watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mùa Hè Êm Ả-Chương 8 - tác giả Thuỳ An Thuỳ An

Thuỳ An

Chương 8

Tác giả: Thuỳ An

Sáng nay, tôi ra sạp vải mẹ chơi. Chợ thưa khách, mẹ và dì Đào ngồi chống cằm nhìn người qua lại:
- Mẹ ơi, con đói bụng quá à.
Mẹ mở bóp đưa cho tôi tờ bạc:
- Ra đầu chợ ăn sáng rồi về coi hàng, mẹ và dì Đào đi công chuyện chút xíu.
Khi tôi trở về, câu chuyện giữa mẹ và dì Đào đang đến hồi gây cấn:
- Loan định làm mai Phượng cho Vinh thật à?
- Sao lại không thật, Đào nghĩ sao?
- Rất hay, nhưng ý của Phượng thì sao?
- Nó có cảm tình với Vinh lắm, mà Vinh cũng vậy, hơn nữa Vinh dạo nầy rất khá, lấy Vinh, con Phượng sẽ có một chố dựa vững vàng.
Tôi nghe lòng vui vui khi nghĩ đến chú Vinh sẽ trở thành chú Phượng và dì Phượng sẽ trở thành Dì Vinh.
Thấy tôi trở lại, dì Đào hỏi mẹ:
- Còn cháu Minh thì Loan định cho nó thi vô đại học nào?
Mẹ lắc đầu:
- Con gái học lớp mộthai là đủ quá rồi. Cho nó chơi chán rồi sắm cho nó một gian hàng mỹ phẩm...
Tôi ngắt lời mẹ:
- Con chả thích buôn bán đâu.
Dì Đào vuốt má tôi:
- Cháu dại lắm, có tủ mỹ phẩm tha hồ chưng diện, tiền vào cứ là như nước như non.
- Cháu ghét chưng diện lắm.
Mẹ xua tay:
- Ôi, mặc kệ nó, để tính sau. - Rồi mẹ bảo tôi - Trông hàng cho mẹ, mẹ và dì Đào đi chút xíu về liền.
Tôi ngồi lọt thỏm giữa rừng vải muôn màu muôn sắc, suy nghĩ mông lung.

Chán mẹ ghê, bao giờ mẹ cũng nghĩ đến tiền, mẹ muốn anh Trí biến thành anh lơ xe để kiếm nhiều tiền, mẹ muốn dì Phượng cưới chú Vinh vì chú Vinh giàu (nhưng điều nầy tôi tán thành vì chú Vinh rất có tư cách, xứng đáng với dì Phượng) và bây giờ nữa, mẹ không muốn tôi vào đại học mà chỉ thích tôi buôn bán mỹ phẩm.

Eo ơi, nghĩ tới mấy cô gái mắt xanh môi đỏ, má quét vôi ngồi bất động bên những tủ kiếng chưng bày son phấn, nước hoa, xà bông thơm, như các hình nộm sao mà ớn lạnh cả người. Đã vậy thì tôi phải quyết định nhanh, tôi phải thi vào đại học kinh tế cùng Thoại, anh Trí cũng rất tán đồng điều nầy. Không chờ kết quả tốt nghiệp nữa, chắc chắn đậu, chiều nay bắt tay vào việc ôn tập là vừa.

Tiếc ghê, hôm kia Thoại có ngỏ ý đến học chung với tôi nhưng tôi cứ hẹn là để chờ kết quả đã, không biết bây giờ Thoại đã học đến đâu rồi, có chờ tôi không. Mà cũng chả lo, có anh Trí đó, cứ liều giải các đề toán một mình, bí quá thì cầu cứu anh, có sao đâu. Thật là uổng, nhà nước mình chưa dùng hết nhân tài, anh Trí học giỏi như vậy mà ra trường đến nay vẫn thât nghiệp, trong khi đó có những kẻ thiếu năng lực, thiếu phẩm chất vẫn còn sống nghênh ngang... Dạo sau nầy thấy anh Trí ở nhà hoài cũng tội, ban nhạc của anh tại nhà Văn Hoá thanh niên đã tạm ngưng hoạt động, đám học trò anh dạy tại tư gia thì đã xin nghỉ hè để cùng gia đình đi du lịch bốn phương. Đúng là con nhà giàu thú vị thật. Không làm ra tiền, anh Trí nhịn mọi thói quen hằng ngày như cà phê, thuốc lá... tội nghiệp anh ghê. Anh không muốn xin tiền mẹ vì mặc cảm, mẹ cũng biết điều nầy, mẹ hay nói với tôi cứ để cho nó thấm đau, cho nó biết thế nào là giá trị của đồng tiền, cho nó bớt tính gàn bướng. Tôi hiểu mẹ còn giận anh vì anh đã từ chối không chịu nghe lời mẹ theo chú Lộc làm ăn, nhưng tôi vẫn không đồng ý với cách nghĩ của mẹ nên tôi đã cãii lại mẹ nhiều lần. Ba thì thương anh Trí đến xót xa nhưng đàn ông thường không hay bộc lộ tấm lòng mình, họ chỉ hành động và hành động của ba là tháng nầy cùng chia đôi số lương của anh Trí. Sở dĩ tôi biết được việc nầy là vì có một đêm khi dậy đi tìm chiếc áo len, bất chợt tôi nghe được câu chuyện thì thầm bên phòng anh Trí:
- Ba cứ giữ lấy mà tiêu, con đủ rồi.
- Con cầm lấy kẻo ba buồn, đây là nửa tháng lương của ba, tuy không bao nhiêu nhưng cũng giúp cho con giải quyết được một vài chuyện nhỏ...
- Ba lớn tuổi rồi, ba cần tiền hơn con. Con nhịn một tháng cũng không sao, tháng sau đám học trò của con đi nghỉ hè về, con lại có tiền, ba đừng lo.
Giọng ba ngậm ngùi:
- Ba thật xấu hổ vì không lo đầy đủ cho con, ba lại có lỗi với má con...
- Ba đừng buồn nữa ba ạ, chuyện đã qua rồi, vả lại dì Loan cũng rất tốt với con.
Và tôi đã đứng khóc lặng lẽ bên khe cửa.

Anh Trí ơi, em thương anh quá, thật sự mẹ cũng có tốt với anh đấy nhưng nhiều lúc mẹ thiếu tế nhị đến em cũng phải tức điên lên. Vậy mà anh, anh đã vì thương ba, thương em, vì hạnh phúc chung của mái gia đình nầy mà bỏ lỗi hết cho mẹ. Đã bao lần em thấy ba nhìn anh bằng đôi mắt chan chứa tình thương, bao lần ba đã nhắc đến tên anh với niềm hãnh diện và trìu mến vô bờ. Với linh tính bén nhạy của con gái, em biết ba thương anh hơn em nhưng không bao giờ em ganh tị với anh đâu bởi anh học giỏi, anh chân thành, anh cao thượng, anh thật xứng đáng với tình thương bao dung của ba.
- Trời đất, ngồi trông hàng mà ngủ quên như thế thì chết.
Tôi thoáng giật mình:
- Ơ, anh Trí.
Anh Trí len qua những lớp vải mềm buông rũ, đến ngồi bên tôi. Anh đưa cho tôi một gói giấy:
- Paté chaud còn nóng cho em nè.
Tôi reo :
- Hay quá, em đang mơ đến nó đây.
Tôi ăn chưa xong chiếc bánh, mẹ và dì Đào đã về, mẹ ngạc nhiên:
- Ủa, con ăn sáng rồi mà, còn ăn chi nữa đó.
Không trả lời, tôi đứng dậy nhõng nhẽo:
- Mẹ trông hàng, con về với anh Trí nha.
Mẹ lườm yêu:
- Con gái lớn chẳng nhờ gì được cả.
Tôi nắm tay anh Trí kéo ra khỏi hàng:
- Con phải về học bài chớ bộ.
Ngồi sau xe anh Trí, tôi hỏi anh:
- Anh đến hàng mẹ làm gì vậy?
- Đến kiếm em, chúng mình đi uống cà phê nhen.
- Dạ, anh Trí sáng nay xịn ghê.
- Anh có chuyện muốn nói với em.
Thấy mình quan trọng hẳn lên, tôi ngồi thẳng người cố làm ra vẻ thật nghiêm trang.
Trong quán giải khát, giữa vuông sân của một biệt thự rất đẹp, anh em tôi ngồi thoải mái trên hai chiếc ghế mây sơn trắng, dưới tàn phượng xoè bóng râm mát rượi. Nơi đây người ta chưng bày rất nhiều chậu kiểng, những cây nhỏ xinh được trồng tỉa vén khéo mang dáng dấp long, ly, qui, phụng thật mỹ thuật, điều tôi không bằng lòng là bình hoa đặt trên bàn, những cánh hồng nhân tạo tuy đẹp đấy nhưng khô khan và cứng ngắt làm sao.
- Minh à, anh có nhiều tin vui đáng phấn khởi lắm. Thứ nhất, anh mới nhận dạy kèm thêm hai đứa học trò năm nay lên mộthai, thứ nhì ban nhạc của anh được mời biểu diễn tại nhà Văn Hóa quận một0 mỗi tuần hai đêm, thứ ba, đây là điều anh muốn nói với em, đó là đêm thơ phổ nhạc anh và các bạn định tổ chức vào đầu tháng nầy.
Gương mặt tôi rạng rỡ theo từng lời nói của anh, tôi cầm bàn tay anh siết chặt:
- Anh Trí ơi, em mừng quá... mà anh nói với em cái gì vậy?
- Trong đêm thơ nhạc đó, anh muốn em hát bài "Nhịp đời dâng" anh đã phổ xong rồi.
Tôi tròn miệng:
- Ơ, bài thơ của em, ơ, anh định chọc quê em hả?
- Sao lại chọc quê?
- Phải phổ thơ của các thi sĩ mới hay.
- Bộ em không phải là thi sĩ sao?
Tôi đỏ mặt:
- Ơ, em là thi sĩ nửa mùa.
Anh Trí vẫn không buông tha:
- Có nửa mùa mới xong một mùa chứ.
- Em là thi sĩ dỏm.
Anh Trí rót trà vào ly tôi:
- Không nên mặc cảm như vậy, anh thấy thơ em ý tứ rất dồi dào.
Một cơn gió thoảng qua ru cành lá xôn xao, vào cánh phượng chao xuống rơi nhẹ trên mặt bàn, anh Trí nhặt một đóa hoa mân mê, màu đỏ trong lòng bàn tay anh rực lửa.
- Em đã có bài thơ nào nói về mùa hè chưa?
Bỗng nhiên tôi muốn tâm sự với anh:
- Anh Trí nè, hè nầy em cũng đã làm được một số bài, em định gom những bài thơ khá nhất để làm thành một tập thơ của riêng em, anh thấy sao?
Anh Trí nhìn tôi mắt anh long lanh thích thú:
- Rất hay, anh và các bạn sẽ hỗ trợ cho em. Không cần in làm gì cho tốn kém, tụi anh sẽ đánh stencil và trình bày thật đẹp cho em. Tập thơ quay ronéo trên giấy trắng cũng đẹp lắm em ạ.
Lòng tôi như nở hoa, tôi muốn hét to lên cho mọi người cùng nghe, cùng chia vui với tôi. Để dằn nỗi vui sướng dâng trào, tôi uống vội một hớp nước. Anh Trí vẫn nhìn tôi âu yếm:
- Còn một chuyện anh chưa nói với em, sáng nay Thoại có sang tìm em, nó có ý định rủ em ôn thi vào đại học, em tính sao?
Tôi vui vẻ:
- Em cũng định vào kinh tế như Thoại, anh Trí ơi, chiều nay em bắt đầu ôn tập nhé.
Anh Trí đứng lên:
- Vậy giờ anh chở em tới nhà Thoại, nó đang chờ em ở nhà ấy.
Tôi ngạc nhiên, anh Trí giải thích:
- Anh hứa với nó là sẽ đi kiếm em và đưa em đến nhà nó chơi. Chà, nghe tin em chịu thi cùng ngành với nó, chắc nó mừng hết lớn.
Vậy là tôi lại vùi đầu vào sách vở, nhưng lần nầy thì rất vui vì có Thoại sang học chung. Chúng tôi chia thời gian học rất hợp lý, buổi sáng từ 7 giờ đến mộtmột giờ rưỡi, buổi chiều hai giờ đến 5 giờ rưỡi, xen vào giữa là một5 phút giải lao.

Thường thường, anh Trí hoặc dì Phượng mua quà cho chúng tôi ăn vào lúc nầy như ổi, mãng cầu, chôm chôm… Thoại ít khi ăn vặt nên tôi luôn luôn độc diễn, ban đầu tôi hơi ngại, sợ Thoại cười nhưng sau quen dần đi, Thoại và tôi càng ngày càng thân nhau hơn. Chỉ tiếc mỗi điều là Bích, con bạn thân của tôi, không tiếp tục lên đại học nữa, nó đã tham gia một ban nhạc chuyên nghiệp, trình diễn mỗi đêm tại khách sạn Hữu Nghị với số lương rất cao. Tuy không tán đồng cách bước vào đời như Bích, nhưng tôi cũng mừng dùm cho nó vì kể từ ngày nó chính thức đi làm, thầy Hoàng đã thôi đạp xích lô và mức sinh hoạt của gia đình Bích đã khá hơn trước nhiều.
Buổi tối, tôi thường học một mình. Bây giờ là thời gian của Mondial 90, người người cùng xem, người người cùng cá độ. Riêng tôi, mấy ngày đầu cũng hăng hái hưởng ứng nhưng sau thấy bài vở nhiều quá, tôi đành phải nhắm mắt làm ngơ trước những cú đá "quỉ khóc thần sầu", những pha ghi bàn tuyệt đẹp của các cầu thủ thần tượng của tôi. Tôi say sưa học bài. Tôi mê man làm toán đến nỗi không còn để mắt đến những dòng chữ tường thuật các trận đấu diễn ra mỗi ngày trên những trang báo in hình cầu thủ lộng lẫy mà dì Phượng thường mua về.

Niềm ao ước của tôi hiện giờ là phải thi đậu vào đại học Kinh Tế. Nếu cả tôi và Thoại đều đậu nhỉ? Chắc là vui lắm, thế nào ba cũng mở một buổi tiệc để chúc mừng tôi và cho phép tôi tha hồ mời bạn bè thân thiết. Khi đó mình sẽ mời những ai nào? Chắc chắn là Thoại đứng đầu danh sách, rồi đến Bích, Khoa, Tuấn… À, nhất định phải mời chú Vinh nữa chứ. Ôi, không biết mối tình giữa chú Vinh và dì Phượng đã đi tới đâu. Hôm rày, tôi bận học không ra phòng khách nhưng tôi biết tối nào chú Vinh cũng đến ngồi xem ti vi với dì Phượng cho đến hết cả hai trận đấu mỗi đêm. Có bữa bên Ý nghỉ đấu thì bên nầy chú Vinh đưa dì Phượng đi chơi và khi về bao giờ tôi cũng có một cái bánh bao đặc biệt hoặc một bịch chè sâm bảo lượng hết ý.
Đêm nay, tôi cố làm cho xong hai bài vật lý trong bộ đề thi mà anh Trí đã đem về hồi chiều. Suy nghĩ đến nhức cả đầu, tôi vẫn chưa làm xong câu thứ hai của bài một, khó ơi là khó. Tôi ra phòng khách định hỏi anh Trí nhưng khi thấy anh đang há hốc mồm trước ti vi tôi lại không nỡ phá rầy giây phút đầy hứng thú của anh. Giờ phải làm sao đây, ráng lên thôi, để mai Thoại giải được thì quê cho tôi lắm, không thể thua Thoại được. Tôi trở về bàn học, ngồi thừ người trước trang tập thật lâu, những con số, những hàng chữ thi nhau nhảy múa trước mắt làm đôi mi tôi như có keo dính chặt lại và không cưỡng nổi, tôi đến giường ngã người xuống quên cả buông mùng.
Tôi tỉnh giấc trong không gian yên lặng của đêm khuya, hương ngọc lan theo gió qua cửa sổ tỏa xuống giường tôi mùi thơm tinh khiết dịu dàng. Một tiếng hát mỏng như sương khói ru êm tâm hồn tôi, tôi sung sướng nhận ra bài hát mẹ thường hát bên ba lúc tôi còn nhỏ xíu, âm thanh quen thuộc đó đã từ rất lâu tôi ao ước được nghe lại... Hình ảnh ba mẹ mỗi chiều nắm tay nhau đi dạo trong khuôn sân nhỏ hay từng đêm trăng sáng, ba đã kể cho tôi nghe biết bao chuyện thần thoại về các vì sao lung linh trên cao và những lúc nầy, mẹ đã hát... Năm tháng qua, cuộc sống bon chen làm mẹ quên đi bài hát đó cũng như lớp bụi thời gian phủ mờ bao kỷ niệm nhưng bài hát kia vẫn còn nằm lại trong hồi ức tuổi thơ của tôi.
Tôi duỗi thẳng tay, dì Phượng không nằm bên tôi, dì ở ngoài hàng hiên và dì đang hát. " Đêm qua say tiếng đàn, đôi chim uyên đến giường, chim báo tin xuân đã về trong giấc mộng… em yêu câu hát buồn, lả lướt trong màu trăng, yêu trời thanh vắng, đón đưa em tới chàng ... "
Tôi ngồi dậy, bằng đôi chân trần, tôi mở cửa đến bên dì, dì Phượng đang ngồi trên chiếc ghế mây, bóng lá đổ xuống mái tóc dài của dì che một phần gương mặt, nhưng tôi vẫn nhận ra đôi mắt dì sáng long lanh "… hồn em chùng đêm tối, tình em tràn muôn nơi, lòng em yêu rồi, xin đừng nhạt phai .."
Tiếng hát dừng lại, một hơi thở rất nhẹ:
- Minh, cháu chưa đi ngủ à?
Tôi cầm tay dì:
- Cháu vừa thức giấc, dì ơi, dì đã hát bài hát ngày xưa mẹ thường hát cho ba nghe.
- Đúng rồi cháu ạ, đó là bài hát của tình yêu - giọng của dì chìm xuống sâu lắng, dì đang thả hồn về dĩ vãng - đã từ rất lâu rồi, dì không hát bài nầy nữa...
Nghĩ đến chú Vinh, tôi sà xuống bên dì:
- Nhưng bây giờ dì đã hát, có nghĩa là dì đã... dì đã... yêu rồi phải không hả dì?
Dì Phượng khẽ cười, dì vuốt má tôi:
- Cháu lanh lắm, Ái Minh nờ.
Giọng Huế của dì thật nhẹ, tôi nép đầu vào ngực dì, một ý nghĩ thoáng qua:
- Dì Phượng ơi, cháu… cháu có giống con gái Huế không hả dì?
Dì Phượng hơi ngạc nhiên, dì nâng mặt tôi lên nhìn vào, bóng cây nghiêng ngả làm tôi không nhận ra được phản ứng trong mắt dì. Dì thở nhè nhẹ, chắc dì đang tìm câu trả lời:
- Nếu cháu để tóc dài, chắc cháu sẽ giống hơn.
- Nghĩa là... cháu không giống con gái Huế?
Dì Phượng ôm lấy vai tôi:
- Con gái Huế đa sầu đa cảm lắm cháu nờ, giống làm chi cho khổ - Rồi dì vỗ nhè nhẹ vào tay tôi - Cháu giống bên nội nhiều hơn, xinh đẹp và khỏe mạnh.
- Anh Trí bảo cháu thiếu vẻ dịu dàng của một người con gái, cháu cố sửa chữa hoài nhưng vẫn chưa được.
Dì Phượng lắc đầu:
- Theo ý dì, cháu nên giữ nguyên vẹn tính cách của mình, đừng nên bắt chước ai hết.
- Đôi lúc, cháu cảm thấy cháu cứng ngắt, cháu mặc áo dài trông như khúc gỗ.
Dì Phượng ngắt lời:
- Nhưng cháu mặc âu phục rất đẹp, Ái Minh à, cháu yên tâm đi, nếu đi làm giám khảo của một cuộc thi sắc đẹp, dì sẽ cho cháu chín điểm trên mười.
Hai dì cháu cùng cười. Đồng hồ trong phòng buông hai tiếng ngân dài trong đêm sâu, dì Phượng kéo tay tôi đứng lên:
- Đi ngủ cháu, khuya lắm rồi.
Mùa Hè Êm Ả
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12 (chương kết)