watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Mưa Hạ-Chương 6 - tác giả Thụy Ý Thụy Ý

Thụy Ý

Chương 6

Tác giả: Thụy Ý

Chí Hòa … ngày… tháng …năm…


“Chả biết mấy giờ rồi,nhưng có lẽ là đã khuya lắm.


“Có cái đồng hồ thì mình đã cho thằng Lực mất rồi. Tội nghiệp, nó mãn án về mà không có một đồng trong tay. Lên văn phòng chắc ông quản đốc và phó quản đốc cũng cho tiền xe về. Ở trại mình lạc quyên được gần hai ngàn cho nó, phần mình là cái đồng hồ Seiko mới nhờ tụi nó mua cách đây hai tháng. Nó ra ngoài bán cũng được năm, bảy ngàn. Nó than gia đình chẳnng còn ai, về tay trắng chắc phải trở lại nghề cướp giựt. Mình khuyên nó nên kiếm sống từ số vốn nhỏ, bán báo, đánh giày, bán bánh mì… làm nghề lương thiện mà sống để tạo dựng tương lai. Nó tâm sự: “Hai năm tù đối với tao quá nặng nề, tao thù hận xã hội đã bạc đãi tao, nhưng tao sợ phải trở lại nơi này để sống những ngày dài tủi hận. Tao sẽ nghe lời mày, tao sẽ cố gắng”.


“Mình nước mắt ứa theo nó. Gần hai năm trời từ ngày nó qua khu AH này sống với mình, nó tương đối là thằng nhiều tình cảm nhất, ngày trước có lần nó đem lương tâm ra khuyên mình, bị lãnh một trận nên thân, giờ đến lượt mình khuyên nó, nó nhận. Nó hơn mình nhiều quá.
“Suốt chiều nay một nỗi nôn nóng nào đó xâm chiếm cả tâm hồn mình. Chắc chắn là vì sự vắng mặt của Duy An.
“Giờ thăm nuôi mình và Chính ra cửa đón, nhưng chỉ có bác gái và Thu vô, không có Duy An.


“Mình ngồi bên Chính hỏi thăm bâng quơ chuyện ở ngoài, không nhắc nhở gì đến An. Mình không muốn bà cụ biết mình quen nàng. Có lẽ bà cụ sẽ không bằng lòng khi biết cô con gái khả ái của mình lại bạn với một tên tù.
“Chính hỏi sao An không vô, bà cụ nói An bị ốm. Bịnh cúm đang lan tràn, bà cụ vừa khỏi thì đến lượt An.


“Nghe thương cô bé chi lạ. Hình dung An nằm buồn hiu với cơn sốt, mình muốn chia sẻ với nàng mà không biết làm sao hơn.
“Không biết An có lúc nào nghĩ đến mình không nhỉ? Chắc cô bé chưa biết yêu là gì? Mình vẫn biết thời đại này tuổi trẻ chấp nhận tình yêu rất sớm, nhưng không hiểu sao với An, mình vẫn nghĩ nàng còn thật thơ ngây.
“Sao cũng nghe váng đầu. Hay mình lại sắp cảm cúm như An đây? Không lẻ thần giao cách cảm tài tình đến thế nhỉ?



“Ngày … tháng… năm…
Mình vừa đi nhà thờ về. Mấy ông giám thị có vẻ ngạc nhiên dữ.
“Lẽ thứ nhất họ biết mình ngoại đạo, lẽ thứ hai là họ cho rằng dù có đạo đi nữa mình cũng không đến nhà thờ.
“Buổi tối mình hỏi Chính đạo Thiên Chúa mỗi khi muốn cầu xin Chúa một điều gì phải làm sao? Nó nói:
“- Người công giáo đến nhà thờ dự lễ Misa. Mày có bao giờ đến nhà thờ chưa?”
“Dạo này cu cậu lên mặt dữ, mày tao với mình kỹ quá. Tánh nó còn háo thắng, còn nông nổi nhiều. Mình trả lời:
“- Hồi nhỏ tao có đến nhà thờ một lần dịp lễ Noel để xem hang đá và nghe Thiên thần hát, giờ thì hết rồi, hết lâu rồi.
“- Vậy mày muốn đi nhà thờ không?
“ Có lẽ. tao có một vài điều cần Chúa cảm thông. Tao có ẩn ức gì cũng không biết tâm sự với ai, ít ra là có một niềm tin, dù là vô hình, để tao chạy đến và thổ lộ.
“Chính gật gù, nhưng mình không chắc nó đã hiểu điều mình nói. Nó nông cạn, ít khi nghĩ xa và lâu điều gì. Thật ra mình muốn được đến với Chúa để chỉ xin một điều duy nhất: “Duy An khỏi bệnh”.
“Thật là trẻ con. Mình không nghĩ rằng có lúc mình lại có thể như thế được. Nhưng mình đã làm. Mình ra giáo đường, nhìn lên bầu trời đầy mây hồng và hoa nắng. Mình không dự hết buổi lễ, chỉ vào quì với chân Thánh Giá mấy phút để tâm tình với đấng Tối Cao, xin người cho An khỏi cơn đau dù là rất nhẹ. Rồi mình ra ngồi trên thềm nhà thờ, mắt nhìn như mở rộng hơn trước hình ảnh hiền từ của Đức Mẹ, trước hình ảnh khổ hạnh của Chúa Giêsu trên Thập giá. Mình không tìm hiểu Giáo Lý, nhưng hình như một chút ấm áp đang len vào từ mạch máu tim mình.
“Mình nghĩ một con người khi sống hiền lành thì lúc chết sẽ được về với Chúa, với Phật nơi miền lạc cảnh nào đó. Nhưng ít ra thì sống cũng phải có một tín ngưỡng để có thể cám ơn lúc vui và khóc lóc lúc buồn. Vô tôn giáo như mình cầu Chúa, Chúa quay đi, xin Phật, Phật không nhận làm sao”
“Ồ, lại lý luận. Dạo này coi bộ mình chịu lý luận dữ. Những điều mà trước kia chỉ làm mình bực mình thì bây giờ lại ám ảnh mình nhiều nhất.

Ngày …tháng …năm…
“Mình bắt đầu trở thành họa sĩ rồi đây.
“Gởi được giấy và cọ, màu, mình quyết định sẽ họa hình Duy An. Gương mặt nàng mình nhớ từng nét một, cả cái nốt ruồi dưới cằm. Mình hình dung đến đôi mắt to thật nhiều tròng đen của Duy An, người ta nói người mắt nhiều tròng đen thật thà, không xảo trá. Có lẽ đúng thật. Môi An hơi dày, chưa hẳn môi trái tim nhưng như vậy đẹp hơn, nhất là khi cười, hai cái răng khểnh có duyên lạ lùng.
“Mình đã pha màu và phác họa sơ một vài nét. Lại có dịp cho tụi nó cười, tụi nó nói không ai si tình như mình. Lãng mạn đến thế là cùng. Thằng Chính nói: “Tôi không hiểu một con người đầy nghệ sĩ tính như mầy tại sao trở nên tên cướp của giết người được Diễn ạ. Cà chớn như tao thì còn được đi. Tao khô khan, sống nặng về vật chất thì làm du đảng để thỏa mãn nhu cầu sống còn được. Còn mầy, lãng mạn, đa tình và nghệ sĩ thế kia… lạ thật. Mầy nên làm lại tất cả đi Diễn. Tao tin rằng mày dư sức. Mày có thể trở thành văn sĩ hay họa sĩ… đói rách một tí nhưng người đời mến trọng”
“Mình không nói gì, chỉ cười trừ. Làm sao Chính hiểu rằng chính cô em gái của nó là động lực thúc đẩy mình trở thành một nghệ sĩ. Nếu không có Duy An, dù mình có tài đi nữa thì cái tài đó cũng sẽ bị chôn vùi vĩnh viễn.
“Nhất định mình sẽ hoàn thành tác phẩm trước lần thăm nuôi tới, để làm quà cho Duy An. Thứ năm tới Sinh nhật cô bé, Chính cho mình biết điều đó, và ngày thứ ba mình tặng cho nàng là đẹp rồi. Chắc An ngạc nhiên lắm. Nàng không thể ngờ một tên tù như mình lại có thể là một nghệ sĩ.
“Kể ra từ lúc mình đổi thay đến giờ cũng mất khá nhiều bạn. Chúng nó không chịu sự đổi thay đó, mà chúng cho rằng “đạo đức giả”. Có đứa nói mỉa mai: “Mẹ, hồi giờ nó sống làm sao. Bây giờ bày đặt nhân đạo màu mè. Nó bỏ anh em vì một đứa con gái. Thử coi “cái tâm hồn cao đẹp” của nó có giúp nó trắng án được không”. Mình nghe nhưng bỏ ngoài tai, vì chúng nó không nói thẳng vào mặt mình, thôi kệ, chấp nhất làm gì. Mỗi người có một lý tưởng.
“Cơn buồn ngủ dường như đến với mình sớm hơn thường lệ. Chắc phải cần một ly cà phê. Một ly cà phê và một khoản thời gian để sống trọn vẹn với hình ảnh Duy An, và đưa nàng vào nghệ thuật hội họa”.


***

- Màu áo em mặc đẹp không Diễn?
An hơi mỉm cười khi hỏi câu đó. Má nàng hồng hơn mọi lần không biết vì nắng hay vì thẹn.
Diễn trả lời:
- Không phải vì màu hồng của áo đẹp mà chính vì An đẹp.
Chính ngồi cạnh tán vô:
- An biết không, em không vô thăm có một tuần mà Diễn nó ốm luôn mấy ngày. Nó đâm ra cau có khó ưa đến nỗi suýt bị tụi nó làm thịt đó.
Cô gái nhìn bạn:
- Em bị đau, chắc má có nói.
- Nhưng lời nói của má đâu có an ủi được nó.
An nguýt anh một cái thật dài:
- Có anh là rắc rối. Chỉ giỏi thêm mắm thêm muối. Làm gì mà ghê thế anh Diễn nhỉ?
- Có lẽ sự thật còn trầm trọng hơn nhiều An ạ.
An lảng đi:
- Thiên hạ đau nhiều quá, cả má cũng vậy, em mà mạnh là… phản khoa học, là… bất hiếu.
- Mình không thể khác thiên hạ sao An?
Cô gái vô tình:
- Sống phải hòa đồng chứ anh. Mình mà … không giống ai coi sao được.
Diễn buồn buồn:
- An nói đúng. Có lẽ anh cũng nên thực tế để hiểu điều đó mới phải.
An ngơ ngác:
- Anh nói gì vậy?
Diễn lắc đầu:
- Không. Anh có nói gì đâu. Chỉ là một quan niệm.
- Quan niệm gì anh?
- Ồ không có gì quan trọng đâu An. Đừng để ý làm gì. Đôi khi cuộc sống với những gò bó làm anh bực tức nghĩ quẩn thế thôi.
Chính đã quay sang chuyện trò với Thu, không để ý đến câu chuyện An và Diễn. Thu đã không còn vẻ ngượng ngùng thuở đầu. Nàng cởi mở hơn với bạn trong những mẩu chuyện tâm tình. Chính chấp nhận Thu trong niềm cô đơn những ngày tù tội. Đôi lần Chính tự hỏi nếu không bị du vào cảnh này không hiểu mình có thương Thu không? Hỏi để mà hỏi vậy thôi chứ Chính ít khi kiên nhẫn tự tìm câu trả lời. Chính không thích suy tư mệt óc như Diễn.
Diễn ngắm hai bàn tay nhỏ trắng mịn của An để trên bàn. Bàn tay với những ngón búp măng xinh đẹp. Diễn ao ước được đặt nụ hôn lên bàn tay đó. Êm ái biết bao nhiêu. Khoàng cách chỉ là một cái vươn tay lên tay bạn nhưng Diễn không làm. Chàng sợ những động chạm nhỏ nhặt như một xúc phạm lớn làm tan vỡ lâu đài tình yêu khói sương trước mặt. Chàng tìm chuyện để nói:
- An khỏe được mấy hôm rồi nhỉ?
- Dạ ba hôm. Kể ra An bệnh không có gì, nhưng tại … cứ trốn thuốc hoài nên lâu khỏi.
- Sợ thuốc lắm sao An?
Cô gái nhăn mặt:
- Nhắc đến thuốc là ớn rồi anh. Cực chẳng đã mới phải uống.
- Có anh chắc An sẽ hết sợ thuốc.
Cô gái mở lớn mắt:
- Sao vậy? Em tưởng… đã sợ thì bao giờ cũng sợ chứ anh?
- Tại vì có anh, anh sẽ… uống trước để làm gương, cho An thấy rằng thuốc không đắng như An tưởng.
- Lỡ như anh đã uống rồi mà em vẫn không chịu uống thì sao?
- Thì anh… năn nỉ.
- Năn nỉ cũng… hổng được?
- Anh … đánh đòn.
An phụng phịu:
- Em khóc.
- Anh để sẵn gói kẹo, khóc anh dỗ.
- Cha, anh làm như em con nít không bằng.
Diễn cười:
- Vậy ra em tưởng em lớn rồi sao?
- Chứ còn gì. Má nói em lớn rồi đó.
- Với anh, An cứ là một cô bé như thường.
Đột nhiên giọng người con trai tha thiết:
- Duy An.
- Dạ.
- Em có tin chúa nhật rồi anh đi nhà thờ không?
- Anh ngoại đạo mà.
- Thì anh ngoại đạo!
An đoán:
- Anh Chính rủ anh phải không?
Diễn lắc đầu:
- Không, tự anh đi, không ai rủ cả. Tự anh đến với Chúa… vì em.
- Anh đến với Chúa… vì em?
- Phải. An, anh cám ơn em đã cho anh dịp may đó.
- Em cho anh dịp may đó? Diễn. Anh nói em khó hiểu quá.
- Cơn bệnh của em. Anh nghĩ rằng đáng ngại. Nhưng anh đã tìm đến Chúa để xin cho em chóng khỏi. Anh nghĩ dù anh chỉ là một con chiên ghẻ thì lời xin của anh cũng không bị Chúa nhân từ bỏ quên. Anh thành khẩn vô cùng trong lời xin đó. Nói đúng ra, anh mượn cơ hội để có thể tạo cho mình một lẽ sống thiêng liêng.
Mắt An rưng rưng. Nàng nghe Diễn nói mà như nghe một âm thanh từ cõi xa nào. Rất lạ. Rất ấm. Có thể như thế sao? Diễn đã vì nàng mà làm cái việc trọng đại đó? Như thế… như thế Diễn…??!
An không dám xác nhận ý nghĩ mình tuy nàng đã biết chắc. Nàng mỉm nụ cười xinh nhất cám ơn Diễn. Người con trai thấy màu hồng rạng rỡ trước mắt. Chàng lấy bức họa cuộn tròn, nói với cô gái.
- An nhắm mắt lại đi.
- Chi vậy anh?
- Nghe lời anh. Khi nào anh bảo hãy mở ra.
Cô bé ngoan ngoãn khép nhẹ rèm mi cong. Diễn trải bức họa ra trước mắt nàng, lấy hai tay dằn thẳng đàng hoàng. Chàng nói nhỏ:
- Mở mắt đi em.
Mắt An mở ra… và dừng lại ở một độ lớn nhất. Sững sờ nhất. Nàng nhìn thấy hình ành mình trước mặt mà không tin ở mắt mình nữa. Phải một phút sau sự kinh ngạc mới qua đi và An reo lên đầy thích thú:
- Anh vẽ hình em?
Diễn gật đầu.
- Thật hở Diễn? Anh… anh là họa sĩ sao?
- Anh ghi lại hình ảnh em bằng trí nhớ, bằng thương mến. Anh chỉ mang hình ảnh Duy An từ trái tim ra giấy chứ không vẽ hình.
Câu tỏ tình khéo léo, tế nhị. An sung sướng đến ứa nước mắt. Môi nàng cắn nhẹ, cử chỉ nữa dằn cảm xúc, nữa e ấp, dễ thương lạ lùng trước mắt Diễn. Chung quanh họ như không còn ai. Đây không còn là nhà tù mà chỉ là một khung cảnh thuận tiện giúp hai con người tìm đến nhau bằng tình cảm chân thành nhất. Họ hiểu nhau và cùng chấp nhận nhau trong sự tuyệt vời nhất của tâm hồn. Diễn yên lặng. An yên lặng. Thời gian và không gian trở nên vô nghĩa, trở nên cô đọng.
- Duy An.
Diễn gọi nhỏ, và nàng ngước mắt lên chờ đợi.
- Ngày mốt sinh nhật em, anh rất tiếc không có một món quà đáng giá, chỉ có… bằng tình cảm của anh…
An hiểu, nàng ngắt lời bạn:
- Đừng quan tâm, Diễn. Anh đã tặng em món quà duy nhất vô giá. Anh hiểu, em không tìm ra lời nào để diễn đạt sự cảm kích và sung sướng của mình.


Diễn đặt nhẹ tay mình lên tay thiếu nữ. Thật ấm. Thật nhanh. Một làn gió nhẹ đùa qua, hôn phớt lên hai bàn tay đang ấp yêu chuyền sự sống. Một cơn nắng dịu dừng lại soi nồng thêm tia lửa ấm đôi tim.


Lần đầu tiên An ra về mà không nói lời từ giã bạn. Cũng lần đầu tiên Diễn đi nhanh về phòng, không nhận lời ra câu lạc bộ uống bia với Chính. Diễn muốn được nằm yên một mình để trọn vẹn nghĩ đến An.
Mưa Hạ
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9 Kết