watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Dưới ánh trăng cô đơn-Chương 7 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 7

Tác giả: QUỲNH DAO

Văn Du cho xe hướng về phía ngoại ô. Trên xe chỉ có mình chàng và Trương Vĩnh Quang.
Ra khỏi thành phố, xe cộ bắt đầu thưa thớt. Chàng cho tăng tốc độ. Cảnh hai bên đường lùi ra sau nhanh chóng.
Trương Vĩnh Quang nhìn qua, hỏi:
- Thưa bác sĩ, còn những người kiả Họ tự lái xe đến à?
- Vâng - Văn Du vẫn hướng thẳng về phía trước, như rất chăm chú lái - Bác sĩ nào cũng có xe riêng cả, một lúc họ sẽ tới sau.
Thành phố đã bỏ lại sau lưng, sắp đến đèo Đá. Ở đây có một khúc quanh khá nguy hiểm. Một bên là vách núi dựng đứng, một bên lại là vực thẳm sâu khoảng hai mươi thước. Văn Du đột ngột giảm tốc độ xe, rồi nói:
- Có một chuyện tôi muốn hỏi cậu cho rõ.
Quang sốt sắng:
- Dạ, thưa chuyện gì?
Du nghiêm mặt nói:
- Tại sao cậu cứ theo dõi công việc của tôi hoài vậy?
- Đâu có? - Vĩnh Quang tái mặt nói - Làm gì có chuyện đó, tôi làm sao dám hỗn với bác sĩ như vậy?
Văn Du cười nhạt:
- Vậy chứ sao cậu biết chuyện tôi cho gia đình nạn nhân hai triệu bạc? Hôm qua cậu còn kiếm cớ để đến nhà người ta đúng không?
- Da... da...
- Cậu rõ là quá lắm!
Vĩnh Quang kêu lên:
- Bác sĩ đã hiểu lầm rồi. Tôi đến đấy chẳng qua là vì bác sĩ, tôi muốn gia đình người chết đừng có tiết lộ thêm điều gì ra ngoài.
Văn Du vẫn nhìn thẳng về phía trước:
- Nhưng tôi lại không thích những người lắm mồm, thích chen vào chuyện riêng tư của người khác. Cậu tưởng cậu hành động như vậy là trên cơ tôi? Tôi sẽ phải lụy cậu à?
Trương Vĩnh Quang lúc túng, rủa thầm thân nhân của người chết. Tại sao họ lại đem chuyện đó kể cho Du nghẻ Thật ra thì... dã tâm của Quang nào có lớn lắm. Quang chỉ muốn Du lưu ý đến chàng. Thấy chàng là con người năng nổ. Chứ Quang thừa biết rõ thế lực của Du, chàng làm sao húc đầu vào đá? Tất cả những gì Quang làm là để củng cố vị trí của mình.Chàng chỉ là một tay cơ hội, thích đầu cơ, cũng có thể là hơi tham lam một chút. Nói tóm lại là một người trẻ tuổi ranh mãnh.
- Không, không phải đâu, bác sĩ đã hiểu lầm tôi rồi.
Vĩnh Quang vội vã giải thích. Mãi đến lúc này, Quang vẫn nuôi hy vọng Du giữ chàng lại. Vì đó là tương lai ngắn gọn nhất.
Nhưng Văn Du vẫn lạnh lùng:
- Không có sự hiểu lầm gì cả. Tôi đã rõ trái tim đen của cậu. Cậu làm gì? Nghĩ gì? Hừ, cậu tưởng là cậu nắm được những cái bằng chứng đó là có thể uy hiếp, khống chế tôi ư? Nhưng cậu lầm rồi. Người ta khi bị uy hiếp sẽ có hai cách giải quyết vấn đề, một là thuần phục. Đó là với những người cao tay ấn hay quyền lực hơn mình, còn hai là đối kháng, mà phải đối kháng quyết liệt. Có thể là một mất một còn, loại bỏ một cách không thương tiếc, dẹp hết chướng ngại trên đường mình đi.
Vĩnh Quang rùng mình:
- Tôi xin thề... tôi không hề có ý xấu gì với bác sĩ cả.
Văn Du lắc đầu:
- Tôi chẳng hề tin lời thề bao giờ. Kể cả lời thề của chính tôi.
- Thưa bác sĩ mà...
Vĩnh Quang lúng túng. Cái ánh mắt của Du chợt làm Quang sợ hãi. Quang chưa biết phản ứng thế nào thì đã nghe Du nói tiếp:
- Cậu có biết cái phương pháp dẹp bỏ những chướng ngại trên đường tiến thân của tôi là gì không? Rất đơn giản, nhưng không hề thất bại.
- Tôi... tôi...
Vĩnh Quang ấp úng. Mắt liếc nhanh ra phía sau. Chàng đã trông thấy xe của bác sĩ Thái cách đó không xạ Chàng tưởng là đã gặp được cứu tinh. Vội nói:
- Các bác sĩ kia cũng đã đuổi kịp rồi kìa!
Nhưng không ngờ, Văn Du lại chẳng có chút gì là sợ hãi, trái lại, còn cười nói:
- Vậy là tốt quá! Đúng như kế hoạch!
Rồi Văn Du thả hết ga, chiếc xe như mũi tên phóng như bay về phía trước. Vĩnh Quang sợ hãi kêu lên:
- Bác sĩ!
Văn Du cười lớn:
- Chuyện gì sắp xảy rả Mi biết rồi chứ?
Vĩnh Quang nhìn tới trước. Xe đã lên gần đến đỉnh đèo. Một bên là vách đá. Một bên là vực sâu. Không lẽ Văn Du muốn thí mạng cả hai? Điều này không thể xảy ra được. Tương lai Du đang rực rỡ, sáng sủa hơn chàng. Quang yên tâm. Nhưng Quang không ngờ Du đã có tính toán riêng. Một tay Du vặn nhẹ chốt cửa. Xe vừa đến đỉnh dốc. Thay vì cho xe quẹo trái để ôm cua xa lộ. Chàng cho phóng thẳng vượt cộc chắn bay xuống vực. Trong khi tay kia đẩy mạnh cửa, nhảy hẳn ra ngoài.
Mọi chuyện xảy ra thật bất ngờ. Quang chẳng phản ứng gì kịp cả. Du vừa tung ra ngoài cố chịu một cơn đau khủng khiếp, và mê man chẳng còn biết gì nữa. Những người ngồi ở xe sau chỉ trông thấy chiếc xe như một quả bóng rơi thẳng xuống đáy vực rồi nổ tung. Một cột khói đen bốc lên tận trời, mọi chuyện kết thúc.
Tất cả xảy ra trong nháy mắt và xảy ra trước mắt mọi người. Họ lại đều là bác sĩ, khi họ dừng xe lại và chạy đến họ chỉ thấy là có phép lạ. Bởi vì bác sĩ Du bị bắn tung ra ngoài xe và chỉ bị thương nặng. Phải chăng vì hồng phúc? Vì Văn Du đã cứu độ được biết bao người?
Lúc Văn Du tỉnh dậy mở mắt ra. Thì anh ta trông thấy mình đang nằm ở phòng cấp cứu đặc biệt của bệnh viện.
Cả người mỏi nhừ, rêm khắp. Vì lúc phóng ra khỏi xe, Du phóng nhanh nên cả người chàng chạm mạnh phhải mặt đường, mãi đến giờ Du vẫn nhớ rõ. Vì đề phòng xe sau trờ đến cán phải, nên Du trước khi ngất xỉu, đã cố lăn người thật nhanh vào lề đường...
Du khẽ trở mình, và khi trông thấy những người đang có mặt quanh giường. Cha chàng, ông Địch Sanh, rồi Văn Điệt, Mỹ Dung và cả hai bác sĩ có mặt ở hiện trường là bác sĩ Thái và bác sĩ Đinh, Văn Du đã rên rỉ rồi yếu ớt hỏi:
- Còn... còn Trương Vĩnh Quang đâu rồi?
ông Địch Sanh với đôi mắt đỏ ngầu, vội nói:
- Con hãy nằm nghỉ đi, đừng nghĩ ngợi gì cả. Chuyện này cũng không phải là lỗi ở con.
- Nhưng mà... Trường Vĩnh Quang đâu?
Du hỏi lần nữa. Mọi người lại tưởng là vì Du quan tâm đến đồng nghiệp. Chớ đâu biết là Du muốn hỏi để xác định xem Vĩnh Quang còn sống hay đã chết? Mục đích của anh ta đã đạt được chưa?
Bác sĩ Thái nghe hỏi lắc đầu nói:
- Anh Du này. Tốt nhất anh nên nằm yên. Bác trai nói đúng đấy, chuyện này không phải lỗi ở anh. Chiếc xe bị tuột thắng văng ra khỏi xa lộ. Nó rớt xuống vực. Khi chúng tôi chạy đến thì nó đã bốc cháy. Không làm sao cứu vãn được nữa...
- Như vậy có nghĩa là cậu ấy...
Văn Du lắp bắp hỏi. Bác sĩ chủ nhiệm khoa đứng gần đấy nói:
- Vĩnh Quang chết rồi. Chết ngay tại hiện trường.
Bác sĩ Đinh lắc đầu:
- Văn Du, mạng của cậu lớn lắm đấy. Tai nạn nghiêm trọng như vậy mà cậu chỉ bị chấn thương nhẹ. Coi như cậu được phép lạ cứu.
Mỹ Dung đứng cạnh thút thít:
- Ban chiều lúc gọi điện thoại cho em, anh có cho biết là cánh cửa xe bị hư, khóa không kín được, anh định đi sửa, chưa kịp thì... tai nạn xảy ra! Em tưởng là đã mất anh rồi chứ?
Văn Du liếc nhanh về phía Mỹ Dung. Cô nàng vẫn chưa hết kinh hãi.
ông Địch Sanh thấy Du đã qua khỏi cơn nguy hiểm, đứng dậy nói:
- Thôi bây giờ con đã tỉnh rồi, lại có Mỹ Dung ở đây, cha và Văn Điệt sẽ về nghỉ một chút, mai sáng sẽ quay lại nhé?
Bác sĩ Lưu, bác sĩ Thái và Đinh thấy chẳng cần đến mình nữa nên cùng cha con ông Địch Sanh bước ra. Chỉ còn lại Mỹ Dung với Văn Du trong phòng.
Văn Du yếu ớt gọi:
- Mỹ Dung em!
Mỹ Dung đến gần:
- Vâng, em đây.
- Lúc đó hẳn em sợ lắm hở?
- Dạ - Dung đáp rồi nhìn Du thật lâu, hỏi:
- Bây giờ chỉ còn anh và em, anh nói thật đi, đây là một tai nạn bất ngờ à?
- Dĩ nhiên là vậy - Văn Du thở dài - Không lẽ em cũng nghi ngờ anh nữa ư? Em phải biết là... trước đó anh và Vĩnh Quang đã xóa hết mọi hiểu lầm...
Mỹ Dung lắc đầu, rồi lại lắc đầu:
- Nếu trước đó mà em không được anh cho biết chuyện cánh cửa xe bị hư, thì em đã nghi ngờ. Nhưng mà... anh biết không đó là một tai nạn khủng khiếp, cái xác của Trương Vĩnh Quang cũng bị đốt cháy thành than luôn!
- Vậy à?
Văn Du thở dài, rồi lắc đầu, Mỹ Dung tiếp:
- May là chuyện lục đục giữa anh và Vĩnh Quang chỉ có em biết. Bằng không với cái tai nạn hi hữu này, em nghĩ rồi sẽ còn nhiều rắc rối khác cho anh.
Hai người đang nói chuyện thì cửa phòng bệnh chợt mở rồi Văn Điệt đột ngột xuất hiện. Điệt nói:
- Xin lỗi nhé, cha bỏ quên chiếc áo Pardessus, nên nhờ em quay lại lấy.
Văn Du bực mình, trừng mắt nói:
- Cậu không biết phép tắc gì hết? Muốn vào phải gõ cửa báo trước chứ? Sao lại đường đột xông vào vậy?
- Xin lỗi.
Điệt nói và nhìn anh với ánh mắt lạ lùng, rồi lui ra ngoài.
Mỹ Dung không hiểu, ngăn Du:
- Anh sao khó vậy? Dù gì Văn Điệt cũng là em ruột của anh mà?
- Chính vì nó là em ruột mà anh mới thấy giận chứ? Người gì mà đến cái lịch sự tối thiểu cũng không có. Thật xấu hổ khi có một thằng em như vậy.
- Tại anh khắt khe quá, chứ em thấy Văn Điệt cũng chưa đến đỗi nào đâu?
- Hừ!
Văn Du ậm ừ nhưng vẫn không vui. Mỹ Dung lại ngồi xuống.
- Anh nói đi. Lúc đó chuyện gì đã xảy ra vậy?
- Em muốn nói chuyện gì?
- Thì tai nạn đó!
- à... anh cũng không nhớ rõ... - Văn Du làm như cố nhớ lại, rồi tiếp - Tất cả xảy ra đột ngột quá. Anh chỉ thấy tay lái mất điều khiển, rồi có một sức mạnh nào đấy đẩy anh văng ra cửa... Sau đó anh hoàn toàn không biết gì nữa.
Mỹ Dung xuýt xoa:
- Mạng anh rõ lớn thật nên mới may mắn như vậy. Bác sĩ đồng nghiệp cho em biết anh chỉ bị gãy chân và trật khớp tay, còn những vết thương khác chỉ nhẹ thôi...
Rồi như nhớ ra, Dung tiếp:
- à, còn nữa. Anh biết không, chuyện lạc quyên của chúng ta sắp hoàn thành. Nhưng mà... bị cái chuyện này, chắc phải tạm gác lại một thời gian.
Văn Du nói:
- Chuyện đó không có gì phải lọ Anh nghĩ rồi chỉ cần nghỉ ngơi vài ba hôm. Rồi sau đấy anh có thể tiếp tục công việc trở lại bằng cách di chuyển bằng nạng...
Mỹ Dung âu yếm nhìn vị hôn phu:
- Anh làm em cảm động, em rất thích cái tính say mê công việc của anh... Mà cha cũng từng khen. Cha nói có một thằng rể như anh rất xứng đáng.
Văn Du cười:
- Cha em quá khen thôi, chứ anh nào có hơn ai.
Mỹ Dung đề nghị:
- Bao giờ vết thương ổn định, được xuất viện, anh tạm thời về nhà em dưỡng thương nhé? Phải ở nhà em mới tiện chuyện đi lại. Vì xe của anh bị cháy tiêu rồi... Có cần đi đâu, em sẽ cho tài xế lái đi tiện hơn.
Văn Du suy nghĩ rồi hỏi:
- Bây giờ mấy giờ rồi em?
- Hai giờ khuya.
Du giật mình:
- Hai giờ khuya? Sao em chưa về nhà?
- Anh yên tâm. Nhưng anh không cần em bên cạnh à?
- Thôi khỏi - Văn Du nói - Em về đi, anh không đành lòng để em phải khổ cực thế này. Cần gì ở đây đã có y tá...
Mỹ Dung suy nghĩ rồi đứng dậy, hôn nhẹ lên trán Du nói:
- Thôi được, vậy em về, mai sáng sẽ đến nhé?
Rồi Dung đi ra cửa, nhưng Du đã gọi giật lại:
- Mỹ Dung à, hay là thế này. Sáng mai em không cần đến đây, mà hãy sang nhà của Trương Vĩng Quang. Biết đâu họ cần sự trợ giúp của em hơn. Tội nghiệp!
- Anh yên tâm.
Mỹ Dung nói. Nàng có vẻ xúc động trước lòng nhân ái của Văn Dụ Nhưng khi vừa ra khỏi bệnh viện, Mỹ Dung đang đi, đã phải giật mình, vì có tiếng gọi:
- Chị Mỹ Dung!
Dung quay lại. Thì ra là Văn Điệt. Dung hỏi:
- à, Văn Điệt! Cậu chưa về nhà à?
Văn Điệt lắc đầu:
- Chưa. Vì tôi có chút việc định hỏi chị.
- Chuyện gì?
Văn Điệt ngần ngừ một chút, nói:
- Hẳn chị cũng biết chuyện của Huỳnh Chấn Bình chứ? Bây giờ lại đến lượt Trương Vĩnh Quang. Chuyện này lại có một sự trùng hợp lạ lùng, trước đó giữa Quang và anh Du lại có chuyện lục đục giống như giữa anh Du và anh Bình trước đây...
Mỹ Dung ngẩn ra. Câu hỏi của Điệt làm Dung bất an. Nhưng Dung vẫn hỏi:
- Cậu nói thế là thế nào?
- Những người có chuyện rắc rối với anh Du, đột nhiên đều gặp tai nạn. Một người thì bị chấn thương sọ não để trở nên mất trí, còn một người lại chết cháy. Chị không thấy có sự trùng hợp lạ lùng ư?
Mỹ Dung tái mặt. Bênh vực Du là bản năng cần thiết của vị hôn thê.
- Tôi không hiểu cậu muốn nói gì. Nhưng mà tôi nghĩ là... cậu bây giờ đã là người lớn, muốn phát biểu điều gì, cũng nên đắn đo suy nghĩ đến trách nhiệm.
- Tôi bao giờ cũng ý thức điều đó - Văn Điệt nói - Không những trên phương diện luật pháp, đạo đức mà còn cả trên lương tâm. Và vì vậy tôi thấy những chuyện vừa quạ Nó không phải là những tai nạn bình thường.
Mỹ Dung kêu lên:
- Văn Điệt! Cậu quên cậu là ai à? Anh Văn Du là anh ruột của cậu. Nói kiểu cậu là đã hại anh mình đấy!
Văn Điệt lắc đầu:
- Tôi không có ý định đó, ngoài chuyện muốn biết rõ sự thật!
- Sự thật à? - Mỹ Dung cười - Nếu muốn, cậu cứ xem biên bản của cảnh sát.
Nhưng Điệt không buông tha:
- Biên bản à. Tôi không tin... vả lại ban nãy tôi đã nghe hết những lời đối đáp vừa rồi giữa anh Du với chị.
- Cậu Điệt! - Mỹ Dung kêu lên - Đây không phải là chuyện giỡn chơi. Cậu đừng có nghĩ bậy không tốt. Bộ cậu không tin cả anh trai của mình à?
- Vâng, bởi vì tôi hiểu rất rõ anh ấy. Và vì hiểu rõ, nên tôi mới nghi ngờ. Ngay chị cũng biết? Anh Du là người lúc nào cũng chủ trương bằng mọi phương tiện để đạt tới mục đích!
- Cậu Điệt! - Mỹ Dung bắt đầu nổi giận - tại sao cậu lại tàn nhẫn như vậy? Cậu làm vậy là hãm hại anh ruột mình. Cậu chụp mũ xấu cho anh cậu, biết không?
Văn Điệt bình thản:
- Nếu anh Du không phải là anh ruột tôi thì tôi đã không can dự, anh ấy muốn làm gì thì làm, nhưng mà... làm sao tôi có thể dửng dưng đứng yên. Nhìn anh ấy càng lúc càng lún sâu vào tội lỗi chứ?
- Lún sâu vào tội lỗi? - Mỹ Dung cười lớn - Cậu nói chuyện nghe buồn cười. Ấu trĩ quá... Làm gì có ai tin cậu? Trước mặt mọi người... ai cũng thấy bác sĩ Lê Văn Du là con người đầy nhiệt tình tuổi trẻ, nhân ái càng lúc càng lên cao. Cậu nói là anh ấy lún sâu. Ai tin được chứ?
Điệt nhìn Mỹ Dung:
- Chị bình tâm suy nghĩ kỹ một chút đi, chị sẽ thấy điều tôi nói là đúng.
- Tôi không tin - Mỹ Dung cương quyết nói - tôi chỉ thấy cậu ganh tị với những gì anh Du đã đạt được thì có.
- Chị thật buồn cười. Làm gì có chuyện đó? - Điệt cãi lại - Anh Du là anh ruột tôi, tại sao tôi phải ganh tị chứ?
- Nhưng tôi đã thấy chuyện đó. Cậu đã ganh tị - Mỹ Dung khẳng định - Cậu Điệt, tôi cấm cậu. Cậu không có quyền nói năng bừa bãi. Cậu phải biết là tương lai của anh Du, cũng là tương lai của tôi đó nhé?
Văn Điệt bức xúc:
- Không lẽ tương lai của hai người quý trọng hơn mạng sống của người khác ư?
- Làm gì có chuyện đó? Cậu dựa vào bằng chứng ở đâu mà nói như vậy? - Mỹ Dung phải ứng - Nếu tôi không nghĩ tình cậu là em ruột của Văn Du, tôi đã gọi cảnh sát tóm cổ cậu. Tôi cảnh cáo cậu đấy, tôi không muốn nghe chuyện này một lần thứ hai nữa.
Văn Điệt vẫn cứng cỏi:
- Chị cứ gọi cảnh sát, nhưng đây là sự thật, tôi sẽ không bỏ qua sự thật nửa chừng, tôi sẽ làm rõ mọi thứ!
Mỹ Dung nói:
- Nhưng cậu sẽ thất vọng, vì không có chứng cớ. Vì với mọi người, đây chỉ đơn giản là một tai nạn bất ngờ thôi.
- Nhưng nếu kiểm tra lại, nó không đơn thuần là một tai nạn bất ngờ. Lúc đó chị tính sao?
- Tôi không tin như vậy - Mỹ Dung nói -Với anh Du, tôi hoàn toàn tin tưởng anh ấy. Trên đời này không có ai trung thực, tử tế, hoàn toàn và đáng yêu như anh Du cả.
Văn Điệt lắc đầu:
- Nếu vậy tôi chịu thua... Không ngờ chị lại mù quáng như vậy...
- Hừ, nhưng Văn Điệt nghe này - Mỹ Dung nghiêm giọng lại, nói - Cậu biết đấy, tôi yêu anh Du và vì vậy bất cứ một ai muốn phá hoại tương lai của anh Du, tôi đều không chấp nhận, không buông tha, dù người đó là ai đi nữa...
Rồi ngưng lại một chút, Mỹ Dung lại vỗ về:
- Cậu Điệt. Sao cậu phải khổ thân như vậy? Cậu cứ lo học hành đàng hoàng đi, sang năm cậu đã ra trường thì bọn này sẽ sẵn sàng cung cấp tiền để cậu tiếp tục ra nước ngoài du học. Không cần biết cậu muốn học ở đâu? Viện M.I.T hay California... bọn này đều có thể đáp ứng cả.
Văn Điệt chau mày:
- Chị đừng đem những thứ đó ra mua chuộc tôi mà tôi cũng không có ý định bôi nhọ anh Dụ Tôi chỉ muốn biết sự thật vậy thôi, nên tôi cũng không sợ đe dọa.
- Văn Điệt! Cậu nói vậy là sao? - Mỹ Dung hỏi - Tôi không hề đe dọa hay mua chuộc mà cậu cũng đừng quên là... chúng ta sắp trở thành người nhà của nhau rồi nhé?
- Vâng - Văn Điệt gật đầu - Sẵn đây tôi cũng muốn nói cho chị biết là quan niệm của từ xưa đến nay là sự thành công phải do chính mình tạo dựng bằng trí tuệ, bằng đôi tay của chính mình, chứ không nên bằng sự đầu cơ cơ hội hay may mắn...
Rồi Văn Điệt bỏ đi. Bóng chàng hòa hẳn vào bóng tối. Mỹ Dung nhìn theo... linh cảm thấy chuyện không đơn giản. Điệt sẽ quấy động mọi thứ. Khó mà ở yên được với cậu em chồng khó tính này.
Mỹ Dung bực dọc bước thẳng lên xe, và ra lệnh cho tài xế đưa thẳng nàng về nhà.
Văn Điệt lầm lũi đi giữa bóng tối. Đêm mùa thu, tiết trời buốt lạnh. Một năm sắp trôi quạ Chàng kéo cao cổ áo lên cho đỡ lạnh. Khuya thế này, đâu dễ gì còn xe buýt để về nhà. Mà nếu muốn đi taxi thì đón xe cũng khó khăn. Trong túi Điệt bây giờ chỉ còn hai ngàn mấy bạc. Không đủ để đi một đoạn đường ngắn nữa chứ nói về nhà. Vả lại giờ này mà có về thì lại phá hỏng giấc ngủ của cha... Ban nãy đã lấy cớ quay lại, để cha về nghỉ trước. Điệt nghĩ, nếu bây giờ tản bộ về thì ít ra phải hai giờ mới đến nơi, như vậy trời đã sáng. Và như vậy sẽ không làm phiền ai.
Thế là Điệt lầm lũi bước. Chàng nghĩ lại việc làm của Văn Du, những cái tai nạn đã qua... Điệt chắc đấy không hẳn là tai nạn, dù chỉ dựa vào trực giác chứ không có một chứng cớ cụ thể. Nhưng mà Văn Du... Hừ, Điệt lại mâu thuẫn. Sao éo le vậy? Điệt nào có ý muốn đối đầu với anh ruột mình đẩu Có điều sự việc không đơn giản. Nó liên hệ đến mạng sống của người khác... Nếu không làm rõ, lương tâm Điệt lại không thấy ổn.
Nhưng làm rõ thế nào? Khi trong tay chẳng có lấy một chứng cớ? Mỹ Dung lại ương ngạnh, cố chấp, đứng hẳn về phía Dụ Vậy thì sao? Điệt lắc đầu... Điệt biết chỉ cần nói ra, là người ta không cần biết phải trái, sẽ kết luận ngay là Điệt đã ganh tị với những thành tích của anh trai mình. Sự phán đoán của con người nhiều lúc đơn giản một cách buồn cười thế!
Điệt cứ cắm đầu mải miết bước, rồi chàng cũng đã đi được đến ngoại ô. Qua khỏi cầu lớn, nhìn vào đồng hồ đã ba giờ sáng. Điệt chợt tự hỏi. Cha chàng, ông Địch Sanh, có khi nào vì sự vắng mặt của chàng mà lo lắng không ngủ được không? Chuyện đó chắc hơi khó. Vì từ nào đến giờ, cha nào có để ý đến chàng đâu? Trong mắt người chỉ có một mình Văn Du thôi.
Điệt không hiểu tại sao cha lại có thành kiến lại ghét bỏ mình như vậy? Không chịu học y, không chịu học nghề nông. Nhưng Điệt cũng chẳng hề bê tha bỏ học. Chàng vẫn học một cách xuất sắc các môn vật lý cơ mà. Học cái môn khác ý cha cũng đâu phải là cái tội? Vậy thì sao? Điệt không tránh khỏi một chút ý niệm buồn phiền. Và nỗi buồn thật kỳ cục nó như cơn bệnh khó chữa, càng lúc càng lan rộng. Anh Du cũng nào phải là một bác sĩ xuất sắc về chuyên môn. Anh ấy đã leo lên bằng thủ đoạn. Dùng mọi phương tiện để đạt đến mục đích... Điệt nhiều khi thấy giật mình. Tại sao anh ấy lại điên như vậy? Say mộng đồ vương, đến độ mất cả lương tri, cả tính người? Cái chức giám đốc của một bệnh viện trị giá năm tỉ bạc?... Điệt ngạc nhiên hơn khi thấy mấy cái tai nạn xảy ra dồn dập mà lại luôn có sự dính líu của Văn Du ở đấy. Thế tại sao chẳng ai nghi ngờ?
Bất giác Điệt thấy trái tim như thắt lại. Những chuyện thế này nếu không làm sáng tỏ, thì những chuyện khác rồi sẽ tiếp diễn và tội ác sẽ không kết thúc... Nạn nhân kế tiếp sẽ là ai?
Điệt băng qua ngã tự Giờ này con đường trống vắng không có lấy một chiếc xe chạy qua... Những ngọn đèn đường vàng vọt làm đổ dài chiếc bóng cô đơn của chàng. Điệt chợt nhớ đến chiều quạ Lúc vừa lên bàn cơm, thì chuông điện thoại reo, báo cho biết tai nạn xe cộ Ở đèo Đá. Lúc đó cha đã buông đũa tái mặt. Cha cứ tưởng nạn nhân là Văn Dụ Để rồi lúc biết rõ Du chỉ bị thương nhẹ, còn nạn nhân là người khác, cha đã cười sảng khoái. Sao vậy? Điệt thắc mắc. Không lẽ nạn nhân kia không phải là người? Nếu vậy thì... thật bất công!
Có lẽ vì xúc động, cũng có lẽ vì đi nhanh. Mồ hôi bắt đầu thấm ướt lưng Điệt. Bây giờ hai bên đường chỉ toàn là ruộng vườn kế tiếp. Gió phần phật làm rét cả dạ Điệt nhìn vào đồng hồ sắp sáu giờ, như vậy là trời sắp sáng.
Đôi chân bắt đầu mỏi. Bụng lại cồn cào. Bây giờ Điệt thấy đói. Giờ này, được yên ổn ngồi trong nhà thì tuyệt. Nhưng Điệt không hối hận vì việc làm của mình. Chàng muốn giúp Dụ Muốn đưa Du trở về con đường của lẽ phải chân chính.
Nhưng chuyện đó có làm được không? Du hiểu và chấp nhận hay sẽ lại thù oán thêm chàng? Điệt biết từ đây về đến nhà, còn trên hai cây số mà đôi chân đã mỏi. Ngay lúc đó Điệt nghe tiếng xe. Đúng rồi! Chuyến xe buýt bắt đầu ngày đã làm việc! Thế là Điệt vội bước nhanh đến trạm. Và chỉ ít giây sạu Điệt đã êm ái ngồi trên xe. Bây giờ Điệt mới thấy hết cái tiện lợi của phương tiện giao thông hiện đại. Vừa nhanh chóng vừa đỡ mất sức lao động. Mười phút sau, Điệt đã đến gần nhà. Vừa tra chìa vào ổ khóa, Điệt nghĩ phải vào nhà chợp mắt một chút để lấy lại sức. Sáng nay, chàng còn hai tiết học. Nhưng thật bất ngờ, khi Điệt vừa đến phòng khách, đã thấy cha ngồi ở ghế salông. Cha vẫn mặc bộ áo hôm qua đến bệnh viện, điều này cho thấy là từ lúc về đến giờ cha vẫn còn chưa ngủ.
- Dạ, thưa cha con mới về!
Nhìn vẻ bơ phờ của cha, Điệt chợt thấy ngại. Những người lớn tuổi lúc buồn phiền thường dễ nổi nóng. Và đúng như điều Điệt nghĩ, ông Sanh đã nghiêm giọng hỏi:
- Đi đâu mà cả đêm, giờ mới về nhà vậy?
Điệt dừng lại:
- Dạ vì túi con không mang theo tiền, mà lúc nửa khuya xe buýt lại không có chạy, nên con phải lội bộ một khoảng dài.
ông Địch Sanh bực:
- Con chỉ làm khổ bản thân. Ban nãy bác sĩ Thái đề nghị là đưa cả hai cha con cùng về, nhưng con cứ chần chờ. Hay là vì con không muốn đi cùng xe với chả Con nói đỉ Đúng không?
- Dạ không phải - Văn Điệt vội vã đáp, nhưng không biết phải giải thích thế nào, chỉ nói - Con chỉ muốn...
Rồi yên lặng. Ông Địch Sanh lắc đầu:
- Đấy thấy không? Con cũng không giải thích được hành động của mình. Cha hiện nay lớn tuổi rồi, mà rất buồn... Cha không biết mình phải thế này đến bao giờ...
Rồi Điệt nghe tiếng thở dài kế tiếp. Chàng không dám đứng lại, lặng lẽ bỏ vào phòng riêng. Cha đã không ngủ được, vì thấy chàng chưa về ư? Như vậy à?
Điệt cũng không biết, nhưng cũng thấy có cái gì lay động trong lòng.



Văn Du cho xe hướng về phía ngoại ô. Trên xe chỉ có mình chàng và Trương Vĩnh Quang.

Ra khỏi thành phố, xe cộ bắt đầu thưa thớt. Chàng cho tăng tốc độ. Cảnh hai bên đường lùi ra sau nhanh chóng.

Trương Vĩnh Quang nhìn qua, hỏi:

- Thưa bác sĩ, còn những người kiả Họ tự lái xe đến à?

- Vâng - Văn Du vẫn hướng thẳng về phía trước, như rất chăm chú lái - Bác sĩ nào cũng có xe riêng cả, một lúc họ sẽ tới sau.

Thành phố đã bỏ lại sau lưng, sắp đến đèo Đá. Ở đây có một khúc quanh khá nguy hiểm. Một bên là vách núi dựng đứng, một bên lại là vực thẳm sâu khoảng hai mươi thước. Văn Du đột ngột giảm tốc độ xe, rồi nói:

- Có một chuyện tôi muốn hỏi cậu cho rõ.

Quang sốt sắng:

- Dạ, thưa chuyện gì?

Du nghiêm mặt nói:

- Tại sao cậu cứ theo dõi công việc của tôi hoài vậy?

- Đâu có? - Vĩnh Quang tái mặt nói - Làm gì có chuyện đó, tôi làm sao dám hỗn với bác sĩ như vậy?

Văn Du cười nhạt:

- Vậy chứ sao cậu biết chuyện tôi cho gia đình nạn nhân hai triệu bạc? Hôm qua cậu còn kiếm cớ để đến nhà người ta đúng không?

- Da... da...

- Cậu rõ là quá lắm!

Vĩnh Quang kêu lên:

- Bác sĩ đã hiểu lầm rồi. Tôi đến đấy chẳng qua là vì bác sĩ, tôi muốn gia đình người chết đừng có tiết lộ thêm điều gì ra ngoài.

Văn Du vẫn nhìn thẳng về phía trước:

- Nhưng tôi lại không thích những người lắm mồm, thích chen vào chuyện riêng tư của người khác. Cậu tưởng cậu hành động như vậy là trên cơ tôi? Tôi sẽ phải lụy cậu à?

Trương Vĩnh Quang lúc túng, rủa thầm thân nhân của người chết. Tại sao họ lại đem chuyện đó kể cho Du nghẻ Thật ra thì... dã tâm của Quang nào có lớn lắm. Quang chỉ muốn Du lưu ý đến chàng. Thấy chàng là con người năng nổ. Chứ Quang thừa biết rõ thế lực của Du, chàng làm sao húc đầu vào đá? Tất cả những gì Quang làm là để củng cố vị trí của mình.Chàng chỉ là một tay cơ hội, thích đầu cơ, cũng có thể là hơi tham lam một chút. Nói tóm lại là một người trẻ tuổi ranh mãnh.

- Không, không phải đâu, bác sĩ đã hiểu lầm tôi rồi.

Vĩnh Quang vội vã giải thích. Mãi đến lúc này, Quang vẫn nuôi hy vọng Du giữ chàng lại. Vì đó là tương lai ngắn gọn nhất.

Nhưng Văn Du vẫn lạnh lùng:

- Không có sự hiểu lầm gì cả. Tôi đã rõ trái tim đen của cậu. Cậu làm gì? Nghĩ gì? Hừ, cậu tưởng là cậu nắm được những cái bằng chứng đó là có thể uy hiếp, khống chế tôi ư? Nhưng cậu lầm rồi. Người ta khi bị uy hiếp sẽ có hai cách giải quyết vấn đề, một là thuần phục. Đó là với những người cao tay ấn hay quyền lực hơn mình, còn hai là đối kháng, mà phải đối kháng quyết liệt. Có thể là một mất một còn, loại bỏ một cách không thương tiếc, dẹp hết chướng ngại trên đường mình đi.

Vĩnh Quang rùng mình:

- Tôi xin thề... tôi không hề có ý xấu gì với bác sĩ cả.

Văn Du lắc đầu:

- Tôi chẳng hề tin lời thề bao giờ. Kể cả lời thề của chính tôi.

- Thưa bác sĩ mà...

Vĩnh Quang lúng túng. Cái ánh mắt của Du chợt làm Quang sợ hãi. Quang chưa biết phản ứng thế nào thì đã nghe Du nói tiếp:

- Cậu có biết cái phương pháp dẹp bỏ những chướng ngại trên đường tiến thân của tôi là gì không? Rất đơn giản, nhưng không hề thất bại.

- Tôi... tôi...

Vĩnh Quang ấp úng. Mắt liếc nhanh ra phía sau. Chàng đã trông thấy xe của bác sĩ Thái cách đó không xạ Chàng tưởng là đã gặp được cứu tinh. Vội nói:

- Các bác sĩ kia cũng đã đuổi kịp rồi kìa!

Nhưng không ngờ, Văn Du lại chẳng có chút gì là sợ hãi, trái lại, còn cười nói:

- Vậy là tốt quá! Đúng như kế hoạch!

Rồi Văn Du thả hết ga, chiếc xe như mũi tên phóng như bay về phía trước. Vĩnh Quang sợ hãi kêu lên:

- Bác sĩ!

Văn Du cười lớn:

- Chuyện gì sắp xảy rả Mi biết rồi chứ?

Vĩnh Quang nhìn tới trước. Xe đã lên gần đến đỉnh đèo. Một bên là vách đá. Một bên là vực sâu. Không lẽ Văn Du muốn thí mạng cả hai? Điều này không thể xảy ra được. Tương lai Du đang rực rỡ, sáng sủa hơn chàng. Quang yên tâm. Nhưng Quang không ngờ Du đã có tính toán riêng. Một tay Du vặn nhẹ chốt cửa. Xe vừa đến đỉnh dốc. Thay vì cho xe quẹo trái để ôm cua xa lộ. Chàng cho phóng thẳng vượt cộc chắn bay xuống vực. Trong khi tay kia đẩy mạnh cửa, nhảy hẳn ra ngoài.

Mọi chuyện xảy ra thật bất ngờ. Quang chẳng phản ứng gì kịp cả. Du vừa tung ra ngoài cố chịu một cơn đau khủng khiếp, và mê man chẳng còn biết gì nữa. Những người ngồi ở xe sau chỉ trông thấy chiếc xe như một quả bóng rơi thẳng xuống đáy vực rồi nổ tung. Một cột khói đen bốc lên tận trời, mọi chuyện kết thúc.

Tất cả xảy ra trong nháy mắt và xảy ra trước mắt mọi người. Họ lại đều là bác sĩ, khi họ dừng xe lại và chạy đến họ chỉ thấy là có phép lạ. Bởi vì bác sĩ Du bị bắn tung ra ngoài xe và chỉ bị thương nặng. Phải chăng vì hồng phúc? Vì Văn Du đã cứu độ được biết bao người?

Lúc Văn Du tỉnh dậy mở mắt ra. Thì anh ta trông thấy mình đang nằm ở phòng cấp cứu đặc biệt của bệnh viện.

Cả người mỏi nhừ, rêm khắp. Vì lúc phóng ra khỏi xe, Du phóng nhanh nên cả người chàng chạm mạnh phhải mặt đường, mãi đến giờ Du vẫn nhớ rõ. Vì đề phòng xe sau trờ đến cán phải, nên Du trước khi ngất xỉu, đã cố lăn người thật nhanh vào lề đường...

Du khẽ trở mình, và khi trông thấy những người đang có mặt quanh giường. Cha chàng, ông Địch Sanh, rồi Văn Điệt, Mỹ Dung và cả hai bác sĩ có mặt ở hiện trường là bác sĩ Thái và bác sĩ Đinh, Văn Du đã rên rỉ rồi yếu ớt hỏi:

- Còn... còn Trương Vĩnh Quang đâu rồi?

ông Địch Sanh với đôi mắt đỏ ngầu, vội nói:

- Con hãy nằm nghỉ đi, đừng nghĩ ngợi gì cả. Chuyện này cũng không phải là lỗi ở con.

- Nhưng mà... Trường Vĩnh Quang đâu?

Du hỏi lần nữa. Mọi người lại tưởng là vì Du quan tâm đến đồng nghiệp. Chớ đâu biết là Du muốn hỏi để xác định xem Vĩnh Quang còn sống hay đã chết? Mục đích của anh ta đã đạt được chưa?

Bác sĩ Thái nghe hỏi lắc đầu nói:

- Anh Du này. Tốt nhất anh nên nằm yên. Bác trai nói đúng đấy, chuyện này không phải lỗi ở anh. Chiếc xe bị tuột thắng văng ra khỏi xa lộ. Nó rớt xuống vực. Khi chúng tôi chạy đến thì nó đã bốc cháy. Không làm sao cứu vãn được nữa...

- Như vậy có nghĩa là cậu ấy...

Văn Du lắp bắp hỏi. Bác sĩ chủ nhiệm khoa đứng gần đấy nói:

- Vĩnh Quang chết rồi. Chết ngay tại hiện trường.

Bác sĩ Đinh lắc đầu:

- Văn Du, mạng của cậu lớn lắm đấy. Tai nạn nghiêm trọng như vậy mà cậu chỉ bị chấn thương nhẹ. Coi như cậu được phép lạ cứu.

Mỹ Dung đứng cạnh thút thít:

- Ban chiều lúc gọi điện thoại cho em, anh có cho biết là cánh cửa xe bị hư, khóa không kín được, anh định đi sửa, chưa kịp thì... tai nạn xảy ra! Em tưởng là đã mất anh rồi chứ?

Văn Du liếc nhanh về phía Mỹ Dung. Cô nàng vẫn chưa hết kinh hãi.

ông Địch Sanh thấy Du đã qua khỏi cơn nguy hiểm, đứng dậy nói:

- Thôi bây giờ con đã tỉnh rồi, lại có Mỹ Dung ở đây, cha và Văn Điệt sẽ về nghỉ một chút, mai sáng sẽ quay lại nhé?

Bác sĩ Lưu, bác sĩ Thái và Đinh thấy chẳng cần đến mình nữa nên cùng cha con ông Địch Sanh bước ra. Chỉ còn lại Mỹ Dung với Văn Du trong phòng.

Văn Du yếu ớt gọi:

- Mỹ Dung em!

Mỹ Dung đến gần:

- Vâng, em đây.

- Lúc đó hẳn em sợ lắm hở?

- Dạ - Dung đáp rồi nhìn Du thật lâu, hỏi:

- Bây giờ chỉ còn anh và em, anh nói thật đi, đây là một tai nạn bất ngờ à?

- Dĩ nhiên là vậy - Văn Du thở dài - Không lẽ em cũng nghi ngờ anh nữa ư? Em phải biết là... trước đó anh và Vĩnh Quang đã xóa hết mọi hiểu lầm...

Mỹ Dung lắc đầu, rồi lại lắc đầu:

- Nếu trước đó mà em không được anh cho biết chuyện cánh cửa xe bị hư, thì em đã nghi ngờ. Nhưng mà... anh biết không đó là một tai nạn khủng khiếp, cái xác của Trương Vĩnh Quang cũng bị đốt cháy thành than luôn!

- Vậy à?

Văn Du thở dài, rồi lắc đầu, Mỹ Dung tiếp:

- May là chuyện lục đục giữa anh và Vĩnh Quang chỉ có em biết. Bằng không với cái tai nạn hi hữu này, em nghĩ rồi sẽ còn nhiều rắc rối khác cho anh.

Hai người đang nói chuyện thì cửa phòng bệnh chợt mở rồi Văn Điệt đột ngột xuất hiện. Điệt nói:

- Xin lỗi nhé, cha bỏ quên chiếc áo Pardessus, nên nhờ em quay lại lấy.

Văn Du bực mình, trừng mắt nói:

- Cậu không biết phép tắc gì hết? Muốn vào phải gõ cửa báo trước chứ? Sao lại đường đột xông vào vậy?

- Xin lỗi.

Điệt nói và nhìn anh với ánh mắt lạ lùng, rồi lui ra ngoài.

Mỹ Dung không hiểu, ngăn Du:

- Anh sao khó vậy? Dù gì Văn Điệt cũng là em ruột của anh mà?

- Chính vì nó là em ruột mà anh mới thấy giận chứ? Người gì mà đến cái lịch sự tối thiểu cũng không có. Thật xấu hổ khi có một thằng em như vậy.

- Tại anh khắt khe quá, chứ em thấy Văn Điệt cũng chưa đến đỗi nào đâu?

- Hừ!

Văn Du ậm ừ nhưng vẫn không vui. Mỹ Dung lại ngồi xuống.

- Anh nói đi. Lúc đó chuyện gì đã xảy ra vậy?

- Em muốn nói chuyện gì?

- Thì tai nạn đó!

- à... anh cũng không nhớ rõ... - Văn Du làm như cố nhớ lại, rồi tiếp - Tất cả xảy ra đột ngột quá. Anh chỉ thấy tay lái mất điều khiển, rồi có một sức mạnh nào đấy đẩy anh văng ra cửa... Sau đó anh hoàn toàn không biết gì nữa.

Mỹ Dung xuýt xoa:

- Mạng anh rõ lớn thật nên mới may mắn như vậy. Bác sĩ đồng nghiệp cho em biết anh chỉ bị gãy chân và trật khớp tay, còn những vết thương khác chỉ nhẹ thôi...

Rồi như nhớ ra, Dung tiếp:

- à, còn nữa. Anh biết không, chuyện lạc quyên của chúng ta sắp hoàn thành. Nhưng mà... bị cái chuyện này, chắc phải tạm gác lại một thời gian.

Văn Du nói:

- Chuyện đó không có gì phải lọ Anh nghĩ rồi chỉ cần nghỉ ngơi vài ba hôm. Rồi sau đấy anh có thể tiếp tục công việc trở lại bằng cách di chuyển bằng nạng...

Mỹ Dung âu yếm nhìn vị hôn phu:

- Anh làm em cảm động, em rất thích cái tính say mê công việc của anh... Mà cha cũng từng khen. Cha nói có một thằng rể như anh rất xứng đáng.

Văn Du cười:

- Cha em quá khen thôi, chứ anh nào có hơn ai.

Mỹ Dung đề nghị:

- Bao giờ vết thương ổn định, được xuất viện, anh tạm thời về nhà em dưỡng thương nhé? Phải ở nhà em mới tiện chuyện đi lại. Vì xe của anh bị cháy tiêu rồi... Có cần đi đâu, em sẽ cho tài xế lái đi tiện hơn.

Văn Du suy nghĩ rồi hỏi:

- Bây giờ mấy giờ rồi em?

- Hai giờ khuya.

Du giật mình:

- Hai giờ khuya? Sao em chưa về nhà?

- Anh yên tâm. Nhưng anh không cần em bên cạnh à?

- Thôi khỏi - Văn Du nói - Em về đi, anh không đành lòng để em phải khổ cực thế này. Cần gì ở đây đã có y tá...

Mỹ Dung suy nghĩ rồi đứng dậy, hôn nhẹ lên trán Du nói:

- Thôi được, vậy em về, mai sáng sẽ đến nhé?

Rồi Dung đi ra cửa, nhưng Du đã gọi giật lại:

- Mỹ Dung à, hay là thế này. Sáng mai em không cần đến đây, mà hãy sang nhà của Trương Vĩng Quang. Biết đâu họ cần sự trợ giúp của em hơn. Tội nghiệp!

- Anh yên tâm.

Mỹ Dung nói. Nàng có vẻ xúc động trước lòng nhân ái của Văn Dụ Nhưng khi vừa ra khỏi bệnh viện, Mỹ Dung đang đi, đã phải giật mình, vì có tiếng gọi:

- Chị Mỹ Dung!

Dung quay lại. Thì ra là Văn Điệt. Dung hỏi:

- à, Văn Điệt! Cậu chưa về nhà à?

Văn Điệt lắc đầu:

- Chưa. Vì tôi có chút việc định hỏi chị.

- Chuyện gì?

Văn Điệt ngần ngừ một chút, nói:

- Hẳn chị cũng biết chuyện của Huỳnh Chấn Bình chứ? Bây giờ lại đến lượt Trương Vĩnh Quang. Chuyện này lại có một sự trùng hợp lạ lùng, trước đó giữa Quang và anh Du lại có chuyện lục đục giống như giữa anh Du và anh Bình trước đây...

Mỹ Dung ngẩn ra. Câu hỏi của Điệt làm Dung bất an. Nhưng Dung vẫn hỏi:

- Cậu nói thế là thế nào?

- Những người có chuyện rắc rối với anh Du, đột nhiên đều gặp tai nạn. Một người thì bị chấn thương sọ não để trở nên mất trí, còn một người lại chết cháy. Chị không thấy có sự trùng hợp lạ lùng ư?

Mỹ Dung tái mặt. Bênh vực Du là bản năng cần thiết của vị hôn thê.

- Tôi không hiểu cậu muốn nói gì. Nhưng mà tôi nghĩ là... cậu bây giờ đã là người lớn, muốn phát biểu điều gì, cũng nên đắn đo suy nghĩ đến trách nhiệm.

- Tôi bao giờ cũng ý thức điều đó - Văn Điệt nói - Không những trên phương diện luật pháp, đạo đức mà còn cả trên lương tâm. Và vì vậy tôi thấy những chuyện vừa quạ Nó không phải là những tai nạn bình thường.

Mỹ Dung kêu lên:

- Văn Điệt! Cậu quên cậu là ai à? Anh Văn Du là anh ruột của cậu. Nói kiểu cậu là đã hại anh mình đấy!

Văn Điệt lắc đầu:

- Tôi không có ý định đó, ngoài chuyện muốn biết rõ sự thật!

- Sự thật à? - Mỹ Dung cười - Nếu muốn, cậu cứ xem biên bản của cảnh sát.

Nhưng Điệt không buông tha:

- Biên bản à. Tôi không tin... vả lại ban nãy tôi đã nghe hết những lời đối đáp vừa rồi giữa anh Du với chị.

- Cậu Điệt! - Mỹ Dung kêu lên - Đây không phải là chuyện giỡn chơi. Cậu đừng có nghĩ bậy không tốt. Bộ cậu không tin cả anh trai của mình à?

- Vâng, bởi vì tôi hiểu rất rõ anh ấy. Và vì hiểu rõ, nên tôi mới nghi ngờ. Ngay chị cũng biết? Anh Du là người lúc nào cũng chủ trương bằng mọi phương tiện để đạt tới mục đích!

- Cậu Điệt! - Mỹ Dung bắt đầu nổi giận - tại sao cậu lại tàn nhẫn như vậy? Cậu làm vậy là hãm hại anh ruột mình. Cậu chụp mũ xấu cho anh cậu, biết không?

Văn Điệt bình thản:

- Nếu anh Du không phải là anh ruột tôi thì tôi đã không can dự, anh ấy muốn làm gì thì làm, nhưng mà... làm sao tôi có thể dửng dưng đứng yên. Nhìn anh ấy càng lúc càng lún sâu vào tội lỗi chứ?

- Lún sâu vào tội lỗi? - Mỹ Dung cười lớn - Cậu nói chuyện nghe buồn cười. Ấu trĩ quá... Làm gì có ai tin cậu? Trước mặt mọi người... ai cũng thấy bác sĩ Lê Văn Du là con người đầy nhiệt tình tuổi trẻ, nhân ái càng lúc càng lên cao. Cậu nói là anh ấy lún sâu. Ai tin được chứ?

Điệt nhìn Mỹ Dung:

- Chị bình tâm suy nghĩ kỹ một chút đi, chị sẽ thấy điều tôi nói là đúng.

- Tôi không tin - Mỹ Dung cương quyết nói - tôi chỉ thấy cậu ganh tị với những gì anh Du đã đạt được thì có.

- Chị thật buồn cười. Làm gì có chuyện đó? - Điệt cãi lại - Anh Du là anh ruột tôi, tại sao tôi phải ganh tị chứ?

- Nhưng tôi đã thấy chuyện đó. Cậu đã ganh tị - Mỹ Dung khẳng định - Cậu Điệt, tôi cấm cậu. Cậu không có quyền nói năng bừa bãi. Cậu phải biết là tương lai của anh Du, cũng là tương lai của tôi đó nhé?

Văn Điệt bức xúc:

- Không lẽ tương lai của hai người quý trọng hơn mạng sống của người khác ư?

- Làm gì có chuyện đó? Cậu dựa vào bằng chứng ở đâu mà nói như vậy? - Mỹ Dung phải ứng - Nếu tôi không nghĩ tình cậu là em ruột của Văn Du, tôi đã gọi cảnh sát tóm cổ cậu. Tôi cảnh cáo cậu đấy, tôi không muốn nghe chuyện này một lần thứ hai nữa.

Văn Điệt vẫn cứng cỏi:

- Chị cứ gọi cảnh sát, nhưng đây là sự thật, tôi sẽ không bỏ qua sự thật nửa chừng, tôi sẽ làm rõ mọi thứ!

Mỹ Dung nói:

- Nhưng cậu sẽ thất vọng, vì không có chứng cớ. Vì với mọi người, đây chỉ đơn giản là một tai nạn bất ngờ thôi.

- Nhưng nếu kiểm tra lại, nó không đơn thuần là một tai nạn bất ngờ. Lúc đó chị tính sao?

- Tôi không tin như vậy - Mỹ Dung nói -Với anh Du, tôi hoàn toàn tin tưởng anh ấy. Trên đời này không có ai trung thực, tử tế, hoàn toàn và đáng yêu như anh Du cả.

Văn Điệt lắc đầu:

- Nếu vậy tôi chịu thua... Không ngờ chị lại mù quáng như vậy...

- Hừ, nhưng Văn Điệt nghe này - Mỹ Dung nghiêm giọng lại, nói - Cậu biết đấy, tôi yêu anh Du và vì vậy bất cứ một ai muốn phá hoại tương lai của anh Du, tôi đều không chấp nhận, không buông tha, dù người đó là ai đi nữa...

Rồi ngưng lại một chút, Mỹ Dung lại vỗ về:

- Cậu Điệt. Sao cậu phải khổ thân như vậy? Cậu cứ lo học hành đàng hoàng đi, sang năm cậu đã ra trường thì bọn này sẽ sẵn sàng cung cấp tiền để cậu tiếp tục ra nước ngoài du học. Không cần biết cậu muốn học ở đâu? Viện M.I.T hay California... bọn này đều có thể đáp ứng cả.

Văn Điệt chau mày:

- Chị đừng đem những thứ đó ra mua chuộc tôi mà tôi cũng không có ý định bôi nhọ anh Dụ Tôi chỉ muốn biết sự thật vậy thôi, nên tôi cũng không sợ đe dọa.

- Văn Điệt! Cậu nói vậy là sao? - Mỹ Dung hỏi - Tôi không hề đe dọa hay mua chuộc mà cậu cũng đừng quên là... chúng ta sắp trở thành người nhà của nhau rồi nhé?

- Vâng - Văn Điệt gật đầu - Sẵn đây tôi cũng muốn nói cho chị biết là quan niệm của từ xưa đến nay là sự thành công phải do chính mình tạo dựng bằng trí tuệ, bằng đôi tay của chính mình, chứ không nên bằng sự đầu cơ cơ hội hay may mắn...

Rồi Văn Điệt bỏ đi. Bóng chàng hòa hẳn vào bóng tối. Mỹ Dung nhìn theo... linh cảm thấy chuyện không đơn giản. Điệt sẽ quấy động mọi thứ. Khó mà ở yên được với cậu em chồng khó tính này.

Mỹ Dung bực dọc bước thẳng lên xe, và ra lệnh cho tài xế đưa thẳng nàng về nhà.

Văn Điệt lầm lũi đi giữa bóng tối. Đêm mùa thu, tiết trời buốt lạnh. Một năm sắp trôi quạ Chàng kéo cao cổ áo lên cho đỡ lạnh. Khuya thế này, đâu dễ gì còn xe buýt để về nhà. Mà nếu muốn đi taxi thì đón xe cũng khó khăn. Trong túi Điệt bây giờ chỉ còn hai ngàn mấy bạc. Không đủ để đi một đoạn đường ngắn nữa chứ nói về nhà. Vả lại giờ này mà có về thì lại phá hỏng giấc ngủ của cha... Ban nãy đã lấy cớ quay lại, để cha về nghỉ trước. Điệt nghĩ, nếu bây giờ tản bộ về thì ít ra phải hai giờ mới đến nơi, như vậy trời đã sáng. Và như vậy sẽ không làm phiền ai.

Thế là Điệt lầm lũi bước. Chàng nghĩ lại việc làm của Văn Du, những cái tai nạn đã qua... Điệt chắc đấy không hẳn là tai nạn, dù chỉ dựa vào trực giác chứ không có một chứng cớ cụ thể. Nhưng mà Văn Du... Hừ, Điệt lại mâu thuẫn. Sao éo le vậy? Điệt nào có ý muốn đối đầu với anh ruột mình đẩu Có điều sự việc không đơn giản. Nó liên hệ đến mạng sống của người khác... Nếu không làm rõ, lương tâm Điệt lại không thấy ổn.

Nhưng làm rõ thế nào? Khi trong tay chẳng có lấy một chứng cớ? Mỹ Dung lại ương ngạnh, cố chấp, đứng hẳn về phía Dụ Vậy thì sao? Điệt lắc đầu... Điệt biết chỉ cần nói ra, là người ta không cần biết phải trái, sẽ kết luận ngay là Điệt đã ganh tị với những thành tích của anh trai mình. Sự phán đoán của con người nhiều lúc đơn giản một cách buồn cười thế!

Điệt cứ cắm đầu mải miết bước, rồi chàng cũng đã đi được đến ngoại ô. Qua khỏi cầu lớn, nhìn vào đồng hồ đã ba giờ sáng. Điệt chợt tự hỏi. Cha chàng, ông Địch Sanh, có khi nào vì sự vắng mặt của chàng mà lo lắng không ngủ được không? Chuyện đó chắc hơi khó. Vì từ nào đến giờ, cha nào có để ý đến chàng đâu? Trong mắt người chỉ có một mình Văn Du thôi.

Điệt không hiểu tại sao cha lại có thành kiến lại ghét bỏ mình như vậy? Không chịu học y, không chịu học nghề nông. Nhưng Điệt cũng chẳng hề bê tha bỏ học. Chàng vẫn học một cách xuất sắc các môn vật lý cơ mà. Học cái môn khác ý cha cũng đâu phải là cái tội? Vậy thì sao? Điệt không tránh khỏi một chút ý niệm buồn phiền. Và nỗi buồn thật kỳ cục nó như cơn bệnh khó chữa, càng lúc càng lan rộng. Anh Du cũng nào phải là một bác sĩ xuất sắc về chuyên môn. Anh ấy đã leo lên bằng thủ đoạn. Dùng mọi phương tiện để đạt đến mục đích... Điệt nhiều khi thấy giật mình. Tại sao anh ấy lại điên như vậy? Say mộng đồ vương, đến độ mất cả lương tri, cả tính người? Cái chức giám đốc của một bệnh viện trị giá năm tỉ bạc?... Điệt ngạc nhiên hơn khi thấy mấy cái tai nạn xảy ra dồn dập mà lại luôn có sự dính líu của Văn Du ở đấy. Thế tại sao chẳng ai nghi ngờ?

Bất giác Điệt thấy trái tim như thắt lại. Những chuyện thế này nếu không làm sáng tỏ, thì những chuyện khác rồi sẽ tiếp diễn và tội ác sẽ không kết thúc... Nạn nhân kế tiếp sẽ là ai?

Điệt băng qua ngã tự Giờ này con đường trống vắng không có lấy một chiếc xe chạy qua... Những ngọn đèn đường vàng vọt làm đổ dài chiếc bóng cô đơn của chàng. Điệt chợt nhớ đến chiều quạ Lúc vừa lên bàn cơm, thì chuông điện thoại reo, báo cho biết tai nạn xe cộ Ở đèo Đá. Lúc đó cha đã buông đũa tái mặt. Cha cứ tưởng nạn nhân là Văn Dụ Để rồi lúc biết rõ Du chỉ bị thương nhẹ, còn nạn nhân là người khác, cha đã cười sảng khoái. Sao vậy? Điệt thắc mắc. Không lẽ nạn nhân kia không phải là người? Nếu vậy thì... thật bất công!

Có lẽ vì xúc động, cũng có lẽ vì đi nhanh. Mồ hôi bắt đầu thấm ướt lưng Điệt. Bây giờ hai bên đường chỉ toàn là ruộng vườn kế tiếp. Gió phần phật làm rét cả dạ Điệt nhìn vào đồng hồ sắp sáu giờ, như vậy là trời sắp sáng.

Đôi chân bắt đầu mỏi. Bụng lại cồn cào. Bây giờ Điệt thấy đói. Giờ này, được yên ổn ngồi trong nhà thì tuyệt. Nhưng Điệt không hối hận vì việc làm của mình. Chàng muốn giúp Dụ Muốn đưa Du trở về con đường của lẽ phải chân chính.

Nhưng chuyện đó có làm được không? Du hiểu và chấp nhận hay sẽ lại thù oán thêm chàng? Điệt biết từ đây về đến nhà, còn trên hai cây số mà đôi chân đã mỏi. Ngay lúc đó Điệt nghe tiếng xe. Đúng rồi! Chuyến xe buýt bắt đầu ngày đã làm việc! Thế là Điệt vội bước nhanh đến trạm. Và chỉ ít giây sạu Điệt đã êm ái ngồi trên xe. Bây giờ Điệt mới thấy hết cái tiện lợi của phương tiện giao thông hiện đại. Vừa nhanh chóng vừa đỡ mất sức lao động. Mười phút sau, Điệt đã đến gần nhà. Vừa tra chìa vào ổ khóa, Điệt nghĩ phải vào nhà chợp mắt một chút để lấy lại sức. Sáng nay, chàng còn hai tiết học. Nhưng thật bất ngờ, khi Điệt vừa đến phòng khách, đã thấy cha ngồi ở ghế salông. Cha vẫn mặc bộ áo hôm qua đến bệnh viện, điều này cho thấy là từ lúc về đến giờ cha vẫn còn chưa ngủ.

- Dạ, thưa cha con mới về!

Nhìn vẻ bơ phờ của cha, Điệt chợt thấy ngại. Những người lớn tuổi lúc buồn phiền thường dễ nổi nóng. Và đúng như điều Điệt nghĩ, ông Sanh đã nghiêm giọng hỏi:

- Đi đâu mà cả đêm, giờ mới về nhà vậy?

Điệt dừng lại:

- Dạ vì túi con không mang theo tiền, mà lúc nửa khuya xe buýt lại không có chạy, nên con phải lội bộ một khoảng dài.

ông Địch Sanh bực:

- Con chỉ làm khổ bản thân. Ban nãy bác sĩ Thái đề nghị là đưa cả hai cha con cùng về, nhưng con cứ chần chờ. Hay là vì con không muốn đi cùng xe với chả Con nói đỉ Đúng không?

- Dạ không phải - Văn Điệt vội vã đáp, nhưng không biết phải giải thích thế nào, chỉ nói - Con chỉ muốn...

Rồi yên lặng. Ông Địch Sanh lắc đầu:

- Đấy thấy không? Con cũng không giải thích được hành động của mình. Cha hiện nay lớn tuổi rồi, mà rất buồn... Cha không biết mình phải thế này đến bao giờ...

Rồi Điệt nghe tiếng thở dài kế tiếp. Chàng không dám đứng lại, lặng lẽ bỏ vào phòng riêng. Cha đã không ngủ được, vì thấy chàng chưa về ư? Như vậy à?

Điệt cũng không biết, nhưng cũng thấy có cái gì lay động trong lòng.
Dưới ánh trăng cô đơn
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10