watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Về-Chương 2 - tác giả QUỲNH DAO QUỲNH DAO

QUỲNH DAO

Chương 2

Tác giả: QUỲNH DAO

Quốc Hùng giơ lá cờ cao thêm nữa ... Rồi bà Phương soi rọi ánh mắt vào đám nữ sinh, bỗng nhận được cô gái mà bà háo hức đón chờ! Bà kêu lớn lên:

- Thanh Thanh!

Nhưng chợt thấy đôi chân bà mềm nhũn, muốn khuỵu xuống, bà nhắm mắt lại, như không chịu đựng nổi cơn vui mừng quá khích động. Người bà nghiêng ngả vào vai cậu con trai Quốc Hùng giật mình, buông rơi lá cờ giấy đưa tay dìu đỡ mẹ; trong khi Uyển Hoa nẩy người lên vì kinh ngạc. Cô vừa nhận ra một thiếu nữ, mặt mũi vóc dáng trông hao hao giống như hình bóng của chính cô trong gương vậỵ

Ðó là Lâm Thanh Thanh ...

Tối hôm ấy, ở trong nhà họ Châu, trên tầng lầu chính, bà Phương sai bầy một bữa tiệc lớn, để mừng đón Thanh Thanh, tức là tiệc “tẩy trần” vậỵ

Trong phòng tiệc, đèn đuốc sáng trưng. Trên cái bàn bát tiên trải khăn ăn trắng tinh trắng muốt, những chén dĩa bằng bạc lấp lánh bầy ra cạnh những đôi đũa ngà voi óng ả, lại thêm những bát sứ với nước men quí giá, những ly pha lê trong suốt phản chiếu ánh đèn.

Uyển Hoa và Quốc Hùng từ hai buồng riêng bước ra, cùng tiến vào phòng tiệc một lúc. Nhìn bàn tiệc thịnh soạn, cả hai cùng ngây ngẩn. Uyển Hoa tinh nghịch, le lưỡi nháy mắt, rồi ghé gần tai Quốc Hùng nói nhỏ:

- Em thấy như má bầy tiệc để đón ... nàng dâu vậy!

- Ðừng nói nhảm!

Quốc Hùng gắt em gái một tiếng, rồi mặt đỏ rần rần.

ông quản lý Ngô Lộc Tuyề coi việc đãi tiệc, và đồng thời cũng là người duy nhất được dự, ngoài gia đình họ Châụ ông từ nhà dưới lên, dẫn theo hai người hầu bàn vận đồ trắng tinh, bưng các món cao lương mỹ vị. Uyển Hoa thấy ông bận rộn luôn tay, liền ghé đến, nắm tay hỏi;

- Chú Tuyền ơi, làm saỏ Hôm nay đặc tiệt ngoài đem về ử

ông quản lý bình thản đáp:

- Phải! Ðặt làm nguyên một tiệc. Bà đã đặc biệt căn dặn, phải lựa nhà bếp thật giỏi, đặt món ngon vật lạ đưa về. Cô Hai à, tối nay chúng ta nhờ có cô Thanh Thanh, mà được ăn uống vui vẻ. Rồi lát nữa cô xem, món ăn thật tuyệt!

Dứt lời ông cười khanh khách, rồi đi tìm Lệ Quyên, bảo cô sen này vào phòng trong mời bà chủ và cô khách quí ra dự tiệc.

Châu Uyển Hoa đứng trơ tại chỗ, ngẫn ngơ suy nghĩ. Ðôi mày liễu của cô khẽ nhíu lạị Tiếp đãi một cô gái xa lạ đến ở nhờ, sao mẹ cô đón tiếp nồng nàn, thiết đãi long trọng quá? Thật là điều khó hiểụ Nay là lần đầu tiên trong đời, cô không hiểu nổi chính người mẹ ruột của cộ

Chốc lát, từ phòng chính ở phía trong, có tiếng cười tiếng nói ríu rít của bà chủ và cô khách quí họ Lâm. Quốc Hùng và Uyển Hoa không bảo nhau, mà cả hai cùng bước vào mấy bước. Cô sen Lệ Quyên khúm núm đi ra, vén cao bức màn cũ kỹ thêu hoa thêu phượng, rồi bà Phương xuất hiện, bàn tay thân ái nắm tay Thanh Thanh dẫn rạ Một già một trẻ kề vai sánh bước, tiến vào phòng tiệc.

Thanh Thanh lúc ấy đã cởi áo dài Trung Hoa (kỳ bào) vận chiếc “rốp” mày cánh chấu, đúng mốt âu Mỹ, đeo giây chuyền lóng lánh trước ngực. Tân Gia Ba vốn nóng nực hơn Ðài Loan, Thanh Thanh lại hơn Uyển Hoa ba tuổị Lúc này, Uyển Hoa nhận xét về điểm khác biệt giữa mình và cô gái lạ.

Lâm Thanh Thanh cao hơn Uyển Hoa nửa cái đầu, cơ thể nảy nở, với những đường cong nét uốn tuyệt vờị Trông nàng giống như một quả táo hồng đã chín mùi, tươi mát thơm tho hấp dẫn bất cứ ai gần gũị

Khác nhau chỉ có thế. Ngoài ra, từ mặt mũi, tóc tai, ánh mắt, mầu da, cho đến dáng điệu cử chỉ ... nếu người ngoài trông thấy, ai ai cũng phải đoán rằng: đây là hai chị em ruột.

ông Quản lý trở ra dự tiệc và bồi tiếp. Sau mấy lần nhún nhường và bị ép nài mãi, Thanh Thanh nể tình bà chủ, ngồi phía trên với bà. Quốc Hùng và ông quản lý ngồi đối diện ở hai bên cánh dướị Uyển Hoa ngồi ở ghế dưới cùng.

Già trẻ trai gái năm người cùng nhau thưởng thức những món nấu khéo, hương vị khoái khẩụ Bà Phương phá lệ thường, gọi cô Lệ Quyên mở một chai rượu Champagnẹ

Sau vài tuần rượu, bàn tiệc vui nhộn hẳn lên. Bà Phương nhoẻn miệng cười liền liền, vừa cười vừa nói, vừa gắp thức ăn tiếp cho Thanh Thanh và thúc giục nàng ăn nhiều, nhiều nữạ ông Tuyền thấy thế, phải nghĩ đủ cách gợi chuyện Quốc Hùng và Uyển Hoa, để cậu, cô hai chăm nói chuyện hơn. Ðược mời rượu và uống cạn mấy ly, ông quản lý hãng trà kiêm quản gia này còn kể lại những chuyện ngộ nghĩnh vui vui của Quốc Hùng, ngày hắn còn bé bỏng. Cả nhà phá lên cười, rồi người nọ xướng người kia họa, khiến không khí càng náo nhiệt, tiệc rượu càng ồn àọ Thế là cô khách quí Thanh Thanh hết bẽn lẽn rụt rè, Uyển Hoa quên cả nỗi nghi ngờ thắc mắc. Quốc Hùng quên bẵng lời nói sỗ sàng của em gái vừa nãy và hết giận luôn. Bầu không khí ấm ách khó thở lúc ban đầu, như đã được từng đợt gió xuân mát mẻ, thổi lùa ra bên ngoài hết cả. Dần dần, Uyển Hoa cảm thấy Thanh Thanh có những điểm tươi vui hấp dẫn. Nàng tuy sinh trưởng ở phương trời xa, cuối miền Nam hải, nhưng vẫn thuộc lòng những tập tục lễ phép của tổ quốc, với những tập quán của giống nói từ ngàn xưạ

Nàng có phong độ thanh lịch, lại biết tôn trọng người khác. Và bởi dung mạo của nàng giống Uyển Hoa, nên nàng chuyện trò rất nhiều với cô con gái chủ nhân. Rốt cuộc, trong tiệc Thanh Thanh với Uyển Hoa lại là hai người nói chuyện nhiều nhất.

Nghe Thanh Thanh kể chuyện, Uyển Hoa mới được biết cuộc sống của kiều bào ở hải ngoại như thế nàọ Những giới nào sung sướng về vật chất nhưng tâm hồn vẫn buồn luôn hướng về Tổ Quốc Trung Hoạ Những giới nào nghèo khổ, những hạng người nào bị ngoại nhân lấn át, những mối lo buồn của đa số kiều bào là những gì ...

Riêng phần Thanh Thanh, từ nhỏ đã mồ côi mẹ, lại chẳng có anh em chị em nào cả, đời sống tinh thần càng buồn hơn. Nàng nói: Sống ở Tân Gia Ba suốt hai mươi năm qua, chưa có ngày nào mà nàng được vui thích như ngày hôm naỵ Nàng kể lể tỉ mỉ, với tất cả vẻ thành khẩn thật thà, khiến người nghe thấy rõ nàng đang khao khát tình bạn chân thành và bầu không khí em ấm trìu mến.

Anh em Quốc Hùng Uyển Hoa ngồi nghe, cảm động sâu xạ Còn bà Phương, nước mắt đã ứa ra đầy tròng lúc nào không biết.

Ở Tân Gia Ba, gia đình nàng thường nhất chỉ ăn cơm Tây; hôm nay lần đầu tiên nàng được thưởng thức những món ăn nơi quê nhà, nàng luôn mồm tấm tắc khen ngon và thú vị.

Cơm nước xong, mọi người còn khoan khoái trò chuyện trong bầu không khí ấm cúng, thân ái như người trong một gia đình vậỵ Ðến chín giờ, Lệ Quyên bước lên thưa:

- Thưa bà, buồng khách đã dọn xong xuôị

Bà Phương không nghĩ ngợi, lên tiếng bảo ngay:

- Không, cô Thanh Thanh ngủ với tao!

Anh em Quốc Hùng Uyển Hoa giật mình ngơ nhác, và ngay đến ông quản lý Ngô Lộc Tuyền cũng hoàn toàn không ngờ bà chủ quyết định như thế. Bà ngủ chung với Thanh Thanh ử Lạ chưả Cái buồng riêng rộng lớn của bà xưa nay giống như một tòa thành phòng giặc. Khắp mọi người trong nhà đều coi đó là nơi cấm địạ Ngay đến Quốc Hùng với Uyển Hoa cũng không dám thiện tiện bước vàọ Thế mà nay ... như thế!

Lâm Thanh Thanh không biết rõ cái vinh dự và niềm cưng yêu đặc biệt bà Phương dành cho nàng, nên nàng thấy hơi khó nghĩ. Nàng vốn hy vọng được ngủ chung, và ở chung buồng với Uyển Hoa, như vậy không những tiện lợi, mà còn dễ gây tình thân mật với cô gáị Nhưng rồi nàng không tiện nói ra ý muốn.

Nhắc lại, hồi nãy nàng đã được đưa vào nằm nghỉ trong cái buồng thâm u cổ kính ấy rồị Vừa thay áo nàng vừa ngắm đồ đạc bài trí nơi đây, từ cái giường chạm trổ công phu đến những bức màn thêu hoa thêu phượng; từ bộ đồ sứ cổ xưa đến chiếc ghế quí, mầu hồng vân nâụ Ðứng giữa buồng quan sát bốn bề, nàng có cảm giác như mình mới bước vào một viện bảo tàng nho nhỏ.

Bấy giờ trở vào đi ngủ, bà Phương ngấm chút men rượu, đôi má đầy đặn ửng hồng dưới ánh đèn, ngồi xuống chiếc ghế gỗ hoa màu đỏ, nhoẻn miệng tươi cười hỏi:

- Thế nàỏ Ở Tân Gia Ba, cô có được ngắm những đồ đạc cổ xưa này không?

Thanh Thanh thật thà nói:

- Thưa bác, ở Tân Gia Ba cũng có một số kiều bào già cả, bày những cổ vật trong nhà, giữ gìn từ mấy chục năm quạ Nổi tiếng nhất là một nhà họ Hoàng. Phòng khách nhà ấy được gọi là “Bách phiến trai”. Các phóng viên nhà báo ngoại quốc đều tìm đến xem ngắm. Cháu cũng thường đòi ba cháu dẫn đến xem nhưng ba cháu không đưa đị

- Tại sao vậy nhỉ?

Nàng e thẹn mỉm cười gượng đáp:

- Ba cháu nói rằng, làm thân con gái, không nên tìm đến nhà lạ, nhất là xông xáo vào phòng nọ phòng kiạ

- à hà hà hà! ...

Bà Phương bật lên cười, thích thú nói:

- Nếu vậy “ông già” cô thật thủ cựu lạc hậu!

Lời bà phê bình đánh trúng ngay tâm lý Thanh Thanh. Nàng khép nép bước đến cái ghế bên cạnh, ngồi xuống bên người quả phụ đang nhìn nàng với ánh mắt từ ái, hiền hòa và vui thích. Nàng thỏ thẻ kể:

- Ðúng thế, bác à! Ba cháu thật còn cổ xưạ Do đó nếp sống của hai cha con thật nghiêm ngặt. Hàng này, cứ tan học là đã thấy ba cháu lái xe đến trước cổng trường đón cháụ Cha con chẳng trò chuyện gì với nhau cả. Rồi về nhà ăn cơm, xem sách, làm bài, coi ti vi, đi ngủ ... để lại thức dậy, lên xe đi học. Mỗi chủ nhật xem chớp bóng một lần, ăn cơm Trung Hoa một bữạ Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày đều giống nhau cả.

Bà Phương nói xuôi theo ý cô gái, như để bênh vực cô:

- Như thế sao được? Cháu đã khôn lớn thế này, thì phải có bạn hữu, phải giao thiệp với bên ngoài, cháu phải có một thế giới riêng của cháu chứ! tại sao lại cứ phải giam mình ở nhà với cái “ông già lẩm cẩm” ấỷ

Lâm Thanh Thanh ửng hồng đôi má, nhưng trong lòng mười phần vui thích. Nhân dịp này, nàng giốc bầu tâm sự với bà Phương:

- Cháu đã đậu tú tài hai năm rồị Ở bên ấy cũng có một trường đại học, nhưng vì hoàn cảnh rất phức tạp, cháu nghĩ nên về Tổ Quốc theo học thì hơn. Nhưng nói mãi ba cháu không cho về. Cho đến năm ngoái, ba cháu về nước, gặp được bác, ba cháu mới bằng lòng để cho cháu được thỏa lòng sở nguyện. Bác ơi!

Ðến đây nàng tỏ vẻ cảm động, nhìn bà Phương chăm chú, rồi tiếp:

- Trong tương lai, nếu cháu có tạo được chút thành tựu nào, đó là hoàn toàn nhờ công ơn của bác vậỵ

Bà Phương mỉm cười, hòa ái, khẽ kêu: “Thanh cháu!” Nhưng đôi mắt ướt long lanh, bà lắc đầu bảo nàng:

- Cháu đừng nói thế nhé! Bác chỉ lo ngại tuổi mình đã cao, sức lực và tinh thần đều sa sút, không còn săn sóc cho cháu được đầy đủ nữa thôị

Nàng cũng xúc động, nước mắt lã chã, cúi đầu mân mên xoắn vặn những ngón taỵ

- Bác à! Cháu từ nhỏ chưa hề bước chân rời khỏi gia đình. Nay là lần đầu tiên, lại vượt ngàn vạn dậm trùng dương trở về cố quốc theo học. Thú thật với bác, lòng cháu vừa phấn khởi lại vừa lo sợ. Khi sắp bước chân ra đi, cháu áy náy vô hạn; không hiểu bác là người như thế nàỏ ... Nhưng đến hôm nay được gặp bác, cháu mới ... cháu mới ...

Tiếng nói của nàng bỗnh như nghẹn ngào, rồi nhỏ dần:

- ... Cháu mới ... thấy ... bác là một người mẹ tốt hơn hết thảy những bà mẹ mà cháu được biết! Như bác đã biết, cháu là đứa mồ côi mẹ từ lúc còn thơ dạị

- Cháu! Thanh ơi ...

Bà Phương nghe giọng nói buồn thương thê thiết của nàng, lòng bà xúc động, run run đừng dậy ghé gần Thanh Thanh, choàng đôi tay ôm lấy cổ nàng, kéo nàng sát vào người, để đầu nàng gục vào ngực bà. Nàng nghe rõ nhịp tim của bà đập mạnh.

Nàng cảm thấy ươn ướt âm ấm ở cần cổ ... Rồi những giọt lệ nóng hổi tuôn xuống dần, xuống má nàng.

Không hiểu sao, nàng thấy tim mình cũng đau nhói, nàng khóc nấc lên theo bà; một già một trẻ ôm nhau thổn thức ...

Sáng hôm sau, Châu Quốc Hùng không phải đi học. Hắn nằm trên giường xem báọ Xem qua vài mục, hắn cảm thấy đói bụng. Hắn uể oải lật chiếc chăn ra, ngồi dậy, với cái áo ấm choàng vào mình. Hắn bước xuống, lồng chân vào đôi dép, đi xuyên qua phòng khách, định ra phía sau rửa mặt chải đầụ Hắn lén nhìn cửa buồng riêng của mẹ hắn, giơ đống hồ lên xem, thì thấy mười giờ năm phút; cửa buồng vẫn còn bức màn thêu che kín, im lìm. Hắn đoán chắc mẹ hắn và Thanh Thanh đang còn ngủ saỵ

Cái phòng tắm của hắn với Uyển Hoa dùng chung, do chính hắn sắp đặt, nằm về phía sau của buồng ngủ bà Phương chếch về bên mặt. Phòng này được ngăn làm hai phần. Phần ngoài gắn la vô bô và gương để rửa mặt chải đầụ Phần trong gằn búp sen và đặt bồn tắm. Ngoài mấy thứ lặt vặt như quạt máy, đèn điện không kề, phòng tắm này là nơi duy nhất trong nhà họ Châu được thiết bị theo kiểu Tây Phương. Bà Phương rất hiếu đồ cổ, không chịu để cho những thứ tân kỳ thời thượng xâm nhập vào cái “Vương quốc nhỏ xíu” của bà. Từ ngày chồng bà chết đi, với những kỷ niệm riêng. Bà không muốn những thứ mới lạ xâm nhập, quấy phá bầu không khí trầm lặng nàỵ Quốc Hùng và Uyển Hoa đã phải đòi hỏi bao lần, bà không nỡ ngăn cấm hai con sử dụng chút tiện nghi thời trang, mới chịu để cho họ xây cái buồng tắm kiểu âu Mỹ nàỵ

Quốc Hùng bước vào buồng tắm đã thấy Uyển Hoa đang đánh răng.

Uyển Hoa nhìn vào gương vừa thấy bóng anh, vội nhổ bọt xà bông, súc qua răng miệng, kêu lên:

- Anh Cả! ... Má đã dậy chưả

- Có lẽ chưạ

Hắn đáp rồi mỉm cười, cầm khăn rửa mặt.

Uyển Hoa quay nhìn anh, nói giọng thắc mắc xa xôi:

- Thật là một chuyện lạ. Cô Thanh Thanh vừa mới đến ở trọ nhà mình, đã khiến má thay đổi cả thói quen. Thường ngày, má dậy từ lúc trời vừa hừng sáng.

Quốc Hùng đưa khăn lau khô những giọt nước trên má:

- Hôm qua má vui mừng bận rộn quá sức. Hôm nay chắc còn mệt. Hãy im lặng để cho cụ ngủ thêm, có hề gì?

- Nào có hề hấn gì?

Uyển Hoa cười nhạt, giọng sắc bén, nói tiếp:

- Vừa nãy, Lệ Quyên kể cho em hay: đêm qua, má với cô khách quí cùng nhau cười cười rồi lại khóc khóc, mãi đến khuyạ Sáng nay, Lệ Quyển mở cửa vào xem, thấy già với trẻ còn ôm chặt lấy nhau mà ngủ. Quyên kéo chăn đắp lên mình, hai người vẫn không hay biết.

Quốc Hùng mỉm cười, vẻ thản nhiên như chẳng để ý:

- Cũng có thể, má với cô ấy có sẵn cơ duyên, nên khi mới gặp nhau lần đầu đã tương hợp, tương đắc ...

Uyển Hoa bực tức ra mặt:

- Tương hợp? Tương đắc? Hừm! Anh nghĩ coi, đối với anh hoặc với em, có bao giờ má tương hợp tương đắc như thế chưả

Quốc Hùng buông cái khăn mặt xuống, nghiêm trang bảo:

- Em à! Từ ngày ba qua đời đến này, má ngậm đắng nuốt cay, đóng cửa cài then, lo nuôi chúng ta nên người; lại gây dựng thêm cho hãng trà ngày càng phát đạt. Công lao của má đối với gia đình thật cao quí. Má để cho chúng ta sống theo ý thích, tháng ngày vui vẻ yêu đời, riêng má khép cửa sầu muộn một mình. Nay có cô gái họ Lâm tìm đến, bỗng thấy tương hợp tương đắc với má, chúng ta nên mừng khi thấy má vui thích, em so bì mà làm gì?

Rồi hắn nói đùa cho vui:

- Em không sợ người ta cười rằng, em ghen với cô ấy saỏ

Hắn thật lòng nói vui nhưng cô em gái bị chói tai, phản đối gay gắt. Thế nào là “ghen” với “ghét”! Cô tức tối, vùng vằng xô cửa bỏ ra ngoàị Hắn vốn biết rõ tính em, chỉ mỉm cười một mình.

Uyển Hoa về buồng riêng, ăn vận chỉnh tề, nàng nện đôi giầy cao gót cành cạch, từ trên lầu bước xuống vầu thang, đi từ nhà trong, xuyên qua hàng lang, tiến ra nhà ngoàị Tầng dưới nhà ngoài chính là cửa hàng, nơi giao dịch, tiếp khách hàng. Trước bao cặp mắt thầy thợ, Uyển Hoa kêu giật giọng:

- Chú Tuyền ơi!

ông quản lý kiêm quản gia hơi nhíu mày khó chịu, nhưng rồi cũng gượng tươi cười, bước tới gần “cô Hai”

- Cháu muốn hỏi chú một chuyện ...

Cô gái cúi đầu nhìn xuống, đầu bàn chân phải khẽ nhịp nhịp xuống sàn nhà, suy nghĩ rồi tiếp:

- Nhà ông Lâm Ngọc Thành ở Tân Gia Ba, làm đại lý cho hãng nhà ta, mỗi năm bán được bao nhiêủ

Bị hỏi bất ngờ, ông Tuyền buột miệng đáp luôn:

- Chẳng có bao nhiêu, Mỗi năm ba bốn chục ngàn đồng thôị

- Ba bốn chục ngàn đồng! ha ha ...

Cô gái cười nhạt một tiếng hỏi tiếp:

- Như vậy là được mấy phần trăm tổng số thương vụ nhà nàỷ

- Ðại khái chỉ vào khoảng một phần trăm.

- Một phần trăm? Hừm! Chỉ vì chút buôn bán cỏn con ấy, mà chúng ta phải bợ đỡ hầu hạ một cô tiểu thơ nhà người!

Dứt lời, Uyển Hoa hầm hầm đi ra cửa ngoài, khiến ông quản lý ngơ ngác đứng nhìn theọ ông thầm nghĩ mà e ngại: “nhà này sắp sửa có nhiều chuyện lục đục rồi!”
Người Về
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33