watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tên của đóa hồng-NGÀY THỨ TƯ - tác giả Umberto Eco Umberto Eco

Umberto Eco

NGÀY THỨ TƯ

Tác giả: Umberto Eco

William và Severinus
khám nghiệm từ thi Berengar,
phát hiện lưỡi bị đen,
đó là điều lạ
đối với một người chết đuối.
Rồi họ bàn luận về các loại
độc dược gây đau đớn nhất,
và một vụ trộm trong quá khứ.



Tôi sẽ không tả lại chúng tôi đã báo cho Tu viện trưởng như thế nào, toàn tu viện đã thức dậy trước giờ hành lễ ra sao, những tiếng thét kinh hoàng, nỗi sợ hãi và đau buồn hiện lên mọi khuôn mặt, tin dữ đã lan đến khắp mọi người trong khu ra sao, các tôi tớ làm dấu thánh giá và đọc chú trừ tà. Tôi không biết buổi Kinh Sớm có tiến hành như thường lệ hay không và có ai dự lễ. Tôi đi theo thầy William và dược thảo sư Severinus, hai người đã sai bọc xác Berengar lại và đem đặt lên bàn, trong bệnh xá.
Khi tu viện trưởng và các tu sĩ khác đã đi khỏi, dược thảo sư và thầy tôi khám nghiệm tử thi kỹ lưỡng với vẻ điềm tĩnh của những người làm nghề thầy thuốc. Severinus nói:
- Chắc chắn Huynh ấy đã chết đuối. Mặt sưng, bụng căng…
- Nhưng Huynh ấy không bị người khác trấn nước. Vì, nếu thế thì Huynh ấy phải chống lại kẻ sát nhân, thế nhưng mọi thứ đều gọn gàng, sạch sẽ cứ như thể Berengar đã đun nước đổ vào bồn và tự nằm vào.
- Tôi chẳng lạ gì. Berengar mắc chứng co giật, và chính tôi thường khuyên Huynh ấy tắm nước ấm để xoa dịu tinh thần và thể xác. Nhiều lần Huynh ấy đã xin phép tôi đốt lò trong nhà tắm. Vì thế, đêm qua Huynh ấy đã…
- Đêm hôm kia, vì xác này, như Huynh thấy, đã ở trong nước ít nhất một ngày…
Thầy William kể cho dược thảo sư một số diễn biến đêm hôm đó, Thầy không kể việc chúng tôi lén lút vào phòng thư tịch, nhưng có kể đã theo dõi một bóng người bí ẩn, kẻ đã giật mất quyển sách của chúng tôi. Severinus hiểu thầy William chỉ kể một phần sự thật nhưng không hỏi thêm. Huynh nhận xét rằng, nếu Berengar chính là kẻ trộm bí ẩn đó thì có thể vì bồn chồn nên đã đi tắm cho tỉnh. Berengar là một người rất nhạy cảm. Đôi khi, vì bực bội hay xúc động, Huynh ấy thường run lên, toát mồ hôi lạnh, mắt trố ra, ngã xuống nền gạch và sùi bọt mép trắng xóa. Thầy William nói:
- Dẫu sao, trước khi đến nhà tắm, Huynh ấy đã đến một nơi nào khác, vì tôi không tìm thấy quyển sách bị mất trộm ở đấy. Như thế, Huynh ấy đã đến một nơi, sau đó, để xoa dịu sự căng thẳng, và có lẽ để tránh sự lùng kiếm của chúng tôi, Huynh ấy mới lẻn vào nhà tắm và trầm mình trong nước. Severinus ạ, Huynh có tin rằng bệnh tật của Berengar có thể khiến Huynh ấy ngất đi và chết đuối không?
- Có thể - Severinus nói, giọng ngờ vực. Nãy giờ, Huynh ấy vẫn xem xét đôi tay của tử thi. Huynh nói: - Một điều kỳ lạ…
- Điều gì?
- Hôm nọ, khi xem xét đôi tay của Venantius lúc đã lau sạch máu, tôi có để ý thấy một chi tiết mà tôi không chú tâm lắm. Đầu hai ngón của bàn tay mặt bị bầm tím, như thể bị dính một chất màu đen gì đó. Huynh thấy không, cũng giống hệt như hai đầu ngón tay của Berengar bây giờ. Nói chính xác thì ta cũng thấy có dấu vết như vậy trên ngón giữa. Lúc ấy, tôi nghĩ tay Venantius đã dính một loại mực gì đó trong phòng thư tịch…
- Lý thú nhỉ! – Thầy William trầm tư nói, nhìn sát đầu ngón tay của Berengar hơn nữa.
Bình minh đang ló dạng, ánh sáng trong phòng còn yếu ớt, và thầy tôi hẳn rất khó chịu vì mất kính. Thầy lặp lại: - Lý thú thật. Nhưng cũng có những vết mờ trên bàn tay trái, ít ra là trên ngón cái và ngón trỏ.
- Nếu chỉ bên tay mặt thì người đó có lẽ đã cầm một vật gì nhỏ, dài và mảnh…
- Như một cây bút chẳng hạn. Hay một thức ăn nào đó. Một côn trùng. Một con rắn. Một cái chân lọ. Hay một cây gậy. Quá nhiều thứ. Nhưng nếu tay bên kia cũng có dấu, thì nó cũng có thể là một cái cốc: tay phải giữ chặt và tay trái dùng ít sức hơn đỡ nó…
Severinus chà nhẹ lên các ngón tay của xác chết, nhưng vết tím đen không tan đi. Tôi để ý thấy Huynh có đeo một đôi găng tay thường sử dụng khi tiếp xúc với các độc chất! Huynh hít hít, nhưng không ngửi được mùi gì.
- Tôi có thể kể tên vài thảo chất, và cả khoáng chất nữa, thường để lại những dấu vết như thế này. Vài loại gây chết người, những loại khác thì không. Các tu sĩ minh họa đôi khi bị dính bụi vàng trên các ngón tay…
Thầy William nói: - Adelmo là một tu sĩ minh họa. Tôi thấy dù xác Adelmo bị tan nát như vậy, nhưng Huynh lại không nghĩ đến chuyện xem xét các ngón tay của tử thi. Nhưng ngón tay của những xác chết khác, có lẽ đã sờ vào một vật gì đó thuộc về Adelmo.
- Tôi thực không biết. Ngón tay của cả hai người chết đều tím đen. Huynh có thể suy diễn gì từ đó?
- Tôi không suy diễn gì cả: từ hai sự kiện giống hệt nhau, không thể suy diễn ra một trường hợp đặc biệt. Cả hai trường hợp đều ứng với một nguyên lý chung. Thí dụ: có một chất làm tím ngón tay mỗi khi ai chạm vào nó…
Tôi đắc chí thốt lên phần hợp đề của tam đoạn luận: - …Ngón tay của Venantius và Berengar đều tím đen, vậy họ đã chạm vào chất đó!
Thầy William nói: - Giỏi đấy, Adso, tiếc thay tam đoạn luận của con không đứng vững, vì tiền đề hai của nó không được tổng quát (1). Đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta chọn tiền đề một không hay lắm. Đáng lẽ, không nên nói rằng những ai chạm vào một chất nhất định nào đó sẽ bị tím các ngón tay, vì cũng có những người tay bị tím nhưng không chạm vào chất đó. Thầy nên nói rằng, tất cả những ai và chỉ những ai ngón tay bị tím đen thì mới chắc hẳn đã chạm vào chất nói trên, thí dụ như Venantius, Berengar, v.v…
Tôi hí hửng nói: - Vậy là chúng ta có giải đáp rồi.
- Than ôi, Adso, con quá tin tưởng vào tam đoạn luận. Cái mà ta có, chỉ đơn thuần là một câu hỏi. Đó là, chúng ta thử nêu lên một giả thuyết rằng Venantius và Berengar cùng chạm vào một chất, một giả thuyết hoàn toàn hữu lý. Nhưng, khi ta tưởng tượng ra một chất duy nhất có khả năng gây ra hậu quả này, chúng ta vẫn chưa biết chất đó là gì, tìm thấy ở đâu và sao lại chạm vào nó. Nhớ nhé, chúng ta cũng không biết cái chất họ chạm vào đó đã giết hại họ hay không? Giả sử một thằng điên muốn giết tất cả những ai chạm vào bụi vàng. Liệu chúng ta có thể nói bụi vàng giết người không?
Tôi nản lòng. Tôi luôn tin rằng luận lý là một vũ khí đa năng, còn bây giờ tôi nhận thức được giá trị của nó tùy thuộc vào cách sử dụng.
Severius chắc chắn không phải là nhà luận lý học, nên lúc đó ông dùng suy luận trên cơ sở kinh nghiệm của mình: - Thuốc độc thì nhiều và đa dạng như những điều nhiệm màu của thiên nhiên – Huynh nói, chỉ tay vào một loạt lọ và ống xếp gọn gàng trên những kệ dọc theo tường, cùng với nhiều bộ sách. – Như tôi đã thưa chuyện cùng Huynh trước đây. Những loại dược thảo này, khi được pha trộn và cho dùng đúng cách, có thể sử dụng như thức uống và dầu thoa chết người. Ở đằng kia, các loại cây độc cần, cây cà dược, có thể gây ra chứng ngái ngủ hay kích thích, hay cả hai: nếu dùng cẩn thận chúng là thần dược, nếu dùng quá độ sẽ gây chết người.
- Nhưng không có chất nào trong số này để dấu trên ngón tay chớ?
- Tôi nghĩ là không. Có những chất chỉ nguy hiểm khi ăn vào bụng, còn những chất khác lại tác động lên da… Có một lần người ta cho tôi xem một hợp chất, khi thoa vào đùi trong của con chó, gần sát bẹn, sẽ làm con vật quằn quại chết ngay, bốn chân dần dần cứng đờ lại…
- Huynh biết nhiều về độc chất quá, - thầy William nói, giọng thán phục.
Severinus nhìn đăm đăm vào mắt thầy một chốc - Tôi biết những gì một y sĩ, dược thảo sư, người nghiên cứu khoa học về sức khỏe con người phải biết.
Thầy William nghĩ ngợi một hồi, rồi nhờ Severinus cạy miệng xác chết để nhìn lưỡi. Severinus hiếu kỳ lấy ra một cái đè lưỡi mỏng, làm theo lời thầy. Huynh ấy kinh ngạc thốt lên: - Lưỡi đen thui!
Thầy William thầm thì: - Ra thế, Huynh ấy đã dùng ngón tay nắm một thứ gì đó rồi nuốt nó vào bụng… Điều này loại trừ những chất độc gây chết người bằng cách ngấm vào da, như Huynh vừa nói. Nhưng như thế không làm việc suy diễn của chúng ta dễ hơn. Vì từ nay, đối với Berengar và Venantius, chúng ta phải suy đoán họ có một hành động tự nguyện. Họ nắm một thứ gì đó và đút nó vào miệng và hiểu được điều họ đang làm…
- Một thứ để ăn? Để uống?
- Có thể. Hay cũng có thể… à, tại sao không nhỉ?... là một nhạc cụ giống như ống sáo chẳng hạn…
- Vô lý.
- Dĩ nhiên là vô lý. Nhưng chúng ta không được loại trừ một giả thuyết nào, dù nó có hoang đường mấy đi chăng nữa. Giờ, hãy quay lại đề tài độc chất. Nếu có một kẻ biết rõ về thuốc độc như Huynh, đột nhập vào đây và lấy các dược thảo của Huynh, liệu hắn có thể chế ra một loại dầu thoa gây chết người, có khả năng để lại những vết tím đen trên đầu ngón tay và lưỡi được không? Hay chất ấy có thể được trộn với đồ ăn, thức uống, bôi lên muỗng, hay một vật gì đó để đút vào miệng không?
Severinus công nhận: - Được, nhưng ai kia chứ? Hơn nữa, dẫu chúng ta chấp nhận giả thuyết này, làm sao kẻ ấy có thể đưa thuốc độc cho hai sư huynh xấu số?
Thành thực mà nói, tôi không thể hình dung Venantius hay Berengar lại để một kẻ nào đó đến gần, trao cho họ một chất bí ẩn nào đó và thuyết phục họ hãy ăn hay uống nó đi. Nhưng thầy William dường như không nao núng trước điều vô lý này, bèn nói: - Chúng ta sẽ nghĩ đến nó sau. Bây giờ tôi muốn Huynh cố nhớ lại một sự kiện gì đó mà có lẽ Huynh đã quên rồi. Thí dụ: như có ai đó đã hỏi Huynh về các loại dược thảo, có ai có thể lọt vào bệnh xá một cách dễ dàng…
Severinus cắt ngang: - Khoan đã. Cách đây nhiều năm, tôi có cất giữ một chất cực mạnh trên kệ đó. Chất này do một sư huynh từ phương xa đến cho tôi, Huynh ấy không thể kể các thành phần trong chất đó, dĩ nhiên bằng dược thảo thôi, nhưng có vài loại hơi lạ. Nhìn thì nó nhờn nhờn và có màu vàng vàng, nhưng Huynh ấy bảo tôi chớ có chạm vào nó, vì nếu để nó chạm vào môi thì sẽ chết ngay. Dù chỉ nuốt vào một lượng tí ti thôi thì trong vòng nửa giờ, người sẽ mệt mỏi rã rời, tứ chi từ từ tê liệt rồi chết. Huynh ấy không muốn mang theo chất này nên tặng cho tôi. Tôi giữ nó một thời gian dài, định tìm cách nghiên cứu nó. Rồi một hôm có một trận bão lớn. Một tu sinh phụ tá của tôi để cửa bệnh xá mở, và trận cuồng phong đã tàn phá căn phòng này đây. Chai lọ vỡ, thuốc chảy trên nền, cây thuốc và thuốc bột văng vãi tứ tung. Tôi phải vất vả suốt ngày để sắp xếp mọi vật lại, và chỉ cho quét dọn các chai lọ vỡ và những dược thảo không còn dùng được nữa. Cuối cùng, tôi khám phá rằng chính cái ống tôi vừa nói với Huynh đã bị mất tích. Thoạt tiên, tôi lo lắng, về sau tôi nghĩ nó đã bị vỡ và lẫn vào các loại vụn rác khác. Tôi đã cho quét nền bệnh xá rất cẩn thận, còn những kệ thì…
- Huynh có nhìn thấy ống thuốc đó vài giờ trước cơn bão không?
- Có… nhưng, à không, nay nghĩ kỹ lại, nó nằm đằng sau dãy lọ, được dấu rất kỹ, nên tôi không kiểm soát nó hàng ngày…
- Do đó, theo Huynh nghĩ, có lẽ nó đã bị mất trộm một thời gian dài, trước khi xảy ra cơn bão, mà Huynh không biết?
- Bây giờ, nghĩ kỹ lại thì hẳn nhiên là vậy.
- Và người tu sinh phụ tá của Huynh có thể đã trộm thuốc, và nhân có bão bèn cố tình mở cửa để xáo trộn đồ đạc của Huynh lên?
Severinus trở nên kích động: - Vâng, đương nhiên. Không chỉ thế thôi, nhưng nay nhớ lại điều đã xảy ra, tôi thật ngạc nhiên, vì dù cơn bão có dữ dội đến mấy đi nữa, nó đâu thể xáo tung quá nhiều thứ lên như vậy? Có thể ai đó đã lợi dụng nó để lục phá căn phòng và gây nhiều thiệt hại hơn cả cuồng phong nữa.
- Tu sinh ấy là ai?
- Tên chú ấy là Augustine. Nhưng đã chết năm ngoái, rớt từ giàn cao xuống, khi chú ấy và những Sư huynh khác cùng tôi tớ đang chùi những bức tượng ở phía chính diện của nhà thờ. Quả thật, tôi nhớ lại, chú ấy đã thề bán sống bán chết là không để cửa mở trước khi có bão. Chính tôi là người đã giận dữ đổ lỗi cho chú ấy về tai ương này. Có lẽ chú ấy không thực có lỗi.
- Thế là chúng ta có một nhân vật thứ ba, tinh thông hơn một tu sinh, biết Huynh có thứ thuốc độc hiếm ấy. Huynh có kể cho ai nghe về nó không?
- Tôi thực không nhớ. Dĩ nhiên, tôi có nói với Tu viện trưởng để xin phép giữ chất nguy hiểm này và nói với vài người khác, có lẽ trong thư viện, vì tôi đang tìm một quyển sách về dược thảo để thu thập thêm kiến thức.
- Nhưng chẳng phải Huynh đã nói rằng Huynh giữ tại đây những quyển sách hữu dụng nhất cho ngành của Huynh ư?
- Vâng, có giữ nhiều. – Severinus nói và chỉ vào một góc phòng có vài chiếc kệ đựng mấy chục quyển sách. - Nhưng khi đó tôi đang tìm một vài quyển sách mà tôi không được giữ ở đây. Malachi quả thật rất ngần ngại không muốn để tôi xem những quyển sách đó. Tôi phải xin phép Tu viện trưởng – Giọng Huynh nhỏ lại, hầu như thẹn thùng không muốn để tôi nghe lời mình nói – Huynh biết không, trong một khu bí mật của Thư viện, họ cất giữ những sách viết về phép phù thủy, tà thuật và các công thức chế bùa mê. Tôi được phép tham khảo vài cuốn sách này khi cần thiết, và hy vọng tìm được công thức và công dụng của chất đó, nhưng vô hiệu.
- Như thế, Huynh đã nói với Malachi về chất này?
- Đương nhiên rồi, và có lẽ cả với phó quản thư viện Berengar nữa. Nhưng đừng vội kết luận nhé: tôi không nhớ rõ, có lẽ các tu sĩ khác cũng có mặt khi tôi nói chuyện, đôi khi phòng thư tịch cũng khá đông, Huynh biết đấy…
- Tôi không nghi ai hết, và chỉ cố tìm hiểu việc gì có thể đã xảy ra. Dẫu sao, Huynh kể việc này đã xảy ra nhiều năm trước đây. Thật lạ lùng, có kẻ đã trộm thuốc độc, giữ nó thật lâu không dùng đến, mãi sau này…. Điều này cho thấy một đầu óc độc ác đã nuôi dưỡng âm mưu giết người suốt thời gian dài một cách bí mật.
Severinus làm dấu thánh giá, mặt lộ vẻ khiếp sợ:
- Lạy Chúa, xin tha tội cho chúng con.
Chẳng có gì đáng bàn thêm. Chúng tôi đậy điệm thi thể Berengar lại, để chuẩn bị tang lễ.




Chú thích:
(1) Aut semel aut iterum medium generaliter esto
Tên của đóa hồng
Vài dòng về tác giả
Lời mở đầu
KHỞI ĐẦU TỪ MỘT BẢN THẢO
GHI CHÚ
NGÀY THỨ NHẤT
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
GẦN GIỜ KINH XẾ TRƯA & SAU KINH XẾ TRƯA
KINH CHIỀU
KINH TỐI
NGÀY THỨ HAI
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
KINH TỐI
ĐÊM
NGÀY THỨ BA
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
KINH CHIỀU
SAU KINH TỐI
ĐÊM
NGÀY THỨ TƯ
KINH ĐẦU
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
KINH CHIỀU
KINH TỐI
SAU KINH TỐI
ĐÊM
NGÀY THỨ NĂM
KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
KINH CHIỀU
KINH TỐI
NGÀY THỨ SÁU
KINH NGỢI KHEN
KINH ĐẦU
KINH XẾ SÁNG
SAU KINH XẾ SÁNG
KINH TRƯA
KINH XẾ TRƯA
GIỮA KINH CHIỀU VÀ KINH TỐI
SAU KINH TỐI
NGÀY THỨ BẢY
ĐÊM
Trang cuối cùng