Chương 23
Tác giả: QUỲNH DAO
Nhưng nghĩ đến chuyện đi làm, tôi không khỏi cảm thấy lòng mình đau khổ vô cùng. Theo sự thông thường thì đi làm thư ký, nếu kiếm nhiều lắm cũng chỉ độ mấy trăm đồng một tháng mà thôi. Nhưng với mấy trăm đồng đó làm sao đủ được?
Chưa nói đến sự sống của cả ba miệng ăn trong gia đình, nội tiền y dược phí của cha tôi không cũng đã không dưới hai ngàn bạc rồi.
Hai ngàn bạc? Tôi làm sao có đủ năng lực để kiếm hàng tháng số tiền quá to tát ấy?
Do đó, tôi mới nghỉ việc đi làm vũ nữ. Nhưng tôi lại lắc đầu, tự phản đối ngay:
- Không ta không thể đi làm vũ nữ được. Dù sao ta cũng là một thiên kim tiểu thơ, ta lại còn tốt nghiệp ở trường Anh văn nữa thì ta đâu thể đi làm cái nghề lắm nhục nhã ấy được.
Tôi suy nghĩ rất nhiều lần, và cuối cùng tôi lại tự nhủ:
- à, hay là ta đi bán bạ Bán ba tương đối đỡ khổ hơn. Chỉ cần tiếp đãi khách, uống rượu với khách để kiếm tiền thì còn có thể giữ gìn tấm thân của mình trong sạch được.
Rồi tôi lại nhớ đến những lời nói của Hồ Minh trước đây. Theo lời anh ta tiết lộ thì lão Lâm có một câu lạc bộ tại Cửu Long. Vậy thì tại sao tôi lại không biết nhờ đến lão ta?
Nghĩ vậy, tôi liền gọi điện thoại cho lão Lâm và hẹn lão ta đi uống trà.
Nghe tôi hẹn như thế, lão Lâm hết sức kinh ngạc. Lão im lặng một lát rất lâu mới nhận lời tôi.
Khi đã gặp tôi tại quán trà, lão bèn hỏi tôi:
- Cô hẹn tôi đến đây có chuyện gì vậy? Cô hãy nói liền cho tôi nghe đi!
Tôi nói ngay:
- Tôi muốn nhờ anh giới thiệu cho tôi đi làm tại câu lạc bộ của ông.
Lão Lâm sửng sốt nhìn tôi:
- Cô... cô làm sao lại biết được...
Tôi mỉm cười, ngắt ngang:
- Tôi không thể nói cho ông nghe đâu.
Lão Lâm cười hỏi lại:
- Cô không có ý đùa với tôi chứ?
- Dĩ nhiên là không rồi. Tôi đang cần tiền, nên tôi muốn được đi làm.
Lão Lâm cúi đầu suy nghĩ giây lát rồi nói:
- Quả thật là hiện tại câu lac bộ của tôi rất cần người. Các cô bán ba ở đó có toàn quyền tự do, hễ kiếm được bao nhiêu thì chia ba bẩy. Nếu như thủ đoạn của cô cao cường, thì cô kiếm được bao nhiêu ở bên ngoài câu lạc bộ, đó là tiền riêng của cô, chúng tôi không cần biết đến.
Lão Lâm tiếp:
- Làm người chớ nên cố chấp. Theo như tôi thấy, người trẻ đẹp lại biết nói anh ngữ như cô thì chỉ trong vòng một năm, cô có thể kiếm cả trăm ngàn đồng dễ như chơi... Chẳng giấu gì cô, có một cô làm cho chúng tôi đến ngày nay đã có thừa tiền để tậu nhà cửa mà còn sắm đến hai chiếc xe hơi rất lộng lẫy.
- Vậy thì đến chừng nào tôi có thể đi làm được?
- Theo nguyên tắc thì ngày mai này cô có thể đi làm được rồi. Nhưng tôi cũng cần phải hỏi qua ý kiến của "cai gà" đã.
Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, còn hỏi ý kiến của "cai gà" nữa sao?
- Phải, đó là cô gái.
- Một cô gái?
- Đúng thế.
- Ai vậy?
- Không thể nói ra cho cô biết trước được.
Tôi nghiêm nét mặt, nói với lão ta:
- Ông Lâm, tôi muốn mượn trước một số tiền, vậy có được không?
- Chuyện đó chẳng thành vấn đề. Nhưng cô cần độ bao nhiêu?
- Hai ngàn đồng.
- ít hơn có được không?
- Cha tôi đang nằm bịnh viện và rất cần tiền, nếu không thì tôi chẳng đi tìm ông làm chị Vả lại tôi cũng cần có tiền để may y phục đi làm.
ông Lâm gật đầu:
- Nếu cho cô mượn tám trăm hay một ngàn thì chẳng thành vấn đề. Nhưng ngặt cái là cô đòi mượn tới hai ngàn đồng thì xin cô thông cảm ở chỗ tôi không thể trả lời cô liền được, vì tôi còn cần phải hỏi lại ý kiến cô cai gà đã.
Tôi vẫn nài:
- Tôi xin ông hãy nói lại với cô ấy dùm. Đến chừng nào thì tôi có thể gặp cô ấy được?
- Tối mai, cô hãy đến câu lạc bộ của chúng tôi nhé. Vừa nói, lão vừa đưa tấm danh thiếp cho tôi.
Tôi gật đầu rồi cất tấm danh tiếp vào trong sắc tay, sau đó chúng tôi rời khỏi quán.
Qua hôm sau, tôi gọi taxi đi đến câu lac bo ấy và bấm chuông gọi cửa. Một lát sau, có một cô gái đi ra. Tôi toan lên tiếng nói thì lão Lâm cũng vừa tới. Lão vẫy tay gọi tôi đi vào theo lão và mời tôi ngồi tại phòng khách. Sau đó lão bỏ đi một lát thì trở lại nói:
- Cô theo tôi vào trong này. Cô chủ mới vừa về tới.
Tôi đứng dậy và nối gót theo lão Lâm vào một gian phòng trọ. Tại đây có một người đàn bà thuộc tuổi trung niên đang ngồi nơi bàn. Tôi nhìn kỹ người đàn bà ấy và bất giác giựt mình, kinh ngạc đến tột độ. Thì ra, người đàn bà mà lão Lâm gọi là cô "cai gà" và cũng là cô chủ câu lạc bộ ấy không ai khác hơn là Trại Kim Liên.
Lão Lâm giới thiệu tôi với Trại Kim Liên rồi rút lui ra ngoài. Trại Kim Liên hỏi thăm tôi một vài câu chuyện, rồi hỏi:
- Tối mai cô có thể trở lại làm việc được không?
- Tôi nghĩ chẳng có gì trở ngại cả.
Trại Kim Liên lại hỏi:
- Cô muốn mượn trước hai ngàn đồng, phải không?
- Vâng.
Trại Kim Liên mở hộc tủ, lấy bốn tờ giấy năm trăm đồng. Sau đó, cô ta đưa ra một tờ giấy trắng để tôi ghi vào đó là có mượn trước của cô ta hai ngàn đồng. Tôi làm theo lời yêu cầu của cô ta, rồi đứng dậy, từ giã cô ta ra về. Nhưng khi tôi sắp sửa bước ra cửa thì đột nhiên từ bên ngoài có một người đàn ông bước vào. Tôi ngước nhìn y thì bất giác giật mình và ngạc nhìn không ít. Nguyên lại người đàn ông ấy chính là Vũ Bội.
Vũ Bội đưa mắt nhìn tôi và hé nở một nụ cười:
- Y Sa, cuối cùng rồi em cũng đến đây làm, phải vậy không?
Tôi đứng lặng người đi vì không biết phải trả lời sao. Thì ra, lời anh bồi ở nhà hàng hôm nọ đã nói đúng, Trại Kim Liên đã nuôi Vũ Bội để hắn làm tình nhân của cô ta.
Tôi cũng không buồn trả lời Vũ Bội, mà chỉ cúi mặt bước ra bên ngoài rồi khép cánh cửa phòng lại.
Khi ngồi trên chiếc tàu để qua sông trở về nhà, tôi nghĩ đến số tiền hai ngàn đồng trong sắc tay mà không khỏi bùi ngùi. Tuy số tiền ấy to thật, nhưng nếu tôi phải trả tiền nhà, tiền bệnh viện cho cha tôi thì chỉ còn lại độ vài chục đồng thôi. Nghĩ đến điều ấy, lòng tôi càng khổ não lo buồn...
Khi tôi về tới nhà thì thấy Hoài Trọng đang khóc ở trong phòng, còn mẹ tôi đang quắc mắt nhìn nó lom lom, đầy vẻ giận dữ. Tôi biết ngay là Hoài Trọng đang bị mẹ tôi đánh nên lòng tôi càng buồn vô hạn.
Kinh nghiêm cho tôi biết rằng mẹ tôi đã đi đánh mạt chược bị thua nên về nhà mới đánh đập Hoài Trọng như thế. Nếu trong lúc này tôi thốt ra mấy lời an ủi Hoài Trọng thì thế nào mẹ tôi cũng nổi sùng lên, mắng chửi cả tôi nữa.
Thế nên tôi chỉ lạnh lùng nhìn Hoài Trọng rồi day sang nói với mẹ tôi:
- Ngày mai này con phải đi làm việc rồi. Mẹ Ở nhà coi sóc giùm Hoài Trọng được không?
Mẹ tôi trố mắt nhìn tôi rồi hỏi:
- Mày sắp đi làm rồi hả? Nhưng làm việc gì?
- Con làm việc tại quán rượu.
- Tại quán rượu?... Nhưng... sao mày lại đi làm như thế được?
- Con cũng không muốn thế, nhưng chúng ta quá cần tiền thì biết làm sao hơn?
Mẹ tôi lặng thinh, nhưng hai tay bà run rẩy, chứng tỏ bà ta đang tức giận lắm. Tôi trầm giọng nói tiếp:
- Chúng ta sống cực khổ đến thế nào, chúng ta cũng vẫn chịu đựng được. Chúng ta ở trong một ngôi nhà chật hẹp, ăn mì gói trừ cơm cũng chẳng sao. Nhưng còn chứng bịnh của cha, chúng ta không thể nào không kiếm tiền để lo chạy chữa cho cha được.
Mẹ tôi nói với giọng oán trách:
- Nhưng chứng bịnh của cha mày đã vô vọng rồi chỉ có chết đi là tốt nhất. Cứ nửa sống nửa chết như vậy để làm khổ lụy quá nhiều cho chúng ta.
- Mẹ, con xin mẹ chớ nên nói như thế.
- Hừ, mày tốt đối với cha mày thật. Cha mày ra đi từ khi mày còn nhỏ, chẳng hề lo lắng gì cho mày hết. Vậy mà bây giờ mày đối xử tốt với ổng như vậy thì lạ thật.
- Chẳng có gì lạ hết. Ông là cha của con.
- Thế còn tao là gì của mày?
- Mẹ là mẹ của con.
- Nhưng bịnh trạng của cha mày vô phương cứu chữa. Hiện tại gia đình mình khốn khổ như thế này cũng là vì chứng bịnh của ông ấy.
- Mẹ, con xin mẹ chớ nên nói như thế nữa. Mẹ chớ nên nghĩ đến hiện tại, hãy nghĩ đến quá khứ là hơn. Trong quá khứ, mẹ con mình sống an nhàn sung sướng là nhờ ai? Có phải nhờ đồng tiền của cha từ bên Pháp gởi về không?
- à, tao cho mày đi ăn học để rồi giờ này mày dạy tao, phảin không?
- Không, con chỉ muốn cho mẹ hiểu, thế thôi.
- Ừ, thì mày phải, mày có lý, con mẹ mày sai. Mẹ mày nói hoàn toàn sai.
Mẹ tôi nói xong câu đó thì quay bỏ đi. Bầu không khí trong nhà thật là buồn thảm, nặng nề.
Tôi mở chiếc sắc tay, lấy ngàn rưởi đồng đưa cho mẹ tôi, còn giữ lại năm trăm đồng để may sắm y phục.
Thấy ba tờ giấy năm trăm, mẹ tôi ngạc nhiên trố mắt nhìn tôi đăm đăm. Tôi bên giải thích:
- Đây là tiền con mượn trước ở quán rượu. Mẹ hãy lấy số tiền này mà trả tiền nhà và tiền bịnh viện cho cha.
Mẹ tôi cầm lấy số tiền ấy và gương mặt bà bắt đầu lộ nét vui đôi chút. Bà bảo tôi:
- Sự tình thế đã như thế này thì tao chẳng còn biết nói sao hơn nữa. Có điều là tao hy vọng mày sẽ liệu mà giữ gìn, đừng có phóng đãng mà mang tiếng mang tăm và rước lấy cái lụy vào thân.
- Vâng, con biết lắm.
- Tao sẽ coi sóc thằng Hoài Trọng cho, mày hãy yên tâm.
Tôi ôm lấy mẹ tôi, hôn một cái lên mặt bà và nói qua tiếng khóc:
- Mẹ, chuyện đã như thế này, con xin mẹ chớ nên nói cho một ai biết cả.
- Đương nhiên rồi.
Đêm hôm ấy, tôi không sao ngủ được. Tôi nghĩ đến ngày mai đây, cuộc đời của tôi sẽ bắt đầu rẽ sang một khúc quanh khác mà không khỏi rơi nước mắt vì đau khổ. Chẳng hiểu rồi đây tôi sẽ ra sao với cuộc sống mới này?
Qua tối hôm sau, tôi hết sức đau đớn và xấu hổ khi ngồi trên xe taxi đi đến câu lạc bộ ấy.
Lúc từ trên xe bước xuống, tôi nhìn quanh quất, vì sợ gặp phải bạn bè quen thân thì chẳng biết phải trả lời họ ra sao về việc tôi đặt chân đến chốn này.
Khi tôi vào đến cửa câu lạc bộ thì lão Lâm tiến lại, nói với tôi:
- Y phục của cô xưa quá. Cô hãy vào phòng trang phục, chọn lấy một kiểu y phục mới mà thay đổi đi.
Tôi cười gượng nói:
- Vì thời gian cấp bách quá, nên tôi thay đồ không kịp.
Lão Lâm dẫn tôi vào phòng trang phục, nơi đây một cô người làm chọn cho tôi một kiểu y phục rất là hở hang, diêm dúa để tôi mặc vào, đến đỗi tôi không dám nhìn vào kính nữa.
Trong khi cô người làm trang điểm cho tôi, có ba cô gái cũng vào căn phòng ấy để thay đổi y phục. Thấy tôi, cả ba cô đều nhìn tôi lom lom. Sau đó họ vừa thay đổi y phục vừa chuyện trò thô tục, cười đùa như phá. Trong số ba cô gái ấy, có một cô tôi nhớ quen quen. Thì ra đó là cô nữ ca sĩ đã từng đi hát chung với Vũ Bội trước kia.
Tôi hiểu ngay là Vũ Bội đã đưa cô ta vào con đường này chứ không ai khác cả.
Tôi trang điểm xong thì lão Lâm dẫn tôi ra phòng khách. Tại đây, hàng chục đôi mắt đều đổ dồn vào tôi, khiến tôi ngượng đến chín người.
Một gã ngoại quốc đứng dậy, đến mời tôi ngồi uống với gã. Tôi gật đầu mỉm cười. Khi ngồi vào bàn, tôi gọi một ly mặc ti nị Gã ngoại quốc ngồi sát vào người tôi và đôi tay gã sờ soạng lung tung khắp mình tôi, khiến tôi cố tránh né mãi.
Một lát sau, gã mời tôi nhảy, tôi đồng ý ngaỵ Bản đầu tiên tuy là bản "tango" nhưng gã vẫn ôm cứng người tôi và cọ sát đủ điều. Tiếp đến là bản "àGoGo". Gã đã ngà ngà say, nên nhảy loạn lên, làm trò cười cho bao nhiêu người có mặt nơi ấy. Nhưng chưa hết, sau đó hắn lại tụt cả quần ra mà múa may quay cuồng, khiến tôi ngượng đến chết được, trong khi mọi người đều vỗ tay, cười như điên.
Thấy gã quá say, gần như chẳng còn biết gì nữa, một người đàn bà dìu gã ra về. Người đàn bà ấy không ai khác hơn là vợ gã.
Thế là sau đó tôi được khách mời uống không ngớt. Hết người này mời lại đến người khác mời. Nhưng sau ly rượu đầu tiên, tôi không dám uống rượu nữa, mà chỉ uống toàn nước ngọt thôi.
Đến khuya đêm ấy, lão Lâm đã đích thân lái xe đưa tôi về nhà, theo lời lão cho biết thì Trại Kim Liên rất hài lòng khi thấy tôi đắt khách như thế.
Lời tiết lộ của lão khiến tôi càng khổ tâm vô hạn. Nếu tôi làm cho Trại Kim Liên thật sự hài lòng thì có lẽ tấm thân của tôi chẳng còn gì nữa.
Đêm hôm ấy tôi về tới nhà thì đã ba giờ khuya, nhưng mẹ tôi vẫn chưa ngủ. Tôi hỏi bà tại sao thì bà cho biết vì bé Hoài Trọng ở nhà cứ không ngớt khóc lóc đòi mẹ. Bà dỗ mãi không được, cho đến khi nó quá mệt mới chịu nằm ngủ, do đó bà hãy còn thức cho đến giờ ấy.
Bà còn mách với tôi rằng bé Hoài Trọng đã khóc om xòm, khiến cho những người cư ngụ chung quanh không sao ngủ được, nên họ đã biểu lộ sự bất mãn ra mặt. Vì vậy mà bà thấy cần phải dọn đi nơi khác là hơn.
Tôi khổ tâm vô cùng, nhưng chẳng biết phải tính sao.
Từ ngày tôi đi bán ba, tôi thấy rõ những người ngụ Ở chung quanh đều xầm xì bàn tán và nhìn tôi với cặp mắt đầy khinh khi.
Sự thể đã như thế rồi thì tôi không thể nào tiếp tục ở lại nơi ấy được nữa.
Thế là ba tháng sau, tôi dọn nhà đến ngụ tại một từng lầu ở Tiêm Sa Chủy với giá sáu trăm đồng một tháng. Vì tiền thuê rất cao như vậy nên chỗ ở mới này rất rộng rãi và không còn phải chung đụng với ai nữa, khỏi sợ bị thiên hạ dèm pha, dị nghị. Tuy nhiên, vì tiền phòng cao như thế thì tôi bắt buộc phải kiếm tiền thật nhiều mới đủ tiêu dùng được. Do đó mà tôi đã biến đổi tác phong của mình đi, trở thành một cô gái bán ba thật lả lơi, phóng đãng để câu khách càng nhiều càng tốt.
Quả nhiên, tôi càng phóng đãng bao nhiêu thì càng có nhiều khách và kiếm nhiều tiền bấy nhiêu, đến độ các chị em đồng sự dàn dàn ghét bỏ, xa lánh tôi chỉ vì họ đố kỵ, ganh tỵ với tôi.
Trước kia tôi không có tiền thì hết sức khổ sở về phương tiện vật chất, ngày nay tôi có nhiều tiền thì lại khổ về phương diện tinh thần và mất hết cả bạn bè.
Nhưng hoàn cảnh của tôi bắt buộc tôi phải đi sâu vào con đường tội lỗi nhớp nhơ như thế, chứ thật ra lòng tôi nào có muốn đâu.
Nhiều lúc nghĩ tới tương lai mà tôi không khỏi giật mình sợ hãi. Tôi cũng phát giác ra rằng đồng tiền và hạnh phúc chẳng bao giờ đi đôi với nhau cả. Được cái này thì phải mất cái nọ, đó là luật bù trừ, không tránh được.
Có một hôm tôi đang ngồi uống rượu với một người khách ngoại quốc thì anh bồi đến cho biết có một thanh niên Trung Hoa muốn mời tôi đến ngồi bàn với anh ta.
Tôi rất lấy làm lạ, vì từ nay tại câu lạc bộ này, không có người khách Trung Hoa nào đến cả.
Tôi nhìn về hướng anh bồi chỉ thì thấy bóng một thanh niên đang ngồi khuất trong góc tối, nên không nhìn rõ mặt anh ta.
Một lát sau tôi mới từ giã người khách ngoại quốc để đến với thanh niên ấy.
Nhưng khi vừa chạm mặt anh ta, tôi không khỏi bằng hoàng sửng sốt, vì đó chính là Hồ Minh.
Tôi ngạc nhiên hỏi chàng:
- Hồ Minh, sao hôm nay anh lại đến đây? Anh muốn tìm Lộ Phu chăng?
- Không, tôi muốn gặp Y Sa, chứ không phải tìm Lộ Phu.
- Anh... tìm tôi? Nhưng anh chớ nên đến nơi này. Anh hãy đi về nhà đi.
- Tại sao vậy?
- Vì nơi này không tiếp khách bản xứ.
- Nhưng tôi có tiền.
- Không, anh không có tiền. Mỗi tháng anh kiếm được bao nhiêu chứ? Ở đây một ly tới tám đồng tám, anh có biết không?
Hồ Minh cười nhạt:
- Chỉ có tám đồng tám thôi à? Trong túi tôi có đến tám trăm đây.
Vừa nói Hồ Minh vừa cho tay vào trong túi áo lấy ra một tờ giấy năm trăm và ba tờ giấy một trăm dằn lên mặt bàn, rồi gằn giọng tiếp:
- Tôi có tiền đây, cô đã nhìn thấy chưa?
- Nhưng tôi không hiểu tại sao anh lại đến đây?
- Tại sao à? Tôi đem tiền đến đây để mua tình yêu của cô đấy. Cô hãy uống rượu với tôi đi. Cỗ hãy tỏ ra nhiệt tình với và phóng đãng với tôi y như cô đã từng đối xử với những người khách khác đi.
Tôi ngồi chết lặng người và lắc đầu một cách đau khổ.
Hồ Minh cay đắng nói tiếp:
- Nào, cô hãy hôn tôi đi. Tại sao lại chẳng hôn tôi?... Tôi có tiền đây mà?
- Anh hãy về đi!
Hồ Minh giận dữ quát:
- Cô khi tôi phải không? Cô khi tôi phải không?
Tôi day sang bảo nhỏ anh bồi:
- Anh hãy đưa cậu ta ra ngoài, không cho cậu ta vào đây nữa.
Anh bồi vâng lời, tiến tới, nắm lấy cánh tay Hồ Minh mà bẻ quặp ra sau rồi đẩy chàng đi ra khỏi cửa.
- Thưa cô, tôi đã tống cổ hắn ra ngoài rồi. Anh bồi trở vào báo cáo.
- Tốt lắm, lần sau, chớ có để hắn vào đây nữa, nghe không?
- Vâng.
Khi đã mãn giờ làm việc, tôi quá giang xe hơi của một ông khách để về nhà. Nhưng khi xe hơi sắp sửa chạy đi thì đột nhiên, một bóng đen chận đầu xe lại. Tôi nhìn kỹ, thì ra là Hồ Minh.
Chàng cất tiếng cười lạnh lẽo và nói to:
- Y Sa, tôi không thể nào ngờ Y Sa lại cam tâm làm gái bán ba như vậy. Tôi cứ tưởng Y Sa là một con người trong trắng, thuần lương... Thế mà... không ngờ cô lại là thứ hạ lưu như thế. Đồ hạ lưu... Đồ hạ lưu...
Tôi đau khổ trả lời Hồ Minh:
- Phải, tôi là kẻ hạ lưu. Anh nên hối hận vì đã quen biết rồi.
Hồ Minh lại càng thêm điên tiết, vừa mắng tôi vừa khóc.
Người khách chở tôi thấy vậy vội cho xe lùi lại, rồi bỏ chạy đi về hướng khác.
Tôi quay đầu nhìn lại phía sau, thấy Hồ Minh vẫn còn đứng thẫn thờ nơi ấy nhìn theo.
Đối với lời mắng nhiếc của Hồ Minh vừa rồi, tôi thật chẳng giận chàng chút nào. Chàng là một thanh niên ngay thẳng, không muốn thấy tôi rơi vào hố trụy lạc, nên mới tức giận mà mắng nhiếc tôi như vậy. Nhưng chàng làm sao có thể hiểu nổi cái hoàn cảnh đau đớn của tôi?
- Gã thanh niên vừa rồi là gì của em vậy? người khách lái xe hỏi tôi.
- Anh ta là... bạn của tôi.
- Chắc hắn khùng rồi. Người khách cười nói.
Tôi lặng thinh không đáp...
Có một hôm tôi đang ngồi uống trà trong một tửu lâu nọ thì bỗng nghe có tiếng người giới thiệu:
- Sau đây, xin mời quí vị nghe ca thần hát.
Nghe đến hai tiếng ca thần, tôi hết sức ngạc nhiên và nghĩ thầm:
- Sao? Vũ Bội cũng hát ở đây ư?
Tôi nhìn lên ca đài thì quả nhiên thấy Vũ Bội đang tiến ra, đứng trước máy vi âm. Hắn mặc một chiếc áo màu đen, hắn tuyên bố trước máy vi âm:
- Giờ đây, tôi xin mời một vị tiểu thơ lên đài để lắc trống giấy trong khi tôi hát cho thêm phần hứng thú... Xin mời vị tiểu thơ nào biết lắc trống giấy lên đây cho vui.
Tiếng nói của Vũ Bội vừa dứt, bên dưới khán giả có nhiều tiếng xôn xao nổi lên.
Tiếp theo đó, từ dưới phía khán giả, có một thiếu nữ thân mình cao ráo, mình vận y phục kiểu Ai Cập đứng dậy và từ từ tiến lên ca đài trong khi một tràn pháo tay tán thưởng nổi lên vang dậy.
- Chẳng hay quí danh của tiểu thơ là gì? Vũ Bội hỏi cô gái ấy.
- Trinh Ni! Cô gái cười đáp.
Chợt nghe hai tiếng "Trinh Ni", tôi không khỏi giật mình, vì cô ta chính là em gái của một cô đồng học với tôi ngày trước.
- Cô biết lắc trống giấy của Hạ uy di không? Có tiếng Vũ Bội hỏi.
Trinh Ni mỉm cười và gật đầu.
Vũ Bội liền quay về hướng khán giả nói to:
- Tốt lắm. Giờ thì tôi xin trình bày bản nhạc "Chớ nói lời từ biệt" để cống hiến quí vị.
Một tràng pháo tay lại nổi lên vang dậy.
Thế rồi, Vũ Bội bắt đầu cất tiếng ca.
Giọng hát của hắn thật não nùng, bi thảm, như khóc như than, khiến mọi người có mặt nơi ấy đều ngồi lặng yên, lắng nghe một cách say sưa.
Nhiều cô gái không cầm được giọt lệ vì lời ca tiếng hát hết sức bi thương ấy.
Khi bản nhạc đã chấm dứt, Vũ Bội liền dìu Trinh Ni đi xuống khỏi ca đài và đưa cô ta về chỗ ngồi, rồi mới bỏ đi.
Tôi liếc mắt nhìn thấy Trinh Ni đang ngồi cùng bàn với ba cô gái nữa chỉ trạc tuổi 17, 18. Tôi không muốn cho các cô gái ấy sa vào vết chân của tôi trước đây, nên tôi đứng dậy sang bàn các cô.
Trinh Ni thấy tôi thì cất tiếng gọi:
- Chị Y Sa, đã lâu lắm rồi, em không được gặp chị.
Tôi ngồi xuống bên cạnh Trinh Ni và nói:
- Phải, lâu lắm rồi không được gặp nhau. Còn chị của em hiện ra sao?
- Chị ấy đã sang Anh Quốc học, còn một năm nữa thì về nước.
- Em vẫn con đi học chứ?
- Vâng. Trinh Ni cười đáp.
- Vì sao em đến nơi này?
- Vì em rất thích tiếng hát của Ca Thần. Còn chị, chị có thích tiếng ca của anh ấy không?
Tôi lắc đầu:
- Không. Hoàn toàn không thích một chút nào.
Trinh Ni tỏ vẻ rất thất vọng, cúi mặt xuống và nói:
- Em rất thích tiếng hát của ca thần, mà cũng thích cả cái hình dáng của anh ấy nữa. Anh ấy thật là đẹp trai...
Tôi nói tiếp ngay:
- Nhưng tâm địa của anh ta thật là ác độc, tồi tệ.
Trinh Ni ngạc nhiên hỏi lại với giọng không bằng lòng:
- Vì sao chị lại nói xấu anh ấy như thế?
Tôi nghiêm hẳn sắc mặt:
- Chị chẳng hề nói xấu cho hắn đâu. Em chớ nên sa vào cạm bẫy của hắn, bởi hắn là một gã bất lương.
Trinh Ni liền sa sầm nét mặt lại, rồi đứng dậy ngaỵ Cô ta vẫy tay gọi bồi lại tính tiền, rồi bỏ đi ra khỏi tửu lầu. Vì muốn cứu vãn cuộc đời trong trắng của một thiếu nữ như Trinh Ni, tôi cũng lật đật gọi bồi tính tiền đoạn đuổi theo Trinh Nị Tôi muốn kể hết mọi chuyện đã qua cho Trinh Ni nghe, nhưng Trinh Ni đã vội bỏ đi thật xa tôi rồi. Tôi chẳng còn biết làm sao hơn là đành đưa mắt nhìn theo cái bóng của Trinh Ni đi xa dần.
Nhưng tôi vẫn không nản lòng. Tôi về nhà, tìm cái địa chỉ của Trinh Ni rồi đến tận nhà nàng.
Song, bà mẹ của Trinh Ni vừa nhìn thấy tôi thì nét mặt lộ vẻ lạnh lùng ngaỵ Trong quá khứ bà chẳng hề đối xử với tôi như thế cả. Giờ đây, bà lãnh đạm với tôi như vậy thì tôi làm sao có can đảm mà nói ra?
Bà cất giọng lạnh lùng hỏi tôi:
- Có chuyện gì thế? Trinh Ni là con gái còn trong trắng, xin cô chớ có đưa nó đến các ba bán rượu để làm bậy.
Vừa nghe xong câu ấy, tôi tức giận đến cực điểm, nên vội chuyển mình bỏ đi ngay.
Bà mẹ của Trinh Ni đóng sầm cánh cửa nhà lại nghe rầm một tiếng.