Chương 21
Tác giả: QUỲNH DAO
Sau khi Vĩnh Trọng chết rồi, tôi cố duy trì cuộc sống như Vĩnh Trọng đã sắp đặt trước đây. Nhưng dù sao, Vĩnh Trọng đã mất rồi thì tôi không thể nào có đủ tiền để trả tiền phòng và lo miếng ăn hàng ngày được. Do đó, tôi bắt buộc phải dọn về ở chung với mẹ tôi. Đành rằng tiền bạc mẹ tôi không thiếu gì, nhưng tôi vẫn không muốn ở không mà nương nhờ vào đồng của cha mẹ mãi như vậy. Thế nên tôi giao bé Hoài Trọng cho mẹ tôi trông nom giùm để tôi rảnh tay đi tìm việc làm.
Nhưng mẹ tôi lại tỏ ra không đồng ý. Bà nói:
- Con đi làm việc thì kiếm được bao nhiêu tiền? ba trăm đồng một tháng đành rằng không ít, nhưng con lại phải tiêu xài nhiều thì còn được bao nhiêu, như vậy chẳng bõ công hơn nữa, các bạn đồng sự của con sẽ còn cười chê con chớ ích gì?
- Vậy thì con phải làm sao bây giờ?
- Hãy tìm một người đàn ông thích hợp với con mà tái giá là hơn.
- Không thể được, con rất sợ phải nghĩ đến chuyện ấy. Con không thể nào nói đến tình yêu một lần nữa.
- Nhưng hiện tại con mới có hai mươi mấy tuổi mà thôi.
- Dù vậy con vẫn không thể yêu ai được. Con cũng không thể để cho một ai khác yêu con cả.
- Vậy thì con sẽ ở một mình suốt đời ư?
- Có thể như thế lắm.
- Nhưng đâu phải người đàn ông nào cũng đều là người xấu hết đâu?
- Song nếu như con lại chẳng may bị một người đàn ông khác lường gạt lần nữa thì sao?
- Đó là chuyện của con, con không nghe lời mẹ thì hãy liệu lấy vậy.
Mẹ tôi tức giận, nên nói xong câu ấy thì bỏ đi ngay.
Tuy tôi đã nói với mẹ tôi rằng: Con không thể để cho người khác yêu con được, nhưng đó chẳng qua là câu nói trong cơn khích động mà thôi, nếu như có người nào thật tâm yêu tôi thì sẽ tái giá ngay.
Cái điều kiện của tôi đưa ra thật là thấp: không cần phải là người chưa có kết hôn, cũng không cần phải là thanh niên trẻ tuổi, đẹp trai. Lý do là vì tôi đã trải qua kinh nghiệm yêu đương với hai người đàn ông rồi nên tôi chẳng còn giá trị gì nữa mà đòi hỏi cho lắm.
Sống trong những ngày hết sức tịch mịch, tinh thần tôi cảm thấy trống trải lạ thường.
Ở sát vách nhà tôi, có một bà lão vốn là tín đồ Công giáo, mỗi chúa nhật bà ta đều đi lễ ở nhà thờ.
Có một hôm bà ta mời tôi cùng đi nhà thờ, nếu không ở nhà cũng chẳng làm gì tôi bèn bồng Hoài Trọng cùng đi với bà ta đến giáo đường. Khi từ trong nhà thờ đi ra, tôi chợt trông thấy có một gương mặt quen quen khiến tôi hết sức ngac nhiên. Tôi suy nghĩ một lúc, rồi tiến nhanh tới trước và cất tiếng gọi:
- Điền tiểu thơ! Điền tiểu thơ!
Vị nữ tu ấy quay đầu lại nhìn tôi với vẻ rất ngạc nhiên. Tôi hé nở một nụ cười và nói:
- Đã lâu rồi, tôi không gặp Điền tiểu thơ!
Vị nữ tu ấy nhìn tôi một lúc, rồi mỉm cười hỏi:
- Có phải cô là Y Sa không?
- Vâng. Điền tiểu thơ còn nhớ tôi chăng?
Điền Tích Xuân trầm hẳn sắc mặt xuống, khẽ gật đầu, rồi một lát sau mới nói:
- Y Sa, trong quá khứ, tôi thật đối với Y Sa không phải...
Tôi ngắt ngang lời Điền Tích Xuân ngay:
- Điền tiểu thơ bất tất nhắc đến chuyện ấy làm chi! Trong quá khứ, chúng ta đều lầm lẫn cả. Tỷ như tôi đã gạt Điền tiểu thơ đến quán trên núi để gặp Trình Diệu Quang...
- Y Sa có gặp Diệu Quang không?
Điền Tích Xuân tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi:
- Anh ấy đã rời khỏi Hương Cảng rồi à?
- Phhải, chỉ vì tôi đã làm cho anh ấy rất đau lòng, nên anh ấy đã rời khỏi Hương Cảng để sống cuộc đời phiêu lưu của một thủy thủ.
Điền Tích Xuân hạ thấp giọng nói:
- Tôi biết Diệu Quang đã yêu Y Sạ Diệu Quang và Y Sa quả là một cặp rất xứng đôi vừa lứa, thế mà tôi không ngờ mối tình hai người lại không có kết quả như vậy.
- Anh ấy là người tình đầu của tôi, và anh ấy vẫn âm thầm yêu tôi mãi. - Điều đó, Diệu Quang đã có nói cho tôi nghe sau khi Y Sa rời khỏi biệt thự. Do đó, tôi mới biết rằng ái tình giữa trai và gái còn cần phải có chữ "Duyên" nữa, chứ không thể nào ép buộc được. Vì vậy mà tôi đã quyết tâm ly khai trần thế để đi tu.
- Nhưng Điền tiểu thơ hãy còn trẻ tuổi, Điền tiểu thơ không thể...
- Y Sa bất tất vì tôi mà bận tâm làm gì. Hiện lòng tôi rất vui sướng. Có thể trong con mắt của người trần tục, chúng tôi là những kẻ cô độc nhưng thực ra, tâm linh của chúng tôi thật là sung sướng.
Tôi mỉm cười, biểu thị đồng ý với Điền Tích Xuân. Sau đó, Điền Tích Xuân đưa mắt nhìn bé Hoài Trọng và hỏi:
- Con của Y Sa đây à?
Tôi gật đầu, rồi đem hết những nỗi bất hạnh của mình mà thuật sơ qua cho Điền Tích Xuân nghe. Có lẽ những chuyện đó quá bi thảm, nên sau khi tôi kể xong, đôi mắt của Điền Tích Xuân long lanh ướt.
Thế rồi nhân cơ hội ấy, Điền Tích Xuân đem chuyện đạo ra mà nói với tôi.
Tôi thành tâm thốt:
- Tôi cũng hy vọng rằng tôi sẽ trở thành một tín đồ Công giáo. Con người có tín ngưỡng là điều rất tốt.
Sau đó, tôi và Điền Tích Xuân mới chia tay nhau. Tôi bồng Hoài Trọng đi được mấy bước, vụt quay đầu lại nhìn cái bóng của Điền Tích Xuân đi xa dần mà trong lòng cảm xúc lạ thường.
Giữa lúc ấy tôi chợt phát giác ra có một thanh niên lạ mặt đang đi phía trước tôi quay đầu lại nhìn tôi và mỉm cười.
Tôi liền thu hồi cái nhìn của mình lại và bước đi. Cái nhìn của thanh niên ấy tự nhiên cảm thấy phấn khởi không ít, vì từ lâu nay tôi vẫn có cái mặc cảm là mình đã già xấu lắm rồi. Giờ đây, bắt gặp cái nhìn của thanh niên ấy, tôi mới biết là mình vẫn chưa phải là một đóa hoa héo úa như tôi tưởng.
Khi trở về nhà dùng bữa cơm trưa, tôi thấy mẹ tôi ngồi bàn ăn mà gương mặt lộ vẻ không vui chút nào. Tôi đoán biết là bà có tâm sự gì rồi, nên cất tiếng hỏi:
- Mẹ! Hình như có chuyện gì khiến mẹ âu lo?
Mẹ tôi nghiêm nghị nói:
- Cha con vừa gởi thư về.
Nói đến đấy, mẹ tôi trao bức thư cho tôi đọc.
Sau khi xem xong tôi cảm thấy lòng mình nặng nề tưởng chừng có treo đá. Thì ra cha tôi cho biết tiệm buôn của ông vừa bị hỏa hoạn thiêu rụi tất cả tổn thất thật là trầm trọng. Tuy cha tôi có đóng bảo hiểm nhưng ông lại được bồi thường một số tiền quá ít. Thế nên, ông quyết định sẽ rời khỏi Pháp Quốc để trở về Hương Cảng và ở luôn tại đây.
Đáng lẽ cái tin cha tôi trở về là một tin vui, vì đã lâu rồi hai mẹ con tôi đều không được gặp mặt ông. Nhưng ngày ông trở về lại kèm theo cái tin chẳng lành ấy, nên chúng tôi làm sao vui được.
Mẹ tôi trầm ngâm một lúc mới nói:
- Chẳng hiểu cha con đem được bao nhiêu tiền về? Nếu như ông ấy không có mang tiền về nước thì từ nay trở đi, chẳng hiểu sự sống của mẹ con mình sẽ ra sao?
Tôi an ủi bà:
- Mẹ, chớ nên nghĩ ngợi quá nhiều, quá xa xôi như vậy làm chi.
Mẹ tôi buồn rầu nói:
- Mẹ không thể nào không nghĩ xa như vậy được. Tuổi của cha con đã cao rồi, khi trở về đây, cha con sẽ không thể làm việc được nữa, mà nhà mình thì lại đông người.
Tôi mẫn cảm nói:
- Nếu tiền bạc của má có phần khó khăn thì con và Hoài Trọng sẽ không sống nhờ vào cha mẹ nữa. Con sẽ cố tìm việc để nuôi sống lấy thân.
Mẹ tôi lắc đầu:
- Mẹ không hề có cái ý nghĩ ấy.
Một hôm, chúng tôi lại nhận được thư của cha tôi gởi về cho hay ông sẽ đi bằng tàu về nước và cho biết luôn cả ngày ông về tới.
Đến đúng ngày hôm ấy, tôi và mẹ tôi và bến tàu đón ông.
Khi thấy có một người đàn ông đã lớn tuổi, mình mặc tây trang sạch sẽ, tôi thầm nghĩ là cha mình chắc hẳn cũng giống như người đàn ông ấy, vì hai người cùng trạc tuổi nhau.
Thế nhưng, tôi không ngờ, khi tàu cặp bến rồi, mẹ tôi hướng về phía một người đàn ông mặc bộ y phục cũ mềm và rộng thùng thình từ trên tàu bước xuống mà đưa tay vẫy gọi, khiến tôi hết sức ngạc nhiên.
- Y Sa, cha con đó! Mẹ tôi lớn tiếng nói.
Tôi không muốn tiến tới, vì trong đầu óc tôi, cha tôi không phải là người như thế đó.
Nhưng sự thực thì người đàn ông ấy lại chính là cha tôi thật rồi, vì mẹ tôi đã bảo như vậy.
Tôi không thể làm sao hơn là đành bước tới với ông. Cha tôi đưa bàn tay ra nựng nhẹ vào mặt tôi, nhưng tôi lại cảm thấy đau rát vô cùng vì bàn tay của ông nhám cào, cọ vào má tôi đau điếng, khiến tôi phải vội vàng tránh xa bàn tay của ông ra.
Cha tôi cười nói:
- Thấy cha thì việc gì lại mắc cở?
Nhưng tôi nào có mắc cở đâu. Tôi chỉ tránh bàn tay nhám cào của ông đã làm cho má tôi bị rát rạt và đau đớn.
Mẹ tôi lên tiếng trách:
- Con thật là vô phép, gặp cha mà không kêu được một tiếng.
Tôi cố gượng cười và buột miệng thốt:
- Thưa cha, mạnh giỏi!
Cha tôi cao hứng mỉm cười.
Từ trong bến tàu, chúng tôi xách hành lý đi ra bên ngoài đón taxị Đón mãi đến năm phút mới có một chiếc taxi đến. Chúng tôi cùng lên xe và bảo tài xế chạy thẳng về nhà.
Mẹ tôi hỏi cha:
- Mình chỉ mang có bấy nhiêu hành lý về sao?
- Còn hai chiếc va ly lớn nữa, tôi gởi tàu mang về sau.
- Thế mình không tính trở sang Pháp nữa chứ?
Cha tôi gật đầu.
Mẹ tôi nói tiếp:
- Dù cho mình có muốn trở sang Pháp, tôi cũng không để cho mình đi nữa. Mấy năm nay, tôi sống thật là hiu quạnh. Nhất là từ ngày con Y Sa đi lấy chồng, tôi ở nhà có một mình, thật là đơn chiếc, dù có muốn nói chuyện cũng chẳng có người để nói. Vì vậy mà mỗi ngày tôi đều phải đi tìm người đánh mạt chược cho đỡ buồn.
Cha tôi chẳng nói gì, chỉ mỉm cười.
Tôi nhìn bàn tay của cha tôi, thấy bàn tay của ông rất to với những chiếc ngón thật là thộ Do đó tôi đoán biết ngay là cha tôi nhất định đã đi làm công ở bên Pháp rồi.
Cha tôi rất mẫn cảm, chừng như ông biết được những ý nghĩ của tôi nên ông giấu vội hai bàn tay vào trong túi áo.
Trong cái giây phút đó, tôi sực nghĩ lại trước đây mình đã dùng đồng tiền của cha già ăn tiêu bừa bãi, mà có biết đâu đó là tiền mồ hôi nước mắt của ông. Giờ đây, thấy bàn tay của ông thô lớn như thế, tôi mới biết rõ ràng những đồng tiền ấy chính là tiền mà ông đã kiếm được bằng mồ hôi nước mắt vậy.
Chính vì nghĩ đến điều ấy mà tôi hết sức khổ tâm và chẳng thiết gì nói chuyện cả.
- Mình đã mang tiền về nhiều hay ít? Mẹ tôi hỏi cha tôi.
Đó là một câu hỏi quá ư thực tế. Tôi lấy làm lạ nhìn mẹ tôi và nói:
- Mẹ, sao mẹ hỏi câu ấy làm gì?
Mẹ tôi lớn tiếng nói:
- Đã làm con người, không thể không thực tế được. Ở Hương Cảng này, không có tiền thì không thể sống nổi! Cần phải biết cha con mang về bao nhiêu tiền để mẹ tính. Nếu có tiền nhiều thì chúng ta sẽ mua vài từng lầu để cho thuệ Còn tiền ít thì...
Cha tôi nói:
- Tôi đem tiền về không có nhiều đâu.
- Độ bao nhiêu? Mẹ tôi lại hỏi lần nữa.
Cha tôi do dự không trả lời.
Tôi hạ thấp giọng nói với sự vẫn xin:
- Mẹ, con xin mẹ chớ nên hỏi đến chuyện ấy nữa. Khi chúng ta về tới nhà rồi mẹ hẳn hỏi.
Mẹ tôi có vẻ cay cú ra mặt:
- Cái nhà đó con không phải lo, nên tự nhiên là con không cần quan tâm tới vấn đề ấy bằng mẹ!
Tôi không nói gì nữa, chỉ lặng thinh nhìn ra cửa xe trong khi lòng tôi khổ tâm vô hạn.
Khi xe taxi ngừng, tôi xách va ly xuống trước. Chiếc va ly rất nặng nhưng tâm tình tôi còn nặng hơn chiếc va ly ấy nhiều.
Lúc đó vào trong nhà xong, tôi đặt hành lý xuống rồi đi thẳng luôn vào trong phòng ngủ, đóng cửa lại. Nhưng mẹ tôi gõ cửa phòng và gọi:
- Y Sa, con rút vào trong phòng làm gì thế? Hãy ra ngoài này nói chuyện với cha con đi.
Tôi nói dối:
- Con rất mệt. Con muốn ngủ một chút.
Mẹ tôi tức giận, càu nhàu:
- Cái thứ của mầy thật là...
- Mẹ Ơi, mẹ Ơi, có tiếng bé Hoài Trọng ở bên ngoài gọi tôi.
Tiếng gọi của Hoài Trọng khiến tôi càng khổ tâm hơn nữa. Nó là đứa con không cha, liệu rồi đây tôi sẽ nói sao với cha tôi? Nghĩ đến điều ấy, tôi không cầm được nước mắt nữa. rồi lại nghĩ đến số tiền mà tôi đã bị lường gạt là tiền mồ hôi nước mắt của cha tôi, tôi lại càng đau khổ và khóc nhiều hơn.
Trong cái giây phút ấy, tôi không nghĩ tới cái chết, vì sau khi trải qua những cảnh khốn khổ, tôi lại càng muốn sống hơn bao giờ hết.
Rồi vì để giảm gánh nặng cho cha tôi, tôi bắt đầu đi tìm việc làm. Một hôm tôi đọc báo anh văn, thấy co một hãng buôn cần thuê một nữ thư ký lo về việc quảng cáo, tôi bèn viết thư đến đấy xin sở làm.
Độ một tuần sau thì tôi nhận được thư mời đến. Đó là một hãng buôn đặt tại một từng lầu, chu vi thật bé nhỏ, chỉ để vừa đủ bốn chiếc bàn mà thôi, và có hai người thanh niên đang ngồi làm việc.
Tôi đến nói chuyện với một trong hai người ấy thì y đưa tôi vào một căn phòng gần đó. Trong phòng có một người đàn ông trung niên đang ngồi làm việc. Thấy tôi vào, ông ta vội vàng đứng dậy bắt tay tôi và mời tôi ngồi. Sau đó, ông ta tự giới thiệu:
- Tôi họ Lâm. Lâm là song mộc đó! (Chữ Lâm có hai chữ mộc).
Tôi mỉm cười gật đầu và nói:
- Vâng, xin chào ông Lâm.
ông ta nói tiếp:
- Lý lịch của cô, tôi đã xem qua rồi. Lời yêu cầu của cô trong bức thư về số lương đó, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận.
Nghe ông ta nói như thế, tôi mừng rỡ vô cùng, vì tôi đã yêu cầu mỗi tháng phải trả cho tôi số lương là tám trăm đồng.
- Đến bao giờ thì cô có thể tới làm việc được?
ông Lâm hỏi tôi.
- Dạ, bao giờ cũng được cả. Ngày mai có được không?
ông Lâm gật đầu.
Thế là qua hôm sau, tôi bắt đầu đến đấy làm việc. Vì ở văn phòng không có phụ nữ, nên tôi chẳng cần phải chú ý đến việc trang điểm nhiều lắm, và cũng không sợ bị nhiều chuyện.
Thế nhưng, khi tôi đến nhận việc thì lại chẳng có công việc gì để làm cả. Tôi ngồi trong văn phòng ông Kinh Lý, đối diện với ông tạ Thỉnh thoảng cái nhìn của ông và của tôi tiếp xúc nhau, khiến tôi cảm thấy khó chịu vô cùng.
Theo lời ông Lâm thì hãng của ông xuất cảng hàng hóa, nhưng ông không chịu nói rõ là hàng hóa gì, nên tôi cũng chẳng tiện hỏi cho rõ.
Tuy là một người ở vào tuổi trung niên, nhưng ông Lâm lại có vẻ không đứng đắn cho lắm. Có nhiều khi ông ta lấy hình khỏa thân của các cô gái ngoại quốc đưa cho tôi xem, đồng thời ông ta thường nhìn lén cặp đùi của tôi luôn.
Do đó mà tôi bắt buộc phải đề phòng đối với ông ta.
Có một buổi chiều, ông ta mời tôi đi ăn cơm tối, tôi nhận lời ông tạ Sở dĩ tôi nhận lời mời của ông là vì tôi chẳng những muốn tỏ ra có hảo cảm đối với ông, mà còn muốn có dịp để dò xét ông ta, xem ông là người như thế nào.
ông ta đưa tôi vào một dạ tổng hội có ánh đèn màu hồng, không khí thật hấp dẫn để mời tôi ăn cơm.
Khi người bồi tới, ông ta hỏi tôi:
- Cô dùng rượu gì?
Tôi lắc đầu:
- Thưa, tôi không biết uống rượu.
- Ồ, uống chút ít thì say xiết gì! Cô hãy uống một ly "Baby Shamp" vậy nhé?
Tôi lắc đầu từ chối.
- Tại sao vậy? Tôi biết cô có thể uống được rượu mà. à, tôi biết rồi, chắc cô sợ tôi dùng rượu để...
- Không, tôi không có cái ý ấy đâu. Tôi vội vàng đính chính.
- Nếu không phải thế thì cô hãy uống với tôi một ly cho vui đi. Làm người, chớ nên quá cố chấp như vậy. Không ăn thứ này, không uống thứ kia thì cuộc đời còn gì là ý nghĩa nữa?
Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Vâng, vậy thì tôi chỉ uống một ly thôi. Nếu ông mời tôi uống đến ly thứ hai, thì tôi đành phải xin lỗi vậy.
- Tốt lắm. Chỉ uống một ly thôi. Ông Lâm tươi cười nói, rồi ông quay đầu lại bảo người bồi: Anh hãy cho tôi một ly Huýt Ky Tô Cách Lan và một ly rượu thơm nhỏ cho cô đây.
Khi người bồi mang ly rượu đến đặt trước mặt tôi, ông Lâm hỏi tôi muốn ăn thứ gì. Tôi không có ý kiến, nên ông tự ý gọi một số thức ăn.
Sau đó, ông ta nâng ly lên và mời tôi uống. Tôi thận trọng đưa hai tay cầm ly rượu có cái chân cao mà uống thử một hớp, thấy không đắng mà có mùi vị rất ngọt thơm.
- Hãy uống thêm một hớp nữa đi. Ông Lâm nhìn tôi và mỉm cười nói.
Thế là tôi uống đến cạn cả ly rượu ấy.
Nhưng chỉ một lát sau thì tôi đã cảm thấy mặt mình nóng bừng lên, đôi mắt của tôi đâm ra mờ đi, song tôi vẫn chưa đỗi say lắm, tôi thấy ông Lâm nhìn tôi và nở một nụ cười.
Tôi vờ nói dối:
- Tôi đã say quá rồi, xin ông hãy mau đưa tôi về nhà đi.
ông Lâm không hề phản đối, và vội vàng gọi bồi đến tính tiền. Khi đã ra tới bên ngoài, ông ta gọi một chiếc taxi lại, rồi đến nói những gì nho nhỏ với người tài xế. Sau đó, ông ta dìu tôi lên ngồi ở phía sau. Tôi biết ngay là ông ta đang tiến hành một kế hoạch gì đó, nhưng tôi vẫn không buồn phản ứng vội. Tôi làm bộ quá say, gục đầu lên vai ông tạ Chẳng bao lâu sau, xe taxi dừng lại, thì ra đó là một "chiêu đãi sở". Thế rồi ông ta dìu tôi vào bên trong thang máy, đưa tôi lên từng lầu thứ 14 và mở một căn phòng tại đây.
ông ta dìu tôi vào trong phòng, rồi chẳng nói chẳng rằng, bắt đầu mở chiếc giupe của tôi ra với một động tác rất nhanh chóng.
Tôi vội vàng chuyển mình, giáng cho ông ta hai cái tát tay nẩy lửa, rồi đứng dậy mở cửa phòng bỏ đi ra ngoài.
ông ta chạy theo và cất tiếng gọi:
- Y Sa, hãy mau trở lại đi.
Tôi lại càng bước nhanh hơn, chẳng buồn quan tâm đến ông ta.
- Nếu cô không trở lại thì ngày mai cô sẽ thất nghiệp nghe chưa?
Tôi hơi khựng lại, nhưng rồi lại tiếp tục bước đi thật nhanh. Ngay lúc ấy chiếc thang máy cũng vừa dừng lại tại lầu 14. Tôi mở cửa bước vào và đưa tay ấn chiếc nút điện. Lúc ông Lâm vừa đi tới thì cánh cửa thang máy đã đóng lại rồi.
Khi đã ra đến ngoài đường, tôi đứng đón taxi để về nhà. Chợt tôi thoáng trông thấy một bóng đi đi tới. Tôi định thần nhìn kỹ thì nhận ra đó là lão Lâm. Lão vẫn còn mặc bộ đồ ngủ và tiến nhanh đến, nói:
- Y Sa, chớ có đi. Hãy chờ tôi trở vào mặc y phục, rồi tôi sẽ đưa Y Sa về luôn thể.
Tôi hung hãn xô lão ta ra:
- Hãy cút đi!
Lão Lâm nói với giọng cầu khẩn:
- Y Sa, hãy tha thứ cho tôi. Tôi đã uống quá nhiều rượu, hãy tha thứ cho tôi.
Tôi vẫn không buồn trả lời lão ta, mà vội quay gót bỏ đi để tránh xa lão ta ra.
Nhưng lão nắm lấy tay tôi mà bảo:
- Y Sa, hãy theo tôi trở vào trong ấy đi.
- Hãy dang ra! ông là loài cầm thú mà! Hãy dang ra đi!
Lão Lâm nhìn tôi và mỉm cười hiểm độc:
- Tốt lắm, có đi thì cứ đi. Cô đừng tưởng tôi không biết cô là người như thế nào.
Tôi trừng mắt hỏi lão ta:
- Tôi là người gì?
- Cô là một quả phụ!
Tôi bất giác đứng lặng người đi và phát run lên. Lão ta cười nhạt, tiếp:
- Chỉ vì tôi thương hại sự cô quạnh của cô mà tôi mới muốn an ủi cô phần nào. Không ngờ cô lại làm cao, ra cái điều trinh khiết lắm.
Câu nói của lão ta khiến tôi cảm thấy máu nóng trong người mình như sôi lên, đồng thời tôi đau khổ đến cùng cực. Tôi bỏ đi thật nhanh trong khi nước mắt tôi tuôn rơi ràn rụa xuống đôi má.
Có tiếng lão Lâm nói với theo sau lưng:
- Cái thân thế của cô, tôi đã điều tra biết quá rõ rồi. Cô đừng làm bộ đóng kịch là một thiếu nữ đối với tôi, vô ích lắm.
Tiếp theo đó, tôi nghe có tiếng lão Lâm cười ha hả sau lưng, khiến tôi thật không thể ngờ lão ta lại ty tiện đến thế.
Khi tôi về tới nhà thì cha mẹ tôi vẫn chưa ngủ. Thấy tôi về tới, cả hai người đều tỏ vẻ ngạc nhiên và lo lắng hỏi:
- Kìa, có chuyện gì xảy ra vậy? Tại sao con lại khóc khi về tới nhà?
Tôi tiếp tục khóc nức nở và chạy thẳng vào trong phòng ngủ.
Mẹ tôi chạy theo an ủi:
- Chớ có khóc nữa, Hoài Trọng nó đang ngủ. Có chuyện gì xảy ra thế, hãy nói cho mẹ nghe đi.
Thế là tôi vừa khóc vừa thuật lại câu chuyện ấy cho mẹ tôi nghe. Khi tôi thuật xong, bà nói:
- Thì ngay từ đầu, mẹ đã không bằng lòng con đi làm việc rồi. Thế mà con lại không nghe lời mẹ. Mẹ chỉ lo cho con đi làm rồi lại bị bọn đàn ông nó lường gạt con lần nữa thôi.
Cha tôi bảo:
- Thôi, đừng khóc nữa, con. Ngày mai hãy nghỉ việc đi là xong.
- Cái xã hội này là xã hội của bọn đàn ông, đàn bà con gái tưởng đâu sẽ có chỗ đứng trong cái xã hội đó, nhưng thật ra đâu có dễ dàng như vậy. Con hãy nghe lời mẹ mà tìm một người đàn ông thích hợp mà kết hôn đi là tốt nhất.
Tôi ôm lấy đầu và khổ sở nói:
- Cha mẹ hãy ra ngoài kia đi...