watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hạt Đậu Tương Tư-Chương 9 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 9

Tác giả: QUỲNH DAO

Mùa Thu đã đến.
Buổi tối, nhà họ Lương chan hòa trong một không khí đầm ấm, vui tươi.
Bà Lương là người miền Bắc, rất giỏi tài làm bánh, các loại bánh như bánh bao, bánh cuốn... không có thứ nào bà không biết. Bà lại thuộc loại người nội trợ tiêu chuẩn, và cũng là một người mẹ hiền vợ thảo tiêu chuẩn, trong cuộc đời của bà, chuyện làm cho bà vui nhất không gì khác hơn là làm một bàn đầy thức ăn, sau đó, nhìn chồng con quây quần lại ăn uống thỏa thê. Và vì gần như ngày nào bà cũng hưởng thụ được niềm vui này, bà cảm thấy vô cùng thỏa mãn, cho nên, lúc nào miệng bà cũng cười hề hề. Ông Lương thường nói: "Nhà có hiền thê" là một sự hạnh phúc của gia đình. Hai vợ chồng ông vô cùng xứng đôi vừa lứa, cả hai người đều có tính tình rộng rãi, khoáng đạt, cả hai người đều có những đức tính tốt đẹp, truyền thống của một người Trung Hoa. Cái đức tính tốt đẹp đó, nếu dùng quan điểm của một người hiện đại mà nhìn, có thể là đã lạc hậu, nhưng đối với vợ chồng ông Lương mà nói, thì đó lại là những đức tính đã duy trì sự bình yên và đầm ấm trong hơn nửa đời người của họ. Những đức tính tốt đẹp đó cộng lại gồm có tám chữ như sau: Dữ thế vô tranh, tri túc thường lạc. (Tạm dịch: không tranh đua với đời, biết đủ thì lúc nào cũng vui).
Buổi tối hôm đó, bà Lương lại làm một bàn thức ăn, bà chiên bánh củ hành, lại làm bánh mè, chưng bánh bao, lại làm bánh cuốn. Nấu một nồi mì nước, lại xào một dĩa mì khô. Ngoài ra, lại còn bày một bàn đầy thức ăn, giò heo nấu chao, gà xào lăn, thịt bò lúc lắc, cà nướng... sắp la liệt trên bàn. Ông Lương nhìn bằng đôi mắt đầy thích thú, ông cười hề hề nói với vợ:
- Bà có già hóa lẩm cẩm hay không? Nào là thức ngọt, thức mặn, thức nước, thức khô, món miền Nam, món miền Bắc... bà bày cho một bàn như là thập cẩm ấy!
Bà Lương vừa cười vừa nói:
- Ông không biết gì hết! Bọn trẻ nhà ta thích ăn món miền Bắc, thế nhưng, Tâm Nhụy là người miền Nam, cho dù Tâm Nhụy có ăn quen món Bắc của chúng ta đi nữa, cái anh chàng bác sĩ Phương Hạo này, mới đến nhà ta ăn cơm lần thứ nhất mà thôi!
- Lần đầu tiên đến nhà ta ăn cơm, mà bà lại bày đủ thứ lộn xộn như thế này.
Bà Lương nhìn vào bàn, cũng cảm thấy buồn cười:
- Đủ thứ lộn xộn sao?... Tôi sợ hắn không ăn món này, lại sợ hắn không ăn món kia, đúng ra thì tôi cũng có hơi chu đáo một chút, nên hóa ra lộn xộn... tuy nhiên, món nào cũng ngon lắm à, không tin ông thử thử xem?
Bà Lương cũng là một người biết tự trào. Ông Lương đã dòm dèm muốn thử từ lâu, vừa nghe bà đề nghị, lập tức không hề khách sáo, ông thử ngay món này một đũa, món kia một miếng, nếm một miếng mặn, bốc một miếng ngọt, húp một muỗng canh, gắp một đũa xào... mãi cho đến khi bà Lương gân cổ lên kêu:
- Úi dào, ông làm gì vậy? Định ăn hết cả bàn hay sao? Chúng ta không đợi khách nữa sao?
Ông Lương, miệng đầy thức ăn, nói lùng bùng không rõ:
- Bà đừng nên xem chúng nó như là khách, sau này chúng nó đều là người nhà của chúng ta cả, đúng ra là bọn chúng phải phục vụ bà, chứ nào phải bà phục vụ chúng!
Bà Lương vội vàng ngăn ông chồng:
- Sùy, ông đừng nói như thế, coi chừng chúng nó nghe được! Tôi thà rằng phục vụ chúng nó, chỉ cần chúng nó đều vui vẻ, hân hoan. Huống chi, nếu như ông không cho tôi phục vụ chúng nó, tôi cũng chẳng biết mình có thể làm được những gì?
- Tôi thấy, số bà là số cực, có con trai, có con gái đầy đủ cả, vậy mà bà cũng không biết hưởng thụ...
Những lời "bình luận" của ông Lương chưa kịp dứt, Hạnh Tú đã từ ngoài phòng khách chạy vào, hấp tấp nói với mẹ:
- Mẹ, có cần con giúp gì không?
Ông Lương hỏi một cách pha trò:
- Ui chà, sao mà tiểu thư nhà ta trở nên ân cần như thế này, muốn biểu diễn cho người ta thấy à?
Hạnh Tú hơi õng ẹo nói:
- Ba, không phải như vậy đâu. Mẹ làm một mình cực khổ, thế mà mọi người lại ngồi không chờ ăn, kỳ quá!
Bà Lương tỏ ra hiểu biết:
- Có phải đói bụng rồi không?
Gương mặt Hạnh Tú đỏ bừng lên, nàng nói nho nhỏ:
- Không phải đói bụng, nhưng mà chúng ta dọn cơm sớm một tí được không mẹ, tám giờ tối nay, Phương Hạo còn phải đến đường Thủy Nguyên để khám bệnh cho một người, mà bây giờ đã hơn bảy giờ rồi.
Bà Lương kêu lên:
- Hơn bảy giờ rồi sao? Nhưng mà, Chí Trung và Tâm Nhụy về rồi chưa?
- Họ đi xem xuất hát bốn giờ hơn, chắc là đang trên đường về rồi đó.
- Được, mẹ dọn cơm ngay, Chí Trung về đến là ăn ngay!
Bà Lương nhanh nhẩu nói, lập tức, bà lăng xăng tíu tít dọn thật nhanh nhẹn. Hạnh Tú nói:
- Để con phụ mẹ!
Bà Lương vội vàng đẩy Hạnh Tú ra bên ngoài, miệng kêu lên lia lịa:
- Đừng, đừng, đừng! Con ra ngoài phòng khách với Phương Hạo đi, con ở đây, còn làm vướng tay vướng chân mẹ hơn! Đi đi đi!
Hạnh Tú cười cười, đi trở vào phòng khách. Phương Hạo đang nói chuyện với Chí Văn, hai người tỏ ra rất tâm đắc. Nàng đi đến bên họ, châm thêm trà vào hai ly đã vơi, Chí Văn mĩm cười liếc nhìn Hạnh Tú, gật gật đầu nói:
- Ân cần dữ đa! Anh dựa hơi Phương Hạo cũng khá đấy nhỉ?
Hạnh Tú vừa cười vừa trừng mắt nhìn chàng:
- Anh Hai! Anh đừng có vô lương tâm như vậy! Nói thử em nghe coi, ai là người bênh anh nhất? Anh thức đêm học bài, ai là người phục vụ anh? Anh thử hỏi Phương Hạo xem, hôm qua anh đã nói với anh ấy cái gì?
Chí Văn nhìn sang Phương Hạo, hỏi:
- Cô ấy có khen tôi không? Hay là kể xấu tôi đấy?
Phương Hạo cười hì hì:
- Không kể xấu anh, mà cũng không khen anh, cô ấy chỉ ra lệnh cho tôi làm một việc cho anh!
Hạnh Tú kêu lên:
- Ê, ai "ra lệnh" cho anh hồi nào? Em chỉ "nhờ cậy" anh thôi mà!
Phương Hạo hơi nhướng đôi chân mày, nói như phân bua:
- Có phải là nhờ cậy không? Hoàng đế "nhờ cậy" thần tử có nghĩa là gì? Cô ấy nhờ cậy tôi, chính là sự nhờ cậy như thế. Tôi không thể nào nói "không" với cô ấy được.
Hạnh Tú cười lên, một mặt cười, một mặt đưa tay đẩy Phương Hạo, đôi mắt liếc xéo chàng, chan chứa ân tình. Nàng lầm bầm, nhăn nhó:
- Làm như từ trước đến giờ anh chưa hề nói chữ "không" với em vậy đó!
Phương Hạo hỏi vặn lại:
- Anh có bao giờ nói chăng? Em đưa thí dụ ra thử xem?
Đôi mắt của Hạnh Tú hơi đảo một vòng, cười cười đi ra chỗ khác. Đứng trước cửa sổ, nàng nhìn dáo dác ra ngoài, trông nàng có vẻ nóng nảy, bồn chồn, miệng nàng lẩm bẩm:
- Cái anh Ba này, xuất hát bốn giờ chiều mà sao xem đến bây giờ chưa về nữa? Hẳn là cùng với Tâm Nhụy đi chơi ở chỗ nào khác nữa rồi, nếu như không về nhà ăn cơm, cũng phải gọi một cú điện thoại về cho biết chứ!
Chí Văn hơi khựng người lại, tâm tình chàng đột nhiên cảm thấy hơi chùng thấp xuống. Chàng nhìn Phương Hạo, định cất tiếng hỏi, xem Hạnh Tú "ra lệnh" cho chàng làm chuyện gì. Đột nhiên Hạnh Tú từ trước cửa sổ quay người lại, nàng cất tiếng nói với Phương Hạo một cách không đầu không đuôi:
- Ê, anh Hạo, ăn cơm xong anh đừng đi đến đường Thủy Nguyên nữa, chúng ta đi phòng trà nhảy đầm, được không?
Phương Hạo cất tiếng trả lời ngay, không suy nghĩ:
- Không được! Khám bệnh đâu phải là chuyện giỡn chơi, huống chi cái người bệnh này là người rắc rối nhất thế giới!
Phương Hạo ơi, mi trúng kế rồi! Chí Văn nghĩ thầm, chàng bất giác không nhịn được cười. Quả nhiên, Hạnh Tú nhảy ngay đến bên cạnh Phương Hạo, vỗ tay kêu to lên khoái trá:
- Anh xem, anh xem! Vậy mà còn dám nói là không bao giờ nói chữ "không" với em! Anh Hai, có anh làm chứng đấy nhé, về sau mà anh ấy còn cãi bướng, anh làm chứng cho em nhé!
Phương Hạo ngớ người, hiểu ra, chàng cũng cười lên. Quay sang Chí Văn, chàng nói:
- Ui cha! Cô em này của anh sao mà nghịch ngợm quá thế?
Chí Văn nói:
- Cô ấy vốn ngoan lắm đấy chứ, chỉ tại chơi với Tâm Nhụy mà học hư đi ấy mà!
Hạnh Tú liếc xéo Chí Văn:
- À, được rồi, anh nói Tâm Nhụy hư nhé, coi chừng em học lại với nó đấy! Người ta tôn sùng anh như là anh ruột vậy, thế mà anh lại đi nói xấu người ta!
Chí Văn hơi ngẩn người ra, gương mặt chàng bất giác hơi biến sắc, trong lòng Hạnh Tú hơi rúng động, nàng lập tức cảm thấy hối hận. Thế nhưng, lời đã nói ra không thể nào thu lại được, nàng hấp tấp quay sang Phương Hạo, đổi đề tài thật nhanh:
- Anh Hạo, anh nói cho anh Hai nghe, nói cho anh ấy biết là em nhờ cậy anh làm chuyện gì? Để cho anh ấy biết, con bé em "hư" của anh ấy, "tốt" với anh ấy như thế nào!
Chí Văn định thần lại, miễn cưỡng chấn chỉnh lại tâm tình của mình, chàng dùng ánh mắt dò hỏi nhìn Phương Hạo, miệng chàng mỉm một nụ cười yếu ớt.
Phương Hạo cười, nụ cười sáng láng và vui vẻ:
- Cô ấy ra lệnh cho tôi làm mai cho anh ấy mà! Cô ấy muốn tôi tìm trong đám các cô y tá của nhà thương, một người để giới thiệu cho anh. Cô ấy còn liệt kê ra một bản danh sách những điều kiện cần phải có, tôi vẫn chưa có thì giờ để xem, bây giờ để lấy ra xem cô ấy kê những gì đây...
Phương Hạo lục trong túi áo cả buổi trời, lôi ra được một mảnh giấy, chàng mở mảnh giấy ra, đọc từng dòng:
-... Thứ nhất: tuổi từ 18 đến 24. Thứ hai: phải cao từ một thước sáu trở lên. Thứ ba: phải nặng từ 52kg trở xuống. Thứ tư: tướng mạo phải thật xuất chúng. Thứ năm: phải biết khôi hài thú vị, nói năng duyên dáng, có sự nghiên cứu về văn học Trung Quốc. Thứ sáu: bản tính hiền lành, hoạt bát phóng khoáng, không câu nệ tiểu tiết và phải dịu dàng dễ thương. Thứ bảy:... ê ê...
Phương Hạo ngưng đọc, chàng trừng mắt nhìn Hạnh Tú, nói:
-... Không cần phải đi tìm cô gái này làm gì, chúng ta có ngay trước mắt đây rồi! Muốn tìm, em có đốt đuốc lên cũng tìm không ra đâu!
Hạnh Tú hỏi:
- Có trước mắt chỗ nào đâu?
Phương Hạo nói:
- Thì em chứ ai! Nếu như các cô y tá bên cạnh anh có những điều kiện như em đòi hỏi, thì anh còn đến đây để trồng cây si em làm gì?
- Vô duyên...
Hạnh Tú vừa cười vừa mắng, thế nhưng, trong ánh mắt nàng, chứa đầy sự đắc ý và mãn nguyện:
-... Còn phía dưới nữa, anh đọc tiếp đi!
Chí Văn đưa mắt nhìn Hạnh Tú thật sâu, chàng trầm giọng nói:
- Khỏi cần đọc nữa! Hạnh Tú, cám ơn lòng tốt của em, thế nhưng, em khỏi cần phải lo lắng cho anh làm gì!
Hạnh Tú buột miệng nói:
- Không lo cho anh sao được? Anh xem anh kìa! Không ăn không ngủ, càng lúc càng gầy đi...
Chí Văn kêu lên:
- Hạnh Tú...
Hạnh Tú cảnh giác ngưng ngay lại, vừa đúng lúc, bà Lương từ phía trong đẩy cửa vào phòng khách, miệng cười hì hì:
- Sao? Có muốn ăn cơm chưa?
Chí Văn nói:
- Chí Trung và Tâm Nhụy vẫn chưa về mà!
Bà Lương nhìn nhìn đồng hồ:
- Mẹ xem, đừng đợi chúng nó nữa! Gần tám giờ rồi, Phương Hạo còn có việc phải đi mà! Hẳn là bọn chúng xem xong hát lại nghĩ ra chỗ nào để đi chơi rồi đấy, chắc không về nhà ăn cơm đâu! Chúng ta ăn trước đi vậy, không cần phải đợi nữa!
Mọi người đi vào phòng ăn, bà Lương nhìn Phương Hạo, nói giả lã:
- Phương Hạo, bác không biết con thích ăn món gì, cho nên đành phải làm đủ thứ, nếu như con không thích món nào, thì đừng ăn món đó, không cần phải khách sáo với bác làm gì!
Phương Hạo cầm đũa lên, gương mặt tươi cười:
- Con ấy à, vật bay trên trời con không ăn phi cơ, vật chạy dưới đất con không ăn xe hơi, vật lội dưới nước con không ăn thuyền bè, còn ngoài ra thứ gì con cũng ăn!
Tất cả mọi người trên bàn ăn đều cười. Hạnh Tú lại trừng mắt nhìn chàng, nàng quay sang cha:
- Cái người này, thật là hết thuốc chữa rồi! Ba, ba phải tha thứ cho anh ấy, anh ấy mồm loa mép giải thành thói quen mất rồi!
Ông Lương nhìn con gái:
- Yên tâm đi, nếu không mồm loa mép giải thì chắc cũng không gạt được con gái của ba đâu!...
Ông lại thẳng thừng nói thêm một câu:
-... Có một thằng rể mồm loa mép giải vẫn hơn thằng rể cục mịch ít nói nhiều!
Hạnh Tú đỏ bừng gương mặt, nàng thấp giọng lầm bầm như trách cha:
- Ba! Ba nói gì kỳ vậy?
Phương Hạo nghe như mở cờ trong bụng, vô hình chung, địa vị của mình hình như đã được định xong rồi, do đó, chàng cứ nhìn Hạnh Tú cười tủm tỉm, chàng càng cười, gương mặt của Hạnh Tú càng đỏ hồng lên. Gương mặt của Hạnh Tú càng đỏ, chàng càng cười nhiều. Hai vợ chồng ông Lương nhìn thấy trước mắt, cũng không khỏi vui mừng đưa mắt nhìn nhau, miệng cười không khép lại được.
Bữa ăn trôi qua trong bầu không khí vui vẻ, thân mật như thế đấy. Cho đến khi cơm đã no, thức ăn đã cạn, mọi người đã gần như chếch choáng hơi men, đột nhiên, có tiếng chuông cửa reo vang gấp rút. Chí Văn nhảy nhổm lên:
- Chết rồi, Chí Trung và Tâm Nhụy không còn gì để ăn rồi!
Bà Lương nói:
- Không sao, không sao, mẹ đã để dành phần cho chúng nó rồi. Chỉ cần làm nóng lại là ăn được thôi.
Chí Văn chạy nhanh ra mở cửa, lập tức, phía ngoài cửa vang lên tiếng gầm nho nhỏ và nóng nảy của Chí Trung:
- Em đi vào nhà ngay cho anh!
- Em không vào, em muốn về nhà!
Giọng của Tâm Nhụy đong đầy nước mắt.
Chí Văn đứng ngớ người ngay cửa, trước khi chàng biết được chuyện gì xảy ra, Chí Trung đã đùng đùng kéo tay Tâm Nhụy, lôi nàng đi vào. Tâm Nhụy không gượng lại được, nàng bị lôi tuột vào phòng khách, gương mặt nàng đỏ bừng, tròng mắt cũng đỏ hoe, nàng bị Chí Trung đẩy ngay vào bộ ghế salon, ngồi dựa vào đó, nàng dùng tay vò vò lấy cánh tay bên kia của mình, cả một phần cánh tay nàng còn in hằn những dấu tay của Chí Trung, đôi môi nàng cắn chặt lại, trước mặt mọi người trong nhà, hình như nàng có đầy một bụng ấm ức, nhưng lại không biết phải nói như thế nào. Đôi con mắt long lanh ướt của nàng chớp lia chớp lịa, nước mắt cứ chạy vòng vòng trong đôi tròng mắt.
Bà Lương kêu rú lên:
- Chí Trung, con điên rồi chăng? Con đang làm gì vậy? Con bắt nạt Tâm Nhụy à?
Hạnh Tú chạy ào đến, ôm lấy Tâm Nhụy, nàng cũng kêu lên:
- Anh Ba! Tại sao lúc nào anh cũng hung hăng, dữ dằn như thế này? Tại sao anh lại lôi kéo Tâm Nhụy như vậy chứ? Anh xem này, anh làm cánh tay người ta sưng lên luôn rồi kìa!
Chí Trung đứng ngay giữa phòng, hất cao đầu lên, nói:
- Được rồi! Mọi người cứ mắng tôi, cứ trách tôi đi! Tại sao mọi người không ai hỏi xem câu chuyện xảy ra như thế nào? Tôi nói cho mọi người biết, tôi phục vụ cô tiểu thư này hết nổi rồi...
Hạnh Tú kêu lên cảnh cáo:
- Anh Ba!
Chí Trung nạt lại Hạnh Tú một tiếng thật lớn, chàng nhướng mày trợn mắt:
- Em đừng có dữ với anh!... Để tôi nói cho nghe, chúng tôi dự định đi xem ciné, hôm nay là ngày cuối tuần, hình như tất cả mọi người của thành phố Đài Bắc đều kéo nhau đi xem ciné, đại tiểu thư nhà ta muốn đi xem bộ phim "Tình Thuở Xa Xưa" gì đó, tôi sắp hàng hết nửa buổi trời vẫn không mua được vé, tôi nói, đi xem "Thiếu Lâm Tự", cô ta nói cô ta không xem phim võ hiệp, tôi nói thế thì đi xem "Bóng Ma Trong Đêm", cô ta nói cô ta không xem phim rùng rợn! Tôi chỉ nạt cô ta một tiếng trên đường phố, thế là nước mắt cô ta chỉ chực rơi xuống, làm như là tôi ngược đãi cô ta dữ lắm. Không dễ gì mua được tấm vé hát đi coi phim "Bóng Ma Trong Đêm", cô ta lại kiếm chuyện với tôi trong rạp hát, suốt cả một buổi chiếu phim, cô ta đều dùng tờ giấy quảng cáo che mặt lại, không chịu xem! Cô không chịu xem thì mặc kệ cô, tôi cứ xem phần của tôi! Thế nhưng, mỗi khi phần âm hưởng đặc biệt của phim vang lên, là cô ta lại nhảy nhỏm lên trên ghế. Xem được một nửa, tiểu thư nhà ta nói rằng muốn đi về, tôi nói, nếu như cô dám đi, thì giữa hai chúng ta coi như hết chuyện. Ồ, không thể tưởng tượng nổi, tôi vừa mới nói xong, cô ta bắt đầu khóc bù lu bù loa trong rạp hát, làm cho tất cả mọi người chung quanh chúng tôi đều cất tiếng sùy sùy, mọi người thử tưởng tượng xem, tôi đã phải xem bộ phim ciné đó như thế nào? Được rồi, tôi cũng đổ quạu lên, hôm nay phải coi cho xong bộ phim này mới bỏ đi được! Xem xong rồi, cô ta lại dám nhảy lên xe taxi, đòi bỏ đi về nhà. Tôi kéo cô ta từ trên xe ngược trở xuống, hỏi rằng có nhớ rằng đã hứa với mẹ tôi, là về nhà ăn cơm hôm nay không? Mọi người thử nghĩ xem cô ta nói như thế nào, cô ta đứng giữa đường phố, la lên ỏm tỏi vào mặt tôi rằng: Không nhớ! Không nhớ! Không nhớ!... kêu liên tiếp chừng một trăm tám chục câu như thế! Cô không nhớ cũng phải nhớ, tôi bèn kéo cô ta lên xe gắn máy, cô ta bèn biểu diễn màn nhảy xe... Hừ, cô muốn làm dữ với tôi à, thế thì chúng ta đấu thử xem sao, xem cô mạnh hay là tôi mạnh! Sao?... Rút cuộc rồi cũng bị tôi lôi về đây mà thôi!
Chàng chống hai tay lên hông, hất hàm đắc ý. Trong khi chàng vừa kêu vừa la cả một hơi dài tràng giang đại hải, sắc mặt của Tâm Nhụy cũng trắng một chập, đỏ một chập, thay đổi hết mấy lần, đợi đến khi chàng nói xong đến câu cuối cùng, nàng nhảy bật lên như chiếc lò xo từ trên ghế, xông ngay ra cửa như điện xẹt. Hạnh Tú vội vàng nhào tới, ôm chầm ngang hông nàng, cười giả lả nói:
- Tâm Nhụy, mi đừng đi, mi đừng nên bỏ đi mà! Mi hãy vị tình mẹ tao, vị tình tao mà ở lại! Mẹ tao có để dành thức ăn cho mi đây! Anh Ba tao là đồ điên, mi đừng thèm chấp làm gì! Để một chốc nữa, tao bắt anh ấy xin lỗi mi...
Chí Trung kêu lên quái dị:
- Tôi xin lỗi cô ta? Ha, tôi xin lỗi cô ta, còn lâu! Cô ta xin lỗi tôi thì có...
Chí Văn không nhịn được nữa, chàng gầm lên nho nhỏ:
- Chí Trung, tại sao em lại ngang như cua thế, đúng là kỳ cục không giống ai!
Chí Trung hỏi tận mặt Chí Văn:
- Em kỳ cục không giống ai?... Em như vậy mà ngang như cua à? Em như vậy mà kỳ cục không giống ai à? Cô ta làm ra giọng điệu tiểu thư như thế, mà em cũng phải đi theo năn nỉ, chìu chuộng ỉ ôi à? Em không phải là loại đàn ông như thế đâu! Nếu như cô ta cần có một người bạn trai chỉ biết vuốt đuôi theo như con chó, thì nên đi đến những căn nhà loại đó mà chọn...
Ông Lương dậm chân kêu lên:
- Nói bậy quá! Cái thằng chết bầm này, càng nói càng bậy!
Phương Hạo bước tới kéo lấy tay áo của Chí Trung, một tay đưa lên che cằm, nói như khuyên lơn:
- Thôi thì anh nói ít đi một chút vậy! Chí Trung, không phải tôi nói anh chứ, đối với con gái, anh phải chịu khó nhường một chút...
Chí Trung lại la lên:
- Nhường! Tại sao tôi lại phải nhường? Nếu như nhường thêm nữa, tôi có còn khí phách của một người đàn ông nữa hay không? Mọi người đã nghe tôi nói hết rồi đó, hãy nói thử nghe coi, cô ta sai hay là tôi sai...
Chí Văn buột miệng kêu lên:
- Dĩ nhiên là em sai!
Chí Trung lại sừng sộ hỏi tận mặt Chí Văn:
- Em sai ở chỗ nào?
Chí Văn nói bằng một giọng giận dữ:
- Cô ấy không thích xem phim rùng rợn, tại sao em lại bắt buộc cô ấy phải xem? Em thích xem là chuyện của em, tại sao cô ấy lại phải đi xem với em? Cô ấy sợ không dám xem, cô ấy cũng có nghĩa vụ phải đi theo ngồi bên em để bị tra tấn hay sao? Chỉ tại vì em là thằng đàn ông đầu đội trời chân đạp đất, rồi cô ấy phải chịu ở bên cạnh em làm một thứ nữ nô lệ hay sao? Anh xem, em mới là người cần đến những loại nhà yêu chó để chọn...
"Òa" một tiếng, Tâm Nhụy từ nãy giờ vẫn cắn răng, bậm môi không lên tiếng, nghe Chí Văn nói mấy câu đó, đột nhiên buông tiếng khóc ào lên, nước mắt liên tục chảy ra như suối nguồn, đầy hết cả mặt, nàng gục vào vai của Hạnh Tú, khóc đến độ hết hơi hết tiếng. Chí Trung lại nổi nóng lên, chàng dậm chân nói:
- Khóc khóc khóc! Chỉ biết khóc! Mẹ kiếp tôi thật là xúi quẩy! Khi quen với cô ta, thấy cô ta cứ cười hi hi ha ha cũng được lắm, ai ngờ lại là cái bình chứa nước mắt, nếu như tôi biết trước được rằng cô ta thích khóc như thế...
Hạnh Tú dậm chân la lên thật to:
- Anh Ba! Anh nói không hết phải không?
Chí Văn bước tới trước một bước, giọng chàng chứa đầy sự phẫn nộ:
- Chí Văn, em hãy tự xét mình trước đã! Em đã làm gì để cho người ta trở thành như thế? Tại vì em quá hung hăng, quá ích kỷ, quá lạnh lùng...
Chí Trung kêu lên giận dữ:
- Được, được, được, tất cả đều là tại tôi không đúng, tất cả đều tại tôi bậy, cô ta chưa mang họ nhà tôi, mà đã leo lên đầu lên cổ tôi ngồi rồi!
Tâm Nhụy đẩy Hạnh Tú ra, nước mắt đầy mặt, nàng vừa thút thít, vừa nói:
- Anh yên tâm, tôi có tệ đến đâu, cũng không mang họ nhà anh đâu!
Gương mặt Chí Trung đỏ bừng lên:
- Đó là cô nói đấy nhé! Ý của cô là như thế nào? Cô nói cho rõ ràng đi, nếu như muốn chia tay...
Tâm Nhụy không nhịn được nữa, nàng cũng kêu to lên:
- Chia tay thì chia tay! Tôi không muốn nói tới anh nữa, không muốn gặp anh nữa!
Chí Trung nhảy dựng lên, đang định nói gì đó, Phương Hạo dùng sức kéo tay Chí Trung, lôi chàng sềnh sệch ra ngoài cửa, miệng nói thật nhanh:
- Đi đi đi! Anh cùng đi với tôi ra ngoài một lát! Tôi phải đi xem một chứng bệnh rất nhàm chán, anh cùng đi với tôi là tốt lắm...
Đột nhiên chàng nhìn Hạnh Tú, nói trầm ngâm:
-... Hạnh Tú, em có muốn cùng đi với anh một lần hay không?
Hạnh Tú hơi có chút ngạc nhiên:
- Em? Anh đi khám bệnh, kéo tụi em theo làm gì?
Phương Hạo hơi ngập ngừng:
- Tại vì... cũng có một lý do, người bệnh này rất đặc biệt, anh... cần sự giúp đỡ của em.
Hạnh Tú hỏi một cách hiếu kỳ:
- Vậy sao? Em có thể giúp được anh sao?
- Đúng vậy. Đó là một chứng bệnh rất đặc biệt, anh sẽ kể cho em nghe trên đường đi!
Hạnh Tú đẩy Tâm Nhụy đến chiếc ghế salon, ấn nàng ngồi xuống, vừa cười vừa nói:
- Mi không được đi đó nhé, ngồi ở đây đợi tao trở về...
Nàng ngẩng lên nhìn bà Lương:
-... Mẹ, Tâm Nhụy vẫn chưa ăn cơm đấy!
Bà Lương vội vàng đi về phía nhà bếp:
- Ui cha! Mẹ quên nữa chứ! Mẹ đi làm thức ăn nóng lại!
Tâm Nhụy dùng mu bàn tay quẹt quẹt nước mắt, nói thật thấp giọng:
- Thôi khỏi, tao muốn về nhà!
Hạnh Tú kề miệng sát vào tai Tâm Nhụy, nói thật nhỏ:
- Mi giận anh Ba cũng không sao, nhưng cũng phải vị tình mẹ tao một chút chứ. Bà cụ từ sáng sớm đã lăng xăng, cuống quýt, nói rằng Tâm Nhụy thích ăn bánh cuốn nhân tôm thịt, đặc biệt làm món đó cho mi ăn đấy. Mi đừng giận nữa, tao dẫn anh Ba đi ra ngoài, nạo cho ông ấy một trận, bắt ông ấy làm sao cũng phải xin lỗi mi mới được!
Tâm Nhụy cúi gầm đầu xuống, không nói gì nữa. Thế là, Hạnh Tú và Phương Hạo, vừa lôi vừa kéo Chí Trung đi mất.
Bọn họ đi xong, trong phòng đột nhiên vô cùng yên tịnh. Ông Lương để tay ấn nhẹ lên vai Chí Văn, nói:
- Con an ủi Tâm Nhụy một lúc đi nhé, các con người trẻ tuổi với nhau, nói chuyện dễ hơn.
Nói xong, ông cũng bỏ đi vào phòng ngủ.
Trong phòng khách chỉ còn lại Chí Văn và Tâm Nhụy. Trong nhất thời, cả hai người đều không ai mở miệng, trong phòng thật yên tịnh, thật lặng lẽ. Tâm Nhụy mệt mỏi cuộn người trên bộ ghế salon, trông nàng đầy nét khổ sở, dấu nước mắt trên đôi gò má nàng vẫn chưa khô ráo, cánh tay nàng vẫn còn in hằn những dấu tay - vết tích vùng vẫy với Chí Trung ban nãy, đôi mi cong của nàng cúi thấp xuống, đôi mi đó ướt mềm và đang rung rung nhè nhẹ. Chí Văn nhìn nàng không chớp mắt, chàng bất giác không nhịn được một tiếng thở dài não nuột.
Tiếng thở dài này của chàng làm nàng kinh động, nàng ngẩng đôi mi cong lên nhìn chàng, không nói một tiếng nào, những giọt nước mắt mới lại dâng lên khóe mắt. Chàng vội vàng móc từ trong túi quần ra chiếc khăn tay, trao cho nàng, nàng lặng lẽ nhận lấy, lau mắt, hỉ mũi, những ngón tay nàng vạch những đường vân vô nghĩa trên mặt ghế salon, giọng nàng chùng thấp:
- Em vốn không phải là người thích khóc đâu, đồng thời, em cũng rất ghét những người thích khóc! Em không biết tại vì sao mình lại trở thành như thế này, em tự nói với mình không biết đã mấy trăm lần rồi, đừng khóc, đừng khóc, đừng khóc... em cũng biết Chí Trung không chịu nổi những người con gái hay khóc, thế nhưng, đến lúc đó, em lại không kềm được...
Chàng đưa tay ra nắm lấy bàn tay nàng, xiết lại thật chặt, an ủi, xót thương. Đôi mắt to chứa đầy nước mắt và u sầu của nàng làm cho lòng chàng cảm thấy nhói đau, chàng hít vào một hơi dài, nói không suy nghĩ:
- Nếu như em là bạn gái của anh, anh sẽ không bao giờ để cho em rớt một giọt nước mắt!
Nàng ngẩng đầu lên nhìn chàng thật nhanh, đôi mắt nàng thoáng qua một nét sáng long lanh. Lần đầu tiên, hình như nàng có hơi lĩnh hội, đôi mắt nàng chứa đựng sự dò hỏi và hoang mang. Đôi môi nàng hơi dao động, định nói gì đó, nhưng hình như không nói nên lời. Chàng nhìn nàng trân trối, hận mình không thể ôm nàng vào lòng, hận mình không thể hôn đi những giọt nước mắt còn in dấu trên đôi má nàng. Nếu như... nếu như Chí Trung không phải là em ruột của chàng! Chàng cắn răng, khổ sở quay đầu đi nơi khác, đột nhiên, chàng hấp tấp đứng dậy, đi thẳng đến bên cửa sổ. Châm lên một điếu thuốc, chàng đứng đó, hít vào từng hơi, từng hơi dài thật mạnh.
Bà Lương từ trong nhà bếp đẩy cửa bước vào, trên tay bưng dĩa bánh cuốn còn nóng bốc khói, miệng cười hì hì nói rằng:
- Bánh cuốn tới rồi! Bánh cuốn tới rồi! Tâm Nhụy, con ăn lúc còn nóng ngon hơn! Bác nói cho con nghe, con người ta khi đói bụng, chuyện gì cũng không đúng hết cả, bác bảo đảm sau khi con ăn xong, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều!
Tâm Nhụy bất giác đứng dậy, đón lấy dĩa bánh cuốn trên tay bà Lương. Xuyên qua làn hơi nóng bốc lên, nàng đưa mắt liếc nhìn Chí Văn, chàng vẫn đứng bất động trước cửa sổ, tiếp tục thổi khói làm mây.



Mùa Thu đã đến.

Buổi tối, nhà họ Lương chan hòa trong một không khí đầm ấm, vui tươi.

Bà Lương là người miền Bắc, rất giỏi tài làm bánh, các loại bánh như bánh bao, bánh cuốn... không có thứ nào bà không biết. Bà lại thuộc loại người nội trợ tiêu chuẩn, và cũng là một người mẹ hiền vợ thảo tiêu chuẩn, trong cuộc đời của bà, chuyện làm cho bà vui nhất không gì khác hơn là làm một bàn đầy thức ăn, sau đó, nhìn chồng con quây quần lại ăn uống thỏa thê. Và vì gần như ngày nào bà cũng hưởng thụ được niềm vui này, bà cảm thấy vô cùng thỏa mãn, cho nên, lúc nào miệng bà cũng cười hề hề. Ông Lương thường nói: "Nhà có hiền thê" là một sự hạnh phúc của gia đình. Hai vợ chồng ông vô cùng xứng đôi vừa lứa, cả hai người đều có tính tình rộng rãi, khoáng đạt, cả hai người đều có những đức tính tốt đẹp, truyền thống của một người Trung Hoa. Cái đức tính tốt đẹp đó, nếu dùng quan điểm của một người hiện đại mà nhìn, có thể là đã lạc hậu, nhưng đối với vợ chồng ông Lương mà nói, thì đó lại là những đức tính đã duy trì sự bình yên và đầm ấm trong hơn nửa đời người của họ. Những đức tính tốt đẹp đó cộng lại gồm có tám chữ như sau: Dữ thế vô tranh, tri túc thường lạc. (Tạm dịch: không tranh đua với đời, biết đủ thì lúc nào cũng vui).

Buổi tối hôm đó, bà Lương lại làm một bàn thức ăn, bà chiên bánh củ hành, lại làm bánh mè, chưng bánh bao, lại làm bánh cuốn. Nấu một nồi mì nước, lại xào một dĩa mì khô. Ngoài ra, lại còn bày một bàn đầy thức ăn, giò heo nấu chao, gà xào lăn, thịt bò lúc lắc, cà nướng... sắp la liệt trên bàn. Ông Lương nhìn bằng đôi mắt đầy thích thú, ông cười hề hề nói với vợ:

- Bà có già hóa lẩm cẩm hay không? Nào là thức ngọt, thức mặn, thức nước, thức khô, món miền Nam, món miền Bắc... bà bày cho một bàn như là thập cẩm ấy!

Bà Lương vừa cười vừa nói:

- Ông không biết gì hết! Bọn trẻ nhà ta thích ăn món miền Bắc, thế nhưng, Tâm Nhụy là người miền Nam, cho dù Tâm Nhụy có ăn quen món Bắc của chúng ta đi nữa, cái anh chàng bác sĩ Phương Hạo này, mới đến nhà ta ăn cơm lần thứ nhất mà thôi!

- Lần đầu tiên đến nhà ta ăn cơm, mà bà lại bày đủ thứ lộn xộn như thế này.

Bà Lương nhìn vào bàn, cũng cảm thấy buồn cười:

- Đủ thứ lộn xộn sao?... Tôi sợ hắn không ăn món này, lại sợ hắn không ăn món kia, đúng ra thì tôi cũng có hơi chu đáo một chút, nên hóa ra lộn xộn... tuy nhiên, món nào cũng ngon lắm à, không tin ông thử thử xem?

Bà Lương cũng là một người biết tự trào. Ông Lương đã dòm dèm muốn thử từ lâu, vừa nghe bà đề nghị, lập tức không hề khách sáo, ông thử ngay món này một đũa, món kia một miếng, nếm một miếng mặn, bốc một miếng ngọt, húp một muỗng canh, gắp một đũa xào... mãi cho đến khi bà Lương gân cổ lên kêu:

- Úi dào, ông làm gì vậy? Định ăn hết cả bàn hay sao? Chúng ta không đợi khách nữa sao?

Ông Lương, miệng đầy thức ăn, nói lùng bùng không rõ:

- Bà đừng nên xem chúng nó như là khách, sau này chúng nó đều là người nhà của chúng ta cả, đúng ra là bọn chúng phải phục vụ bà, chứ nào phải bà phục vụ chúng!

Bà Lương vội vàng ngăn ông chồng:

- Sùy, ông đừng nói như thế, coi chừng chúng nó nghe được! Tôi thà rằng phục vụ chúng nó, chỉ cần chúng nó đều vui vẻ, hân hoan. Huống chi, nếu như ông không cho tôi phục vụ chúng nó, tôi cũng chẳng biết mình có thể làm được những gì?

- Tôi thấy, số bà là số cực, có con trai, có con gái đầy đủ cả, vậy mà bà cũng không biết hưởng thụ...

Những lời "bình luận" của ông Lương chưa kịp dứt, Hạnh Tú đã từ ngoài phòng khách chạy vào, hấp tấp nói với mẹ:

- Mẹ, có cần con giúp gì không?

Ông Lương hỏi một cách pha trò:

- Ui chà, sao mà tiểu thư nhà ta trở nên ân cần như thế này, muốn biểu diễn cho người ta thấy à?

Hạnh Tú hơi õng ẹo nói:

- Ba, không phải như vậy đâu. Mẹ làm một mình cực khổ, thế mà mọi người lại ngồi không chờ ăn, kỳ quá!

Bà Lương tỏ ra hiểu biết:

- Có phải đói bụng rồi không?

Gương mặt Hạnh Tú đỏ bừng lên, nàng nói nho nhỏ:

- Không phải đói bụng, nhưng mà chúng ta dọn cơm sớm một tí được không mẹ, tám giờ tối nay, Phương Hạo còn phải đến đường Thủy Nguyên để khám bệnh cho một người, mà bây giờ đã hơn bảy giờ rồi.

Bà Lương kêu lên:

- Hơn bảy giờ rồi sao? Nhưng mà, Chí Trung và Tâm Nhụy về rồi chưa?

- Họ đi xem xuất hát bốn giờ hơn, chắc là đang trên đường về rồi đó.

- Được, mẹ dọn cơm ngay, Chí Trung về đến là ăn ngay!

Bà Lương nhanh nhẩu nói, lập tức, bà lăng xăng tíu tít dọn thật nhanh nhẹn. Hạnh Tú nói:

- Để con phụ mẹ!

Bà Lương vội vàng đẩy Hạnh Tú ra bên ngoài, miệng kêu lên lia lịa:

- Đừng, đừng, đừng! Con ra ngoài phòng khách với Phương Hạo đi, con ở đây, còn làm vướng tay vướng chân mẹ hơn! Đi đi đi!

Hạnh Tú cười cười, đi trở vào phòng khách. Phương Hạo đang nói chuyện với Chí Văn, hai người tỏ ra rất tâm đắc. Nàng đi đến bên họ, châm thêm trà vào hai ly đã vơi, Chí Văn mĩm cười liếc nhìn Hạnh Tú, gật gật đầu nói:

- Ân cần dữ đa! Anh dựa hơi Phương Hạo cũng khá đấy nhỉ?

Hạnh Tú vừa cười vừa trừng mắt nhìn chàng:

- Anh Hai! Anh đừng có vô lương tâm như vậy! Nói thử em nghe coi, ai là người bênh anh nhất? Anh thức đêm học bài, ai là người phục vụ anh? Anh thử hỏi Phương Hạo xem, hôm qua anh đã nói với anh ấy cái gì?

Chí Văn nhìn sang Phương Hạo, hỏi:

- Cô ấy có khen tôi không? Hay là kể xấu tôi đấy?

Phương Hạo cười hì hì:

- Không kể xấu anh, mà cũng không khen anh, cô ấy chỉ ra lệnh cho tôi làm một việc cho anh!

Hạnh Tú kêu lên:

- Ê, ai "ra lệnh" cho anh hồi nào? Em chỉ "nhờ cậy" anh thôi mà!

Phương Hạo hơi nhướng đôi chân mày, nói như phân bua:

- Có phải là nhờ cậy không? Hoàng đế "nhờ cậy" thần tử có nghĩa là gì? Cô ấy nhờ cậy tôi, chính là sự nhờ cậy như thế. Tôi không thể nào nói "không" với cô ấy được.

Hạnh Tú cười lên, một mặt cười, một mặt đưa tay đẩy Phương Hạo, đôi mắt liếc xéo chàng, chan chứa ân tình. Nàng lầm bầm, nhăn nhó:

- Làm như từ trước đến giờ anh chưa hề nói chữ "không" với em vậy đó!

Phương Hạo hỏi vặn lại:

- Anh có bao giờ nói chăng? Em đưa thí dụ ra thử xem?

Đôi mắt của Hạnh Tú hơi đảo một vòng, cười cười đi ra chỗ khác. Đứng trước cửa sổ, nàng nhìn dáo dác ra ngoài, trông nàng có vẻ nóng nảy, bồn chồn, miệng nàng lẩm bẩm:

- Cái anh Ba này, xuất hát bốn giờ chiều mà sao xem đến bây giờ chưa về nữa? Hẳn là cùng với Tâm Nhụy đi chơi ở chỗ nào khác nữa rồi, nếu như không về nhà ăn cơm, cũng phải gọi một cú điện thoại về cho biết chứ!

Chí Văn hơi khựng người lại, tâm tình chàng đột nhiên cảm thấy hơi chùng thấp xuống. Chàng nhìn Phương Hạo, định cất tiếng hỏi, xem Hạnh Tú "ra lệnh" cho chàng làm chuyện gì. Đột nhiên Hạnh Tú từ trước cửa sổ quay người lại, nàng cất tiếng nói với Phương Hạo một cách không đầu không đuôi:

- Ê, anh Hạo, ăn cơm xong anh đừng đi đến đường Thủy Nguyên nữa, chúng ta đi phòng trà nhảy đầm, được không?

Phương Hạo cất tiếng trả lời ngay, không suy nghĩ:

- Không được! Khám bệnh đâu phải là chuyện giỡn chơi, huống chi cái người bệnh này là người rắc rối nhất thế giới!

Phương Hạo ơi, mi trúng kế rồi! Chí Văn nghĩ thầm, chàng bất giác không nhịn được cười. Quả nhiên, Hạnh Tú nhảy ngay đến bên cạnh Phương Hạo, vỗ tay kêu to lên khoái trá:

- Anh xem, anh xem! Vậy mà còn dám nói là không bao giờ nói chữ "không" với em! Anh Hai, có anh làm chứng đấy nhé, về sau mà anh ấy còn cãi bướng, anh làm chứng cho em nhé!

Phương Hạo ngớ người, hiểu ra, chàng cũng cười lên. Quay sang Chí Văn, chàng nói:

- Ui cha! Cô em này của anh sao mà nghịch ngợm quá thế?

Chí Văn nói:

- Cô ấy vốn ngoan lắm đấy chứ, chỉ tại chơi với Tâm Nhụy mà học hư đi ấy mà!

Hạnh Tú liếc xéo Chí Văn:

- À, được rồi, anh nói Tâm Nhụy hư nhé, coi chừng em học lại với nó đấy! Người ta tôn sùng anh như là anh ruột vậy, thế mà anh lại đi nói xấu người ta!

Chí Văn hơi ngẩn người ra, gương mặt chàng bất giác hơi biến sắc, trong lòng Hạnh Tú hơi rúng động, nàng lập tức cảm thấy hối hận. Thế nhưng, lời đã nói ra không thể nào thu lại được, nàng hấp tấp quay sang Phương Hạo, đổi đề tài thật nhanh:

- Anh Hạo, anh nói cho anh Hai nghe, nói cho anh ấy biết là em nhờ cậy anh làm chuyện gì? Để cho anh ấy biết, con bé em "hư" của anh ấy, "tốt" với anh ấy như thế nào!

Chí Văn định thần lại, miễn cưỡng chấn chỉnh lại tâm tình của mình, chàng dùng ánh mắt dò hỏi nhìn Phương Hạo, miệng chàng mỉm một nụ cười yếu ớt.

Phương Hạo cười, nụ cười sáng láng và vui vẻ:

- Cô ấy ra lệnh cho tôi làm mai cho anh ấy mà! Cô ấy muốn tôi tìm trong đám các cô y tá của nhà thương, một người để giới thiệu cho anh. Cô ấy còn liệt kê ra một bản danh sách những điều kiện cần phải có, tôi vẫn chưa có thì giờ để xem, bây giờ để lấy ra xem cô ấy kê những gì đây...

Phương Hạo lục trong túi áo cả buổi trời, lôi ra được một mảnh giấy, chàng mở mảnh giấy ra, đọc từng dòng:

-... Thứ nhất: tuổi từ 18 đến 24. Thứ hai: phải cao từ một thước sáu trở lên. Thứ ba: phải nặng từ 52kg trở xuống. Thứ tư: tướng mạo phải thật xuất chúng. Thứ năm: phải biết khôi hài thú vị, nói năng duyên dáng, có sự nghiên cứu về văn học Trung Quốc. Thứ sáu: bản tính hiền lành, hoạt bát phóng khoáng, không câu nệ tiểu tiết và phải dịu dàng dễ thương. Thứ bảy:... ê ê...

Phương Hạo ngưng đọc, chàng trừng mắt nhìn Hạnh Tú, nói:

-... Không cần phải đi tìm cô gái này làm gì, chúng ta có ngay trước mắt đây rồi! Muốn tìm, em có đốt đuốc lên cũng tìm không ra đâu!

Hạnh Tú hỏi:

- Có trước mắt chỗ nào đâu?

Phương Hạo nói:

- Thì em chứ ai! Nếu như các cô y tá bên cạnh anh có những điều kiện như em đòi hỏi, thì anh còn đến đây để trồng cây si em làm gì?

- Vô duyên...

Hạnh Tú vừa cười vừa mắng, thế nhưng, trong ánh mắt nàng, chứa đầy sự đắc ý và mãn nguyện:

-... Còn phía dưới nữa, anh đọc tiếp đi!

Chí Văn đưa mắt nhìn Hạnh Tú thật sâu, chàng trầm giọng nói:

- Khỏi cần đọc nữa! Hạnh Tú, cám ơn lòng tốt của em, thế nhưng, em khỏi cần phải lo lắng cho anh làm gì!

Hạnh Tú buột miệng nói:

- Không lo cho anh sao được? Anh xem anh kìa! Không ăn không ngủ, càng lúc càng gầy đi...

Chí Văn kêu lên:

- Hạnh Tú...

Hạnh Tú cảnh giác ngưng ngay lại, vừa đúng lúc, bà Lương từ phía trong đẩy cửa vào phòng khách, miệng cười hì hì:

- Sao? Có muốn ăn cơm chưa?

Chí Văn nói:

- Chí Trung và Tâm Nhụy vẫn chưa về mà!

Bà Lương nhìn nhìn đồng hồ:

- Mẹ xem, đừng đợi chúng nó nữa! Gần tám giờ rồi, Phương Hạo còn có việc phải đi mà! Hẳn là bọn chúng xem xong hát lại nghĩ ra chỗ nào để đi chơi rồi đấy, chắc không về nhà ăn cơm đâu! Chúng ta ăn trước đi vậy, không cần phải đợi nữa!

Mọi người đi vào phòng ăn, bà Lương nhìn Phương Hạo, nói giả lã:

- Phương Hạo, bác không biết con thích ăn món gì, cho nên đành phải làm đủ thứ, nếu như con không thích món nào, thì đừng ăn món đó, không cần phải khách sáo với bác làm gì!

Phương Hạo cầm đũa lên, gương mặt tươi cười:

- Con ấy à, vật bay trên trời con không ăn phi cơ, vật chạy dưới đất con không ăn xe hơi, vật lội dưới nước con không ăn thuyền bè, còn ngoài ra thứ gì con cũng ăn!

Tất cả mọi người trên bàn ăn đều cười. Hạnh Tú lại trừng mắt nhìn chàng, nàng quay sang cha:

- Cái người này, thật là hết thuốc chữa rồi! Ba, ba phải tha thứ cho anh ấy, anh ấy mồm loa mép giải thành thói quen mất rồi!

Ông Lương nhìn con gái:

- Yên tâm đi, nếu không mồm loa mép giải thì chắc cũng không gạt được con gái của ba đâu!...

Ông lại thẳng thừng nói thêm một câu:

-... Có một thằng rể mồm loa mép giải vẫn hơn thằng rể cục mịch ít nói nhiều!

Hạnh Tú đỏ bừng gương mặt, nàng thấp giọng lầm bầm như trách cha:

- Ba! Ba nói gì kỳ vậy?

Phương Hạo nghe như mở cờ trong bụng, vô hình chung, địa vị của mình hình như đã được định xong rồi, do đó, chàng cứ nhìn Hạnh Tú cười tủm tỉm, chàng càng cười, gương mặt của Hạnh Tú càng đỏ hồng lên. Gương mặt của Hạnh Tú càng đỏ, chàng càng cười nhiều. Hai vợ chồng ông Lương nhìn thấy trước mắt, cũng không khỏi vui mừng đưa mắt nhìn nhau, miệng cười không khép lại được.

Bữa ăn trôi qua trong bầu không khí vui vẻ, thân mật như thế đấy. Cho đến khi cơm đã no, thức ăn đã cạn, mọi người đã gần như chếch choáng hơi men, đột nhiên, có tiếng chuông cửa reo vang gấp rút. Chí Văn nhảy nhổm lên:

- Chết rồi, Chí Trung và Tâm Nhụy không còn gì để ăn rồi!

Bà Lương nói:

- Không sao, không sao, mẹ đã để dành phần cho chúng nó rồi. Chỉ cần làm nóng lại là ăn được thôi.

Chí Văn chạy nhanh ra mở cửa, lập tức, phía ngoài cửa vang lên tiếng gầm nho nhỏ và nóng nảy của Chí Trung:

- Em đi vào nhà ngay cho anh!

- Em không vào, em muốn về nhà!

Giọng của Tâm Nhụy đong đầy nước mắt.

Chí Văn đứng ngớ người ngay cửa, trước khi chàng biết được chuyện gì xảy ra, Chí Trung đã đùng đùng kéo tay Tâm Nhụy, lôi nàng đi vào. Tâm Nhụy không gượng lại được, nàng bị lôi tuột vào phòng khách, gương mặt nàng đỏ bừng, tròng mắt cũng đỏ hoe, nàng bị Chí Trung đẩy ngay vào bộ ghế salon, ngồi dựa vào đó, nàng dùng tay vò vò lấy cánh tay bên kia của mình, cả một phần cánh tay nàng còn in hằn những dấu tay của Chí Trung, đôi môi nàng cắn chặt lại, trước mặt mọi người trong nhà, hình như nàng có đầy một bụng ấm ức, nhưng lại không biết phải nói như thế nào. Đôi con mắt long lanh ướt của nàng chớp lia chớp lịa, nước mắt cứ chạy vòng vòng trong đôi tròng mắt.

Bà Lương kêu rú lên:

- Chí Trung, con điên rồi chăng? Con đang làm gì vậy? Con bắt nạt Tâm Nhụy à?

Hạnh Tú chạy ào đến, ôm lấy Tâm Nhụy, nàng cũng kêu lên:

- Anh Ba! Tại sao lúc nào anh cũng hung hăng, dữ dằn như thế này? Tại sao anh lại lôi kéo Tâm Nhụy như vậy chứ? Anh xem này, anh làm cánh tay người ta sưng lên luôn rồi kìa!

Chí Trung đứng ngay giữa phòng, hất cao đầu lên, nói:

- Được rồi! Mọi người cứ mắng tôi, cứ trách tôi đi! Tại sao mọi người không ai hỏi xem câu chuyện xảy ra như thế nào? Tôi nói cho mọi người biết, tôi phục vụ cô tiểu thư này hết nổi rồi...

Hạnh Tú kêu lên cảnh cáo:

- Anh Ba!

Chí Trung nạt lại Hạnh Tú một tiếng thật lớn, chàng nhướng mày trợn mắt:

- Em đừng có dữ với anh!... Để tôi nói cho nghe, chúng tôi dự định đi xem ciné, hôm nay là ngày cuối tuần, hình như tất cả mọi người của thành phố Đài Bắc đều kéo nhau đi xem ciné, đại tiểu thư nhà ta muốn đi xem bộ phim "Tình Thuở Xa Xưa" gì đó, tôi sắp hàng hết nửa buổi trời vẫn không mua được vé, tôi nói, đi xem "Thiếu Lâm Tự", cô ta nói cô ta không xem phim võ hiệp, tôi nói thế thì đi xem "Bóng Ma Trong Đêm", cô ta nói cô ta không xem phim rùng rợn! Tôi chỉ nạt cô ta một tiếng trên đường phố, thế là nước mắt cô ta chỉ chực rơi xuống, làm như là tôi ngược đãi cô ta dữ lắm. Không dễ gì mua được tấm vé hát đi coi phim "Bóng Ma Trong Đêm", cô ta lại kiếm chuyện với tôi trong rạp hát, suốt cả một buổi chiếu phim, cô ta đều dùng tờ giấy quảng cáo che mặt lại, không chịu xem! Cô không chịu xem thì mặc kệ cô, tôi cứ xem phần của tôi! Thế nhưng, mỗi khi phần âm hưởng đặc biệt của phim vang lên, là cô ta lại nhảy nhỏm lên trên ghế. Xem được một nửa, tiểu thư nhà ta nói rằng muốn đi về, tôi nói, nếu như cô dám đi, thì giữa hai chúng ta coi như hết chuyện. Ồ, không thể tưởng tượng nổi, tôi vừa mới nói xong, cô ta bắt đầu khóc bù lu bù loa trong rạp hát, làm cho tất cả mọi người chung quanh chúng tôi đều cất tiếng sùy sùy, mọi người thử tưởng tượng xem, tôi đã phải xem bộ phim ciné đó như thế nào? Được rồi, tôi cũng đổ quạu lên, hôm nay phải coi cho xong bộ phim này mới bỏ đi được! Xem xong rồi, cô ta lại dám nhảy lên xe taxi, đòi bỏ đi về nhà. Tôi kéo cô ta từ trên xe ngược trở xuống, hỏi rằng có nhớ rằng đã hứa với mẹ tôi, là về nhà ăn cơm hôm nay không? Mọi người thử nghĩ xem cô ta nói như thế nào, cô ta đứng giữa đường phố, la lên ỏm tỏi vào mặt tôi rằng: Không nhớ! Không nhớ! Không nhớ!... kêu liên tiếp chừng một trăm tám chục câu như thế! Cô không nhớ cũng phải nhớ, tôi bèn kéo cô ta lên xe gắn máy, cô ta bèn biểu diễn màn nhảy xe... Hừ, cô muốn làm dữ với tôi à, thế thì chúng ta đấu thử xem sao, xem cô mạnh hay là tôi mạnh! Sao?... Rút cuộc rồi cũng bị tôi lôi về đây mà thôi!

Chàng chống hai tay lên hông, hất hàm đắc ý. Trong khi chàng vừa kêu vừa la cả một hơi dài tràng giang đại hải, sắc mặt của Tâm Nhụy cũng trắng một chập, đỏ một chập, thay đổi hết mấy lần, đợi đến khi chàng nói xong đến câu cuối cùng, nàng nhảy bật lên như chiếc lò xo từ trên ghế, xông ngay ra cửa như điện xẹt. Hạnh Tú vội vàng nhào tới, ôm chầm ngang hông nàng, cười giả lả nói:

- Tâm Nhụy, mi đừng đi, mi đừng nên bỏ đi mà! Mi hãy vị tình mẹ tao, vị tình tao mà ở lại! Mẹ tao có để dành thức ăn cho mi đây! Anh Ba tao là đồ điên, mi đừng thèm chấp làm gì! Để một chốc nữa, tao bắt anh ấy xin lỗi mi...

Chí Trung kêu lên quái dị:

- Tôi xin lỗi cô ta? Ha, tôi xin lỗi cô ta, còn lâu! Cô ta xin lỗi tôi thì có...

Chí Văn không nhịn được nữa, chàng gầm lên nho nhỏ:

- Chí Trung, tại sao em lại ngang như cua thế, đúng là kỳ cục không giống ai!

Chí Trung hỏi tận mặt Chí Văn:

- Em kỳ cục không giống ai?... Em như vậy mà ngang như cua à? Em như vậy mà kỳ cục không giống ai à? Cô ta làm ra giọng điệu tiểu thư như thế, mà em cũng phải đi theo năn nỉ, chìu chuộng ỉ ôi à? Em không phải là loại đàn ông như thế đâu! Nếu như cô ta cần có một người bạn trai chỉ biết vuốt đuôi theo như con chó, thì nên đi đến những căn nhà loại đó mà chọn...

Ông Lương dậm chân kêu lên:

- Nói bậy quá! Cái thằng chết bầm này, càng nói càng bậy!

Phương Hạo bước tới kéo lấy tay áo của Chí Trung, một tay đưa lên che cằm, nói như khuyên lơn:

- Thôi thì anh nói ít đi một chút vậy! Chí Trung, không phải tôi nói anh chứ, đối với con gái, anh phải chịu khó nhường một chút...

Chí Trung lại la lên:

- Nhường! Tại sao tôi lại phải nhường? Nếu như nhường thêm nữa, tôi có còn khí phách của một người đàn ông nữa hay không? Mọi người đã nghe tôi nói hết rồi đó, hãy nói thử nghe coi, cô ta sai hay là tôi sai...

Chí Văn buột miệng kêu lên:

- Dĩ nhiên là em sai!

Chí Trung lại sừng sộ hỏi tận mặt Chí Văn:

- Em sai ở chỗ nào?

Chí Văn nói bằng một giọng giận dữ:

- Cô ấy không thích xem phim rùng rợn, tại sao em lại bắt buộc cô ấy phải xem? Em thích xem là chuyện của em, tại sao cô ấy lại phải đi xem với em? Cô ấy sợ không dám xem, cô ấy cũng có nghĩa vụ phải đi theo ngồi bên em để bị tra tấn hay sao? Chỉ tại vì em là thằng đàn ông đầu đội trời chân đạp đất, rồi cô ấy phải chịu ở bên cạnh em làm một thứ nữ nô lệ hay sao? Anh xem, em mới là người cần đến những loại nhà yêu chó để chọn...

"Òa" một tiếng, Tâm Nhụy từ nãy giờ vẫn cắn răng, bậm môi không lên tiếng, nghe Chí Văn nói mấy câu đó, đột nhiên buông tiếng khóc ào lên, nước mắt liên tục chảy ra như suối nguồn, đầy hết cả mặt, nàng gục vào vai của Hạnh Tú, khóc đến độ hết hơi hết tiếng. Chí Trung lại nổi nóng lên, chàng dậm chân nói:

- Khóc khóc khóc! Chỉ biết khóc! Mẹ kiếp tôi thật là xúi quẩy! Khi quen với cô ta, thấy cô ta cứ cười hi hi ha ha cũng được lắm, ai ngờ lại là cái bình chứa nước mắt, nếu như tôi biết trước được rằng cô ta thích khóc như thế...

Hạnh Tú dậm chân la lên thật to:

- Anh Ba! Anh nói không hết phải không?

Chí Văn bước tới trước một bước, giọng chàng chứa đầy sự phẫn nộ:

- Chí Văn, em hãy tự xét mình trước đã! Em đã làm gì để cho người ta trở thành như thế? Tại vì em quá hung hăng, quá ích kỷ, quá lạnh lùng...

Chí Trung kêu lên giận dữ:

- Được, được, được, tất cả đều là tại tôi không đúng, tất cả đều tại tôi bậy, cô ta chưa mang họ nhà tôi, mà đã leo lên đầu lên cổ tôi ngồi rồi!

Tâm Nhụy đẩy Hạnh Tú ra, nước mắt đầy mặt, nàng vừa thút thít, vừa nói:

- Anh yên tâm, tôi có tệ đến đâu, cũng không mang họ nhà anh đâu!

Gương mặt Chí Trung đỏ bừng lên:

- Đó là cô nói đấy nhé! Ý của cô là như thế nào? Cô nói cho rõ ràng đi, nếu như muốn chia tay...

Tâm Nhụy không nhịn được nữa, nàng cũng kêu to lên:

- Chia tay thì chia tay! Tôi không muốn nói tới anh nữa, không muốn gặp anh nữa!

Chí Trung nhảy dựng lên, đang định nói gì đó, Phương Hạo dùng sức kéo tay Chí Trung, lôi chàng sềnh sệch ra ngoài cửa, miệng nói thật nhanh:

- Đi đi đi! Anh cùng đi với tôi ra ngoài một lát! Tôi phải đi xem một chứng bệnh rất nhàm chán, anh cùng đi với tôi là tốt lắm...

Đột nhiên chàng nhìn Hạnh Tú, nói trầm ngâm:

-... Hạnh Tú, em có muốn cùng đi với anh một lần hay không?

Hạnh Tú hơi có chút ngạc nhiên:

- Em? Anh đi khám bệnh, kéo tụi em theo làm gì?

Phương Hạo hơi ngập ngừng:

- Tại vì... cũng có một lý do, người bệnh này rất đặc biệt, anh... cần sự giúp đỡ của em.

Hạnh Tú hỏi một cách hiếu kỳ:

- Vậy sao? Em có thể giúp được anh sao?

- Đúng vậy. Đó là một chứng bệnh rất đặc biệt, anh sẽ kể cho em nghe trên đường đi!

Hạnh Tú đẩy Tâm Nhụy đến chiếc ghế salon, ấn nàng ngồi xuống, vừa cười vừa nói:

- Mi không được đi đó nhé, ngồi ở đây đợi tao trở về...

Nàng ngẩng lên nhìn bà Lương:

-... Mẹ, Tâm Nhụy vẫn chưa ăn cơm đấy!

Bà Lương vội vàng đi về phía nhà bếp:

- Ui cha! Mẹ quên nữa chứ! Mẹ đi làm thức ăn nóng lại!

Tâm Nhụy dùng mu bàn tay quẹt quẹt nước mắt, nói thật thấp giọng:

- Thôi khỏi, tao muốn về nhà!

Hạnh Tú kề miệng sát vào tai Tâm Nhụy, nói thật nhỏ:

- Mi giận anh Ba cũng không sao, nhưng cũng phải vị tình mẹ tao một chút chứ. Bà cụ từ sáng sớm đã lăng xăng, cuống quýt, nói rằng Tâm Nhụy thích ăn bánh cuốn nhân tôm thịt, đặc biệt làm món đó cho mi ăn đấy. Mi đừng giận nữa, tao dẫn anh Ba đi ra ngoài, nạo cho ông ấy một trận, bắt ông ấy làm sao cũng phải xin lỗi mi mới được!

Tâm Nhụy cúi gầm đầu xuống, không nói gì nữa. Thế là, Hạnh Tú và Phương Hạo, vừa lôi vừa kéo Chí Trung đi mất.

Bọn họ đi xong, trong phòng đột nhiên vô cùng yên tịnh. Ông Lương để tay ấn nhẹ lên vai Chí Văn, nói:

- Con an ủi Tâm Nhụy một lúc đi nhé, các con người trẻ tuổi với nhau, nói chuyện dễ hơn.

Nói xong, ông cũng bỏ đi vào phòng ngủ.

Trong phòng khách chỉ còn lại Chí Văn và Tâm Nhụy. Trong nhất thời, cả hai người đều không ai mở miệng, trong phòng thật yên tịnh, thật lặng lẽ. Tâm Nhụy mệt mỏi cuộn người trên bộ ghế salon, trông nàng đầy nét khổ sở, dấu nước mắt trên đôi gò má nàng vẫn chưa khô ráo, cánh tay nàng vẫn còn in hằn những dấu tay - vết tích vùng vẫy với Chí Trung ban nãy, đôi mi cong của nàng cúi thấp xuống, đôi mi đó ướt mềm và đang rung rung nhè nhẹ. Chí Văn nhìn nàng không chớp mắt, chàng bất giác không nhịn được một tiếng thở dài não nuột.

Tiếng thở dài này của chàng làm nàng kinh động, nàng ngẩng đôi mi cong lên nhìn chàng, không nói một tiếng nào, những giọt nước mắt mới lại dâng lên khóe mắt. Chàng vội vàng móc từ trong túi quần ra chiếc khăn tay, trao cho nàng, nàng lặng lẽ nhận lấy, lau mắt, hỉ mũi, những ngón tay nàng vạch những đường vân vô nghĩa trên mặt ghế salon, giọng nàng chùng thấp:

- Em vốn không phải là người thích khóc đâu, đồng thời, em cũng rất ghét những người thích khóc! Em không biết tại vì sao mình lại trở thành như thế này, em tự nói với mình không biết đã mấy trăm lần rồi, đừng khóc, đừng khóc, đừng khóc... em cũng biết Chí Trung không chịu nổi những người con gái hay khóc, thế nhưng, đến lúc đó, em lại không kềm được...

Chàng đưa tay ra nắm lấy bàn tay nàng, xiết lại thật chặt, an ủi, xót thương. Đôi mắt to chứa đầy nước mắt và u sầu của nàng làm cho lòng chàng cảm thấy nhói đau, chàng hít vào một hơi dài, nói không suy nghĩ:

- Nếu như em là bạn gái của anh, anh sẽ không bao giờ để cho em rớt một giọt nước mắt!

Nàng ngẩng đầu lên nhìn chàng thật nhanh, đôi mắt nàng thoáng qua một nét sáng long lanh. Lần đầu tiên, hình như nàng có hơi lĩnh hội, đôi mắt nàng chứa đựng sự dò hỏi và hoang mang. Đôi môi nàng hơi dao động, định nói gì đó, nhưng hình như không nói nên lời. Chàng nhìn nàng trân trối, hận mình không thể ôm nàng vào lòng, hận mình không thể hôn đi những giọt nước mắt còn in dấu trên đôi má nàng. Nếu như... nếu như Chí Trung không phải là em ruột của chàng! Chàng cắn răng, khổ sở quay đầu đi nơi khác, đột nhiên, chàng hấp tấp đứng dậy, đi thẳng đến bên cửa sổ. Châm lên một điếu thuốc, chàng đứng đó, hít vào từng hơi, từng hơi dài thật mạnh.

Bà Lương từ trong nhà bếp đẩy cửa bước vào, trên tay bưng dĩa bánh cuốn còn nóng bốc khói, miệng cười hì hì nói rằng:

- Bánh cuốn tới rồi! Bánh cuốn tới rồi! Tâm Nhụy, con ăn lúc còn nóng ngon hơn! Bác nói cho con nghe, con người ta khi đói bụng, chuyện gì cũng không đúng hết cả, bác bảo đảm sau khi con ăn xong, sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều!

Tâm Nhụy bất giác đứng dậy, đón lấy dĩa bánh cuốn trên tay bà Lương. Xuyên qua làn hơi nóng bốc lên, nàng đưa mắt liếc nhìn Chí Văn, chàng vẫn đứng bất động trước cửa sổ, tiếp tục thổi khói làm mây.
Hạt Đậu Tương Tư
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương kết