Chương 9
Tác giả: QUỲNH DAO
Bị một phen giật mình sợ sệt và đi lầm vào khu phố buôn hương bán phấn, bà Phương và Thanh Thanh vội vã kêu xe trở về. Về đến nhà, đã ba giờ chiềụ Hai người vào phòng, được Lệ Quyên bưng hai chậu nước rửa mặt vào tận nơị Sau đó cô vừa giúp chủ thay áo vừa thỏ thẻ thưa lại mọi việc; cô nói Uyển Hoa và Kiến Quốc đã về rồị Cô Hai lại phá lệ thường, mời cậu bạn ăn cơm trưa tại nhà. Và ăn xong, lại đưa nhau ra hồ Bích Ðàm dạo chơi rồị
Bà Phương vừa buông cái khăn lau xuống, vừa đáp mơ hồ:
- Ừ. Ðược rồi ... con Hoa hôm nay cũng ghi tên xong rồị
Thanh Thanh thấy thế, lại băn khoăn áy náy: bà chủ quên bẵng cả việc học hành thi cử của con gái, chỉ biết chăm lo cho nàng, thì e rằng sự hiểu lầm của mọi người càng tăng thêm. Nàng đăm chiêu nét mặt, ngồi xuống cạnh giường.
Bà Phương cũng ngồi đăm đăm một lát, rồi bỗng đổi ra tươi cười, bảo nàng:
- Con Hoa cũng chẳng lấy làm lạ bác không đi với nó. Vì đã có thêm thằng Quốc đi kèm giúp nó việc ghi danh. Hắn còn đắc lực gấp mười bác nữạ Ðó, cháu thấy không, việc xong rồi, chúng nó vui thích, chúng nó kéo nhau ra hồ Bích Ðàm chơi rồị
Thanh Thanh lẩm nhẩm như nói một mình:
- Nghe anh Hùng nói: học sinh Kiều Bào hồi hương thi cử khác với học sinh quốc nội, nên cháu cứ tưởng Hoa không cùng ghi tên hôm naỵ Nếu biết, nhất định cháu xin bác đi với cô ấy rồị
Bác đi kèm nó, phỏng được tích sự gì? Già yếu lẩm cẩm, đi theo chỉ gây thêm vướng bận cho các cô thôị
- Không phải thế. Cháu e rằng bác đi với cháu thì cô ấy không vuị
Như sợ nàng lại đem chuyện đạo lý ra nói dài dòng, bà giả bộ bực tức, lạnh lùng nói:
- Bác chừng này tuổi đầu rồi, dễ thường còn phải ra sức “làm vui lòng” con cái nữa saỏ
Nàng tưởng bà bực tức thật, phải gác chuyện ấy lại, gượng nụ cười ngượng ngập chưa biết phải nên xoay qua chuyện gì ... bỗng nghe có tiếng gõ cửa “cạch cạch". Hai người lấy làm lạ: Lệ Quyên đã lần lượt bưng hai chậu nước ra rồị Vậy thì ai vào làm gì đâỷ Bà Phương lên tiếng hỏi:
- Ai đấỷ
- Con ạ.
Thì ra tiếng Quốc Hùng, Thanh Thanh vội bước ra mở cửa, và thấy Quốc Hùng ăn vận âu phục chỉnh tề, đầu chải chuốt bóng láng, chiếc cà vạt màu vàng sọc đỏ trước ngực vó cài cái kim vàng nhận hột bích ngọc, do chính ông Thành, ba của Thanh Thanh tặng. Vừa thấy nàng mở cửa, hắn đã mỉm cười bẽn lẽn. Nàng nhỏ nhẹ hỏi với giọng rất êm rai:
- Anh vào chứ?
Hắn hỏi lại, còn nhỏ nhẹ hơn nàng:
- Má tôi có trong này không hả cổ
Nàng gật đầu, bà Phương nghe lọt tiếng con, liền hỏi lớn:
- Hùng đó hả? Có chuyện gì đó, con?
Hắn hơi le lưỡi nhìn nàng, tỏ ý sợ sệt, rồi mỉm cười đi sát qua mình nàng mà bước vào phòng. Nàng cũng đi theo hắn, trở vàọ
Thấy con trai vào, bà Phương tỏ ra nghiêm nghị hơn, ngồi bệ vệ trên chiếc ghế gỗ quí, hỏi:
- Con cần hỏi mẹ việc gì hả?
- Thưa, hỏi cô Thanh ạ (Hắn gượng cười không tự nhiên). Hôm nay cô ghi danh thế nào, hả cổ
Bà Phương không để nàng đáp, bà nói trước:
- Cô ấy đã ghi tên xong rồị
Thế là Quốc Hùng như bị chặn họng, chẳng còn biết nói gì hơn. Hắn đứng trơ, tiến lui đều khó, vô cùng ngượng ngập; mồ hôi tuôn đầm trên trán.
Bà Phương nhìn hắn từ đầu đến chân, chau mày nỏi:
- Trời nóng nực thế này, mà con mặc nhiều áo quá.
Hắn đỏ mặt, ấp úng:
- Tối nay, có đám cưới anh bạn, con phải đi dự tiệc.
- Thế, đã đưa lễ mừng tới chưả
- Con nhờ chú Tuyền sai người đem đến nơi rồị
Bà ngước mắt nhìn vào mặt hắn:
- Chỉ có vậy thôỉ
Hắn ngượng quá, những muốn thăng thiên hay độn thổ cho rồi, nên lập tức “vâng ạ” rồi bước nhanh ra khỏi phòng mẹ.
Thanh Thanh đứng nhìn cảnh đối thoại giữa hai mẹ con, lòng rất áy náỵ Bấy giờ nàng bất chấp, bà Phương, nàng gọi lớn tiếng:
- Anh Hùng ơi!
Và nàng bước như chạy theo hắn ra ngoàị
Ðến chỗ hành lang, nàng theo kịp. Hắn quay nhìn, mặt mày đỏ ran, mồ hôi đầm đìạ Nàng vừa thở vừa nói:
- Anh Hùng! Tôi cảm ơn anh đã quan tâm đến việc ghi tên của tôị
- Không có chi, cô à!
Hắn rút khăn lau mồ hôi, để che dấu vẻ ngượng nghịu:
- Nhân lúc đi qua cửa phòng má tôi, tiện thể hỏi thăm vài lời vậy thôị
Nàng nghĩ rằng: nàng nên kiếm câu chuyện, đứng nói với hắn một lúc, để hắn có đủ thời giờ lấy lại thái độ tự nhiên:
- Hồi sáng, anh đã ra đi một lần rồi, phải không?
- Vâng.
- Sáng đi mừng, tối đến dự tiệc rượủ
Hắn ngớ người ra, bỗng bật lên cười sằng sặc. Hắn cố nén tiếng cười, nói nhỏ với nàng:
- Thật ra, thì ngày mai mới có tiệc rượu, nhưng vừa rồi má tôi đột ngột hỏi tại sao ăn vận chỉnh tề, tôi khó thốt lời quá, đành đem chuyện ngày mai nói vào hôm nay vậỷ
Thanh Thanh thấy hắn nói hay hay, bật lên cười ha hả. Hắn cũng cười với nàng. Cười là liều thuốc bổ tốt nhất trên đời, và sau khi cười hả hê, Quốc Hùng trở lại tự nhiên như cũ.
- Hôm nọ, tôi ở trong phòng, chẳng có việc gì để làm, bác thì đang ngủ, tôi tẩn mẩn giải trí bằng cách: chiếu theo phương pháp làm đẹp có dạy trong sách báo mà hóa trang rồi sửa sẵn quần áo, đi lại xoay chuyển trước gương ... Tôi thấy mình giống như một cô đào xi-nê xấu xí nhất. Tôi lại lấy cái thỏi phấn xanh, đánh quầng mắt cho đen. Không ngờ lúc ấy bác đã nhẹ nhàng ngồi dậy, không một tiếng động, bác rón rén bước đến đứng phía sau! Vừa trông thấy gương mặt bác xuất hiện trong gương, tôi giật nẩy mình, nhảy nhỏm người lên. Bấy giờ, bác cũng nghi hoặc hỏi tôi một câu, tương tự như hỏi anh hôm nay vậy: “cháu trang điểm đẹp như vậy, để làm gì đâỷ” Anh biết tôi trả lời thế nào không?
Hắn đang vui sướng vì được nàng biểu đồng tình, trò chuyện thân mật, nên khoái chí cười đáp:
- Có phải cô cũng trả lời như tôi vừa trả lờỉ Rằng cô trang điểm để đi ăn cỗ, uống rượủ
Nàng lại cười sằng sặc, lắc đầu:
- Ðâu có được? Bác dư biết tôi mới về Ðài Loan lần đầu, không quen biết một ai khác.
- Thế thì ... tôi xin chịu, không đoán được.
- Bấy giờ tôi trả lời thế này ... (Nàng cười chúm chím có vẻ thích thú) Tôi trả lời rằng: “cháu thử trang điểm kỹ càng một phen, để xem, nếu mình cố gắng hết sức làm đẹp thì có thể giảm cái xấu đi được mấy phần?
- Má tôi có tin lời cô không?
- Sao bác lại không tin? (Nàng dạn dĩ nói) Tôi vốn xấu xí mà!
- Không! Trái hẳn lại (Hắn nhìn vào mắt nàng, thành thực nói) Cô xinh đẹp vô cùng. Cô Thanh à! Cô là người con gái đẹp nhất mà tôi được thấy trên đờị
- Anh diễu tôi rồi!
Nàng cảm thấy tơ lòng rung động, nhưng trấn tĩnh tinh thần, nói:
- Anh không nên chế diễu tôi mới phảị
Cuối câu nói, giọng nàng có vẻ trang trọng nghiêm chỉnh hơn. Hắn rất thông minh, tình ý, nên đỏ bừng mặt, vội đánh lạc vấn đề bằng cách trở lại câu chuyện nàng kể dở:
- à, cô chưa kể hết: Má tôi nghe cô trả lời như vậy rồi làm saỏ
- Chẳng làm sao cả. Hóa trang xong tôi đi rửa mặt coi như không có việc trang điểm. Ðương nhiên, bác cũng chẳng nói gì thêm.
- Cô Thanh à! (Hắn di di đầu mũi giầy trên sàn nhà nói với giọng rất thành khẩn) Trong thâm tâm, tôi phục cô vô cùng. Cô hòa hảo mà tinh tế, trong trắng rất thẳng ngay và rất tốt bụng. Cho nên cô đối xử với ai cũng rất êm đẹp, gần gũi với ai cũng được cảm mến. Cô thấy đó, từ hôm cô đến nhà tôi, má tôi vui sướng vì cô, đến nỗi thay đổi cả tính tình và thói quen. Nhớ lại, sau ngày ba tôi qui tiên, má tôi chỉ còn biết sống đơn độc trong phòng riêng, bà không buồn bước chân ra đến ngoài; cả năm chưa thấy bà nở một nụ cười trên môị Ngày nay có cô bên cạnh, má tôi như biến thành một người khác hẳn. Chẳng những bà cười nói suốt ngày, mà còn đi với cô đến tận Bộ nọ sở kia, để ghi tên cho cô lại đưa cô đi dạo chơi khắp thành phồ. Về điểm này, là con trai con gái của bà, chúng tôi phải lấy làm thẹn thầm. Và chúng tôi phải cảm ơn cô, khâm phục cộ
Nàng thấy hắn nói hợp tình hợp lý, tỏ ra rất biết điều thì lấy làm cảm động. Và hắn còn có vẻ giải bầy tâm sự kín đáo nữạ
Nàng dùng ánh mắt nghiêm trang kính trọng để nhìn hắn. Ðây là lần đầu tiên, kể từ hôm đến ở nhà này, nàng cảm thấy nhẹ lòng như trút được gánh nặng. Dù bà Phương tỏ ra hiểu lòng nàng, dù Uyển Hoa cư xử thân mật với nàng cho đến ông Tuyền và Lệ Quyên ân cần tiếp đãi hầu hạ nàng ... cũng chưa ai khiến nàng đẹp lòng hả dạ bằng Quốc Hùng. Chỉ một câu nói của hắn như trên, đủ cho cánh cửa lòng của nàng phải hé mở, đón nhận sự thành thật chí tình.
Bấy giờ nàng vui sướng vì câu nói của hắn, nhưng chẳng biết nói gì hơn, chỉ nhìn hắn mỉm cườị Hắn chăm chú nhìn nàng, ân cần hỏi:
- Ngày thi sắp đến rồi, cô vẫn đi học lớp luyện thi đều đều đó chứ?
- Tôi đang định đem vấn đề này bàn với anh, xem thế nào ...
Hắn hỏi vấn đề ra sao, nàng kể rằng: học lớp tối không mấy bổ ích. Ðành rằng mấy vị giáo sư dạy rất chăm chỉ, nhưng không hợp với trình độ của nàng. Các thầy dạy đều đều các môn, nhưng có những môn nàng thấy không cần thiết phải học thêm, có môn lại thiếu thấu đáo, khôeng đáp ứng đúng như cầu học hỏi của nàng.
Hắn chăm chú nghe, gật gật đầu:
- Trình độ của cô so với các học sinh ở đây không giống nhaụ Học như thế thật không bổ ích. Chi bằng ở quách nhà tự ôn tự luyện những môn mình còn kém, khỏi phí thì giờ cắp sách đến lớp.
Nàng do dự ngần ngừ:
- Nhưng mà ... tự luyện ở nhà, tôi không nắm vững thời giờ.
- Thì ghi rõ một thời dụng biễu, với giờ nghỉ, giờ học nhất định.
Nàng mỉm cười duyên dáng, lại có phần ngây thơ:
- Nhưng ai là người đốc thúc cho tôi phải theo đúng giờ giấc?
- Má tôi đó!
Nàng cười khúc khích:
- Ðốc thúc làm saỏ Tôi học bài trong phòng, cứ yên tĩnh được mươi phút, bác lại ngồi dậy nói chuyện, và thường nói hết cả buổị
Hắn mỉm cười tinh nghịch:
- Thì cô thưa rõ với cụ hay rằng: Hãy đợi đến khi thi đậu xong xuôi, cụ sẽ tha hồ nói chuyện.
- Nàng cũng tinh nghịch không kém:
- Anh vào nói giùm với bác cho tôi nhé?
Cả hai lại cùng cườị Càng vui cười, họ càng thân mật với nhau hơn. Rồi nhớ cái tối hôm nàng vào phòng hắn nhớ hắn chỉ vẽ bài toán, hắn trổ can đảm đề nghị:
- Hay là ... để tôi tình nguyện làm ông thầy giáo dục tại gia cho cổ
Nàng chỉ mong có thế. Lập tức sốt sắng hỏi:
- Thật không? Thật đấy chứ, anh Hùng? Anh bằng lòng dạy tôi ử
Thấy nàng phản ứng nồng nhiệt, hắn mừng như mở cờ trong bụng. Nhưng hắn còn e ngại một chút. Hắn cúi nhìn xuống mũi giầy, trầm ngâm một lát, rồi bảo nàng:
- Tôi rất sẵn sàng. Nhưng tốt hơn hết, cô hãy thưa với má tôi một lời, nói cho cụ hay rằng: học lớp tối chẳng ích lợi gì. Mặt khác, tôi hiện đang được nghỉ, chẳng phải làm gì. Thêm nữa, tôi đã có nhiều kinh nghiệm thi cử.
Hắn nói một lời, nàng vâng dạ một tiếng. Cứ như nàng nghĩ bà Phương lẽ nào cấm đoán hắn không cho dạy nàng. Một việc có lợi cả hai ba mặt như thế, hẳn bà chấp nhận dễ dàng. Nàng chỉ thắc mắc và hơi buồn về thái độ áy náy của hắn. Hắn có vẻ sợ mẹ hắn không cho phép. Nàng thỏ thẻ nói:
- Anh giúp cho như thế, tôi thật cảm kích trước lòng tốt của anh. Nhưng như vậy có trở ngại cho việc ôn tập bài vờ của chính anh hay không?
Hắn khẽ nhún vai, mỉm cười:
- Như tôi vừa nói đó, hiện tôi “ăn không ngồi rồi", chẳng có gì để làm cả.
- Cảm ơn anh lắm! Như vậy một ngày rất gần đây, tôi sẽ xin chính thức tôn anh làm thầy giáọ
- Chả dám đâu (Hắn cười, để lộ hai hàm răng trắng đều đặn)! Chẳng qua chúng mình hợp sức cùng nghiên cứu lại bài vở, thế thôị
Nàng chớp chớp riềm mí mắt, đang định tiến thêm một bước, là yêu cầu hắn ấn định ngày giờ khởi đầu dạy kèm. Nhưng nàng chưa kịp mở miệng, đã thấy cô sen Lệ Quyên tìm đến mỉm cưòi thưa:
- Thưa cô, bà mời cô vào có việc ạ.
Nàng hơi nhíu cặp mày, có vẻ bứt rứt. Quốc Hùng cũng hơi ngượng ngập, gượng cười bảo:
- Bây giờ tôi cũng đang có việc cần phải đị Việc ấy để ngày mai chúng ta sẽ bàn kỹ lạị
- Vâng, xin đợi đến mai nhé!
Nàng đi theo Lệ Quyên mấy bước, còn quay cổ lại, lớn tiếng bảo hắn:
- Bây giờ, vào gặp bác, tôi xin thưa với bác về việc nàỵ
Hắn ra đến đầu cầu thang, giơ tay lên vẫy vẫy nàng trước khi ra đi ... Thật vô cùng bất ngờ cho Thanh Thanh! Sau khi nàng hớn hở đề nghị cho Quốc Hùng dạy nàng học, bà Phương lớn tiếng từ chối ngay:
- Không! Cháu không cần học với nó.
- Tại sao vậy bác? Chính anh Hùng ngỏ ý muốn giúp đỡ cháu mà?
Sắc mặt bà bỗng nhiên đổi khác:
- Thế lại càng không được! Cháu sắp sửa học đại học nó cũng chỉ mới học đại học, nó dạy cháu được gì hơn?
- Bác đừng nghĩ thế, bác à! Dẫu sao anh ấy cũng học mấy năm đại học và nhất là có kinh nghiệm thi cử. Cháu rất cần anh ấy chỉ vẽ chọ
- Cứ như cháu nói, nó có thể làm giáo sư được rồị
Nàng không nài thêm nữạ Nàng đã biết rõ tính tình của bà. Một khi bà quyết đoán việc gì, thì đừng hòng bà đổi ý. Nàng thất vọng, áy náy về Quốc Hùng: hắn không được dạy nàng, nàng chịu thiệt cũng đành. Nhưng khi nàng báo tin mẹ hắn cấm cản, không cho hắn dạy nàng, phỏng có khác gì xối thùng nước đá lạnh xuống đầu hắn?
Buồn vì chuyện này, nàng lại nghĩ đến thái độ hơi kỳ của bà Phương: Tại sao bà tỏ ra cưng nuông nàng quá sức coi nàng hơn cả con gái và con trai của bà? Nếu tình trạng này kéo dài mãi, rồi chuyện gì xảy ra giữa nàng và các con đẻ của bà?
Nghĩ ngợi quá nhiều, tối hôm ấy nàng ngồi viết một lá thư rất dài, để gửi về Tân Gia Ba cho chạ Trong thư nàng kể rõ mọi việc diễn ra trong nhà họ Châu, có liên quan đến nàng nói rõ thái độ trìu mến đặc biệt của bà chủ nhà cùng vẻ hồ nghi của con gái bà. Nàng hỏi ý kiến cha, xem nên đối xử như thế nàỏ Nàng còn đề cập đến việc sắp tới: Nếu mai mốt thi đậu đại học, nàng có nên dọn vào ở ký túc xá chăng. Còn như, rủi thi trượt, nàng có cần trở về Tân Gia Ba ngay không?
Viết thư xong, bỏ vào phong bì, thì đã một giờ khuyạ Nàng quay lại, thấy bà Phương đang vừa cầm cuốn sách vừa ngủ, nàng cũng tắt đèn, rón rén đến giường, nhè nhẹ nằm xuống bên bà.
Tuy nhiên, nàng không sao đi vào giấc ngủ được. Nàng suy nghĩ miên man về thái độ của bà Phương. Kế, lại suy ngẫm về giáng điệu khác thường của Quốc Hùng hôm naỵ Tại sao ở nhà, mà hắn ăn vận tề chỉnh vậỷ Dường như khi bước chân vào phòng mẹ hắn, hắn có ý định mời nàng đi chơỉ Thật vậy, nụ cười ấy, giọng nói ấy, quả đã đổi khác, do ảnh hưởng của cuộc nói chuyện tay đôi trong phòng hắn hôm trước. Và nếu mẹ hắn không hỏi chặn họng khiến hắn phát ngượng, chắc hẳn đã bạo dạn ngỏ lời mời nàng rồị
Xét về tính tình, tư cách ... hắn đúng là người tốt. Hắn học giỏi, xinh trai, lễ độ, sẵn lòng giúp đỡ nàng, lại hiểu biết nhân tình thế tháị Nàng được mẹ hắn cưng chiều yêu mến quá đáng, hắn đã không lấy làm ghen, lại còn thẳng thắn ngỏ lời biết ơn nàng, rằng nhờ có nàng đến đây, mẹ hắn từ buồn chán, ưa cô tịch, bỗng đổi ra vui vẻ yêu đời, cười nói suốt ngày, và còn ra ngoài đi dạo chơi phồ phường nữa!
Trở mình trên giường nhiều lần, suy nghĩ cho đến ba giờ sáng Thanh Thanh lấy một quyết định dung hòa, không mất lòng ai như sau:
Nàng sẽ bỏ, không học lớp tối nữa, ở nhà tự ôn luyện bài vở. Tự luyện không được, nàng sẽ nhờ Quốc Hùng hướng dẫn, chỉ vẽ chọ Nhưng nàng cũng không ở bên cạnh hắn suốt buổi, vì như thế là trái lới bà Phương; nàng chỉ nên thỉnh thoảng tìm đến phòng hắn, khi gặp bài vở khó hiểụ.