Chương: 2
Tác giả: QUỲNH DAO
Thế rồi cái ngày đáng ghét ấy lại đến. Cơm tối xong, tôi ngồi tựa lưng bên khung cửa ngắm mưa đang đầy trờị Ngoài hiên, những sợi dây điện đọng nước lóng lánh trong như những chuỗi ngọc trắng toát. Nước tuôn theo tàu lá chuối đổ xuống vũng bùn bên nhà, trong khi trời vẫn mưa ào ào một cách vô duyên. Vạn vật mang nét buồn ủ rũ. Hàng cột điện dang lạnh lùng cao ngạo tỏa ánh sáng vàng vọt xuống 1 vùng đất bên dướị Tôi thở dài đứng dậỵ Dù sao thì tôi cũng fải lo cho xong mọi việc.
Mẹ từ trong bếp hỏi vọng ra:
- Bình ơỉ Con đi chưả
Hình như mẹ vừa rửa bát xong, người đang lau đôi tay ướt nước vào chiếc khăn xanh cột ngang bụng. Tôi lại góc nhà lui cui tìm cây dù đi mưạ
- Con đang sửa soạn đi đây mẹ
- Nhớ là đến đó đừng có gây lộn với người ta nghe con. Nói với cha là nhà thiếu tiền nhà hơn 2 tháng rồi, không thể khất được nữạ
Tôi vẫn chưa tìm ra chiếc dù, đáp vọng vào:
- Vâng, con hiểu rồi, xin mẹ yên tâm, con sẽ dùng mọi cách để mang tiền về cho mẹ mà!
- Tìm dù hả, hôm trước con bỏ nhà bếp kìa, con không nhớ saỏ
Nói xong, người chạy đi lấy chiếc dù cho tôị Nhìn ra ngoài mẹ lo ngại dặn dò:
- Nhớ về sớm nghe con. Nếu có tiền thì đi xích lô về. Trời mưa to quá.
Tay cầm dù, tôi bước ra ngạch cửa, xỏ chân vào đôi giầy mưa nắng 2 mùạ Đôi giày duy nhất mà mẹ đã mua cho khi tôi vừa đậu tốt nghiệp. 1 năm rưỡi rồi, ông già sửa giày đầu ngõ đã thay đế, và mõm mấy lượt, đến nỗi mỗi lần thấy tôi mang nó ra là ông lại lắc đầu:
- Sao, đôi giầy đó nữa à? Hư nát thế này còn sửa cái chỗ nào được nữả
Gần đây, giầy lại sut' chỉ, mỗi lần mang nó đi trong mưa nhất là qua những vùng lầy lội đất với bùn lại chui vào kêu lép nháp như 1 điệu khúc buồn. Bây giờ thì tôi chẳng dám mang ra cho ông thợ nữa vì ... Vả lại, ở " đằng kia" nhà lót bằng đá mài nên vào nhà fải bỏ giày ra, tôi sẽ cố gắng chùi thật sạch thì đôi chân lấm bùn của tôi chắc chẳng ai trông thấy đâụ
Mẹ đưa tôi ra đến cổng, bà đứng trong mưa ngừng trước bước đi của tôi:
- Bình này ...
Tôi quay lại, mẹ lại dặn dò lần nữa:
- Nhớ đừng gây gỗ với người ta nghen con!
Tôi gật đầu, bước đi được 1 quãng tôi quay đầu lại, bóng mẹ tựa cửa nhìn theo, tôi thấy yếu đuối và cô độc làm sao! Tôi ra dấu bảo mẹ vào, mẹ mới chịu quay vộ Cánh cửa lớn đã đóng lạị Gió có vẻ lớn. Tay kéo cao cổ áo, tay nắm chặt cán dù, tôi tiếp tục bước tới trước.
Từ nhà đến " đằng kia " không xa lắm nhưng không có xe buýt nên tôi lội bộ hơn nửa tiếng mới đến nơị Tháng nào may mắn, xin được tiền thì chỉ cần đi 1 lần, ngược lại, nếu chẳng may, tôi fải đi 3,4 lần mới xong.
Trời lạnh thật, gió thổi như cắt vào mặt. Con lộ này tuy tráng nhựa bằng phẳg, nhưng mỗi bước đi đất cát lại theo kẽ hở chui ra chui vào khiến tôi đau điếng. Chân tôi ướt lạnh, cái lạnh từ lòng chân xoáy thẳng lên tim.
1 chiếc xe chạy vượt qua, bắng tung bùn đất, trước khi tôi kịp fản ứng, thì chiếc váy xanh duy nhất của tôi đã lấm đầỵ Tồi buồn bã vuốt nhẹ mái tóc. Mưa càng lúc càng to, mỗi lỗ mọt nhỏ trên nóc dù nhỏ nước xuống, tôi fải xoay tròn liền tay, nhưng làm thế nào thì làm, nước vẫn rớt trên đầu, trên trán. Mưa càng to, gió càng lớn, những con gió lạnh đầy ác ý, mang đầy bụi nước, tung cả váy tôi lên. Người ngợm tôi như chuột lột. Tôi cắn răng tính toán số tiền ần cho tháng này để quên cái lạnh. Tôi fải đến người tôi gọi là cha để nài nỉ xin xỏ năm chục ngàn đồng tiền chợ, năm chục ngàn đồng tiền nhà, tất cả là 1 trăm ngàng đồng. Nếu có thể, tôi sẽ hỏi xin thêm vài chục để may quần áo mùa đông. Còn đôi giày chắc xài không qua khỏi mùa mưa nàỵ
Qua 1 khúc quanh, tôi dừng lại trước cổng màu đỏ chóị Cánh cổng có lẽ mới được sơn lại còn hăng hắc mùi dầụ 2 bên cổng có 2 ngọn đèn soi sáng nét chữ vàng trên tấm bảng " Biệt thự Lục Chấn Hoa ". Tôi đưa tay nhận chuông và khẽ nguýt tấm bảng kia 1 cáị Nhà của người đàn ông có tên Lục Chấn Hoa! Tôi cũng họ Lục, nhưng tôi là người ở trong hay ở ngoài nhà này đâỷ
Cửa mở, cô Lan, người làm, nhe 2 chiếc răng vàng ánh với đôi mắt cá tàu, tay cầm chiếc dù nghểnh cổ rạ Hình như cô ta chẳng ưa mấy người khách đến viếng trong cơn mưa nàỵ Lan đưa mắt nhìn tôi từ đầu tới chân, khi bước vào xong, vừa cài cửa lại cô ta vừa hỏi:
- Mưa lớn thế này sao cô chẳng đi xe đến?
Hứ! Có bao giờ đến đây mà tôi được ngồi xe bao giờ đâủ Giọng tôi nghe gắt gỏng lạ:
- Có ông ở nhà không?
- Có.
Lan gật đầu, đi vào! Theo con đường tráng xi măng giữa sân tôi bước vào nhà. Chiếc sân thật rộng, 2 bên đường xi măng trồng đầy những đóa hoa lài, cánh hoa trắng nở đầy thoảng hương thơm dịụ Hình như có cả mùi hoa quế nữa thì fảỉ Mẹ thích nhất loại hoa này, nhưng mà nhà tôi chỉ trồng mấy cây chuối xứ mà thôị
Tôi khom xuống cởi giày, rồi cẩn thận chà đôi chân lên thảm, xếp dù lại đặt nằm sát tường mới bước vộ Hơi ấm từ bên trong ùa ra, tôi cảm thấy dễ chịu ngaỵ Giữa fòng khách, 1 lò sưởi thật lớn nằm chễm chệ le lưỡi thật dàị Gian fòng ấm cúng làm saọ Nhạc mở thật to, tiếng ngạc kích động ồn ào man dạị Mộng Bình, cô em gái cùng cha khác mẹ của tôi, đang nằm dài trên ghế cạnh đó, cô ta mặc áo thun màu đỏ chói, chiếc quần cao bồi bó sát chân, mái tóc dài tỏa tung trông thật khiêu gợị Cái đẹp như được đúc khuôn của mẹ nó, 1 cái đẹp quyến rũ đầy nhục dục. Thấy tôi, Mộng Bình thờ ơ gật đầu, rồi nói vọng ra sau:
- Mẹ ơi, chị Y Bình đến.
Tôi ngồi xuống chiếc ghế gần đó, cẩn thận kéo chỗ váy bẩn sang bên, đút đôi chân thật sâu vào bên trong ghế. Tự ái không muốn tôi để cho gia đình này trông thấy sự nghèo nàn của mình. Nhưng Mộng Bình nào có để ý gì đến tôi đâụ Cô ta chỉ lưu ý đến âm nhạc mà thôị Vuốt lại mái tóc, tôi ngẩng đầu lên quét nhanh 1 lượt khắp fòng khách, bấy giờ tôi mớt fát giác ra trong fòng còn 1 nhân vật nữạ Kiệt, câu út mới 12 tuổi ngồi im lìm như xác chết trên một chiếc xe máy nhỏ mới toanh ở góc nhà. 1 chân nó đạp lên bàn đạp, chân kia chống dưới đất, lạnh lùng nhìn tôị Đôi mắt tinh quái của nó rảo khắp người tôi như dò xét. Đôi chân tôi chắc đâu dấu chẳng nổi nó. Kiệt chẳng chào tôi nên tôi cũng không buồn hỏi đến nó. Năm cha tôi 58 tuổị Kiệt mới chào đời, nó nhỏ hơn Mộng Bình những 7 tuổi, và là con muộn lại út, nên Kiệt được yêu nhất nhà, nhưng chính nó là thằng bé tôi ghét nhất. Cha tôi thường đắc ý khoe khoang:
- Con của Lục Chấn Hoa bất luận trai hay gái đứa nào cũng đẹp cả!
Câu nói ấy chẳng sai lắm, vì trong đám anh chị em tôi con bà nào cũng đều đẹp cả. Như mẹ tôi, bà có 2 đứa con la chị Tâm Bình và tôị Chị Tâm Bình từ năm 15, 16 tuổi đã vang danh khắp nơi về cái đẹp lộng lẫy của chị Chị là đứa con được cha cưng nhất nhà, bất cứ tiệc tùng, dạ hội nào hay trong những cuộc đua ngựa cha đều cho chị Tâm Bình theọ Ngồi trong xe chị đội nón rơm vành to trong khi cha lái xe chạy như bay trên đường fố, người 2 bên đường fải ngẩn ngơ nhìn. Nhưng chị sống không thọ, năm 17 tuổi chị đã lìa đời vì bệnh fổị Khi đã chết rồi nghe đầu còn có 1 sĩ quan trẻ tuổi mỗi ngày đến cắm hoa trên mộ chị Mãi cho đến ngày chúng tôi dọn nhà đi nơi khác mà người sĩ quan kia vẫn k hông nguôi niềm si cũ. Câu chuyện thật lãng mạn, nhưng cũng thật cảm đô.ng. Từ khi hiểu chuyện đến giờ, tôi vẫn thường mơ ước ngày nào tôi nằm xuống, cũng sẽ có 1 sĩ quan trẻ đạp ngày ngày đem hoa đến cho tôị Lúc chị Tâm Bình mất đi, tôi chỉ mới 10 tuổi, có người xoa đầu tôi bảo:
- Con bé này càng lớn càng giống chị nó, gia đình này sắp có giai nhân thứ 2 nữa đâỷ
Nhưng tôi hiểu lắm. Làm gì có chuyện đó vì tôi không thể nào so sánh được với chị tôị Chị tôi đẹp, không fải chỉ ở cái bề ngoài mà tính tình chị rất ôn hòa, dễ thương. Còn tôi, tôi chỉ là đứa con gái ngang bướng, bẳn gắt.
Trong ký ức tôi, chị Tâm Bình là đứa con gái đẹp nhất. Ngoài chị Tâm Bình, các anh chị khác con của người vợ trước cha tôi cũng đều đẹp, như chị Nhược Bình, Niệm Bình, Hựu Bình, Ái Bình. Không hẳn chỉ có bên con gái, mà bên con trai cũng thế, anh Khang tôi đang du học tại Pháp, nghe nói đâu đã lập gia đình với 1 thiếu nữ tóc vàng và hiện đã có 3 con. Riêng đám con của dì Tuyết gồm 4 đứa: lớn nhất là Hảo, tuy không đẹp trai như anh Khang nhưng coi cũng không đến nỗi nàọ Kế đến là Như Bình, năm nay 24 tuổi, trên trung bình. Rôi đến Mộng Bình, cô bé 17 tuổi này đẹp thật, nhưng có điều cái đẹp của nó là đẹp bốc lửa chứ không đẹp thùy mị như chị tôị Chỉ có cậu út Kiệt là tôi không biết fải diễn tả thế nàọ Tuy không xấu lắm, nhưng đôi mắt nhỏ một mí của nó trông thật đểu cáng, nhân trung và cằm lại cụt ngủn, miệng dài và môi dầy, lúc nào tôi cũng trông thấy nó đứa lưỡi ra liếm mép như thể muốn che giấu sự thiếu vắng của 2 chiếc răng cửa vậỵ Nước da nó trắng xanh như người mắc bệnh lao đang đến thời kỳ thứ 3 không bằng. Thế nhưng hắn nghịch và khó chịu khỏi chệ Trong nhà này nó dựa vào sự yêu thương của cha và dì Tuyết mà làm ông " vua con " một cõị
Ngoài những người kể trên, cha tôi còn vô số những người con khác mà tôi không biết được tên. Thuở người còn tung hoành ngang dọc, bao nhiêu người con gái đã qua tay ngườỉ Chính người cũng không hiểu rõ thì tôi làm sao biết được.?
Bản nhạc trong máy vừa dứt, tiếp đó là giọng của xướng ngôn viên đài đọc tên 1 bản nhạc ngoại quốc khác, với danh sách người yêu cầu và người được tặng.. Mộng Bình vẫn tựa đầu lên thành ghế yên lặng lắng nghẹ Kiệt đứng ở góc nhà, hình như hắn vừa nghĩ ra 1 điều gì, hắn liếc về fía bà chị ruột của hắn với nụ cười nghịc ngợm. Tiếp đó, hắn đạp xe tới trước bóp kèn inh ỏị Mộng Bình ném quyển báo vào Kiệt hét:
- Đồ fá đám! Mày có mang cái xe quỷ quái của mày ra khỏi đây không? Coi chừng tao đập cho mày chết bây giờ!
Kiệt lè lưỡi trêu chị tay vẫn tiếp tục bóp còi:
- Đố chị đấy! Bộ không được bạn trai yêu cầu nhạc tặng cho rồi quạu, muốn gây người khác hay saỏ Hứ! Không biết mắc cỡ, đụng đến tôi là tôi mách cha ngay chứ đừng tưởng bở!
Mộng Bình nhìn em thách thức:
- Mày thử nhấn chuông nữa coi tao có dám đánh mày không?
Mộng Bình nói xong bước xuống lượm tờ báo lên cuốn tròn lại như sẵn sàng để đánh, trong khi Kiệt chẳng có vẻ gì là sợ cả, hắn trợn mắt đưa chót lưỡi ra như định liếm đầu mũị Tiếc là lưỡi hắn ngắn quá. Tay Kiệt tiếp tục bóp kèn xe inh ỏị Mộng Bình bước tới đưa cao tờ báo đe:
- Mày nhấn nữa xem!
- Nhấn thì nhấn, ai sợ?
1 tràn chuốn kêu điếc tai, mặt Kiệt đầy vẻ thách thức. Tiếng chuông ngưng bặt, hắn xông về fiá Mộng Bình, tay nắm áo, đầu hút thẳng vào bụng chị Đồng thời hắn cũng không quên rống cổ lên khóc thật to:
- Cha ơi! Mẹ ơi! Ra xem chị Mộng Bình đánh con nè! Ui da! Ui da!
Tiếng khóc của hắn thật lớn, lớn hơn cả tiếng trống trong máy thu thanh, nếu dì Tuyết chẳng chạy nhanh ra dám tiếng hét có thể làm gian nhà này sụp đổ lắm. Dì Tuyết ôm lấy Kiệt rồi thẳng tay tát vào má Mộng Bình mắng:
- Mày là chị mà chẳng chịu nhường em mà còn đánh lộn với nó nữa, không xấu à? Mày lớn hơn nó tới 7 tuổi mà còn ỷ sức đánh nó, muốn tao gọi cha mày ra để trị mày không?
Mộng Bình bực tức, đứng chống nạnh nói:
- Nhỏ hơn 7 tuổỉ Nhỏ thì nhỏ chứ? Ai cũng bênh vực, chiều chuộng nó. Hôm nay mua cái này, mai mua cái kia cho nó, con xin chiếc áo 3, 4 chục ngàn không cho, còn mua chiếc xe cả trăm ngàn đồng bạc cho nó!
Dì Tuyết het':
- Câm mồm! Mày còn muốn gì nữa chứ? Muốn tao gọi cha mày ra đập cho 1 trận mới chịu hay saỏ
Lời hăm dọa của dì Tuyết có vẻ có hiệu quả, nhưng Mộng Bình chưa nguôi cơn bực tức đá m.anh và chiếc kỷ trà bên cạnh, rồi ngôi phịch xuống ghế, thò tay vặn máy thu thanh thật to, tiếng nhạc tiếng hát muốn vỡ cả phòng. Dì Tuyết bế thằng Kiệt lên, đưa tay xoa đầu nó hỏi:
- Sao con, nó đánh trúng đâủ Đau không con?
Kiệt được dịp mếu máo, nhưng trong mắt nó chẳng có 1 giọt nước mắt. Dì Tuyết quay lưng ra nhìn thấy tôi, bà ngạc nhiên:
- Ủả Đến bao giờ thế? Mẹ cô có mạnh không?
- Mạnh.
Tôi đáp gỏn lọn, răng cắn nhẹ vào môị Dì Tuyết tiếp tục xoa đầu Kiệt, mặc dù chỗ đó đâu có bị đánh, nhưng nó cũng cứ giả vờ rấm rức khóc với đôi mắt tỉnh khô, thỉnh thoảng lại nhìn vào nhà trong thăm dò. Tôi hơi bực mình, hỏi:
- Cha có ở nhà không dì?
Thật tình tôi muốn giải quyết cho xong để mau trở về căn nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng của mình hơn là ngồi giữa fòng tr'ang lệ nàỵ Nhà của mẹ con tôi dù nhỏ, không có lò sưởi, không có ghế nệm êm, nhưng có thể đi lại, hít thở không khí tự dọ Có lẽ mẹ đang nóng lòng đợi tôi ở nhà. Từ khi đến đây xin tiền cha tôi rồi cãi lẫy với dì Tuyết trong kỳ hè năm rồi, mỗi lần đi mẹ lại dặn dò cẩn thận. Tội cho mẹ tôị Cũng vì mẹ mà tôi ráng nhẫn nhịn thế nàỵ
Dì Tuyết quay vào trong gọi lớn:
- Anh ơi! Có Y Bình đến nè!
Tuổi của dì xấp xỉ tuổi của mẹ, đã gần 50 rồi còn gì, thế mà trông vẫn chưa thấy già. Nếu đứng cạnh mẹ, nhất định người ta sẽ tưởng mẹ lớn hớn dì ít nhất 10 hay 20 tuổị Con trai lớn của dì Tuyết lớn hơn tôi những 5 tuổi chớ nhỏ gì sao, thế mà nước da của dì vẫn mơn mởn chưa thấ nhăn. Dì Tuyết là người biết trang điểm, gương mặt lúc nào cũng có một lớp fấn mỏng màu hồng nhạt, đôi mắt còn long lanh. 1 nét trẻ khó kiếm ở những người cùng lứa tuổi dì. Nhưng đó cũng là chuyện hiển nhiên, vì dì Tuyết suốt ngày rảnh rỗi vui chơi đâu có nhỏ lệ suốt ngày như mẹ tôỉ
Cha từ nhà trong bước ra, người mặc bộ pajama màu cà fê với những đường viền màu nâu, miệng vẫn không rời chiếc ống điếu cổ lỗ sĩ mấy mươi năm rồị Ông nhìn tôi với cặp mắt dửng dưng, chỉ có đôi mày khẽ chau lại 1 chút. Dù tôi chẳng mấy ưa người, nhưng vẫn bắt buộc fải đứng lên gật đầu:
- Thưa cha!
Cha khoát tay để tôi ngồi xuống, hình như người nhìn rõ được thái độ miễn cưỡng của tôi nên muốn kéo dài màn kịch. Tiếng nhạc ồn quá, cha tôi quay sang Mộng Bình lớn tiếng quát:
- Tắt máy thu thanh ngay không?
Mộng Bình khó chịu, miệng lầm bầm cái gì đó rồi cũng tắt máỵ Gian fòng được trả về với sự yên lă.ng. Cha ngồi cạnh dì Tuyết, nhìn Kiệt hỏi:
- Chuyện gì nữa thế?
Kiệt nghe hỏi, giả vờ khóc lớn hơn, dì Tuyết nói:
- Đánh lộn với con Mộng Bình đấy!
Cha không nói gì đưa mắt lườm Mộng Bình. Mộng Bình thấy cha nhìn mình vội cúi mặt xuống, không quên lải nhải:
- Được mua cho cái xe mới là làm fách!
Cha lại ngẩng lên, Mộng Bình im ngay chẳng dám hó hé. Quay sang nhìn tôi, đôi mắt cha vẫn lạnh lùng:
- Cái g'i đâỷ Mẹ mày vẫn mạnh chứ?
Cũng còn may, cha vẫn còn nhớ đến mẹ tôi saỏ
- Mẹ già rồi nên bị nhức đầu luôn.
- Có bệnh sao không trị?
Trị à? Tiền đâủ Mỗi tháng lấy 1 trăm ngàn thôi mà còn như ăn mày nữa là. Tôi yên lă.ng. CHa kéo dọc tuẩu xuống, gạt tro trong ống ra, dì Tuyết vội đỡ lấy ông điếu, gạt tro tiếp và cho thuốc mới vào rồi đốt lửa, bà hít 1 vài hơi cho chạy rồi mới trao lại cho chạ Cha hít 1 hơi dài, ngã người ra, đôi mắt lim dim dễ chịụ Tôi mừng thầm, lòng nghĩ rằng mình đến đây thật đúng lúc, hôm nay có lẽ xin được tiền, ngoài số nợ fả trả cho chủ fố và tiền dùng hàng tháng ra, chắc cha sẽ cho thêm một ít tiền nữa!
1 chú chó Bi Bi nhỏ từ nhà sau chạy ra, chú ve vẩy chiếc đuôi ngắn xù lông của nó trước mặt mọi người, theo sau là cô chủ Như Bình của nó. Như Bình là con gái lớn của dì Tuyết, lớn hơn tôi 4 tuổi, nhưng thuộc loại fụ nữ an fận. Nếu so với Mộng Bình, Như Bình có vẽ kém sút nhiều, cô ta không đẹp như em gái, không có vẽ sung mãn và thiếu tự tin hơn. Nhiều khi nói chuyện với khách Như Bình cứ lúng túng, thẹn thùng nói chẳng thành câụ Cô nàng lại không biết trang điểm và ăn mặc đúng cách nên dáng vẻ trông buồn cười làm saọ Lấy ví dụ ngay bây giờ, Như Bình đang mặc chiếc áo bông màu hành ta, nhưng lại mặc chiếc quần màu cà, trên cổ lại buộc chiếc khăn quàng sặc sỡ. Từ trong bước ra, trông cô nàng chẳng khác 1 cô đào cải lương đang làm tuồng. Có điều dù cho Như Bình có bê bối đi nữa, tôi vẫn thích cô ta hơn bất cứ nhân vật nào trong gia đình này, vì Như Bình có được 1 điều mà hầu như không có 1 người nào ở gia đình này có được đối với tôi, đó là sự thân mật dễ thương. Thấy tôi, Như Bình cười, rồi khẽ liếc về cha nói:
- Mọi người ở đây hết. Tôi không hay Y Bình đến, vì nãy giờ tôi ngủ trong fòng. Chà, lạnh quá.. Ủa, Y Bình, trời thế này mà vẫm mặc váy được saỏ Tôi chắc chịu không nổi đâu, lạnh quá!
Như Bình ngồi xuống cạnh tôi, sau 1 cái ngáp dài, bàn tay cô ta tình cờ đặt lên chỗ bị dính bẩn ban nãy:
- Ủa ...Đồ của Y Bình ướt hết rồi, vào trong lấy đồ của tôi thay đi!
- Không sao đâu, tôi về ngay mà.
Chú cho Bi Bi vẫy đuôi bước tới, nó cạ mõm nó vào chân tôi, tôi cúi xuống vuốt ve, tấm thân đầy lông mềm nằm ngoan ngoãn giữa 2 ống chân tôi, Bi Bi ngước đôi mắt đen nháy lên yên lặng nhìn. Con chó trông thật dễ thương, tôi ao ước fải chi mình có 1 con chó như vậy để chăm nom.
- Bi Bi! Lại đây!
Nghe tiếng dì Tuyết gọi, Bi Bi thoát khỏi chân tôi chạy đi, dì Tuyết đưa tay sờ bộ lông ấm của nó, đột nhiên nói:
- Coi mày! Mới tắm mà lăn vào đâu để lấm đầy bùn thế này!
Tôi liếc dì Tuyết, lòng chợt dâng lên chút thù hận. Người đàn bà này lúc nào cũng tìm cách để ngạo báng tôị Thật ra tôi khinh bà ta nhiều hơn là ghét. 1 thứ đàn bà nhỏ nhen ích kỷ! Nhưng tôi vẫn yên lă.ng. Cha ngồi gọn trong ghế yên lặng hút thuốc, những làn khói mờ nhạt xuất hiện liên tục từ 2 lỗ mũi của ngườị Chiếc mũi cao và thẳng. Theo lời mẹ thì thuở xưa cha đẹp trai lắm. Nhưng bây giờ ngườ đã gaì, tóc và lông mi đã bạc, gương mặt dài ra, nhưng không làm mất đi vẻ bệ vệ ngày nàọ
Cha ngồi trong ghế, mắt hướng về fía tôi và Như Bình. Bất giác tôi cảm thấy hình như người đang tìm kiếm 1 dấu tích gì trên thân tôi, tôi hơi khó chịụ Tôi đến đây, mục đích duy nhất là làm thế nào kiếm tiền đem về cho mẹ, chứ không mong mỏi gì khác.
Sau cùng tôi mở miệng:
- Thưa cha, mẹ bảo con đến xin tiền cha tháng này, tiền nhà đã 2 tháng rồi chưa trả.
Cha đưa mắt lạnh lùng nhìn tôi, nụ cười thờ ơ hiện trên mép. Có fải người nhạo báng kiếp sống tầm gửi của chúng tôi không? Tôi chưa kịp fản ứng thì người đã quay sang dì Tuyết nói:
- Tuyết, có sẵn tiền bạc chưả
Hỏi xong, ông lại quay sang tôi với đôi mắt tóe lửa:
- Tao nghĩ là nếu không vì đồng tiền, chắc chẳng bao giờ mày đến thăm tao cả.
Tôi cắn nhẹ môi, yên lặng nhìn chạ Cơn giận nhen nhúm trong lòng. Ông còn đòi hỏi tôi fải làm sao hơn, khi sự liên hệ giữa ông và mẹ con tôi chỉ là mấy đồng tiền này không hơn không kém? Nếu không vì tiền tôi đến đây làm gì? Ở đây có ai ưa thích tôi đâu mà đến? Tình trạng mẹ con tôi hiện này là do ai tạo nên?
Dì Tuyết nhếch môi bảo Như Bình:
- Như Bình, mày vô tủ lấy 1 trăm ngàn ra đây cho taọ
Như Bình đứng lên vào trong lấy tiền. Tôi quýnh lên, số tiền đó quá ít so với những đòi hỏi của chúng tôị Tôi vội hỏi:
- Thưa cha, tiền nhà 2 tháng đã không đóng rồi, kỳ này không đóng nữa không được. Vả lại, trời đã nhuốm lạnh, mẹ và con cần fải mua áo ấm ...Tết sắp đến mà mẹ chỉ có độc nhất 1 chiếc lụa, con cũng cần may thêm một ít. Nếu cha thấy không có gì quá đáng xin cha cho thêm ít nhiềụ
Tôi nói xong chợt nghĩ đến những lời ăn mày vừa rồi mà mặt bừng đỏ. Cha hỏi, tôi lấy hết can đảm còn thừa trong người ra đáp. Dạ .. khoảng 2 trăm ngàn ...Dì Tuyết chen vào với nụ cười ngạo mạn:
- Y Bình, có lẽ cô có bạn trai rồi chứ gì?
Tôi hơi ngạc nhiên, không hiểu rõ ý bà ta muốn gì. Dì Tuyết tiếp:
- Có bạn trai mới thích ăn mặc đẹp, chứ con Như Bình đó, suốt năm mặc có chiếc áo bông sắp rách rồi mà có đòi may thêm đâụ Đầu năm may áo mới cũng đâu có gì đáng nói, nhưng gia đình nào cũng có cái khổ riêng của nó, ở đây không giống như đằng mẹ cô, chỉ có 2 người, muốn tiền có tiền, muốn áo có áo, mà ở đây còn thêm 4 miệng ăn nữạ Con Như Bình lớn nhất nên fải chịu thiệt thòi, may là không có bạn trai nên nó cũng không đòi hỏi gì nhiều, bằng không thì ...
Tôi nghĩ đôi khi cái nhìn của ta cũng đủ khiến cho họ ngượng rồi, quả nhiên, dưới mắt của tôi, nụ cười trên môi bà ta biến mất và thay vào đó là nét giận dữ, bực tức. Cái nhìn của tôi đã đạt được kết quả. Tôi quay nhìn cha, người khó chịu ra mặt. Tôi hỏi:
- Thưa cha có được không ạ?
Cha ngẩng đầu lên:
- Bộ mày tưởng mày muốn lấy 2 trăm ngàn ngay để cho mày là dễ lắm à?
Tôi không suy nghĩ gì cả nói ngay:
- Con không nghĩ thế, nhưng con nghĩ cha có thể bỏ ra cả trăm ngàn để mua cho Kiệt chiếc xe đạp mới toanh thì chắc lấy ra 2 trăm cho mẹ con chắc cũng không đến nỗi nào khó khăn lắm!
Vừa nói xong, nhìn đôi mày chau lại của cha tôi biết mình đã đi sai nước cờ lần này kết quả coi bộ không như ý mẹ con tôi mong rồị
- Thế mày tưởng mày có quyền xài tiền tao à? Tao muốn cho ai cái gì là tao cho, không có ai đòi hỏi, kêu ca gì cả.
Gương mặt giận dữ của dì Tuyết trở lại tươi tắn, thằng Kiệt nín khóc hồi nào không rõ. Tôi nuốt ực nước bọt xuống cổ, định chuộc lại lỗi lầm:
- Cha, còn tiền nhà tháng nàỵ Không đóng họ đuổị Không lẽ cha nỡ để cho mẹ con con fải chịu cảnh bơ vở
- Nhưng tháng này không có dư tiền, mày cầm đỡ một trăm đi, rồi gần tết tới lấy saụ
Tôi nói hấp tấp trong cơn giận:
- Mẹ con với con không thể ngồi đợi đến cận tết được, trừ trường hợp bịt miệng lại nhịn ăn.
Chau cau có hút:
- Tao không cần biết! Bây giờ tao không có tiền, tao chỉ có 1 trăm thôị Chỉ có 2 mẹ con fải tiện tặn chớ, lấy tiền nhiều quá để làm gỉ
Dì Tuyết đột nhiên cười lớn, liếc tôi nói:
- Thế nữ trang của mẹ cô đâủ Để dành cho cô lấy chồng à? Mấy năm nay có lẽ mẹ cô để dành được 1 ít rồi, tôi biết bà ấy mà, bà ấy đâu cần fải làm gì, còn tôi, tôi fải làm hàn mới có nhaị
Tôi trừng dì Tuyết, tôi không hiểu tại sao 1 người như cha lại không thể nhìn ra cái khốn nạn và mất dạy của dì. Cố ngăn bao nhiêu cơn bực tức trong lòng xuống, tôi nói:
- Tôi đâu có được fúc lớn như Mộng Bình và Như Bình đâu, nếu nhà còn cái gì đáng giá bán được, có lẽ tôi đã không cần fải đến đây ngửa tay ra xin xỏ thế nàỵ
Dì Tuyết vẫn giữ nụ cười tham nhiểm:
- Đó xem nó lanh không? Hèn gì mẹ cô chẳng sai cô đến đây đòi nợ Nói mà tội, chắc khi cha cô không còn tiền cho mẹ cô, cô dám bảo là bị người ta bỏ bê mẹ con cô lắm à.
Như Bình từ trong bước ra, mang theo xấp giấy bạc trao cho dì Tuyết, rồi đến ngồi bên cạnh tôị Tôi không ghét Như Bình, nhưng hôm nay bỗng nhiên tôi thấy khó chịu làm sao ấy, nhất là khi nhìn thấy chiếc nhẫn hột xoàn màu lục trên ngón tay thon đang lấp lánh dưới ánh đèn. Đẹp và sang thật! Trong khi tôi lại xin xỏ từng ngàn bạc.
Dì Tuyết trao xấp giấy bạc cho cha, miệng châm vào:
- Này anh đưa cho nó đị Tôi thấy có vẽ nó không muốn lấy rồi đấy!
Cha nhìn tôi với ánh mắt đe dọa:
- Sao lấy không?
Tôi cố dằn cơn giận xuống, hôm nay fải cố gắng xin được đủ tiền về cho mẹ, hàng việc cần tiền đang đợi ở nhà.
- Cha! Cha làm ơn cho con thêm. Đóng tiền nhà ít nhất cũng gần năm chục ngàn đồng rồi!
Cha trợn mắt:
- Mày nói thêm chẳng ít lợi gì, tao nói 1 trăm là 1 trăm, lấy thì lấy không lấy thì thôi, tao không ở không để cãi lý với màỵ
- Cha!
Tôi kêu lên mà nghẹn lời:
- Không có tiền đóng tiền nhà rồi con với mẹ ở đâủ Cha là cha con, con mới đến đây xin chứ con có dám cãi gì đâu!
Cha tôi cao giọng lên:
- Tao là cha mày, nhưng đâu fải là con nợ mà đòi hoàỉ Nếu là con nợ đi nữa, cũng chưa chắc gặp 1 chủ nợ dai như màỵ Tiền tao cũng fải làm ra mới có chứ đâu fải ảo thuật rồi được đâủ 1 trăm đó, lấy thì lấy, không lấy thì về đi, tao không có đủ thời giờ để nghe mày lải nhải nữa! Mày chẳng khác mẹ mày tí nào, chỉ giỏi tài lải nhải, bực mình!
Tôi đứng bật lên khỏi ghế, máu nóng dồn lên mặt, cơn giận đè nén lâu ngày đã bùng nổ. Tôi trừng mắt nhìn mọi người, nhìn cả người đàn ông tôi phải gọi bằng chạ Không cần lưu ý gì nữa, tôi nói thẳng: