watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Xử án trong tu viện-Chương XVII - tác giả Robert van Gulik Robert van Gulik

Robert van Gulik

Chương XVII

Tác giả: Robert van Gulik

Vừa bước theo hành lang, Dịch Nhân Tiết nói:
- Có lẽ rồi đây, ta nên xin từ chức phán quan để làm ông tơ hồng. Ta đã xe duyên cho hai cặp rồi nhưng ta lại tỏ ra bất lực trong việc bắt giữ một tên thủ phạm nguy hiểm. Bây giờ nên trở về phòng của Tào Can và hãy tìm cách tóm cổ cho được thủ phạm.
Tào Can lẩm bẩm:
- Tiện hạ hối hận là đã có mắt mà chẳng trông thấy gì lúc tiện hạ đi qua hành lang. Nếu tiện hạ nhìn thấy có máu thì…
- Nhà ngươi chớ có thắc mắc. Hãy để người bạn thân của chúng ra là Mã Đông lo công việc săn sóc các thiếu phụ trần truồng.
Về đến phòng riêng, Tào Can lo việc pha chế trà. Dịch Nhân Tiết uống cạn tách nước, buông một tiếng thở dài và nói:
- Có lẽ mắt ta đã nhìn thấy một bức tượng trong hành lang kinh hoàng. Bức tượng nằm trên tay của Mặc Đức lúc cánh cửa sổ mở ra. Thắc mắc đó đã được giải đáp.
Lúc này ta chỉ còn thắc mắc là lý do nào mà ta đã nhìn thấy cảnh ấy qua khung cửa sổ chẳng bao giờ có cả. Thôi hãy xếp vấn đề đó qua một bên và kiểm điểm các sự việc mà chúng ta đã khám phá. Bà Bảo Mẫu là tay mai mối của Mặc Đức. Hòa thượng Chân Hiền đã nhúng tay vào những việc làm ghê tởm. Mặc Đức đã bồng Mai Quế đặt vào hành lang kinh hoàng cách đây vài tiếng đồng hồ. Hắn đã dấu bức tượng bằng gỗ trước khi chúng ra đến nơi đó…
Dịch Nhân Tiết đưa tay vuốt râu mà lòng chưa hết căm giận.
- Nếu ta đòi được đến thăm Mai Quế trước khi ta rời nơi đây, có lẽ người ta sẽ trả lời cho ta biết là nàng phải ẩn mình vào một nơi nào đó, mà nơi ấy lại cấm quần chúng lui tới. Họ sẽ tha hồ tra tấn Mai Quế.
Dịch Nhân Tiết nhíu đôi lông mày rậm của ông. Tào Can ngồi nghe trong khi mấy ngón tay vuốt lên vuốt xuống mấy sợi lông mọc quanh một cái mụn cóc trên ngón tay.
Dịch Nhân Tiết nói tiếp:
- Chân Hiền đã trốn thoát khỏi toà án trên cõi trần này. Nhưng còn Mặc Đức. Hắn phải trả nợ tội của hắn nặng gấp đôi. Chính hắn là chánh phạm. Chân Hiền tỏ ra hèn nhát. Để ta đánh thức đạo sĩ Tuyên Minh dậy. Chúng ta buộc các tu sĩ nhóm họp lại. Quan Lai và Quảng Tế duyệt lại số người đó. Nếu không có bóng dáng Mặc Đức trong đám, ta sẽ ra lệnh tìm kiếm khắp nơi trong ngôi tu viện này. Chính lúc mới đặt chân đến đây ta cũng đã có ý định đó.
Tào Can không mấy tán đồng kế hoạch của vị phán quan.
- Bẩm phán quan. Nếu phán quan ra lệnh tập hợp tất cả các tu sĩ, Mặc Đức sẽ nghi ngờ ngay là phán quan muốn lùng kiếm bắt hắn, tất nhiên hắn phải tìm cách cao chạy xa bay. Thật có đến trời mới thuộc hết các ngõ ngách trong ngôi tu viện này. Và một lúc mà Mặc Đức trốn được vào dãy núi kia thì khó lòng mà chúng ta bắt được hắn. Trong trường hợp chúng ta có Mã Đông, Tào Tai và lối hai chục tên lính bên cạnh thì sự việc lại khác. Nhưng bây giờ chỉ có phán quan và tiện hạ có mặt ở đây thôi.
Tào Can chưa dứt câu bỗng im bặt. Dịch Nhân Tiết nhìn nhận lời giải thích đó có lý. Vị phán quan buông thõng một câu ngắn:
- Vậy phải làm gì đây?
Nói xong, Dịch Nhân Tiết cầm lấy một chiếc đũa, để cái đĩa đầu cây đũa, bắt chước trò tung hứng.
Tào Can lại than thở:
- Thật đến bực mình vì không có một bản hoành đồ của tu viện. Có hoành đồ trên tay, chúng ta mới nhắm ra được căn phòng nào mà chúng đã dẫn Mai Quế tới đó. Có lẽ căn phòng đó ở không xa nơi phán quan đã nhìn thấy Mặc Đức ôm bức tượng bằng gỗ. Nhưng rồi đây chúng ta cũng phải tìm biết bề dày của bức tường mới được.
- Đạo sĩ Tuyên Minh có chỉ cho ta xem một bức hoành đồ sơ lược.
Dịch Nhân Tiết vừa nói nhưng cặp mắt không rời cái đĩa lúc này như đã đứng vững được ở đầu cây đũa.
- Có hoành đồ thì cũng tạm định rõ được phương hướng nhưng tiếc rằng hoành đồ quá tổng quát, không chỉ rõ một chi tiết nào cả.
Vừa nói xong, Dịch Nhân Tiết đã để cái đĩa rơi xuống nền nhà. Cái đĩa bể tan nhiều mảnh.
Tào Can lượm mấy mảnh đĩa lại, hì hục chắp gắn, lên tiếng hỏi:
- Phán quan định làm gì đó?
Dịch Nhân Tiết, vẻ bối rối:
- Ta bắt chước nàng Đinh đấy mà! Người ta đã làm cho cái đĩa quay vì cái đũa đã không thoát khỏi cái vòng tròn ở đây. Đó là một trò chơi khéo tay. Cái đĩa này quay làm ta nhớ đến lời giải thích của đạo sĩ Tuyên Minh về bức vẽ của đạo sĩ. Hình tròn đen và trắng biểu hiện cho tác động trái ngược của hai sức mạnh căn bản của vũ trụ. Đó là âm và dương. Vì sao cái đĩa ta xoay lại rơi xuống, còn nàng Đinh xoay sao trông dễ dàng đến thế?
Tào Can nở nụ cười:
- Khi khéo tay thì trông rất dễ. Thật ra thì phải tập luyện khá lâu. Các mảnh vỡ ra đều đầy đủ. Ngày mai, tiện hạ sẽ tìm cách hàn gắn chúng lại và như vậy cái đĩa còn có thể dùng trong nhiều năm nữa.
- Nhà ngươi quá tằn tiện, đáng khen. Nhưng ta biết nhà ngươi cũng có chút ít tiền lại không phải bao bọc ai cả, không tiêu xài, chắc sống cũng dư dả chứ?
Tào Can giải thích:
- Trời đất đã giúp chúng ta bao nhiêu điều: cho ta mái nhà, cho cơm ăn, quần áo mặc… Chúng ta thừa hưởng được những thứ đó, tiện tạ nghĩ rằng chúng ta nên gìn giữ mà không dám phung phí. Đây tất cả những miếng vỡ đều thu lại đầy đủ, chỉ tiếc rằng đường bể đã cắt ngang hình vẽ bông hoa trên mặt đĩa.
Dịch Nhân Tiết ngồi dậy, lưng rất thẳng. Vị phán quan nhìn chăm chú cái đĩa vừa tạm ráp lại nằm trong bàn tay Tào Can. Rồi đột nhiên, Dịch Nhân Tiết đứng dậy đi đi lại lại, lẩm bẩm những gì không ai nghe rõ.
Tào Can sửng sốt nhìn theo vị phán quan rồi hạ mắt nhìn chiếc đĩa, tìm hiểu cái gì đã làm cho Dịch Nhân Tiết phải đăm chiêu suy nghĩ.
Vị phán quan vẫn giữ thái độ im lặng:
- Trí óc ta tối tăm quá. Tào Can ạ! Có cần gì mà phải tập họp các tu sĩ lại. Bây giờ ta rõ Mặc Đức ở nơi đâu rồi! Nhưng lúc này ta phải đến thăm đạo sĩ Tuyên Minh. Hãy ra ngoài đợi ta ở khoang cầu thang nhìn xuống căn phòng tế lễ chánh.
Vị phán quan cầm đèn bước ra ngoài, đi theo sau có Tào Can.
Đến một cái sân rộng, hai người chia tay. Dịch Nhân Tiết bước theo con đường đi đến tháp phía Tây Nam, trèo lên bậc thang hình trôn ốc. Vị phán quan gõ nhiều lần vào cánh cửa lớn. Không có ai trả lời, Dịch Nhân Tiết đẩy cửa bước vào thư viện, nơi đây có bốn ngọn nến cháy sắp tàn. Một cái cửa thứ hai nằm ngay sau bàn giấy. Cửa này ăn thông qua phòng ngủ của đạo sĩ Tuyên Minh.
Dịch Nhân Tiết lại gõ cửa rồi áp tai vào cánh cửa nghe ngóng. Không có một tiếng động nào vọng lại. Vị phán quan toan mở cửa nhưng nhận thấy cửa khoá.
Dịch Nhân Tiết xoay mình chung quanh và nghiên cứu cái vòng tròn tượng trưng trên một bức vẽ treo ở tường. Ngước đầu lên, vị phán quan bước ra khỏi phòng. Chiếc lan can gãy đập vào mắt Dịch Nhân Tiết, đứng lặng một lát, sau đó vị phán quan đi về phía khoang cầu thang chính.
Tào Can không có mặt nơi đây. Vị phán quan tỏ ý bực mình và sau khi lắng tai nghe tiếng đọc kinh từ gian giữa của tu viện vang lên, Dịch Nhân Tiết đi về phía phòng chứa vật liệu.
Cửa ở đây hé mở. Vị phán quan cầm đèn lên để nhìn thấy rõ hơn. Căn phòng vẫn có cái cảnh tượng giống như lần viếng thăm đầu tiên của vị phán quan, nhưng cánh cửa của chiếc tủ xưa nằm ở góc xa nhất lại được mở rộng.
Vị phán quan bước vào tủ, đưa ngọn đèn gần sát hai con rồng được vẽ lên ở phía trong cánh tủ, mắt quan sát kỹ lưỡng bức vẽ. Cái vòng tròn đặt ở giữa hai con rồng đúng là dấu hiệu tượng trưng của đạo Lão, nhưng đáng lý một đường thẳng thì ở đây lại là một đường cong chạy ngang ngăn cách hai sức mạnh. Trong cuộc đàm đạo với đạo sĩ Tuyên Minh, Dịch Nhân Tiết có đưa thắc mắc về con đường thẳng và đường ngang, và nhờ Tuyên Minh giải thích. Con đường ngang chạy trên mặt đĩa do Tào Can vừa ráp lại làm cho vị phán quan càng thắc mắc hơn.
Có một chi tiết mà trước đây Dịch Nhân Tiết không để ý, lúc này hiện ra trong trí óc vị phán quan. Điểm đặt ở mỗi nửa vòng tròn (theo sự giải thích của Tuyên Minh là mầm mống của sức mạnh tương phản) thật sự ra là một cái lỗ nhỏ đục vào gỗ. Đưa ngón tay trỏ xoay xoay bức hình tượng trưng, Dịch Nhân Tiết nhận thấy hình như không phải bằng gỗ mà bằng kim khí. Có một kẽ hở hẹp ngăn cách bề mặt tô sơn của chiếc tủ.
Dịch Nhân Tiết rút ở tóc ra một cái kim cài tóc dài. Vị phán quan đưa đầu mũi kim vào trong một cái lỗ, cố xoay cái dĩa về phía trái. Bất động. Cầm cây kim lần này trong hai tay, vị phán quan lặp lại cử chỉ trước nhưng cố xoay cái dĩa về bên mặt. Bỗng cái dĩa tự động xoay một vòng. Dịch Nhân Tiết cho dĩa xoay đủ năm vòng, sau đó thêm bốn vòng nữa. Một nửa bên mặt phía trong tủ bỗng mở ra như một cánh cửa.
Dịch Nhân Tiết nghe có tiếng động ở phía bên kia nên nhẹ nhàng đóng cửa lại.
Bước khỏi tủ, Dịch Nhân Tiết đi về phía hành lang. Vẫn không thấy bóng dáng Tào Can. Thôi chẳng cần đến nhân chứng nữa! Dịch Nhân Tiết lại bước vào tủ và đẩy cánh cửa bí mật.
Một lối đi hẹp nằm song song với bức tường hiện ra. Lối đi rẽ ngay về phía mặt, dẫn tới một khoảng trống. Đây là một căn phòng nhỏ được thắp sáng bằng một ngọn đèn dầu. Ngọn đèn bám đầy bụi được treo ở phía bên dưới.
Một người đàn ông vai rộng đang cúi xuống một cái giường bằng tre đặt ở vách phía cuối. Người đàn ông đang cầm giẻ lau chùi mặt giường. Trên nền nhà có một cây dao nhà bếp, cây dao nằm lăn lóc trên vũng máu.
Xử án trong tu viện
Lời tựa
Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX
Chương X
Chương XI
Chương XII
Chương XIII
Chương XIV
Chương XV
Chương XVI
Chương XVII
Chương XVIII
Chương XIX (Kết)