watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tuyển tập Truyện ngắn-lớp học cuối cùng - tác giả Thanh Châu Thanh Châu

Thanh Châu

lớp học cuối cùng

Tác giả: Thanh Châu

La Thôn mở hội đã được năm ngày mà đêm nào cũng như đêm nào, chỉ có đám hát là đông người xem nhất. Vì các cậu trai tơ chỉ để ý đến hai cô "nữ chèo" thường đóng Thúy Vân, Thúy Kiều, vì các cô gái quê mùa mộc mạc chỉ thích những giọng hát lẳng lơ, dễ nhớ.
Những đoạn biệt nhau thảm thiết, những đoạn gặp gỡ tình cờ, những hồi tái hợp lâm ly hay những cảnh gian nan mà cô Kiều của cụ Nguyễn Du từng trải đã khiến cho đám người chất phác, hiền lành kia bồi hồi, cảm động, thương vay.
Rồi, đám hát tan, trong lòng mỗi cậu trai quê vì thế đã có bóng hình một người yêu dấu, một người đoan trang, nết hạnh, đủ tài, đủ sắc như Kiều; rồi trong những giấc mộng vẩn vơ của các cô gái đương xuân, các cô thường thấy hiện lên "con người mơ tưởng", văn nhân cốt cách, tình tứ, thủy chung giống đúc chàng Kim, giống đúc người gặp gỡ của Kiều nương một buổi thanh minh, ngựa trắng tuyết in, áo pha màu cỏ...
Suốt một năm trời ròng rã, một năm chân lấm tay bùn, mồ hôi nước mắt, cặm cụi, cấy cày, gặt hái trong những thửa ruộng nắng chang chang về mùa hạ, gió rét buốt thịt lúc trời đông, họ chỉ trông mau tới ngày ấy, ngày trong làng mở hội.
Tháng Giêng ấm áp, trời xuân, mưa bụi... một chiếc áo tứ thân, một vành khăn mới, cái yếm hồng hay trắng, chiếc dây lưng màu cá vàng hay hoa lý... thế thôi, rồi chen chúc nhau bên đám cờ người, rồi la lết bên các hàng quà, hàng kẹo rẻ tiền chỉ có dịp này mới được nếm, nhất là tối đến, bên đám hát chèo có những "ông tướng" quần áo, mặt mày bôi thuốc hò hét om sòm, có những "cô đào" chân đi guốc hay đi... đất, tay múa dẻo, mắt đưa tình, cầm quạt vẽ hoa, hát những điệu, những câu mà họ đã nghe đến trăm bận, họ đã thuộc lòng, họ đã hát cho nhau nghe quanh năm những lúc làm ăn ngoài đồng ruộng, hát để khoe cái giọng trong, cái tài nhớ, hát để cùng nhau quên cái nhọc nhằn, nhưng họ vẫn còn muốn nghe hát lại.
Vậy, đêm ấy là đêm cuối cùng mà phường Tư Vinh diễn ở làng nên họ lại diễn lại tích "Kim Kiều tái hợp". Cái đêm cuối cùng của ngày hội bao giờ cũng đông người. Người ta hay nghĩ đến "ngày mai" của cuộc vui, cái ngày mai trống rỗng buồn tẻ mà người ta bắt buộc phải trở lại với cái đời cũ, nặng nề, không thay đổi, vì thế nên ai cũng muốn vui chơi nốt đêm cho bõ lúc làm ăn.
Tư Vinh đêm ấy lại sắm vai Từ Hải, vai sở trường của chàng từ buổi mà chàng mới tập nghề. Những dáng điệu oai nghiêm của một tên tướng giặc "chọc trời quấy nước" anh hùng, bạo dũng, những cái "đá giáp" gọn gàng, những cái "quất ngựa" dẻo dang, những câu hét vang lừng làm khiếp vía đàn bà, con trẻ, chàng đã thuộc làu. Nhưng đêm nay, trước khi từ biệt những cô con gái trong làng má đỏ hây hây đương mê mẩn nhìn mình, nhìn đôi lông trĩ dài cắm trên đỉnh mũ phất phơ, uốn éo, nhìn bộ áo thêu rồng, thêu phượng, nhìn cái thắt lưng điều tết hoa giữa ngực - nhìn đôi hia, nhìn ngọn giáo, chàng muốn đem hết bộ điệu, hết khóe tài tình để tả cho đúng hệt anh Từ Hải của chàng, đường đường một đấng anh hào, vẫy vùng quen thói.
Ngày mai, trong lúc đưa gánh hát của mình đi tìm một làng khác, một làng sắp mở hội hay đương mở hội, trong lúc lặn lội trên những con đường dài mưa phùn, gió lạnh, Tư Vinh muốn hình ảnh mình còn ở lâu trong các cô con gái thơ ngây, tiếng hát của mình còn văng vẳng bên tai họ luôn luôn, mãi mãi... Nhưng trong lúc Tư Vinh đang trổ tài trước đám đông dân chúng say sưa im lặng, Tư Vinh không ngờ có một đôi con mắt lóng lánh căm hờn. Hai Giò, một kép hát già La Thôn, một anh say rượu suốt đời, một ông thày đã đào tạo ra nhiều Từ Hải, Thúc Sinh, Lưu Bình, Dương Lễ, Phạm Công với nhiều Thúy Kiều, Cúc Hoa, Châu Long... một "ngôi sao sáng" đã lu mờ trong bóng tối. Hơn ba mươi năm lăn lộn với nghề, hết chợ thì quê, Hai Giò đã đặt gót chân khắp chốn. Một bọn con em, một vài đầy tớ quảy dăm cái hòm gỗ sơn vuông đựng mũ mãng, hia, đai, quần áo, Hai Giò lần làng này sang làng khác, trong mấy tháng xuân đem cái vui đi gieo rắc cho khắp mọi người, đến đâu là thấy họ đón mời, hậu đãi. Vài tấm phên che, một cái buồng trò nho nhỏ, một vài cái ghế đẩu vừa là "ngai rồng" "trào đình" "gia đình" của một vị thiên tử, của một phú ông, một viên ngoại, vừa là "vườn hoa", "trướng gấm", "công đường"; dẹp ghế đi là thành ngay "bãi chiến trường" của hai tướng giao phong đọ sức. Dân quê nhiều tưởng tượng; tâm hồn giản dị, hiền lành của họ cho thế là đủ rồi, không cần vẽ vời, trang hoàng, bày biện lôi thôi, phiền phức. Hát! Hát thâu đêm suốt sáng, hát cả ban ngày, hát cho đến lúc tướng tá, vua quan, đào thảm, đào lẳng, đào thương khan cả giọng.
Những phút thiên hạ chú ý, lắng tai, há mồm như muốn nuốt hết những câu "Nam", câu "Khách", những phút người cầm chầu khoái chí điểm gần vỡ trống. Hai Giò đã từng hưởng; Hai Giò đã từng biết những ngày oanh liệt mà tài chàng nức tiếng mọi nơi. Hai Giò lại còn từng biết những cuộc ái ân đổi thay chốc lát trong cuộc đời gió bụi, nay đây mai đó; Hai Giò đã được những cô gái non hơ hớ cảm tài chàng, đem trao tặng trái tim vàng; Hai Giò đã chiếm được lòng nhiều cô thiếu nữ đáng yêu, Hai Giò đã khiến bao anh kép khác nghe danh đến phải thèm thuồng, ghen tức.
Nhưng bây giờ? Thân tàn, ma dại, danh vọng về chiều, gánh tuổi trên vai nặng trĩu, không vợ không con. Hai Giò sống khổ sở, điêu linh, cô độc. Còn đâu thời phong lưu dễ dãi ngày xưa. Lẩn quất trong làng cho qua ngày đoạn tháng, kiếm chẳng đủ ăn, Hai Giò lại còn nghiện rượu. Chén rượu đối với Hai Giò lại còn cần hơn cơm gạo, rượu tức là một thứ thuốc để cho anh kép già đỡ khổ, đỡ buồn trong cái cảnh quạnh hiu. Mỗi lúc say sưa, nhớ lại cuộc đời xưa, Hai Giò thường cất tiếng hát huyên thiên, lảm nhảm; trẻ con hễ động nghe anh ta hát là xúm xít lại gần cười, ghẹo, sung sướng như được trêu nghịch một người điên.
Thế mà, lạ lùng nhất! Mỗi khi trong làng mở hội, có phường hát, là người ta thấy mất mặt Hai Giò. Không bao giờ người ta gặp Hai Giò đi xem chèo hát. Hình như anh ta cho đi xem như thế tức là mỉa mai thấm thía cái "đời tài tử" của mình.
Nhưng, đêm nay, đêm cuối cùng của những ngày hội linh đình, không hiểu tại sao Hai Giò lại lần vào giữa đám người làng, hơi rượu sặc sụa, mặt đỏ bừng, ngồi nghe hát. Trong lúc mọi người đương chăm chú xem Tư Vinh sắm vai Từ Hải, trong lúc Tư Vinh dương dương tự đắc trổ hết tài nghề thì bỗng một người ôm bụng cười lăn ra đất. Trăm miệng cùng kêu một tiếng:
- Hai Giò!
Phải, Hai Giò say bí tỉ, ngồi thu hình một xó tự nãy đến giờ mà không ai để ý.
Tức thì một dịp cười vang cất lên giữa đám dân quê. Con trẻ reo hò, đàn bà bưng miệng:
- Hai Giò! Hai Giò!
Hai Giò không cười nữa. Hai Giò bỗng nghiêm nét mặt, trịnh trọng đi ra giữa sân khấu, mắt sáng quắc, dữ tợn đến nỗi con hát, người xem chẳng ai dám nói một câu. Họ thì thầm với nhau:
- Hai Giò định làm gì vậy?
Nghe những tiếng gọi tên mình như tiếng gọi hoan hô, cổ vũ của đám muôn dân đón chào một ông tướng thắng trận khải hoàn, nhớ lại cái thời mình được người yêu chuộng, được người phục tài đọc đến tên mình như tên một bực đáng tôn sùng, Hai Giò lúc này, tưởng đâu như cả đám người chen chúc nhau kia hôm nay đến xem Tư Vinh biểu diễn, vẫn chửa quên mình, vẫn chửa quên anh kép có biệt tài, có thực tài trong buổi đầu xanh đã từng làm rung động, thổn thức tâm can họ. Đời vẫn chưa quên "người tài tử" sống trong bóng tối. Lòng nhớ nghề bỗng sôi nổi, tưng bừng, phút hiển hách ngày xưa như đã trở lại với anh kép già, ốm mòn, tiều tụy. Vẻ tự đắc, dáng khinh người hiện ra nét mặt, Hai Giò đứng phưỡn ngực lườm Tư Vinh:
- Tư Vinh! Anh hãy về học vài mươi năm nữa rồi hãy đóng trò!
Tiếng cười lại nổi lên bốn phía. Tư Vinh cũng cười góp, cười gằn...
- Tư Vinh! Anh làm xấu nghề chèo hát! Trông Hai Giò sắm vai Từ Hải đây này! Trông lão đây này!
Rồi lảo đảo xốc quần, vén áo tả tơi, Hai Giò lấy điệu bộ, ra roi, quất ngựa, đá giáp, cười ha hả, trợn mắt, vuốt râu, múa hát một hồi. Như một cái máy, Hai Giò diễn lại cái vai trò xưa kia đã sắm không biết bao nhiêu lần, diễn lại một cách hoàn toàn, khéo léo đến nỗi chính Tư Vinh và con hát cũng phải ngẩn người, cả đám dân làng đi xem đêm ấy cũng bấm nhau thì thầm, không hò reo như trước nữa.
Mọi người đương ngạc nhiên, im lặng xem Hai Giò múa hát thì Hai Giò bỗng đứt tiếng đứng trơ trơ... Hai Giò quên mất những câu hát cũ rồi! Anh kép già thẹn thùng dừng lại, cố nhớ mà không ra.
Tiếng khúc khích, cười cợt, tiếng con nít hò reo lại bắt đầu nổi dậy.
Điên cuồng và tức giận. Hai Giò vung tay hét lớn, lấy hết hơi hết sức hát huyên thiên như những hôm anh ta say rượu đi vơ vẩn trong làng, gân cổ nổi lên bằng chiếc đũa.
Bỗng nhiên giữa tiếng dân làng reo gọi ồn ào, anh ta nằm vật xuống như một cái thân cây người ta vừa chặt gốc, mê man, bất tỉnh, thiếp dần...
- Hai Giò say rượu!
- A ha! Từ Hải chết đứng!
Hai Giò đã diễn lớp cuối cùng của đời anh hát bội. Mọi người xúm lại vực Hai Giò. Hai Giò chỉ còn là một cái xác cứng đờ, lạnh ngắt người ta sắp khiêng đi để nhường chỗ cho phường Tư Vinh diễn lại lớp hát đương bắt đầu vui.
Rút từ tập truyện ngắn Trong bóng tối,
Ngô Ngọc Trương xuất bản, Hà Nội, 1936.



La Thôn mở hội đã được năm ngày mà đêm nào cũng như đêm nào, chỉ có đám hát là đông người xem nhất. Vì các cậu trai tơ chỉ để ý đến hai cô "nữ chèo" thường đóng Thúy Vân, Thúy Kiều, vì các cô gái quê mùa mộc mạc chỉ thích những giọng hát lẳng lơ, dễ nhớ.

Những đoạn biệt nhau thảm thiết, những đoạn gặp gỡ tình cờ, những hồi tái hợp lâm ly hay những cảnh gian nan mà cô Kiều của cụ Nguyễn Du từng trải đã khiến cho đám người chất phác, hiền lành kia bồi hồi, cảm động, thương vay.

Rồi, đám hát tan, trong lòng mỗi cậu trai quê vì thế đã có bóng hình một người yêu dấu, một người đoan trang, nết hạnh, đủ tài, đủ sắc như Kiều; rồi trong những giấc mộng vẩn vơ của các cô gái đương xuân, các cô thường thấy hiện lên "con người mơ tưởng", văn nhân cốt cách, tình tứ, thủy chung giống đúc chàng Kim, giống đúc người gặp gỡ của Kiều nương một buổi thanh minh, ngựa trắng tuyết in, áo pha màu cỏ...

Suốt một năm trời ròng rã, một năm chân lấm tay bùn, mồ hôi nước mắt, cặm cụi, cấy cày, gặt hái trong những thửa ruộng nắng chang chang về mùa hạ, gió rét buốt thịt lúc trời đông, họ chỉ trông mau tới ngày ấy, ngày trong làng mở hội.

Tháng Giêng ấm áp, trời xuân, mưa bụi... một chiếc áo tứ thân, một vành khăn mới, cái yếm hồng hay trắng, chiếc dây lưng màu cá vàng hay hoa lý... thế thôi, rồi chen chúc nhau bên đám cờ người, rồi la lết bên các hàng quà, hàng kẹo rẻ tiền chỉ có dịp này mới được nếm, nhất là tối đến, bên đám hát chèo có những "ông tướng" quần áo, mặt mày bôi thuốc hò hét om sòm, có những "cô đào" chân đi guốc hay đi... đất, tay múa dẻo, mắt đưa tình, cầm quạt vẽ hoa, hát những điệu, những câu mà họ đã nghe đến trăm bận, họ đã thuộc lòng, họ đã hát cho nhau nghe quanh năm những lúc làm ăn ngoài đồng ruộng, hát để khoe cái giọng trong, cái tài nhớ, hát để cùng nhau quên cái nhọc nhằn, nhưng họ vẫn còn muốn nghe hát lại.

Vậy, đêm ấy là đêm cuối cùng mà phường Tư Vinh diễn ở làng nên họ lại diễn lại tích "Kim Kiều tái hợp". Cái đêm cuối cùng của ngày hội bao giờ cũng đông người. Người ta hay nghĩ đến "ngày mai" của cuộc vui, cái ngày mai trống rỗng buồn tẻ mà người ta bắt buộc phải trở lại với cái đời cũ, nặng nề, không thay đổi, vì thế nên ai cũng muốn vui chơi nốt đêm cho bõ lúc làm ăn.

Tư Vinh đêm ấy lại sắm vai Từ Hải, vai sở trường của chàng từ buổi mà chàng mới tập nghề. Những dáng điệu oai nghiêm của một tên tướng giặc "chọc trời quấy nước" anh hùng, bạo dũng, những cái "đá giáp" gọn gàng, những cái "quất ngựa" dẻo dang, những câu hét vang lừng làm khiếp vía đàn bà, con trẻ, chàng đã thuộc làu. Nhưng đêm nay, trước khi từ biệt những cô con gái trong làng má đỏ hây hây đương mê mẩn nhìn mình, nhìn đôi lông trĩ dài cắm trên đỉnh mũ phất phơ, uốn éo, nhìn bộ áo thêu rồng, thêu phượng, nhìn cái thắt lưng điều tết hoa giữa ngực - nhìn đôi hia, nhìn ngọn giáo, chàng muốn đem hết bộ điệu, hết khóe tài tình để tả cho đúng hệt anh Từ Hải của chàng, đường đường một đấng anh hào, vẫy vùng quen thói.

Ngày mai, trong lúc đưa gánh hát của mình đi tìm một làng khác, một làng sắp mở hội hay đương mở hội, trong lúc lặn lội trên những con đường dài mưa phùn, gió lạnh, Tư Vinh muốn hình ảnh mình còn ở lâu trong các cô con gái thơ ngây, tiếng hát của mình còn văng vẳng bên tai họ luôn luôn, mãi mãi... Nhưng trong lúc Tư Vinh đang trổ tài trước đám đông dân chúng say sưa im lặng, Tư Vinh không ngờ có một đôi con mắt lóng lánh căm hờn. Hai Giò, một kép hát già La Thôn, một anh say rượu suốt đời, một ông thày đã đào tạo ra nhiều Từ Hải, Thúc Sinh, Lưu Bình, Dương Lễ, Phạm Công với nhiều Thúy Kiều, Cúc Hoa, Châu Long... một "ngôi sao sáng" đã lu mờ trong bóng tối. Hơn ba mươi năm lăn lộn với nghề, hết chợ thì quê, Hai Giò đã đặt gót chân khắp chốn. Một bọn con em, một vài đầy tớ quảy dăm cái hòm gỗ sơn vuông đựng mũ mãng, hia, đai, quần áo, Hai Giò lần làng này sang làng khác, trong mấy tháng xuân đem cái vui đi gieo rắc cho khắp mọi người, đến đâu là thấy họ đón mời, hậu đãi. Vài tấm phên che, một cái buồng trò nho nhỏ, một vài cái ghế đẩu vừa là "ngai rồng" "trào đình" "gia đình" của một vị thiên tử, của một phú ông, một viên ngoại, vừa là "vườn hoa", "trướng gấm", "công đường"; dẹp ghế đi là thành ngay "bãi chiến trường" của hai tướng giao phong đọ sức. Dân quê nhiều tưởng tượng; tâm hồn giản dị, hiền lành của họ cho thế là đủ rồi, không cần vẽ vời, trang hoàng, bày biện lôi thôi, phiền phức. Hát! Hát thâu đêm suốt sáng, hát cả ban ngày, hát cho đến lúc tướng tá, vua quan, đào thảm, đào lẳng, đào thương khan cả giọng.

Những phút thiên hạ chú ý, lắng tai, há mồm như muốn nuốt hết những câu "Nam", câu "Khách", những phút người cầm chầu khoái chí điểm gần vỡ trống. Hai Giò đã từng hưởng; Hai Giò đã từng biết những ngày oanh liệt mà tài chàng nức tiếng mọi nơi. Hai Giò lại còn từng biết những cuộc ái ân đổi thay chốc lát trong cuộc đời gió bụi, nay đây mai đó; Hai Giò đã được những cô gái non hơ hớ cảm tài chàng, đem trao tặng trái tim vàng; Hai Giò đã chiếm được lòng nhiều cô thiếu nữ đáng yêu, Hai Giò đã khiến bao anh kép khác nghe danh đến phải thèm thuồng, ghen tức.

Nhưng bây giờ? Thân tàn, ma dại, danh vọng về chiều, gánh tuổi trên vai nặng trĩu, không vợ không con. Hai Giò sống khổ sở, điêu linh, cô độc. Còn đâu thời phong lưu dễ dãi ngày xưa. Lẩn quất trong làng cho qua ngày đoạn tháng, kiếm chẳng đủ ăn, Hai Giò lại còn nghiện rượu. Chén rượu đối với Hai Giò lại còn cần hơn cơm gạo, rượu tức là một thứ thuốc để cho anh kép già đỡ khổ, đỡ buồn trong cái cảnh quạnh hiu. Mỗi lúc say sưa, nhớ lại cuộc đời xưa, Hai Giò thường cất tiếng hát huyên thiên, lảm nhảm; trẻ con hễ động nghe anh ta hát là xúm xít lại gần cười, ghẹo, sung sướng như được trêu nghịch một người điên.

Thế mà, lạ lùng nhất! Mỗi khi trong làng mở hội, có phường hát, là người ta thấy mất mặt Hai Giò. Không bao giờ người ta gặp Hai Giò đi xem chèo hát. Hình như anh ta cho đi xem như thế tức là mỉa mai thấm thía cái "đời tài tử" của mình.

Nhưng, đêm nay, đêm cuối cùng của những ngày hội linh đình, không hiểu tại sao Hai Giò lại lần vào giữa đám người làng, hơi rượu sặc sụa, mặt đỏ bừng, ngồi nghe hát. Trong lúc mọi người đương chăm chú xem Tư Vinh sắm vai Từ Hải, trong lúc Tư Vinh dương dương tự đắc trổ hết tài nghề thì bỗng một người ôm bụng cười lăn ra đất. Trăm miệng cùng kêu một tiếng:

- Hai Giò!

Phải, Hai Giò say bí tỉ, ngồi thu hình một xó tự nãy đến giờ mà không ai để ý.

Tức thì một dịp cười vang cất lên giữa đám dân quê. Con trẻ reo hò, đàn bà bưng miệng:

- Hai Giò! Hai Giò!

Hai Giò không cười nữa. Hai Giò bỗng nghiêm nét mặt, trịnh trọng đi ra giữa sân khấu, mắt sáng quắc, dữ tợn đến nỗi con hát, người xem chẳng ai dám nói một câu. Họ thì thầm với nhau:

- Hai Giò định làm gì vậy?

Nghe những tiếng gọi tên mình như tiếng gọi hoan hô, cổ vũ của đám muôn dân đón chào một ông tướng thắng trận khải hoàn, nhớ lại cái thời mình được người yêu chuộng, được người phục tài đọc đến tên mình như tên một bực đáng tôn sùng, Hai Giò lúc này, tưởng đâu như cả đám người chen chúc nhau kia hôm nay đến xem Tư Vinh biểu diễn, vẫn chửa quên mình, vẫn chửa quên anh kép có biệt tài, có thực tài trong buổi đầu xanh đã từng làm rung động, thổn thức tâm can họ. Đời vẫn chưa quên "người tài tử" sống trong bóng tối. Lòng nhớ nghề bỗng sôi nổi, tưng bừng, phút hiển hách ngày xưa như đã trở lại với anh kép già, ốm mòn, tiều tụy. Vẻ tự đắc, dáng khinh người hiện ra nét mặt, Hai Giò đứng phưỡn ngực lườm Tư Vinh:

- Tư Vinh! Anh hãy về học vài mươi năm nữa rồi hãy đóng trò!

Tiếng cười lại nổi lên bốn phía. Tư Vinh cũng cười góp, cười gằn...

- Tư Vinh! Anh làm xấu nghề chèo hát! Trông Hai Giò sắm vai Từ Hải đây này! Trông lão đây này!

Rồi lảo đảo xốc quần, vén áo tả tơi, Hai Giò lấy điệu bộ, ra roi, quất ngựa, đá giáp, cười ha hả, trợn mắt, vuốt râu, múa hát một hồi. Như một cái máy, Hai Giò diễn lại cái vai trò xưa kia đã sắm không biết bao nhiêu lần, diễn lại một cách hoàn toàn, khéo léo đến nỗi chính Tư Vinh và con hát cũng phải ngẩn người, cả đám dân làng đi xem đêm ấy cũng bấm nhau thì thầm, không hò reo như trước nữa.

Mọi người đương ngạc nhiên, im lặng xem Hai Giò múa hát thì Hai Giò bỗng đứt tiếng đứng trơ trơ... Hai Giò quên mất những câu hát cũ rồi! Anh kép già thẹn thùng dừng lại, cố nhớ mà không ra.

Tiếng khúc khích, cười cợt, tiếng con nít hò reo lại bắt đầu nổi dậy.

Điên cuồng và tức giận. Hai Giò vung tay hét lớn, lấy hết hơi hết sức hát huyên thiên như những hôm anh ta say rượu đi vơ vẩn trong làng, gân cổ nổi lên bằng chiếc đũa.

Bỗng nhiên giữa tiếng dân làng reo gọi ồn ào, anh ta nằm vật xuống như một cái thân cây người ta vừa chặt gốc, mê man, bất tỉnh, thiếp dần...

- Hai Giò say rượu!

- A ha! Từ Hải chết đứng!

Hai Giò đã diễn lớp cuối cùng của đời anh hát bội. Mọi người xúm lại vực Hai Giò. Hai Giò chỉ còn là một cái xác cứng đờ, lạnh ngắt người ta sắp khiêng đi để nhường chỗ cho phường Tư Vinh diễn lại lớp hát đương bắt đầu vui.

Rút từ tập truyện ngắn Trong bóng tối,
Ngô Ngọc Trương xuất bản, Hà Nội, 1936.
Tuyển tập Truyện ngắn
Giới thiệu Tác giả
trong bóng tối
lớp học cuối cùng
bó hoa quá đẹp
nhớ quê
hoa "ti gôn"
cơn giông
truyện qua rồi
vườn chanh
cái ngõ tối