watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tên của đóa hồng-KINH TỐI - tác giả Umberto Eco Umberto Eco

Umberto Eco

KINH TỐI

Tác giả: Umberto Eco

Đột nhập Đại dinh, phát hiện một vị khách bí ẩn,
tìm ra một thông điệp bí mật
chứa những dấu hiệu đồng cốt,
còn tìm ra một quyển sách, nhưng sách biến mất ngay
và phải săn lùng nó suốt trong nhiều chương kế tiếp,
cặp kính quý của William bị đánh cắp,
nhưng như thế chưa phải là hết nỗi thăng trầm.



Bữa ăn tối tẻ nhạt và trầm lặng. Từ khi phát hiện xác Venantius đến giờ mới có hơn nửa ngày. Ai cũng liếc trộm về phía chiếc ghế trống trải của Huynh ấy. Khi đến giờ Kinh Tối, đoàn người đi vào khu hát kinh như đi đưa đám. Chúng tôi đứng giữa giáo đường theo dõi cuộc hành lễ, mắt không rời nhà nguyện thứ ba. Ánh sáng yếu ớt, nên khi chúng tôi thấy Malachi từ trong bóng tối hiện ra để đi về chỗ của mình, chúng tôi không biết chắc Huynh ấy từ xó nào chui ra. Chúng tôi lần mò trong bóng tối, nép mình vào gian giữa để khỏi ai nhìn thấy khi buổi hành lễ chấm dứt. Dưới lớp áo dòng, tôi giấu chiếc đèn đã “chôm” được lúc ăn tối trong nhà bếp. Chúng tôi sẽ lấy lửa từ ngọn đèn đồng lớn ba chân thắp suốt đêm trong nhà thờ. Chúng tôi đã tìm được một chiếc bấc mới và rất nhiều dầu, như thế đèn sẽ thắp được lâu.
Tôi quá nôn nao nghĩ về cuộc thám hiểm sắp tới, nên buổi thánh lễ chấm dứt lúc nào chẳng hay. Các tu sĩ sụp mũ xuống mặt và chậm chạp xếp hàng đi về phòng. Nhà thờ trở nên hoang vắng, chập chờn trong ánh sáng từ ngọn đèn ba chân.
Thầy William bảo: - Bây giờ, bắt tay vào việc.
Chúng tôi tiến vào nhà nguyện thứ ba. Bệ của bàn thờ quả giống như một lò thiêu xương, một loạt đầu lâu với những hốc mắt sâu hoắm chồng chất lên nhau theo một hình chạm nổi, trông như những khúc xương chày, khiến ai nhìn cũng khiếp hãi. Thầy William thầm thì lập lại lời Alinardo đã nói “Nhấn đôi mắt sọ thứ tư bên phải”. Thầy thọc ngón tay vào hốc mắt của chiếc đầu lâu đó, tức thì chúng tôi nghe một tiếng kèn kẹt khô khốc. Bàn thờ chuyển động, xoay vòng trên một trục bí mật, hé ra một khoảng trống tối tăm. Tôi giơ đèn lên soi đường, thấy hiện ra những bậc thang ẩm ướt. Chúng tôi quyết định đi xuống, sau khi bàn có nên đóng lối đi sau lưng mình không. Thầy William bảo không nên, vì không biết sau này có thể mở ra được không. Có sợ bị khám phá cũng bằng thừa vì nếu có kẻ nào nắm được kỹ xảo mở cửa mà mò vào đây giờ này, thì lối đi có đóng cũng chẳng cản trở được hắn.
Chúng tôi xuống khoảng mười hai bậc thang và lọt vào một hành lang, hai bên chạy dài những loại hốc giống như trong những nhà mồ tôi gặp sau này. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi vào một lò thiêu xương nên thật kinh hãi. Xương của các tu sĩ chết được gom lại đây hàng nhiều thế kỷ; chúng được đào từ dưới đất lên và chất đống trong hốc, chẳng xếp thành bộ gì cả. Hốc thì chứa xương vụn, hốc chỉ chứa sọ, xếp gọn gàng theo hình tháp để chúng khỏi lăn lóc lên nhau. Đó là một cảnh tượng thật khủng khiếp, đặc biệt dưới ánh sáng chập chờn của ngọn đèn soi đường cho chúng tôi. Trong một hốc, tôi thấy toàn là tay, nhiều bàn tay ngón đan xiết vào nhau. Tôi đột nhiên cảm thấy có cái gì đó ở phía trên, có tiếng chin chít, có con gì đó chạy rất nhanh trong bóng tối. Tôi bèn hét lên, một tiếng trong cõi chết chóc này.
- Chuột đấy, - thầy William nói để trấn an tôi.
- Chuột làm gì ở đây?
- Đi qua thôi, như chúng ta vậy. Vì lò thiêu xương dẫn đến Đại dinh, rồi đến nhà bếp. Và đến những quyển sách ngon lành trong Thư viện. Bây giờ con hiểu tại sao mặt Malachi hắc ám như vậy. Bổn phận buộc Huynh ấy phải đi qua đây hai lần mỗi ngày: sáng và chiều. Quả thật Huynh ấy chẳng có gì để cười.
Tôi vô cớ hỏi: - Tại sao thánh kinh không bao giờ nói Chúa Ki-tô đã cười. Huynh Jorge nói có đúng không?
- Không biết bao nhiêu học giả đã thắc mắc không biết Chúa có cười hay không? Thầy không quan tâm đến vấn đề này lắm. Thầy tin Chúa không bao giờ cười, vì là con của Chúa trời, Ngài phải vạn năng, nên Ngài biết các con chiên sẽ hành động như thế nào. Nhưng chúng ta đã đến nơi rồi.
Quả thế, nhờ Chúa, chúng tôi đã đến cuối hành lang, bắt đầu những bậc thang mới. Leo hết các bậc này, chúng tôi sẽ phải đẩy một cánh cửa gỗ bọc sắt, rồi đến phía sau lò lửa trong bếp, ngay dưới chân cầu thang trôn ốc đến phòng thư tịch. Khi đi lên chúng tôi nghe như có tiếng động phía trên.
Chúng tôi đứng lặng một lát, rồi tôi nói: - Vô lý. Không có ai vào đây trước thầy trò mình…
- Nếu con giả sử, đây là con đường duy nhất vào Đại dinh. Nhưng trong những thế kỷ trước, đây là một pháo đài, và nó hẳn có nhiều lối vào bí mật mà ta không biết đến. Chúng ta sẽ lên từ từ. Nhưng ta không có cách nào khác. Nếu tắt đèn, ta sẽ không thấy đường. Nếu để đèn sáng, ai đó ở trên kia sẽ biết. Hy vọng duy nhất của chúng ta là, nếu có người trên kia, kẻ đó sẽ sợ chúng ta.
Chúng tôi đi từ tháp phía Nam đến phòng thư tịch. Bàn viết của Venantius ở ngay trước mặt. Gian phòng rộng bao la đến nỗi chúng tôi đi đến đâu ánh sáng chỉ soi rọi được vài thước tường. Chúng tôi hy vọng sẽ không có ai ngoài sân trong thấy ánh đèn hắt qua cửa sổ. Chiếc bàn có vẻ ngăn nắp, nhưng thầy William cúi ngay xuống để xem những trang giấy trên kệ dưới và thầy thất vọng la lên.
Tôi hỏi: - Có gì mất mát chăng?
- Sáng nay, thầy thấy ở đây có hai quyển sách, một bằng tiếng Hy Lạp. Đó là quyển sách bị mất. Có ai đã vội vã lấy nó, vì có một trang rơi trên nền nhà đây này.
- Nhưng bàn đã được canh giữ mà…
- Dĩ nhiên. Có lẽ ai đó đã tóm lấy nó mới đây thôi. Người ấy có thể vẫn ở đây - Thầy quay về phía bóng tối và, giọng thầy vang lên giữa những hàng cột: “Nếu người còn ở đây, hãy coi chừng!”. Theo tôi, đó là một ý hay: như thầy William đã nói, tốt nhất là làm cho người doạ chúng ta cũng sợ chúng ta.
Thầy William đặt tờ giấy vừa mới nhặt được xuống và cúi nhìn nó. Thầy bảo tôi đem đèn lại gần hơn. Tôi đưa sát đèn vào và trông thấy tờ giấy. Nửa trang trên thì trống, nửa trang dưới đầy những chữ li ti, tôi khó khắn lắm mới nhận ra xuất xứ. Tôi hỏi:
- Tiếng Hy Lạp phải không?
- Đúng, nhưng thầy không hiểu rõ - thầy lôi trong áo dòng ra cặp kính và gắn chặt chúng ngang mũi, rồi lại cúi xuống.
- Tiếng Hy Lạp, chữ viết đẹp nhưng lộn xộn lung tung. Thầy đeo kính mà còn thấy khó đọc. Thầy cần ánh sáng hơn nữa. Đến gần đây...
Thầy cầm bản da lên dí sát nó gần mặt. Thay vì bước ra sau lưng và giơ đèn lên cao khỏi đầu thầy, tôi lại ngớ ngẩn đứng ngay trước mặt thầy. Thầy bảo tôi bước qua một bên và khi tôi làm thế, ngọn lửa đèn táp vào mặt sau tờ giấy. Thầy đẩy tôi ra, hỏi tôi định đốt tờ giấy à. Chợt thầy la lên. Tôi thấy rõ vài dấu hiệu mơ hồ màu nâu nhạt hiện ra ở phần trên của tờ giấy. Thầy giằng lấy đèn và rà nó phía sau tờ giấy, giữ ngọn lửa khá sát bản da để hơ nóng mà không làm cháy. Khi thầy William rà ngọn đèn và khói toả ra từ đầu ngọn lửa làm ám đen mặt giấy bên phải, tôi thấy vài dấu hiệu lần lượt hiện ra trên mặt trắng của bản da, như thể có một bàn tay vô hình nào đó đang chậm rãi viết: “Mane, Tekel, Peres”. Những dấu này không giống mẫu tự A, B, C mà giống mẫu tự của thầy pháp. Thầy William nói:
- Tuyệt quá! Càng ngày càng thú vị! - thầy nhìn quanh – nhưng tốt hơn, chớ để lộ sự khám phá này cho anh bạn bí ẩn láu lỉnh của chúng ta biết, nếu hắn có ở đây. - Thầy gỡ mắt kính ra đặt trên bàn, rồi cẩn thận cuốn bản da lại và giấu nó vào áo dòng. Vẫn còn bàng hoàng bởi diễn tiến của sự việc, tôi toan xin thầy giải thích thêm thì bỗng dưng, một tiếng động khô khan làm chúng tôi giật mình. Nó phát xuất từ chân cầu thang phía đông, dẫn lên thư viện.
- Hắn đấy! Đuổi theo! - Thầy William hét lên. Chúng tôi lao về phía đó. Thầy chạy nhanh hơn tôi, vì tôi phải cầm đèn. Tôi nghe tiếng “bịch” ai đó vừa vấp ngã. Tôi cứ chạy và gặp thầy William ở chân cầu thang đang quan sát một quyển sách dày, bìa đóng đinh kim loại. Ngay lúc đó, chúng tôi nghe một tiếng động khác, phát ra từ hướng chúng tôi đứng ban nãy. Thầy William la lên: - Mình ngu quá! Lẹ lên! Chạy đến bàn Venantinus.
Tôi hiểu ngay: kẻ nào đó từ trong bóng tối sau lưng chúng tôi đã ném quyển sách, để đánh lạc hướng.
Một lần nữa, thầy William lại chạy đến bàn giấy nhanh hơn tôi. Vừa chạy theo thầy, tôi nhác thấy giữa những hàng cột có một bóng người đang chạy xuống cầu thang phía tây.
Hăng tiết lên, tôi giúi cây đèn vào tay thầy và phóng như điên về phía cầu thang, nơi kẻ tẩu thoát vừa chạy xuống. Tôi cảm thấy mình như một chiến sĩ của Chúa đang chiến đấu với một đạo quân của quỷ, lòng sôi sục muốn tóm được kẻ lạ để giao nộp hắn cho thầy. Tôi té bổ nhào xuống gần cuối cầu thang vì vấp lên gấu áo dòng. Tôi xin thề, đó là lần duy nhất trong đời tôi hối tiếc đã đi tu. Nhưng chính ngay lúc ấy và đó cũng chỉ là ý nghĩ nhất thời thôi – tôi tự an ủi mình rằng địch thủ cũng chịu cùng cảnh ngộ. Lại nữa, nếu hắn đang cầm quyển sách thì tay sẽ bị vướng víu. Từ sau chiếc lò, tôi chạy như bay vào nhà bếp, và nhờ ánh sáng lờ mờ chiếu từ cổng vào, tôi thấy bóng đen mà tôi đang săn đuổi lướt qua cửa phòng ăn và đóng sầm nó lại. Tôi chạy ào đến cánh cửa, vất vả vài giây mới mở được, đoạn bước vào, nhìn quanh và chẳng thấy ai cả. Cánh cửa phía ngoài vẫn còn cài then. Tôi quay lại. Bóng tối và yên lặng. Thấy một ánh đèn từ nhà bếp tiến tới, tôi nép sát vào tường. Tại ngưỡng cửa của hành lang giữa hai gian phòng hiện lên một bóng người dưới ánh đèn. Tôi la lên. Chính là thầy William.
- Không ai ở đây cả. Thầy đã đoán trước mà. Hắn đã không chạy ra ngoài bằng cửa lớn ư? Hắn không đi qua hành lang xuyên lò thiêu xương phải không?
- Thưa không, hắn đã ra ngoài theo lối này, nhưng con không biết ở đâu!
- Thầy đã bảo con mà: có nhiều lối đi khác, tìm kiếm chúng chỉ hoài công. Có lẽ anh bạn của chúng ta đang thoát ra tại một vị trí xa xôi nào đó. Hắn đã đánh cắp cặp kính của thầy.
- Cặp kính ư?
- Phải. Anh bạn của chúng ta không thể giật tờ giấy trên tay thầy, nhưng hắn vẫn đủ tỉnh trí chớp lấy cặp kính trên bàn khi chạy ngang qua.
- Vì sao?
- Vì hắn không phải là thằng ngốc. Hắn đã nghe thầy nói về những chú thích và biết chúng rất quan trọng. Hắn nghĩ rằng, nếu không có kính thì thầy sẽ không giải mã được và chắc rằng thầy sẽ không giao cho ai việc này. Quả nhiên, bây giờ ta có những chú thích này cũng bằng không.
- Nhưng sao hắn biết thầy có kính?
- Chà, chà. Không những ngày hôm qua chúng ta đã bàn về cặp kính với Sư huynh ngành kính, mà sáng nay, trong phòng thư tịch, thầy còn đeo kính vào để lục soát giấy tờ của Venantius. Thế nên có rất nhiều người biết thầy quí vật ấy như thế nào. Thực ra, thầy vẫn có thể đọc một bản thảo thường, nhưng còn bản này thì không - Thầy lại mở bản da huyền bí ra - Phần chữ Hy Lạp thì viết quá mảnh, còn phần trên thì quá mờ…
Thầy chỉ cho tôi xem các dấu hiệu bí ẩn đã hiện ra dưới ánh lửa như thể do phép lạ - Venantius muốn che giấu một bí mật quan trọng, nên đã dùng một thứ mực khi viết không để lại dấu, nhưng khi hơ nóng sẽ hiện ra. Nếu không, Huynh ấy đã dùng nước chanh. Do thầy không biết Huynh ấy sử dụng chất gì và những dấu hiệu này lại có thể biến mất, nên con phải chép chúng ra ngay cho thật đúng vì mắt con tinh, có lẽ con nên chép cho lớn hơn một tí.
Tôi sao lại các dấu hiệu này, nhưng không biết tôi đang chép cái gì. Đó là một loạt bốn hay năm câu gì đó, trông thật quái đản, nay tôi chỉ ghi lại hàng đầu tiên để độc giả có khái niệm về câu đố rắc rối hiện lên trước mắt tôi:





Khi tôi chép xong, thầy William, vì không có kính nên phải đưa bản chép của tôi cách đôi mắt một quãng để xem xét, đoạn nói: - Chắc chắn đây là một loại mẫu tự bí mật cần phải được giải mã. Những dấu hiệu được vẽ rất xấu, có lẽ con sao lại còn xấu hơn, nhưng hẳn nhiên đây là các mẫu tự hoàng đạo. Con thấy không? Trong hàng đầu tiên chúng ta có, - thầy William đưa mảnh giấy ra xa và nheo mắt, cố gắng tập trung, - Nhân mã, Mặt trời, Thuỷ tinh, Hổ Cáp…
- Thế chúng có ý nghĩa gì?
- Nếu Venantius thật thà thì Huynh ấy sẽ sử dụng các mẫu tự hoàng đạo thông thường nhất: A tương đương với Mặt trời, B tương đương với Mộc tinh… Thế thì ta sẽ đọc dòng đầu như thế này… Con cứ ghi lại nhá: R A I Q A S V L… - Thầy ngưng ngay, - … không, chẳng có nghĩa gì hết. Venantius đâu có thật thà. Huynh ấy sắp đặt các mẫu tự theo một mật mã khác. Thầy sẽ phải tìm ra nó.
- Có thể được không thầy? – Tôi thán phục hỏi.
- Được, nếu có ít kiến thức về tiếng Ả rập. Các luận thuyết hay nhất về khoa Chiết tự học là công trình của các học giả vô thần. Và hồi còn ở Oxford, thầy đã có dịp nghe vài vị đọc cho thầy nghe. Giáo sư Bacon đã nói đúng: Kiến thức về ngôn ngữ giúp chinh phục được học vấn. Nhưng nguyên tắc đầu tiên để giải mã một thông điệp là đoán ý nghĩa của nó.
Tôi cười, nói - Thế thì cần chi giải mã nữa.
- Không hẳn. Ta có thể đưa ra vài giả thuyết dựa trên những từ đầu tiên của thông điệp, rồi xem thử cái nguyên tắc ta vừa suy diễn có thể đem áp dụng cho phần còn lại của bản văn không. Thí dụ trong mảnh giấy này, Venantius chắc hẳn đã ghi lại mật mã chỉ cách xâm nhập “Tận cùng Châu Phi”. Nếu thầy cố tình nghĩ rằng thông điệp này viết về việc xâm nhập đó, thì đột nhiên một vần điệu soi sáng trí tuệ thày… Thử nhìn ba từ đầu tiên, không đếm mẫu tự mà chỉ đếm số của các dấu hiệu… Ta có: … IIIIIIII IIIII IIIIII … Giờ thử phân chúng thành âm tiết, mỗi âm tiết có ít nhất hai dấu hiệu, rồi đọc lớn lên: ta - ta – ta, ta – ta, ta – ta – ta… Con có nghĩ ra được gì không?
- Thưa không!
- Với thầy, thì có. Đó là “Secretum Finis Africae ” (1) Nếu đúng thế thì từ cuối sẽ có mẫu tự đầu tiên và mẫu tự thứ sáu giống nhau, và đối chiếu với các dấu hiệu thì quả đúng như vậy: dấu hiệu của Quả đất hiện ra hai lần. Mẫu tự đầu tiên của từ thứ nhất, chữ S, sẽ giống mẫu tự cuối cùng của từ thứ hai: so lại, quả dấu hiệu Xử Nữ được lập lại hai lần. Có lẽ đây là cách suy giải đúng. Nhưng cũng có thể chỉ là một loạt ngẫu nhiên. Phải tìm ra một nguyên tắc của sự tương ứng…
- Tìm ở đâu?
- Trong đầu chúng ta, tưởng tượng nó ra. Rồi xem nó có đúng hay không. Nhưng thử cách này, cách kia thì trò này cũng mất của thầy cả ngày. Không lâu hơn thế đâu vì nên nhớ rằng, cần một ít kiên nhẫn là có thể giải mã tất cả cách viết bí ẩn. Giờ phải gác việc này vì chúng ta cần viếng thư viện, nhất là vì không có kính nên thầy không thể đọc phần hai của thông điệp, còn con thì không thể thấy được, vì những dấu hiệu này đối với mắt con thì…
- … Con hoàn toàn mù tịt, - tôi xấu hổ tiếp lời.
- Quả thế. Con thấy giáo sư Bacon nói đúng chứ? Phải học? Nhưng chúng ta không được nản lòng. Cất bản da và ghi chú của con vào đi, rồi ta lên Thư viện. Đêm nay dù có hàng ngàn đạo quân quỉ sứ cũng không thể cầm chân chúng ta được.
Tôi làm dấu thánh giá. - Người chạy trước chúng ta ban nãy là ai thế? Benno phải không?
- Benno nóng lòng muốn biết trong đám giấy tờ của Venantius có cái gì. Nhưng thầy nghĩ Huynh ấy không đủ can đảm đột nhập Đại dinh ban đêm.
- Thế thì Berengar hay Malachi?
- Theo thầy thì Berengar có đủ can đảm để làm những việc như vậy. Dầu sao chăng nữa, Huynh ấy cũng chịu một phần trách nhiệm về Thư viện. Huynh ấy đã bị dày vò và hối hận vì đã để lộ bí mật nào đó của nó. Nghĩ rằng Venantius đã lấy quyển sách, có lẽ Berengar muốn đem trả sách lại chỗ cũ. Huynh ấy không lên lầu được, nên đã giấu quyển sách ở đâu đó.
- Nhưng cũng có thể là Malachi, vì cùng một động cơ như vậy.
- Thầy cho là không. Malachi tha hồ có thời gian lục soát chiếc bàn của Venantius khi ở lại một mình để đóng cửa Đại dinh. Thầy biết điều đó lắm, nhưng không có cách nào để ngăn ngừa. Bây giờ ta biết Malachi đã không lấy quyển sách. Nếu con nghĩ kỹ, không có lý do gì Malachi biết Venantius đã vào thư viện để lấy cái gì. Berengar và Benno biết, thầy trò ta biết. Sau khi Adelmo thú tội, có lẽ Jorge cũng biết, nhưng Huynh ấy mù loà không thể phóng xuống cầu thang trôn ốc điên cuồng như thế được…
- Thế thì hoặc là Berengar hay Benno…
- Tại sao không phải là Pacificus xứ Tivoli hay một tu sĩ khác mà chúng ta đã gặp hôm nay? Hay Nicholas ngành kính, người biết về cặp kính của thầy? Hay anh chàng kỳ quái Salvatore mà người ta kể là thường đi lang thang thất thểu về đêm? Chúng ta nên cẩn thận chớ giới hạn danh sách những kẻ tình nghi, chỉ vì những tiết lộ của Benno đã lôi chúng ta đến một hướng duy nhất; có lẽ Benno muốn đánh lạc hướng chúng ta.
- Nhưng đối với thầy, Huynh ấy có vẻ thành thật.
- Dĩ nhiên rồi. Hãy nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên của một phán quan giỏi là phải đặc biệt nghi ngờ những ai tỏ vẻ thành thật đối với mình.
- Làm phán quan quả bực mình!
- Thế nên thầy đã từ nhiệm. Và như con nói, thầy bị buộc phải tái nhiệm. Nhưng giờ ta lên Thư viện thôi.

Chú thích :
(1) Bí mật của Tận cùng Phi Châu
Tên của đóa hồng
Vài dòng về tác giả
Lời mở đầu
KHỞI ĐẦU TỪ MỘT BẢN THẢO
GHI CHÚ
NGÀY THỨ NHẤT
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
GẦN GIỜ KINH XẾ TRƯA & SAU KINH XẾ TRƯA
KINH CHIỀU
KINH TỐI
NGÀY THỨ HAI
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
KINH TỐI
ĐÊM
NGÀY THỨ BA
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
KINH CHIỀU
SAU KINH TỐI
ĐÊM
NGÀY THỨ TƯ
KINH ĐẦU
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
KINH CHIỀU
KINH TỐI
SAU KINH TỐI
ĐÊM
NGÀY THỨ NĂM
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
KINH CHIỀU
KINH TỐI
NGÀY THỨ SÁU
KINH NGỢI KHEN
KINH ĐẦU
KINH XẾ SÁNG
SAU KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
GIỮA KINH CHIỀU VÀ KINH TỐI
SAU KINH TỐI
NGÀY THỨ BẢY
ĐÊM
Trang cuối cùng