Chương 17
Tác giả: QUỲNH DAO
Trong những ngày tháng tiếp theo sau đó, Tâm Nhụy trở nên cực kỳ im lặng, nàng không còn đòi đi thăm Chí Văn nữa. Mà chỉ một lòng một dạ để cho cha điều trị cho nàng, cùng ăn uống những thức ăn bổ dưỡng mà mẹ cố ý làm cho nàng. Nàng ngoan ngoãn một cách lạ kỳ, nghe lời một cách lạ kỳ. Bảo nàng ăn, nàng ăn ngay, bảo nàng ngủ, nàng ngủ ngay, bảo nàng chích thuốc, nàng để cho chích ngay, bảo nàng uống thuốc, nàng uống ngay. Ngay cả Hạ Hàn Sơn cũng nói, không thể nào tìm được một người bệnh nào có tinh thần hợp tác cao đến như thế. Niệm Bình hiểu thật rõ ràng, sở dĩ nàng nghe lời và ngoan ngoãn như thế, là chỉ vì nàng muốn mình nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nhanh chóng đi ra được khỏi nhà, nhanh chóng đi gặp được Chí Văn.
Trong giai đoạn phục hồi đó của Tâm Nhụy, tuy rằng nàng không hỏi thêm điều gì, thế nhưng, Niệm Bình cũng đem những chuyện xảy ra trong hai tháng nay, kể lại cho nàng nghe một cách đơn giản, gọn gàng. Bà cố ý nói một cách nhẹ nhàng, vắn tắt, Tâm Nhụy nghe một cách chăm chú:
- Con biết không? Mẹ đã gặp Đỗ Mộng Thường. Không phải mẹ đi gặp cô ấy, mà là cô ấy đến gặp mẹ, lúc đó, con vẫn còn đang ở trong tình trạng hôn mê...
Niệm Bình một mặt làm sữa cho Tâm Nhụy uống, một mặt nói với nàng. Vì Tâm Nhụy đang ở trong thời gian phục hồi sức khỏe, nên cô Hoàng - y tá đặc biệt - đã được cho nghỉ việc.
Tâm Nhụy không nói, mà chỉ đưa đôi mắt quan tâm nhìn mẹ.
-... Đỗ Mộng Thường cho mẹ cái ấn tượng hoàn toàn ra ngoài sự tưởng tượng của mình, mẹ vốn nghĩ rằng cô ta là một người đàn bà yểu điệu, phong trần, ai ngờ khi gặp mặt, mới biết rằng cô ta trang nhã, dễ thương và rất biết điều, biết chuyện. Lúc đó, con đang bệnh rất nặng, mẹ cũng chán nản hết mọi sự, mẹ nói với cô ta rằng, mẹ bằng lòng ly dị, để cho hai người tự do, muốn làm gì thì làm. Ai ngờ, mẹ vừa nói xong, cô ấy khóc nức lên, bảo rằng, nếu như cô ấy có ý nghĩ muốn độc chiếm ba con, thì cho cô ấy chết không có đất chôn. Cô ấy xin mẹ tha thứ, nói rằng sẽ bỏ đi thật xa...
Bà nếm thử xem sữa có vừa uống chưa, đưa đến trước mặt Tâm Nhụy. Tâm Nhụy ngồi tựa trên giường, cầm lấy ly sữa, uống từ từ. Niệm Bình hơi mỉm cười:
- Thật là kỳ lạ, lúc đó mẹ tha thứ ngay cho cô ấy. Không chỉ tha thứ, mà khi mẹ nhìn thấy bụng cô ấy to như thế, thân hình nặng nề như thế, đột nhiên mẹ hiểu rõ được một chuyện, khi mình yêu người đàn ông một cách thật sâu đậm, mình sẽ hy sinh vì người đó. Mẹ chưa bao giờ hy sinh quá nhiều cho ba con, ba con có một phần đã nói rất đúng, ở về một phương diện nào đó, mẹ đã duy trì mình quá kỹ. Mẹ dùng cái phương thức của chính mẹ để yêu ba con, thế nhưng, điều đó vẫn chưa đủ... nếu dùng câu nói của con, Tâm Nhụy, ba con là một con kình ngư. Còn mẹ, tuy rằng không đến nỗi là một sa mạc, nhưng mẹ chỉ là một cái hồ nhỏ. Khi kình ngư bị mắc cạn trong hồ nước suốt hai mươi hai năm, làm sao mình có thể cấm được chuyện kình ngư sẽ bơi ra ngoài đại dương mênh mông bát ngát?
Tâm Nhụy cảm động nhìn mẹ không chớp, bàn tay nàng bất giác đưa ra, nắm lấy bàn tay mẹ. Niệm Bình lại nhìn nàng cười cười, nụ cười đó hình như có chút nét e thẹn:
- Một việc không thể hiểu được đã xảy ra, mẹ không còn hận cô ấy nữa, không oán cô ấy nữa, lúc đó, đã có một tình bạn kỳ lạ, nảy ra giữa hai chúng ta. Chúng ta nói chuyện hết một lúc, nhưng không thể nào đi đến một kết luận. Đêm đó, khi ba con trở về, mẹ nói với ông rằng, mẹ đã gặp Mộng Thường và đồng thời cũng đã đồng ý ly dị...
Đôi chân mày của Tâm Nhụy bất giác chau lại, hai bàn tay nàng bấu chặt lấy ly sữa, hình như muốn tìm chút hơi ấm tỏa ra từ ly sữa ấy.
-... Ba của con hơi ngớ người ra một chút, lập tức, ông ôm lấy mẹ, nói một hơi liên tiếp hàng ngàn hàng vạn chữ "không"! Ông nói: cuộc sống hôn nhân suốt hai mươi mấy năm, vốn đã không thể nào cắt đoạn lìa được, bây giờ, đứa con gái tưởng như đã mất vừa thoát khỏi cơn nguy hiểm, sẽ trở thành sợi dây liên kết cả hai chúng ta vĩnh viễn! Ông nói rằng ông không muốn ly dị nữa. Mẹ hỏi ông như vậy thì ông sẽ sắp xếp Mộng Thường như thế nào? Ông ngớ ra một lúc thật lâu, sau đó chỉ nói với mẹ một câu: "Thương nàng bạc mệnh đành làm thiếp!", thế là, mẹ đã khóc, ba của con cũng chảy nước mắt...
Bà hơi dừng lại, nhìn Tâm Nhụy chăm chú, một lúc sau, bà mới nói tiếp:
-... Có thể, thế giới này và pháp luật thời nay, thậm chí quan niệm của người đời, đều không chấp nhận cho một người đàn ông cùng đồng lúc có hai người đàn bà, thế nhưng, nếu như ta nghĩ một cách tỉ mỉ, ở xã hội này, có được mấy người đàn ông thật sự chỉ biết có một người đàn bà đâu? Tại sao mẹ lại phải hận Mộng Thường làm gì? Chỉ vì cô ấy có cùng một cảm quan thưởng thức như mẹ, chúng ta cùng yêu một người đàn ông hay sao? Có rất nhiều quan niệm, đều do ở người mà ra. Ngày xưa, một người đàn ông được quyền có năm thê bảy thiếp, thường thường trong gia đạo cũng rất mực an vui, nếu như mẹ vốn sinh ra đã không phải là một đại dương, thì ít nhất, mẹ cũng phải có cái phong độ chấp nhận của đại dương chứ!...
Bà lại hơi dừng một chút, nhìn Tâm Nhụy, mỉm một nụ cười thật hiền hòa:
-... Có thể, vấn đề giữa mẹ và ba con vẫn chưa giải quyết, có thể, sẽ vẫn còn những sự thay đổi ngoài ý muốn, mẹ không biết, thế nhưng, trước mắt, mẹ sống một cách nhẹ nhàng, thảnh thơi, do đó, hy vọng rằng con cũng có thể hiểu được, có thể chấp nhận được.
Tâm Nhụy buông ly sữa xuống, nàng đưa mắt nhìn mẹ thật sâu, thật sâu, sau đó, dùng cánh tay mình ôm choàng lấy cổ mẹ, nàng thấp giọng kêu lên:
- Mẹ, con yêu mẹ!
Sau đó, giữa hai người, không ai nói về Mộng Thường nữa.
Có một hôm, Tâm Nhụy hỏi một câu bằng giọng thật hững hờ:
- Vũ Đình như thế nào rồi?
Niệm Bình hơi mỉm cười:
- Cô bé ấy à? Con đã trị cho cô ta khỏi bệnh rồi đấy!
Tâm Nhụy ngạc nhiên:
- Con trị cho cô ta khỏi bệnh?
- Nghe nói, cô ta ngất xỉu trước mặt con, con mắng cho cô ta một trận nên thân, lại nói cô ta là một người có tâm lý dở hơi, mắc bệnh thần kinh suy nhược gì gì đó. Cả cuộc đời của cô ta, chưa bao giờ có ai dám nói thẳng trước mặt cô ta những lời như vậy, con mắng như thế, mà lại làm cho cô ta tỉnh dậy. Bây giờ cô ấy đang cố gắng sửa đổi lấy mình, cố gắng tập dương cầm và thanh nhạc, dự định mùa hè năm nay sẽ thi vào trường quốc gia Âm Nhạc đấy.
Tâm Nhụỵ hơi ngẩng người ra, nàng lại hững hờ hỏi một câu:
- Ồ!... Chí Trung và cô ấy vẫn còn tiếp tục tốt đẹp chứ hả?
- Nghe nói vẫn tốt đẹp. Nhà họ Lương... sau khi trải qua chuyện này, đều bị ảnh hưởng toàn bộ, Chí Trung cũng trưởng thành nhiều rồi, không còn hung hăng, phóng túng như trước nữa. Mẹ nghĩ... rút cuộc rồi cậu ta cũng đã có thể ổn định lại, huống chi, Vũ Đình đối với cậu ta, lại chìu chuộng, ngoan ngoãn hết mực, nói gì cũng nghe theo hết, Vũ Đình là mẫu người mà cậu ta cần phải có.
Tâm Nhụy lặng thinh hồi lâu, thấp giọng lẩm bẩm một câu:
- Cô ấy là đại dương của anh ấy.
Niệm Bình nghe không rõ:
- Con nói gì vậy?
Tâm Nhụy mệt mỏi nằm xuống giường, chép miệng thở ra một hơi dài:
- Không có gì! Bây giờ, người nào cũng đã yên ổn rồi, chỉ còn có...
Nàng lại chép miệng thở ra một hơi dài, nhắm đôi mắt lại, nàng không nói gì thêm nữa.
o0o
Cuối tháng tư, khí trời bắt đầu nóng lên, mặt trời suốt ngày chiếu rọi những tia nắng rực rỡ. Tâm Nhụy đã bình phục được hơn nửa, nàng có thể bước xuống giường đi lại, và cũng thường hay ra ngoài hoa viên phơi nắng. Trước khi nàng đi đến thăm Chí Văn, Hạnh Tú đã đến thăm nàng trước.
Hôm đó là một buổi chiều, nàng ngồi trong hoa viên, ngơ ngẩn nhìn vào sắc Xuân tràn lan trong vườn, trên cỏ. Từ lúc bị bệnh cho đến nay, Tâm Nhụy gần như biến hẳn thành một người khác, nàng yên lặng, không nói chuyện, không cười, nàng vẫn thường hay ngồi một mình suốt mấy tiếng đồng hồ, chỉ để trầm tư suy nghĩ. Sự thăm viếng của Hạnh Tú, đã đem lại cho nàng một sự bất ngờ và chấn động cực kỳ to lớn.
Nàng chụp lấy bàn tay của Hạnh Tú, lắc lấy lắc để:
- Hạnh Tú, Hạnh Tú, tao cứ ngỡ rằng mi không còn muốn gặp mặt tao nữa, tao cứ ngỡ rằng cả nhà mi đều đã giận tao hết rồi! Tao... tao... tao đã gây ra một tai họa tày trời như thế!
Lúc này Hạnh Tú mới bàng hoàng nhận ra rằng, tất cả mọi người đều đã quên đi một việc, không một ai nói cho nàng biết, phản ứng của nhà họ Lương về chuyện này. Thì ra, ngoài việc đau đớn về tình trạng bệnh tật của Chí Văn ra, nàng còn sống trong tình trạng tự trách tự oán mình, vì đã gây ra tai họa tày trời như thế!
Hạnh Tú kéo một cái ghế, ngồi xuống bên cạnh Tâm Nhụy, nói bằng một giọng sôi nổi, cảm động:
- Tâm Nhụy, mi nghĩ gì vậy? Chúng ta không một ai trách mi cả, ba tao nói rất đúng, tất cả đều là do định mệnh đã an bày! Chuyện này làm sao có thể trách mi được? Đâu phải mi kéo anh Hai nhảy xuống nước, mà là anh ấy tự nhảy xuống nước kia mà!
Tâm Nhụy kêu lên:
- Vẫn phải trách tao! Lỗi tại tao! Lỗi ở tao tất cả! Hạnh Tú, mi không biết, tao đã điện thoại gọi anh ấy tới, tao kéo anh ấy đi đến nhà họ Đỗ, tao lại la hét ỏm tỏi lên với anh ấy... nếu như tao không điện thoại cho anh ấy tới, nếu như tao không kéo anh ấy đi đến nhà họ Đỗ, nếu như tao không nổi khùng nhảy xuống nước... ồ!... Nỗi bi ai nhất trong cuộc đời người ta, là khi mình làm một chuyện gì đó, vĩnh viễn không bao giờ dự đoán trước được hậu quả!
Nàng dùng tay ôm lấy đầu, khổ sở.
Hạnh Tú rưng rưng lệ:
- Mi đừng nên tự oán tự trách mình như thế, mi đừng nên đau đớn như thế! Bác Sơn mỗi ngày đến nhà trị bệnh cho anh Hai, chưa biết chừng sẽ có một ngày, anh Hai sẽ tỉnh lại, chưa biết chừng, anh ấy sẽ khỏe trở lại!
Tâm Nhụy vùi đầu mình vào gối, nàng lặng yên không nói. Vì, nàng hiểu rất rõ một điều, cái "có một ngày" đó xa vời biết mấy, khó tin biết mấy. Nàng không cần hỏi cha, mỗi ngày, nàng chỉ cần nhìn nét mặt của cha khi trở về, cũng đã đủ biết câu trả lời rồi. Sắc mặt của Hạ Hàn Sơn sau khi từ nhà họ Lương về, càng ngày càng tỏ ra khó coi, càng ngày càng tiêu điều, mệt mỏi!
Hạnh Tú đưa tay ra vỗ vỗ vào vai Tâm Nhụy:
- Tâm Nhụy, hôm nay tao đến thăm mi, ngoài việc khuyên mi nên cố gắng dưỡng bệnh, tao còn đem đến cho mi hai món vật!
Tâm Nhụy ngẩng đầu lên nhìn Hạnh Tú, nàng hỏi:
- Vật gì?
Hạnh Tú cất tiếng nói, ánh mắt nàng ảm đạm và đau đớn, thanh âm đột nhiên như nghẹn lại:
- Hôm nay nhà tao dọn dẹp căn phòng của anh Hai, tao tìm thấy trong ngăn kéo bàn học anh ấy, hai món đồ vật, tao nghĩ, mi sẽ rất muốn biết.
Nàng lấy ra từ trong túi áo, một tờ giấy viết thư được xếp lại cẩn thận, đưa cho Tâm Nhụy, Tâm Nhụy nhận lấy, mở tờ giấy ra, nàng kinh ngạc nhìn thấy, đó là một lá thư, lá thư chỉ viết có một nửa, vừa nhìn thấy nét chữ bay bướm quen thuộc, trái tim của nàng đã rúng động tột cùng. Nàng tham lam, ham hố, lướt mắt thật nhanh trên từng hàng chữ thương yêu đó:
z"Tâm Nhụy:
"Rút cuộc rồi anh cũng đã cầm viết lên viết cho em lá thư này, vì, anh đã quyết định sẽ rời xa em, rời xa Đài Bắc, rời xa gia đình mà anh đã sinh trưởng suốt hai mươi bảy năm qua, đi đến một nơi thật xa. Lần đi này, không biết đến bao giờ mới có cơ hội gặp lại? Do đó, bao nhiêu lời nói anh dấu kín trong tim, bao nhiêu tâm sự anh không thể nào thổ lộ trước đây, anh đều quyết định là sẽ thố lộ ra hết cho thoải mái.
"Còn nhớ lần đầu tiên gặp em, em mới vừa lên đại học năm thứ nhất, tóc em ngắn củn cỡn, trông như thể một cậu học trò nhỏ. Em ngồi ở phòng khách nhà anh, thách thức anh thi đọc Đường Thi với em, thách anh thi đọc Trường Hận Ca, thách anh thi đọc Tỳ Bà Hành, em đọc thao thao bất tuyệt, cười nói ròn rã, vui tươi, ngây thơ, nhí nhảnh, mà lại kiều diễm, quyến rũ hơn người. Bắt đầu từ ngày hôm đó, anh đã biết là cuộc đời anh coi như xong rồi, trái tim anh đã bị bắt mất rồi, anh biết rằng định mệnh đã an bày, em sẽ trở thành chúa tể của cuộc đời anh!
"Thế nhưng, trái tim em không hề có anh. Chí Trung hào sảng, nhiệt tình, phóng túng bất kham, thảnh thơi thoải mái như thể con ngựa rừng rong ruổi ngoài đồng cỏ xanh rì thẳng tắp! Nó thu hút em, em thu hút nó, anh trơ mắt nhìn hai đứa em dần dần bước từng bước một trên con đường tiến đến tình yêu. Anh nghĩ, cái khuyết điểm trời sinh của anh, là ở chỗ thiếu sự chủ động, anh không thể nào tranh đoạt em với chính thằng em ruột của mình! Thế nhưng, có trời mới biết! Có một khoảng thời gian anh đau khổ đến độ suýt phát điên lên. Anh trốn lên núi, không có cách gì quên được em. Anh đi ra ngoại ô, không có cách gì quên được em. Anh vùi đầu vào làm luận án, vẫn không có cách gì quên được em! Anh ăn cơm, em hiện ra trong chén; anh uống nước, em hiện ra trong ly; anh nhìn bóng đêm, em hiện ra dưới ánh trăng ngà, anh tựa cửa, em hiện ra giữa vầng dương ló dạng... vì em, anh đã trải qua nhiều đêm dài thức trắng, vì em, anh đã chịu đựng biết bao nhiêu đau khổ, dày vò... ồ, bây giờ viết những điều này ra, không biết khi em đọc xong, có cười chế nhạo anh chăng? Có thể, anh sẽ không có can đảm bỏ lá thư này vào thùng thư, như vậy thì em sẽ vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy nó. Anh nghĩ, anh lại đang làm một chuyện thật ngớ ngẩn, đúng lý ra anh không nên viết lá thư này, anh chỉ muốn xả ra một hơi những tâm sự của mình, xả ra một hơi cho thoải mái, cho dễ chịu!
"Còn nhớ lần đầu tiên ngồi trong quán Mưa Nguồn, em đã nói với anh, em là một con kình ngư chăng? Em không biết rằng, lúc đó, anh đã xúc động biết mấy! Anh rất muốn đưa bàn tay mình ra cho em, kêu to lên với em rằng:
"- Anh chính là đại dương của em! Tại sao không ngã vào lòng anh?
"Thế nhưng, anh đã không nói. Những quan niệm đạo đức truyền thống đã buộc anh chặt lại, anh thật sự hận mình sao lại không có cái tính chiếm đoạt, tích cực và tranh đấu tới cùng như Chí Trung. Anh nghĩ, sở dĩ anh không chiếm được trái tim em, là cũng do bởi cái khuyết điểm này. Anh đã lo lắng thái quá, nghĩ đến người khác nhiều quá, lại có một cái mặc cảm tự ti rất tội nghiệp, anh cứ cảm thấy rằng anh không bằng Chí Trung, anh không xứng đáng với em! Bao nhiêu lần, anh muốn ôm lấy em, kêu lên hàng ngàn hàng vạn tiếng thật điên cuồng với em rằng: "anh yêu em", thế nhưng, cuối cùng tất cả đều hóa thành một tiếng thở dài não nuột! Anh là một người yếu đuối như thế đấy, anh là một người mang đầy tự ti mặc cảm như thế đấy, anh là một người rụt rè như thế đấy, chả trách nào mà em không yêu anh! Anh cũng không có cách gì tự yêu anh nữa kia mà! Anh quả thật không bằng Chí Trung!
"Tâm Nhụy, sự chọn lựa của em không hề sai, mà sai bởi tính tình của em. Em có một bề ngoài vô cùng phóng khoáng, thế nhưng em lại có một tình cảm vô cùng yếu đuối và mỏng manh. Chí Trung như một cây cổ thụ to lớn, không câu nệ tiểu tiết, em lại là một người nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Thế là, Chí Trung cứ một lần rồi một lần làm cho em bị xúc phạm, làm cho em suốt ngày u uất không vui, thậm chí nước mắt chảy dài. Em có biết chăng? Tâm Nhụy, mỗi lần em chảy nước mắt, trái tim anh như bị dao cắt. Anh hận Chí Trung vô cùng, hận nó làm cho em rơi lệ, hận nó làm cho em buồn khổ, hận nó không biết trân trọng cái phần tình cảm của em đã trao cho nó... ồ, Tâm Nhụy, nếu như em là của anh, anh sẽ dùng toàn bộ tâm linh của mình để bảo vệ em, để an ủi em. Ồ, nếu như em là của anh!
"Anh bắt đầu dò xét tình cảm của em, anh bắt đầu tìm cách thố lộ tâm tình, thế nhưng, Tâm Nhụy, anh chỉ tự chuốc lấy cái nhục vào thân, và càng làm cho em bị tổn thương nhiều hơn. Hãy tin ở anh, nếu như anh có thể hy sinh tính mạng của mình, để đổi lấy hạnh phúc cho em, anh cũng sẽ không tiếc rẽ gì đâu. Những lời nói này nghe có vẻ rất ngu ngơ, nhất định là em sẽ cười anh nói mà không suy nghĩ. Thôi thì hãy xem như anh chưa từng nói vậy!
"Còn nhớ buổi sáng trong khu rừng nhỏ phía sau nhà em, anh đã tặng cho em một bức tượng điêu khắc không? Còn nhớ hôm ấy, em đã hỏi anh về câu chuyện có liên quan đến "một hạt hồng đậu" chăng? Bây giờ, anh có thể kể cho em nghe về câu chuyện đó! Nếu như em không mệt, em hãy lẳng lặng mà nghe..."
Bức thư chỉ viết đến đó rồi ngưng, phía sau không còn nữa. Tâm Nhụy đọc đến đó, nước mắt đã chan hòa trên mặt, khóc không thành tiếng. Nước mắt cứ từng dòng từng dòng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những nét chữ trong thư. Nàng cẩn thận dùng vạt áo lau đi từng vết nước mắt trên trang thư đó, sau đó cẩn thận xếp lá thư lại, ôm thật chặt vào chỗ trái tim mình. Quay đầu qua, nàng nhìn Hạnh Tú, hỏi bằng một giọng nghẹn ngào:
- Tại sao bức thư này chỉ viết có một nửa?
Hạnh Tú nói thật thẳng thắn:
- Tao không biết. Tao đoán, khi viết đến đây, cái tính ngố của anh ấy lại nổi lên, có thể là anh ấy cảm thấy mình đã làm một chuyện rất vô duyên. Vả lại, tao nghĩ, từ lúc bắt đầu, anh ấy đã không chuẩn bị gửi bức thư này đi, chỉ tại vì anh ấy có đầy lòng tâm sự, muốn dùng cơ hội này để phát tiết ra ngoài mà thôi!
Tâm Nhụy đưa tay quẹt nước mắt, nói lẩm bẩm:
- Đáng tiếc, tao không thể nào biết được câu chuyện về "một hạt hồng đậu" nữa rồi!
Hạnh Tú thấp giọng nói:
- Tao biết!
Nàng kinh ngạc hỏi:
- Mi biết?
Hạnh Tú hỏi:
- Mi còn nhớ buổi chiều của mùa Hè năm ngoái, hôm hoa thạch lựu vừa mới nở không? Tao đã từng nói là đóa hoa thạch lựu đó giống như cái tên của mi.
Đôi chân mày của Tâm Nhụy hơi chau lại, như thể rơi vào một vùng trời ký ức xa xôi, nàng thấp giọng lẩm bẩm:
- Đúng vậy, cũng chính buổi chiều hôm đó, Chí Trung đã đến đón tao ở cổng trường, tụi tao đi chơi ở hồ Thanh Thảo, sau đó...
Giọng nàng tắt nghẹn. Tiếng Hạnh Tú vang lên:
- Mi có biết không, hôm đó anh Hai cũng đến trường tìm mi?
- Ồ!
Nàng kêu lên kinh ngạc, trong ký ức, cái cảnh ngay trước cổng trường ngày hôm ấy lại trở về, nàng ngồi phía sau xe gắn máy của Chí Trung, ôm lấy eo ếch chàng, thoáng thấy bóng dáng của Chí Văn đang nhảy xuống từ chiếc xe taxi, nàng nghĩ rằng mình đã bị hoa mắt... thì ra, anh ấy đã thật sự tìm đến!
Hạnh Tú tiếp tục nói, thần sắc nàng trông ảm đạm:
- Anh Hai đứng nơi cổng trường, tận mắt nhìn thấy mi và anh Ba lên xe đi mất. Đã từ lâu, anh ấy muốn theo đuổi mi, đã từ lâu, anh ấy yêu mi, mãi cho đến buổi chiều hôm ấy, anh ấy biết rằng anh đã hoàn toàn tuyệt vọng. Tụi tao nói về mi trong hoa viên của trường, tao nghĩ, hẳn là anh ấy vô cùng tuyệt vọng, vô cùng đau đớn, thế nhưng, sự biểu hiện của anh ấy vẫn còn đầy đủ phong độ lắm. Sau đó, anh ấy nhặt được ở phía dưới gốc cây hồng đậu trong sân trường, một hạt hồng đậu, lúc đó, anh ấy nắm lấy hạt hồng đậu, đọc lên mấy câu rất kỳ lạ, anh ấy nói rằng đó là thơ của Lưu Đại Bạch...
Tâm Nhụy buột miệng đọc lẩm bẩm:
- Ai đem nỗi nhớ trong tim,
Trồng thành hạt đậu tương tư tháng ngày,
Để ta đem đậu nghiền xay,
Xem còn thương nhớ mê say làm gì?
Hạnh Tú kinh ngạc nhìn nàng:
- Đúng rồi! Chính là mấy câu này đây! Thì ra mi cũng biết bài thơ đó! Tao nghĩ, câu chuyện về "một hạt hồng đậu", chính là để nói về chuyện này đây, vì... tao còn có thêm một vật muốn đưa cho mi!
Nàng xoè tay ra, đưa qua cho Tâm Nhụy. Một hạt đậu màu đỏ chói, bóng loáng, tròn trịa nằm yên trên đó! Tâm Nhụy nhìn hạt đậu trân trối, hạt đậu quen thuộc thương yêu, hạt đậu đã từng một lần gặp gỡ! "Hôm nào anh phải nói cho em nghe câu chuyện về hạt đậu này mới được!", nàng đã nói như thế, nàng nào có chịu khó tìm hiểu sâu vào nội tâm của chàng? Hồng đậu! Một hạt hồng đậu! Hồng đậu rực rỡ như cũ, thế nhưng, người có còn được như cũ chăng?
Hạnh Tú lại lặng lẽ đưa sang cho nàng một tờ giấy viết thư, trên tờ giấy có một bài thơ nhỏ:
- Tính ra một hạt đậu kia,
Được bao nhiêu gánh tương tư hở trời?
Muốn buôn mà chẳng nỡ rời,
Nghe chăng tiếng gió mưa rơi não nề!
o0o
Chỉ là một hạt đậu thôi,
Sao đem tình ý mềm môi rượu nồng!
Muốn buông mà chẳng nỡ rời,
Lòng sầu sao để bời bời mối tơ?
o0o
Tại sao một hạt đậu thơ?
Để cho người mãi ngẩn ngơ không lời!
Muốn buông mà chẳng nỡ rời,
Để cho muôn kiếp trọn đời xanh xao!
o0o
Chỉ như một hạt đậu sao?
Trơn tròn tươi đẹp như bao nhiêu đời!
Muốn buông mà chẳng nỡ rời,
Hỏi người có biết cho lời tình chăng?
Nàng đọc bài thơ đó, đọc mãi, đọc mãi... một lần, hai lần, ba lần... sau đó, nàng xếp bài thơ lại, xếp lá thư lại, luôn cả hạt hồng đậu, cùng để vào chiếc túi của áo khoác ngoài. Nàng ngẩng đầu lên nhìn Hạnh Tú, đôi mắt nàng đã không còn lệ nữa, mà như đang hừng hực hai đốm lửa nhỏ, gương mặt trắng nhợt của nàng bây giờ trở nên đỏ ửng, đỏ như đang bị sức nóng đốt bừng lên, có một thứ tình cảm vô cùng kỳ quái và lạ lùng đang hiển hiện trên gương mặt của nàng, một thứ tình cảm nào đó như thể hoang dại, cương quyết và bất chấp mọi sự một cách ngoan cố. Có một thứ tình cảm vọng động nào đó như thể đang hun nóng, cuồng nhiệt, làm cho người ta cảm thấy xúc động đến kinh hoàng. Nàng đưa tay ra nắm lấy bàn tay của Hạnh Tú, lòng bàn tay nàng cũng nóng như lửa đốt.
- Chúng ta đi thôi!
Nàng nói một cách đơn giản. Đứng thẳng người dậy từ trên ghế. Hạnh Tú ngơ ngác:
- Đi đâu?
Nàng hơi dậm chân, nói một cách nóng nảy:
- Đi tìm anh Hai mi chứ đi đâu! Tao có rất nhiều chuyện muốn nói với anh ấy! Tao còn muốn... muốn hỏi anh ấy một số chuyện, tao phải hỏi cho rõ ràng!
Hạnh Tú kêu lên một cách ngạc nhiên, nàng đưa tay ra lắc lắc Tâm Nhụy, như muốn lắc cho nàng tỉnh lại:
- Tâm Nhụy! Mi có khùng rồi không? Bây giờ, anh ấy không biết gì cả, không nghe được, không nhìn được, không cảm giác được... anh ấy hoàn toàn không có một chút tri giác, làm sao có thể trả lời những câu hỏi của mi? Chẳng lẽ bác Sơn không hề nói cho mi nghe...
Tâm Nhụy ngắt lời nàng:
- Tao biết hết cả! Thế nhưng tao vẫn muốn đi hỏi anh ấy! Tao có rất nhiều, rất nhiều chuyện muốn nói với anh ấy!
Nàng tự mình đi về phía cánh cửa to phía ngoài, Hạnh Tú cuống quýt lên, nàng ôm chầm lấy Tâm Nhụy lại, khổ sở, lo lắng, kêu to lên một cách đau thương:
- Tâm Nhụy, mi tỉnh lại đi! Mi đừng có hồ đồ như thế nữa! Anh ấy không nghe được đâu, anh ấy thật sự không nghe được mà!...
Nàng bắt đầu hối hận, hối hận sao mình lại đem thư từ, hạt hồng đậu và bài thơ đến đây làm gì. Nàng rớt nước mắt kêu lên:
-... Tao thật sự không biết mi như thế này! Đúng ra tao không nên đem những thứ này đến làm gì! Tao thật là khùng quá! Tao thật sự không nên đem những thứ này lại cho mi!
Tâm Nhụy nói từng chữ, từng chữ thật rõ ràng:
- Mi đem đến đây là rất đúng! Thư là thư viết cho tao, bài thơ là bài thơ viết vì tao, hạt đậu là hạt đậu để dành cho tao, tại sao lại không nên đem đến cho tao? Thôi... chúng ta đi tìm anh ấy nhé!
Nàng lại dợm bước đi ra phía cửa.
Hạnh Tú kêu lên thật to:
- Bác ơi!
Niệm Bình từ trong nhà hớt hải chạy ra, mặt mày biến sắc:
- Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy?
Vì muốn cho đôi bạn thân tâm sự thoải mái với nhau, bà đã rất biết điều mà rút vào nhà trong từ khi Hạnh Tú mới đến.
Hạnh Tú nói như cầu cứu:
- Bác ơi, Tâm Nhụy muốn đi tìm anh Hai con! Bác khuyên nó vào nhà đi!
Tâm Nhụy ngẩng đầu lên, nhìn mẹ bằng đôi mắt cương quyết. Nàng nói bằng một giọng bình tĩnh, rõ ràng và chắc nịch:
- Mẹ, mẹ biết đó, con muốn đi gặp anh ấy đã lâu lắm rồi! Bây giờ con đã hết bệnh rồi, con không còn bị sốt nữa, con đã rất khỏe mạnh rồi, con có thể đi gặp anh ấy được, mẹ ạ!
Niệm Bình nhìn con gái trân trối, đôi mắt bà từ từ dâng lên một màng lệ mỏng. Gật gật đầu, bà nói với Hạnh Tú:
- Con để cho nó đi vậy! Nó đợi cái ngày này đã lâu lắm rồi!
Hạnh Tú dậm dậm chân, nước mắt đoanh tròng:
- Thế nhưng... thế nhưng... bác, sao bác lại đồng ý cho nó đi? Anh Hai con bây giờ... nó mà trông thấy... nó mà trông thấy... nó mà trông thấy, thế nào cũng sẽ đau đớn lắm! Nó bị bệnh hoạn yếu đuối như thế này, tại sao lại đi để chuốc lấy cái khổ vào thân làm gì? Tâm Nhụy, mi đừng nên đi!
Tâm Nhụy nhìn Hạnh Tú trừng trừng, nàng hỏi từng chữ từng chữ thật rõ ràng:
- Anh ấy thật sự còn sống, phải không?
- Đúng vậy. Nhưng "chỉ" là sống thôi!
Hạnh Tú nhấn mạnh đặc biệt vào chữ "chỉ".
- Như vậy là được rồi!
Nàng lại dợm bước đi ra cửa.
Hạnh Tú lắc mạnh đầu, nàng đã không còn cách gì khác, thôi thì đành liều vậy, nàng đưa tay chụp lấy tay Tâm Nhụy, nói: - Thôi được, chúng ta đi vậy! Nhưng mà, Tâm Nhụy, mi phải nhớ một điều, anh Hai đã gầy ốm đi đến độ không còn là hình người nữa, cái phong độ hào hoa, đẹp trai ngày xưa, chỉ còn là quá khứ mà thôi.
Tâm Nhụy đứng dừng lại, trừng mắt nhìn Hạnh Tú:
- Anh ấy bây giờ xấu lắm sao?
- Đúng vậy!
Nàng cười thật hồn nhiên, như thể trút đi một gánh nặng, nàng nói:
- Như vậy là không thành vấn đề nữa.
Hạnh Tú nghe mà không hiểu:
- Cái gì mà không thành vấn đề nữa?
Nàng nói thật thấp giọng:
- Tao bây giờ cũng rất xấu, tao cứ sợ anh ấy nhìn thấy tao sẽ không thích, nếu như anh ấy cũng rất xấu, thì cả hai chúng tao cùng huề.
Hạnh Tú ngẩn ngơ cả người, nàng hoàn toàn ngẩn ngơ cả người. "Sợ anh ấy nhìn thấy sẽ không thích", trời ạ! Nói cả buổi trời, nó vẫn cứ nghĩ rằng anh ấy có thể "nhìn thấy" chăng?
Trong những ngày tháng tiếp theo sau đó, Tâm Nhụy trở nên cực kỳ im lặng, nàng không còn đòi đi thăm Chí Văn nữa. Mà chỉ một lòng một dạ để cho cha điều trị cho nàng, cùng ăn uống những thức ăn bổ dưỡng mà mẹ cố ý làm cho nàng. Nàng ngoan ngoãn một cách lạ kỳ, nghe lời một cách lạ kỳ. Bảo nàng ăn, nàng ăn ngay, bảo nàng ngủ, nàng ngủ ngay, bảo nàng chích thuốc, nàng để cho chích ngay, bảo nàng uống thuốc, nàng uống ngay. Ngay cả Hạ Hàn Sơn cũng nói, không thể nào tìm được một người bệnh nào có tinh thần hợp tác cao đến như thế. Niệm Bình hiểu thật rõ ràng, sở dĩ nàng nghe lời và ngoan ngoãn như thế, là chỉ vì nàng muốn mình nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nhanh chóng đi ra được khỏi nhà, nhanh chóng đi gặp được Chí Văn.
Trong giai đoạn phục hồi đó của Tâm Nhụy, tuy rằng nàng không hỏi thêm điều gì, thế nhưng, Niệm Bình cũng đem những chuyện xảy ra trong hai tháng nay, kể lại cho nàng nghe một cách đơn giản, gọn gàng. Bà cố ý nói một cách nhẹ nhàng, vắn tắt, Tâm Nhụy nghe một cách chăm chú:
- Con biết không? Mẹ đã gặp Đỗ Mộng Thường. Không phải mẹ đi gặp cô ấy, mà là cô ấy đến gặp mẹ, lúc đó, con vẫn còn đang ở trong tình trạng hôn mê...
Niệm Bình một mặt làm sữa cho Tâm Nhụy uống, một mặt nói với nàng. Vì Tâm Nhụy đang ở trong thời gian phục hồi sức khỏe, nên cô Hoàng - y tá đặc biệt - đã được cho nghỉ việc.
Tâm Nhụy không nói, mà chỉ đưa đôi mắt quan tâm nhìn mẹ.
-... Đỗ Mộng Thường cho mẹ cái ấn tượng hoàn toàn ra ngoài sự tưởng tượng của mình, mẹ vốn nghĩ rằng cô ta là một người đàn bà yểu điệu, phong trần, ai ngờ khi gặp mặt, mới biết rằng cô ta trang nhã, dễ thương và rất biết điều, biết chuyện. Lúc đó, con đang bệnh rất nặng, mẹ cũng chán nản hết mọi sự, mẹ nói với cô ta rằng, mẹ bằng lòng ly dị, để cho hai người tự do, muốn làm gì thì làm. Ai ngờ, mẹ vừa nói xong, cô ấy khóc nức lên, bảo rằng, nếu như cô ấy có ý nghĩ muốn độc chiếm ba con, thì cho cô ấy chết không có đất chôn. Cô ấy xin mẹ tha thứ, nói rằng sẽ bỏ đi thật xa...
Bà nếm thử xem sữa có vừa uống chưa, đưa đến trước mặt Tâm Nhụy. Tâm Nhụy ngồi tựa trên giường, cầm lấy ly sữa, uống từ từ. Niệm Bình hơi mỉm cười:
- Thật là kỳ lạ, lúc đó mẹ tha thứ ngay cho cô ấy. Không chỉ tha thứ, mà khi mẹ nhìn thấy bụng cô ấy to như thế, thân hình nặng nề như thế, đột nhiên mẹ hiểu rõ được một chuyện, khi mình yêu người đàn ông một cách thật sâu đậm, mình sẽ hy sinh vì người đó. Mẹ chưa bao giờ hy sinh quá nhiều cho ba con, ba con có một phần đã nói rất đúng, ở về một phương diện nào đó, mẹ đã duy trì mình quá kỹ. Mẹ dùng cái phương thức của chính mẹ để yêu ba con, thế nhưng, điều đó vẫn chưa đủ... nếu dùng câu nói của con, Tâm Nhụy, ba con là một con kình ngư. Còn mẹ, tuy rằng không đến nỗi là một sa mạc, nhưng mẹ chỉ là một cái hồ nhỏ. Khi kình ngư bị mắc cạn trong hồ nước suốt hai mươi hai năm, làm sao mình có thể cấm được chuyện kình ngư sẽ bơi ra ngoài đại dương mênh mông bát ngát?
Tâm Nhụy cảm động nhìn mẹ không chớp, bàn tay nàng bất giác đưa ra, nắm lấy bàn tay mẹ. Niệm Bình lại nhìn nàng cười cười, nụ cười đó hình như có chút nét e thẹn:
- Một việc không thể hiểu được đã xảy ra, mẹ không còn hận cô ấy nữa, không oán cô ấy nữa, lúc đó, đã có một tình bạn kỳ lạ, nảy ra giữa hai chúng ta. Chúng ta nói chuyện hết một lúc, nhưng không thể nào đi đến một kết luận. Đêm đó, khi ba con trở về, mẹ nói với ông rằng, mẹ đã gặp Mộng Thường và đồng thời cũng đã đồng ý ly dị...
Đôi chân mày của Tâm Nhụy bất giác chau lại, hai bàn tay nàng bấu chặt lấy ly sữa, hình như muốn tìm chút hơi ấm tỏa ra từ ly sữa ấy.
-... Ba của con hơi ngớ người ra một chút, lập tức, ông ôm lấy mẹ, nói một hơi liên tiếp hàng ngàn hàng vạn chữ "không"! Ông nói: cuộc sống hôn nhân suốt hai mươi mấy năm, vốn đã không thể nào cắt đoạn lìa được, bây giờ, đứa con gái tưởng như đã mất vừa thoát khỏi cơn nguy hiểm, sẽ trở thành sợi dây liên kết cả hai chúng ta vĩnh viễn! Ông nói rằng ông không muốn ly dị nữa. Mẹ hỏi ông như vậy thì ông sẽ sắp xếp Mộng Thường như thế nào? Ông ngớ ra một lúc thật lâu, sau đó chỉ nói với mẹ một câu: "Thương nàng bạc mệnh đành làm thiếp!", thế là, mẹ đã khóc, ba của con cũng chảy nước mắt...
Bà hơi dừng lại, nhìn Tâm Nhụy chăm chú, một lúc sau, bà mới nói tiếp:
-... Có thể, thế giới này và pháp luật thời nay, thậm chí quan niệm của người đời, đều không chấp nhận cho một người đàn ông cùng đồng lúc có hai người đàn bà, thế nhưng, nếu như ta nghĩ một cách tỉ mỉ, ở xã hội này, có được mấy người đàn ông thật sự chỉ biết có một người đàn bà đâu? Tại sao mẹ lại phải hận Mộng Thường làm gì? Chỉ vì cô ấy có cùng một cảm quan thưởng thức như mẹ, chúng ta cùng yêu một người đàn ông hay sao? Có rất nhiều quan niệm, đều do ở người mà ra. Ngày xưa, một người đàn ông được quyền có năm thê bảy thiếp, thường thường trong gia đạo cũng rất mực an vui, nếu như mẹ vốn sinh ra đã không phải là một đại dương, thì ít nhất, mẹ cũng phải có cái phong độ chấp nhận của đại dương chứ!...
Bà lại hơi dừng một chút, nhìn Tâm Nhụy, mỉm một nụ cười thật hiền hòa:
-... Có thể, vấn đề giữa mẹ và ba con vẫn chưa giải quyết, có thể, sẽ vẫn còn những sự thay đổi ngoài ý muốn, mẹ không biết, thế nhưng, trước mắt, mẹ sống một cách nhẹ nhàng, thảnh thơi, do đó, hy vọng rằng con cũng có thể hiểu được, có thể chấp nhận được.
Tâm Nhụy buông ly sữa xuống, nàng đưa mắt nhìn mẹ thật sâu, thật sâu, sau đó, dùng cánh tay mình ôm choàng lấy cổ mẹ, nàng thấp giọng kêu lên:
- Mẹ, con yêu mẹ!
Sau đó, giữa hai người, không ai nói về Mộng Thường nữa.
Có một hôm, Tâm Nhụy hỏi một câu bằng giọng thật hững hờ:
- Vũ Đình như thế nào rồi?
Niệm Bình hơi mỉm cười:
- Cô bé ấy à? Con đã trị cho cô ta khỏi bệnh rồi đấy!
Tâm Nhụy ngạc nhiên:
- Con trị cho cô ta khỏi bệnh?
- Nghe nói, cô ta ngất xỉu trước mặt con, con mắng cho cô ta một trận nên thân, lại nói cô ta là một người có tâm lý dở hơi, mắc bệnh thần kinh suy nhược gì gì đó. Cả cuộc đời của cô ta, chưa bao giờ có ai dám nói thẳng trước mặt cô ta những lời như vậy, con mắng như thế, mà lại làm cho cô ta tỉnh dậy. Bây giờ cô ấy đang cố gắng sửa đổi lấy mình, cố gắng tập dương cầm và thanh nhạc, dự định mùa hè năm nay sẽ thi vào trường quốc gia Âm Nhạc đấy.
Tâm Nhụỵ hơi ngẩng người ra, nàng lại hững hờ hỏi một câu:
- Ồ!... Chí Trung và cô ấy vẫn còn tiếp tục tốt đẹp chứ hả?
- Nghe nói vẫn tốt đẹp. Nhà họ Lương... sau khi trải qua chuyện này, đều bị ảnh hưởng toàn bộ, Chí Trung cũng trưởng thành nhiều rồi, không còn hung hăng, phóng túng như trước nữa. Mẹ nghĩ... rút cuộc rồi cậu ta cũng đã có thể ổn định lại, huống chi, Vũ Đình đối với cậu ta, lại chìu chuộng, ngoan ngoãn hết mực, nói gì cũng nghe theo hết, Vũ Đình là mẫu người mà cậu ta cần phải có.
Tâm Nhụy lặng thinh hồi lâu, thấp giọng lẩm bẩm một câu:
- Cô ấy là đại dương của anh ấy.
Niệm Bình nghe không rõ:
- Con nói gì vậy?
Tâm Nhụy mệt mỏi nằm xuống giường, chép miệng thở ra một hơi dài:
- Không có gì! Bây giờ, người nào cũng đã yên ổn rồi, chỉ còn có...
Nàng lại chép miệng thở ra một hơi dài, nhắm đôi mắt lại, nàng không nói gì thêm nữa.
o0o
Cuối tháng tư, khí trời bắt đầu nóng lên, mặt trời suốt ngày chiếu rọi những tia nắng rực rỡ. Tâm Nhụy đã bình phục được hơn nửa, nàng có thể bước xuống giường đi lại, và cũng thường hay ra ngoài hoa viên phơi nắng. Trước khi nàng đi đến thăm Chí Văn, Hạnh Tú đã đến thăm nàng trước.
Hôm đó là một buổi chiều, nàng ngồi trong hoa viên, ngơ ngẩn nhìn vào sắc Xuân tràn lan trong vườn, trên cỏ. Từ lúc bị bệnh cho đến nay, Tâm Nhụy gần như biến hẳn thành một người khác, nàng yên lặng, không nói chuyện, không cười, nàng vẫn thường hay ngồi một mình suốt mấy tiếng đồng hồ, chỉ để trầm tư suy nghĩ. Sự thăm viếng của Hạnh Tú, đã đem lại cho nàng một sự bất ngờ và chấn động cực kỳ to lớn.
Nàng chụp lấy bàn tay của Hạnh Tú, lắc lấy lắc để:
- Hạnh Tú, Hạnh Tú, tao cứ ngỡ rằng mi không còn muốn gặp mặt tao nữa, tao cứ ngỡ rằng cả nhà mi đều đã giận tao hết rồi! Tao... tao... tao đã gây ra một tai họa tày trời như thế!
Lúc này Hạnh Tú mới bàng hoàng nhận ra rằng, tất cả mọi người đều đã quên đi một việc, không một ai nói cho nàng biết, phản ứng của nhà họ Lương về chuyện này. Thì ra, ngoài việc đau đớn về tình trạng bệnh tật của Chí Văn ra, nàng còn sống trong tình trạng tự trách tự oán mình, vì đã gây ra tai họa tày trời như thế!
Hạnh Tú kéo một cái ghế, ngồi xuống bên cạnh Tâm Nhụy, nói bằng một giọng sôi nổi, cảm động:
- Tâm Nhụy, mi nghĩ gì vậy? Chúng ta không một ai trách mi cả, ba tao nói rất đúng, tất cả đều là do định mệnh đã an bày! Chuyện này làm sao có thể trách mi được? Đâu phải mi kéo anh Hai nhảy xuống nước, mà là anh ấy tự nhảy xuống nước kia mà!
Tâm Nhụy kêu lên:
- Vẫn phải trách tao! Lỗi tại tao! Lỗi ở tao tất cả! Hạnh Tú, mi không biết, tao đã điện thoại gọi anh ấy tới, tao kéo anh ấy đi đến nhà họ Đỗ, tao lại la hét ỏm tỏi lên với anh ấy... nếu như tao không điện thoại cho anh ấy tới, nếu như tao không kéo anh ấy đi đến nhà họ Đỗ, nếu như tao không nổi khùng nhảy xuống nước... ồ!... Nỗi bi ai nhất trong cuộc đời người ta, là khi mình làm một chuyện gì đó, vĩnh viễn không bao giờ dự đoán trước được hậu quả!
Nàng dùng tay ôm lấy đầu, khổ sở.
Hạnh Tú rưng rưng lệ:
- Mi đừng nên tự oán tự trách mình như thế, mi đừng nên đau đớn như thế! Bác Sơn mỗi ngày đến nhà trị bệnh cho anh Hai, chưa biết chừng sẽ có một ngày, anh Hai sẽ tỉnh lại, chưa biết chừng, anh ấy sẽ khỏe trở lại!
Tâm Nhụy vùi đầu mình vào gối, nàng lặng yên không nói. Vì, nàng hiểu rất rõ một điều, cái "có một ngày" đó xa vời biết mấy, khó tin biết mấy. Nàng không cần hỏi cha, mỗi ngày, nàng chỉ cần nhìn nét mặt của cha khi trở về, cũng đã đủ biết câu trả lời rồi. Sắc mặt của Hạ Hàn Sơn sau khi từ nhà họ Lương về, càng ngày càng tỏ ra khó coi, càng ngày càng tiêu điều, mệt mỏi!
Hạnh Tú đưa tay ra vỗ vỗ vào vai Tâm Nhụy:
- Tâm Nhụy, hôm nay tao đến thăm mi, ngoài việc khuyên mi nên cố gắng dưỡng bệnh, tao còn đem đến cho mi hai món vật!
Tâm Nhụy ngẩng đầu lên nhìn Hạnh Tú, nàng hỏi:
- Vật gì?
Hạnh Tú cất tiếng nói, ánh mắt nàng ảm đạm và đau đớn, thanh âm đột nhiên như nghẹn lại:
- Hôm nay nhà tao dọn dẹp căn phòng của anh Hai, tao tìm thấy trong ngăn kéo bàn học anh ấy, hai món đồ vật, tao nghĩ, mi sẽ rất muốn biết.
Nàng lấy ra từ trong túi áo, một tờ giấy viết thư được xếp lại cẩn thận, đưa cho Tâm Nhụy, Tâm Nhụy nhận lấy, mở tờ giấy ra, nàng kinh ngạc nhìn thấy, đó là một lá thư, lá thư chỉ viết có một nửa, vừa nhìn thấy nét chữ bay bướm quen thuộc, trái tim của nàng đã rúng động tột cùng. Nàng tham lam, ham hố, lướt mắt thật nhanh trên từng hàng chữ thương yêu đó:
z"Tâm Nhụy:
"Rút cuộc rồi anh cũng đã cầm viết lên viết cho em lá thư này, vì, anh đã quyết định sẽ rời xa em, rời xa Đài Bắc, rời xa gia đình mà anh đã sinh trưởng suốt hai mươi bảy năm qua, đi đến một nơi thật xa. Lần đi này, không biết đến bao giờ mới có cơ hội gặp lại? Do đó, bao nhiêu lời nói anh dấu kín trong tim, bao nhiêu tâm sự anh không thể nào thổ lộ trước đây, anh đều quyết định là sẽ thố lộ ra hết cho thoải mái.
"Còn nhớ lần đầu tiên gặp em, em mới vừa lên đại học năm thứ nhất, tóc em ngắn củn cỡn, trông như thể một cậu học trò nhỏ. Em ngồi ở phòng khách nhà anh, thách thức anh thi đọc Đường Thi với em, thách anh thi đọc Trường Hận Ca, thách anh thi đọc Tỳ Bà Hành, em đọc thao thao bất tuyệt, cười nói ròn rã, vui tươi, ngây thơ, nhí nhảnh, mà lại kiều diễm, quyến rũ hơn người. Bắt đầu từ ngày hôm đó, anh đã biết là cuộc đời anh coi như xong rồi, trái tim anh đã bị bắt mất rồi, anh biết rằng định mệnh đã an bày, em sẽ trở thành chúa tể của cuộc đời anh!
"Thế nhưng, trái tim em không hề có anh. Chí Trung hào sảng, nhiệt tình, phóng túng bất kham, thảnh thơi thoải mái như thể con ngựa rừng rong ruổi ngoài đồng cỏ xanh rì thẳng tắp! Nó thu hút em, em thu hút nó, anh trơ mắt nhìn hai đứa em dần dần bước từng bước một trên con đường tiến đến tình yêu. Anh nghĩ, cái khuyết điểm trời sinh của anh, là ở chỗ thiếu sự chủ động, anh không thể nào tranh đoạt em với chính thằng em ruột của mình! Thế nhưng, có trời mới biết! Có một khoảng thời gian anh đau khổ đến độ suýt phát điên lên. Anh trốn lên núi, không có cách gì quên được em. Anh đi ra ngoại ô, không có cách gì quên được em. Anh vùi đầu vào làm luận án, vẫn không có cách gì quên được em! Anh ăn cơm, em hiện ra trong chén; anh uống nước, em hiện ra trong ly; anh nhìn bóng đêm, em hiện ra dưới ánh trăng ngà, anh tựa cửa, em hiện ra giữa vầng dương ló dạng... vì em, anh đã trải qua nhiều đêm dài thức trắng, vì em, anh đã chịu đựng biết bao nhiêu đau khổ, dày vò... ồ, bây giờ viết những điều này ra, không biết khi em đọc xong, có cười chế nhạo anh chăng? Có thể, anh sẽ không có can đảm bỏ lá thư này vào thùng thư, như vậy thì em sẽ vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy nó. Anh nghĩ, anh lại đang làm một chuyện thật ngớ ngẩn, đúng lý ra anh không nên viết lá thư này, anh chỉ muốn xả ra một hơi những tâm sự của mình, xả ra một hơi cho thoải mái, cho dễ chịu!
"Còn nhớ lần đầu tiên ngồi trong quán Mưa Nguồn, em đã nói với anh, em là một con kình ngư chăng? Em không biết rằng, lúc đó, anh đã xúc động biết mấy! Anh rất muốn đưa bàn tay mình ra cho em, kêu to lên với em rằng:
"- Anh chính là đại dương của em! Tại sao không ngã vào lòng anh?
"Thế nhưng, anh đã không nói. Những quan niệm đạo đức truyền thống đã buộc anh chặt lại, anh thật sự hận mình sao lại không có cái tính chiếm đoạt, tích cực và tranh đấu tới cùng như Chí Trung. Anh nghĩ, sở dĩ anh không chiếm được trái tim em, là cũng do bởi cái khuyết điểm này. Anh đã lo lắng thái quá, nghĩ đến người khác nhiều quá, lại có một cái mặc cảm tự ti rất tội nghiệp, anh cứ cảm thấy rằng anh không bằng Chí Trung, anh không xứng đáng với em! Bao nhiêu lần, anh muốn ôm lấy em, kêu lên hàng ngàn hàng vạn tiếng thật điên cuồng với em rằng: "anh yêu em", thế nhưng, cuối cùng tất cả đều hóa thành một tiếng thở dài não nuột! Anh là một người yếu đuối như thế đấy, anh là một người mang đầy tự ti mặc cảm như thế đấy, anh là một người rụt rè như thế đấy, chả trách nào mà em không yêu anh! Anh cũng không có cách gì tự yêu anh nữa kia mà! Anh quả thật không bằng Chí Trung!
"Tâm Nhụy, sự chọn lựa của em không hề sai, mà sai bởi tính tình của em. Em có một bề ngoài vô cùng phóng khoáng, thế nhưng em lại có một tình cảm vô cùng yếu đuối và mỏng manh. Chí Trung như một cây cổ thụ to lớn, không câu nệ tiểu tiết, em lại là một người nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Thế là, Chí Trung cứ một lần rồi một lần làm cho em bị xúc phạm, làm cho em suốt ngày u uất không vui, thậm chí nước mắt chảy dài. Em có biết chăng? Tâm Nhụy, mỗi lần em chảy nước mắt, trái tim anh như bị dao cắt. Anh hận Chí Trung vô cùng, hận nó làm cho em rơi lệ, hận nó làm cho em buồn khổ, hận nó không biết trân trọng cái phần tình cảm của em đã trao cho nó... ồ, Tâm Nhụy, nếu như em là của anh, anh sẽ dùng toàn bộ tâm linh của mình để bảo vệ em, để an ủi em. Ồ, nếu như em là của anh!
"Anh bắt đầu dò xét tình cảm của em, anh bắt đầu tìm cách thố lộ tâm tình, thế nhưng, Tâm Nhụy, anh chỉ tự chuốc lấy cái nhục vào thân, và càng làm cho em bị tổn thương nhiều hơn. Hãy tin ở anh, nếu như anh có thể hy sinh tính mạng của mình, để đổi lấy hạnh phúc cho em, anh cũng sẽ không tiếc rẽ gì đâu. Những lời nói này nghe có vẻ rất ngu ngơ, nhất định là em sẽ cười anh nói mà không suy nghĩ. Thôi thì hãy xem như anh chưa từng nói vậy!
"Còn nhớ buổi sáng trong khu rừng nhỏ phía sau nhà em, anh đã tặng cho em một bức tượng điêu khắc không? Còn nhớ hôm ấy, em đã hỏi anh về câu chuyện có liên quan đến "một hạt hồng đậu" chăng? Bây giờ, anh có thể kể cho em nghe về câu chuyện đó! Nếu như em không mệt, em hãy lẳng lặng mà nghe..."
Bức thư chỉ viết đến đó rồi ngưng, phía sau không còn nữa. Tâm Nhụy đọc đến đó, nước mắt đã chan hòa trên mặt, khóc không thành tiếng. Nước mắt cứ từng dòng từng dòng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những nét chữ trong thư. Nàng cẩn thận dùng vạt áo lau đi từng vết nước mắt trên trang thư đó, sau đó cẩn thận xếp lá thư lại, ôm thật chặt vào chỗ trái tim mình. Quay đầu qua, nàng nhìn Hạnh Tú, hỏi bằng một giọng nghẹn ngào:
- Tại sao bức thư này chỉ viết có một nửa?
Hạnh Tú nói thật thẳng thắn:
- Tao không biết. Tao đoán, khi viết đến đây, cái tính ngố của anh ấy lại nổi lên, có thể là anh ấy cảm thấy mình đã làm một chuyện rất vô duyên. Vả lại, tao nghĩ, từ lúc bắt đầu, anh ấy đã không chuẩn bị gửi bức thư này đi, chỉ tại vì anh ấy có đầy lòng tâm sự, muốn dùng cơ hội này để phát tiết ra ngoài mà thôi!
Tâm Nhụy đưa tay quẹt nước mắt, nói lẩm bẩm:
- Đáng tiếc, tao không thể nào biết được câu chuyện về "một hạt hồng đậu" nữa rồi!
Hạnh Tú thấp giọng nói:
- Tao biết!
Nàng kinh ngạc hỏi:
- Mi biết?
Hạnh Tú hỏi:
- Mi còn nhớ buổi chiều của mùa Hè năm ngoái, hôm hoa thạch lựu vừa mới nở không? Tao đã từng nói là đóa hoa thạch lựu đó giống như cái tên của mi.
Đôi chân mày của Tâm Nhụy hơi chau lại, như thể rơi vào một vùng trời ký ức xa xôi, nàng thấp giọng lẩm bẩm:
- Đúng vậy, cũng chính buổi chiều hôm đó, Chí Trung đã đến đón tao ở cổng trường, tụi tao đi chơi ở hồ Thanh Thảo, sau đó...
Giọng nàng tắt nghẹn. Tiếng Hạnh Tú vang lên:
- Mi có biết không, hôm đó anh Hai cũng đến trường tìm mi?
- Ồ!
Nàng kêu lên kinh ngạc, trong ký ức, cái cảnh ngay trước cổng trường ngày hôm ấy lại trở về, nàng ngồi phía sau xe gắn máy của Chí Trung, ôm lấy eo ếch chàng, thoáng thấy bóng dáng của Chí Văn đang nhảy xuống từ chiếc xe taxi, nàng nghĩ rằng mình đã bị hoa mắt... thì ra, anh ấy đã thật sự tìm đến!
Hạnh Tú tiếp tục nói, thần sắc nàng trông ảm đạm:
- Anh Hai đứng nơi cổng trường, tận mắt nhìn thấy mi và anh Ba lên xe đi mất. Đã từ lâu, anh ấy muốn theo đuổi mi, đã từ lâu, anh ấy yêu mi, mãi cho đến buổi chiều hôm ấy, anh ấy biết rằng anh đã hoàn toàn tuyệt vọng. Tụi tao nói về mi trong hoa viên của trường, tao nghĩ, hẳn là anh ấy vô cùng tuyệt vọng, vô cùng đau đớn, thế nhưng, sự biểu hiện của anh ấy vẫn còn đầy đủ phong độ lắm. Sau đó, anh ấy nhặt được ở phía dưới gốc cây hồng đậu trong sân trường, một hạt hồng đậu, lúc đó, anh ấy nắm lấy hạt hồng đậu, đọc lên mấy câu rất kỳ lạ, anh ấy nói rằng đó là thơ của Lưu Đại Bạch...
Tâm Nhụy buột miệng đọc lẩm bẩm:
- Ai đem nỗi nhớ trong tim,
Trồng thành hạt đậu tương tư tháng ngày,
Để ta đem đậu nghiền xay,
Xem còn thương nhớ mê say làm gì?
Hạnh Tú kinh ngạc nhìn nàng:
- Đúng rồi! Chính là mấy câu này đây! Thì ra mi cũng biết bài thơ đó! Tao nghĩ, câu chuyện về "một hạt hồng đậu", chính là để nói về chuyện này đây, vì... tao còn có thêm một vật muốn đưa cho mi!
Nàng xoè tay ra, đưa qua cho Tâm Nhụy. Một hạt đậu màu đỏ chói, bóng loáng, tròn trịa nằm yên trên đó! Tâm Nhụy nhìn hạt đậu trân trối, hạt đậu quen thuộc thương yêu, hạt đậu đã từng một lần gặp gỡ! "Hôm nào anh phải nói cho em nghe câu chuyện về hạt đậu này mới được!", nàng đã nói như thế, nàng nào có chịu khó tìm hiểu sâu vào nội tâm của chàng? Hồng đậu! Một hạt hồng đậu! Hồng đậu rực rỡ như cũ, thế nhưng, người có còn được như cũ chăng?
Hạnh Tú lại lặng lẽ đưa sang cho nàng một tờ giấy viết thư, trên tờ giấy có một bài thơ nhỏ:
- Tính ra một hạt đậu kia,
Được bao nhiêu gánh tương tư hở trời?
Muốn buôn mà chẳng nỡ rời,
Nghe chăng tiếng gió mưa rơi não nề!
o0o
Chỉ là một hạt đậu thôi,
Sao đem tình ý mềm môi rượu nồng!
Muốn buông mà chẳng nỡ rời,
Lòng sầu sao để bời bời mối tơ?
o0o
Tại sao một hạt đậu thơ?
Để cho người mãi ngẩn ngơ không lời!
Muốn buông mà chẳng nỡ rời,
Để cho muôn kiếp trọn đời xanh xao!
o0o
Chỉ như một hạt đậu sao?
Trơn tròn tươi đẹp như bao nhiêu đời!
Muốn buông mà chẳng nỡ rời,
Hỏi người có biết cho lời tình chăng?
Nàng đọc bài thơ đó, đọc mãi, đọc mãi... một lần, hai lần, ba lần... sau đó, nàng xếp bài thơ lại, xếp lá thư lại, luôn cả hạt hồng đậu, cùng để vào chiếc túi của áo khoác ngoài. Nàng ngẩng đầu lên nhìn Hạnh Tú, đôi mắt nàng đã không còn lệ nữa, mà như đang hừng hực hai đốm lửa nhỏ, gương mặt trắng nhợt của nàng bây giờ trở nên đỏ ửng, đỏ như đang bị sức nóng đốt bừng lên, có một thứ tình cảm vô cùng kỳ quái và lạ lùng đang hiển hiện trên gương mặt của nàng, một thứ tình cảm nào đó như thể hoang dại, cương quyết và bất chấp mọi sự một cách ngoan cố. Có một thứ tình cảm vọng động nào đó như thể đang hun nóng, cuồng nhiệt, làm cho người ta cảm thấy xúc động đến kinh hoàng. Nàng đưa tay ra nắm lấy bàn tay của Hạnh Tú, lòng bàn tay nàng cũng nóng như lửa đốt.
- Chúng ta đi thôi!
Nàng nói một cách đơn giản. Đứng thẳng người dậy từ trên ghế. Hạnh Tú ngơ ngác:
- Đi đâu?
Nàng hơi dậm chân, nói một cách nóng nảy:
- Đi tìm anh Hai mi chứ đi đâu! Tao có rất nhiều chuyện muốn nói với anh ấy! Tao còn muốn... muốn hỏi anh ấy một số chuyện, tao phải hỏi cho rõ ràng!
Hạnh Tú kêu lên một cách ngạc nhiên, nàng đưa tay ra lắc lắc Tâm Nhụy, như muốn lắc cho nàng tỉnh lại:
- Tâm Nhụy! Mi có khùng rồi không? Bây giờ, anh ấy không biết gì cả, không nghe được, không nhìn được, không cảm giác được... anh ấy hoàn toàn không có một chút tri giác, làm sao có thể trả lời những câu hỏi của mi? Chẳng lẽ bác Sơn không hề nói cho mi nghe...
Tâm Nhụy ngắt lời nàng:
- Tao biết hết cả! Thế nhưng tao vẫn muốn đi hỏi anh ấy! Tao có rất nhiều, rất nhiều chuyện muốn nói với anh ấy!
Nàng tự mình đi về phía cánh cửa to phía ngoài, Hạnh Tú cuống quýt lên, nàng ôm chầm lấy Tâm Nhụy lại, khổ sở, lo lắng, kêu to lên một cách đau thương:
- Tâm Nhụy, mi tỉnh lại đi! Mi đừng có hồ đồ như thế nữa! Anh ấy không nghe được đâu, anh ấy thật sự không nghe được mà!...
Nàng bắt đầu hối hận, hối hận sao mình lại đem thư từ, hạt hồng đậu và bài thơ đến đây làm gì. Nàng rớt nước mắt kêu lên:
-... Tao thật sự không biết mi như thế này! Đúng ra tao không nên đem những thứ này đến làm gì! Tao thật là khùng quá! Tao thật sự không nên đem những thứ này lại cho mi!
Tâm Nhụy nói từng chữ, từng chữ thật rõ ràng:
- Mi đem đến đây là rất đúng! Thư là thư viết cho tao, bài thơ là bài thơ viết vì tao, hạt đậu là hạt đậu để dành cho tao, tại sao lại không nên đem đến cho tao? Thôi... chúng ta đi tìm anh ấy nhé!
Nàng lại dợm bước đi ra phía cửa.
Hạnh Tú kêu lên thật to:
- Bác ơi!
Niệm Bình từ trong nhà hớt hải chạy ra, mặt mày biến sắc:
- Chuyện gì vậy? Chuyện gì vậy?
Vì muốn cho đôi bạn thân tâm sự thoải mái với nhau, bà đã rất biết điều mà rút vào nhà trong từ khi Hạnh Tú mới đến.
Hạnh Tú nói như cầu cứu:
- Bác ơi, Tâm Nhụy muốn đi tìm anh Hai con! Bác khuyên nó vào nhà đi!
Tâm Nhụy ngẩng đầu lên, nhìn mẹ bằng đôi mắt cương quyết. Nàng nói bằng một giọng bình tĩnh, rõ ràng và chắc nịch:
- Mẹ, mẹ biết đó, con muốn đi gặp anh ấy đã lâu lắm rồi! Bây giờ con đã hết bệnh rồi, con không còn bị sốt nữa, con đã rất khỏe mạnh rồi, con có thể đi gặp anh ấy được, mẹ ạ!
Niệm Bình nhìn con gái trân trối, đôi mắt bà từ từ dâng lên một màng lệ mỏng. Gật gật đầu, bà nói với Hạnh Tú:
- Con để cho nó đi vậy! Nó đợi cái ngày này đã lâu lắm rồi!
Hạnh Tú dậm dậm chân, nước mắt đoanh tròng:
- Thế nhưng... thế nhưng... bác, sao bác lại đồng ý cho nó đi? Anh Hai con bây giờ... nó mà trông thấy... nó mà trông thấy... nó mà trông thấy, thế nào cũng sẽ đau đớn lắm! Nó bị bệnh hoạn yếu đuối như thế này, tại sao lại đi để chuốc lấy cái khổ vào thân làm gì? Tâm Nhụy, mi đừng nên đi!
Tâm Nhụy nhìn Hạnh Tú trừng trừng, nàng hỏi từng chữ từng chữ thật rõ ràng:
- Anh ấy thật sự còn sống, phải không?
- Đúng vậy. Nhưng "chỉ" là sống thôi!
Hạnh Tú nhấn mạnh đặc biệt vào chữ "chỉ".
- Như vậy là được rồi!
Nàng lại dợm bước đi ra cửa.
Hạnh Tú lắc mạnh đầu, nàng đã không còn cách gì khác, thôi thì đành liều vậy, nàng đưa tay chụp lấy tay Tâm Nhụy, nói: - Thôi được, chúng ta đi vậy! Nhưng mà, Tâm Nhụy, mi phải nhớ một điều, anh Hai đã gầy ốm đi đến độ không còn là hình người nữa, cái phong độ hào hoa, đẹp trai ngày xưa, chỉ còn là quá khứ mà thôi.
Tâm Nhụy đứng dừng lại, trừng mắt nhìn Hạnh Tú:
- Anh ấy bây giờ xấu lắm sao?
- Đúng vậy!
Nàng cười thật hồn nhiên, như thể trút đi một gánh nặng, nàng nói:
- Như vậy là không thành vấn đề nữa.
Hạnh Tú nghe mà không hiểu:
- Cái gì mà không thành vấn đề nữa?
Nàng nói thật thấp giọng:
- Tao bây giờ cũng rất xấu, tao cứ sợ anh ấy nhìn thấy tao sẽ không thích, nếu như anh ấy cũng rất xấu, thì cả hai chúng tao cùng huề.
Hạnh Tú ngẩn ngơ cả người, nàng hoàn toàn ngẩn ngơ cả người. "Sợ anh ấy nhìn thấy sẽ không thích", trời ạ! Nói cả buổi trời, nó vẫn cứ nghĩ rằng anh ấy có thể "nhìn thấy" chăng?