Chương: 3
Tác giả: QUỲNH DAO
- Tôi đến đây không fải ăn xin, ông là cha tôi ông fải có trách nhiệm nuôi dưỡng tôị Nếu ngày xưa, ông đừng lợi dụng quyền lực ép uổng mẹ tôi làm vợ, thì đâu có tôi, thì đâu có kẻ đáng ghét thế này và tôi đâu fải khổ
Giọng nói thật to, lời nói như dòng thác tuôn trào ngay chính tôi cũng ngạc nhiên. Tôi dám đương đầu với cha à? 1 con người chưa bị ai làm nhục, thế mà ...Cha tôi ngồi thẳng lưng lại, dọc tẩu rời khỏi môi, đặt lên kỷ trà. Đôi mắt tóe lửa nhìn thẳng vào tôị 2 hàng lông mi thật đậm đang chau lại, miệng hậm hự, hơi thở nặng nề. Gian fòng rơi vào bầu không khó ngột ngạt khó thở. Cha không nói gì nhưng bàn tay nắm chặt trên thành ghế của người đã nổi gân xanh. Tôi biết rằng min'h đã làm người giận.
- Mày nói thế là saỏ
Hình như Như Bình đang kéo nhẹ lai áo tôi, như muốn khuyên tôi chạy tộị Mộng Bình nằm dài trên ghế trố mắt nhìn. Tôi hơi hoảng, tiếng quát của cha lặp lại:
- Nói mau, mày nói thế là sao chứ?
Tôi giật mình, nhưng khi thấy dì Tuyết ngồi tựa lưng cười đắc ý và thằng Kiệt nằm trong lòng bà ta trố mắt nhìn cơn giận lại trở về. Tôi quên cả sợ hãi, quên cả người đang đứng trước mặt tôi đã 1 thời làm vua 1 cõị Quên cả lời dặn dò của mẹ, tôi chỉ biết mình cần fải nói, fải trút hết bao nhiêu uất ức dồn nén từ bao nhiêu lâu nay:
- Con không có ý gì cả, con chỉ tiếc là mình đầu thai không đúng chỗi, tại sao tôi fải làm con của Lục Chấn Hoa chứ? Nếu tôi đầu thai lên gia đình khác thì tôi đâu fải ngửa tay xin tiền bố như kẻ ăn xin thế nàỵ Thú vật nó còn biết chăm sóc con nó, còn tôi, tôi có cha như không! Thưa cha, giả sử với con, cha chẳng có chút tình nghĩa nào đi, nhưng còn mẹ? Người cha đã từng yêu quí, đã từng trăm fương ngàn sách để chiếm đoạt, không lẽ cha cũng có thể để chết đói không man'g saỏ
Cha đứng dậy, chiếc dọc tẩu rơi xuống ghế, đôi mắt trừng trừng nhìn tôị Cơn giận làm những sợi gân xanh trên mặt hiện rõ, ông lừ lừ tiến tới nói:
- Mày là giống gì mà dám hỗn láo với tao như thế chứ? 68 năm nay rồi, chưa 1 ai dám láo với tao như vậỵ Kiệt đâu, vào lấy sợi dây thừng cho tao xem!
Bản năng khiến tôi lùi ra sau 1 bước, nhưng chiếc ghế đã cản chân tôi lại, tôi chỉ còn biết đứng đấỵ Thằng Kiệt có vẻ thích thú, nó chạy nhanh vào trong ...Tôi không hiểu cha định làm gì tôi, trói tôi chết à? Nỗi lo sợ nhen nhúm trong lòng. Như Bình cũng đang lo sợ cho tôi, nàng run rẩy làm chiếc ghế cũng run theọ Điều đó khiến tôi mất bình tĩnh, nhưng cơn giận đã giữ chân tôi lạị Kiệt đã mang dây ra, cha cầm lấy, tiến tới sát người tôị Nhìn hình ảnh đó, tôi càng giận dữ, quát to:
- Ông không có quyền đụng đến tôi, ông không đủ tư cách để làm chuyện đó. Bao năm rồi ông đã đuổi mẹ con tôi ra khỏi gia đình này, ông đã không làm tròn trách nhiệm làm cha của ông thì ông không có quyền!
- Vậy hả
Cha tôi nghiến răng nói, sợi dây được quấn quanh tay ông mấy vòng, đưa lên cao, ông tiếp tục:
- Thử xem tao có quyền đánh mày không thì biết.
Vừa nói ông vừa quất mạnh sợi dây lên đầu tôị Như Bình nhảy nhõm lên, chạy trốn fía sau Mộng Bình. Bản năn khiến tôi né sang bên, đợi roi rơi ngay trên lưng tôi, nhờ chiếc áo khóac bên ngoài hơi dầy nên tôi cũng không đau lắm. Cơn giận sôi ngùn ngụt, tôi hét:
- Ông là quỷ, 1 thứ quỷ không có nhân tính. Ông cứ đánh tôi đi, tôi không né tránh đâu, nhưng tôi sẽ nhớ, nhớ mãi ...và 1 ngày nào đó tôi thề sẽ trả thù, trời sẽ fạt ông để ông gặp báo ứng!
- Mày muốn báo thù tao cho mày báo thù. Hôm nay tao đập cho mày chết luôn cho hết dám láo với taọ
Chiếc roi trên tay ông quất xuống đầu, xuống thân tôi như mưa bấc tôi tránh không kịp nữạ Có mấy lần roi rơi trên mặt đau rát. Càng đau tôi càng giận, nước mắt ứa ra, tôi bắt đầu chửi, tôi không biết lúc đó mình đã chửi thế nào, cho mãi đến lúc cha đã mỏi tay, ông mới ném roi đi, lạnh lùng bảo tôi:
- Không dạy mày, mày không bao gio8' biết ai là cha mày cả!
Cha ngồi xuống ghế, lượm chiếc dọc tẩu lên, chăm chú nhìn tôị Sự giận dữ của ông có vẻ đã nguôi, cầm 1 trăm ngàn trên kỷ trà đưa tôi, ông nói:
- Đem 1 trăm ngàn này về trước, ngày mai trở lại lấy thêm 1 trăm ngàn may quần áo với trả tiền nhà.
Bây giờ đã trở lại bình thườn rồi à? Nếu xương sống tôi mềm 1 chút, hoặc tôi chịu khó chịu đựng 1 chút thì trận đòn vừa qua đổi lấy 2 trăm ngàn đồng cũng được. Nhưng bản tính ương ngạnh không muốn tôi fải chịu khuất fục! Cầm tiền trong tay, nhìn cha rồi nhìn nụ cười chó má của dì Tuyết, tôi không chịu được:
- Kể từ hôm nay, tôi không còn là con của ông Lục Chấn Hoa nữa!
Tôi nói lớn, lạnh lùng nhìn cha:
- Ông đã lầm rồi, ông tưởng 2 trăm ngàn đồng bạc là có thể mua được sự thù hận của tôi à? Còn lâụ Tôi không cần tiền của nhà họ Lục này, tôi khinh thường các ngườị Tôi sẽ báo thù! Còn bây giờ, các người hãy giữ lấy tiền bẩn thỉu này lại đi!
Nói xong, tôi ném thẳng xấp tiền trong tay tôi vào mặt dì Tuyết. Nhìn những tờ giấy bạc rơi từ đầu bà ta xuống, tôi thật mãn nguyện. Quay lưng lại tôi bước thẳng ra cửa, tới sân tôi va mạnh vào người Hảo khi hắn vừa bước vào, xô hắn qua 1 bên, tôi chạy ra cổng.
Khi người tôi bị ướt mưa, bấy giờ tôi mới nhớ ra ban nãy vì giận dữ, tôi đã quên chiếc dù trong nhà họ Lục, nhưng tự ái không cho fép tôi trở vàọ Tựa lưng vào tường nhớ tới lời mẹ dặn lúc đi lấy tiền và câu " nếu xin được tiền, con cứ ngồi xích lô về" mà tôi ứa nước mắt. Bên trong cổng có tiếng nói vọng ra:
- Chuyện gì vậy mẹ, ban nãy vừa bước vào, con đã đụng fải Y Bình. Cô ấy làm gì như cọp sút chuồng thế?
Tiếng nói của mụ Tuyết còn đầy vẻ giận dữ:
- Mặc nó, nó bao giờ lại chẳng là con cọp sút chuồng.
Rồi tôi nghe tiếng của mụ gọi to:
- Con Lan đâu! Mang giẻ ra lau sạch nhà xem, mỗi lần con đó nó đến lấy vấy bùn bẩn như chó.
Tôi đứng trước 2 tấm cánh cổng màu đỏ, trịnh trọng thề với lòng mình:
- Từ đây về sau, tôi sẽ không từ nan bất cứ 1 thủ đoạn nào để trả thù cho bằng được cái nhà này!
Kéo cao cổ áo, tôi lầm lũi đi trong mưa, nước mưa ướt sũng cả mái tóc và thấm lạnh thân tôị
Lên xe buýt, tôi đến nhà Phương Dụ Phương Du là nhỏ bạn thân nhất của tôi thời trung học. Chúng tôi trạc tuổi nhau, tính tình lại giống, chiều cao xấp xỉ nên thân nhau vô cùng. Phương Du thích hội họa, tôi thích nhạc, cả 2 đều chúa là mê tiểu thuyết. Có lần vì bàn cãi nhau về nhân vật trong truyện, chúng tôi đã giận đến nỗi mấy ngày liền không nói chuyện với nhaụ Các bạn cùng lớp gọi chúng tôi " nhị vị tướng quân hậm hự". Sau khi đậu xong phổ thông, Phương Du thi vào khoa hội họa trường Cao Đẳng Sư Fạm. Còn tôi cũng đậu và khkoa Văn Đại Học Tổng Hợp, nhưng học bổng thấp quá, trường lại ở xa nhà, gia đình chỉ có 2 mẹ con, tôi không thể để mẹ ở nhà 1 mình. Vì thế đậu cũng như không. Tôi tự nhủ, thôi ở nhà kiếm chuyện làm fụ mẹ vậỵ Nhưng đến nay tôi vẫn chưa làm gì. Bây giờ Phương Du đã đường đường là 1 sinh viên rồi, còn tôi, tương lai mù mịt!
Cha của Phương Du là 1 giáo sư trung học. Gia đình cũng không khá. Cả nhà chỉ nhờ cả vào đồng lương ba cọc ba đồng của ông. Ở nhà Phương Du còn 2 đứa em trai và 1 đứa em gáị Nhà chỉ toàn là miệng ăn, mẹ Phương Du không dám mướn người làm, 1 mình bà đảm đang tất cả mọi việc. Dù nghèo túng, dù đời sống chật vật, nhưng gia đình Phương Du chẳng bủn xỉn, trái lại rất quí khách và thật tình. Họ là người duy nhất có thể giúp đỡ tôị
Nhà Phương Du ở 1 cư xá. Gia đình 6 người fải chen chúc nhau trong 1 gian nhà 3 phòng rộng khoảng 6 thước vuông, mỗi năm mùa nước lũ đến là fải lọ Phương Du với cô em gái được dành cho 1 fòng, cô em này năm nay đang học lớp 2 trường tiểu học gần đấỵ
Đưa tay lên gõ cửạ May quá, Phương Du có ở nhà, nàng ra mở cửa cho tôị Thấy tôi, hắn hét lên:
- Bình! Trời ơi tao mong mày muốn chết đi được!
- Bình tĩnh coi, gặp người ta là hét muốn bể tai, có chuyện gì đâỷ
- Sao lâu quá mày không đến tả
- Thế còn màỷ
- Tao bận học thi mày hiểu không?
Theo Phương Du tôi bước lên bậc thềm, mẹ của Du đang bận làm cơm fía xau, tôi vội ra sau chào, bà bảo ở lại dùng cơm. Vì có việc cần nói với Phương Du, tôi dạ ngaỵ Chúng tôi bước vào fòng riêng của Phương Du khép cửa lạị
- Tao có chuyện muốn nói với màỵ
- Tao cũng thế.
- Vậy mày nói trước đi!
Phương Du yên lặng 1 lúc, bảo:
- Tao vừa mới yêụ
Tôi cười to:
- Thế à? Vậy thì cho tao chúc mừng.
- Khoan đã mày chưa nghe hết mà.
- Mày chẳng nói là mày đã yêu rồi saỏ Tình yêu là 1 chuyện đẹp, đáng mừng chứ sao!
Đôi mày Phương Du chau lại:
- Tao bảo mày là tao yêu người ta, chứ tao có nói người ta yêu tao bao giờ đâu mà mày mừng?
- Mày nói saỏ
Tôi nóị Dù Phương Du không đẹp lắm, nhưng đôi mắt sáng và chiếc mũi cao của nàng trông cũng có nét tây phương lắm, bao nhiều đó cũng đủ để xiêu lòng người đàn ông rồi, làm gì có chuyện yêu đơn phương? Tôi biết ngay trong trường Phương Du học, bao nhiêu bạn trai đua nhau tán tỉnh, chỉ mong được 1 nụ cười của người đẹp nhưng Phương Du lúc nào cũng lạnh lùng. Có thật là người ta không yêu mày không?
- Thật. Không fải chỉ không yêu thôi mà còn không thèm đoái hoài tới nữạ
- Hắn là ai thế?
- Hắn là sinh viên năm thứ 4, tao gặp hắn thường xuyên ở thư viện trường.
- Trông hắn ra saỏ
- Không đẹp trai lắm!
- Hử
- Tóc tai rối bù, mắt mũi cũng không có gì xuất sắc.
- Thế à?
- Còn nữa, râu không cạo, áo quần xốc xếch, tính tình lại nóng nảỵ Nhưng có điều, hắn thông minh, nghệ sĩ ...
Tôi cắt ngang:
- Thôi, được rồi! Có thật là mày yêu hắn không?
- Thật chứ còn gì mà hỏị
Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài trời:
- Vậy thì tìm đủ mọi cách để làm cho hắn chú ý, thí dụ như tìm cách gây sự với hắn, làm thật hung hăng hắn sẽ để ý đến mày ngaỵ
- Vô ích!
- Tại sao lại vô ích? Mày có thử chưa mà bảo là vô ích?
- Chưa thử, nhưng tao biết.
- Tại sao mày chắc thế?
Phương Du chậm rãi đáp:
- Vì ...vì hắn đã có bồ rồị
Tôi thở dài:
- Như vậy là tuyệt vọng rồi saỏ
- Đúng thế, hoàn toàn tuyệt vọng.
- Tìm cách cướp đoạt?
- Không được.?
- Vậy thì vô phương, thế người yêu của hắn ra saỏ
- Cô ta là bạn cùng lớp của tao, nhút nhát, yếu đuối, đụng 1 tí là rơi nước mắt, nhưng được cái đẹp và hiền.
- 1 gã nóng tính, lập dị đi yêu 1 cô gái yếu đuối, e thẹn. Có chuyện như vậy saỏ
- Sao lại không, có điều đứng trước mặt cô nàng, anh chàng lại có vẽ ngoan ngoãn, dễ thương chi lạ Cô bé mà rớt nước mắt 1 cái là anh chàng cuống cuồng l ên như nhà cháỵ
Tôi cười lớn:
- Hung dữ mà có người kềm chế như vậy mới được chứ.
Phương Du bực bội:
- Mày không buồn cho tao mà còn ở đấy cười được saỏ
- Tao thấy chỉ có cách duy nhất mày là gặp người như thế mình cứ tảng lờ không quen là được rồị
Phương Du cắt ngang:
- Đừng nói thế, vì cách của mày bày càng khó thực hiện hơn.
Tôi nhìn Phương Du:
- Mày si tình đến thế saỏ
Phương Du có vẻ giận dữ đứng dậy:
- Mày vẫn chưa tin taỏ Thôi được rồi bây giờ nói chuyện của mày đị Saỏ Cũng rơi vào cái vòng tình ái lẩm cẩm nữa rồi chứ gì, fải không? Nếu đúng như vậy thì chính chúng mình quả đúng là 1 cặp " tướng quân hậm hự" rồi đấỵ
Tôi cự ngay:
- Đừng nói bậỵ
- Vậy thì chuyện gì?
Tôi kéo cổ áo cho rộng ra, vết roi trên cổ vẫn còn hằn rõ, Phương Du nhìn thấy, hỏi:
- Sao vậỷ
- Thành tích của ông bố tao đấỵ
- Ông bố đánh mày à? Tại sao vậỷ
- Vì tiền!
Tôi lắc đầu nói:
- Thế mày cứ tưởng rằng tao vẫn cần đồng tiền của ông ấy à?
- Vậy thì ...
- Tao đến đây, cậu duy nhất cần nói với mày là cho tao mượn ít tiề, bao nhiêu cũng được.
Phương Du nhìn tôi 1 lúc nói
- Mày đợi tao 1 chút.
Phương Du chạy nhanh vào bếp, chẳng bao lâu bước ra với xấp giấy bạc trên tay, nhét vào túi tôi:
- Chỉ có vài chục, mày cầm lấy tiêu đỡ, ngày mai tao đến trường kiếm xem có đứa nào có tao mượn cho, tối mai tao đem đến cho màỵ
- Du này!
- Đừng, đừng nói gì cả.
Nhưng tôi vẫn nói:
- Tao biết nhà mày cũng nghèo như tao, sáng năm tao cố gắng kiếm tiền trả lại màỵ
Phương Du quay người đi:
- Đừng nói bậy, bạn bè mình đâu fải chỉ ở vài chục ngàn này thôi đâụ Bây giờ nói cho tao nghe, chuyện gì đã xảy ra thế?
Tôi đem tất cả sự kiện lúc sáng " đằng kia " xin tiền ra sao kể rõ cho Phương Du nghe xong, cắn môi tôi nói:
- Phương Du, rồi mày xem tao sẽ trả cái thù nàỵ
Phương Du ngồi bó gối yên lặng nhìn tôi, nàng có vẻ thông cảm cho hoàn cảnh của tôị Ăn cơm tối xong, tôi lại đem chuyện đi tìm việc làm ra kể cho bạn nghe nghe, rồi sợ mẹ ở nhà mong, tôi vội vàng xin phép rút lui, mẹ của Phương Du dặn dò:
- Từ rày về sau nếu con cần chi cứ đến với bác con nhé!
- Dạ cám ơn bác!
Tôi nói mà lòng nghẹn ngàọ Có 1 người cha giàu sang như thế lại đến vay từng đồng bạc ở 1 nhà nghèo rớt mồng tơị Bước ra khỏi nhà Phương Du, tôi leo lên xe buýt về nhà. Bây giờ đã 9 giờ hơn, mẹ lo lắng:
- Đi đâu mà đi dữ vậỷ Có chuyện gì chẳng lành không, mẹ lo chết đi được!
Tôi đáp:
- Dạ không gặp chuyện gì cả, con đến thăm Phương Dụ
Bước qua ngạch cửa, tôi đưa mấy chục ngàn cho mẹ
- Ở đâu đây cổ
- Mượn của Phương Du dấy!
Mẹ do dự:
- Nhà của Phương Du cũng nghèo lắm mà?
- Vâng, nghèo trên phương diện tiền bạc thật, nhưng trên phương diện tình nghĩa họ giàu lắm mẹ, họ hơn hẳn cha con.
- Thế ...thế làm sao ta đành lòng xài tiền của họ chứ?
- Thì cứ dùng đi, rồi con sẽ có cách mẹ đừng lọ
Tắm bằng nước nóng xong, tôi cuốn người trong tấm da hổ. Ngoài trời gió thật lạnh, chỉ có trong nhà mới ấm thế nàỵ Mẹ nhường chiếc túi nước nóng cho tôị 1 ngày ngược xuôi mệt nhọc đã tan mất, tôi đem tất cả chuyện tìm việc kể lại cho mẹ nghe, khi nói đến chuyện hành nghê vũ nữ mẹ đã chận ngang nói:
- Làm thế nào thì làm, mẹ nhất quyết không để con hành nghề vũ nữạ
Tôi đáp:
- Mẹ cứ yên tâm con không bao gio8' có ý định làm nghề đó.
Yên lặng 1 lúc, mẹ nói:
- Hôm nay bà Châu có đến.
Bà Châu là chủ nhà của chúng tôi, tôi chau mày hỏi:
- Bà ấy làm gì gấp thế? Chúng ta cũng đâu fải có tiền mà không trả đâủ
- Con không thể trách người ta được, con nghĩ coi nhà người ta còn đám con, fải có cơm ăn sống nổi chứ. Người ta sống nhờ tiền thuê nhà của mình. Nếu không fải người ta tử tế thì 2 năm nay làm gì bà Châu chẳng lên giá. Nhà này mà cho người khác mướn ít nhất mỗi tháng cũng được trên 1 trăm ngàn, còn cho em. con mình chỉ được có năm chục ngàn thôị Bà Châu cũng muốn giúp mình, ngặt nỗi ...
Mẹ thở dài, rồi tiếp:
- Hôm nay bà ấy đến, nói thật tội, bà ấy bảo là vì tết sắp đến rồi con cái lại bệnh hoạn, cần tiền, nên mới sang ...
Tôi yên lặng, mẹ đưa tay lên xoa xoa trán, tôi thẳng lưng lên hỏi:
- Bệnh nhức đầu của mẹ trở lại nữa à?
- Đâu có! Mẹ tôi vội buông tay xuống nhìn tôi, rồi nhắm mắt lại ...
Tôi bứt rứt:
- Mẹ, con ngu thật, đúng ra con không nên gây với cha như thế.
Mẹ đưa tay vuốt cổ tôi, mắt người đỏ hoe:
- Đừng nói nữa Bình ạ Đúng ra cha con không nên đánh con như thế, dù sao cũng nên nghĩ đến tình chồng vợ bao nhiêu năm qua chứ.
Mẹ nói như muốn khóc, rồi đột nhiên nhớ ra điều gì, người tiếp:
- Sáng này, thằng Hảo có đến đâỵ
- Hảo à? Hắn đến đây làm gì thế mẹ?
Hắn nói cho con bảo con tối nay đến đấỵ
Tôi cười buồn:
- Có lẽ ông càng nghĩ càng thấy tức nên muốn đập con thêm 1 trận nữa chớ gì.
Mẹ suy nghĩ 1 lúc nói:
- Mẹ không nghĩ như vậy, có lẽ cha con ăn năn rồi đấỵ
Tôi cười to:
Ăn năn à? Mẹ mà cũng tin cha con ăn năn thật à? Với những chuyện ông ấy làm có bao giờ mẹ nghe ông ấy nói hối hận không? Coi bộ chữ ấy không có duyên với cha rồị
Tôi đứng dậy, đi vào phòng riêng. Bật đèn bàn lên, tôi viết nhật ký là 1 thói quen không thể thiếu trong những năm dài đói khổ. Tôi bắt đầu ghi sơ lược vài hàng về việc làm, câu sau cùng là:
Đời sống càng khổ cực, định mệnh càng cay nghiệt thì càng fải cứng cỏi hơn. Bây giờ mình có trách nhiệm là phải phụng dưỡng mẹ, có trách nhiệm fải trả cho bằng được mối thù của dì Tuyết. Người có chí, không thể quyên được mối nhục ngày quạ Fải trả thù, trả thù bằng mọi giá!
Ngày kế tiếp, tôi lại bỏ suốt 1 ngày vô ích cho chuyện tìm việc. Khi hoàng hôn đến, vác thể xác mệt mỏi trở về nhà, sự thất vọng làm chân tôi lê muốn không nổị Chuyện gì cũng thế, chỉ nghĩ không thôi thì sao mà quá đơn giản, nhưng khi nhảy vào mới thấy cái rắc rối của cuộc đờị Không ngờ ngay cả những việc làm cỏn con cũng kiếm không rạ Bước vào cửa, ngã người lên ghế, tôi không thể dấu được tiếng thở dàị Mẹ hỏi:
- Cùng chưa tìm ra việc làm nữa à?
- Dạ chưạ
Mẹ yên lặng, tôi bỗng cảm thấy hình như mẹ tôi hôm nay xanh hơn, yếu hơn mọi khi, tôi nói:
- Mẹ ơi, mai đi chợ mua gan heo về nấu canh ăn nhé mẹ!
Mẹ nhìn tôi ái ngại:
- Nhưng ...nhưng mẹ đã đem toàn bộ số tiền hôm qua đưa cả cho bà Châu rồị
- Mẹ nói gì?
Tôi nhảy nhỏm lên, vì tôi hiểu rằng ngoài số tiền hôm qua mang về và vài ngàn tôi mang đi, ở nhà không còn được 1 cắc bạc.
- Mẹ đưa cả cho bà ấy rồi à?
- Ừ.
- Thế hôm nay mẹ chẳng có ăn 1 miếng gì vô bụng cả à?
Mẹ tôi quay đầu đi không nóị Sau đấy người bước tới bên giường cuốn tấm da hổ lại, tôi bước tới cạnh hỏi:
- Hôm nay mẹ chẳng có ăn gì hết sao mẹ?
- Con không hiểu là bao tử mẹ không được tốt, mẹ chẳng muốn ăn gì cả.
- Mẹ!
Tôi gọi to, chân tôi đột nhiên không còn sức để đứng vững tôi quỵ người xuống, úp mặt trong váy, nước mắt tuôn tràọ Mẹ vuốt mái tóc tôi an ủi:
- Bình, đừng khóc nữa, mẹ nói thật đấy, mẹ không đói thật mà, bây giờ đem bán tấm da hổ này đị
Tôi lắc đầu:
- Không! Đừng bán da hổ, con sẽ mang tiền về ngaỵ
Vừa nói, tôi xong ra fía cửa, mẹ chạy theo nắm áo tôi, hớt hải hỏi:
- Con đi đâu vậỷ
Tôi nói:
- Công ty nọ bảo con muốn đến lúc nào cũng được.
Mẹ giữ chặt áo tôi, cánh tay yếu đuối hằng ngày bây giờ mạnh dễ sợ Người mở to đôi mắt khiếp đảm nhìn tôị
- Mẹ không cho con đi, mẹ không thể để con trở thành vũ nữ được!
- Nhưng mẹ, làm vũ nữ đâu có gì là hèn đâủ Đó cũng chỉ là 1 cái nghề, nếu con giữ được mình trong sạch thì có gì đáng ngại đâủ
Mẹ vẫn giữ chặt áo tôi:
- Không được Bình, con không hiểu, làm người không thể lùi được, vì lùi 1 lần là sẽ lùi mãi, rồi đến chỗ sa đọa, không còn hy vọng để trồi lên được. Khi còn trẻ, mẹ đã từng chứng kiến cảnh bao nhiều cô gái, xuất thân từ những gia đình danh giá, được giáo dục đàng hoàng, nhưng sau đó vì miếng sống mà fải đem thân làm vũ nữ, thành kỹ nữ chẳng mấy hồị Khi đã trở thành điếm rồi thì cuộc đời chẳng mấy hồị Khi đã trở điếm rồi thì cuộc đời không làm sao vươn lên được nữa, suốt đời lặn ngụp trong chốn bùn nhợ Con, mẹ không để chocon đi làm nghê ấy đâu, làm vũ nữ không có gì đáng ngại thật, nhưng ánh đàn xanh đỏ trong tửu lầu thật đáng sợ, nó sẽ quyến rũ con sa đọa, nó sẽ làm hại đời con. Bình! Con không nên đi, con!
- Nhưng chúng ta cần fải có tiền mẹ ạ!
Mẹ nhìn tôi, mắt nhòa lệ:
- Thà chết đói chứ mẹ cương quyết không để con hành nghề vũ nữ. Thật là mẹ chịu nhục đến xin tiền cha con, chứ mẹ không để con sa đọạ
- Nhưng thà đi làm vũ nữ hơn là fải đến van nài xin tiền cha!
Tôi nói to và ngồi bệt xuống thềm khóc ngất. Mẹ đứng bên cửạ Tôi đứng dậy sửa soạn lại quần áo cho ngay ngắn bước ra cổng. Phương Du đến, nó dúi nhanh mấy tờ giấy bạc vào tay tôi nói:
- Chỉ có 7 chục ngàn thôi, mày xài đỡ đị Bây giờ tao fải đi thi rồi, thi xong tao sẽ tìm cách giúp màỵ
Nói xong, nàng nhìn tôi cười, rồi bỏ đi thật nhanh
Tôi đứa mắt nhìn theọ Cài cửa lại, bước lên thềm nhìn những tờ giấy bạc trong tay mà lòng ngẩn ngợ Trao tiền cho mẹ, tôi nói:
- Phương Du mang tiền đến này, mẹ con mình lây lất thêm 1 thời gian nữa rồi tính saụ
2 ngày lại trôi qua, công việc vẫn không tìm được. Sang tối thứ 3, vừa mở cửa cho tôi bước vào mẹ nói ngay:
- Như Bình mới đến!
Tôi ngạc nhiên:
- Nó đến đây làm gì? Để xem mẹ con ta chết chưa à?
- Bình, sao con cứ dùng cặp mắt thù hận nhìn người như thế? Cha con sai nó đến nhà mà!
- Cha bảo nó đến có việc gì?
- Cha con bảo nó mang đến 3 trăm ngàn đồng!
Tôi ngạc nhiên:
- 3 trăm ngàn đồng? Tại saỏ
- Mẹ cũng không biết, Như Bình nói là cha con bảo mang tiền đến cho chúng ta sắm tết và trả tiền phố.
Tôi chẳng hiểu:
- Con người còn fải có tự ái chứ, mẹ nỡ để con chịu nhục à?
Mẹ lắc đầu:
- Nhục? Nhục đâu có ăn được con? Đời có nhiều lúc tàn nhẫn lắm con ạ!
Tôi cũng lắc đầu:
- Mẹ, mẹ đừng ép con nhận số tiền này, vì nếu con nhận, con sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên nổi vì nhục.
Mẹ yên lặng, bước tới bàn, mở hộc tủ lấy gói giấy trao cho tôị Xấp giấy bạc trong tay, nhìn gương mặt xanh xao của mẹ, lòng tôi bàng hoàng. 3 trăm ngàn đồng! 3 trăm ngàn đồng trong lúc này là cả 1 cứu tinh. Đối với cha tôi, lòng tự ái và thực tại nghèo khổ chiến đấu bất phân thắng bại trong óc tôị Nhiều lúc tôi muốn buông tay, nhưng khi nghĩ tới lời xiên xỏ thâm độc của dì Tuyết, tôi trấn tỉnh lại được và bước mạnh ra khỏi nhà.
Con đường dẫn đến " đằng kia" hôm nay sao dài quá. 3 trăm ngàn đồng bạc làm tim tôi đập chẳng đềụ Mãi đến khi đứng trước 2 tấm cửa màu đỏ, tôi vẫn chưa bình tĩnh. Có nên nhấn chuông không?
Có nên trả lại 3 trăm ngàn bạc chăng? Tại sao không nghĩ đến gương mặt xanh xao của mẹ già chỉ nghĩ đến tự ái cá nhân của mình? Đầu óc tôi rối tung lên, sau cùng, tôi cũng đưa tay lên nhận chuông.
Nơi fòng khách, cha đàng ngồi ngậm dọc tẩu, dì Tuyết đang xếp máy bay giấy cho thằng Kiệt. Thấy tôi bước vào, họ đều có vẻ ngạc nhiên, tôi tới gần chỗ họ ngồi, đặt 3 trăm ngàn đồng lên kỷ trà, xong yên lặng xoay lưng lại, định bỏ về. Tiếng cha gọi giật lại:
- Y Bình! Đứng lại coi!
Tôi đứng lại, giọng nói cha như 1 mệnh lệnh, tôi không chống lại được, xoay người lại nhìn chạ Người vẫn ngậm dọc tẩu và mắt đăm đăm nhìn về fía tôị Yên lặng, tôi cố gắng giữ vững tinh thần cho tim bớt đập. 1 lúc, cha tôi nói:
- Bao nhiêu đó đủ rồi con ạ!
Tôi vẫn đứng yên đưa mắt nhìn ông. Cầm dọc tẩu chỉ về fía ghế, cha tôi bảo:
- Ngồi xuống đây!
Tôi không ngồi, vẫn đứng yên. Có điều tôi thấy giận mình quá, tại sao không quay lưng bỏ đi đi còn đứng đây làm gì, để nghe ông ấy nói chuyện à?
Cha tôi đưa dọc tẩu và miệng trở lại, người gật gù:
- Y Bình, đem tiền về đi!
Tôi cắn nhẹ môi, nội tâm xung đột dữ dộị Thái độ của cha thật lạ, bên trong lệnh truyền của ông hình như có chứa đựng cái gì, giọng nói của ông hôm nay hình như hòa nhã hơn. Thấy tôi vẫn tiếp tục yên lặng, người ngồi thẳng lưng dậy:
- Y Bình, đừng cứng đầu nữa con ạ, vì tiếp tục cứng đầu là ngu xuẩn. Con đừng ngộ nhận, hày suy nghĩ kỹ đi rồi đem tiền về cho mẹ con.
Ông ra lệnh cho tôi à? Tôi nhìn xấp giấy bạc rồi lại nhìn cha ...Ngu xuẩn? Có lẽ đúng, vì bấy nhiêu tiền trong tay Lục Chấn Hoa đâu có nghĩa lý gì? Nhưng đối với tôi và mẹ? Có quá nhiều việc cần đến nó. Nhìn cha mà tim tôi đập mạnh. Thế có nên lấy tiền hay không? Nhưng tại sao cha lại đổi thái độ nhanh như vậỷ Có fải vì hối hận hay vì thương hạỉ Hay vì 1 lý do nào khác? Giữa lúc tôi đang do dự thì dì Tuyết chen vào, vẫn giọng nói châm biếm cố hữu:
- Anh cần gì fải nài ép như vậy, người ta đã không muốn lấy mà cứ nài ép hoàị
Tôi xoay tầm mắt về dì Tuyết. Người đàn bà bần tiện, tham lam, vô học! Muốn tôi đừng lấy số tiền này à? Tôi không lấy chắc bà ta thích chí lắm! Ngu dại gì, tiền đến tay không lấy để mẹ ở nhà chết đói saỏ Nhìn gói bạc mà lòng tôi bâng khuâng. Cha đứng dậy lấy gói bạc đưa tận tay tôi:
- Đem về cho mẹ con chữa bê.nh.
Tôi ngần ngừ đỡ lấỵ Dì Tuyết lại lên tiếng cười trêu chọc:
- Ủa! Không lấy mà sao bây giờ lại lấy rồi!
Lẳng lặng mang gói bạc đi về fía cửa, cái nhục nhã làm cho từng mạch máu trong người tôi muốn vỡ tung. Nhưng có điều tôi không còn ngu, không còn dại nữạ Tôi fải nhận tiền của cha, với đồng tiền đó tôi sẽ không còn lo ăn uống thiếu thốn. Khi đã no đủ, tôi mới có thể thi hành được lời thề của mình. Tiền của cha tôi tại sao tôi không nhận?