổ phải nên kết thúc một cách nhanh chóng. Bởi ca gây mê cho chuyện giải phẫu ruột thừa không bao giờ kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ, mà nãy giờ... Công chuyện chưa hoàn tất, thời gian đã trôi qua hơn hai mươi...
Cô y tá lấy tấm bông băng khử trùng thấm nhẹ mồ hôi cho Dụ Cô ta có vẻ ngạc nhiên trước cái hành động quá chậm chạp của bác sĩ, nhưng cũng không dám lên tiếng.
Cuối cùng rồi Du cũng cắt bỏ được phần ruột thừa bị viêm. Du đặt phần còn lại vào vị trí cũ, đặt thêm một chiếc ống dẫn vào vì cái vết thương ở phần phúc mạc bị viêm không thể may ngay lại được, phải rút bỏ hết loại dịch tương nó tiết ra.
Cô y tá vừa đưa kim may và chỉ qua, thì bác sĩ thực tập đã kêu lên:
- Bác sĩ ơi! Nhịp tim của bệnh nhân đang yếu dần kìa.
Văn Du nghe nói giật mình... Tay càng run hơn. Nhịp tim đang yếu dần có nghĩa là... nó sắp ngừng đập... Mổ viêm ruột thừa làm sao có thể đưa đến cái chết được? Sao kỳ vậy?
Tiếng cô y tá bên cạnh giục:
- Bác sĩ... phải có biện pháp thế nào nhanh lên. Bằng không là chẳng cứu vãn được nữa.
Văn Du giật mình, liếc nhanh về phía máy ghi điện tâm đồ. Cái mũi tên nhỏ gần như không còn dao động. Điện tâm đồ không còn là những nét zíc zắc mà gần như đường thẳng. Biện pháp? Biện pháp thế nào đây? Đầu Du gần như đông cứng, chẳng biết nghĩ gì nữa.
Tiếng cô y tá hỏi:
- Hay là chích thuốc trợ tim?
Văn Du giật mình. Ờ, tại sao không nghĩ rả Thử xem? Thế là chàng ra lệnh.
- Chích thuốc trợ tim đi.
Bác sĩ thực tập vội vã lấy ống tiêm, trong khi Văn Du may vết thương ở ổ bụng lại, chỉ chừa phần ống nhỏ. Nhưng mà... không còn kịp rồi. Cô y tá báo cáo:
- Tim đã ngừng đập rồi!
Văn Du vội cầm ống nghe lên, nói với cô y tá:
- Sao kỳ vậy? Để tôi kiểm tra lại xem. Biết đâu ông ta còn có bệnh gì khác? Còn cô, cô thông báo cho bác sĩ chủ nhiệm khoa đến đây ngay.
Cô y tá vội vã bỏ đi. Văn Du đặt ống nghe lên lồng ngực bệnh nhân nghe ngóng, rồi quay sang cậu bác sĩ thực tập nói:
- Có lẽ bệnh nhân đã chết vì bệnh tim. Cái chết này hoàn toàn không dính dáng gì đến chuyện giải phẫu của mình cả.
Cậu bác sĩ thực tập chỉ biết gật đầu. Bởi vì Văn Du dù gì cũng là một bác sĩ nổi tiếng. Lời của ông ta đầy thẩm quyền. Còn tả Phát biểu lộn xộn đôi lúc lại đưa đến tai vạ.
Văn Du đặt ống nghe xuống, rồi hỏi:
- Cậu tên là gì vậy?
- Dạ Trương Vĩnh Quang.
Văn Du gật gù:
- Cậu cũng khá đấy, từ rày về sau tôi cho cậu làm trợ tá cho tôi nhé?
Đề nghị của Du làm cậu ta mừng rỡ.
- Da... da... Cảm ơn bác sĩ.
Một lúc giáo sư chủ nhiệm khoa hối hả chạy đến. Đối với ông đây là một chuyện quá bất ngờ. Làm sao chuyện giải phẫu ruột thừa... Một chuyện dễ dàng như vậy lại có thể đưa đến chuyện chết người. Mọi thứ đã chuẩn bị một cách hoàn hảo cơ mà? Bệnh nhân lại không có tiền sử bệnh án khác.
Nhưng bác sĩ Lưu là một người khiêm tốn, nên ông chỉ hỏi Du:
- Theo cậu thì bệnh nhân đã chết vì lý do gì?
Văn Du nhanh nhẩu nói:
- Bệnh tim. Bởi vì chuyện giải phẫu đã tiến triển một cách tốt đẹp, khôeng có một bất ngờ gì xảy ra.
Cô y tá ban nãy làm việc với Du thì lặng lẽ bước lùi ra sau chẳng dám có ý kiến, nhưng cô ta có vẻ hơi bứt rứt. Vì đây không phải là lần đầu tiên cô ta có mặt trong phòng mổ. Cô ta đã từng phụ tá cho biết bao nhiêu bác sĩ khác. Vậy thì cái trường hợp vừa rồi... Có thể nói là tốt đẹp được không?
Trong khi anh chàng bác sĩ thực tập chen vào:
- Tôi cũng có cùng một nhận xét với bác sĩ Dụ Ban nãy... cái chết đến với bệnh nhân, hình như khá đột ngột.
Bác sĩ Lưu chỉ yên lặng, gật gù rồi bước ra ngoài.
Văn Du đợi một chút rồi bước theo. Bề ngoài tỏ ra khá điềm tĩnh, nhưng thật ra thì Du đang run sợ. Không run sợ sao được khi mà... một mạng người đã kết thúc. Mà chính tay Du đã kết thúc cái mạng sống đó.
Du đi về phòng riêng, ngồi xuống ghế, nhìn vào đôi taỵ Nếu thực sự như vậy thì... đôi tay ta lại thấm máu... Chuyện này nếu có Chấn Bình... nghĩ tới Chấn Bình... Du càng sợ hãi hơn. Chàng cố xua hết những ám ảnh khủng khiếp.
Và Du ngồi như vậy không biết bao lâu. Mọi thứ đã qua, bây giờ chỉ còn một rắc rối khác. Nếu gia đình nạn nhân thắc mắc, đòi khám tử thi thì sao? Rõ ràng là trước đó bệnh nhân không hề có tiền sử bệnh tim mà?
Có tiếng gõ cửa. Rồi một người bước vào. Du nhìn lên. Bác sĩ thực tập Trương Vĩnh Quang.
Quang đã nhìn Du với nụ cười:
- Mọi chuyện đã tốt đẹp.
- Tốt đẹp?
- Vâng. Tôi đã thuyết phục gia đình bệnh nhân.
Trương Vĩnh Quang cười nói, cái thái độ khôn ranh chẳng kém Du.
- Tôi đã hù dọa họ, và cuối cùng họ đã đồng ý bỏ qua ý định tái khám tử thi.
Văn Du nghe nói thở phào, nhưng lại tò mò:
- Cậu đã dùng cách nào?
- Tôi đã nói là muốn xét nghiệm lại thì phải mổ tung cơ thể tử thi, mà như vậy cái xác sẽ không còn toàn vẹn. Như vậy nếu theo cái quan niệm chết vẫn còn phần hồn của dân tộc mình, thì người chết sẽ không an lòng. Kết quả... sau khi bàn bạc... họ đã bỏ ý định khiếu nại.
Văn Du nhìn Quang... Cái anh chàng thông minh nhưng cũng khá ranh mãnh, ranh mãnh không thua chàng... Cộng tác tạm thời với hắn thì tốt! Nhưng kéo dài... sẽ là một đe dọa không nhỏ...
Du là người cao tay ấn, nên nghe xong chỉ giả vờ nhún vai nói:
- Ồ! Thật ra nếu gia đình nạn nhân có khiếu nại cùng chẳng ăn thua gì. Ông ta chết là vì bệnh tim, chứ nào phải tại ta đâu?
Trương Vĩnh Quang gật đầu, nhưng dù gì anh ta cũng có kiến thức chuyên môn. Anh không ngu lắm. Có điều, một con chim mới đủ lông cánh muốn bay nhảy thì còn nhiều thứ phải nhờ vả nương tựa Du, và như vậy tốt nhất chẳng nên phản kháng.
- Dạ bác sĩ nói đúng. Tôi cũng thấy như vậy...
Văn Du cười. Chẳng phải vì tán đồng... mà vì thấy rõ cái dã tâm của Quang. Tạm thời ta cần hắn, nhưng chỉ sử dụng có tính cách tạm thời thôi. Du nghĩ và nói:
- Bắt đầu từ hôm nay, cậu sẽ là bác sĩ trợ tá của tôi. Và bao giờ cái bệnh viện từ thiện của tôi thành hình, sẽ còn nhiều trọng trách khác giao cho cậu.
- Da... Da... Em rất biết ơn bác sĩ.
Quang nói rồi vội vã rút lui. Du ngồi thêm một chút rồi đứng dậy ra ngoài. Dù gì cũng phải gặp thân nhân người chết, giải thích hoặc nói một vài lời an ủi để người ta yên tâm, bây giờ dù gì Du cũng đã là một bác sĩ tên tuổi. Không nên để mọi người có ấn tượng xấu. Du lúc nào cũng là một bác sĩ yêu người, nhân hậu.
Đóng xong kịch, Du mới rời khỏi bệnh viện và cố không nghĩ đến gì cả. Cái tương lai sáng chói của chàng là quan trọng hơn cả mọi thứ, kể cả sinh mệnh của con người.
o0o
Ngồi vào bàn điểm tâm. Hôm nay Văn Du lại có vẻ trầm lặng hơn mọi ngày. Đó là một sự khác biệt.
ông Địch Sanh nhìn con thăm dò:
- Văn Dụ Có chuyện gì không vui hở con?
- Ờ cũng không có gì - Văn Du ngồi thẳng lưng lại với nụ cười - Con đang nghĩ đến trường hợp của một bệnh nhân.
- Bệnh chứng phức tạp lắm ư?
- Cũng không phức tạp lắm. Chỉ là một trường hợp viêm ruột thừa, nhưng mà... - Du đang nói dừng lại một chút mới tiếp - Khi cuộc giải phẫu tiến hành, mới phát hiện ra ông ta còn mắc bệnh tim. Kết quả... Bệnh nhân đã chết.
ông Địch Sanh chau mày:
- Vậy à? Bệnh viêm ruột thừa mà lại có tiền sử bệnh tim? Điều này phải biết ngay từ đầu chứ? Sao lại để chết?
Văn Du ngập ngừng, rồi nói:
- Cuộc giải phẫu đang tiến hành suông sẻ tốt đẹp thì bệnh nhân lại chết. Con nghĩ chỉ có thể là chết vì bệnh tim thôi.
ông Địch Sanh nhìn con:
- Nếu đúng như vậy thì có gì con phải quan tâm?
- Nhưng có người họ bàn tán, họ cho rằng tay nghề giải phẫu của con có vấn đề...
ông Địch Sanh từ nào đến giờ hoàn toàn tin tưởng con trai, nên phải kháng:
- Sao lại có chuyện đó?
- Vì vậy sự việc mới trở nên nghiêm trọng chứ!
Văn Điệt cũng đang ngồi ăn cùng bàn nghe đối thoại của cha và anh. Lại một người chết! Điệt giật mình. Chàng không tin tưởng sự trung thực của Du lắm!
Trong khi ông Địch Sanh có vẻ bất bình:
- Họ dám dựng đứng chuyện như vậy à? Thế tại sao con không để cho họ khám nghiệm tử thi?
Văn Du lắc đầu buồn bã như bị Oan ức:
- Tại thân nhân của người bệnh không chịu. Vì họ cho là... chết đi mà cơ thể không toàn vẹn là một điều không haỵ Con biết làm sao bây giờ?
ông Địch Sanh vỗ bàn nói:
- Cái bọn tiểu nhân ganh tị, nên họ muốn hạ uy tín con đấy.
Văn Điệt biết chuyện không hẳn đơn giản như vậy. Chàng hiểu rất rõ bản tính ông anh mình. Háo thắng, háo danh. Có sai sót thì cũng không dám thừa nhận sự thật. Nhưng nếu Điệt nói ra, cha chàng lại cho là chàng cũng cùng phe với bọn kia, ganh ghét với tài nghệ anh mình. Vì vậy dù chưa no, Điệt cũng đặt đũa xuống rút lui.
Điệt đứng dậy:
- Xin phép cha!
Rồi bỏ đi về phòng riêng. Văn Du chau mày nhìn theo nhưng rồi cũng hỏi cha:
- Cha này, theo cha thì... có khi nào cuộc giải phẫu đang tiến hành thì bệnh tim lại đột phát để đưa đến cái chết không?
ông Địch Sanh suy nghĩ rồi nói:
- Tất cả các tình huống đều có thể xảy ra cả. Nhưng mà theo cha thấy thì, con cần phải thuyết phục thân nhân của nạn nhân để được khám nghiệm tử thị Như vậy, mọi việc mới sáng tỏ. Dư luận xấu mới không tồn tại... và như vậy có lợi cho con hơn.
Văn Du nhún vai:
- Họ không chịu biết làm sao bây giờ? Thôi thì để mặc họ muốn nói gì thì nói. Con tin là chân lý sẽ sáng tỏ. Mình có biện hộ càng khiến người ta nghi ngờ hơn.
ông Địch Sanh an ủi:
- Văn Du này. Con nên nhớ, khi làm việc lớn, người ta thường gặp phải ganh tị cản trở, nhưng đó là chuyện thường tình, ta chớ vì những cái nhỏ nhặt đó mà nản chí nhe con?
- Con sẽ không bao giờ chịu thua hay lùi bước đâu. - Văn Du ngẩng lên, nói - Càng gặp nhiều chống đối trở ngại, quyết tâm của con sẽ càng cao.
- Vậy thì tốt! - Ông Địch Sanh tán đồng - Con có chí khí như vậy cha rất cảm phục và hãnh diện vì con.
Văn Du đứng dậy:
- Thôi bây giờ đã đến giờ đi làm, con phải đến bệnh viện đây. à! Chiều nay con sẽ về sớm để đưa cha sang nhà bác Lý đánh cờ nhé?
ông Địch Sanh ngạc nhiên:
- Chiều nay con không có hẹn với Mỹ Dung à?
Du cười:
- Cha quên là chiều nay Mỹ Dung cũng đến đây à?
- à nhớ ra rồi - Ông Địch Sanh đập tay lên trán - Hình như tụi con định tổ chức buổi ăn ngoài trời phải không?
- Vâng.
- Thế có cần chuẩn bị cái gì không?
- Chẳng cần cha ạ, mọi thứ nhà hàng sẽ bao tất. Trưa nay họ sẽ đến đây bày biện. Điểm tổ chức nằm ở vườn trước của ta đó.
- Vậy thì con cần phải về sớm để chỉ đạo chứ?
- Vâng. Hôm nay cũng không phải ca trực chính của con. Có lẽ sẽ có Mỹ Dung cùng về đây với con đấy.
- Vậy thì tốt. à mà này con có mời cả nhà bác Lý bên cạnh không?
- Có chứ.
- Vậy thì con đi đi!
William đi du lịch về được mấy hôm. Tinh Nhược và Nghi lại tổ chức dạ vũ.
Và trong khi bên gia đình họ Lý ồn ào, thì nhà họ Lê bên cạnh lại tiếp tục vắng vẻ. Chỉ có Văn Điệt và ông Địch Sanh ở nhà, nhưng Điệt bận học, bên cạnh đó có lẽ vì cái bản tính xung khắc, nên Điệt ít để mình chạm mặt chạ Ông Địch Sanh ở ngoài phòng khách, thì Điệt ở phòng riêng hay ra sau vườn.
Còn Văn Dủ Từ sau khi bác sĩ Huỳnh Chấn Bình bị tai nạn. Du trở nên bận rộn khôn cùng. Một mình phải xử lý gấp đôi công việc. May là với sự xoay sở khéo léo, nên trong các ca mổ lớn, Du đều được đích thân trưởng khoa xuống phụ giúp.
Hôm ấy, như mọi ngày, tờ mờ sáng Du đã đến bệnh viện. Bệnh nhân vẫn đông, nhưng không có gì đặc biệt xảy ra. Du liếc nhanh lên bảng công tác. Mười giờ hơn có một ca mổ ruột thừa, nhưng ca mổ này lại không phải của Du mà chính trưởng khoa phụ trách.
Chín giờ ba mươi. Bác sĩ chủ nhiệm khoa đã đến. Từ trong phòng trực nhìn ra, Du thấy mấy cô y tá lăng xăng. Bác sĩ trưởng khoa họ Lưu là một người rất có trách nhiệm. Mỗi ca mổ dù lớn hay nhỏ đều được ông nghiên cứu một cách tỉ mỉ. Du nghĩ bao giờ cái bệnh viện từ thiện của mình hoàn thành, chắc chắn phải mời cho được bác sĩ này cộng tác.
Chín giờ năm mươi, bác sĩ Lưu vào phòng mổ. Mười giờ đúng thì Du cũng vừa khám bệnh xong cho người bệnh cuối cùng, chàng xếp hồ sơ lại, khoan khoái nghỉ ngơi.
Ngay lúc đó, chợt có tiếng chuông điện thoại reo vang. Du nhấc ống nghe lên. Tiếng của chủ nhiệm khoa căng thẳng:
- Cậu Văn Du đấy phải không? Bác sĩ Lưu đây, cậu phải sang ngay phòng giải phẫu gấp.
Văn Du giật mình:
- Chuyện gì thế?
- Sang ngay đi, đừng hỏi!
Văn Du không biết chuyện gì xảy ra, nhưng cũng thấy lạnh cả sống lưng, nhưng lệnh của chủ nhiệm khoa không thể từ chối được. Thế là Văn Du đi qua phòng giải phẫu. Vừa đến cửa bác sĩ Lưu đã tiếp chàng:
- Có một bệnh nhân gặp tai nạn trầm trọng, vết thương khá nặng ở đầu, phải cần có tôi. Ca mổ ruột thừa này đơn giản, tôi giao lại cho cậu.
Văn Du lúng túng:
- Nhưng tôi nào đã chuẩn bị?
- Mọi thứ tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, thuốc mê cũng đã chụp xong. Cậu không có gì phải lo cả.
Rồi ông Lưu không đợi, bỏ đi sang phòng bên cạnh, để Văn Du đứng ngẩn ngợ Bác sĩ thực tập ra giục, Du mới vội bước vào, đây là ca mổ đầu tiên, Du phải thực hành một mình.
Vừa vào trong, mùi thuốc sát trùng đã chụp lên mũi, rồi dụng cụ mổ, đèn mổ sáng choang, bệnh nhân nằm trên giường phủ kín bằng vải trắng chỉ chừa phần ở bụng chờ đợi. Những thứ đó chợt làm đôi tay Du lạnh ngắt... Chưa mổ mà Du đã cảm giác được máu chảy làm Du run bắn lên.
Bác sĩ thực tập đứng gần đấy nói:
- Bệnh nhân đã hoàn toàn hôn mê, chờ bác sĩ đấy.
Lời nhắc của anh ta làm Du giật mình. Cắn nhẹ môi, Du thay áo mổ, mang găng tay, xong chậm rãi bước đến cạnh bệnh nhân, nhưng cảm giác choáng váng không buông thạ Du chẳng thấy tự tin tí nào, mặc dù Du biết chuyện mổ ruột thừa là một ca mổ đơn giản nhất. Đây không phải là lần đầu, trước đây khi còn Chấn Bình. Chàng đã từng cùng hắn mổ rất nhiều ca loại này. Nhưng lần nào cũng hai người. Còn bây giờ? một mình Du hành động đơn thân độc mã... Du cầm dao mổ lên lúng túng. Nếu là trước kia thì lúc nào Bình cũng rạch nét dao đầu tiên. Du do dư... không biết nên bắt đầu thế nào, thì bác sĩ thực tập lại lên tiếng nhắc nhở:
- Thưa bác sĩ, nên bắt đầu từ đây chứ!
Du giật mình, có lẽ bác sĩ thực tập mới ra trường, nên còn nhớ rõ bài vở. Du vội vã đưa mũi dao xuống. Nét rạch ngon ợ Du bắt đầu lấy lại tự tin, đi tiếp nét dao thứ hai.
Chàng không quên dặn cô y tá đứng gần đó:
- The dõi nhịp tim bệnh nhân nhé!
- Dạ. Mọi thứ bình thường.
Cô y tá báo cáo. Phòng mổ hoàn toàn yên lặng, chỉ có tiếng máy chạy rè rè.
Mũi dao thứ hai đi hơi sâu. Máu bắt đầu chảy ra làm Du cảm thấy hoa mắt. Không những thế Du còn như ngửi được cả mùi tanh của máu. Du ra lệnh:
- Tiếp máu cho bệnh nhân!
Bác sĩ thực tập và các cô y tá nhìn nhau ngạc nhiên. Bệnh nhân chưa bị xuất huyết nhiều lại đang được vô huyết thanh thì chuyện tiếp máu trong lúc này đâu phải là cần thiết? Nhưng họ không dám cãi lại, họ làm theo lệnh.
Trán Du bắt đầu xuất hiện lấm tấm những hạt mồ hôi, mặc dù phòng mổ có máy điều hòa không khí. Du làm việc một cách khó khăn, những ngón tay run rẩy lần vào trong ổ bụng tìm phần bị viêm để cắt bỏ.
Cuối cùng rồi Du cũng tìm thấy. Du kéo ra. Máu ngập đầy cả phần ruột và cả những ngón tay chàng. Du nói:
- Nó đã bị bể mũ ra và đưa đến viêm phúc mạc.
Bác sĩ thực tập đứng gần đó gật đầu. Ca mổ trở nên rắc rối, trán Du đầy mồ hôi, bàn tay chàng run rẩy liên tục làm cậu bác sĩ phải kêu lên:
- Thưa bác sĩ mà...
Vì với kiến thức y học cậu đã học được, dù cái ruột thừa kia có bị vỡ mũ hay không, thì ca mổ phải nên kết thúc một cách nhanh chóng. Bởi ca gây mê cho chuyện giải phẫu ruột thừa không bao giờ kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ, mà nãy giờ... Công chuyện chưa hoàn tất, thời gian đã trôi qua hơn hai mươi...
Cô y tá lấy tấm bông băng khử trùng thấm nhẹ mồ hôi cho Dụ Cô ta có vẻ ngạc nhiên trước cái hành động quá chậm chạp của bác sĩ, nhưng cũng không dám lên tiếng.
Cuối cùng rồi Du cũng cắt bỏ được phần ruột thừa bị viêm. Du đặt phần còn lại vào vị trí cũ, đặt thêm một chiếc ống dẫn vào vì cái vết thương ở phần phúc mạc bị viêm không thể may ngay lại được, phải rút bỏ hết loại dịch tương nó tiết ra.
Cô y tá vừa đưa kim may và chỉ qua, thì bác sĩ thực tập đã kêu lên:
- Bác sĩ ơi! Nhịp tim của bệnh nhân đang yếu dần kìa.
Văn Du nghe nói giật mình... Tay càng run hơn. Nhịp tim đang yếu dần có nghĩa là... nó sắp ngừng đập... Mổ viêm ruột thừa làm sao có thể đưa đến cái chết được? Sao kỳ vậy?
Tiếng cô y tá bên cạnh giục:
- Bác sĩ... phải có biện pháp thế nào nhanh lên. Bằng không là chẳng cứu vãn được nữa.
Văn Du giật mình, liếc nhanh về phía máy ghi điện tâm đồ. Cái mũi tên nhỏ gần như không còn dao động. Điện tâm đồ không còn là những nét zíc zắc mà gần như đường thẳng. Biện pháp? Biện pháp thế nào đây? Đầu Du gần như đông cứng, chẳng biết nghĩ gì nữa.
Tiếng cô y tá hỏi:
- Hay là chích thuốc trợ tim?
Văn Du giật mình. Ờ, tại sao không nghĩ rả Thử xem? Thế là chàng ra lệnh.
- Chích thuốc trợ tim đi.
Bác sĩ thực tập vội vã lấy ống tiêm, trong khi Văn Du may vết thương ở ổ bụng lại, chỉ chừa phần ống nhỏ. Nhưng mà... không còn kịp rồi. Cô y tá báo cáo:
- Tim đã ngừng đập rồi!
Văn Du vội cầm ống nghe lên, nói với cô y tá:
- Sao kỳ vậy? Để tôi kiểm tra lại xem. Biết đâu ông ta còn có bệnh gì khác? Còn cô, cô thông báo cho bác sĩ chủ nhiệm khoa đến đây ngay.
Cô y tá vội vã bỏ đi. Văn Du đặt ống nghe lên lồng ngực bệnh nhân nghe ngóng, rồi quay sang cậu bác sĩ thực tập nói:
- Có lẽ bệnh nhân đã chết vì bệnh tim. Cái chết này hoàn toàn không dính dáng gì đến chuyện giải phẫu của mình cả.
Cậu bác sĩ thực tập chỉ biết gật đầu. Bởi vì Văn Du dù gì cũng là một bác sĩ nổi tiếng. Lời của ông ta đầy thẩm quyền. Còn tả Phát biểu lộn xộn đôi lúc lại đưa đến tai vạ.
Văn Du đặt ống nghe xuống, rồi hỏi:
- Cậu tên là gì vậy?
- Dạ Trương Vĩnh Quang.
Văn Du gật gù:
- Cậu cũng khá đấy, từ rày về sau tôi cho cậu làm trợ tá cho tôi nhé?
Đề nghị của Du làm cậu ta mừng rỡ.
- Da... da... Cảm ơn bác sĩ.
Một lúc giáo sư chủ nhiệm khoa hối hả chạy đến. Đối với ông đây là một chuyện quá bất ngờ. Làm sao chuyện giải phẫu ruột thừa... Một chuyện dễ dàng như vậy lại có thể đưa đến chuyện chết người. Mọi thứ đã chuẩn bị một cách hoàn hảo cơ mà? Bệnh nhân lại không có tiền sử bệnh án khác.
Nhưng bác sĩ Lưu là một người khiêm tốn, nên ông chỉ hỏi Du:
- Theo cậu thì bệnh nhân đã chết vì lý do gì?
Văn Du nhanh nhẩu nói:
- Bệnh tim. Bởi vì chuyện giải phẫu đã tiến triển một cách tốt đẹp, khôeng có một bất ngờ gì xảy ra.
Cô y tá ban nãy làm việc với Du thì lặng lẽ bước lùi ra sau chẳng dám có ý kiến, nhưng cô ta có vẻ hơi bứt rứt. Vì đây không phải là lần đầu tiên cô ta có mặt trong phòng mổ. Cô ta đã từng phụ tá cho biết bao nhiêu bác sĩ khác. Vậy thì cái trường hợp vừa rồi... Có thể nói là tốt đẹp được không?
Trong khi anh chàng bác sĩ thực tập chen vào:
- Tôi cũng có cùng một nhận xét với bác sĩ Dụ Ban nãy... cái chết đến với bệnh nhân, hình như khá đột ngột.
Bác sĩ Lưu chỉ yên lặng, gật gù rồi bước ra ngoài.
Văn Du đợi một chút rồi bước theo. Bề ngoài tỏ ra khá điềm tĩnh, nhưng thật ra thì Du đang run sợ. Không run sợ sao được khi mà... một mạng người đã kết thúc. Mà chính tay Du đã kết thúc cái mạng sống đó.
Du đi về phòng riêng, ngồi xuống ghế, nhìn vào đôi taỵ Nếu thực sự như vậy thì... đôi tay ta lại thấm máu... Chuyện này nếu có Chấn Bình... nghĩ tới Chấn Bình... Du càng sợ hãi hơn. Chàng cố xua hết những ám ảnh khủng khiếp.
Và Du ngồi như vậy không biết bao lâu. Mọi thứ đã qua, bây giờ chỉ còn một rắc rối khác. Nếu gia đình nạn nhân thắc mắc, đòi khám tử thi thì sao? Rõ ràng là trước đó bệnh nhân không hề có tiền sử bệnh tim mà?
Có tiếng gõ cửa. Rồi một người bước vào. Du nhìn lên. Bác sĩ thực tập Trương Vĩnh Quang.
Quang đã nhìn Du với nụ cười:
- Mọi chuyện đã tốt đẹp.
- Tốt đẹp?
- Vâng. Tôi đã thuyết phục gia đình bệnh nhân.
Trương Vĩnh Quang cười nói, cái thái độ khôn ranh chẳng kém Du.
- Tôi đã hù dọa họ, và cuối cùng họ đã đồng ý bỏ qua ý định tái khám tử thi.
Văn Du nghe nói thở phào, nhưng lại tò mò:
- Cậu đã dùng cách nào?
- Tôi đã nói là muốn xét nghiệm lại thì phải mổ tung cơ thể tử thi, mà như vậy cái xác sẽ không còn toàn vẹn. Như vậy nếu theo cái quan niệm chết vẫn còn phần hồn của dân tộc mình, thì người chết sẽ không an lòng. Kết quả... sau khi bàn bạc... họ đã bỏ ý định khiếu nại.
Văn Du nhìn Quang... Cái anh chàng thông minh nhưng cũng khá ranh mãnh, ranh mãnh không thua chàng... Cộng tác tạm thời với hắn thì tốt! Nhưng kéo dài... sẽ là một đe dọa không nhỏ...
Du là người cao tay ấn, nên nghe xong chỉ giả vờ nhún vai nói:
- Ồ! Thật ra nếu gia đình nạn nhân có khiếu nại cùng chẳng ăn thua gì. Ông ta chết là vì bệnh tim, chứ nào phải tại ta đâu?
Trương Vĩnh Quang gật đầu, nhưng dù gì anh ta cũng có kiến thức chuyên môn. Anh không ngu lắm. Có điều, một con chim mới đủ lông cánh muốn bay nhảy thì còn nhiều thứ phải nhờ vả nương tựa Du, và như vậy tốt nhất chẳng nên phản kháng.
- Dạ bác sĩ nói đúng. Tôi cũng thấy như vậy...
Văn Du cười. Chẳng phải vì tán đồng... mà vì thấy rõ cái dã tâm của Quang. Tạm thời ta cần hắn, nhưng chỉ sử dụng có tính cách tạm thời thôi. Du nghĩ và nói:
- Bắt đầu từ hôm nay, cậu sẽ là bác sĩ trợ tá của tôi. Và bao giờ cái bệnh viện từ thiện của tôi thành hình, sẽ còn nhiều trọng trách khác giao cho cậu.
- Da... Da... Em rất biết ơn bác sĩ.
Quang nói rồi vội vã rút lui. Du ngồi thêm một chút rồi đứng dậy ra ngoài. Dù gì cũng phải gặp thân nhân người chết, giải thích hoặc nói một vài lời an ủi để người ta yên tâm, bây giờ dù gì Du cũng đã là một bác sĩ tên tuổi. Không nên để mọi người có ấn tượng xấu. Du lúc nào cũng là một bác sĩ yêu người, nhân hậu.
Đóng xong kịch, Du mới rời khỏi bệnh viện và cố không nghĩ đến gì cả. Cái tương lai sáng chói của chàng là quan trọng hơn cả mọi thứ, kể cả sinh mệnh của con người.
o0o
Ngồi vào bàn điểm tâm. Hôm nay Văn Du lại có vẻ trầm lặng hơn mọi ngày. Đó là một sự khác biệt.
ông Địch Sanh nhìn con thăm dò:
- Văn Dụ Có chuyện gì không vui hở con?
- Ờ cũng không có gì - Văn Du ngồi thẳng lưng lại với nụ cười - Con đang nghĩ đến trường hợp của một bệnh nhân.
- Bệnh chứng phức tạp lắm ư?
- Cũng không phức tạp lắm. Chỉ là một trường hợp viêm ruột thừa, nhưng mà... - Du đang nói dừng lại một chút mới tiếp - Khi cuộc giải phẫu tiến hành, mới phát hiện ra ông ta còn mắc bệnh tim. Kết quả... Bệnh nhân đã chết.
ông Địch Sanh chau mày:
- Vậy à? Bệnh viêm ruột thừa mà lại có tiền sử bệnh tim? Điều này phải biết ngay từ đầu chứ? Sao lại để chết?
Văn Du ngập ngừng, rồi nói:
- Cuộc giải phẫu đang tiến hành suông sẻ tốt đẹp thì bệnh nhân lại chết. Con nghĩ chỉ có thể là chết vì bệnh tim thôi.
ông Địch Sanh nhìn con:
- Nếu đúng như vậy thì có gì con phải quan tâm?
- Nhưng có người họ bàn tán, họ cho rằng tay nghề giải phẫu của con có vấn đề...
ông Địch Sanh từ nào đến giờ hoàn toàn tin tưởng con trai, nên phải kháng:
- Sao lại có chuyện đó?
- Vì vậy sự việc mới trở nên nghiêm trọng chứ!
Văn Điệt cũng đang ngồi ăn cùng bàn nghe đối thoại của cha và anh. Lại một người chết! Điệt giật mình. Chàng không tin tưởng sự trung thực của Du lắm!
Trong khi ông Địch Sanh có vẻ bất bình:
- Họ dám dựng đứng chuyện như vậy à? Thế tại sao con không để cho họ khám nghiệm tử thi?
Văn Du lắc đầu buồn bã như bị Oan ức:
- Tại thân nhân của người bệnh không chịu. Vì họ cho là... chết đi mà cơ thể không toàn vẹn là một điều không haỵ Con biết làm sao bây giờ?
ông Địch Sanh vỗ bàn nói:
- Cái bọn tiểu nhân ganh tị, nên họ muốn hạ uy tín con đấy.
Văn Điệt biết chuyện không hẳn đơn giản như vậy. Chàng hiểu rất rõ bản tính ông anh mình. Háo thắng, háo danh. Có sai sót thì cũng không dám thừa nhận sự thật. Nhưng nếu Điệt nói ra, cha chàng lại cho là chàng cũng cùng phe với bọn kia, ganh ghét với tài nghệ anh mình. Vì vậy dù chưa no, Điệt cũng đặt đũa xuống rút lui.
Điệt đứng dậy:
- Xin phép cha!
Rồi bỏ đi về phòng riêng. Văn Du chau mày nhìn theo nhưng rồi cũng hỏi cha:
- Cha này, theo cha thì... có khi nào cuộc giải phẫu đang tiến hành thì bệnh tim lại đột phát để đưa đến cái chết không?
ông Địch Sanh suy nghĩ rồi nói:
- Tất cả các tình huống đều có thể xảy ra cả. Nhưng mà theo cha thấy thì, con cần phải thuyết phục thân nhân của nạn nhân để được khám nghiệm tử thị Như vậy, mọi việc mới sáng tỏ. Dư luận xấu mới không tồn tại... và như vậy có lợi cho con hơn.
Văn Du nhún vai:
- Họ không chịu biết làm sao bây giờ? Thôi thì để mặc họ muốn nói gì thì nói. Con tin là chân lý sẽ sáng tỏ. Mình có biện hộ càng khiến người ta nghi ngờ hơn.
ông Địch Sanh an ủi:
- Văn Du này. Con nên nhớ, khi làm việc lớn, người ta thường gặp phải ganh tị cản trở, nhưng đó là chuyện thường tình, ta chớ vì những cái nhỏ nhặt đó mà nản chí nhe con?
- Con sẽ không bao giờ chịu thua hay lùi bước đâu. - Văn Du ngẩng lên, nói - Càng gặp nhiều chống đối trở ngại, quyết tâm của con sẽ càng cao.
- Vậy thì tốt! - Ông Địch Sanh tán đồng - Con có chí khí như vậy cha rất cảm phục và hãnh diện vì con.
Văn Du đứng dậy:
- Thôi bây giờ đã đến giờ đi làm, con phải đến bệnh viện đây. à! Chiều nay con sẽ về sớm để đưa cha sang nhà bác Lý đánh cờ nhé?
ông Địch Sanh ngạc nhiên:
- Chiều nay con không có hẹn với Mỹ Dung à?
Du cười:
- Cha quên là chiều nay Mỹ Dung cũng đến đây à?
- à nhớ ra rồi - Ông Địch Sanh đập tay lên trán - Hình như tụi con định tổ chức buổi ăn ngoài trời phải không?
- Vâng.
- Thế có cần chuẩn bị cái gì không?
- Chẳng cần cha ạ, mọi thứ nhà hàng sẽ bao tất. Trưa nay họ sẽ đến đây bày biện. Điểm tổ chức nằm ở vườn trước của ta đó.
- Vậy thì con cần phải về sớm để chỉ đạo chứ?
- Vâng. Hôm nay cũng không phải ca trực chính của con. Có lẽ sẽ có Mỹ Dung cùng về đây với con đấy.
- Vậy thì tốt. à mà này con có mời cả nhà bác Lý bên cạnh không?
- Có chứ.
- Vậy thì con đi đi!